MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
1. Giai đoạn hình thành (1865 - 1907) 3
2. Giai đoạn 1907 - 1918 6
3. Giai đoạn 1919 - 1920 10
4. Giai đoạn 1930 - 1945 16
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 1986 trước sự khủng hoảng về kinh tế xã hội ở Việt Nam (kinh tế ngày càng sa sút nghiêm trọng, lạm phát tăng cao, đời sống nhân dân giảm nhanh chóng) trước sự biến chuyển lớn lao của tình hình thế giới (chiến tranh lạnh kết thúc, quá trình toàn cầu hoá, xu thế hoà bình, hữu nghị, hợp tác ngày càng phát triển. Ngay cả Liên xô và Trung Quốc, hai nước lớn trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũng tiến hành những sự cải cách cho phù hợp với sự chuyển biến của tình hình trong nước và quốc tế). Đại hội VI, Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã đưa ra đường lối đổi mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đa phương hoá đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Từ đường lối đổi mới đó kinh tế Việt Nam dần dần thoát khỏi khủng hoảng và từng bước phát triển, đời sống người dân được cải thiện nâng cao rõ rệt cả về vật chất lẫn tinh thần, quan hệ quốc tế được mở rộng theo đúng chủ trương “Việt Nam muốn làm bạn, làm đối tác tin cậy của tất cả các nước”.
Song song với các kết quả đạt được, thành tựu của sự mở cửa, sự thông thương quan hệ với nhiều nước thì văn hoá từ khắp các châu lục cũng tràn vào Việt Nam, có những yếu tố tiến bộ, tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội - Văn hoá . phát triển (như kĩ thuật, công nghệ, các giá trị văn háo khiến các dân tộc hiểu và gần bũi nhau hơn .) lại có cả những yếu tố, nhưng tệ nạn phá vỡ các giá trị đạo đức tốt đẹp, kìm hãm sự phát triển (như các tệ nạn xã hội : Mại dâm, ma tuý, cờ bạc, các bệnh nguy hiểm của nạn ăn chơi trác táng . các luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động .). Có nhiều nhà nghiên cứu nhận xét rằng người Việt Nam đặc biệt là giới trẻ ngày nay đang xa dần những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lại căng quá mức ảnh hưởng tác động từ bên ngoài.
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2108 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tiếp xúc văn hoá Đông Tây thời cận đại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
------
TIỂU LUẬN
Chuyên đề:
TIẾP XÚC VĂN HOÁ ĐÔNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI
Ở VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 1986 trước sự khủng hoảng về kinh tế xã hội ở Việt Nam (kinh tế ngày càng sa sút nghiêm trọng, lạm phát tăng cao, đời sống nhân dân giảm nhanh chóng) trước sự biến chuyển lớn lao của tình hình thế giới (chiến tranh lạnh kết thúc, quá trình toàn cầu hoá, xu thế hoà bình, hữu nghị, hợp tác ngày càng phát triển. Ngay cả Liên xô và Trung Quốc, hai nước lớn trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũng tiến hành những sự cải cách cho phù hợp với sự chuyển biến của tình hình trong nước và quốc tế). Đại hội VI, Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã đưa ra đường lối đổi mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đa phương hoá đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Từ đường lối đổi mới đó kinh tế Việt Nam dần dần thoát khỏi khủng hoảng và từng bước phát triển, đời sống người dân được cải thiện nâng cao rõ rệt cả về vật chất lẫn tinh thần, quan hệ quốc tế được mở rộng theo đúng chủ trương “Việt Nam muốn làm bạn, làm đối tác tin cậy của tất cả các nước”.
Song song với các kết quả đạt được, thành tựu của sự mở cửa, sự thông thương quan hệ với nhiều nước thì văn hoá từ khắp các châu lục cũng tràn vào Việt Nam, có những yếu tố tiến bộ, tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội - Văn hoá... phát triển (như kĩ thuật, công nghệ, các giá trị văn háo khiến các dân tộc hiểu và gần bũi nhau hơn...) lại có cả những yếu tố, nhưng tệ nạn phá vỡ các giá trị đạo đức tốt đẹp, kìm hãm sự phát triển (như các tệ nạn xã hội : Mại dâm, ma tuý, cờ bạc, các bệnh nguy hiểm của nạn ăn chơi trác táng... các luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động...). Có nhiều nhà nghiên cứu nhận xét rằng người Việt Nam đặc biệt là giới trẻ ngày nay đang xa dần những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lại căng quá mức ảnh hưởng tác động từ bên ngoài.
Văn hoá là thuộc tính, là nền tảng làm nên bản sắc dân tộc. Giữ gìn bản sắc cũng là cách thức cơ bản để các dân tộc không tự đánh mất mình.
Câu hỏi đặt ra vậy người Việt Nam phải có thái độ như thế nào để vừa giữ được các giá trị bản sắc dân tộc, vừa tiếp thu, tiếp nhận văn hoá từ bên ngoài vào mà không trở thành “lai căng” hay “vong bản” (nói chính xác hơn là phải có thái độ như thế nào giữa truyền thống và hiện đại).
Ngày 1-9-1858 thực dân Pháp nổ tiếng súng xâm lược Việt Nam kết thúc quá trình dòm ngó, biến nước ta thành thuộc địa. Cùng với quân đội trang bị súng ống, vũ khí hiện đại, bộ máy Nhà nước phản động với toà án, quân đội, cảnh sát, nhà tù để sẵn sàng đàn áp bắt cứ cuộc nổi dậy của nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp còn đem vào Việt Nam một luồng khí mới của văn minh phương Tây nhằm nô dịch văn hoá, giành lại sự thống trị tuyệt đối về mặt tinh thần đối với nhân dân ta. Các loại hình văn hoá nghệ thuật, kết quả của môi trường cưỡng bức đó đã dần hình thành: Báo chí, văn học, nhiếp ảnh, điện ảnh, kiến trúc, hội hoạ, âm nhạc, ngôn ngữ... Thực dân Pháp đã coi các loại hình văn háo này là công cụ thống trị hữu hiệu nhân dân ta (Nhằm từng bước xoá dần rồi xoá hẳn ảnh hưởng của văn hoá Trung hoa, gây tâm lý tự ti, rồi nể phục và sợ hãi Pháp). Trong bối cảnh như vậy, câu hỏi trên đã được đặt ra với toàn thể xã hội Việt Nam vừa mang tính bức thiết, vừa mang tính nóng bỏng, thời sự. Người Việt Nam trong giai đoạn đó có thái độ như thế nào. Tiếp nhận hay không tiếp nhận nền văn minh xa lạ (có tính nô dịch) ấy. Nếu tiếp nhận thì tiếp nhận như thế nào: lấy tất cả hay có sự chọn lọc.
Vì lí do đó (hay chính xác là câu hỏi đó) mà trong bài viết này tôi muốn tìm hiểu thái độ của người Việt Nam. đối với vấn đề nên hay không nên tiếp nhận văn minh phương Tây (tôi chỉ dừng lại ở văn minh phương Tây, thứ văn minh Pháp đã đưa sang Việt Nam) thông qua lĩnh vực báo chí. Tôi hi vọng rằng trong khi điểm lại lịch sử báo chí Việt Nam để thấy được những thái độ, cách ứng xử của nhân dân ta với báo chí có thể chúng ta sẽ tìm ra thái độ thích hợp trong quá trình tiếp xúc giữa hai nền văn minh . Kết quả, ý nghĩa, cũng như bài học đúc kết của thái độ ấy sẽ là kinh nghiệm quí báu cho thái độ tiếp nhận các nền văn hoá ngày nay.
