Lạm phát ở nước ta trong thời gian qua so với nhiều nước luôn ở mức cao và kéo
dài do nhiều nguyên nhân, bao gồm cầu kéo, chi phí đẩy và một số yếu tố đặc thù tác
động làm gia tăng các yếu tố cầu kéo và chi phí đẩy. Nhưng nguyên nhân chủ yếu chính
là cầu kéo (tổng mức đầu tư vượt quá tiết kiệm, tín dụng, tổng phương tiện thanh toán
tăng nhanh.). Lạm phát suy cho cùng là bức tranh phản ánh của sự mất cân đối giữa
tổng cung và tổng cầu. Tuy nhiên cơ cấu cung và cơ cấu cầu trong môi trường thị hiếu
biến đổi nhanh và qui luật khan hiếm tài nguyên thiên nhiên cho sản xuất cũng tham gia
gây hiệu ứng tới lạm phát.
Giảm thiểu các tác động tiêu cực của lạm phát là một vấn đề mang tính chất vĩ mô,
đặc biệt đối với một nền kinh tế đang trên đà phát triển như Việt Nam. Sự hy sinh tăng
trưởng năm 2011 để kiềm chế lạm phát như quyết sách của chính phủ Việt Nam đã đủ
nói lên tầm quan trọng của vấn đề. Lạm phát luôn rình rập và đe dọa nền kinh tế nước ta
bất cứ lúc nào. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước cần phải luôn thận trọng trong mỗi bước
đi của mình để đảm bảo cho nền kinh tế nước ta phát triển vững mạnh làm nền tảng để
phát triển khoa học, giáo dục, đuổi kịp sự phát triển của các nước trong khu vục nói
riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung. Điều này không chỉ của riêng ai mà là một
phần không nhỏ dành cho các nhà doanh nghiệp trẻ góp phần làm rạng danh đất nước
trong nhiều năm tới.
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2309 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nguyên nhân lạm phát năm 2010-2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.................................................................
..................................................................................................................................
5
MỤC LỤC
1. LỜI NÓI ĐẦU
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT .................................................. Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
2.1 Các khái niệm ............................................................................... Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
2.2 Phân loại ....................................................................................... Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
2.3 Đo lường ....................................................................................... Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
2.3.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ..................................................... Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
2.3.2 Chỉ số giảm phát GDP ........................................................... Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
2.4 một số khái niệm khác .................................................................. Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
2.5 Nguyên nhân của lạm phát ............................................................ Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
2.5.1 Lạm phát do cầu kéo .............................................................. Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
2.5.2 Lạm phát do cầu thay đổi ...................................................... Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
2.5.3 Lạm phát do chi phí đẩy ........................................................ Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
2.5.4 Lạm phát do cơ cấu ............................................................... Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
2.5.5 Lạm phát do xuất khẩu .......................................................... Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
2.5.6 Lạm phát do nhập khẩu ......................................................... Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
2.5.7 Lạm phát tiền tệ ..................................................................... Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
2.5.8 Lạm phát đẻ ra lạm phát ........................................................ Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
3. LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM 2010-2011 .......................................... Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
3.1 Thực trạng lạm phát tại Việt Nam năm 2010-2011 ...................... Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
3.2 Nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam năm 2010 – 2011 ................ Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
3.2.1 Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế ở mức độ cao bằng mọi giá. ..... Lỗi! Thẻ đánh dấu không được
xác định.
3.2.2 Do tính quy luật về quan hệ cung cầu hàng hóa theo mùa trong năm. ..... Lỗi! Thẻ đánh dấu không
được xác định.
3.2.3 Do chính sách xã hội hoá học tập và giá một số mặt hàng do nhà nước quản lý định hướng giá sang cơ
chế thị trường. ................................................................................ Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
3.2.4 Do thiên tai ............................................................................ Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
3.2.5 Do tác động của giá cả trên thị trường thế giới...................... Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
3.2.6 Việc phá giá đồng bạc Việt Nam (VNĐ) và xuất nhập khẩu. Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
3.2.7 Do tác động của quá trình đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng. ... Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác
định.
3.2.8 Do tác động của lãi suất. ........................................................ Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
3.2.9 Do biến động của giá vàng và diễn biến tâm lý của người dân. ...... Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác
định.
3.2.10 Nợ công và chi tiêu công quá mức. ..................................... Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
3.2.11 Do vấn đề tiền tệ. ................................................................. Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
4. KẾT LUẬN
5. NGUỒN THAM KHẢO
6
LỜI NÓI ĐẦU
Lạm phát tại Việt Nam vẫn ở mức cao nhất châu Á, cao kỷ lục 23% vào tháng
Tám và hạ xuống 22,4% trong tháng Chín năm 2011. Giá lương thực vẫn tiếp tục tăng
mạnh, ở mức 31,72% trong tháng Mười so với một năm trước đó. Năm nay, Việt Nam
chuyển ưu tiên từ tăng trưởng kinh tế thành ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên chính phủ
đã phải nâng mục tiêu lạm phát năm 2011 từ 15% tới 18% do giá cả vẫn tăng mạnh.
Chính phủ thực hiện một loạt các biện pháp, bao gồm tăng lãi suất cơ bản, cam kết cắt
giảm chi tiêu công, và giảm tín dụng dưới 20%...
Diễn biến phức tạp của lạm phát đang tác động đến đời sống thường ngày của
người dân, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như gây khó
khăn đối với kinh tế vĩ mô. Đây cũng là một vấn đề trọng tâm mà Chính phủ đang tâm
trung theo dõi, nghiên cứu để tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành. Để có thể nhận
định và đưa ra những chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô hợp lý và
hiệu quả, cần phải phân tích, nghiên cứu thật rõ nguyên nhân gốc rễ của lạm phát là từ
đâu ?
Qua bộ môn kinh tế vĩ mô, nhóm chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích
đề tài “Nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam năm 2010-2011” nhằm phục vụ cho
việc học tập, chia sẽ thông tin, đưa ra những quan điểm của nhóm đến với mọi người.
Đây cũng là tài liệu tham khảo để giúp đưa ra những chính sách kiềm chế lạm phát, ỗn
định kinh tế vĩ mô hợp lý nhất.
Để hoàn thành tốt bài tiểu luận này, xin chân thành cảm ơn Ths.Trần Nguyễn
Minh Ái đã hướng dẫn tận tình, chỉ ra những thiếu xót và góp ý cho bài tiểu luận . Đồng
thời cũng xin cảm ơn Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh đã tạo những điều
kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ cho việc học tập và nghiên
cứu của nhóm đạt hiệu quả tốt nhất.
7
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT
2.1 Các khái niệm
Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh
tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của
đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một
loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta
hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo
nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường
toàn cầu. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là
sự "ổn định giá cả".
Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền
kinh tế giảm xuống liên tục. Cũng có thể nói giảm phát
là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm. Giảm phát
thường xuất hiện khi kinh tế suy thoái hay đình đốn.
Giảm lạm phát là sự sụt giảm của tỷ lệ lạm
phát. Nghĩa là mức giá chung vẫn tăng lên nhưng
với mức độ thấp hơn trước, tức là tốc độ tăng giá
trở nên chậm lại.
2.2 Phân loại
Lạm phát vừa phải: Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 0.3 đến
dưới 10% một năm.
Lạm phát cao (Lạm phát phi mã): Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng
giá trong phạm vi hai hoặc ba chữ số một năm thường được gọi là lạm phát phi mã.
Siêu lạm phát: Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả
tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Là loại lạm phát trên bốn số, tức tỷ lệ lạm phát
lên đến hàng ngàn phần trăm.
2.3 Đo lường
2.3.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng
tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một
giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng. Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng:
8
Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước.
