Tiểu luận Hoạt động giáo dục trong các giai đoạn tố tụng

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong các giai đoạn tố tụng khác nhau thì vai trò của các hoạt động tâm lý cũng khác nhau. Nó phụ thuộc vào nhiệm vụ mà giai đoạn đó phải thực hiện. Trong phạm vi bài tiều luận dưới đây sẽ giúp chúng ta hiều rõ hơn về một hoạt động tâm lý cụ thể đó là hoạt động giáo dục trong các giai đoạn tố tụng. Việc nghiên cứu vai trò của hoạt đông giáo dục giúp chúng ta có hiểu biết cụ thể, toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề này về lý luận và thực tiễn. A. ĐẶT VẤN ĐỀ B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP 1. Khái niệm hoạt động giáo dục 2. Mục đích của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp II. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG CÁC GIAI ĐOẠN TỐ TỤNG 1. Vai trò của hoạt động giáo dục trong điều tra vụ án hình sự 2. Vai trò của hoạt động giáo dục trong xét xử vụ án hình sự 3. Vai trò của hoạt động giáo dục trong giáo dục, cải tạo phạm nhân III. MỘT SỐ KẾT LUẬN CẦN THIẾT

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2019 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hoạt động giáo dục trong các giai đoạn tố tụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG CÁC GIAI ĐOẠN TỐ TỤNG Thứ bảy, 11/06/2011 20:17 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong các giai đoạn tố tụng khác nhau thì vai trò của các hoạt động tâm lý cũng khác nhau. Nó phụ thuộc vào nhiệm vụ mà giai đoạn đó phải thực hiện. Trong phạm vi bài tiều luận dưới đây sẽ giúp chúng ta hiều rõ hơn về một hoạt động tâm lý cụ thể đó là hoạt động giáo dục trong các giai đoạn tố tụng. Việc nghiên cứu vai trò của hoạt đông giáo dục giúp chúng ta có hiểu biết cụ thể, toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề này về lý luận và thực tiễn. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP 1. Khái niệm hoạt động giáo dục Một trong những mục đích cơ bản của hoạt động tư pháp là giáo dục, cải toạ, cảm hoá người phạm tội. Đây được coi là một chức năng tâm lý cơ bản của hoạt động tư pháp. Theo đó “Hoạt động giáo dục là quá trình tác động có hệ thống và có mục đích đến tâm lý người bị giáo dục, để luyện tập cho họ những thói quen cũng như những phẩm chất tâm lý mà người giáo dục mong muốn”. 2. Mục đích của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp           Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đồng thời tăng cường ý thức pháp luật của mọi công dân. Thông qua hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong các quá trình tố tụng để giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của công dân.           Phòng ngừa hành vi phạm tội và hành vi vi phạm pháp luật. Thực tế cho thấy nhiều người thiếu hiểu biết, coi thường pháp luật nên cần phải giáo dục ý thức pháp luật cho mọi người vừa có tác dụng răn đe vừa có tác dụng phòng ngừa tội phạm.           Giáo dục, cải tạo và cảm hoá người phạm tội. Đây là mục tiêu chủ yếu, quan trọng nhất của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp. Giáo dục phải hướng đến loại bỏ những phẩm chất tâm lý tiêu cực ở người phạm tội làm nảy sinh và phát triển các phẩm chất tâm lý tích cực dể đưa họ trở về với xã hội. 3. Đặc điểm của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp - Hoạt động giáo dục trong các giai đoạn tố tụng luôn luôn được thực hiện trong khuân khổ nhất định; - Hoạt động giáo dục do các cán bộ tư pháp thức hiện nhằm tác động đến tâm lý của những người tham gia tố tụng; - Hoạt động giáo dục được tiến hành thông qua các giai đoạn tố tụng;           - Khi tiến hành hoạt động giáo dục, các cán bộ tư pháp thường sử dụng những phương pháp tâm lý tư pháp. II. