LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, Những thành tựu mới của công nghiệp hóa, cơ giới đã làm thế giới càng văn minh và hiện đại hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nó kéo theo sự gia tăng các tai nạn mang tính khách quan nhiều khi nằm ngoài sự chi phối của con người, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của các chủ thể xã hội. Ó những sự vật như máy móc, phương tiện, hệ thống điện, dây truyền sản xuất nhà máy bản than hoạt động của nó luôn tiềm ản khả năng gây thiệt hại cho moi trường xung quanh. Mặc dù con người luôn kiểm soát, vận hành một cách an toàn nhưng thiệt hại vẫn xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát đó. để giải quyết các vấn đề này pháp luật đã đưa ra cách giải quyết là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được quy định tại Điều 623 BLDS.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái niệm về nguồn nguy hiểm cao độ.
II. Điều kiện phát sinh trách nshiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
1. Có thiệt hại xảy ra.
2. Có việc gây thiệt hại trái pháp luật.
3. Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại do người xung quanh.
4. Có mối quan hệ nhân quả giữa họat động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra.
III. Xác định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
1. Khái niệm về trach nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
2. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
IV. Tình huống thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
V. Bình luận các quy định của BLDS về nguồn nguy hiểm cao độ.
KẾT LUẬN.
DANH MỤC TÀI LIỆU THẢO KHẢO
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2255 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, Những thành tựu mới của công nghiệp hóa, cơ giới đã làm thế giới càng văn minh và hiện đại hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nó kéo theo sự gia tăng các tai nạn mang tính khách quan nhiều khi nằm ngoài sự chi phối của con người, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản… của các chủ thể xã hội. Ó những sự vật như máy móc, phương tiện, hệ thống điện, dây truyền sản xuất nhà máy… bản than hoạt động của nó luôn tiềm ản khả năng gây thiệt hại cho moi trường xung quanh. Mặc dù con người luôn kiểm soát, vận hành một cách an toàn nhưng thiệt hại vẫn xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát đó. để giải quyết các vấn đề này pháp luật đã đưa ra cách giải quyết là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được quy định tại Điều 623 BLDS.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Khái niệm về nguồn nguy hiểm cao độ.
Theo điều 623 BLDS quy định “ Nguồn nguy hiển cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống điện tải, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, cháy cháy, chất độc, chất phóng xạ, nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.”
- Phương tiện giao thông vận tải cơ giới: Theo khản 8 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 ( có hiệu lực từ ngày 1/7/2009) quy định: “ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ( sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô, xe kéo, rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc được kéo bởi xe ô tô, xe kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gán máy( kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.” Tuy nhiên phương tiện giao thông cơ giới không chỉ giới hạn ở đường bộ còn có thể có phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường sắt như đầu máy toa xe, toa động lực…, phương tiện giao thông cơ giới đường thủy như tàu biển và phương tiện giao thông cơ giới hàng không như máy bay, trực thăng, tàu lượn…
- Hệ thống điện tải được hiểu là dây truyền dẫn điện, mô tơ, máy phát điện, cầu dao…; nhà máy công nghiệp như nhà máy công nghiệp nặng, nhà máy công nghiệp nhẹ… cũng như phương tiện giao thông vận tải cơ giới chỉ được coi là nguồn nguy hiểm khi nó đang hoạt động – có nghĩa là nó đang trong trạng thái tĩnh thì không tạo nguy cho người xung quanh.
- Vũ khí bao gồm: vũ khí công dụng, vũ khí thể thao, súng săn, công cụ hỗ trợ…
- Chất cháy, chất nổ là chất lỏng, chất khí, chát rắn… dễ gây cháy nổ. Chất cháy có đặc tính là bốc cháy khi tiếp xúc với oxy trong không khí, nước hoặc dưới tác động của các yếu tố khác ở nhiệt độ cao hoặc không cao (diêm, phốt pho…). Thuốc nổ với khả năng gây nổ mạnh, nhanh tỏa nhiệt và ánh sáng ( thuốc nổ, thuốc pháo, thuốc súng).