CPI được dùng để tính chỉ số lạm phát theo thời kỳ. Chẳng hạn, tính chỉ số lạm
phát CPI năm 2011 so với năm 2010 theo công thức sau:
Người ta có thể xác định quyền số trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng bằng cách
điều tra để tính toán tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hoá, dịch vụ so với tổng giá
trị chi tiêu. Sau đó quyền số này được dùng để tính chỉ số giá tiêu dùng cho các thời kỳ
sau. CPI thường được tính hàng tháng và hàng năm. CPI còn được tính toán cho từng
nhóm hàng hóa hoặc một số nhóm hàng hóa tùy theo mục đích sử dụng.
2.3.2 Chỉ số giảm phát GDP
Là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDP của
năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực.
Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính
toán các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân.
Người ta tính chỉ số giảm phát GDP theo công thức sau:
Chỉ số giảm phát GDP là một phương pháp để tính tỷ lệ lạm phát (phương pháp
kia là dùng CPI). Chẳng hạn, tỷ lệ lạm phát năm 2011 theo chỉ số giảm phát GDP được
tính theo công thức:
2.4 một số khái niệm khác
Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản
tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay.
Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách
khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình
dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu
phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
9
Phân loại như sau:
Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài
(các khoản vay từ người cho vay ngoài nước).
Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm) và
nợ dài hạn (trên 10 năm).
Các hình thức vay nợ: phát hành trái phiếu chính phủ, hoặc vay trực tiếp.
Chi tiêu công cộng là tổng hợp các khoản chi của chính quyền trung ương,
chính quyền địa phương, các doanh nghiệp nhà nước và của toàn dân khi cùng trang trải
kinh phí cho các hoạt động do Chính phủ quản lý
Theo nghĩa hẹp: Chi tiêu công là các khoản chi của Chính phủ thực hiện thông
qua ngân sách Nhà nước
Hạn chế:
- Khái niệm này không phản ánh được các tác động toàn diện của Chính phủ đối
với nền KTQD.
- Có nhiều hoạt động do cả Chính phủ và khu vực tư nhân đóng góp nhưng được
đặt dưới sự quản lý của Chính phủ. Tuy nhiên chi tiêu công cộng chỉ phản ánh được một
phần cho chi phí hoặc dịch vụ đó → không thấy được hết lợi ích của hoạt động – dịch
vụ đó mang lại cho xã hội
- Chi tiêu theo nghĩa hẹp không phản ánh được các khoản chi tiêu ngoài Ngân sách
Nhà nước và các khoản công nợ bất thường.
Theo nghĩa rộng: Chi tiêu công là tất cả các khoản chi tiêu của Chính phủ, người
dân, các thành phần kinh tế khác để thực hiện quy định của Chính phủ hoặc để cung cấp
hàng hóa – dịch vụ do chính phủ quản lý.
- Ưu điểm: Khắc phục được 3 hạn chế trên.
- Nhược điểm: Khó khăn trong việc xác định.
2.5 Nguyên nhân của lạm phát
2.5.1 Lạm phát do cầu kéo
Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng lao
động, thì sẽ sinh ra lạm phát. Điều này có thể giải thích qua sơ đồ AD-AS. Đường AD
dịch sang phải trong khi đường AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá và sản lượng cùng
tăng. Trong khi đó, chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng cung,
10
người ta có cầu về tiền mặt cao hơn, dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp ứng. Do đó
có lạm phát.
2.5.2 Lạm phát do cầu thay đổi
Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng
khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính
chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng
cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá.
Kết quả là mức giá chung tăng lên, nghĩa là lạm phát.
2.5.3 Lạm phát do chi phí đẩy
Hay lạm phát do cung xảy ra khi chi phí sản xuất gia tăng, hoặc khi năng lực
sản xuất của quốc gia giảm sút.
Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, giá nguyên liệu, thuế,… thì chi phí sản xuất
của các xí nghiệp tăng. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng
giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng.
2.5.4 Lạm phát do cơ cấu
Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động.
Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao
động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu
quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó.
2.5.5 Lạm phát do xuất khẩu
Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy
động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến
tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.
2.5.6 Lạm phát do nhập khẩu
Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu. Khi giá nhập
khẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá như trong trường OPEC quyết định
tăng giá dầu, hay do đồng tiền trong nước xuống giá) thì giá bán sản phẩm đó trong
nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên.
2.5.7 Lạm phát tiền tệ
Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho
đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trung
ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông
tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát.
11
Lạm phát loại này nguyên nhân là do lượng tiền trong nền kinh tế quá nhiều, vượt
quá mức hấp thụ của nó, nghĩa là vượt quá khả năng cung ứng giá trị của nền kinh tế .
Có thể do ngân hàng trung ương lưu thông lượng tiền quá lớn trong nền kinh tế bằng các
nghiệp vụ thị trường mở hay chính sách tiền tệ lới lỏng. Khi lượng tiền lưu thông quá
lớn, ví dụ trong tay bạn có nhiều hơn 100 triệu..., thì sự tiêu dùng theo đó mà tăng rất
lớn theo xã hội. Áp lực cung hạn chế dẫn tới tăng giá trên thị trường, và do đó sức ép
lạm phát tăng lên.
2.5.8 Lạm phát đẻ ra lạm phát
Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý đó là tâm lý dự trữ, giá tăng
lên người dân tự phán đoán, tự suy nghĩ là đồng tiền không ổn định thì giá cả sẽ tăng
cao tạo nên tâm lý dự trữ đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại tổng cầu trở nên cao hơn tổng
cung hàng hóa sẽ càng trở nên khan hiếm kích thích giá lên vậy là gây ra lạm phát.
Trên lý thuyết thì như vậy, còn trên thực tế thì thế nào ? Nguyên nhân lạm phát có
đơn giản là do cầu kéo, chi phí đẩy … hay không ? Hay còn nhiều nguyên nhân khác
hoặc là sự hỗn hợp của nhiều nguyên nhân với nhau ? Hãy cùng chúng tôi nhìn lại lạm
phát 2010 và 9 tháng đầu năm 2011 để cùng phân tích về gốc rễ, về nguyên nhân lạm
phát. Để có thể đưa ra chính sách, biện pháp tốt nhất điều khiển kinh tế vĩ mô của Việt
Nam hiện nay.
Lạm phát ở nước ta do nhiều nguyên nhân, bao gồm cầu kéo, chi phí đẩy và một
số yếu tố đặc thù tác động làm gia tăng các yếu tố cầu kéo và chi phí đẩy. Nhưng
nguyên nhân chủ yếu chính là cầu kéo (tổng mức đầu tư vượt quá tiết kiệm, tín dụng,
tổng phương tiện thanh toán tăng nhanh...). Nhập siêu cũng được cho là có tác động làm
cho lạm phát cao. Một nguyên nhân khá quan trọng và nhạy cảm khiến lạm phát tăng
cao, đó là do lạm phát tâm lý trong suốt một thời kỳ dài. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu
những nguyên nhân để nhận định đúng về vấn đề này:
12
1.36
1.96
0.75
0.14
0.27 0.22
0.06
0.23
1.31
1.05
1.86
1.98
0
0.5
1
1.5
2
2.5
Jan-10 Feb-10 Mar-10 Apr-10 May-10 Jun-10 Jul-10 Aug-10 Sep-10 Oct-10 Nov-10 Dec-10
CPI năm 2010 (%)
3. LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM 2010-2011
3.1 Thực trạng lạm phát tại Việt Nam năm 2010-2011
Năm 2010
Tổng cục thống kê
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong cả năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng
tăng 11,75% so với tháng 12 năm 2009. Con số 11,75% tuy không quá bất ngờ nhưng
vẫn vượt so với chỉ tiêu được Quốc hội đề ra hồi đầu năm gần 5%.