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG CÁC GIAI ĐOẠN TỐ TỤNG 1. Vai trò của hoạt động giáo dục trong điều tra vụ án hình sự           Ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự, vai trò của hoạt động giáo dục chủ yếu được thực hiện thông qua các điều tra viên. Trong giai đoạn này, điều tra viên cũng đã bắt đầu thực hiện chức năng giáo dục của mình mặc dù đây không phải là hoạt động chính, chủ yếu của giai đoạn này. Hoạt động giáo dục này được thể hiện cụ thể như sau: - Trong khi tiến hành điều tra, mỗi một cử chỉ, hành vi của điều tra viên cần được cân nhắc và mang tính giáo dục nhất định. Có như vậy cuộc hỏi cung mới có kết quả tích cực. Điều tra viêc có thể cung cấp các tin tức bổ sung cho người làm chứng, người bị hại, hoặc gợi ý, động viên họ để đánh giá, giải thích đúng nội dung sự kiện, cũng như các hiện tượng xoay quanh sự kiện. Do đó trong giai đoạn điều tra cần phải xây dựng cơ sở cho hoạt động giáo dục sau này. Sự hình thành cơ sở giáo dục cho các giai đoạn hoạt động tư pháp khác có thể biểu hiện bằng sự thu thập thông tin cần thiết để tổ chức quá trình giáo dục tiếp theo của Toà án và các tổ chức khác được giao nhiệm vụ giáo dục người phạm tội. Điều tra viên cũng cần thu thập những thông tin cần thiết về: cá nhân bị can để cung cấp cho các cơ quan sẽ tiếp tục giáo dục họ, đó là những thông yin về phẩm chất cá nhân của bị can, về các thói quen, phẩm chất tiêu cực của nó, môi trường xung quan tác động đến các phẩm chất tiêu cực của bị can. - Hoạt động giáo dục của điều tra viên nhằm loại bỏ những tổn thương ở tinh thần của người bị hại và người làm chứng. Bởi vì hành vi của bị can có thể gây ra cho những người này những trạng thái tâm lý tiêu cực. Bằng những hành động mang tính giáo dục và nhân văn điều tra viên có thể giúp họ trấn an tinh thần, bình tĩnh nhớ lại những vấn đề của vụ án, loại bỏ những ý nghĩ tiêu cực... - Chức năng giáo dục của điều tra viên thể hiện rõ nét trong hoạt động đấu tranh với bị can buộc họ phải báo đúng sự thật, từ bỏ con đường phạm tội, khắc phục những hậu quả đã gây ra… Ở đây sự đấu tranh của điều tra viên có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến bị can. Sự tác động này theo hướng làm khơi dậy trong bị can cảm xúc về tội lỗi của mình. Sự đối xử công bằng, lịch sự và nhân đạo của điều tra viên sẽ kích thích sự suy nghĩ của bị can về lỗi của mình, sẽ làm cho họ phân tích đúng đắn những sai lầm của mình, vạch ra những phẩm chất tiêu cực mà mình mắc phải, đồng thời suy nghĩ đúng về hình phạt mà Toà án sẽ áp dụng đối với họ. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích hành vi phạm tội của bị can, điều tra viên cần chú ý thận trọng khi rút ra kết luận về tính chất nghiêm trọng của tội phậm, về nguyên nhân tội phạm, động cơ phạm tội của họ. Giáo dục thông qua việc đấu tranh với bị can được thể hiện cụ thể ở việc điều tra viên có thể công khai tranh luận về các tình tiết của vụ án, song cũng có thể bí mật nêu ra các câu hỏi và giải đáp các câu hỏi của nhau. Thông thường là bị can tự đấu tranh với bản thân họ, điều quan trọng là điều tra viên phải nắm bắt được các trạng thái này để tạo cho “con người chân chính” trong bị can chiến thắng. Để tác động giáo dục đối với bị can, điều tra viên còn có thể thông qua những sự việc, hiện tượng và các nguồn thông tin khác. Bởi vì nhiều khi sự thuyết phục của điều tra viên lại không đem lại kết quả, song nếu điều tra viên biết sử dụng những sự việc, thông tin có giá trị thuyết phục đối với bị can thì sẽ có những chuyển biến tốt hết sức bất ngờ. Vấn đề kích thích và khơi dậy lòng tự trọng và nguyện vọng tự giáo dục của bị can là một quá trinh phức tạp xong có thể thực hiện được. Trong bất kỳ quá trình cảm hoá nào, sự giáo dục cũng có hai bước phát triển – quá trình