- Chất độc là chất có tính độc cao, rất nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng con người, động vật cũng như môi trường xung quanh ( A-cô-ni-tin, kẽm phốt pho, ni-cô-tin…)
- Chất phóng xạ là chất ở thể lỏng, rắn hoặc khí có hoạt động phóng xạ riêng lớn hơn 70 KBO/KG. Chất phóng xạ là nhân tô sát thương của vũ khí hạt nhân gồm những đồng vị không bền của các yếu tố hóa hoặc (urani, radi..), có khả năng phát ra những chùm tia phóng xạ không nhìn thây gây bệnh hoặc gây nhiễm xạ đối với người, động vật và môi trường sống.
- Thú dữ là động vật bậc cao, có lông mao, có tuyến vú, nuôi con bằng sữa mẹ, lớn, rất dữ, có thể làm hại con người như hổ, báo, sư tử…
Tuy nhiên, cần lưu ý và phân biệt giữa vật nuôi gây thiệt hại trong trường hợp nó hung dữ. Ví dụ: Chó, mèo, vật nuôi khác bị bệnh dại cắn người… Nếu vật nuôi trong gia đình bị dại gây thiệt hại thì thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra. Còn thiệt hại do thú dũ gây ra sẽ thuộc thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
II. Điều kiện phát sinh trách nshiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Có thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại được hiểu là sự giảm bớt những lợi ích vật chất của con người, tài sản xác định trên thực tế và những thiệt hại chắc chắn xảy ra. Theo Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận tất cả các quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể, mọi công dân được pháp luật bảo hộ. Có thiệt hại xảy ra: Cũng giống như trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong những trường hợp riêng biệt nói riêng, thiệt hại được coi là điều kiện tiền đề, điều kiện cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu không có thiệt hại thì không bao giờ phát sinh trách nhiệm bồi thường.
Thiệt hại liên quan quan đến các loại nguồn nguy hiểm rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải thỏa mản 2 dấu hiệu:
Thứ nhất: Những sự vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ phải đang trong tình trạng vận hành, hoạt động như: phương tiện giao thông, vận tải đang tham gia giao thông bên đường; cháy, chập hệ thống tải điện; máy công nghiệp đang hoạt động…
Trường hợp thiệt hại xảy ra khi nguồn cao độ đang ở trạng thái tĩnh -không hoạt động thì không thể coi là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Ví dụ: Xe ô tô đang dừng trên đỉnh dốc gât thiệt hại, cột điện bị đổ trong lúc thi công chưa có điện…
Thứ hai: Thiệt hại phải do chính bản thân nguồn nguy hiểm cao độ hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra.
Tuy nhiên không phải mọi thiệt hại do vật gây ra đều có sự tác động của con người. Nhiều trường hợp hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ nằm ngoài sự kiểm soát chế ngự của con người và tự thân nguồn nguy hiểm gây ra. Thiệt hại phải do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: Điều 623 liệt kê các loại nguồn nguy hiểm cao độ và điều luật này xác định rất rõ ràng: “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”. Bản thân nguồn nguy hiểm cao độ luôn tiềm ẩn trong nó “nguy cơ” gây ra thiệt hại và “nguy cơ” đó thể xảy ra trên thực tế bất cứ lúc nào, ngoài tầm kiểm soát của con người. Xuất phát từ lý do này mà pháp luật qui định: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật”. Chúng ta cần phân biệt thiệt hại “do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” với thiệt hại “do hành vi trái pháp luật của con người gây ra có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ”. Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là thiệt hại do “tự thân” nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại như: xe ô tô đang vận hành thì bị nổ lốp, mất phanh…gây thiệt hại, một người điều khiển xe máy trên đường nhưng tay ga bị kẹt nên không làm chủ được tốc độ gây thiệt hại. Ví dụ: A là lái xe hợp đồng cho công ty vạn tải B. Một lần đang khi lái xe chở hàng với trọng lượng 5 tấn. Khi đang lên dốc thì xe đột ngột đứt phanh. A đã cố gắng hết sức để kìm tộc độ, để xê không bị lao xuống dốc. Nhưng xe vẫn lao xuống dốc và gây thiệt hại cho một chiếc xe máy đang dựng bên lề đường.