Tính chung trong cả năm 2010, giáo dục là nhóm tăng giá mạnh nhất trong rổ hàng
hóa tính CPI (gần 20%). Tiếp đó là hàng ăn (16,18%) và nhà ở - vật liệu xây dựng
(15,74%). Bưu chính viễn thông là nhóm duy nhất giảm giá với mức giảm gần 6% trong
năm 2010.
Năm 2011
Tổng sản phẩm trong
nước (GDP) chín tháng
năm 2011 ước tính tăng
5,76% so với cùng kỳ năm
2010. CPI cả nước tháng 10
tăng 21.59% so với cùng
kỳ năm trước và tăng
17.05% so với tháng 12
năm 2010.
Tính chung 10 tháng, CPI tăng 18.5% so với cùng kỳ năm trước.
Vậy nguyên nhân lạm phát cao như vậy là từ những yếu tố nào ?
1.74
2.09 2.17
3.32
2.21
1.09 1.17
0.93 0.82
0.36
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
CPI 10 tháng đầu năm 2011 (%)
13
3.2 Nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam năm 2010 – 2011
3.2.1 Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế ở mức độ cao bằng mọi giá.
08/11/2010 chính phủ đặt ra những chỉ tiêu phát triển không thực tế: 7%-7.5%
mỗi năm trong 5 năm tới và 7%-8% trong 2011-2020. Trong khi đó, kinh tế Việt
Nam trải qua nạn lạm phát 11.75% vào năm 2010 cao hơn tất cả những nước láng giềng.
Nhà nước không thể nhắm vào mức phát triển kinh tế cao trong khi cần phải chế ngự
nạn lạm phát. Để đạt được mục tiêu phát triển, chính phủ gia tăng chương trình đầu tư
công qua các doanh nghiệp nhà nước và hậu quả là làm tăng mức cầu về tín dụng. Do đó
có thể nói rằng lạm phát hiện nay phần lớn do sức cầu kéo. và mãi đến 18/10/2011,
Chính phủ đề xuất giảm xuống còn 6-6.5% để ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô.
3.2.2 Do tính quy luật về quan hệ cung cầu hàng hóa theo mùa trong năm.
Năm 2010
Nhìn vào diễn biến chỉ số CPI giữa các tháng trong năm 2010( hình ở trên) cho
thấy, chỉ số CPI tăng cao chủ yếu vào đầu năm và cuối năm, tập trung là vào dịp trước
và sau Tết Dương lịch cũng như Tết Nguyên đán. Đây là khoảng thời gian cầu tăng
mạnh do tiêu dùng cuối năm, dịp Tết, nhưng cung hạn chế do thời tiết, do mùa vụ của
sản xuất và một số yếu tố khác. Riêng tháng 12 – 2010 chỉ số CPI tăng cao nhất, tới gần
2%. Đóng góp chủ yếu vào con số này là mức tăng giá ở khu vực và dịch vụ ăn uống,
tăng 3,31% (riêng lương thực tăng tới 4,67%). Cũng trong tháng này, giá nhà ở và vật
liệu xây dựng cũng tăng mạnh, tới 2,53%.
Với năm 2011
Nhìn trên các chỉ số cụ thể từng tháng, CPI năm 2011 có 3 điểm đáng lưu ý.
Thứ nhất, đây là năm có mức độ tăng giá trong một tháng rất cao, tháng 4 “vọt” lên
mức 3,32%.
Thứ hai, ngoài mức tăng đột biến, khoảng cách giữa tháng tăng cao nhất và tháng giảm
thấp nhất cũng rất lớn, lên đến 2.96% (so sánh mức tăng 3,32% với mức giảm 0.36%).
Thứ ba, diễn biến chỉ số giá năm nay phá vỡ tính chu kỳ của các năm trước đó. Trong
khi những năm trước, biểu đồ chỉ số giá diễn biến theo hình parabol ngược, tức là tăng
cao ở những tháng đầu năm và cuối năm dương lịch, tăng thấp hoặc giảm vào những
tháng đầu quý 2 và khá ổn định những tháng giữa năm, thì năm nay có sự đột biến mạnh
trong quý I và giữa quý II, sau đó giảm tốc mạnh mẽ những tháng cuối năm. Nếu để ý
kỹ ta thấy rất giống diễn biến CPI năm 2008.
14
2.38
3.56
2.99
2.2
3.91
2.14
1.13
1.56
0.18
-0.19
-0.76 -0.68
-1
0
1
2
3
4
5
tháng 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng 5 tháng 6 tháng 7 tháng 8 tháng 9 tháng 10 tháng 11 tháng 12
CPI NĂM 2008
Tổng cục thống kê
3.2.3 Do chính sách xã hội hoá học tập và giá một số mặt hàng do nhà nước
quản lý định hướng giá sang cơ chế thị trường.
Chính phủ cho phép điều chỉnh mức thu học phí từ tháng 9 và tháng 10-2010.
Bước vào năm học mới, nhu cầu mua sắm đồ dùng học tập cùng với việc thực hiện lộ
trình xã hội hóa về học phí, phần lớn UBND các tỉnh đã điều chỉnh tăng học phí lên mức
khá cao, dẫn đến chỉ số giá của nhóm giáo dục tăng mang tính đột biến. Năm 2010, đồ
dùng học tập, học phí... là nhóm hàng tăng giá cao nhất với mức tăng 19,38%...
Việc thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số hàng hóa, dịch vụ như:
Điều chỉnh tăng giá điện từ ngày 1-3-2010;
Tăng giá nước sinh hoạt;
Xăng dầu: thực hiện ba lần điều chỉnh tăng giá trong năm 2010. Tăng đột biến từ
16.400đ lên 19.300đ và lên 21.300đ trong năm 2011.
Tăng giá bán than.
Tăng mức lương cơ bản.
Cụ thể:
Theo Nghị Quyết số 11/NQ-CP ban hành ngày 24/2/2011, nhà nước cho phép gia
tăng giá xăng dầu trong nước cho phù hợp với giá xăng dầu thế giới và giá điện trong
nước theo cơ chế thị trường. Tăng giá điện và xăng ảnh hưởng đến tất cả mọi lãnh vực
kinh tế và trực tiếp làm nạn lạm phát trầm trọng thêm. Đây là một hiện tượng chi phí
đẩy.
15
SO SÁNH GIÁ ĐIỆN 2009 – 2010 (Theo báo Tuổi trẻ online(27/02/2010))
Điện ở Việt Nam
cũng được chính phủ bao
cấp lâu nay. Giá thành
cao hơn giá bán. Giá điện
trung bình tại Việt Nam
hiện nay là 5.2 cent /
kWh (tính theo USD), chỉ
bằng một nửa so với giá
điện của các nước trong
khu vực. Chi phí sản xuất
ra 1kWh điện trung bình từ 7 đến 12 cent. Việc hủy bỏ bao cấp là cần thiết và nhà nước
đã cho phép tăng giá điện 15.3% bắt đầu có hiệu lực vào tháng 3. Và mặc dù đã được
điều chỉnh tăng giá điện vào đầu năm 2011, nhưng do thiếu nợ chồng chất hàng ngàn tỉ
đồng nên Tập đoàn Điện lực VN (EVN) vẫn tiếp tục đề xuất tăng giá lần hai, với mức
dự kiến giá điện sẽ tăng thêm 11% vào tháng 11. Đây cũng là một quyết định không hợp
thời vì Việt Nam đang phải đối phó với nạn lạm phát cao.
