Tiểu luận Tìm hiểu cái tôi trong nhân cách người Việt

ĐẶT VẤN ĐỀ “Cái tôi”? Qua từ ngứ đó, không biết ai trong chúng ta sẽ nghĩ gì về nó? Nhưng với tôi nó có ý nghĩa như những ký ức , ý tưởng, kết luận, trải nghiệm, những hình thức khác nhau của những ý định hiện lộ hay mơ hồ, những gắng sức có ý thức, ký ức được tích lũy của tầng ý thức bên trong, chủng tộc, nhóm người, cá thể, bộ lạc, và toàn bộ của nó, dù nó được chiếu rọi phần tinh thần đạo đức:n nỗ lực để theo đuổ tất cả nhưngc điều này là “cái tôi”: và khi chúng ta phải đối diện với nó,chúng ta biết rằng nó là một vật xấu xa vì những hoạt động cảu nó dù cao quý nhưng vẫn cô lập. Con người Việt Nam ngay cả khi chauw sinh ra, trước hết là con người của cộng đồng, nhỏ như gia đình, dòng họ, lớn như làng nước, thậm chí cả thiên hạ nữa. Bởi vậy mà chỉ với tư cách là thành viên của cộng đồng chứ không phải tư cách cá nhân, là cái tôi cốt lõi của con người, con người mới có chút giá trị Vậy “cái tôi trong nhân chách người Việt Nam là ở đâu à nó như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. ĐẶT VẤN ĐỀ GIẢ QUYẾT VẤN ĐỀ 1, Cái tôi- cái tôi trong nhân cách người Việt 2, Đặc điển “cái tôi” Việt Nam 3, “Cái tôi” trong bối cảnh toàn cầu hóa KẾT THÚC VẤN ĐỀ

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1927 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu cái tôi trong nhân cách người Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………1 GIẢ QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………………….1 1, Cái tôi- cái tôi trong nhân cách người Việt…………………………..1 2, Đặc điển “cái tôi” Việt Nam…………………………………………..3 3, “Cái tôi” trong bối cảnh toàn cầu hóa……………………………….5 KẾT THÚC VẤN ĐỀ……………………………………………………8 ĐẶT VẤN ĐỀ “Cái tôi”? Qua từ ngứ đó, không biết ai trong chúng ta sẽ nghĩ gì về nó? Nhưng với tôi nó có ý nghĩa như những ký ức , ý tưởng, kết luận, trải nghiệm, những hình thức khác nhau của những ý định hiện lộ hay mơ hồ, những gắng sức có ý thức, ký ức được tích lũy của tầng ý thức bên trong, chủng tộc, nhóm người, cá thể, bộ lạc, và toàn bộ của nó, dù nó được chiếu rọi phần tinh thần đạo đức:n nỗ lực để theo đuổ tất cả nhưngc điều này là “cái tôi”: và khi chúng ta phải đối diện với nó,chúng ta biết rằng nó là một vật xấu xa vì những hoạt động cảu nó dù cao quý nhưng vẫn cô lập. Con người Việt Nam ngay cả khi chauw sinh ra, trước hết là con người của cộng đồng, nhỏ như gia đình, dòng họ, …lớn như làng nước, thậm chí cả thiên hạ nữa. Bởi vậy mà chỉ với tư cách là thành viên của cộng đồng chứ không phải tư cách cá nhân, là cái tôi cốt lõi của con người, con người mới có chút giá trị…Vậy “cái tôi trong nhân chách người Việt Nam là ở đâu à nó như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. GIẢ QUYẾT VẤN ĐỀ 1, Cái tôi- cái tôi trong nhân cách người Việt Cái tôi có thể chỉ tới một trong các khái niệm sau: Trong triết học, "cái tôi" được hiểu là cái tôi ý thức hay đơn giản là tôi, bao hàm trong đó những đặc tính để phân biệt tôi với những cá nhân khác. Trong phân tâm học, "cái tôi" (ego) là phần cốt lõi của tính cách liên quan tới thực tại và chịu ảnh hưởng của tác động xã hội. Theo Sigmund Freud, "cái tôi" cùng với "nó" (id) và "cái siêu tôi" (superego) là ba miền của tâm thức. "Cái tôi" được hình thành ngay từ khi con người sinh ra và qua tiếp xúc với thế giới