Trong trường hợp này thiệt hại do bản thân hoạt động của xe gây ra. A không có lỗi trong việc điều khiển vì tính huống quá bất ngờ, nằm ngoài sự điều khiển của A.
Những trường hợp thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ là thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con người khi gây thiệt hại nhưng liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ, ví dụ: lái xe phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn, say rượu bia điều khiển xe gây tai nạn… Những thiệt hại này hoàn toàn do hành vi có chủ ý của con người không phải do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại.
Có việc gây thiệt hại trái pháp luật.
Sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật không phải là hành vi trái pháp luật hay xử sự rái pháp luật của con người có hành vi mà sự gây thiệt hại không cho phép làm cho người khác bị thương, gây thiệt hại cho tài sản cho người khác.
Pháp luật bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể trong quan hệ pháp luật. Việc gây thiệt hại trái pháp luật là những thiệt hại do hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, pháp luật không cho phép. Những thiệt hại về tài sản của tổ chức, của nhà nước, cá nhân; những thiệt hại về quyền lợi, sức khỏe, tính mạng của cá nhân là nhóm khách thể được pháp luật bảo vệ bất khả xâm phạm. Những thiệt hại về những quyền lợi, lợi ích chính đáng của chủ thể trong xã hội do chính sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu nguồn cao độ.
Có những trường hợp do đặc tính của nguồn nguy hiểm cao độ mà việc gây thiệt hại của nhưng phương tiện không bị coi là trái pháp luật. Ví dụ: Để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt những thiệt hại trên đường sắt do tàu hỏa gây ra cho các chủ thể khác không bị coi là trái pháp luật và ngành đường sắt không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một loại trách nhiệm pháp lý đặc biệt không cần điều kiện lỗi. Bởi vì, những phương tiện cơ giới và những hoạt động của phương tiện đó theo tính chất đã luôn luôn chứa đựng những yếu tố là những nguy cơ có thể gây thiệt hại bất ngờ và đột ngột cho con người, do vậy pháp luật đã quy định cho những sự kiện bất ngờ và đột ngột đó những hậu quả pháp lý và biện pháp giải quyết hậu quả, nhằm bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng cho các chủ thể và nâng cao trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp tài sản được xã định là nguồn nguy hiểm cao độ.
3. Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại do người xung quanh.
Nguồn nguy hiểm cao độ do tính chất nguy hiểm của nó có thể gây hại cho bất kỳ ai? Chủ sở hữu, người đang chiếm hữu, vận hành và những người không có lien quan đến nguồn nguy hiểm cao độ… Có những chủ thể do mối quan hệ sở hữu, lao động mà họ trực tiếp tiếp xúc với nguồn cao độ. Đối với chủ sở hữu thì họ phải tự chịu rủi ro đối với tài sản mà của mình gây ra. Đối với người bị thiệt hại trong khi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thì họ được bồi thường theo chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao đọ gây ra chỉ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm gây thiệt hại cho người người xung quanh là những người khi xảy ra thiệt hại không có quan hệ lao động hoặc sở hữu liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhằm để bảo vệ quyền được bồi thường cho người này. Do đặc tính của nguồn của nguồn nguy hiểm cao độ là những loại tài sản có khả năng gây thiệt hại trong quá trình vận hành, sử dụng chúng, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ có thể là thiệt hại tài sản, tính mạng, sức khỏe. Thiệt hại về danh dự, nhân phẩm ,uy tín là những thiệt hại chí có thể phát sinh do hành vi của con người không thuộc phạm vi tác động của nguồn nguy hiểm.
Có mối quan hệ nhân quả giữa họat động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra.