BẢNG GIÁ NƯỚC 2010 – 2011 – 2012 – 2013
Theo báo Tuổi trẻ online(27/02/2010)
16
450
590
-500 -500
410
2900
2000
-500
-1000
-500
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG 2010-2011
Việc tăng giá xăng
là một việc không tránh
được vì giá xăng dầu
trên thế giới tăng và Việt
Nam là một nước nhập
cảng xăng dầu nhiều hơn
gấp bội lượng xăng dầu
xuất khẩu. Việc điều
chỉnh giá xăng dầu được
quy định theo Nghị Định
84/2009 của nhà nước về
kinh doanh xăng dầu.
Theo nghị định này giá cơ sở được tính theo công thức sau đây:
Giá CIF (bao gồm giá xăng dầu thế giới, phí bảo hiểm và chi phí vận chuyển đến
Việt Nam) + Thuế, phí + Chi phí kinh doanh định mức (600 đồng/lít) + Lợi nhuận định
mức (300 đồng/lít) + Mức trích quỹ bình ổn giá (300 đồng/lít). Tuy nhiên, công thức
này không áp dụng mạnh mẽ trong thời gian qua cho đến gần đây. Vì ngân sách quốc
gia thiếu hụt nghiêm trọng cộng thêm kinh tế bất ổn nói chung mà nhà nước đã có quyết
định không hợp thời là tăng giá xăng liên tục. Lần tăng 30% mới nhất đã đưa giá xăng
lên đến 21,300 VN/lít trong tháng 3. Cũng vào dịp này giá dầu diesel tăng 24%.
Theo vnexpress.net
0
200,000
400,000
600,000
800,000
1,000,000
1,200,000
1,400,000
1/5/2009 1/1/2010 1/5/2010 1/1/2011 . 5/2011
650,000
730,000
800,000
830,000
1,400,000
Lương tối thiểu
17
3.2.4 Do thiên tai
Lúa ở miền Bắc bị sâu bệnh đặc biệt là bệnh rầy.
Tiếp đến là vụ Đông ở miền Bắc bị khô hạn nặng, rét
đậm kéo dài. Miền Trung
và Tây Nguyên bị bão lụt
gây thiệt hại nặng nề nhất
từ hàng chục năm qua,
mùa màng vừa bị thiệt hại,
thức ăn và vật tư nông
nghiệp, máy móc thiết bị
nông nghiệp bị mất hay
hư hỏng. Dịch cúm gia
cầm, bệnh dịch lở mồm
long móng…
Giá điện, phân bón, thức ăn chăn nuôi, xăng dầu, lãi suất vốn vay và chi phí vốn
vay tăng, chi phí đầu vào tăng. Trong năm 2010, giá bán lẻ thức ăn chăn nuôi đã tăng tới
14 lần, riêng từ 15/9/2010 đến cuối tháng 12/2010 tăng tới 9 lần. Giá thức ăn chăn nuôi
tháng 1/2010 còn ở mức 187.500 đồng/bao loại 25 kg, đến tháng 12/2010 đã tăng lên
264.000 đồng/kg. Giá đầu vào của thức ăn chăn nuôi tăng dẫn đến giá thành sản phẩm
từ chăn nuôi tăng theo, thêm vào đó chăn nuôi bị dịch bệnh, bị thua lỗ, quy mô chăn
nuôi bị thu hẹp, nguồn cung ra thị trường bị hạn chế..., càng làm cho giá tăng lên. Cũng
do chi phí đầu vào tăng cao và hạn hán nặng, rét đậm kéo dài ở phía Bắc, nên nhiều
vùng trồng rau màu ven các đô thị lớn thu hẹp diện tích gieo trồng, nguồn cung giảm.
3.2.5 Do tác động của giá cả trên thị trường thế giới.
Sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều quốc gia đã lâm
vào cảnh nợ công tăng cao và thất nghiệp gia tăng, nhiều năm liền đã sử dụng chính
sách tiền tệ nới lỏng để kích hoạt cho nền kinh tế. Đặc biệt với nền kinh tế lớn nhất thế
giới, khi Chính phủ Mỹ liên tục đổ tiền ra, cùng với chính sách hạ thấp lãi suất cơ bản
xuống còn 0,25%/năm thì giá trị đồng đô la cũng liên tục “rơi” mạnh xuống so với các
đồng tiền mạnh khác - một biểu hiện cụ thể của cuộc chiến tiền tệ, gây hiệu ứng đến
toàn cầu và tạo áp lực tăng giá vàng, bạc, hàng hoá tiêu dùng khác tính bằng đồng đô la
Mỹ. Áp lực lạm phát do đó lại gia tăng, nhất là với đồng đô la Mỹ, cứ 3 đồng đưa vào
18
lưu thông thì có tới gần 2 đồng lưu thông ở ngoài lãnh thổ Mỹ. Nếu tiếp tục tăng nhập
khẩu từ những nền kinh tế có đồng tiền giảm giá thì nhiều quốc gia, trong đó có Việt
Nam lại phải “nhập khẩu lạm phát” và/hoặc gây ách tắc cho xuất khẩu đất nước.
Thiên tai xảy ra nặng nề tại nhiều nước, nhất là trong khu vực như Trung Quốc,
Pakistan, Thái Lan, Ấn Độ..., cộng với tình hình thời tiết khắc nghiệt tại nhiều quốc gia
khác làm cho sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nghiêm trọng, dẫn đến lượng cung cầu
nhiều mặt hàng nông sản thực phẩm mất cân đối, cung giảm, cầu tăng. Giá thế giới tăng,
giá xuất khẩu các mặt hàng tương ứng của Việt Nam tăng và giá thu mua trong thị
trường nội địa cũng tăng.
Bình quân 8 tháng năm 2011, giá cả hàng hóa chung thế giới đã tăng 32,88% so
với cùng kỳ năm 2010, cao hơn mức tăng của năm 2010 và 2009, trong khi cán cân
thương mại thâm hụt ở mức lớn và lạm phát các quốc gia có thương mại lớn với Việt
Nam đang gia tăng như lạm phát tháng 8-2011 của Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, EU là
6,2%, 5,3%, 3,8% và 2,9% cao hơn nhiều so với mức 3,5%, 2,6%, 1,1% và 2,0% của
tháng 8-2010.
Giá nông sản, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc trừ
sâu, hóa chất khác phục vụ nông nghiệp và thuốc thú y... trên thị trường thế giới tăng
khá cao. Riêng giá cà phê tăng lên cao nhất trong 16 năm gần đây. Giá bông tăng tới 60-
70% so với cuối năm 2009. Giá cao su, hồ tiêu, điều, gạo, đường thô, tinh bột sắn, hạt
điều, chè, mặt hàng thủy sản chế biến... cũng tăng mạnh. Riêng giá mủ cao su Trung
Quốc mua của Việt Nam tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2009.
Chính vì vậy hoạt động mua gom ngay từ đầu mối các
mặt hàng: mủ cao su tự nhiên, lợn hơi, thủy, hải sản, đường...
của thương nhân Trung Quốc với giá cao và khối lượng lớn tại
nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hoá của Việt Nam, càng tác
động đến cung cầu, đến tâm lý và tác động đến giá cả các mặt
hàng đó. Cùng với diễn biến chung của giá cả thị trường thế
giới thì tình trạng đầu cơ mặt hàng nông sản thực phẩm tại
Trung Quốc cũng đã tác động đáng kể đến giá cả thị trường
nước ta.
