Tiểu luận Tình huống Chia di sản thừa kế trong luật dân sự
Ông D và bà B là hai anh em ruột, bố mẹ 2 người đều đã mất. Sau khi bà B lấy chồng là ông A, ông D đã dọn đến căn nhà của hai vợ chồng bà B nằm trên đường Nguyễn Trãi để ở cùng, ông D sau đó cũng không lập gia đình.
Ông A và bà B có 1 người con đẻ là C và nhận thêm E làm con nuôi. C lấy vợ là bà Q, có ba con là chị T, anh K và anh H. Cuối năm 2003, ông C rủ bác mình là ông D cùng góp vốn làm ăn với tỷ lệ phân chia là 50:50. Tháng 4 năm 2005, trong một lần đi kiểm tra hàng do tai nạn giao thông mà cả ông C và ông D đều bị thiệt mạng. Bốn tháng sau đó, ông A qua đời do ốm nặng.
Ông A có để lại một bản di chúc ( chứng thực tại UBND quận Thanh Xuân vào ngày 26 tháng 10 năm 2004 ), truất quyền hưởng di sản của bà B. Ông C cũng để lại một bản di chúc ( được công chứng từ trước ), chia đều toàn bộ tài sản cho vợ và các con, mỗi người được ¼ di sản.
Bà B kiện ra tòa xin chia di sản của ông A, ông D và anh C. Tòa án đã xác định được:
- Tài sản chung hợp nhất của ông A và bà B bao gồm căn nhà số 204 đường Nguyễn Trãi và một số tài sản khác, tổng giá trị tài sản là 720.000.000 đồng.
- Tài sản chung trong hợp tác làm ăn của ông C và ông D là 240.000.000 đồng.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2832 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tình huống Chia di sản thừa kế trong luật dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.NỘI DUNG VỤ VIỆC:
Ông D và bà B là hai anh em ruột, bố mẹ 2 người đều đã mất. Sau khi bà B lấy chồng là ông A, ông D đã dọn đến căn nhà của hai vợ chồng bà B nằm trên đường Nguyễn Trãi để ở cùng, ông D sau đó cũng không lập gia đình.
Ông A và bà B có 1 người con đẻ là C và nhận thêm E làm con nuôi. C lấy vợ là bà Q, có ba con là chị T, anh K và anh H. Cuối năm 2003, ông C rủ bác mình là ông D cùng góp vốn làm ăn với tỷ lệ phân chia là 50:50. Tháng 4 năm 2005, trong một lần đi kiểm tra hàng do tai nạn giao thông mà cả ông C và ông D đều bị thiệt mạng. Bốn tháng sau đó, ông A qua đời do ốm nặng.
Ông A có để lại một bản di chúc ( chứng thực tại UBND quận Thanh Xuân vào ngày 26 tháng 10 năm 2004 ), truất quyền hưởng di sản của bà B. Ông C cũng để lại một bản di chúc ( được công chứng từ trước ), chia đều toàn bộ tài sản cho vợ và các con, mỗi người được ¼ di sản.
Bà B kiện ra tòa xin chia di sản của ông A, ông D và anh C. Tòa án đã xác định được:
- Tài sản chung hợp nhất của ông A và bà B bao gồm căn nhà số 204 đường Nguyễn Trãi và một số tài sản khác, tổng giá trị tài sản là 720.000.000 đồng.
- Tài sản chung trong hợp tác làm ăn của ông C và ông D là 240.000.000 đồng.
II.GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
1) Chia di sản của C:
Trước hết, để phân chia được di sản của ông A, cần xác định phần di sản ông A được từ ông C. Trong tình huống trên, ông C và ông D hợp tác làm ăn, theo thỏa thuận trong hợp đồng là 50:50, nên phần tài sản riêng của mỗi người sẽ là:
C = D = 240.000.000 đồng : 2 = 120.000.000 đồng.
