Tiểu luận Pháp luật khuyến mại, bất cập và giải pháp

I. Khuyến mại. 1. Khái niệm. Khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005 quy định: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.” Như vậy, khuyến mại có thể được biểu hiện là “cách thức, biện pháp thu hút khách hàng thông qua việc dành lợi ích cho khách hàng, bao gồm lợi ích vật chất như tiền, hàng hóa hay lợi ích phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí)” nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. 2. Đặc điểm. 3. Các hình thức khuyến mại. 4. Các hành vi cấm trong hoạt động khuyến mại. II. Những bất cập khi áp dụng phápluật khuyến mại ở Việt Nam. 1. Về hình thức khuyến mại. a) Đưa hàng mẫu cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền b. Hình thức bán hàg, cung cấp dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình may rủi. c) Về chất lượng hàng hóa, dịch vụ dụng cho khuyến mại. d) Ngoài ra, còn có một số bất cập khác mà hiện nay xảy ra. 2. Nguyên nhân III. Một số kiến nghị nhằm đảm bảo pháp luật về khuyến mại ở Việt Nam. 1. Nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về khuyến mại.

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2598 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Pháp luật khuyến mại, bất cập và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khuyến mại. Khái niệm. Khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005 quy định: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.” Như vậy, khuyến mại có thể được biểu hiện là “cách thức, biện pháp thu hút khách hàng thông qua việc dành lợi ích cho khách hàng, bao gồm lợi ích vật chất như tiền, hàng hóa hay lợi ích phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí)” nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Đặc điểm. Dấu hiệu dành cho khách hàng những lợi ích nhất định là dấu hiệu đặc trưng của hoạt động khuyến mại để phân biệt hoạt động khuyến mại với các hình thức xúc tiến thương mại với các hình thức xúc tiến thương mại khác. Theo quy định của Luật thương mại, khuyến mại có những đặc điểm cơ bản sau: + Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân và cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thương xuyên. Tổ chức cá nhân kinh doanh có thể tự mình tổ chức thực hiện việc khuyến mại hoặc có thể kinh doanh dịch vụ khuyến mại bằng cách thực hiện việc khuyến mại hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác thỏa thuận với thương nhân đó. Quan hệ này hình thành trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữa thương nhân có nhu cầu khuyến mại với thương nhân kinh doanh dịch vụ. Pháp luật Việt Nam không cho phép các văn phòng đại diện cho thương nhân tiến hành khuyến mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thưng nhân mà mình đại diện. + Mục đích của khuyến mại là việc bán hàng và cug ứng dịch vụ. để thực hiện mục đích này, các đợt khuyến mại có thể hướng tới mục tiêu lôi kéo hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ của khách hàng, gới thiệu một sản phẩm mới, khích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa đến hàng hóa của doanh nghiệp, tăng lượng hàng hóa đặt mua… thông qua đó tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa, dịch vụ. + Cách thực hiện xúc tiến thương mại: Là dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Tùy thuộc vào mục tiêu của đợt khuyến mại, tùy thuộc vào trạng thái canh tranh, phản ứng của đối thủ canh tranh trên thương trường, tùy thuộc điều kiện kinh phí dành cho khuyến mại, lợi ích mà thương nhân dành cho khách hàng có thể là quà tặng, hàng mẫu để dùng thử, mua hàng giảm giá… hoặc là lợi ích phi vật chất khác. Khác hàng được khuyến mại có thể là người tiêu dung hoặc các trung gian phân phối. Các hình thức khuyến mại. Điều 92 Luật thương mại 2005 quy định