MỞ ĐẦU
Nước ta là một trong những nước đi đầu về tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nhất là cây lương thực. Từ một nước phải nhập l/3 lương thực mỗi năm đã vươn lên đứng vào hàng thứ hai về xuất khẩu lúa gạo. Có dư thừa về lương thực không chỉ là yếu tố cơ bản để đảm bảo an ninh kinh tế mà còn là yếu tố cơ bản để đảm bảo an sinh xã hội. Với một nước trên 80% dân số là nông dân, chiếm số đông trong dân số, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm của đất nước.
Trong khi xã hội phát triển trước cuộc sống hiện đại, không ít người vẫn cảm thấy tự ti trước các khu công nghiệp lớn mọc lên. Chính điều này đã khiến số người hiểu sâu về nền kinh tế thị trường, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất còn rất ít . Khó hòa nhập đã khiến người nông dân cảm thấy cô quạnh, ít tự tin và nhận nhiều thiệt thòi về phần mình khi bị chèn ép về giá cả, bị mất đất, nhũng nhiễu, sẵn sàng mất tiền oan để cho qua mọi việc. Nhưng trước thách thức về đất đai nông nghiệp ngày càng thu hẹp và lao động nông thôn không có việc làm ngày càng tăng, vấn đề nông dân đã trở thành vấn đề được quan tâm nhiều hiện nay.
Cho nên việc “Trí Thức Hóa” nông dân là một hướng đi đúng để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con thường xuyên được tiếp cận, tiếp thu, bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm, cách thức, phương pháp làm ăn mới sẽ là bước chuyển căn bản, nhằm tạo ra một lực lượng lao động nông thôn có trình độ, kỹ năng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 7 về "Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn".
******
PHẦN III: KẾT LUẬN
Với một đất nước “nông nghiệp” có nhiều đặc điểm cần phải được xem xét một cách thận trọng, nhiều vấn đề cần được quan tâm trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo là phải thực sự lấy nông nghiệp làm cơ sở, lấy dân làm gốc cho sự phát triển. Muốn vậy trước tiên cơ quan chức năng các cấp cần tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giáo dục phổ cập kiến thức cho nông dân tao ra mặt bằng để nông dân tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Chú trọng hơn về đời sống tinh thần và vật chất cho nông dân vì đây là tầng lớp tạo ra sản phẩm cho xã hội.
Để người nông dân không bị tụt hậu trên đường dài và không bị “đuối hơi” khi bơi ra “biển lớn”, việc cập nhật, bổ sung kiến thức, thông tin phải được duy trì thường xuyên, liên tục, bền bỉ và thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Điều quan trọng nữa là những người mang “chất xám” đến với nông dân phải thực sự hiểu “cái bụng” bà con, biết đồng cảm và chia sẻ với những khó khăn và chia sẻ với những khó khăn của họ, để từ đó có cách thức hướng dẫn, giúp đỡ bà con tận tình, chu đáo và mang lại hiệu quả rõ rệt.
Đồng thời, Đảng và Nhà nước cần bổ sung và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, giải pháp để phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, nâng cao mức sống nông dân, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, việc dạy nghề, giải quyết nhu cầu việc làm cho nông dân; đảm bảo được mức và cơ cấu đầu tư để xây dựng hạ tầng nông thôn mới như Nghị quyết TW 7 (khóa X) đã chỉ ra; chỉ đạo có hiệu quả việc chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật và xúc tiến thị trường hỗ trợ nông dân sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa.
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tri thức hóa nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÍ THỨC HÓA NÔNG DÂN
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Nước ta là một trong những nước đi đầu về tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nhất là cây lương thực. Từ một nước phải nhập l/3 lương thực mỗi năm đã vươn lên đứng vào hàng thứ hai về xuất khẩu lúa gạo. Có dư thừa về lương thực không chỉ là yếu tố cơ bản để đảm bảo an ninh kinh tế mà còn là yếu tố cơ bản để đảm bảo an sinh xã hội. Với một nước trên 80% dân số là nông dân, chiếm số đông trong dân số, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm của đất nước.