Quan hệ giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại có mối liên hệ phổ biến, biện chứng. Sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại, không có yếu tố lỗi của con người. Sự kiện phổ biến thường xảy ra trong trường hợp một chiếc xe có động cơ đang hoạt động bị mất phanh, gẫy trục xe, nổ lốp xe… đã gây thiệt hại cho người khác hoặc hệ thống tải điện bị đứt dây điện dương gây chết người, cháy nổ hư hại tài sản… hoặc thú dữ trong giạp xiếc, trong vườn bách thú bất ngờ tấn công người đến xem, người tham quan… Như vậy, mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ. Việc xác định này có ý nghĩa quan trọng vì nó là bằng chứng để xác định có hay không có trách nhiệm dân sự của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ . Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ mà có lỗi trong việc sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ mà có lỗi trong việc sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đã gây ra cho người khác, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự, người chủ sở hữu của nguồn nguy hiểm cao độ hoặc người có lỗi trong việc sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ mà gây thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, thiệt hại xảy ra thì phát sinh trách nhiệm bồi thường, tuy nhiên để có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì thiệt hại xảy ra phải trực tiếp do bản thân nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại. Điều kiện hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là nguyên nhân tất yếu, nguyên nhân có ý nghĩa quyết định dẫn đến thiệt hại và thiệt hại xảy ra là kết quả hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại điểm mấu chốt và quan trọng là việc xã định do nguyên nhân nào gây ra. Nếu thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con người gây ra mà có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ thì không áp dụng Điều 623 để giải quyết mà đây là trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thông thường do hành vi trái pháp luật của con người gây ra.
Ví dụ: Vợ chồng A và B đều đi là từ 6h30 sáng đến 17h mới về. Sợ bị mất trộm ông A đã dẫn dòng điện dương vào ổ khóa để ngăn trộm cắt khóa vào nhà. Ông C là hàng xóm đã vô ý đụng tay vào ổ khóa đã bị chết do điện giật.
Trong trường hợp này ông C chết là do dòng điện cao thế gây ra là nguồn nguy hiểm cao độ theo điều 623 BLDS, nhưng cái chết của ông C lại do chính hành vi của ông A cài đặt dây điện vào ổ khóa. Hành vi của ông A là trái pháp luật Hình sự vì lỗi cố ý gián tiếp giết người. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại này không thuộc trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
III. Xác định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Khái niệm về trach nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Căn cứ vào khoản 2 điều 623 BLDS và nghi quyết số 03/2006/NQ- HDTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Như vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có chủ thể là:
+ Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ.
+ Người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ.
+ Nguồn chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ.
Khi có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trước tiên người ta nghĩ đến ngĩa vụ của chủ sở hữu trong việc tôn trọng và bảo vệ lợi ích chung, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Vì vậy trách nhiệm bồi thường trước hết phải được đặt ra cho chủ sở hữu, trừ trường hợp chủ sở hữu chứng minh được trách nhiệm thuộc về người khác.
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong những trường hợp của trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng thuộc về người có lỗi (cố ý hoặc vô ý) xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, các lợi ích hợp pháp của các chủ thể thì phải bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại tuân theo nguyên tắc của Luật dân sự.
Về nguyên tắc người thiệt hại gây ra thiệt hại phải bồi thường toàn bộ, kịp thời khi lỗi gây ra thiệt hại thuộc hoàn toàn về bên gây hại cho bên thiệt hại cho bên bị thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải được xác định rõ những phương tiện giao thông vận tải…được quy định thuộc nguồn nguy hiểm cao độ để xác định trách nhiệm bồi thường cụ thể khi có thiệt hại xảy ra. Nếu thiệt hại liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ mà không phải do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ thì áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh thông thường. Nói cách khác, thiệt hại phải do nguồn nguy hiểm gây ra, chứ không phải do hành vi của con người.
Như vậy, bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được hiểu là trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ và do hoạt động tự bản than nguồ nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác, phải bồi thường thiệt hại kể cả trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu không có lỗi.
Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
a) Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.Chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ.
Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu có quyền định đoạt, sử dụng, chiếm hữu tài sản theo ý chí của mình. Việc thực hiện quyền sở hữu của chủ sở hữu không được gây tổn hại tới lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Vì vậy nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác trong trường hợp chủ sở hữu đang trực tiếp chiếm hữu sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thì phải bồi thường, kể cả trong trường hợp chủ sở hữu không có lỗi.
b) Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thoả thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường.
Quyền chiếm hữu, sử dụng luôn có các hình thức thể hiện khác nhau: Chủ sở hữu có thể trực tiếp chiếm hữu, sử dụng để khai thác công dụng của tài sản; chủ sở hữu có quyền chuyển giao quyền hiếm hữu tài sản thực tế cho người khác cho phép người này được sủ dụng tài sản của mình (cho thuê, cho mượn, chuyển giao nghĩa vụ lao động…). Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ chuyển giao cho người khác theo ý chí của chủ sở hữu, chủ sở hữu vẫn có quyền kiểm soát về mặt pháp lý đối với tài sản. Theo khoản 2 điều 623 “ Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.” Thì trong trường hợp chủ sở hữu của nguồn cao độ nguy hiểm cho người chiếm hữu, sử dụng thông qua một hợp đồng cho sử dụng mà nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác thì người chiếm hữu, sử dụng phải bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp chủ sở hữu và người chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác. Ví dụ: Sáng B mượn xe ô tô của A đi chơi cả ngày. Buồi chiều B mời A về quê chơi và đề nghị a điều khiển vì minh đang buồn ngủ. Trên đường đi xe đứt phanh và gây tai nạn cho người đang đi trên đường. Trong trường hợp này giữa A và B đã thiết lập hợp dồng dân sự mượn tài sản. Lúc này nguồn nguy hiểm cao độ được chuyển giao cho B. Vì vậy dù A điều khiển, B điều khiển hay người khác điều khiển thì nguông nguy hiểm cao độ đã được chyển giao cho B thông qua giao dịch hợp pháp nên B phải bồi thường thiệt hại với tư cách là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ.
Người chủ sở hữu giao cho người chiếm hữu sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thì có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cho người khác, kể cả khi không có lỗi. Ví dụ: Như ví dụ của công ty B và anh A lái xe ở trên thì A là người trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nhiệm vụ do công ty B giao cho. Công ty B đang nắm giữ, quản lý, khai thác công dụng hưởng hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ. Vì vậy không phải A là người được chuyển giao, chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ để khai thác để hưởng lợi nên công ty B là chủ chiếc xe phải bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: Các thoả thuận sau đây là không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường:
- Thoả thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
- Thoả thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước, sau đó người được giao chiếm hữu, sử dụng sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường;
- Ai có điều kiện về kinh tế hơn thì người đó thực hiện việc bồi thường thiệt hại trước.
Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho ngườikhác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.
Ví dụ:Chủ sở hữu biết người đó không có bằng lái xe ô tô, nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.
c. Về nguyên tắc chung chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
- Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
Ví dụ: Xe ô tô đang tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật,thì bất ngờ có người lao vào xe để tự tử và hậu quả là người này bị thương nặng hoặc bị chết. Trong trường hợp này chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ (xe ô tô) gây ra.
-Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết,trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cần chú ý là trong trường hợp pháp luật có quy định khác về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.
Nếu chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không có lỗi khi nguồn nguy hiểm cao độ gây hại cho người khác thì vẫn có trach nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra theo trách nhiệm dân sự, nhưng người nay không bị chịu trách nhiệm hình sự. Ngược lại, nếu chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ mà có lỗi vô ý hoặc cố ý để nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác thì ngoài trách nhiệm dân sự là bồi thường thiệt hại còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
d) Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nếu chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ hoàn toàn không có lỗi trông việc để nguồn cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra. Chủ sở hữu người chiếm hữu nguồn cao độ sẽ được giải trừ khỏi trách nhiệm bồi thường nếu họ chứng minh được đã tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ trong việc bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độtheo quy định của pháp luật.
Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật) thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Theo đạo cuối của khoản 4 Điều 623 “ Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải chịu liên đới bồi thường thiệt hại. Trường hợp này rất phổ biến trong xã hội, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ tuy đã biết hoặc trong hoàn cảnh có thể biết được một người không có quyền sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ nhưng vẫn giao, sử dụng nguồn nguy hiểm nguồn nguy hiểm cao độ và người này đã gây thiệt hại cho người thứ ba thì chủ sở hữu và người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: Vào ngày 20/10/2009 Thiện mượn xe moto của anh Trung để đi đám cưới người bạn. Trong trường hợp này anh Trung biết Thiện chua có bằng lái xe, nhưng anh Trung vẫn cho Thiện mượn. Và trong khi đi đám cưới về thì xe đứt phanh đân vào chị Quyên đang cùng tham gia giao thông, gây thiệ hại về sức khỏe cho chị Quyên chi phí điều trị là 5.000.000 đồng.
Trong trường hợp này anh Trung là người có lỗi khi biết là Thiện không được phép sử dụng xe moto vì chua có bằng lái xe, nhưng vẫn giao cho Thiện quản lý, sử dụng xe moto. Theo tình huống này, thì anh Trung và Thiện phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho chị Quyên.
đ) Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu,sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây ra tai nạn và gây thiệt hại thì cần phải phân biệt:
- Nếu B chỉ được A thuê lái xe ô tô và được trả tiền công, có nghĩa B không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà A vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, A phải bồi thường thiệt hại.
- Nếu B được A giao xe ô tô thông qua hợp đồng thuê tài sản, có nghĩa A không còn chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà B là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp; do đó, B phải bồi thường thiệt hại. Nếu trong trường hợp này được sự đồng ý của A, B giao xe ô tô cho C thông qua hợp đồng cho thuê lại tài sản, thì C là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó; do đó, C phải bồi thường thiệt hại.
IV. Tình huống thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Lê Minh Tuấn sinh năm 1969, trú tại An Nhơn, tỉnh Bình Định, làm nghề lái xe. Khoáng 7h ngày 16 tháng 7 năm 2009, Lê Minh Tuấn điều khiển chiếc xe ôtô biển số 47V-1151 có 42 hành khách và 520 kg hàng. Chiếc xe này là tài sản của xí nghiệp Thành Công. Tuy nhiên, chiếc xe có nguồn ngốc của vợ chồng ông Trần Kim An và bà Lê Thị Hòa đưa vào xí nghiệp đã đưa cho vợ chồng ông An, bà Hòa chiếm hữu sử dụng, mọi chi phí trong việc sửa chữa… chiếc xe đều do ông bà chịu trách nhiệm. Trên đường từ Bình Định về Buôn Ma Thuột, đến 9h cùng ngày, khi đi đến Km40 Quốc lộ 19 thuộc thôn Phú Xuân thì chiếc xe ôtô do anh điều khiển gặp xe oto biển số 47K-1845 của HTX vận tải thành phố Quy Nhơn điều khiển chở 11 tấn chè chạy ngược chiều. Khi hai xe oto cách nhau khoản 3m, thì xe oto do Tuấn Anh điều khiển chạy với tốc độ 50km/h bị nổ lốp bên trái, làm xe ôtô mất thắng đâm vào xe ôtô do Bá điều khiển, gây tai nạn làm thiệt hại toàn bộ số chè, gây hư khỏng nặng chiếc ôtô biển số 47K-1845 và làm cho Bá bị thương. Ngày 16/2/2010, chị Nguyễn Bạch Tuyết đại diện hợp pháp của xí nghiệp Thành Công khởi kiện ông Trần Kim Anh, bà Lê Thị Hòa đòi bồi thường thiệt hại. Tổng thiệt hại đên 150tr đồng.
Giải quyết của Tòa.