bên ngoài, "cái tôi" học cách cư xử sao cho kiểm soát được những ham muốn vô thức không được xã hội chấp nhận. "Cái tôi" có vai trò trung gian hòa giải giữa những ham muốn vô thức và những tiêu chuẩn nhân cách và xã hội. Trong triết lý Phật giáo, "cái tôi", thường gọi là "ngã", là "cái tôi" được thiết thuyết với một thể tính trường tồn, không bị ảnh hưởng của tụ tán, sinh tử. Đạo Phật không công nhận sự hiện diện của một "ngã" như thế. “ Cái tôi’ của con người là một hiện tượng tâm lý, một hiện tượng xã hội.Về cơ bản, “Cái tôi” có liên quan đến tự ý thức về những khác biệt giữa bản thân mình với những người xung quanh. “ Cái tôi” nổi lên trước hết là chủ thể ý thức, chủ thể của các hiện tượng tâm lý trong một chỉnh thể thống nhất. Những đặc trưng nổi bật của “Cái tôi” là chủ thể, là ý thức, tính khẳng định. Đó là khởi nguyên, là sự bắt đầu của quá trình điều hào hành vi bởi hệ giá trị, bởi các hiện tưởng tâm lý và hoạt động tâm lý. Đó cũng là hạt nhân, là cái cốt lõi đầu tiên của con người. “ Cái tôi của con người phát triển theo thời gian trong quá trình sống cảu con người…Khi còn nhỏ người ta ít bị các yếu tố xã hội tác động vào nhận thức về chính mình, nói cách khác cái tôi được phát triển tương đối độc lập Quan niệm về cái tôi thường được hiể theo hai khía cạnh: tích cực ; sự hãnh diện phù hợp về những gái trị, nhâm phẩm của chính bản thân; Tiêu cực; sự nhận định sai về những giá trị của bạn thân đưa đến sự tư ti hay tự tôn. Ở đâykhoong bàn đến trường hợp vủa một người hay nhún nhường hoặc thường khoe khoang vì một lý do nào đó trong giao tiếp xã hội. Nếu một người không nhìn thấy được giá trị của mình sẽ cảm thấy bi quan và dễ tổn thương. Chìm đắm trong sự tự ti, mặc cảm, người ta thường xuyên suy diễn, so sánh mọi thứ, mọi việc để cuối cùng tự cho mình là kẻ thua cuộc dẫn đến mọi thứ bi quan chán nản gét mọi thứ xung quanh mình, đặc biệt là có ác cảm với những người mà họ cho là ba hoa, phô trương và kiêu ngạo… Và ngược lại sự chân thành và việc đánh giá đúng mức khả năng và những giá trị thực có của mình sẽ dúp chúng ta mạnh dạn hơn, cởi mở hơn với thế giới quanh ta và cũng sắn sàng vượt qua và đón nhận những chươngs ngại vật trong cuộc sống. Qua đó nếu bạn cảm thấy thiếu hụt về một lĩnh vực nào đó, bạn không nên mất tự tin, bởi vì bạn biết rằng bạn còn nhiều thứ khác. 2, Đặc điểm “cái tôi” Việt Nam - “Cái tôi” hiện hữu không chỉ trong mỗi chủ thể cá thể, mà cả trong chủ thể tập thể. ở Việt Nam, có thể thấy các tầng bậc phát triển của “cái tôi - cá thể” và “”cái tôi - tập thể”. Nói cách khác, “cái tôi - cá thể” ở người Việt Nam không tách rời với “cái tôi - nhà”, “cái tôi - họ”, “cái tôi - làng”, “cái tôi - nước”. Đó là bốn chủ thể tập thể đại diện cho mỗi người cá thể. Chủ thể tập thể càng nhỏ thì tác động của nó lên mỗi thành viên càng lớn, càng trực tiếp và tính không chính thức càng nhiều. Sự thiếu hụt của “cái tôi - cá thể” được bù đắp bởi “cái tôi - tập thể”. Vị thế của “cái tôi - cá thể” lớn dần thì vị thì vị thế của “cái tôi- tập thể nhỏ dần. - “Cái tôi” ở người Việt Nam với tư cách là một chủ thể cá thể thường xuất hiện chậm. Nó chỉ là một cá thể mảnh mai, yếu ớt, bé nhỏ như cây sậy biết nói, như từng chiếc đũa trong một bó đũa. Nó bị che khuất, bị giấu kín, bị nhạt nhoà, ẩn nấp đằng sau những nhóm xã hội gần gũi nhất. Nó