cung cấp tri thức, kinh nghiệm, thói quen; quá trình tự giáo dục một cách tích cực, sáng tạo sử dụng các tri thức, kinh nghiệm và thói quen mới. Nếu như không có quá trình cải tạo thì không thể đạt được mục đíc giáo dục. Dưới sự tác động tích cực của điều tra viên trong bị can dần dần trỗi dậy ý thức mong muốn tự giáo dục. Biểu hiện rõ nét nhất là sự thành khẩn nhìn nhận tội lỗi và nghiêm khắc tự phê phán hành vi của bản thân. Biểu hiện tích cực nhất là lòng mong muốn được tự giáo dục chính là việc bị can trực tiếp trình bày với điều tra viên hoặc với tập thể của họ về nguyện vọng được phấn đấu, rèn luyện để trở thành một con người tốt. Khi điều tra viên khơi dậy được tính tích cực tự giáo dục của bị can thì hoạt động giáo dục trong giai đoạn điều tra sẽ nhanh chóng đạt hiệu quả. Mặt khác, sau khi kết thúc giai đoạn điều tra ở bị cáo đã hình thành trạng thái tâm lý tích cực, sẵn sàng tiếp nhận các tác động giáo dục của Toà án và cơ quan cải tạo phạm nhân sau này Như vậy, từ sự phân tích trên có thể khẳng định rằng hoạt động giáo dục có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Tuy nhiên, nó không đóng vai trò chủ đạo. Sở dĩ như vậy là xuất phát từ nhiệm vụ của giai đoạn điều tra là thu thập những tài liệu, thông tin nhằm xác định sự thật vụ án. Nên hoạt động nhận thức mới là hoạt động chủ đạo của giai đoạn này. Tuy nhiên, sẽ không thực hiện được nếu thiếu đi hoạt động giáo dục. 2. Vai trò của hoạt động giáo dục trong xét xử vụ án hình sự           Hoạt động giáo dục trong xét xử cũng như trong điều tra đều hướng tới giáo dục bị can và mọi công dân. Toà án giáo dục mọi người ý thức tôn trọng pháp luật, rèn luyện thói quen tuân thủ pháp luật, cần làm cho mọi người tin rằng bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào cũng sẽ bị Toà án và xã hội lên án, giáo dục mọi công dân có ý thức tham gia vào hoạt động dấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Toà án cần giáo dục cho mọi người có mặt tại phòng xử án ý thức tôn trọng đối với hoạt động xét xử. Chính vài vậy, Toà án cần phải nên cân nhắc kĩ phản ứng, xử xự của mình đối với bất kỳ hành vi vi phạm nào chống lại Toà án, cản trở hoạt động xét xử của Toà án. Tác động của Toà án đối với bị cáo không chỉ diễn ra trong thời gian xét xử tại phiên toà mà còn được tiếp tục sau khi đã tuyên án, tức là trong suốt thời gian cải tạo người phạm tội.           Tác động giáo dục của Toà án là một hình thức hoạt động đặc biệt, đó là giáo dục thông qua chính phiên toà xét xử: qua việc nghiên cứu công khai, trực tiếp, đầy đủ, khách quan, cụ thể các tình tiết của vụ án tại phiên toà. Hiệu quả tác động giáo dục của Toà án thể hiện ở tính chất cụ thể, trực tiếp khi xét xử, nó tác động vào nhận thức của những người tham dự phiên toà về các chứng cứ cho dù mỗi chứng cứ đó có thể gây xúc đọng tích cực hoặc tiêu cực.           Phiên toà có tính chất giáo dục đối nhũng người tham gia tố tụng và tiến hành tố tụng nói riêng mà còn đối với mọi công dân. Hoạt động giáo dục của Toà án thực hiện trong phiên toà và ngoài phiên toà. Hoạt động giáo dục của Toà án ngoài phiên toà được thể hiện bằng cách thẩm phán trò chuyện với bị cáo, với nhân thân của họ, với người dại diện của cơ quan, tổ chức và đồng thời được thực hiện trong lời phát biều công khai về kế hoach sắp tới. Hoạt động giáo dục trong phiên toà được thực hiện bởi cá nhân thẩm phán, bởi hội đồng xét xử và những người tham gia xét xử như kiểm sát viên, luật sư… cụ thể:           * Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử , Toà án không chỉ lập kế hoạch nhận thức trong giai đoạn xét hỏi mà còn lập kế hoach thực hiện tác động giáo dục. Vì vậy, có thể mời thêm người làm chứng, đại diện đoàn thể xã hội, nghiên cứu điều kiện sống và điều