Tòa cũng đã xác định ông C không còn tài sản nào khác, vì thế, toàn bộ di sản mà ông C để lại là 120.000.000 đồng. Ông C chết có để lại di chúc, chỉ chia di sản cho vợ và con mà không chia cho bố mẹ là ông A và bà B. Theo quy định tại khoản 1 điều 669 BLDS, bà B và ông A là những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, nên dù không được đề cập đến trong di chúc, mỗi người vẫn được hưởng phần di chúc tối thiểu bằng 2/3 suất thừa kế được chia theo pháp luật là:
A = B = 120.000.000 : 6 x 2/3 = 13.333.333 đồng.
Bà Q, chị T, anh K, anh H mỗi người hưởng ¼ phần di sản còn lại theo di chúc là:
Q = H = T = K = 120.000.000 – (13.333.333 đồng x 2) : 4 = 23.333.335 đồng.
2) Chia di sản của A và D:
a) Chia di sản của A:
Di sản của ông A từ tài sản chung hợp nhất của ông A và bà B là:
- A = 720.000.000 : 2 = 360.000.000 đồng.
Tổng di sản của A: A = 360.000.000 đồng + 13.333.333 đồng = 373.333.333 đồng.
Vì ông A để lại di chúc truất quyền hưởng di sản của bà B nhưng theo quy định tại khoản 1 điều 669 BLDS, bà B vẫn được hưởng di sản của ông A không phụ thuộc vào nội dung di chúc –tối thiểu 2/3 suất thừa kế chia theo pháp luật là:
- B = 373.333.333 đồng : 3 x 2/3 = 82.962.962 đồng.
Theo quy định tại điều 678 BLDS, con nuôi được thừa kế di sản của cha (mẹ) nuôi nên ông E hoàn toàn có quyền thừa kế di sản của ông A. Sau khi đã xác định được phần di sản bà B được hưởng không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, phần di sản còn lại của ông A được chia theo pháp luật cho C, E, mỗi người ½ là:
- C = E = ( 373.333.333 đồng – 82.962.962 đồng ) : 2 = 145.185.185 đồng.
Nhưng vì C chết trước ông A nên con đẻ của C, tức cháu ruột của ông A sẽ được thừa kế thế vị phần di sản mà ông C được hưởng nếu còn sống, theo quy định tại điều 677 BLDS, nên con của ông C được hưởng phần di sản là 145.185.185 đồng
Ông C có 3 người con, mỗi người sẽ được hưởng 1/3 di sản mà C được hưởng là:
- K = T = H ( thế vị ) = 145.185.185 đồng : 3 = 48.395.061 đồng.
b) Chia di sản của D:
Ông D chết không để lại di chúc, vì thế theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 675 BLDS, di sản của ông D được chia theo pháp luật. Và theo quy định tại điều 676 BLDS, ông B không có người thừa kế ở hàng thứ nhất, chỉ còn mỗi bà B là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ hai, vì thế bà B được hưởng toàn bộ di sản ông D để lại là phần tài sản đóng góp trước đây của ông D khi hợp tác với ông C là:
B = 120.000.000 đồng.
III. NHẬN XÉT:
Vì A,B là bố mẹ của C nên dù không được ghi trong di chúc, nhưng A, B vẫn được hưởng phần di sản tối thiểu bằng 2/3 suất thừa kế chia theo pháp luật theo điều 669 BLDS. Tương tự, B dù bị truất quyền hưởng di sản trong di chúc của A nhưng vẫn được hưởng phần di sản tối thiểu bằng 2/3 suất thừa kế chia theo pháp luật. E là con nuôi nhưng theo điều 678 vẫn được hưởng thừa kế di sản của A. Vì C chết trước A nên các con của C được thừa kế thế vị đối với phần di sản của A chia cho C. Còn D chết không để lại di chúc, vì không còn người thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ nhất, nên B được hưởng di sản của D với tư cách người thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ hai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 1, ĐH luật Hà Nội, NXB CAND, Hà Nội, 2009
- Luật thừa kế Việt Nam, TS. Phùng Trung Tập, NXB Hà Nội, 2008
- Pháp luật thừa kế của Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nguyễn Minh Tuấn, Nxb. Lao động - xã hội, 2009
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005
-
-
-
-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Damp226n sA camp225 nhamp226n tuAn 2.doc