Trong tình huống này nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại trong khi anh Tuấn Anh đang điều khiển. Nhưng xe gây tai nạn không thuộc sở hữu của Tuấn Anh, anh chỉ là người lái thuê, mà theo điểm D, mục 2, Phần III NQ 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006: “ Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hieerm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể người đó được giao nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.” Theo tòa sơ thẩm thì chiếc xe mang biển số 47V-1154 do anh Lê Minh Tuấn điều khiển gây tai nạn là thuộc tài sản của xí nghiệp Thành Công. Nhưng tòa không buộc xí nghiệp Thành Công phải bồi thường thiệt hại mà yêu cầu ông Trần Kim An, bà Lê Thị Hòa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bởi vì chiếc xe ôtô này có nguồn gốc là của vợ chồng ông Trần Kim Anh và bà Lê Thị Hòa đua vào xí nghiệp và xí nghiệp giao cho vợ chồng ông Anh, bà Hòa chiếm hữu, sử dụng, mọi chi phí, sửa chữa, thay thế… đối với chiếc xe ôtô này đều do ông bà chịu trách nhiệm. Cũng theo Điều 623 BLDS, thì vợ chồng ông Anh và bà Hoa là chủ thể chịu bồi thường thiệt hại. Trong vụ án này, chủ sở hữu đã chuyển giao trách nhiệm cho người khác người này cũng không trực tiếp điều khiển phương tiện gây thiệt hại.
Do vậy, quyết định buộc ông Trần Kim Anh và bà Lê Thị Hòa phải bồi thường là hợp lý.
Bình luận các quy định của BLDS về nguồn nguy hiểm cao độ.
Ngoài những trường hợp pháp luật quy định, trên thực tế có trường hợp chủ sở hữu bắt buộc phải chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác theo quy định của pháp luật. Ví dụ: người có thẩm quyền nhà nước trưng thu tài sản của các cá nhân, tổ chức khi cần thiết để bảo vệ lợi ích chung,hoặc tạm thu giữ theo quy định của nhà nước có thẩm quyền… Trong những trường hợp này, chủ sở hữu, người chiếm hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ buộc phải chuyển giao tài sản chiếm hữu, sử dụng tài sản cho cơ quan có thẩm quyền. Vậy khi nguồn nguuy hiểm cao độ gây ra thì ai sẽ là người bồi thường thiệt hại…nên cần quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng được giao chuyển cho cơ quan nhà nước.
Trường hợp nguồn nguy hiểm trong tự nhiên gây hại thì ai có trách nhiệm bồi thường. Ví dụ: Thú dữ trong rừng tấn công gây thiệt hại…. Vậy ai sẽ là người bồi thường thiệt hại. Theo quy định hiện nay thì những tài sản như vậy là loại tài sản thiên nhieenvaf là loại tài sản thuộc sở hữu của nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế chưa có văn bản quy định cơ quan nhà nước nào có trách nhiệm bồi thường ?
Trong Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành bộ luật này(như Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP) đều dành ra những qui định riêng về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, gây ra nhiều tranh cãi, quan điểm khác nhau trên thực tế áp dụng. Sau đây là một số qui định bất cập cần sửa đổi hoàn thiện:
- Thứ nhất: Về khái niệm về nguồn nguy hiểm cao độ. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ được qui định trong khoản 1 Điều 623 theo hướng liệt kê, vì vậy nên không đầy đủ, thậm chí không thồng nhất với các qui định trong văn bản pháp luật khác. Vì vậy không nên định nghĩa nguồn nguy hiểm cao độ theo hướng liệt kê mà chỉ cần xác định tiêu chí chung để được coi là nguồn nguy hiểm cao độ.
Ở phần khái niệm của nguồn nguy hiểm cao độ thì vẫn đang còn nhiều hạn chế như ở phương tiện giao thông vân tải cơ giới thì liệu có phải tất cả các phương tiện giao thông vân tải cơ giới đều được nguồn nguy hiểm cao độ không? Pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Trên thực tế, có những loại phương tiện đang nằm ngoài sự kiểm soát của pháp luật quy định về nguồn nguy hiểm cao độ, chẳng hạn như xe đạp điện, xe Babetta, hay máy thi công, máy ủi…có thể coi là những loại xe tương tự theo sự liệt kê tại khoản 18 Điều 3, Luật giao thông đường bộ 2008.