kiện giáo dục của bị cáo…để thực hiện mục đích nói trên. * Trong giai đoạn xét xử, đặc điểm của những phương pháp tác động giáo dục là cùng một lúc phải tác động đến cả bị cáo và tất cả những người có mặt tại phiên toà. Thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư phải luôn ý thức đước rằng mọi hoạt động của họ phải đảm bảo cả chức năng giáo dục. Họ phải tác động đến cả bị cáo, thức tỉnh trong bị cáo cảm nhận được lỗi lầm và mong muốn được sử chữa lỗi lầm đó. Họ cần phải tác động đến tất cả những người có mặt tại phiên toà hình thành cho họ ý thức tôn trọng pháp luật, chỉ ra cho họ biện pháp đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, củng cố tâm lý cần thiết cho họ. . Tác động giáo dục của Toà án thể hiện cả khi tuyên án. Vì lẽ đó mà bản án của Toà án tuyên phải đúng, đáp ứng với những yêu cầu của pháp luật đó là hình phạt phải phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và nhân cách của bị cáo, bản án phải rõ ràng, sáng sủa, cụ thể và dễ hiểu. Bản án của Toà án càng nhiều người biết càng tốt, do đó Toà án cần công bố rộng rãi nội dung của bản án. Điều này rất quan trọng vì nó giúp Toà án thực hiện tác động giáo dục chung đối với mọi công dân. . Tác động giáo dục của Toà án có thể được tiếp tục sau khi Toà án đã tuyên án. Nếu sau khi kết án người bị kết án được hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ thì Toà án cần kết hợp chặt chẽ với tập thể nơi cư chú hoặc làm việc, để giúp họ tổ chức quá trình tự giáo dục và kiểm tra quá trình cải tạo của họ. Còn trong trường hợp người bị kết án bị phạt tù, hoạt động giáo dục của Toà án phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể trong giai đoạn thi hành án vì đối tượng giáo dục đã thu hẹp. Vì vậy các phương pháp tác động giáo dục cũng thay đổi. Tác động giáo dục đối với bị cáo với sự có mặt của tất cả mọi người tại phiên toà, tất nhiên không thể thực hiện bằng những phương pháp vẫn thường sử dụng trong giao đoạn thi hành án. Trong giái đoạn thi hành án, phương pháp dàm thoại cá nhân, phương pháp thực nghiệm sư phạm... có vị trí quan trọng. Như vậy, từ những luận điểm trên có thể thấy rằng cũng như trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thì hoạt động giáo dục chỉ có vai trò quan trọng, cần thiết mà thôi. Ở giai đoạn xét xử, hoạt động thiết kế mới là hoạt động chính, chủ đạo. Lý giải về điều này, chúng ta có thể thấy rằng nhiệm vụ của xét xử chính là việc tổ chức, điều khiển việc xét xử người phạm tội đảm bảo pháp chế nhà nước, boả vệ quyền lợi hợp pháp bị xâm hại nên chức năng giáo dục không thể trở hoạt động chủ yếu, trung tâm. Điều đó là hoàn toàn hợp lý.           3. Vai trò của hoạt động giáo dục trong giáo dục, cải tạo phạm nhân           Xuất phát từ nhiệm vụ của giai đoạn này nên trong giai đoạn giáo dục, cải tạo phạm nhân hoạt động giáo dục giữ vai trò chính, chủ đạo và có vị trí trung tâm. Trong quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân, hoạt động giáo dục cá nhân phạm nhân được thể hiện rõ ràng. Đây là chức năng giáo dục đặc biệt. Chức năng giáo dục đặc biệt này được thể hiện qua những nét đặc trưng cơ bản dưới đây của hoạt động giáo dục:           Thứ nhất, ở giai đoạn giáo dục, cải tạo phạm nhân phương pháp giáo dục đặc thù được vạch ra rõ ràng. Đây chính là quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân có những thói quen và những phẩm chất tiêu cực nhất định. Muốn giáo dục cho họ những phẩm chất tích cực thì phải loại bỏ ở họ những phẩm chất tiêu cực đó.           