Tiểu luận Phân tích mối liên hệ giữa Cộng đồng Chính trị - An ninh với Cộng đồng kinh tế

Phân tích mối liên hệ giữa Cộng đồng chính trị - an ninh với Cộng đồng kinh tế. 1. Khái quát chung về APSC và AEC APSC và AEC được nhắc tới lần đầu tiên trong Tuyên bố hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali II) được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 năm 2003. Tiếp theo, các bản Kế hoạch tổng thể xây dựng tổng thể AEC (năm 2007) và Kế hoạch tổng thể xây dựng APSC (năm 2009) đã xác định rõ định dạng cũng như cơ chế, các biện pháp và hoạt động cụ thể xây dựng APSC, AEC đến năm 2015. Đây chính là cơ sở pháp lý để ASEAN triển khai xây dựng hai cộng đồng trên. Theo đó, APSC được xây dựng thành một liên kết chính trị-an ninh nhằm xây dựng và duy trì một khu vực ASEAN ổn định, ổn định và an ninh toàn diện; còn AEC là một liên kết kinh tế, nhằm xây dựng ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, có tính cạnh tranh cao, phát triển đồng đều giữa các nền kinh tế thành viên và hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế toàn cầu.

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2047 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích mối liên hệ giữa Cộng đồng Chính trị - An ninh với Cộng đồng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Khái quát chung về APSC và AEC Muối liên hệ giữa Cộng đồng chính trị- an ninh và Cộng đồng kinh tế ASEAN. Phân tích mối liên hệ giữa Cộng đồng chính trị - an ninh với Cộng đồng kinh tế. Khái quát chung về APSC và AEC APSC và AEC được nhắc tới lần đầu tiên trong Tuyên bố hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali II) được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 năm 2003. Tiếp theo, các bản Kế hoạch tổng thể xây dựng tổng thể AEC (năm 2007) và Kế hoạch tổng thể xây dựng APSC (năm 2009) đã xác định rõ định dạng cũng như cơ chế, các biện pháp và hoạt động cụ thể xây dựng APSC, AEC đến năm 2015. Đây chính là cơ sở pháp lý để ASEAN triển khai xây dựng hai cộng đồng trên. Theo đó, APSC được xây dựng thành một liên kết chính trị-an ninh nhằm xây dựng và duy trì một khu vực ASEAN ổn định, ổn định và an ninh toàn diện; còn AEC là một liên kết kinh tế, nhằm xây dựng ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, có tính cạnh tranh cao, phát triển đồng đều giữa các nền kinh tế thành viên và hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế toàn cầu. Muối liên hệ giữa Cộng đồng chính trị- an ninh và Cộng đồng kinh tế ASEAN. Mối quan hệ giữa APSC và AEC được khẳng định tại Tuyên bố Bali II như sau: “ một Cộng đồng ASEAN sẽ hình thành bao gồm ba trụ cột, Cộng đồng chính trị-an ninh (APSC), Cộng đồng kinh tế (AEC) và Cộng đồng văn hóa-xã hội (ASCC). Các cộng đồng này gắn kết chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau nhằm đảm bảo hòa bình lâu dài, ổn định và thịnh vượng chung cho khu vực”( Xem: Tuyên bố hòa hợp ASEAN II ). Cụ thể, AEC và APSC gắn kết và hỗ trợ nhau ra sao sau đây xin được phân tích cụ thể: Cộng đồng chính trị-an ninh sẽ tạo ra môi trường hòa bình và ổn định cho sự phát triển của khu vực Đông Nam Á, để từ đó các quốc gia có thể tận dụng tối đa các cơ hội để phát triển một cách hài hòa và bền vững. Bởi vì không thể phát triển kinh tế nếu nền chính trị bất ổn, chiến tranh. Các nước thành viên ASEAN không thể nói tới hợp tác kinh tế nếu giữa các thành viên vẫn còn tồn tại những nghi kị, tranh chấp và bất đồng có thể dẫn tới các nguy cơ xung đột về quân sự. Thực tế đã chứng minh điều đó, cụ thể trong giai đoạn đầu từ 1967 tới những năm đầu của thập kỷ 90 do những bất đồng về chính trị giữa các nước Đông Nam Á xung quanh vấn đề chiến tranh Việt Nam, vấn đề Campuchia… thì sự hợp tác kinh tế chỉ bó hẹp trong phạm vi ASEAN 6 với Dự án công nghiệp ASEAN – AIPs 1976 hay Liên doanh công nghiệp AIJV 1983. Rõ ràng với vị trí độc lập tương đối, APSC có liên hệ mật thiết, tác độc lại đối với AEC. Ở chiều ngược lại, AEC cũng có tác động trở lại APSC. Cụ thể thông qua việc xây dựng một khu vực kinh tế thịnh vượng, cạnh tranh và hội nhập. Những thành tựu về kinh tế sẽ là chất kết dính, khiến sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước trở nên chặt chẽ. Những lợi ích ràng buộc về lợi ích kinh tế chung sẽ thúc đẩy các quốc gia “chung sống” với nhau một cách hòa bình. Ví dụ: Việt Nam sau 1986 tiến hành Đổi mới, mở cửa nền kinh tế, chấp nhận sự tùy thuộc vào nền kinh tế thế giới (về vốn, công nghệ, thị trường…) để phát triển kinh tế. Điều đó bắt buộc Việt Nam phải tiến hành đối thoại thu hẹp các bất đồng chính trị đối với các nước ASEAN khác. Tóm lại, APSC và AEC có mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó trong một thể thống nhất, là điều kiện phát triển và bổ sung lẫn nhau. Việc xây dựng thành công APSC là tiền đề xây dựng AEC và ngược lại. Vì vậy sẽ thật khó khăn nếu xây dựng từng cộng đồng APSC hay AEC. Thay vào đó để nhanh chóng xây dựng thành công AEC và APSC thì tốt nhất nên xây dựng hai cộng đồng trên một cách đồng thời để chúng bổ sung, thúc đẩy lẫn nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tập bài giảng Pháp lật Cộng đồng ASEAN, Trung tâm luật châu Á-Thái Bình Dương, Khoa luật quốc tế, trường Đại học luật Hà Nội, 2011;

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docca nhan 29.doc
Tài liệu liên quan