Giá dầu thô trên thị trường thế giới năm 2010-2011 biến động dữ dội làm cho giá
xăng dầu trong nước tăng lên đột biến. Các mặt hàng khác có liên quan đến dầu mỏ như:
khí đốt, gas, hóa chất, hạt nhựa, nhựa đường, than đá, chất dẻo, phân bón... cũng tăng
khá cao. Một số mặt hàng nguyên liệu khác trên thị trường thế giới cũng tăng, như: sắt
19
thép, đồng, nhôm, kẽm,... nhóm mặt hàng kim loại nói chung trong năm 2010-2011 tăng
khá cao. Các mặt hàng khác như: sữa bột, thuốc chữa bệnh, vật tư và dụng cụ y tế... trên
thị trường thế giới cũng biến động đáng kể về giá.
3.2.6 Việc phá giá đồng bạc Việt Nam (VNĐ) và xuất nhập khẩu.
Trong năm 2010 tỷ giá trên thị trường tự do tăng trên 10% và tỷ giá giao dịch của
các tổ chức tín dụng (TCTD) đối với khách hàng tăng 5,9%. Tỷ giá chính thức từ cuối
năm 2009 đến hết năm 2010 được ngân hàng nhà nước (NHNN) điều chỉnh tăng hai lần.
Riêng đợt điều chỉnh ngày 18/8/2010, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa Đồng Việt
Nam và Đô la Mỹ tăng 2,1%, từ 18.544 VND/USD, lên mức 18.932 VND/USD. Mục
tiêu của việc điều chỉnh nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.
Trong 15 tháng vừa qua, Việt Nam đã phá giá VNĐ tất cả 4 lần và trong khoảng
thời gian này trị giá của VNĐ đã giảm tổng cộng khoảng 20% so với đồng US dollar
(USD). Trong lần thứ tư xẩy ra vào ngày 11/2/2011, VNĐ sụt giá 9.3% so với USD.
Hối suất chính thức của VNĐ tăng từ 18,932 lến đến 20,693 cho một USD. NHNN
quyết định phá giá VNĐ là để giảm bớt sự chênh lệch giữa hối suất chính thức và hối
suất chợ đen, đôi khi sự cách biệt lên đến 9% và làm giảm sự khan hiếm ngoại tệ. Sự
phá giá VNĐ cũng giúp tăng xuất khẩu và giảm chênh lệch cán cân thương mai vì làm
giảm chi phí sản xuất trong nước. Tuy nhiên, đồng Việt Nam mất giá cũng làm tăng lạm
phát vì giá sản phẩm và nguyên liệu nhập khẩu sẽ gia tăng tính theo VNĐ.
20
Đầu tư nhiều, trong khi nền kinh tế lại khá mở nên Việt Nam buộc phải nhập
khẩu nhiều để phục vụ đầu tư. Đó cũng chính là lý do khiến nhập siêu cũng được cho là
có tác động làm cho lạm phát cao(9 tháng năm 2011, thâm hụt thương mại 7,59 tỷ USD)
Việc tỷ giá tăng tạo sức ép lên giá bán lẻ xăng dầu thị trường trong nước. Đặc
biệt là giá bán lẻ các mặt hàng khác nhập khẩu từ nước ngoài hay có phụ tùng, nguyên
vật liệu nhập khẩu, như: linh kiện máy tính, đồ điện tử, điện lạnh, hoá chất, phân bón,
thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, dược phẩm, thuốc chữa bệnh và vật tư y tế, nguyên liệu
hàng dệt may và giày da, vật liệu xây dựng cao cấp, ô tô và phụ tùng ô tô, xe gắn máy
và phụ tùng xe gắn máy, thiết bị máy móc và phương tiện khác, thiết bị văn phòng, đồ
dùng gia đình cao cấp…cũng tăng theo biến động tỷ giá. Trong đó rõ nét nhất là giá bán
ô tô, xe gắn máy thị trường trong nước. Các mặt hàng nông sản thực phẩm khác Việt
Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn cũng có biến động lớn.
Cùng với sự giảm giá trị đối ngoại của đồng nội tệ (phá giá nội tệ và/hoặc để tỷ giá
tăng) thì nguy cơ lạm phát kép là hiện hữu: lạm phát từ bên trong và lạm phát nhập vào
từ bên ngoài giống như cuối năm 2007 và năm 2008. Cần nhớ lại nền kinh tế của nước
ta suốt hơn 20 năm qua (trừ duy nhất năm 1992 có xuất siêu tuy chỉ được vài chục triệu
USD), liên tục là nền kinh tế nhập siêu, trong khi tỷ giá hầu như không đi xuống mà chỉ
có xu hướng trườn ngang và đi lên theo chiều giảm giá trị của đồng nội tệ để theo đuổi
chiến lược hướng về xuất khẩu, nhưng lại hóa ra chủ yếu làm đắt hóa hàng nhập vào
trong nước vì hơn 70% giá trị hàng xuất khẩu của nước ta là hàng gia công, lắp ráp có
“ruột” và công nghệ nhập vào từ nước ngoài. Do đó, nhập siêu ở nước ta đồng nghĩa với
nhập khẩu lạm phát và làm tăng nợ nước ngoài qui đổi. Những ngày qua do tăng cường
kiểm soát tình trạng quản lý ngoại hối bị buông lỏng trong thời gian dài, đã có tác dụng
kéo tỷ giá thị trường tự phát về sát thị trường chính thức, nhưng tính bền vững chưa
được nhìn thấy rõ từ cơ cấu ngoại thương và cơ chế thị trường. Nếu có bất ổn xẩy ra như
triển vọng tăng trưởng xấu đi, thất nghiệp gia tăng và dòng vốn ngoại chảy ngược ra,
đồng nội tệ sẽ lại mất giá mạnh, khi đó sẽ tác động tăng lạm phát cao hơn vì phải bỏ ra
nhiều nội tệ hơn để có một đồng ngoại tệ.
3.2.7 Do tác động của quá trình đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng.
Trong xu hướng đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng, diện tích đất đai tiếp tục bị
thu hẹp. Các dự án nhà ở, khách sạn, du lịch sinh thái, sân golf, khu công nghiệp, đường
giao thông... Việc thu hồi đất nông nghiệp, đặc biệt là đất canh tác màu mỡ của người
dân ở ven các khu đô thị, làm cho diện tích đất trồng trọt giảm, mặt khác, người dân có
21
tiền từ giải phóng mặt bằng, đền bù tài sản và hoa màu trên đất nên tăng tiêu dùng. Mặt
khác, tình trạng đó làm hạn chế quy mô sản xuất nông nghiệp, giảm nguồn cung ứng
nông sản ra thị trường. Xu hướng nói trên diễn ra trong nhiều năm qua, nhưng càng
được đẩy mạnh và mở rộng trong năm 2010, nên tác động đáng kể đến giá cả.
Cũng do quá trình đô thị hóa, giá thuê nhà trong năm 2010 bình quân tăng trên
20%, nhất là giá nhà cho người có thu nhập thấp và trung bình thuê, như sinh viên,
người lao động... Giá nhà đất ở khu vực Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc tăng từ 30% -
60% tùy theo khu vực, dự án và vị trí.
Nhu cầu xây dựng tăng, tác động đến giá cả mặt hàng vật liệu xây dựng, đặc biệt
là các mặt hàng có tỷ lệ tăng khá cao là hàng nhập ngoại hay nguyên liệu nhập ngoại,
như thép và phôi thép, sơn nhà, nhôm, kính cao cấp và các loại vật liệu khác....