- Thứ hai: Về điều kiện áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Hiện nay chưa có qui định nào phân định cụ thể: Khi nào áp dụng bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra dẩn đến những cách hiểu và áp dụng không thông nhất trên thực tế. Thực tiễn cho thấy khi xét xử, nhiều trường hợp cứ thấy thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ là áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, bất kê nguyên nhân do con người hay nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Cần có quy định rõ rang về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ pháp sinh khi thiệt hại là do sự tác động bản thân nguồn nguy hiểm gây ra.
- Thứ ba: Cần phân định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao dộ gây ra trong trường hợp chủ sở hữu đã chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác chiếm hữu, sử dụng, cụ thể là trong chuyển giao theo quan hệ lao động và chuyển giao các quan hệ dân sự.
+ Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ được chuyển giao cho người khác theo nghĩa vụ lao động: Nếu thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong quá trình người lao động quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo trách nhiệm được giao thì thì trách nhiệm bồi thường thuộc về chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ. Nếu người được giao quản lý nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động nhưng lại sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ vào mục đích khác không theo nhiệm vụ mà gây thiệt hại thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
+ Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ được chuyển giao cho người khác chiếm hữu sử dụng một giao dịch dân sự. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trước tiên phải căn cứ sự thỏa thuận giữa các bên khi giao ký hợp đồng . Nếu các bên không có thỏa thuận ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì áp dụng nguên tắc chung của pháp luật, bên nhận, thuê, nhận cầm cố, được ủy quyền… quản lý tài sản là những người chiếm hữu sử dụng tài sản có căn cứ pháp luật. Vì vậy họ có nghĩa vụ trông coi, quản lý guồn nguy hiểm cao độ, không để không đê tài sản mình quản lý gây thiệt hại cho người khác. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại khi đang thuộc quyền chiếm hữu, sử dụng, quản lý của họ thì phải chịu trách nhiệm.
- Thứ tư: Pháp luật cần bổ sung trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cho ác chủ thể khác; trách nhiệm bồi thường thiệt hạo của Nhà nước trong trường hợp cơ quan Nhà nước chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức để phục vụ lợi ích công cộng như: trưng thu, tạm giữ…
KẾT LUẬN.
Qua những quy định về nguồn nguy hiểm cao độ thì chúng ta nhận thấy vấn đề về nguồn nguy hiểm cao độ còn nhiều khúc mắc chưa được giải quyết, các quy định pháp luật chua bao chum hết những quan hệ xã hội dân sự do pháp luật dân sự điều chỉnh. Vì vây, các nhà làm luật phải luôn không ngường khắc phục, và phát triển hơn nữa những quy định cụ thể về nguồn nguy hiểm cao độ để xác định được chủ thể bồi thường thiệt hại để đảm bảo lợi ích cho công dân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THẢO KHẢO
Giáo trình luật dân sự, tập 2 - Trường đâị học luật Hà Nội, NXB Công an Nhân Dân.
Giáo trình luật dân sự, tập 2 - Lê Đình Nghị (chủ biên), NXB Giáo dục Hà Nội 2009.
Bộ luật dân sự 2005.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khoẻ và tính mạng – TS Phùng Trung Tập, NXB Hà Nội.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng từ quy định của pháp luật đến thực tiễn.
Nghị Quyết số 03 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 03/2006/NQ- HĐTP ngày 8/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
MỤC LỤC
Lời Nói Đầu
Giải Quyết Vấn Đề
Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ
Điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Có thiệt hại xảy ra.
Có việc gây thiệt hại trái pháp luật.
Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người xung quanh.
Có mối quan hệ nhân quả giữa họat động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai tap luat 271.doc