Trong khi xã hội phát triển trước cuộc sống hiện đại, không ít người vẫn cảm thấy tự ti trước các khu công nghiệp lớn mọc lên. Chính điều này đã khiến số người hiểu sâu về nền kinh tế thị trường, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất còn rất ít... Khó hòa nhập đã khiến người nông dân cảm thấy cô quạnh, ít tự tin và nhận nhiều thiệt thòi về phần mình khi bị chèn ép về giá cả, bị mất đất, nhũng nhiễu, sẵn sàng mất tiền oan để cho qua mọi việc. Nhưng trước thách thức về đất đai nông nghiệp ngày càng thu hẹp và lao động nông thôn không có việc làm ngày càng tăng, vấn đề nông dân đã trở thành vấn đề được quan tâm nhiều hiện nay.
Cho nên việc “Trí Thức Hóa” nông dân là một hướng đi đúng để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con thường xuyên được tiếp cận, tiếp thu, bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm, cách thức, phương pháp làm ăn mới sẽ là bước chuyển căn bản, nhằm tạo ra một lực lượng lao động nông thôn có trình độ, kỹ năng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 7 về "Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn".
PHẦN II: NỘI DUNG
Thực Trạng Về Nông Dân Hiện Nay
Tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chủ yếu làm giảm tỷ lệ giai cấp nông dân trong xã hội, số lượng nông dân giảm đi, số hộ và lao động thuần nông giảm. kết cấu giai cấp nông dân trở nên phức tạp, gồm nhiều bộ phận, nhiều tầng lớp, nhiều nhóm. Sự phân tầng, phân hoá giàu nghèo phát triển nhanh trong nội bộ giai cấp nông dân, giữa các địa phương, vùng, miền khác nhau, phụ thuộc và mức độ tri thức và kỹ năng, khả năng tiếp cận các nguồn lực, mức độ phát triển của thị trường và sự giúp đỡ của chính quyền đối với người nông dân. Nói cách khác, sự giàu có phát triển của nông dân phụ thuộc vào sự liên kết giữa Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp. Cái mới trong nông dân so với thời kỳ trước đổi mới là sự xuất hiện của các chủ trang trại.
Nhưng từ đó đến nay, phương thức sản xuất nông nghiệp của những người nông dân vẫn không có gì thay đổi đáng kể. Tình trạng một bộ phận nông dân rời khỏi đất canh tác, bỏ nghề truyền thống trong khi có ít cơ hội để chuyển sang những nghề phi nông nghiệp, và trở thành giai cấp khác. Nhiều nông dân giàu xổi nhờ bán đất ở khu vực đô thị hoá nhưng sau đó lại rơi vào tình trạng nghèo đói. Đặc biệt cần lưu ý là những bất ổn về xã hội và an ninh nước ta mấy năm gần đây đều xảy ra ở khu vực nông thôn. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là sự yếu kém, xa dần của đội ngũ cán bộ và hệ thống chính trị cơ sở. Tình trạng này sẽ giảm đi sức mạnh của giai cấp nông dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thực trạng diễn ra là cơ cấu giai cấp nông dân sẽ đa dạng, phức tạp và hình thành một bộ phận công nhân nông nghiệp, phong cách lao động của người sản xuất nhỏ giảm dần. Đội ngũ những người lao động thủ công nghiệp, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ sinh hoạt và lưu thông tăng lên. Đặc biệt là một bộ phận nông dân lao động mang tính chất trí thức xuất hiện ngày càng nhiều, do đó, tính chất nông dân thuần tuý ngày càng giảm đi. Tính chất nông dân - công nhân, nông dân - trí thức, nông dân - tiểu thương, nông dân - thợ thủ công,... Sự phân tầng, phân hoá giàu nghèo phát triển nhanh. Đội ngũ những người nông dân chuyên đi làm thuê, bán sức lao động xuất hiện và phát triển.