Thứ ha, điều kiện giáo dục đặc biệt, có sự kiểm tra xã hội nghiêm khắc, ngặt nghèo, đó là phạm nhân phải sống cách ly khỏi xã hội và phải chấp hành chế độ của trại. Quá trình giáo dục phải luôn luôn kết hợp với thuyết phục và cưỡng chế. Trong điều kiện giáo dục đặc biệt ở trại thì yếu tố cưỡng chế giữ vai trò quan trọng hơn cả. Chế độ của trại tạo điều kiện làm thay đổi những nhu cầu, thói quen xấu và phẩn chất nhân cách tiêu cực của phạm nhân… Xuất hiện mối quan hệ bất bình đẳng một cách rõ rệt giữa Ban giám thị trại và phạm nhân. Quan hệ bất bình đẳng này do pháp luật quy định. Pháp luật quy định Ban giám thị trại giam được quyền kiểm tra, giám sát các phạm nhân trong cuộc sống, lao động, dạy nghề và giao tiếp; đối với các phạm nhân bị hạn chế thì hoạt động giáo dục được thể hiện thông qua sự tác động của chính quyền xã, phường, trị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi trước đây phạm nhân cư trú hoặc làm việc.           Thứ ba, cải tạo trong trại được tiến hành trong nhóm các phạm nhân, trong nhóm luôn luôn tồn tại những phẩm chất tâm lý tiêu cực nhất định vì họ là những người phạm tội. Do đó, khi tiến hành hoạt động giáo dục, cải tạo, ban giám thị trại phải luôn luôn cân nhắc những mâu thuẫn trong giáo tiếp giữa các phạm nhân. Điều đó đòi hỏi ban giám thị trại phải chuẩn bị và sử dụng các phương pháp tác động đặc thù với mục đích giáo dục, cải tạo, và các phương pháp phải được sử dụng thường xuyên trong các hoàn cảnh cụ thể được tạo ra trong nhóm phạm nhân. Muốn cải tạo phạm nhân thì phải đồng thời tiến hành cải tạo cả nhóm các phạm nhân khác. Ở đây tác động giáo dục phải được tiến hành song song đồng thời đến nhóm phạm nhân và cá nhan phạm nhân được đặt trong nhóm này. Chính vì vậy hoatj động giáo dục trong trại cải tạo được phát triển theo hai hướng, đó là giáo dục nhóm phạm nhân và giáo dục một phạm nhân cụ thể. Giáo dục một phạm nhân cụ thể chỉ có thể đạt hiệu quả nếu không chỉ nhà giáo dục tham gia vào hoạt động này, mà còn đòi hỏi nhóm p-hạm nhân cũng tham gia vào. Mặt khác, mỗi một phạm nhân cụ thể cũng ảnh hưởng đến nhóm phạm nhân. Trong hoạt động giáo dục, ban giám thị trại giam phải đặc biệt chú ý đến quá trình thành lập, hình thành nhóm phạm nhân. Hoạt động giáo dục luôn được thực hiện trên cơ sở cân nhắc những đặc điểm tâm lý của mỗi phạm nhân và sự phát triển các phẩm chất nhân cách của họ. III. MỘT SỐ KẾT LUẬN CẦN THIẾT Mộtlà: sự cần thiết của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp. Như chúng ta đã đã biết, chủ thể và đối tượng tác động của các hoạt động tư pháp là con người. Mục đích cuối cùng là đều nhằm tạo ra những con người có phẩm chất tâm lý tốt, phù hợp với yêu cầu của xã hội. Do đó, giáo dục chính là biện pháp mà chúng ta buộc phải hướng đến để sử dụng sao cho có hiệu quả.           Trong các giai đoạn tố tụng, không một giai đoạn nào có thể bỏ qua chức năng giáo dục đó. Nó giống như một hoạt động bắt buộc phải thực hiện và các chủ thể tiến hành tố tụng luôn phải căn nhắc, chú ý để sao cho hoạt động giáo dục phát huy hiệu quả cao nhất có thể. Mặc dù là hoạt động cuối cùng trong các hoạt động tư pháp nhưng hoạt động giáo dục lại chính là yếu tố quyết định, cuối cùng, là thước đo hiệu quả chức năng giáo dục của các chủ thể tiến hành tố tụng trong các giai đoạn tố tụng. Sản phẩm cuối cùng của nó là giúp cho tất cả những người liên quan và toàn xã hội có ý thức đúng đắn về một vấn đề nào đó, phát triển nhân nhân cách theo xu hướng chuẩn mực của xã hội.           * Trong giai đoạn điều tra vụ án: hoạt động của các điều tra viên là thu thập các nguồn tin, tài liệu cần thiết cho vụ án. Từ đó mà sẽ xây dựng lên được mô hình phạm tội, cũng như hành vi của người phạm tội. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở hoạt động nhận thức và thiết kế đơn thuần này thì có thể khẳng định rằng hoạt động điều tra chưa thể hoàn thiện. Sự hiệu quả trong điều tra chỉ có khi điều tra viên tiến hành các hoạt động trên hướng đến việc giáo dục bị can, khiến họ tranh đấu với chính bản thân mình và thành khẩn khai báo, hướng đến việc giáo dục các chủ thể khác tham gia tố tụng giúp họ có được tâm lý tốt, niềm tin vào sự công bằng, đúng đắn của pháp luật. Mỗi hoạt động của điều tra viên trong cử chỉ, lời nói...đều phải hướng đến chức năng giáo dục ban đầu. Đây cũng là việc giúp cho những người tham gia tố tụng và đặc biệt là bị can có được tâm lý ổn định cần thiết đối diện với những hành vi mà mình gây ra, từ đó tích cực cải tạo trở thành con người mới. Vì vậy trong giai đoạn này, giáo dục không phải chức năng chính nên cũng không phải hoạt động chính, chủ đạo, trung tâm. Nó chỉ đóng vai trò quan trọng, cần thiết, là cơ sở để thực hiện các hoạt động giáo dục tiếp theo.           * Trong giai đoạn xét xử: Để Tòa án có thể ra được những quyết định tố tụng khách quan và đúng pháp luật, xử phạt đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và không xét xử và làm oan sai người vô tội. Đặc biệt khiến bị cáo tâm phục khẩu phục, nhận ra những sai lầm trong hành vi lệch lạc của mình và chấp nhận thay đổi chính mình thì những người tiến hành tố tụng cũng cần đặt hoạt động giáo dục là một chức năng hướng đến sau cùng và không thể thiếu. Tuy không giữa vai trò chủ đạo thay cho hoạt động thiết kế được nhưng hoạt động giáo dục vẫn đóng một vai trò quan trọng và rất cần thiết trong quá trình xét xử. Xét cho cùng hoạt động xét xử của Toà án chỉ mang lại hiệu quả khi giáo dục được một phần đối với bị can cũng như các cá thể khác liên quan. Nếu xét xử không kèm theo giáo dục thì đó chỉ thể hiện những chế tài hình sự cứng nhắc mà chưa thấy mục đích cao cả, nhân đạo của nhà nước ta hướng đến. * Trong giai đoạn cải tạo và giáo dục phạm nhân: mục đích cuối cùng của giai đoạn này là giáo dục họ thành những con người tốt và giúp họ hoàn lương tốt. Do đó ở giai đoạn này chức năng giáo dục là chức năng trọng tâm, chử yếu nên hoạt động giáo dục động vai trò chủ đoạ, trung tâm. Những phương án cải tạo, giáo dục phù hợp sẽ cảm hóa được con người phạm nhân sẽ trở thành những con người tốt sau khi đã chấp hành xong hình phạt. Hai là: Hoạt động giáo dục là mục đích cao nhất và là phương tiện để tiến hành thực hiện các hoạt động tư phápn có hiệu quả. Đúng như vậy, hoạt động nhận thức và hoạt động thiết kế nếu chỉ dừng lại ở đó thì hoạt động cải tạo, giáo dục sau cùng sẽ không đạt được hiệu quả cao. Muốn vậy, nhất thiết bất kể một giai đoạn tố tụng nào cũng cần phải hướng đến chức năng giáo dục bởi sự giáo dục là cần thiết, lâu dài. Do đó nó được tiến hành song song bên cạnh các hoạt động khác trong các giai đoạn tố tụng cụ thể Ba là:Hoạt động giáo duc, cải tạo và các hoạt động tư pháp khác (hoạt động thiết kế, hoạt động nhận thức) có mối quan hệ biện chứng với nhau. Bởi vì trong hoạt động tư pháp, tuy các hoạt động có vị trí và vai trò khác nhau trong mỗi giai đoạn nhưng về mặt tổng thể thì chúng đều có sự tác động qua lại với nhau, hỗ trợ cho nhau và hướng tới mục tiêu cuối cùng là làm cho hoạt động tư pháp diễn ra thống nhất, khách quan và đúng pháp luật. Đồng thời mang tính giáo dục chung đối với cộng đồng. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Tóm lại, hoạt động giáo dục tuy trong mỗi giai đoạn có một vị trí, vai trò khác nhau nhưng nó là một hoạt động không thể thiếu. Các hoạt động tâm lý tư pháp khác chính là cơ sở cho hoạt động giáo dục có hiệu quả nhất. Do đó, các chủ thể khi tiến hành tố tụng cần phải quan tâm đến hoạt động giáo dục như là một hoạt động cần thiết, cần hướng đến để giúp các giai đoạn tố tụng thực hiện một cách có hiệu quả nhất mà thôi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHO7840T 2727896NG GIO D7908C TRONG CC GIAI 272O7840N T7888 Tamp7.doc
Tài liệu liên quan