NỘI DUNG
Báo chí là sản phẩm của phương Tây, ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản (CNTB). Báo chí ra đời phải có các điều kiện : Điều kiện kỹ thuật tức là phải có nghề in chữ rời, in hoạt bản bởi tờ báo trước hết phải có tính định kỳ; điều kiện thứ hai là phải có người làm báo (là một nghề); điều kiện thứ ba là phải có độc giả (nói cho cùng báo chí cũng là một sản phẩm hàng hoá. Ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến những hình thức thông tin sơ khai đã được sử dụng như những câu vè lưu truyền trong dân gian, tiếng mõ làng, tiếng trống “giảng thập điều” trong sinh hoạt đình làng... đến những hình thức thông tin chính thức của Nhà nước phong kiến tổ chức ra Quảng Văn Đình thời Lê Thánh Tông hay Quảng Minh Đình thời Gia Long chẳng hạn. Nói chung đây mới chỉ là những hình thức sơ khai của thông tin, nó chưa phải là báo chí. Báo chí chỉ xuất hiện ở Việt Nam khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, khi kĩ thuật in và thợ sử dụng tới Việt Nam. Những thiết bị này, được sử dụng trước hết để in ấn các công văn, chỉ thị, hoạt động của các tướng tá, binh lính tiến hành chiến tranh xâm lược và bình định các nơi mà thực dân Pháp chiếm được.
Đầu năm 1865 soái phủ Nam Kỳ thấy cần thiết phải mở mang giáo dục, truyền bá học thuật và tư tưởng Pháp nhất là tạo cho việc đưa quốc ngữ thực sự vào quỹ đạo xâm lăng văn hoá đánh bại chữ Nho, quyết định cho xuất bản tờ báo tiếng Việt đầu tiên : tờ Gia Định Báo. Đây là tờ báo mở đầu cho lịch sử báo chí Việt Nam. Báo chí Việt Nam từ khi hình thành (năm 1865 với sự ra đời của tờ Gia Định Báo) đến năm 1945 có thể chia thành các giai đoạn sau:
1. Giai đoạn hình thành (1865 - 1907)
Như trên đã nói báo chí là công cụ của thực dân Pháp nhằm nô dịch dân ta. Pháp đưa báo chí, một loại hình văn hoá phương Tây vào Việt Nam nhằm truyền bá tư tưởng học thuyết của Pháp đồng thời với việc xoá dần ảnh hưởng của văn hoá Hán đã ăn sâu trong tâm thức người Việt Nam. Tuy nhiên, thực dân Pháp mặc dù đưa văn hoá báo chí vào nhưng không cho nhân dân ta được tự do ra báo, được tự do viết báo nói lên ý chí nguyện vọng của mình. Sắc lệnh ngày 30.12.1898 buộc tất cả các báo tiếng Việt, chữ Trung Hoa và các tiếng khác (trừ tiếng Pháp) phải có giấy phép trước khi xuất bản. Đưa ra sắc lệnh thực dân Pháp đã ngang nhiên làm ngơ trước luật báo chí ngày 29.7.1881 thừa nhận tự do báo chí áp dụng ở chính quốc, ở Angiêri và các xứ thuộc địa của tổng thống Pháp. Sắc lệnh ngày 30.12.1898 về báo chí là cơ sở của chế độ báo chí ở Việt Nam trong suốt thời kỳ thuộc địa (tuy có thay đổi chút ít để phù hợp với tình hình, song thực chất báo chí luôn luôn bị kìm chặt trong sử kiểm soát gắt gao của chính quyền thực dân).
Chính vì sắc lệnh ngặt nghèo này thì ngay cả ở Nam Kỳ - là xứ trực trị nhiều tờ báo đều do người Pháp đứng tên dù là tính toán của thực dân hay là sự khéo léo củấcc nhà yêu nước. Ở Bắc kỳ, Trung Kỳ việc xuất bản báo chí đặc biệt là báo Tiếng Việt lại có phần phức tạp hơn.
Ở Nam Kỳ, Gia Đình báo là tờ báo xuất hiện đầu tiên bằng chữ quốc ngữ (cũng là đầu tiên bằng chữ quốc ngữ ở Việt Nam). Ngoài Gia Định báo là tờ báo độc diễn trong làng báo ngót 40 năm thì ở Nam Kỳ còn có một số tờ báo khác như Nông cổ mít đàm, Lục tỉnh tân văn, Phan Yên Báo.
Ở Bắc kỳ báo chí xuất hiện muộn hơn (do Bắc Kỳ bị thôn tính hoàn toàn muộn). Những tờ báo đầu tiên : Đại Nam đồng văn nhật báo, Đại Việt tân báo... tiêu biểu nhất là tờ Đăng cổ tùng báo.
Giai đoạn này trên cả nước cả khoảng 10 tờ báo.
Các tờ báo ra đời cuối thế kỳ XIX hầu hết là do người Pháp lập ra nhằm phục vụ cho chính sách xâm lược, nô dịch nhân dân ta. Người viết bao gồm cả người Việt và người Pháp (người Việt chủ yếu là công chức cho Pháp). Nội dung là tuyên truyền cho chính sách của thực dân Pháp. Hình thức trình ày đơn điệu thô sơ, khô khan xếp hết bài này đến bài khác. Độc giả chủ yếu là công chức, quan lại, các nhà nho và lớp trí thức nho học. Thực dân Pháp còn thúc đẩy các hoạt động tuyên truyền theo hình thức này bằng việc phát không đến độc giả hoặc bắt buộc các công sở, các làng xã phải mua và đọc báo. Thời kỳ này các tờ báo tuyên truyền cho chính sách của thực dân Pháp gần như giữ vai trò độc tôn cũng có tờ áo thể hiện tinh thần yêu nước rõ rệt như tờ Phan Yên báo (1898) do Diệp Văn Cương lập ra với loạt bài. Đòn Câu ARCHIMEDE của Cuồng Sĩ. Bằng Giang có nhận xét rất đúng rằng: Đay là tơ báo quốc ngữ đầu tiên bị cấm ở Nam Kỳ.
Trương Vĩnh Ký, đại diện cho giới công chức làm viẹc cho Pháp là một trong những nhà báo đầu tiên của nước ta. Ông là chủ bút tờ Gia Định báo từ năm 1869. Về chính trị, rõ ràng ông là người thân Pháp : Ca ngợi công ơn khai hoá của thực dân, bào chữa cho chính sách đầu hàng và hành động phản quốccủa bọn Việt Nam. Nhiều lần Trương Vĩnh Ký cho rằng : ta không chống lại được văn minh phương Tây, hơn nữa còn công khai khẳng định :Tôi phục vụ cho cả hai đất nước đẻ ra tôi và tổ quốc lớn là nước Pháp. Tuy nhiên Trương Vĩnh Ký có công thúc đẩy báo chí non trẻ của ta sung sức và không ngừng phát triển bằng việc đưa các bài nghiên cứu nghiêm túc lên trên mặt báo. Có thể nói trình độ văn hoá, khoa học không ngừng hỗ trợ nếu không nói là quyết định uy tín cho tờ báo bởi sự nghiêm túc, kịp thời và sinh động. Trương Vĩnh Ký còn có công lớn trong việc phổ biến chữ quốc ngữ qua tuyên truyền, cổ động và dạy trên tờ Gia Định báo.
Bước sang thế kỷ XX báo chí Việt Nam có bước chuyển biến với nội dung phong phú hơn, có tính chuyên sâu hơn, có sự tham gia của nhiều giai tầng hơn (phản ánh rõ nét sự thay đổi của xã hội Việt Nam).
Về nội dung các mục được mở rộng : có các trang đăng tải truyện dịch, truyện dài, truyện ngắn, mục thơ ca (đăng các thơ sáng tác mới, văn học dân gian sưu tầm); tầm mắt vươn xa với mục “Âu châu điện báo” của Nông cổ mít đàm; “Điện báo toàn cầu” của Đăng cổ tùng báo, mục “Nhời đàn bà” để tranh thủ độc giả phụ nữ; rồi cả mục quảng cáo...