3.2.8 Do tác động của lãi suất.
Tình trạng vòng “luẩn quẩn”: Tổ chức tín dụng thiếu tiền vốn so với cầu tín dụng
phải huy động với mức cao hơn mức trần Nhà nước quy định dẫn đến lãi suất cho vay
cũng tăng, trong khi thị trường thì thừa tiền để tiêu dùng hàng hoá hợp thị hiếu, làm cho
tiền trong lưu thông đổ vào lĩnh vực phi sản xuất, không qua ngân hàng, đọng lại ở thị
trường bất động sản rộng lớn nhưng lại bị “đóng băng” do giá cao chơi vơi, chỉ những
“đại gia” mới s n tiền để sở hữu những vị trí đẹp bằng mọi giá.
Thiếu thanh khoản cục bộ đã “thổi” lãi suất thị trường liên ngân hàng lên mức
khá cao. Lãi suất qua đêm thị trường liên ngân hàng tạo thành xu hướng đi lên, từ quanh
mức 10,25% cuối tháng 8, đến đầu tháng 9 lên mức khoảng 14% và hiện tại có thời
điểm đến 18-20%.
Mức tín dụng tăng 27% trong năm 2010, vượt quá mục tiêu 25%. Mức tín dụng
chỉ tiêu cho năm 2011 là 23%. Ngoài ra, phần lớn những tín dụng này lại được ưu tiên
dành cho những DNNN, thường hoạt động kém hiệu quả, với những điều kiện thuận lợi.
Mặc dù trong 9 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín
dụng ở mức thấp, lần lượt là 8.87% và 8.16% (ngày 23/9/2011), nhưng ảnh hưởng của
tăng trưởng cung tiền và tín dụng tới lạm phát là có độ trễ. Như vậy là rất cao so với mặt
bằng chung trong khu vực, so với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, lợi nhuận bình quân
của doanh nghiệp và chỉ số CPI đến thời điểm đó. Lãi suất cao tác đông đến chi phí đầu
vào của vốn tổng giá thành sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. hiện nay (10/2011) các
khoản tiết kiệm mới áp lãi suất khoảng 14% đang ở trạng thái thực dương; những khoản
22
đến hạn với kỳ hạn cho vay 3 đến 6 tháng cũng đang có lợi; tuy nhiên, nếu gửi 1 năm và
đến hạn ở thời điểm này thì người gửi chắc chắn “lỗ” về sức mua đồng tiền.
Mức lãi suất cho vay gây khó khăn rất lớn đến hoạt sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, của người dân, tạo sức ép đẩy giá thành vật tư, hàng hóa và dịch vụ, tác
động lên giá bán và tạo sức ép lên mặt bằng giá. Nhiều dự án triển khai dở dang nếu tiếp
tục vay vốn thì thua lỗ vì lãi suất cao, nếu không vay vốn thì máy móc thiết bị bỏ không
vẫn phải khấu hao, xuống cấp vì tác động của thiên nhiên, chi phí bảo vệ, trả lãi vốn vay
đầu tư, chậm trả nợ gốc, người lao động thiếu việc làm, ảnh hưởng ngay đến chất lượng
tín dụng vì nợ quá hạn có nguy cơ.
Suốt từ năm 2000 đến 2011, tăng trưởng cung tiền và tín dụng của Việt Nam ở
mức cao, cao hơn so với nhiều nước trong khu vực. Và nghiên cứu của các nhà khoa
học cho thấy, nếu lãi suất tăng 1% thì lạm phát chỉ tăng 0,03. Do đó, đây cũng là nguyên
nhân dẫn đến lạm phát tăng cao.
3.2.9 Do biến động của giá vàng và diễn biến tâm lý của người dân.
Yếu tố tâm lý tác động nhiều đến động thái tiêu dùng và phân phối hàng hóa
trong nền kinh tế. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, nếu lạm phát tâm lý tăng
1% thì nó sẽ gây lạm phát thực là 0,64%. Việc Chính phủ liên tục thay đổi mục tiêu lạm
phát, đặc biệt trong 9 tháng đầu năm 2011, Chính phủ đã nới lỏng mục tiêu lạm phát từ
7% đến dưới 10% đến 15% đến 17% và 18% và các tổ chức quốc tế cũng điều chỉnh
tăng dự báo lạm phát Việt Nam khiến cho niềm tin của dân chúng về lạm phát ổn định
bị ảnh hưởng và làm gia tăng mức lạm phát kì vọng, góp phần tăng lạm phát thực tế.
Trong đó, lạm phát tâm lý trong nền kinh tế đang ảnh hưởng đến nhiều mặt đời
sống xã hội, đặc biệt là giá các loại hàng hóa trên thị trường. Thứ nhất: Các chính sách
quản lý nhà nước nhằm mục tiêu điều hành tốt hơn nền kinh tế nhưng đôi khi chính yếu
tố tâm lý của người dân lại làm nảy sinh lạm phát tâm lý. Ví dụ như việc tăng lương. Về
cơ bản, lương tăng không ảnh hưởng tới giá, tuy nhiên do tâm lý tăng giá chung trong
kinh doanh cứ thấy có nhiều tiền là tăng giá nên thậm chí lương chưa tăng giá cả đã
tăng, qua đó lạm phát tăng. Thứ hai: Tâm lý người dân rất nhạy cảm với lạm phát và
thường có phản ứng đôi khi quá mức càng đẩy lạm phát lên cao. Trong khi đó, các phản
ứng của Chính phủ chống lại lạm phát thường chậm, chính sách điều hành không nhất
quán, khiến người dân càng mất niềm tin vào hiệu quả chính sách. Điều này thể hiện
qua những cơn sốt của thị trường vàng, đô la, hay bất động sản khi người dân đổ xô đầu
tư và găm giữ các loại tài sản khác thay thế tiền đồng. Thứ ba: Tâm lý không cất trữ
23
đồng Việt Nam trong nhà. Hiện nay, dù lãi suất ngân hàng có lên tới 20%/năm thì việc
cất trữ tiền đồng vẫn làm cho người dân thấy bị thiệt thòi và không an toàn. Do đó có
tình trạng tìm kiếm các kênh cất trữ khác trong cộng đồng như vàng, đô la… Thứ tư:
Do tâm lý phụ thuộc vào ngoại tệ. Hiện nay, rất nhiều yếu tố tạo ra của cải vật chất cho
tiêu dùng trong nước và bản thân các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp phụ thuộc vào nhập
khẩu. Do đó giá cả phụ thuộc rất nhiều vào tỷ giá ngoại tệ. Khi giá nhập khẩu và tỷ giá
thay đổi sẽ kéo theo phản ứng dây chuyền khiến cho giá tiêu dùng trong nước thay đổi
và thường là theo chiều hướng tăng cao.
Nhiều người trong lĩnh vực kinh doanh đã “phòng thủ” s n bằng cách tăng giá để
phòng xa việc chỉ số lạm phát bất ổn. Để xảy ra tin đồn không tốt cho nền kinh tế cũng
là do nhiều thông tin điều hành từ phía cơ quan quản lý còn chưa rõ ràng và minh bạch
nên nhiều người tin vào tin đồn, từ đó có cách ứng xử riêng tùy thuộc vào vị thế là
người mua hay bán; người sử dụng lao động hay lao động; người tiêu dùng hay sản
xuất… Ví dụ: Đối với những mặt hàng thuộc diện quản lý của Nhà nước, nếu Nhà nước
đã cam kết và sẽ ổn định giá từ nay đến cuối năm thì phải thực hiện đúng. Bởi nếu vẫn
tăng giá vào thời điểm cam kết thì lúc đó người dân sẽ mất niềm tin. Cụ thể như mặt
hàng xăng dầu, người dân đang đặc biệt quan tâm là sự minh bạch trong lỗ, lãi kinh
doanh chứ không chỉ đơn thuần là lúc nào tăng hay giảm giá.