thương nhân có thể thực hiện khuyến mại theo một trong số các hình thức sau: Một là, đưa hàng hóa mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền. Thông thường, hàng mẫu được sử dụng khi thương nhân cần giới thiệu một sản phẩm mới hoặc sản phẩm đã cải tiến, do vậy, hàng mẫu đưa cho khách hàng dung thử là hàng đang bán hoặc sẽ được bán trên thị trường. Thứ hai, Quà tặng. Thương nhân được phép tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng không thu tiền để thực hiện mục tiêu xúc tiến thương mại. Tặng quà được thực hiện đối với khách hàng có hành vi mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của thương nhân. Hàng hóa, dịch vụ dung làm quà tặng có thể là hàng hóa, dịch vụ mà thương nhân đang kinh doanh hoặc là hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác. Việc luật pháp cho phép sử dụng hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác để phát tặng cho phép khuyến khích sự liên kết xúc tiến thương mại của các thương nhân nhằm khai khác lợi ích tối đa. Viêc tặng quà trong trường hợp này không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ mà thương nhân còn có cơ hội quảng cáo, giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ của nhau. Thứ ba, Giảm giá là hành vi bán hàng, cung ứng dịch vụ trong thời gian khuyến mại với giá thấp hơn giá bán, giá cung ứng dịch vụ bình thường trước đó được áp dụng trong thời gian khuyến mại mà thương nhân đã hoặc thông báo. Nếu hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Khi khuyến mại theo cách thức này, để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, hành vi bán phá giá, luật pháp thường có quy định gới hạn mức độ giảm giá đối với từng đơn vị hàng hóa, dịch vụ. Việc gới hạn này là cần thiết để đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp xúc tiến thương mại của người tiêu dùng, khách hàng và của thương nhân khác. Múc độ giảm giá cụ thể do Chính phủ quy định. Thứ tư, Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, phiếu dự thi. Theo các chương trình này, khách hàng có thể được hưởng lợi ích nhất định theo những phương thức khác nhau. Phiếu mua hàng thường có ý nghĩa giảm giá hoặc mệnh giá nhất định để thanh toán cho những lần mua sau trong hệ thống bán hàng của thương nhân. Phiếu sử dụng dịch vụ có thể cho phép sử dụng dịch vụ miễn phí, theo điều kiện do nhà cung ứng dịch vụ đưa ra. Khác với điều này, phiếu dự thi có thể mang lại giải thưởng hoặc không mang lại lợi ích gì cho khách hàng, phụ thuộc vào kết quả dự thi của họ. Thứ năm, tổ chức các sự kiện này được tổ chức gắn liền hoặc tách dời với việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của khách hàng. Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí… có thể là lợi ích phi vật chất mà thương nhân dành khuyến mại cho khách hàng,cũng có thể nhằm hướng tới khách hàng mục tiêu của thương nhân. Ngoài các sự kiện trên đây, thương nhân có thể tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại. Ngoài ra, pháp luật không cấm thương nhân sử dụng các hình thức khác để khuyến mại nhưng khi tiến hành phải được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp nhân. Các hành vi cấm trong hoạt động khuyến mại. Khuyến mại là quyền của thương nhân trong hoạt động kinh doanh. Cơ hội thương mại mà thương nhân khuyến mại có được là vấn đề nhạy cảm vì nó có thể tạo ra những khó khăn cho thương nhân khác, có thể đụng chmạ đến lợi ích của khách hàng và tính lành mạnh của môi trường khi kinh doanh. Để ngăn ngừa các tác động tiêu cực này, một số hoạt động khuyến mại sau đây bị Nhà nước cấm thực hiện: - Khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ bị cấm doanh, hàng hóa Những bất cập khi áp dụng phápluật khuyến mại ở Việt Nam. 1. Về hình thức khuyến mại. Các hình thức khuyến mại được pháp luật quy định rất cụ thể và chi tiết. với hình thức khác để thực hiện khuyến mại bất hợp pháp. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng các hình thức này vẫn còn nhiều sự nhầm lẫn. Nhiều thương nhân đã lợi dụng nhũng “ ranh giới” mong manh giữa hình thức này a) Đưa hàng mẫu cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền Thực tế hiện nay cho thấy các thương nhân khi sử dụng hình thức khuyến mại này thường gặp một số khó khăn, đó là phát hàng mẫu ở đâu? Việc phát hành mẫu phải tiến hành như thế nào ? Luật thương mại 2005 và văn bản hướng dẫn không có quy định cụ thể những vấn đề này nên khi các thương nhân tiến hành hoạt động phát hàng mẫu họ không biết bắt đầu tư đâu để có thể đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng .Tuy nhiên, có thể thấy các biện pháp phổ biến mà thương nhân sử dụng hiện nay là phát hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu tại nơi bán hàng, nơi cung ứng dịch vụ; tổ chức phân phát đến tận tay khách hàng.Các biện pháp cũng bộc lộ một số nhược điểm. Như việc tổ chức phân phát đến tận ta người tiêu dùng nhiều hoạt động lừa đảo hay cung cấp sản phẩm kém chất lượng đã được sử dụng qua hình thức này. Do đó pháp luật cần có thêm những quy định rõ rang hơn trong việc tổ chức phát hành mẫu cung ứng dịch vụ mẫu để vừa đảm bảo cho hoạt động khuyến mại phục vụ cho mục đích kinh doanh của các thương nhân vừa đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. b. Hình thức bán hàg, cung cấp dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình may rủi. Chương trình khuyến mại rút tham trúng thưởng “ Đầu tư năm tháng lớn cùng LG” tổ chức lễ bốc tham ngày 13, 20 tháng 6- 2006. Tuy nhiên cả hai cuộc bốc thăm đều bất thành do sự phản hồi cả những người tham gia là đại lý của công ty LG. chương trình khuyến mại này có giải thưởng 2 tỷ đồng, diễn ra ở nhiều địa phương từ miên Trung trở vào, giải thưởng bao gồm: Giải nhất- xe oto Toyota Innova; Giải nhì- xe tải Hyundai 1,25 tấn; Giải ba- xe Honda Dylan. Chương trình khuyến mại chủ yếu dành cho các đại lý bởi theo quy định để có một phiếu bốc thăm trúng thưởng, thì sẽ phải mua 100 bộ máy lạnh LG, nếu mua 300 bộ thì được nhận bốn phiếu. Trong lễ bốc thăm trung thưởng, một khách hàng đã đặt vấn đề kiểm tra thùng phiếu xem có phiếu tham dự của mình không. Kết quả kiểm tra thật bất ngờ khi tất cả số phiếu có số từ 200 trở lên không có trong thùng. Một kết quả khác khiến nhiều đại lý đặt vấn đề nghi vấn, vì nếu kết quả rút thăm trước khi hiện tượng gian dối lật tẩy, sẽ có một đại lý trúng đến sau trên mười giải thưởng, trong đó có đủ các giải nhất, nhì, ba. Được biết việc tổ chức lễ rút thăm trúng thưởng ngày 13-3 kể trên không có sự quản lý của Nhà nước. Như vậy, từ ví dụ trên ta thấy được nhà nước ta đang còn lỏng lẻo trong hoạt động khuyến mại, để các thương nhân lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. c) Về chất lượng hàng hóa, dịch vụ dụng cho khuyến mại. Theo quy định cảu pháp luật thì việc khuyến mại để tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khỏe của con người và lợi ích công cộng khác là hoàn toàn bị cấm. Tuy nhiên, trên thực tế thì quy định này hầu như không được các doanh nghiệp áp dụng khi thực hiện hoạt động khuyến mại. Mua hàng hóa được khuyến mại thì ai cũng thích nhưng không phải sản phẩm nào cũng tốt. Nhiều cửa hàng thông báo khuyến mại rất hoành tráng, rầm rộ nhưng khí khách đến mua hàng thì mới vỡ lẽ hàng hóa được khuyến mại có cùng chủng loại nhưng chất lượng kém hơn hẳn hàng chính hãng, hay các chương trình mua bếp ga có tặng thêm một chảo chống dính nhưng chỉ có hơn một tuần thì chảo có hiện tượng dính… d) Ngoài ra, còn có một số bất cập khác mà hiện nay xảy ra. Thứ nhất, TKM gần như chỉ sôi động vào những ngày cuối tuần và 2 ngày “vàng” 13-14/11. Tuy nhiên, không phải điểm khuyến mại nào