Về nghệ thuật báo chí cũng có những bước tiến đáng kể nhất là tờ Đăng cổ tùng báo : cách đưa tin nhanh gọn đảm bảo tính thời sự, nội dung phong phú hơn, tầm mắt vươn xa với mục “Điện báo toàn cầu” đăng tin thế giới; đối tượng phụ nữ cũng được tranh thủ với mục “Nhời đàn bà” chữ quốc ngữ với thể văn tường thuật phóng sự nghị luận đã được dùng khá thông thoát hơn hẳn.
Bên cạnh tiếng nói của các tờ báo thân Pháp ca ngợi các chính sách thực dân của Pháp ở thuộc địa, ta thấy xuất hiện tiếng nói của các khuynh hướng khác. Giới tư sản bản xứ mới hình thành dùng báo chí giới thiệu kinh nghiệm kinh doanh, cổ vũ đi vào thương trường, canh nông kỹ nghệ cho giới chủ, thương gia người Việt lợi kinh tế với người Hoa, với ngoại kiều (tờ nông cổ mít đàm). Tuy nhiên tờ báo chủ trương yên ổn làm ăn dưới sự đô hộ của thực dân Pháp (dù báo có đăng một số bài thờ yêu nước được sưu tập, có bài thơ của Lê Quang Chiêu hoạ lại thơ của Tôn Thọ Tường bác lại luận điệu bán nước của y). Có thể nói ngay từ khi mời hình thành tầng lớp tư sản bản xứ đã tỏ ra lung lay, bạc nhược về chính trị.
Những sĩ phu tư sản hoá trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục đã khéo léo tận dụng báo chí để tuyên truyền một số bài thơ yêu nước, cổ động tinh thần dân tộc. Tờ báo này bị đình bản ngày 14.7.1907 (Đăng cổ tùng báo) do thực dân Pháp lo sợ ảnh hưởng của tờ báo tới các tầng lớp nhân dân. Chính Koblukowski - Toàn quyền Đông Dương đã phải thừa nhận: Đó là những vần thơ ca nảy lửa, thấm đượm tinh thần yêu nước rất kích động hừng hực ngọn lửa căm thù giặc Pháp và chí khí tự lập tự cường của Sào Nam, Tây Hồ... của Đông Kinh Nghĩa Thục... thiêu cháy ảo tưởng về nền trị bình vĩnh cửu.
Đặc biệt đáng chú ý là việc xuất bản lục tỉnh tân văn, một tờ báo quốc ngữ do Trần Chánh Chiếu - một người vào làng Tây nhưng có cảm tình với phong trào Đông Du, với Phan Bội Châu - làm chủ bút. Báo hô hào bỏ cờ bạc, hút thuốc phiện; giảm bớt nghi lễ cưới xin, ma nhay, kêu gọi giành lại quyền lợi kinhtế trong thương mại, dịch vụ... đang nằm trong tay Hoa kiều, Ấn kiều được Chính phủ Pháp che chở. Báo còn lên án bọn quan lại phong kiến tham nhũng kêu gọi đồng bào hợp quần tương thân tương ái... Những tư tưởng cấp tiến này khiến thực dân Pháp lo sợ và chúng ra lệnh bắt ông. Tờ báo sang tay các chủ bút khác, màu sắc cũng khác đi.
2. Giai đoạn 1907 - 1918
Sau khi phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, phong trào Đông Du, phong trào chống thuế bị dập tắt, một mặt thực dân Pháp thi hành chính sách kiểm duyệt gắt gao bịt mồn bịt miệng những tư tưởng tiến bộ, ngăn chặn sách báo cách mạng từ ngoài vào (Tân thư, Tân văn) (Chính sách kiểm duyệt ngặt nghèo này khiến cho sau khi Đăng cổ tùng báo ngừng xuất bản ở Bắc kỳ, trên toàn quốc chỉ có hai tờ báo tiếng Việt xuất bản ở Nam Kỳ là lục tỉnh tân văn và nông cổ mít đàm). Mặt khác, chúng tìm cách vạch ra một đường lối báo chí mới có hiệu lực nhằm phản công lại những tư tưởng yêu nước. Trong khi đó năm 1911 cách mạng Tân Hội thành công gây ra một tiếng vang lớn trong nhân dân ta, nhiều người yêu nước Việt Nam đã đi theo tiếng gọi ấy, trong đó có cụ Phan Bội Châu. Việt Nam quang phục hội ra đời với tôn chỉ “Đánh đuổi giặc Pháp khôi phục Việt Nam” và gây ra các vụ bạo động khiến thực dân Pháp hết sức lo sợ càng làm cho chúng quyết tâm thực hiện ngay đường lối báo chí mới. Chính Sestier - thanh tra chính trị bản xứ đã thừa nhận “Thật là một việc tốn công vô ích và là một đường lối chính trị tồi khi muốn dập tắt tư tưởng và tình cảm của dân chúng An Nam, đã thể hiện rõ rệt trong sự bàn luận các vấn đề chính tri”. Đường lối báo chí đó là : Đặt cho báo chí nhiệm vụ làm tấm mộc để chắn đỡ ảnh hưởng của phong trào giải phóng dân tộc từ bên ngoài tràn về, đồng thời đặt nhiệm vụ dùng báo chí để hướng dẫn dư luận bản xứ. Theo đó “Chính phủ cần phải tỏ ra không hề đối lập với tiến hoá”, “đang muốn giúp nó phát triển và những người viếtvăn muốn giáo dục cho dân chúng và những nhà dịch thuật có khả năng cải tạo những tin tức ở nước ngoài, trong phạm vi kính trọng tự do và thanh danh người khác cũng là tôn trọng chính phủ bảo hộ.
Đúng là giọng điệu của chủ thuyết Pháp - Việt đề huề.
Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất để thực hiện nhiệm vụ: phải cấp cho chính quốc tới mức tối đa nhân lực, vật lực và tài lực, đồng thời một mặt vẫn duy trì trật tự an ninh ở thuộc địa, mặt khác làm cho guồng máy kinh tế và chính trị chạy đều, thực dân Pháp ráo riết thi hành chủ thuyết này. Giữa năm 1916, cuộc chiến Âu châu bước bào giai đoạn quyết liệt đòi hỏi các thuộc địa phải đẩy mạnh hơn nữa cái nghĩa vụ vắt máu và tiền bạc cho “mẫu quốc” Albert Sarraut trở lại làm toàn quyền mở đầu cho hàng loạt thay đổi trong chính sách thống trị thuộc địa của thực dân Pháp nhằm phục vụ trước mắt cho cuộc chiến và mục tiêu lâu dài cho chế độ thuộc địa ở Đông Dương. Trong một bài diễn thuyết dài để chỉ đạo cho hoạt động báo chí ở Đông Dương ông ta cho rằng : Một tờ báo, một ngòi bút, còn cái động lực nào bằng và “nghĩa vụ của nhà báo là phải diễn giải cho người ta biết cái công khai hoá của nước Pháp ở xứ này... Phải chỉ đạo thuyết minh, diễn giải bình luận cho người ta biết cái công ấy lớn lao chừng nào bởi lòng quảng đại vô cùng của nước Đại Pháp... khiến cho những người được hưởng cái công ấy phải đội ơn kính trọng đời đời”.
Những chủ trương trên đây của thực dân Pháp đã quy định khuynh hướng báo chí Việt Nam giai đoạn này : Từ Đông Dương tạp chí đến Trung Bắc tân văn, công thị báo, rồi Nam Phong...