Giá vàng tăng
và lên cơn sốt vào
nhiều thời điểm, cộng
với diễn biến thất
thường của tỷ giá
VND/USD trên thị
trường tự do, tác
động lớn đến tâm lý
của người dân về lạm
phát, về sự mất giá
của đồng tiền Việt
Nam, góp phần tác
động đến mặt bằng giá chung trên thị trường.
24
3.2.10 Nợ công và chi tiêu công quá mức.
Năm 2011, dự kiến nợ công của Việt Nam ước khoảng 54,6% GDP và theo đánh
giá của Chính phủ đang ở ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, Nếu nói nợ công so với GDP bao
nhiêu và nói rằng an toàn hay không là phiến diện. Giống như nói uống rượu mạnh 2
cốc thì an toàn, 3 cốc mới say nhưng với một số người có thể 1 cốc cũng đã say và tại
sao Nhật Bản nợ công 200% GDP vẫn không sao nhưng Hy Lạp chưa đến 100% GDP
đã “chết”. Chỉ tiêu rất quan trọng cần lưu ý là xem nợ phải trả hàng năm so với nguồn
thu. Ví dụ, năm 2011 trả nợ của Việt Nam chiếm 12,5% nguồn thu, năm 2012 là 13,5%.
Nếu cứ như vậy đến lúc nào đó “chúng ta thu chỉ để trả nợ”.
Có thể nói nợ công ở Việt Nam đã đến mức báo động. Nợ công của Việt Nam
khoảng 54,6% GDP, nợ nước ngoài 41,5% GDP - tương đương khoảng 50 tỷ USD. Con
số này ở mức nguy hiểm nếu so với dự trữ ngoại hối của Việt Nam - chỉ khoảng 14 - 15
tỷ USD.
Về chi tiêu công: Không thể phủ nhận sự cần thiết của đầu tư công. Nhưng nhà nước
chỉ nên tham gia vào những lĩnh vực đem lại lợi ích lớn cho cả nền kinh tế nhưng tư
nhân không có động cơ để làm hoặc làm không có hiệu quả. Trên thực tế nhà nước đã
tham gia quá nhiều vào các hoạt động kinh tế và nhiều khi còn cạnh tranh và chèn lấn
khu vực tư nhân. Với mức chi tiêu của khu vực công (bao gồm chi tiêu thường xuyên và
chi đầu tư) trong những năm vừa qua luôn ở mức 35-40% GDP và đầu tư của nhà nước
bằng khoảng 20% GDP (một nửa tổng đầu tư toàn xã hội) là một mức quá cao. Mức chi
tiêu này ắt hẳn là một mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng và những hợp đồng có nhiều
ưu ái cho một số đối tượng. .sự thiên lệch trong việc phân bổ vốn ở khu vực doanh
25
nghiệp (khu vực thị trường). Nhìn vào nền kinh tế sẽ thấy rằng các doanh nghiệp nhà
nước và một số doanh nghiệp tư nhân lớn có nhiều quan hệ đang là đối tượng dành được
sự ưu ái trong việc phân bổ vốn. Câu chuyện của Vinashin đã chi tiêu hoang phí khoảng
4 tỷ đô la trong thời gian qua và hiện vẫn được khoanh nợ và tiếp tục vay vốn là một ví
dụ rất điển hình của sự ưu ái dành cho các doanh nghiệp nhà nước.
Theo ước tính của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương, trong năm nay tập
đoàn Điện lực có khả năng lỗ 11.669 tỉ đồng; Tổng công ty Xăng dầu lỗ 1.200 tỉ đồng;
Vinashin lỗ 3.092 tỉ đồng; Tổng công ty Hàng hải lỗ 613 tỉ đồng.
Đây là hệ quả tất yếu của một nền kinh tế xây dựng trên một khu vực nhà nước lớn
với các DNNN làm ăn thường là thua lỗ. Vào cuối năm 2010, công ty quốc doanh xây
cất tầu thủy Vinashin rơi vào tình trạng gần phá sản là một thí dụ mới nhất. Vinashin
được thành lập vào năm 2005 với số vốn 750 triệu USD từ công trái phiếu của nhà
nước. Vào tháng 7 năm 2010, Việt Nam công bố rằng Vinashin mắc món nợ chồng chất
lên 4.4 tỉ USD, không có khả năng trả nợ và bị đe dọa phá sản. Vào cuối năm 2010,
Vinashin điều đình với các chủ nợ để xin hoãn trả 60 triệu USD trên số nợ 600 triệu
USD. Cho đến đầu tháng 3 vừa qua, Vinashin vẫn chưa trả được nợ. Khả năng khai phá
sản có thể sẽ xẩy ra.
Trong khi vụ Vinashin chưa giải quyết xong và ngay sau khi nhà nước tuyên bố
cho tăng giá xăng dầu và điện, gần đây lại xảy ra vụ Công Ty Cho Thuê Tài Chánh ALC
II thua lỗ 3,000 tỉ đồng. Công ty nhà nước này thua lỗ đã nhiều năm, những đến 2007
mới bị phát hiện. Đến cuối 2009 ông Vũ Quốc Bảo, Tổng Giám Đốc ALC II mới bị mãn
nhiệm, và cho mãi đến giữa tháng 4 vừa qua, dân mới được biết vì cơ quan cảnh sát điều
tra quyết định bắt tạm giam ông Bảo. Bất chấp những cảnh báo và thực tế chứng minh,
nhiều vấn đề rất cũ của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn trong những năm gần
đây đã không được cải thiện đáng kể. Đã vậy, thay vì tập trung vào việc nâng cao năng
lực, khối doanh nghiệp này tại cuộc họp hôm 8-9 còn đề nghị Chính phủ chỉ đạo cắt
giảm nguồn tín dụng đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân qua các kênh ngân hàng và
tín dụng có bảo lãnh của Chính phủ để tạo điều kiện hơn cho doanh nghiệp nhà nước.
Đây là một đòi hỏi không thể chấp nhận được.
3.2.11 Do vấn đề tiền tệ.
Đối với năm 2010, Có thể nói kênh tiền tệ qua hệ thống ngân hàng không phải
là nguyên nhân chủ yếu gây nên lạm phát cao trong năm 2010. Thứ nhất, qua phân tích
các nguyên nhân ở phần đầu tiểu luận cùng với sự tác động lên các nhóm hàng hóa và
26
dịch vụ. Thứ hai là mức tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng dư nợ cho vay của hệ
thống ngân hàng đến hết năm 2010 so với nhiều năm gần đây không phải là cao, vẫn
nằm trong tầm kiểm soát theo mục tiêu đề ra từ đầu năm.
Theo số liệu của NHNN, tổng dư nợ cho vay của các TCTD trong toàn quốc tính
đến hết tháng 12/2010 ước tăng 29,81% so với năm trước, trong đó dư nợ nội tệ tăng
25,3%, dư nợ ngoại tệ tăng 49,3%. Tổng phương tiện thanh toán cả năm ước tăng
25,3%; tổng nguồn vốn huy động tăng 27,2%. Tuy nhiên, nếu loại bỏ hư số do giá vàng
và tỷ giá tăng thì trong năm 2010 tổng dư nợ tăng 27,6%, tổng phương tiện thanh toán
tăng 23%, huy động vốn tăng 24,5%. Như vậy, riêng dư nợ cho vay năm 2010 vẫn thấp
hơn tốc độ tăng của 2 năm gần đây. Hoặc nếu tính theo độ trễ của tác động chính sách,
tức là chỉ số CPI tăng khá cao trong quý IV-2010, nhìn ngược lại trong 6 tháng đầu năm,
dư nợ cho vay mới chỉ tăng khoảng 11%, chưa phải là cao. Đồng thời cũng xét theo nhu
cầu của nền kinh tế, theo tốc độ tăng trưởng GDP thì tốc độ tăng trưởng tổng phương
tiện thanh toán và dư nợ cho vay là phù hợp.
Năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam cũng đã tăng khá cao đe
dọa mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm dưới mức hai con số. Diễn biến nêu
trên đã ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin của người dân, thị trường và các nhà đầu
tư. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém về kinh tế vĩ mô, tháng 2/2011 Chính phủ
Việt Nam đã có Nghị quyết 11 tập trung “ưu tiêm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, đảm bảo an sinh xã hội” với 6 gói các biện pháp chính sách, bao gồm: “Thắt chặt
chính sách tiền tệ; thắt chặt chính sách tài chính; kìm hãm thâm hụt thương mại; tăng
giá điện đồng thời với việc hỗ trợ người nghèo và sử dụng một cơ chế mang tính thị
trường hơn đối với việc định giá xăng dầu; tăng cường an sinh xã hội; nâng cao hiệu
quả việc phổ biến thông tin chính sách”.
Triển khai Nghị quyết 11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã điều chỉnh
mục tiêu trần tăng trưởng tín dụng từ 23% xuống còn 20% trong năm, và tăng trưởng
nguồn cung tiền (M2) trong năm 2011 từ 21-24% xuống còn 15-16%. Cả hai mục tiêu
này đều được điều chỉnh thấp hơn khá nhiều so với năm 2010 (năm 2010 tín dụng tăng
ở mức 32,4% và M2 tăng 33,3%).
Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, SBV đã yêu cầu các ngân hàng và các tổ
chức tín dụng khác phải kìm hãm tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 20% trong năm; các
tổ chức tín dụng hạn chế cấp tín dụng cho những hoạt động không mang tính sản xuất
như bất động sản và chứng khoán xuống dưới 22% trong tổng số tiền cho vay tính đến
27
cuối tháng 6/2011, và 16% tính đến cuối năm 2011. Đồng thời SBV sẽ phạt những tổ
chức tín dụng nào không đáp ứng được những mục tiêu trên bằng cách bắt buộc tăng
gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Mặt khác, SBV cũng tìm cách hạn chế cho vay bằng ngoại tệ đối với việc nhập
khẩu những hàng hóa không thiết yếu (bao gồm tất cả hàng hóa tiêu dùng); giới hạn việc
nhập khẩu vàng và chỉ cho phép một số ít công ty được nhập khẩu vàng, cấm kinh
doanh vàng miếng trên thị trường. Những động thái có tính quyết liệt của SBV đưa ra là
nhằm giảm thiểu những giao dịch đầu cơ tích trữ ngoại tệ và vàng để đảm bảo ổn định
tiền đồng VND.
Tác động : trong 6 tháng đầu năm, cả nước có 39.500 doanh nghiệp được thành
lập mới, với số vốn đăng ký ước đạt 230.200 tỷ đồng, giảm 4,7% về số lượng và 12,8%
về số vốn đăng ký. Cùng đó, có tới 30% số doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh phải
tạm ngừng hoạt động, phá sản, giải thể hoặc đóng cửa. Chỉ có 13,3% số lượng doanh
nghiệp hầu như không bị ảnh hưởng, phần còn lại đều bị tác động rất lớn, trong đó có
16,6% số doanh nghiệp bị tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng. Thực tế này dẫn tới
16% doanh nghiệp đang nằm trong tình trạng phải gia hạn nợ gốc và lãi vay.
Do cào bằng, không xác định và phân loại rõ bất động sản thiết yếu và không thiết
yếu nên hầu hết các ngân hàng đã hết giới hạn cho vay bất động sản. Vì thế, nhiều dự án
bất động sản thiết yếu như nhà ở cho người thu nhập thấp, đầu tư hạ tầng công nghiệp…
cũng bị vạ lây. Làm cho giá cả các căn hộ ngày một cao.
Đối với các ngành nghề kinh doanh dịch vụ như phân phối hàng hóa, trước áp lực
thắt chặt tiền tệ, họ đành giở bài “chiếm dụng vốn” lẫn nhau. Vì thế, phải chiếm dụng
vốn, chây ỳ trả nợ bạn hàng theo phương thức “ba càng”: càng nhiều, càng lâu, càng
tốt”. Chi phí sản xuất tăng do lãi vay đang làm đau đầu các doanh nghiệp. Chính sách
tiền tệ từ tỷ giá đến lãi suất là yếu tố số 1 gây nên tình trạng sản xuất đình trệ hiện nay.
Thời gian vừa qua, do tỷ giá của các ngoại tệ mạnh biến động rất mạnh so với VND, nên
hàng loạt doanh nghiệp bị lỗ vì rủi ro tỷ giá. Những khoản vay nợ ngoại tệ do không có
nguồn ngoại tệ tương lai trong khi không được bảo hiểm rủi ro tỷ giá từ các doanh
nghiệp, nhất là doanh nghiệp chỉ có nguồn thu nội địa như ngành điện, xi măng đang
phải méo mặt vì thứ rủi ro này.
28
KẾT LUẬN
Lạm phát ở nước ta trong thời gian qua so với nhiều nước luôn ở mức cao và kéo
dài do nhiều nguyên nhân, bao gồm cầu kéo, chi phí đẩy và một số yếu tố đặc thù tác
động làm gia tăng các yếu tố cầu kéo và chi phí đẩy. Nhưng nguyên nhân chủ yếu chính
là cầu kéo (tổng mức đầu tư vượt quá tiết kiệm, tín dụng, tổng phương tiện thanh toán
tăng nhanh...). Lạm phát suy cho cùng là bức tranh phản ánh của sự mất cân đối giữa
tổng cung và tổng cầu. Tuy nhiên cơ cấu cung và cơ cấu cầu trong môi trường thị hiếu
biến đổi nhanh và qui luật khan hiếm tài nguyên thiên nhiên cho sản xuất cũng tham gia
gây hiệu ứng tới lạm phát.
Giảm thiểu các tác động tiêu cực của lạm phát là một vấn đề mang tính chất vĩ mô,
đặc biệt đối với một nền kinh tế đang trên đà phát triển như Việt Nam. Sự hy sinh tăng
trưởng năm 2011 để kiềm chế lạm phát như quyết sách của chính phủ Việt Nam đã đủ
nói lên tầm quan trọng của vấn đề. Lạm phát luôn rình rập và đe dọa nền kinh tế nước ta
bất cứ lúc nào. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước cần phải luôn thận trọng trong mỗi bước
đi của mình để đảm bảo cho nền kinh tế nước ta phát triển vững mạnh làm nền tảng để
phát triển khoa học, giáo dục, đuổi kịp sự phát triển của các nước trong khu vục nói
riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung. Điều này không chỉ của riêng ai mà là một
phần không nhỏ dành cho các nhà doanh nghiệp trẻ góp phần làm rạng danh đất nước
trong nhiều năm tới.
Trên đây là bài tiểu luận về “Nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam năm 2010-
2011” của nhóm 3. Chắc chắn còn nhiều thiếu sót nhất định. Chúng tôi kính mong quý
thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến đề đề tài được hoàn thiện hơn.
Nhóm sinh viên thực hiên
Thay mặt nhóm 3
NGUYỄN HỮU VŨ
29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
-
- Nhật báo VnEconomy News (
- Tổng Cục Thống kê (
- Báo tuổi trẻ online (
- Diễn đàn kinh tế Việt Nam (
- Tin nhanh Việt Nam (
- Báo đầu tư (
-
-
-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyennhanlamphat20102011.pdf