Trong kinh tế thị trường, việc phân hoá giàu nghèo diễn ra khá gay gắt, để thực hiện công bằng xã hội phải thực hành nhiều giải pháp, cả về kinh tế lẫn xã hội. Giải pháp cơ bản nhất là tạo khả năng và cơ hội cho mọi người tham gia bình đẳng vào thị trường kinh tế. Việc tạo điều kiện cho người nông dân thường xuyên được tiếp cận, tiếp thu, bổ sung những tri thức, kinh nghiệm, cách thức, phương pháp làm ăn mới là một yêu cầu cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
2.2 Tiến Trình Thực Hiện “Trí Thức Hóa” Nông Dân
Trước khi có Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) của Đảng về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn, các tỉnh cùng nhau đưa ra nghị quyết về “Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”. Để thực hiện nhiệm vụ “trí thức hóa” nông dân, Nhà nước đã thành lập Ban quản lý đề án bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho nông dân để bà con có “Ba biết” là :
Biết cơ chế, chính sách cơ bản về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Biết nhu cầu thị trường lao động, hàng hóa tại địa phương để chuyển đổi cách thức làm ăn phù hợp.
2.2.1 Một số chương trình thực hiện
2.2.1.1 Thực hiện chương trình mỗi năm đào tạo nghề cho 1 triệu nông đân trong cả nước
Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, kinh phí hơn 32.000 tỉ đồng đã đặt ra mục tiêu trên. Lãnh đạo Bộ lao động - thương binh và xã hội khẳng định đề án sẽ khắc phục được những yếu kém về đào tạo nghề từ trước đến nay.
Đề án được Chính phủ thảo luận, cho ý kiến tại phiên họp thường kì tháng 4 (diễn ra ngày 4 và 5/5/2009).
Tại buổi họp báo sau phiên họp Chính phủ, chiều 5/5, Thứ trưởng Bộ lao động - thương binh và xã hội, Đàm Hữu Đắc cho biết, đề án đặt mục tiêu bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức cấp xã.
Lao động nông thôn học nghề sẽ được hỗ trợ chi phí đào tạo từ 2 đến 3 triệu đồng. Một số đối tượng thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi còn được hỗ trợ tiền ăn (15.000đ/ngày), hỗ trợ tiền đi lại…
Đề án đặt mục tiêu, tỉ lệ có việc làm sau khi học nghề đạt từ 70-80%. Tổng kinh phí thực hiện đề án được lấy từ nguồn ngân sách, dự kiến là trên 32.000 tỉ đồng.
Đây là một chủ trương đúng nhằm đào tạo ra đội ngũ “nông dân chất lượng cao” để thay đổi bộ mặt nông thôn. Chương trình nhằm giúp nông dân có tay nghề và trí tuệ để làm giàu bằng chính đôi tay và khối óc của mình thông qua việc được trang bị một nghề cụ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng để chương trình khả thi thì cần cân nhắc kỹ về nội dung thực hiện, chọn đúng đối tượng để không lặp lại những bài học đã mắc phải trong nhiều năm qua.
Mục tiêu mà chương trình đặt ra phải là trang bị cũng như đào tạo cho nông dân có tay nghề cụ thể, có tri thức và biết ứng dụng khoa học kỹ thuật để làm giàu từ nông nghiệp, chứ không phải làm… cán bộ nông nghiệp hoặc sau đó lại “ly nông”.Cụ thể, để thực sự trở thành “nông dân chất lượng cao”, 1 triệu nông dân sẽ phải trải qua những chương trình đào tạo bài bản thông qua hệ thống trường lớp, giáo trình chuẩn chứ không phải là những khoá học tập kinh nghiệm, hội nghị đầu bờ, những buổi tham quan trong vài ba ngày… như nhiều năm qua. Theo đó, các trường đại học, trung tâm dạy nghề sẽ được huy động để đào tạo cho người nông dân. Mỗi nông dân trong chương trình sẽ được cấp thẻ “học nghề nông nghiệp” và họ sẽ đi đến trường như sinh viên. Đến khi ra trường, phải đạt được các yêu cầu cơ bản, mới được cấp chứng chỉ. Nhà nước sẽ lo toàn bộ kinh phí đào tạo.