phải phụ thuộc, phải nương nhờ, phải trông cậy vào “cái tôi - nhà”, “cái tôi - họ”, “cái tôi - làng”. Các chủ thể tập thể này hình thành càng sớm, tồn tại càng lâu thì tính cách của nó càng ổn định, càng bền vững và sự chi phối, sự chế ước của nó đối với từng chủ thể cá thể càng mạnh, càng lớn, xét về mặt tích cực cũng như tiêu cực. - Sự tồn tại lâu dài của “cái tôi - nhà”, “cái tôi - họ”, “cái tôi - làng”, “cái tôi - nước” là tất yếu và không thể tránh khỏi. Thiên tai và địch hoạ xảy ra liên tục từ ngàn xưa cho đến tận bây giờ là những lý do khách quan làm cho “cái tôi cộng đồng” ưu trội hơn “cái tôi cá nhân”. Dẫu rằng từ trong bản chất, mỗi cá nhân đã là một đơn vị cuối cùng, là một đơn vị không thể cắt chia, nhưng nó vẫn chỉ là một thành viên của cộng đồng. Nó luôn được chủ thể tập thể động viên, khích lệ, duy trì, củng cố một tình cảm, một ý chí, một năng lực, một tính cách cộng đồng, nhân sức mạnh của mỗi cá nhân lên gấp bội trong cuộc sống và trong hoạt động cộng đồng. - Những tiêu cực của “cái tôi - nhà”, “cái tôi - họ”, “cái tôi - làng”, “cái tôi - nước” bộc lộ ở chỗ nó kìm hãm, làm chậm sự phát triển của cá nhân, của “cái tôi - cá thể”. Do vậy, dẫn đến thiếu tự chủ, tự lập, trách nhiệm, sáng kiến, dũng cảm, quyết đoán cá nhân, luôn ỷ vào sức mạnh của số đông… là những đặc trưng mang tính phổ biến trong xã hội nông nghiệp cổ truyền. “Cái tôi” đích thực của mỗi con người, do đó xuất hiện chậm chạp, muộn mằn. Chỉ những khi không còn lối thoát, những lúc cùng quẫn như “con giun xéo lắm cũng quằn”, “cái tôi” của những người bị áp bức, bị bóc lột đến cùng cực mới vùng dậy, “một sống, một chết” với kẻ thù.  một số nhận xét về nhân cách người Việt Nam trong thời đại mới: Ít nói lời cảm ơn và xin lỗi: có những cái dở tưởng là nhỏ nhưng dễ làm cho người nước ngoài có ấn tượng không tốt về người Việt Nam như thói quen ít cảm ơn cũng như it xin lỗi. Điều này có vẻ mâu thuẫn với truyền thống đạo lý của người Việt Nam, vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo, ghi ơn tiền nhân. Nhưng có lẽ trong cuộc sống bề bộ của thời thực dụng kinh tế, không ít người Việt trong đó có cả những quan chức, quyên nói lời cảm ơn. Và sự thiếu sót này có thể ảnh hưởng đến quốc thể và gây ấn tượng không đẹpowr người nước ngoài về người Việt Nam. Bệnh hời hợt; từ những thói xấu nhỏ đến những thói xấu lớn hơn. Nhà văn hóa Vương Trí Nhàn một trong những người đầu tiên đi xâu nghiên cứu thói hư tật xấu của người Việt Nam, có rất nhiều bài viết về đề tài này. Từ sự nông nổi thiếu sâu sắc trong tính cách người Việt “ Rằng chúng ta nông nổi nhẹ dạ. Ta đễ dãi chấp nhận của người mà không lo tìm lấy tư tưởng của mình. Ta có ngay cách tháo gỡ ngay khi gặp nước bí, nhưng lại gặp bế tắc trong những sứ mạng lớn” hay “ cái gì cũng quan trọng”, “ Không đó ăn vụng cũng túng làm càn”, “ Thiếu một thói quen suy nghĩ chính xác” , “ Những cung bậc của cái hèn”, “ Thích ứng đến không còn là chính mình”… 3, “Cái tôi” trong bối cảnh toàn cầu hóa hân loại bước vào thế kỷ 21 với nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực như theo nhận định của Đảng ta: “hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn”. Nền kinh tế thế giới và khu vực châu Á đang có xu hướng phục hồi và phát triển nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn những yếu tố bất