Nội dung cơ bản của báo chí thời kỳ này là đề cao công đức khai hoá của thực dân Pháp, chống lại mạnh mẽ các tư tưởng yêu nước, các tư tưởng tiến bộ đồng thời tuyên truyền chính sách của Pháp, vận động người dân mua quốc trái, tham gia quân đội chiến đấu cho mẫu quốc”, cổ động góp vốn phát triển kinh tế nước nhà bài trừ hàng hoá Trung Quốc... Có thể nói tinh thần chủ yếu của các tờ báo ra đời trong thời kỳ này là cổ suý cho chủ thuyết Pháp - Việt đề huề mà đi tiên phong là Đông Dương tạp chí, Nam Phong.
Tờ Đông Dương tạp chí, chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh kịch liệt chống lại cách mạng, ra sức tố cáo những người cách mạng một cách dữ dội mà sau chiến tranh không hề thấy hoặc ít thấy trên mặt báo của người Việt, dù là tư sản. Ngay trong số 1, Đông Dương tạp chí đã những vụ nổ bom, bạo động của Việt Nam quang phục hội là “quân cuồng dại”, là dùng khí giới “tiểu nhân” là “dòi bọ ngoại quốc”... đáng “bỏ rọ lăn sông” hô hào quan lại hại nước Pháp - Việt phải hợp tác mà trừ đi. Tờ báo chủ trương “Trung nghĩa với Đại Pháp để cầu tiến bộ cải lương, khai hoá. Họ không phủ nhận người Pháp được nhiều quyền lợi nhưng giải thích rằng đó là sự đền bù công lai khai hoá, bảo hộ, trị an. Họ không phủ nhận (không thể phủ nhận) dân ta bị trị nhưng lại cho rằng dưới chế độ thuộc địa còn khá hơn là sống dưới chế độ nhà vua hồi độc lập.Họ còn tự bào chữa rằng chủ nghía Pháp - Việt mới là sự yêu nước. Họ cũng khẳng định chính họ mới là những người biết yêu thương giống nòi, còn những người cách mạng thì chẳng làm được gì hết mà chỉ làm loạn hại nước hại dân.
Tờ Nam Phong với chủ bút Phạm Quỳnh cũng có một luận điệu như thế, tin vào thiên chức của Đại Pháp xưa nay vẫn được dạy cho phát triển quốc tuý của mình khiến cho dân mình biết có một nhân cách riêng mà sống theo nhân cách ấy. Phạm Quỳnh cho rằng nhiệm vụ của nhà báo là người đứng giữa giãi bày ban bố những mưu hay chước phải cho phần nhiều người đọc được biết cũng thay mặt quốc dân mà trình bày cho Nhà nước rõ cái chân tình trong nước và những sở nguyện của dân. Khác với Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh đề cao tư tưởng tôn quân, trung vua tức là yêu nước.
Nguyễn Bá Trác trong bài xã luận với đầu đề “thế nào là yêu nước đăng trên số đầu của Công thị báo và dịch ra quốc ngữ trên số 2 của Trung Bắc tân văn đã nói rằng : Nước là gì ? Nước tức là dân. Muốn yêu nước thì phải yêu dân. Muốn yêu dân thì phải yêu người bênh vực cho dân. Nước đại Pháp bênh vực cho dân ta đó. Vậy ta muốn yêu nước thì tất nhiên phải yêu nước Đại Pháp. Đúng là tư tưởng thân Pháp.
Tuy nhiên, bên cạnh tiếng nói ca ngợi công ơn khai hoá của thực dân Pháp, tuyên truyền cho chính sách của Pháp ở Đông Dương mang khuynh hướng quốc gia cải lương thì báo chí thời kỳ này có những bước chuyển quan trọng về các hình thức và nọi dung Đông Dương tạp chí (1913) và Trung Bắc Tân văn (1915) được coi là mở ra một kỷ nguyên mới cho báo chí xứ này”. Loại tạp chí khảo cứu trưởng thành vượt bậc với tạp chí Nam Phong (1917). Đông dương tạp chí là tờ báo đầu tiên chú ý nhiều đến văn học, văn học chữ quốc ngữ bắt đầu phôi thai, bạn đọc Việt Nam là quen với văn học thế giới qua một số tác phẩm dịch. Ngoài ra tờ báo còn đóng vai trò tích cực trong truyền bá chữ quốc ngữ (với mục “Dạy tiếng An Nam cho người Pháp và dạy cho những người biết chữ Nho và chữ Nôm tự học chữ quốc ngữ, các tác phẩm văn học trong và ngoài nước...). Nam phong tạp chí với phong cách tạp chí khảo cứu có tính bách khoa toàn thư đã giúp độc giả Việt Nam tìm hiểu học thuật, văn hoá, văn học nước ngoài (của cả Phương Đông và Phương Tây) tìm hiểu văn hoá, văn học cổ nước ta; góp phần vào phát triển chữ quốc ngữ và tiếng nói dân tộc. Cùng với Đông Dương tạp chí, Nam Phong đã góp phần xây dựng nền văn học bằng chữ quốc ngữ trong bước đầu mới hình thành (hai tờ đăng nhiều tác phẩm văn học hơn cả so với các tờ báo khác hai mươi năm đầu thế kỷ XX).
3. Giai đoạn 1919 - 1920
Báo chí Việt Nam phát triển thêm một bước mới rất quan trọng về chất. Sự phát triển đó ảnh hưởng nhiều của tình hình trong nước và quốc tế. Khôi phục kinh tế Pháp bị tàn phá trong chiến tranh và tiến hành khai thác thuộc địa với quy mô lớn, có chiều sâu. Đi đôi với sự thay đổi chính sách kinh tế thực dân Pháp còn thực hiện các chủ trương thích ứng nhằm củng cố và tăng cường bộ máy chính quyền cai trị như mở rộng cơ sở xã hội, mở rộng các trường học quốc học thành lập hội. “Khai trí tiến đức”... Làm nảy sinh những cơ cấu giai cấp mới và quan hệ xã hội mới : Giai cấp tư sản và giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng và chất lượng, tầng lớp tiểu tư sản đông đảo thêm, nông dân bị bóc lột theo cả lối phong kiến và tư bản chủ nghĩa.
Đây là giai đoạn mà Pháp bỏ hẳn chữ Hán và lối thi cử chữ Hán thay bằng các trường dạy chữ quốc ngữ và tiếng Pháp, mở các kỳ thi bằng chữ quốc ngữ và chữ Pháp, thay đổi nội dung dạy học... Do đó đã làm thay đổi lớn trong đội ngũ trí thức nói chung và đội ngũ các nhà báo nói riêng. Tầng lớp trí thức được đào tạo tại các trường quốc ngữ và Pháp ngày càng đông. Việc dạy chữ quốc ngữ và ngày càng mở rộng nó đã tạo một công chúng bạn đọc đông đảo cho báo tiếng Việt. Hơn nữa nhiều nhà tư bản bản xứ mở nhà in, ngành in càng phát triển làm cho việc in báo tiếng Việt dễ dàng hơn . Tình hình đó ảnh hưởng đến báo chí sau chiến tranh.
Thời kỳ 1919 - 1939 chứng kiến những sự kiện quan trọng : tiếng bom Sa Điện của Phạm Hồng hái, phong trào đòi thả Phan Bội Châu, phong trào để tang Phan Châu Trinh, phong trào đón tiếp Bùi quang Chiêu... chứng tỏ phong trào cách mạng sôi nổi rộng khắp mạnh mẽ.
Thêm vào đó tình hình thế giới có những bước chuyển quan trọng Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới : nước Nga Xô Viết ra đời, QTCS III thành lập lãnh đạo và tổ chức cách mạng thế giới. Đặc biệt luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đã chỉ ra con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đã nắm lấy ngay cẩm nang đó, tham gia tích cực hoạt động thực tiễn và học tập lí luận xây dựng đường lối chiến lược cho cách mạng Việt Nam, đồng thời truyền bá những tư tưởng cứu nước mới về nước mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam .
Đáng lưu ý là thời kỳ này, thực dân Pháp cho phép một số người thuộc tầng lớp trên trong xã hội được xuất bản báo chí (tất nhiên là phải tuân theo pháp luật và sự kiểm soát của chính quyền thực dân). Vì vậy mà số lượng báo chí có tăng lên.
Báo chí Việt Nam diễn ra trong hoàn cảnh như vậy đã phát triển với tốc độ khá nhanh cả về số lượng và chất lượng. Tờ báo là tiếng nói của nhiều khuynh hướng khác nhau phức tạp hơn phản ánh lợi ích của nhiều giai cấp và tầng lớp xã hội lúc bấy giờ (khác với khuynh hướng thực dân, phong kiến chủ yếu ở các giai đoạn trước). Ngoài những tờ báo mang tính chất kinh tế, chính trị, tôn giáo như thời kỳ trước, tuy cơ cấu có thay đổi, báo kinh tế có xu hướng phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa (TBCN) của giai cấp tư sản dân tộc, có tờ kinh tế kết hợp chặt chẽ với chính trị, xuất hiện thể loại mới về văn hoá, khoa học, và thể dục, thể thao (giai đoạn 1919 - 1925) và y dược, nghệ thuật, kỹ thuật (1926 - 1930).
Bên cạnh những tờ báo và tạp chí xuất bản công khai và hợp pháp một dòng báo chí mới xuất hiện trong lịch sử báo chí nước ta, báo cách mạng xuất bản bí mật không hợp pháp mở đầu bằng tờ thanh niên của Tổng bộ thanh niên cách mạng do Nguyễn Ái Quốc sáng lập.
Thời kỳ 1919 - 1930 còn chứng kiến sự tăng nhanh của báo chí xuất bản bằng chữ quốc ngữ. Ta có thể thấy rõ điều đó qua bảng số liệu dưới đây :
Báo chí Năm 1922
Tổng số
Báo tiếng Pháp
Báo chữ quốc ngữ
Bắc kỳ
44
36
8
Trung kỳ
39
29
10
Nam kỳ
3
2
1
Tổng
86
67
19
Báo chí Năm 1925
Tổng số
Báo tiếng Pháp
Báo chữ quốc ngữ
Bắc kỳ
69
56
13
Trung kỳ
49
38
11
Nam kỳ
3
2
1
Tổng
121
96
25
Báo chí Năm 1929
Tổng số
Báo tiếng Pháp
Báo chữ quốc ngữ
Bắc kỳ
72
58
14
Trung kỳ
71
44
27
Nam kỳ
10
4
6
Tổng
153
106
47
Nguồn: Hồng Chương, Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam-Nxb Sự thật, H, 1987
Số lượng báo bằng chữ quốc ngữ tăng : từ 19 tờ lên 25 rồi 47 tờ. Nếu só với báo bằng tiếng Pháp sự cách biệt về số lượng cũng giảm nhiều : năm 1922 báo chí bằng chữ quốc ngữ chiếm 1/3 so với báo bằng tiếng Pháp thì năm 1929 báo bằng chữ quốc ngữ bằng 1/2 báo bằng tiếng Pháp. Điều đó chứng tỏ sự lớn mạnh của báo chữ quốc ngữ nói chung và chữ quốc ngữ nói riêng .
Báo chí tư nhân của người bản xứ xuất hiện ngày càng nhiều, chính quyền thực dân dù vẫn duy trì sự kiểm soát gắt gao đối với tờ báo tiếng Việt, với các tờ báo tiến bộ song chúng khó có thề kiểm soát được hết. Thời kỳ trước, báo chí tay sai của thực dân đưa ra một điều gì không ai dám bác bỏ, thì tình hình nay đã khác. Việc Ngô Đức Kế viết bài trên báo Hữu Thanh phê phán Phạm Quỳnh là một ví dụ. Năm 1927 tờ “Dân báo” (do Ngô Văn Mậu chủ nhiệm) xuất bản ở Hà Nội đăng bài đả kích các chiến sĩ tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục là “đáng đem bỏ rọ trôi sông”. Đến ngày 9.5.1927 một vạn rưỡi người gồm công nhân, học sinh, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ, các em bán báo... biểu tình trước trụ sở báo để phản đối. Đến ngày 16.5.1927 tờ báo buộc phải đóng cửa. (ra đời ngày 1.5.1927) (trong khi đó Nguyễn Văn Vĩnh trong Đông Dương tạp chí đòi “bỏ rọ lăn sông” các nhà yêu nước mà không gặp phải sự phản đối công khai của quần chúng. Điều đó chứng tỏ thời thế đã thay đổi, giai cấp đã thức tỉnh, báo chí của thực dân Pháp tay sai không thể phớt lờ sức mạnh đấu tranh của quần chúng.
Thời kỳ này báo chí thực dân, phong kiến có thế lực hơn song uy tín đã ngày càng giảm sút.
Các tổ chức cách mạng ngay từ khi thành lập đã rất coi trọng việc xuất bản báo chí làm cơ quan ngôn luận cho mình, coi đó là vũ khí chiến đấu cực kỳ quan trọng không thể thiếu được trong đấu tranh. Các tờ báo cách mạng in bằng phương tiện thô sơ, các bản viết tay (in giấy sáp, in thạch, in đất sét) cỡ nhỏ. Số lượng trên 100 bản trở lại. Theo thống kê chưa đầy đủ trong thời kỳ này có khoảng trên dưới 50 tờ báo cách mạng. So với các tổ chức yêu nước và cách mạng khác như Hội phục Việt sau đổi là Hưng Nam rồi Tân Việt và Việt Nam Quốc dân đảng thì rõ ràng các tổ chức này chưa ý thức về việc sử dụng báo chí làm vũ khí chiến đấu (tổ chức Tân Việt không có một tờ báo nào, còn Quốc dân Đảng thì chỉ ra được một số báo duy nhất). Nếu so sánh với tổng số báo trong khoảng thời gian 1923 - 1929 là 90 tờ mà báo cách mạng trên dưới 50 tờ càng chứng tỏ các nhà cách mạng Việt Nam đã rất coi trọng công cụ này (6/1925 - 12/1929).
Như trên đã nói tờ báo Thanh niên là tờ báo cách mạng đầu tiên, sau đó Nguyễn Ái Quốc còn xuất bản các tờ : Công nông, (tờ lính cách mạng (2/1927), đổi tên báo Đồng thanh thành tờ “Nhân ái” (1928)... Cùng với sự phát triển của hệ thống tởổ chức, và cơ sở của Hội thanh niên cách mạng nhiều tờ báo của kỳ bộ, tỉnh bộ và chi hội cũng ra đời. Kỳ bộ Nam kỳ có tờ Bônsêvích, tỉnh bộ Hải Phòng có cờ đỏ, Đồng lòng tranh đấu... Đến khi các Đảng Cộng sản ra đời, báo chí càng được coi là vũ khí đấu tranh sắc bén.