cũng được tấp nập khung cảnh mua sắm vào những ngày này mà phải là những điểm mua sắm uy tín như: Metro, BigC, Fivimart, Intimex... và đây cũng là những siêu thị phục vụ nhiều mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm tươi sống. Những siêu thị còn lại, không khí mua sắm trong cả TKM khá ảm đạm. Thứ hai, năm nay giá cả tăng cao nên người dân chỉ tập trung vào vấn đề ăn uống, chi tiêu sinh hoạt. Địa điểm khuyến mại nhiều, thực hiện trên diện rộng nhưng ít tập trung vào ngành hàng ăn uống, sinh hoạt. Trong khi đây là những mặt hàng người tiêu dùng có nhu cầu nhiều, nhu cầu cao lại ít khuyến mại. Chủ yếu tập trung vào các mặt hàng điện máy, điện tử, điện lạnh... người tiêu dùng ít nhu cầu và cũng không phải mua thường xuyên. Thứ ba, có rất nhiều khuyến mại trúng thưởng như trúng mua hàng, trúng xe ô tô, bốc thăm trúng xe máy, thiết bị nội thất giá trị lớn nhưng TKM kết thúc vẫn không thấy công bố ai trúng thưởng. Trong khi đó, theo quy định trong Nghị định số 32/1999/NĐ-CP về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại thì tất cả những khuyến mại rủi ro, giá trị trên 100 triệu đồng trở lên đều phải được kiểm tra. Doanh nghiệp tổ chức chương trình bốc thăm trúng thưởng phải nộp 50% số tiền rủi ro vào kho bạc trước khi tổ chức khuyến mại (tuy nhiên, theo thông tin chúng tôi nhận được từ Sở Công Thương và Kho bạc TP Hà Nội thì đến thời điểm TKM kết thúc cả hai đơn vị này đều chưa nhận được khoản tiền rủi ro nào từ những chương trình khuyến mại lớn- PV).  Thứ tư, chương trình khuyến mại hiện nay vẫn không được quản lý khép kín. Nghĩa là những món quà sẽ thực hiện trao giải khi trúng thưởng như xe máy, ôtô, quạt điện, điều hòa, tủ lạnh... không được kiểm tra trước khi khuyến mại. Nghĩa là kiểm tra có niêm phong hẳn hoi. Vì nếu không thực hiện khâu này thì kết thúc chương trình khuyến mại những sản phẩm khuyến mại không bao giờ tìm được chủ nhân đó sẽ được đưa ra thị trường mà không ai có thể phát hiện được. Thứ năm, nhiều cửa hàng tư nhân lợi dụng TKM của thành phố để “ăn theo”, hòa vào TKM của Sở Công Thương làm mất uy tín.  2. Nguyên nhân Có thể thấy rằng hai nguyên nhân lớn đó là: Pháp luật hiện hành còn nhiều kẽ hở và sựu nhẹ dạ cả tin của người tiêu dùng. Việc pháp luật còn thiếu những chế tài sử phạt nghiêm khắc làm giảm đi tính răn đe của pháp luật. Mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm về khuyến mại chỉ từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Múc phạt này so với số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau mỗi chương trình khuyến mại vi phạm pháp luật chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nguyên nhân thứ hai có thể kể đến người tiêu dùng. Người tiêu dùng hiện nay một phần vì không nắm bắt được hết thông tin từ nhà sản xuất, một phần không hiểu biết được hết các quy định của pháp luật. Vif vây, khi tham gia mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ trên thị trường họ rất dễ bị các nhà sản xuất lợi dụng. Những doanh nghiệp này thường đánh vào tâm lý ham rẻ, muốn thử vận may… của người tiêu dùng để tung ra các. Với mục đích tiêu thụ sản phẩm, thu lợi lớn từ thị trường mà không cần biết đến tác hại to lớn của sản phẩm kém chất lượng có thể gây ra cho khách hàng. Do đó, người tiêu dùng hiện nay cũng cần được bảo vệ mình, tự trạng bị cho mình những kiến thức pháp luật tối thiểu, hãy tham khảo thật kĩ lưỡng sản phẩm mà mình định mua trước khi quyết định. III. Một số kiến nghị nhằm đảm bảo pháp luật về khuyến mại ở Việt Nam. Nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về khuyến mại. Khuyến mại là hình thức xúc tiến thương mại không thể thiếu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiien, do đây là một khái niệm khá mới mẽ khi nước ta bắt đàu chuyển dần từ kinh tế thị trường bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên pháp luật điều chỉnh còn nhiều thiếu sót. Mục tiêu của việc hoàn thiện pháp luật về khuyến mại là nâng cao tính chặt chẽ của pháp luật nhưng vãn đảm bảo được các nguyên tắc vốn có. Nhưng pháp luật về khuyến mại nước ta còn nhiều tồn tại và hạn chế. Trong đó đặc biệt nổi lên những vấn đề như việc hiểu và vận dụng các hình thức khuyến mại theo quy định của pháp luật, các quy định về hạn mức tối đa giá trị hàng hóa… Để hoàn thiện pháp luật về khuyến mại có một số kiên nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về khuyến mại ở Việt Nam. Thứ nhất, các nhà làm luật cần xem xét hủy bỏ định nghĩa nộp 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng. Theo khoản 4 Điều 96 Luật thương mại 2005 quy định: Đối với hình thức khuyến mại bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo tỉ lệ giải thưởng đã công bố, thương nhân phải trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng. Theo các thương nhân, quy định này không đảm bảo được quyền lợi cho họ. Bởi vì, số hàng hóa các thương nhân sử dụng cho khuyến mại cũng tương ứng với lượng hàng hóa cần tiêu thụ. Thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại khi doanh số của họ không đươc như mong muốn, vậy họ còn phải mất chi phí dành cho việc khuyến mại thì điều này không thực tế Nhiều vấn đề cũng nảy sinh khi hàng hóa khuyến mại là vật mà việc nộp ngân sách nhà nước lại tính bằng giá trị. Do đó, sẽ gây khó khăn khi định giá sản phẩm do nhiều của thị trường vào gai đoạn cụ thể. Quy định này của pháp luật có ưu điểm là hạn chế tình trạng khuyến mại gian dối, thiếu trung thực của thương nhân. Tuy nhiên không phải mọi thương nhân khi thực hiện hành vi khuyến mại đều có hành vi gian lận, lừa dối khách hàng. Vì vậy quy định của các pháp luật như vậy là chưa thỏa đáng. Như vậy, muốn hạn chế được sự gian lận của hoạt động khuyến mại theo quy định của pháp luật thì phải bắt đầu từ khi thương nhân nộp đơn đăng kí hoạt động khuyến mại, các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại sẽ tiếp nhận và tiến hành các biện pháp kiểm tra tính trung thực của giải thưởng. Thứ hai, Cần bổ sung quy định trách nhiệm cá nhân của thương nhân hay người đại diện hợp pháp của thương nhân và trách nhiệm cá nhân của người được giao tổ chức chương trình khuyến mại để đảm bảo tính trung thực về giải thưởng và chọn người trúng giải thưởng. Bao gồm: trách nhiệm trung thực trong tổ chức, trong thực hiện các cam kết với khách hàng và trách nhiệm tôn trọng tối đa lợi ích của người tiêu dùng. Quy định rõ ràng hơn nữa các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại, quy định rõ về trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại. Thứ ba, trên thực tế việc thực hiện các quy định về hình thức khuyến mại còn gặp nhiều nhầm lẫn từ các thương nhân. Cụ thể là ở “hàng mẫu” và “quà tặng”. Theo Điều 7 và Điều 8 Nghị định 37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại có quy định về hình thức hàng mẫu là đưa hàng mẫu, dịch vụ mẫu cung ứng dùng thử không phải mất tiền và hình thức tặng quà là cho khách hàg, cung úng dịch vụ không thu tiền. Nếu theo các quy định như trên thì sự phân biệt giữa hai hình thức này không hề đơn giản, ở các hình thức, khách hàng đều được sủ dụng hàng hóa, dịch vụ mà không phải trả tiền mà không phải phụ thuộc vào bất kỳ điều kiện nào. Vì thế pháp luật cần đưa ra những quy định cụ thể hơn giúp các thương nhân phân biệt dễ dàng hai hình thức này. Thứ tư, các quy định về mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. Theo Luật Thương mại 2005 và Nghị định 37/2006/NĐ-CP thì hạn mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ đối với hình thức khuyến mại “giảm giá” là 50% và hạn mức vê tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại cũng không vượt quá 50% tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ trước khuyến mại. Như vậy, nếu vi phạm các quy định này thì đã vi phạm pháp luật về xúc tiến thương mại. Tuy nhiên theo Điều 14 Luật cạnh tranh thì việc “giảm giá” của thương nhân trong thời gian khuyến mại cũng có thể là “bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ canh tranh”. Tuy nhiên, một điều phải công nhận rằng: nếu như LTM tạo ra một môi trường tự do cho các TN tự do phát triển, không kìm hãm thì Luật cạnh tranh lại có tính chất “kìm hãm”, “giới hạn” phạm vi tự do hoạt động đó. Do vây, việc đưa ra quy định hạn mức tối đa làm phức tạp chồng chéo giữa các ngành luật khác nhau gây khó khăn cho các cơ quan quản lý khi muốn xác định và xử lý hàng hóa của thương nhân. Một vấn đề khó khăn cũng tồn tại trên thực tế hiện nay khi thực hiện tuân thủ các quy định hạn mức tối đa gia trị hàng hóa, dịch vụ không quy định cụ thể về nguyên tắc, tieu chí xác định hạn mức tôi đa dùng để khuyến mại, đặc biệt là đối với chương trình khuyến mại của thương nhân kinh doanh dịch vụ và các chương trình khuyến mại có kết hợp nhiều hình thức khuyến mại. Thứ năm, một số quy định khác cần bổ sung cho hoàn thiện. Cân bổ sung thêm các quy định về trách nhiệm cá nhân của thương nhân hoặc người đại diện hợp pháp của thương nhân khi thực hiện các chương trình khuyến mại mang tính may rủi để đảm bảo tính trung thực về giải thưởng và chon người trúng thưởng, Nhìn chung chúng ta có thê thấy rằng tuy pháp luật đã quy định nghĩa vụ trung thực của thương nhân trong hoạt động khuyến mại nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều tiêu cực xảy ra. Dẫn đến các hành vi gian lận và nó ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của người tiêu dùng. Hiện nay, pháp luật về xử lý vi phạm trong hoạt động khuyến mại còn thiếu quy định xử lý hình sự đối với thương nhân là pháp nhân khi vi phạm trong hoạt động khuyến mại. Bộ luật hình sự hiện hành quy định chủ thể của trách nhiệm hình sự là cá nhân, trong khi đó, có sự xuất hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội do cá nhân thực hiện có danh nghĩa là pháp nhân, theo yêu cầu và lợi ích của pháp nhân. Trong những trường hợp đó, việc xử lý hình sự đối với cá nhân sẽ thiếu cơ sở, không công bằng không tác dụng tích cực ngăn ngừa đối với pháp nhân. Việc quy định pháp nhân là chủ thể của trách nhiệm hình sự là có cơ sở và sẽ cho phép xử lý hình sự đối với nhiều hành vi vi phạm trong trường hợp cần thiết, góp phần tăng cường ý thức pháp luật. Một vấn đề nữa đang diễn ra hện nay trên thực tế, đó là chất lượng của hàng hóa dùng cho khuyến mại. Trong các văn bản quy định chi tiết về hoạt động khuyến mại thường chỉ tập trung vào giá của hàng hóa được các thương nhân sử dụng cho hoạt động khuyến mại. Hiện nay, rất nhiều doanh nghệp đua nhau giảm giá, thậm chí giảm giá rất cao tù 60%-80%, mà theo quy định của pháp luật hạn múc chỉ là 50%. Kéo dài sự giảm giá rất cao đó là chất lượng của hàng hóa, dịch vụ. Khi giảm giá cao như vậy, hàng hóa thường là sản phẩm tồn kho lâu năm, chất lượng đã suy giảm rất nhiều. Vì thế, pháp luật cần bổ sung các quy định về chất lượng, chủng loại… của các hàng hóa được sử dụng cho khuyến mại nhằm tránh tình trạng lừa dối khách hàng. Danh mục tài liệu tham khảo: / Luật thương mại 2005 / Giáo trình luật thương mại 2 – ĐH Luật Hà Nội / Hỏi và đáp luật thương mại – Nguyễn Thị Dung (chủ biên) nxb chính trị - hành chính, Hà Nội 2011. / Luật kinh tế việt nam – Nguyễn Như Phát nxb chính trị quốc gia, Hà Nội 2002. TẬP HỌC KỲ MÔN: Luật Thương Mại ĐỀ BÀI: Phân tích những điểm bất cập trong quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại và đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định đó.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai tap luat 277.doc
Tài liệu liên quan