Để “lọt” vào danh sách 1 triệu “nông dân chất lượng cao”, nông dân sẽ phải trải qua hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển. Những nông dân được chọn tham gia phải thoả mãn hai điều kiện: có trình độ học vấn và quyết tâm gắn bó với nông nghiệp, nông thôn. Hai khu vực được ưu tiên là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long...
Bồi dưỡng kiến thức internet cho nông dân
Điển hình ở An Giang Trong năm 2010 vừa qua đã tổ chức 38 lớp tập huấn cho gần 1.000 học viên.
Để giúp nông dân tiếp cận dịch vụ internet nắm bắt thông tin, kiến thức, kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, Hội Nông dân và Sở Thông tin - Truyền thông tin Tiền Giang vừa thống nhất kế hoạch tập huấn cho cán bộ, hội viên Hội Nông dân về kỹ năng, kiến thức sử dụng Internet.
Mỗi lớp học 3 ngày gồm: lý thuyết và thực hành về công nghệ thông tin, kỹ năng sử dụng Internet, thao tác tìm kiếm với Gloogle, thư điện tử và làm quen với một số Website cần thiết cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, Hội Nông dân Tiền Giang và Sở thông tin – Truyền thông còn thành lập Website do Hội nông dân tỉnh quản lý để giúp nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất và giới thiệu, quảng bá nông sản.
2.2.1.3 Tạo tính chủ động cho nông dân
Chương trình này như tên gọi của nó là khuyến khích sự tham gia của người dân vào các hoạt động khuyến nông và sản xuất. Thực hiện phương pháp khuyến nông này, người nông dân sẽ được trao quyền quyết định nhiều hơn, cũng như tăng cường năng lực canh tác để người dân có thể tự đứng vững được trên “đôi chân” của mình. Từ đó, người nông dân ngày càng tự chủ hơn trong vai trò giải quyết những vấn đề khó khăn trong sản xuất. Để thực hiện chương trình này, trước hết, chúng tôi trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp khoa học kỹ thuật sản xuất cho cán bộ khuyến nông trong tỉnh. Cho cán bộ khuyến nông đến với người dân, cùng với người dân giải quyết những vấn đề khó khăn nội tại trong cộng đồng, tổ chức của nông dân, quan tâm đối với họ để tạo thành một mắc xích, mối quan hệ mà công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với người dân gặp nhiều thuận lợi. Mặt khác người nông dân quan tâm hơn về mặt khoa học kỹ thuật và gắn bó với lực lượng khuyến nông, cảm thấy gần gũi hơn đối với cán bộ khuyến nông, các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Nhờ thế mà đã huy động được tất cả các nguồn lực khác nhau để nâng cao hiệu quả sản xuất của nông dân.
Tổ chức khuyến nông cho nông dân
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại Hà Nội ngày 08 tháng 01 năm 2010, Chính phủ đã đưa ra nghị định về khuyến nông cho nông dân. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2010 và thay thế Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định về khuyến nông, khuyến ngư.
Mục tiêu chương trình này nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thu nhập, thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo nông dân về kiến thức, kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường; huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia khuyến nông.
Chương trình thực hiện bồi dưỡng, tập huấn cho người sản xuất về chính sách, pháp luật; tập huấn cho người hoạt động khuyến nông nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tập huấn, truyền nghề cho nông dân về kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khuyến nông theo quy định ngành nghề sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, ngư nghiệp, thủy nông, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn; dịch vụ nông nghiệp nông thôn bao gồm giống, bảo vệ thực vật, thú y, vật tư nông nghiệp, thiết bị, máy cơ khí, công cụ nông nghiệp, thủy nông, nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn… Các hoạt động khuyến nông liên quan đến các chương trình, dự án, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì tuân theo chương trình, dự án, điều ước quốc tế đó.
Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí thông tin tuyên truyền về hoạt động khuyến nông cho các tổ chức, cá nhân có dự án thông tin tuyên truyền được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức hội thi, hội chợ, triển lãm, diễn đàn khuyến nông được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Mô hình trình diễn ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo, được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu (bao gồm các loại phân bón, hóa chất, thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản); mô hình trình diễn ở địa bàn trung du miền núi, bãi ngang được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và 50% chi phí mua vật tư thiết yếu; mô hình trình diễn ở địa bàn đồng bằng được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và 30% chi phí mua vật tư thiết yếu. Đối với các mô hình cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề nông thôn, nghề muối, được hỗ trợ kinh phí để mua công cụ, máy cơ khí, thiết bị với mức 100% ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo, không quá 75% ở địa bàn trung du miền núi, bãi ngang, không quá 50% ở địa bàn đồng bằng; ứng dụng công nghệ cao được hỗ trợ không quá 30% tổng kinh phí thực hiện mô hình.
Hỗ trợ nông dân quá tuổi lao động
Đối tượng học nghề là lao động nông nghiệp trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên nhiều tỉnh như Ninh Bình, Bắc Ninh, Hải Dương... đề nghị: Bổ sung đối tượng được tham gia chương trình, đối với nữ từ 55 tuổi trở xuống, nam từ 60 tuổi trở xuống. Phó Tổng cục trưởng Dương Đức Lân cũng đồng tình: “Thực tế cho thấy, có những người dù đã quá độ tuổi lao động nhưng vẫn đang là lao động chủ lực của nhiều gia đình. Đã đề xuất cho phép những người đã qua độ tuổi lao động vẫn được tham gia học một số nghề đơn gian như mây tre đan, đan cói...”.
Lao động nông nghiệp chỉ được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng. Tuy nhiên, có một số lao động nông nghiệp muốn học nghề trình độ cao hơn như trung cấp nghề nhưng không có điều kiện, dù số lượng này không nhiều. Vì vậy, đại diện một số sở lao động thương binh xã hội đều có chung đề nghị hỗ trợ kinh phí cho lao động nông nghiệp học trung cấp nghề, sơ cấp nghề như dạy nghề ngắn hạn.
Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chương trình
2.2.2.1 Thuận lợi
Được nhà nước quan tâm và hỗ trợ chi phí đào tạo
Đa số nông dân trẻ tham năng nổ tham gia đào tạo
Sau khi đào tạo nông dân có thể thực hành ngay trên mảnh đất của mình
Người nông dân Việt Nam có tính cần cù, sáng tạo, thích học hỏi
2.2.2.2 Khó khăn
Trình độ nông dân không đồng đều nên việc tiếp cận với kiến thức còn khó khăn.
Nông dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của nông .
Đa số người nông dân có thói tự bằng lòng, tự thỏa mãn với chính bản thân mình.
Dạy những nghề gì cho nông dân: có mang lại lợi ích cho nông dân, liệu họ học về có vận dụng được vào sản xuất thực tế không? Có hiểu quả không?
Công tác vận động nông dân vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém như nội dung, hình thức, phương pháp tập hợp vận động nông dân còn đơn điệu, nghèo nàn; tính chất hành chính hóa, cứng nhắc trong tập hợp vận động nông dân còn khá đậm nét.
Chất lượng đào tạo thấp, không thu hút được nhiều nông dân tham gia.
Việc thực hiện không đồng bộ nên không đạt hiệu quả cao.
Kết quả đạt được của tỉnh An Giang
Đào tạo nghề, huấn luyện kỹ thuật
Với 1 Trường Cao đẳng, 3 Trường Trung cấp, 10 Trung tâm và 19 Cơ sở tham gia dạy nghề; hằng năm, tỉnh đã dành một khoản ngân sách khá lớn để đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị đồng bộ, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và thực hành. Sở Lao động – Thương binh & Xã hội cho biết, 5 năm qua, toàn tỉnh đào tạo nghề cho gần 90.000 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 12,85% (2006) lên 20,33% (2009) và giải quyết việc trên 136.000 lao động.
Trong đó, có Trung tâm Dạy nghề & Giới thiệu việc làm nông dân (Hội Nông dân tỉnh An Giang) phát huy tốt hiệu quả hoạt động, phối hợp với các ngành và các cấp Hội trong việc đào tạo nghề cho hội viên, nông dân khắp các vùng cù lao, Tứ giác Long Xuyên, miền núi và nơi có đông đồng bào Dân tộc thiểu số.