trắc khó lường. Bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế đang tạo ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng chứa đựng những yếu tố gây khó khăn, thách thức cho tất cả các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Cạnh tranh thương mại, giành giật nguồn tài nguyên, vốn, khoa học công nghệ… ngày càng gay gắt. Cũng theo nhận định của Đảng ta, trong những năm đầu của thế kỉ 21, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới, nhưng các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo… vẫn diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp, khoảng cách giữa nước giàu và nước nghèo ngày càng nới rộng. Trong bối cảnh mâu thuẫn thời đại ngày càng gay gắt, tình hình thế giới diễn biến ngày càng phức tạp, cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn đan xen. Bối cảnh quốc tế đang từng ngày, từng giờ tác động đến nhịp độ phát triển của đất nước. Là sinh viên đang học tập và rèn luyện dưới mái trường, chúng ta cần nhận thức điều gì? Là một nước đang phát triển, trình độ kinh tế còn thấp, Việt Nam đang đối mặt với bối cảnh của những mối quan hệ quốc tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, vươn tới quy mô toàn thế giới với một trình độ và chất lượng mới. Toàn cầu hoá đã tạo cho chúng ta những khả năng tăng nhanh lực lượng sản xuất, tiếp cận với nền kinh tế tri thức, tiếp thu thành quả khoa học công nghệ, thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài… Toàn cầu hoá ảnh hưởng rất lớn đến chính sách kinh tế nói chung và chính sách thương mại, chính sách tiền tệ… của Việt Nam nói riêng. Mặt khác, bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay còn tác động mạnh mẽ đến tất cả các mặt của đời sống xã hội, đến lối sống, văn hóa cũng như “cái tôi” trong nhân cách của người Việt. Bên cạnh cái tôi mang bản chất tiêu cực như vậy, đâu đó vẫn còn tồn tại rấ nhiều “ cái tôi” mang bản chất tích cực khác . Mỗi người ai cũng vậy, ai cũng tạo cho minh một “ thương hiệu” của chính mình bằng những việc làm đơn giản, thiết thực: thể hiện sự quan tâm tới mọi người xung quanh, sống vui vẻ hòa nhã với mọi người …Mọi nỗ lực dù có nhỏ nhoi nhưng đều mang lại kết quả lớn . Khi tạo cho mình được giá trị cũng là cho cái tôi của mình đẹp hơn , người ta cũng có thể tự tin, cởi mở và hình như cũng nhận được nhiều điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Thấy được cái tôi của mình, người ta có thể thấy là chính mình và sống thật với chính mình. Họ sẽ không bị mối trường xung quanh chi phối, họ không đễ mặc cảm, tự ti, hay bị tổn thương hay chạm tự ái với những câu nói , hành vi hay thái độ vô tình, cố ý của người khác. Đây được coi là đức tính quý giá mà mỗi người Việt Nam cần có trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc giàu mạnh, theo kịp với sự chuyể mình của thế giới Tuy nhiên ranh giới của việc nhận thức cái tôi tích cực và cái tôi tiêu cực rấ mong manh. Cái tôi một khi bị thổi phồng lại gây ra nhiều đổ vỡ, trở ngại…vì hình như cái tội lại thường hay phát triển và được phóng đại cùng với cái tài. Cho nên căn bện cái tôi quá to cố hữu về sự kiêu ngạo và cố chấp trương kha thường lại rơi vào những người có thành công nhất định trong xã hội. Vậy làm sao bỏ được ghánh nặng cái tôi đó ra? Làm thế nào để kiểm soát được trạng thái tâm lý tự ti mặc cảm , hay