Hàng loạt các tờ báo nhân danh Trung ương, các cấp bộ Đảng ở địa phương, cơ sỡ cũng ra báo. Đảng Cộng sản Đông Dương, cấp Trung ương có tờ Búa liềm (1.10.1929) và người Cộng sản. Kỳ bộ có tờ Bônsêvích (Trung Kỳ), cờ Cộng sản (Nam Kỳ). Tỉnh bộ Hải Phòng có Sao Đỏ... Các chi bộ sản xuất cũng ra báo, ở mỏ Hòn Gai có tờ báo Hầm Mỏ, Mỏ than, chi bộ Phú Riềng có giải thoát... Tương tự An Nam Cộng sản Đảng cũng lần lượt cho ra báo của Đảng mình như tờ Cờ Đò (cơ quan ngôn luận), tạp chí Bônsêvích (cơ quan lí luận), chi bộ ở Thượng Hải. Các tờ báo cách mạng đã giới thiệu với nhân dân ta một con đường cách mạng mới, một phương pháp cách mạng, một kiểu con người chiến sĩ cách mạng mới nhằm bảo đảm chó sự nghiệp giải phóng dân tộc. Các tờ báo này đã mở ra một thế giới quan, một nhân sinh quan mới cho nhân dân Việt Nam và bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam, mở đầu cho cách mạng tư tưởng chính trị ở người Việt Nam. Báo chí cách mạng đại diện cho dân tộc, thể hiện nguyện vọng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam... giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vạch ra con đường chân chính cho cách mạng Việt Nam.
Giai cấp tư sản Việt Nam (tư sản dân tộc) vừa ra đời đã có những tờ báo khá tiêu biểu ở Hà Nội như khai hoá Nhật báo, Thực Nghiệp dân báo trên cơ sở của “dòng báo kinh tế” đa xuất hiện ở Nam kỳ đầu thế kỷ XX là tờ Nông Cổ mít đàm (1901). Họ hô hào mọi người đi vào con đường thực nghiệp, phê phán tư tưởng trọng văn khinh nghiệp”, truyền bá thọc thuật, chấn hưng nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, chấn hưng nội hoá... Giai cấp tư sản đề nghị chính quyền thực dân được tự do mậu dịch, tự do buôn bán với nước ngoài, lên tiếng phản đối Hoa kiều chiếm đất ở nước ta, đòi cấm không cho Trung Quốc nhập cảng vào nước ta... Rõ ràng là giai cấp tư sản Việt Nam một mặt tỏ ra bất mãn với chế độ hà khắc của thực dân (hạn chế quyền tự do), mặt khác lại không dám lật đổ chế độ ấy (mà chỉ đòi xin cải cách, thay đổi có lợi cho việc buôn bán của họ). Tính chất hai mặt của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam thể hiện sự không dứt khoát, cương quyết, nhiều khi rất mâu thuẫn (tờ thực nghiệp dân báo một mặt xin thực dân Pháp được tự do ngôn luận, mặt khác một mặt xin thực dân Pháp được tự do ngôn luận, mặt khác lại cám ơn cơ quan kiểm duyệt cho rằng nó có tác dụng đẩy lùi các tư tưởng sai lệch). Giai cấp tư sản dùng tơ báo như là một công cụ để gây sức ép làm phương tiện thúc ép Pháp nảh ra một số quyền lợi.
Sôi động hơn cả là những tờ báo của tầng lớp tiểu tư sản năng động và giàu lòng yêu nước. Dòng báo “đối lập” xuất hiện, dĩ nhiên hoạt động không dễ dàng (PGS-TS Phạm Xanh đã từng nhận xét chưa bao giờ có tờ báo nào mà bị đe doạ và trù úm như tờ La Cloche Félec trong lịch sử báo chí Việt Nam) nhưng ảnh hưởng tích cực của nó đối với tình cảm cộng đồng, tinh thần dân tộc là điều khẳng định. Nguyễn An Ninh là người đã khơi dòng báo chí đối lập đó, ông đã lợi dụng sơ hở trong luật pháp của thực dân cho phép người Pháp được tựdo ra báo để ra một tờ báo tuyên truyền tinh thần yêu nước, tố cáo tội ác của thực rân. Từ tờ báo của Nguyễn An Ninh hàng loạt các tờ báo tiến bộ khác ra đời, tờ Le Nhà Quê của Nguyễn Khánh Toàn Le Jêun An nam của Lam Hiệp Châu, La Cloche Félec sau đổi là L’An nam của Nguyễn An Ninh, Phan Văn Tường. Những tờ báo tiến bộ do người Việt chủ trương đã làm lay động và thôi thúc những người Pháp chân chính sống ở Sài Gòn lúc đó hoạt động (Luật sư Mònanh cho ra tời Đông Dương GS.Ganôpski ra tờ Tiếng nói tự do)... Những tờ báo do người Việtvà người Pháp chủ trương đã tạo thành dòng báo đối lập tiến bộ trong lịch sử báo chí Việt Nam. Dòng báo chí đối lập, vì vậy đã có một lượng độc giả khổng lồ đặc biệt là giới trẻ. Đó là lực lượng chuẩn bị cho cách mạng, cho sự đối đầu quyết liệt hơn với chính quyền thực dân.
Bên cạnh dòng báo chí đối lập kể trên, ta còn thấy những tờ báo có tinh thần yêu nước, tiến bộ chống chính quyền thực dân với mức độ khác nhau, thuộc hệ tư tưởng khác nhau : như tờ Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng (thuộc tầng lớp sĩ phu tư sản hoá), như tờ Thân Chung của Diệp Văn Kỳ (luật sư)...
Ngoài ra thời kỳ này ta còn thấy những tờ báo có khuynh hướng tự do về kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục, kĩ thuật. Đặc biệt giới nữ đã có hẳn một tờ báo riêng làm cơ quan ngôn luận cho mình tồn tại trong suốt 5 năm: đó là tờ Phụ nữ tân văn . Tờ báo có đăng những vấn đề thời sự chính trị, có quan điểm tiến bộ mang đậm màu sắc riêng : giải phóng phụ nữ khỏi giàng buộc của lễ giáo phong kiến, nữ công gia chánh, vệ sinh và khoa học...
Nhìn vào số lượng các tờ báo thời kỳ này (thời kỳ 1919-1924) có thêm 26 tờ báo, tạp chí mới, nhiều hơn tổng số báo và tạp chí 54 năm trước từ 1865 - 1919) thời kỳ 1925 - 1929 có thêm 40 tờ hợp pháp, công khai và gần 50 báo cách mạng bí mật, bất hợp pháp. Vậy trong giai đoạn từ 1919 - 1929 ở Việt Nam báo chí đã tăng thêm khoảng 116 tờ). Nhìn vào nội dung và tính chất của nó ta có thể thấy rằng báo chí nước ta đã có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Các tờ báo, tạp chí dần trở thành món ăn tinh thần của các giai tầng xã hội, trở thành diễn đàn cho các giai tầng (báo của tư sản, của tiểu tư sản. của vô sản, của thực dân phong kiến, của thanh niên, phụ nữ...). Hầu như tất cả các lực lượng xã hội đều có những tờ báo riêng, phản ánh lợi ích của mình. Tuy nhiên chỉ có những người cách mạng là sử dụng báo chí như một công cụ, một vũ khí sắc bén để thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc (bằng chứng là mặc dù chỉ xuất bản dưới dạng bí mật bất hợp pháp, báo chí cách mạng tăng lên không ngừng và nhanh chóng : trên dưới 50 tờ trong một thời gian ngắn từ tháng 6/1925 - tháng 12/1929, tờ báo xuất hiện ở tất cả các cấp của các Đảng cách mạng và đi vào vận động trong nhiều giai tầng khác nhau : công nhân, nông dân, binh lính...).
4. Giai đoạn 1930 - 1945
Đây là giai đoạn cuối cùng của nền báo chí thuộc địa, giai đoạn mà báo chí Việt Nam đạt con số cao nhất, trên 400 tờ vào những năm 1930 - 1939. Con số này có giảm đi khi quân đội Nhật vào Đông Dương, nhưng đến cách mạng tháng Tam thành công, con số là trên 200 tờ.
Dòng báo công khai, hợp pháp càng có sự phân hoá sâu sắc theo những màu sắc chính trị - xã hội khác nhau và nở rộ các loại báo chuyên biệt cho từng giới, nghề nghiệp, tôn giáo, giải trí...