Theo ông Võ Văn Á, Chủ tịch Hội Nông dân Phú Tân, 2005-2009, huyện đã mở được 384 lớp dạy nghề trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề nông thôn… có hơn 9.100 hội viên, nông dân tham dự; ngoài ra, còn phối hợp tổ chức 1.320 cuộc hội thảo, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho khoảng 44.000 lượt hội viên, nông dân.
Còn ở Chợ Mới, ông Phạm Minh Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện nói, đã phối hợp các ngành tổ chức trên 500 lớp dạy nghề cho hơn 12.500 hội viên, nông dân về kỹ thuật trồng lúa, rau màu, lập vườn cây ăn trái… Ông Tuấn cho rằng, qua các lớp dạy nghề, khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật của hội viên, nông dân có nâng lên và khả năng ứng dụng đạt hiệu quả ngày càng cao; nhất là cơ cấu mùa vụ hợp lý, xây dựng mô hình canh tác mới hấp dẫn hơn.
Cây lúa là thế mạnh của tỉnh, do vậy, việc dạy nghề và huấn luyện kỹ thuật cũng tập trung vào lĩnh trồng lúa. Được sự chuyển giao chương trình huấn luyện “Kỹ năng chọn – tạo giống lúa cộng đồng” của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL – Đại học Cần Thơ, hoạt động sản xuất và cung cấp giống lúa ở An Giang từng bước trưởng thành, đang lớn mạnh dần về số lượng.
Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 221 tổ (3.429 nông dân) sản xuất trên 14.000ha và cung cấp giống lúa cho 90% diện tích sản xuất; được các Viện, Trường đánh giá là tỉnh có phong trào sản xuất giống lúa cộng đồng mạnh nhất khu vực ĐBSCL và đang hướng tới “thương mại hóa” giống lúa.
Trình độ ngày càng được nâng lên
“Từ khi tham gia vào chương trình xã hội hóa giống lúa của Trung tâm Khuyến nông An Giang và của Dự án CBDC, bản thân tôi thấy mình được cải thiện rất nhiều về kiến thức khoa học kỹ thuật”. – ông Nguyễn Tiến Tâm (Tổ trưởng Tổ giống ấp Nhơn Lợi, xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới) thừa nhận. Bây giờ, ông trở thành người lai – tạo – chọn giống – phục tráng giống và sản xuất giống lúa; với các tổ hợp lai OM2514 x OM4088 (2004-2005), HĐ1 x Jasmine 85 và HĐ3 x Jasmine 85 (2005-2006), CM x VND 95 – 20 (2006-2007).
Với 20ha đất, từ năm 2007, ông Phan Văn Trường (xã Tà Đảnh) sản xuất cho Trung tâm Nghiên cứu & Sản xuất giống (AGPPS). Đến năm 2007, ông đăng ký trang trại sản xuất lúa giống và lấy thương hiệu “Hai Trường”. Ông cho biết, mỗi năm đưa ra thị trường hơn 300 tấn, Trung tâm Khuyến nông An Giang hỗ trợ cho máy tách hạt CL2, được Cục Sở hữu trí tuệ Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 122087 và Sở Nông nghiệp - PTNT An Giang quyết định cấp cho mã số 06.
Theo Trạm Khuyến nông Thoại Sơn, hiện tại trong huyện có 285,5ha sản xuất lúa giống, được ký hợp đồng tiêu thụ 1.652 tấn với Trung tâm Nghiên cứu & Sản xuất giống (AGPPS), Công ty Giống Sài Gòn, Công ty Hùng Hạnh, Công ty Giống nông nghiệp Đồng Tháp, Công ty Hưng Phát…
Năm 2008, thông qua Đại học An Giang, Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế IRRI cũng đã trao máy vi tính xách tay cho một số xã, phường, thị trấn ở An Giang theo chương trình liên kết nhà khoa học với người trồng lúa. Đây là bước “kết nối” tiếp theo, mà trước đó tỉnh đã triển khai việc đưa Internet về với Câu lạc bộ Nông dân và cho thấy hiệu quả rất tích cực như: Kiến An, Tà Đảnh, Bình Phú, Núi Voi…
Công ty Lương thực Thực phẩm An Giang và Hội Nông dân An Giang cũng đã tổ chức trao 15 máy vi tính (đợt 1) theo Đề án “Tăng cường thông tin cho các xã – phường trồng lúa 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL” và cố gắng đến năm 2013, 100% xã, phường, thị trấn trồng lúa ở An Giang sẽ được trang bị máy tính để cập nhật thông tin kỹ thuật, thị trường lúa, gạo phục vụ cho sản xuất trên địa bàn.