ngược lại tâm lý tự cao tự đại cảu mình ? làm sao để vượt qua cái tôi tiêu cực, cái bnar ngã nghiệt chướng cảu mình để có thể là một người tự do , được sống hồn nhiên yêu đời hạnh phúc? Trong khi toàn thế giới đang từng bước chuyển mình, đang bước sang một thời đại mới mà ở đó cái tôi có thể vĩnh viễn bị loại trừ. Thế giới này này thật không giống những gì mà cái tôi có thể tưởng tưởng, nó quá rộng, So với vũ trụ và thế giới xung quanh . còn mỗi chúng ta là mỗi cá nhân nhỏ bé, những hạt nhân vô hình trong một khoảng không vô hình. Sự thật công lý không thể được công nhận. Muốn sự thật hiện diện, niền tin, hiểu biết, trải nghiệm, theo đuổi đạo đức – tất cat nhưngc điều này đều biến mất. Con người đạo đức mà ý thức đuocj sự theo đuổi đạo đức không bao giò có thể tìm ra sự thật, một con người mà hiểu rõ. Đối với con người của sự thật, sự thật đã hiên diện. Một người cos đạo đức là một người chính trực, và một người chính trực không bao giờ hiểu sự thật là gì, vì đói với con người ấy đạo đức che lấp cái tôi, củng cố cái tôi, bởi vì con người ấy đang theo đuổi đọ đức. Cái tôi vốn được bao bọc bởi lũy tre làng, bởi nhịp điệu của mùa màng nhung đến một lúc nào đó nó sẽ vỡ tung để nhường chỗ cho một không gian – bthoiwf gian của một mỗi liên hệ phổ biến, của sự phụ thuộc lẫn nhau, không chỉ trong phậm vi quốc gia mà là xuyên quốc gia. Bởi vậy sự nỗ lực ản thân mỗi người Việt Nam trong hoành cảnh hiện nay là một điều vô cùng quan trọng. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, khi chúng ta mở cửa để hội nhập với thế giới, thì việc khẳng định “cái tôi”, khẳng định bản sắc riêng của Việt Nam là vấn đề quan trọng. Do vậy, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là nhiệm vụ của toàn xã hội, của toàn dân trong đó có sự đóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam, nhất là nữ trí thức. Nữ trí thức Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy tinh hoa của nền văn hoá dân tộc. Cố Tổng bí thư chí Lê Duẩn nhận định rất sâu sắc “Phụ nữ có tính dân tộc hơn ai hết” và “những cái gì đẹp đẽ, tinh anh nhất (của dân tộc) đều nằm trong các bà mẹ”. Cũng có thể nói rằng, nữ trí thức là tầng lớp tinh hoa của phụ nữ Việt Nam, và họ là những hạt nhân nòng cốt trong việc duy trì, sang tạo và phát triển nền văn hoá truyền thống với những giá trị đậm đà bản sắc dân tộc. Việc chú trọng bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống và làm phong phú hơn các giá trị mới trong là một vấn đề có ý nghĩa lâu dài. Cần “Làm tốt công tác tư tưởng để toàn xã hội hiểu đúng và đề cao vai trò của trí thức; để đội ngũ trí thức nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình đối với đất nước, dân tộc, đoàn kết phấn đấu, lao động sáng tạo, hoàn thành tốt trọng trách trong thời kỳ mới” và “Phát huy tài năng và trọng dụng những trí thức có phẩm chất tốt, có năng lực quản lý là đảng viên và không phải là đảng viên trong các cơ quan nhà nước và tổ chức sự nghiệp”. Cần quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện để nữ trí thức có những sáng tạo mới trên nền truyền thống để luôn luôn có cái mới gắn với nhịp sống văn hóa của thời đại, từ hiện đại làm vững bền hơn truyền thống, làm cho văn hoá truyền thống thêm sức sống mới, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai tap luat 216.doc
Tài liệu liên quan