Đặc biệt sự trưởng thành của báo giới được thể hiện ở con số người làm báo, cơ cấu xã hội và nghề nghiệp của họ, tính cách hiện đại hoá càng tăng thêm. Đầu những năm 40 Hoa Bằng đã nhận xét : Nghề làm báo xứ ta mới xuất hiện độ 70 năm nay. Bây giờ Nhật báo, tạp chí, sớm gióng trống, tối khua chuông, đổi mới tai mắt dân chúng không phải là mới lạ nữa. Báo chí trở thành một nghề mới, một sự nghiệp. Báo được in ra với đủ loại ngôn ngữ, đủ loại báo và chỉ được biệt phát triển tạp chí chuyên ngành, đã có báo nói (trong tay quân đội Pháp), báo đã bắt đầu in màu, nhiều ảnh và khá mỹ thuật.
Báo chí cách mạng vẫn đi đầu cả về số lượng và mức độ ảnh hưởng tỏng quần chúng. Sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái và cao trào đấu tranh do Đảng Cộng sản lãnh đạo, một tâm lý thất vọng, cầu an hưởng lạc len vào các tầng lớp tư sản, tiểu tư sản trí thức, học sinh ở thành thị. Dưới sự áp bức của phong kiến, của thực dân, họ sợ cách mạng, sợ đổ máu, sợ không dám đấu tranh trực diện về chính trị mà chỉ hoạt động văn hoá với mục đích cải lương. Do đó trong báo chí xuất hiện một trào lưu mới : văn chương lãng mạn trào phúng thịnh hành tiêu biểu của nó là nhóm Tự lực văn đoàn gồm những nhà văn trong tầng lớp tiểu tư sản chịu ảnh hưởng của tư sản dân tộc. Trên hai tờ Phong Hoá và ngầyny họ không dám đả kích càng không dám mơ đến việc thay đổi chế độ đương thời mà chỉ chế giễu một số quan lại hào lý. Họ lôi cuốn “thanh niên vào một phong trào trẻ trung, sôi nổi, đem tiếng cười mỉa mai những thói hư tật xấu thay cho tiếng nói căm hờn chế độ”. Lý tưởng của họ là sống theo phong cách tây với xe hơi, biệt thự, bãi nghỉ mát chống lại các nghi lễ rườm rà, nghiêm trang trong cung đình. Ý niệm, những chuyện kiếm hiệp, những chuyện dâm ô, những kiểu giáo dục nhi đồng nửa tư sản, nửa quý tộc, những tờ báo cò chiều, câu ấm... Những tờ báo này đã gặp được mảnh đất màu mỡ là tầng lớp tư sản và tiểu tư sản đương hoang mang chán nản. Và có lúc nó đã thắng thế trên dòng báo chí công khai. Nhưng trong những tiếng nói ầm ỹ và có vẻ như vô hại ấy, người ta nghe một tiếng nói phản kích từ tờ báo lân thiếu niên nhưng tờ báo vừa ra mắt một số thì đóng cửa.
Cùng lúc này trên báo chí diễn ra một cuộc tranh luận giữa hai nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh về thuyết trực trị và thuyết quân chủ lập hiến. Phạm Quỳnh đại diện của địa chủ bản xứ theo thuyết quân chủ lập hiến còn Nguyễn văn Vĩnh - đại diện tư sản dân tộc lại chủ trương theo thuyết trực trị. Đặt Việt Nam dưới quyền cai trị trực tiếp của thực dân Pháp. Nhưng rõ ràng đây chỉ là trò chơi chính trị của những kẻ phản bội lợi ích nhân dân. Trực trị hay quân chủ lập hiến thực chất cũng chịu sự bóc lột của thực dân phong kiến.
Sang năm 1935 tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến đổi quan trọng. Quốc tế cộng sản họp thay đổi đường lối chủ trương. Từ chủ trương của Quốc tế cộng sản, bên Pháp nhân dân đã thành công trong cuộc tổng tuyển cử và chính phủ mặt trận nhân dân Pháp ra đời. Sự thành lập chính phủ mặt trận nhân dân và sự đấu tranh của nhân dân Pháp, môi trường Đông Dương có nhiều thuận lợi để đấu tranh : Thực dân Pháp buộc phải ban bố một số cải cách, quyền dân chủ ở Việt Nam. Các nhà văn non trẻ đã chớp lấy cơ hội dùng báo chí làm diễn đàn tuyên truyền chủ nghía Mác-Lênin: các tờ báo đầu tiên đó là Hồn trẻ, Đời mới tiến bộ, Kiến văn, Tiếng trẻ, Nhành lúa... lấn át những tiếng cười vui vẻ và đánh ngã những thuyết duy tâm và nghệ thuật vị nghệ thuật của nhóm báo tiên tiến hoá và báo Sông Hương.
Từ năm 1936, đặc biệt là từ sau phong trào Đông Dương đại hội một mặt trận dân chủ hình thành. Những nhóm cộng sản xuất hiện với những tờ báo Chính danh của nó. Phong trào công khai thời kỳ này (với các khẩu hiệu đòi tự do cơm áo và hoà bình), một mặt đã pháp lý hoá cho những tờ báo cộng sản, mặt khác thông qua những khẩu hiệu này báo chí góp phần thúc giục nhân dân nổi dậy đấu tranh : từ phong trào đón tiếp Gôđa đến cuộc mít tinh ngày 1/5 thu hút hàng vạn người tham gia cùng hàng trăm cuộc đình công... dưới ảnh hưởng của các phong trào này. Tác dụng của báo chí còn củng cố tình đoàn kết Trung - Việt (ủng hộ cuộc kháng chiến của Trung Quốc) chống tư tưởng thân Nhật, ngoan ngoãn âm mưu của bọn phong kiễn cấu kết thực dân nhằm trở lại hiệp ước 1884. Báo chí cộng sản và mặt trận dân chủ ngày càng giữ vai trò quan trọng trong các hội nghị báo giới Bắc và Trung Kỳ hồi bấy giờ.
Từ phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng từ sự cương quyết của Đảng cộng sản tờ báo Dân chúng ra đời, không phải xin phép thực dân. Sự ra đời của tờ báo tiếng việt đầu tiên không xin phép là một bước nhảy quan trọng trong báo chí. Rõ ràng dưới sức ép của quần chúng đã buộc đế quốc phải nhựơng bộ.
Ngoài tờ báo của cộng sản và các lực lượng tiến bộ, báo chí thời kỳ này còn xuất hiện các tờ báo mang hình thức khác nhau. Tờ báo của phái Tờ rốt kít, báo dân của Việt Nam quốc dân đảng, mang xu hướng cải lương như ngày nay, chủ trương tự trị chống độc lập dân tộc như tờ L’Effort (nỗ lực), cho đến mấy tờ báo Bảo Hoàng (Tổ quốc An Nam, Việt cường), những tờ báo chuyên phá rối cộng sản : Tranh đấu, Tia sáng, Phụ nữ thời đàm, các tờ báo tôn giáo, các tờ chuyên môn như Đông y tùng báo, y học thừơng thức (1939), các tờ địa phương như tỉnh Ninh Bình (1936 - 1939), Ninh Thuận công báo (1938). Ngoài ra còn có các tờ báo có khuynh hướng không rõ rang : như tờ Cười (1930), vui (1938 - 1939), Hồn Quê (1936), ích hữu (1937)... Các tờ báo này không được chính phủ nuôi dưỡng không được nhân dân ủng hộ nên sống cầm chừng, và tồn tại ngắn ngủi.
Đến khi chiến tranh bùng nổ, thực dân Pháp ra lệnh tịch thu cấm đoán tất cả các tờ báo cộng sản, các tờ báo tiến bộ, bắt giữ những nhà báo theo xu thế này. Tuy nhiên báo chí cách mạng qua cuộc vận động dân chủ sôi nổi đã giao những mầm sống vững chắc trong nhân dân.
Khi Nhật mới vào Đông Dương những tờ báo tiến bộ rút vào hoạt động bí mật, những tờ báo còn lại một sốlàm tay sai cho Pháp, một số cho Nhật, một số trung dung ở giữa. Song báo chí vẫn ra nhiều. Có những tờ báo chuyên môn, báo tôn giáo đặc biệt là hai tờ văn chương được giới trẻ yêu thích là Thanh Nghị và Tri Tân.
Sau khi Nhật hất cẳng Pháp, dòng báo chí có sự thay đổi, một số báo trước kia là tay sai cho Pháp (Đông Pháp) chuyển sáng cổ động tư tưởng cho Nhật. Một số tờ báo lấy danh nghĩa Việt Nam Quốc dân đảng (Bình Minh, Hải Phòng nhật báo) còn kêu gọi đổi chủ.
Đối với báo chí cách mạng : báo vẫn xuất bản bí mật trong tù nhưng lại bán công khai, có khi chèn ép cả báo Nhật ở đô thị. Báo trong tù vẫn giữ vai trò quan trọng như Suối reo (nhà tù Sơn La), Bình Minh (nhà tù Hoà Bình), dòng sông Công và Tiếng gió ngàn (Nghĩa Lộ). Cá tờ báo này vừa rèn luyện ý chí, tăng cường lí luận cách mạng vừa mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra dân chúng địa phương. Các nhà cách mạng luôn tâm niệm báo chí phải phục vụ nhân dân, vì nhân dân. Muốn thế thì người dân phải thấy được trách nhiệm và sức mạnh của mình. Báo chí chính là cơ quan tuyên truyền có hiệu lực cao trong việc đăng những lời hiệu triệu khởi nghĩa đăng những chiến công của du kích đánh Nhật rồi phong trào rầm rộ “phá kho thóc của Nhật”, thành lập uỷ ban khởi nghĩa... đã góp phần truyền không khí đấu tranh mạnh mẽ trong quần chúng trước giờ phút lịch sử của dân tộc. Cách mạng tháng Tám thành công, vì thế không chỉ là sự thắng lợi về chính trị mà còn là sự thắng lợi về tư tưởng, về văn hoá.
KẾT LUẬN
Báo chí Việt Nam ra đời vào thời khắc thật đặc biệt tồn tại và phát triển gắn liền với quá trình xâm lược và nô dịch văn hoá của thực dân Pháp. Chính hoàn cảnh đó đã quy định rất lớn tới sự phát triển của dòng báo chí Việt Nam. Đặc biệt trong những giai đoạn đầu khi Pháp vẫn giữ quyền thống trị đối với báo chí. Báo chi Việt Nam vì vậy có thể coi là xuất phát tử dòng báo thuộc địa ! Điều đó khẳng định ngay từ đầu báo chí phải làm nhiệm vụ là công cụ cho cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân ta.
Nhìn vào lịch sử báo chí thuộc địa 80 năm qua (1865 - 1945) ta thấy rõ ràng các thái độ tiếp nhận của nhiều tằng lớp nhân dân, trước sự du nhập của văn minh phương Tây (ở đây là báo chí). Từ mục đích là công cụ thống trị nô dịch văn hoá của thực dân Pháp, báo chí đã dần trở thành một vũ khí sắc bén nhằm chống lại chính sự nô dịch ấy. Các giai tầng Việt Nam vươn lên nắm lấy tờ báo trong tay thực dân. Nếu như trước 1919 do chính sách ngăn cản cấm đoán, sự kiểm duyệt khắt khe của đế quốc, báo chí hầu như chỉ là tiếng nói của thực dân và phong kiến tay sai thì từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất với sự ra đời và lớn mạnh của các tầng lớp nhân dân đã bộc lộ nhu cầu thể hiện mình lao vào những cuộc đấu tranh chính trị, xã hội và kinh tế và báo chí là vũ khí mà họ sử dụng. Song chỉ có những người cách mạng theo khuynh hướng vô sản mới sử dụng thành công báo chí với ý nghĩa là công cụ tư tưởng văn hoá để vận động quần chúng đi theo cách mạng và đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng. PGS-TS Phạm Xanh trong bài : Nguyễn An Ninh - người khơi dòng báo chí độc lập đã nhận xét : Mọi cuộc cách mạng theo đúng ý nghĩa của nó thường được nhen nhóm từ lĩnh vực văn hoá, tư tưởng.
Báo chí vốn là một trong những phương tiện thông tin đã là sự chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và cả tổ chức cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, một bước quan trọng đưa cách mạng đến thành công.
Kinh nghiệm trong lịch sử báo chí cho thấy báo chí chỉ phát triển, khi nó thoát ra khỏi sự nô dịch thực dân, khi nó gắn với cuộc vận động giải phóng dân tộc, gắn với sự nghiệp giải phóng nhân dân. Những nhà báo đầu tiên của Việt Nam: Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Tôn Thọ Tường... không bao giờ đưa nước ta thoát khỏi sự nô dịch đó, bởi sự gắn bó chặt chẽ với quyền lợi thực dân. Giai cấp tư sản dân tộc, tầng lớp tiểu tư sản dù có tinh thần yêu nước, nhưng vẫn lệ thuộc vào thực dân, vẫn mang nặng tư tưởng tư sản. Chỉ có khuynh hứng vô sản mà đại diện là Đảng Cộng sản đã biễtuất phát từ nhân dân, từ quyền lợi nhân dân, từ truyền thống yêu nước, từ tính cộng đồng, kết hợp với tư tưởng dân chủ mới (tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin) là đưa Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng giành lại độc lập, tự do, tự chủ cho toàn dân tộc.
Đúng như bản đề cương văn hoá 1943 đã khẳng định : Văn hoá mới Việt Nam là thứ văn hoá có tính dân tộc về hình thức và dân dân chủ về nội dung tức là văn hoá diễn ra trong dân tộc và nó thẩm thấu vào trong bản sắc dân tộc, nhưng lại là tân dân chủ - nhân dân mới biểu trưng cho dân chủ trong hoạt động văn hoá. Truyền thống và hiện đại không thể tách rời.
Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận vai trò của những người làm báo Việt Nam trong 80 năm thuộc địa. Họ là những người đã mở đầu cho một phương tiện thông tin mới. Hơn nữa phương tiện thông tin ấy lại nảy sinh ra hai loại hình văn hoá mới : ngôn ngữ và văn học đang góp phần tạo dựng nên văn hoá Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Sách
1. Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lê - Đại cương lịch sử Việt Nam , Tập II - Nxb Giáo dục , 2000.
2. Đỗ quang hưng - Lịch sử báo chí Việt Nam (1865 - 1945) - Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội , 2000.
3. Đỗ quang Hưng - Tiếp xúc văn hoá Đông Tây ở Việt Nam thời cận đại - Chuyên đề giảng dạy, Hà Nội , 1997.
4. Hồng Chương : Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam - Nxb Sự Thật, H, 1987.
* Tạp chí .
1. PGS-TS Phạm Xanh - Nguyễn An Ninh - Người khơi dòng báo chí đối lập Việt Nam dưới thời thuộc Pháp - Tạp chí Xưa và Nay số 144 (T7/2003) trang 12,13,14, 39.
2. Phạm Thanh : Tìm hiểu những Nhà báo đầu tiên ở Việt Nam - Tạp chí báo chí và tuyên truyền số 3 (Tháng 5 + tháng 6 năm 2003) trang 42-43.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LSDOCS (85).doc