2.3 Một Số Giải Pháp
Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam đến năm 2020 và trước mắt là thời kỳ 2011-2015 như sau:
Một là, huy động các nguồn lực để giúp nông dân phát triển kinh tế theo hướng: thoát khỏi đói, nghèo, chyển sang no đủ và làm giàu: Trước hết phải tập trung cho công tác quy hoạch nông thôn, quy hoạch các vùng sản xuất. Có quy hoạch phù hợp mới có cơ sở để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hiện đại theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới và tạo thuận lợi cho phân công lao động theo cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh có khối lượng, chất lượng sản phẩm cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng hàng đầu để giải phóng triệt để sức lao động, nâng cao thu nhập cho nông dân để xóa đói, giảm nghèo và làm giầu, tiến tới phân công lao động “ai giỏi nghề gì, việc gì thì làm nghề đó, việc đó” đối với nông dân ngay tại bải. làng, thôn, xóm nơi sinh sống. Nếu không chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho nông dân thì nông dân không thể nào phát huy được vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp. trong xây dựng nông thôn mới. Nhiệm vụ, giải pháp này cũng là điều kiện tiên quyết để hình thành các hợp tác xã kiểu mới, thúc đẩy hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đầu tư vốn, lao động, ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế gia trại, trang trại chuyên canh, đa canh, trang trại tổng hợp…Sản xuất có kiến thức, có khoa học kỹ thuật, có hạch toán kinh tế, gắn sản xuất với thị trường, hướng mạnh vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Hai là, tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao kiến thức cho người nông dân về: kinh tế, về khoa học, kỹ thuật, văn hóa xã hội, pháp luật, thị trường và hội nhập. Trong đó, trọng tâm là chuyển giao khoa học-kỹ thuật sản xuất nông nghiệp; trước mắt cần làm thí điểm xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tại các vùng chuyên canh lớn, có thế mạnh như: nuôi trồng thuỷ, hải sản, trồng cây công nghiệp, rau hoa, cây ăn quả lưu niên, chăn nuôi bò sữa và gia súc gia cầm tại địa bàn nông thôn ven đô thị, ví dụ như cạnh các khu công nghiệp lớn ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt-Lâm Đồng, Đồng Nai, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bình Dương…từng bước nhân rộng ra vùng nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng và Tây Nguyên. Tập trung nâng cao chất lượng dạy nghề cho nông dân, khả năng tiếp cận, chia sẻ thông tin, tạo ra bước chuyển cơ bản về nhận thức để người nông dân lựa chọn nghề phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân; phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế và nhu cần sử dụng của xã hội. Sau khi học nghề nông dân chủ động chuyển nghề, tạo được việc làm, lao động có năng suất, có thu nhập cao và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ba là, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động nông dân tại địa bàn dân cư về: đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về lao động và việc làm, về thị trường giá cả, về văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật và kinh tế hội nhập…Coi trọng công tác tuyên truyền miệng, theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, tăng cường đối thoại để tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nông dân. Tổ chức và nâng cao chất lượng các phong trào nông dân thi đua yêu nước; trọng tâm là phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu; phong trào xây dựng nông thôn mới; phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để hình thành tiêu chuẩn người nông dân mới, đó là: Yêu nước, yêu chế độ, đoàn kết sáng tạo, hợp tác lao động có kỹ thuật có kỷ luật, có năng suất hiệu quả cao, có nếp sống văn hóa, văn minh, sống trung thực lành mạnh và hài hòa, là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Từ các phong trào nông dân thi đua yêu nước, có thể lựa chọn, đào tạo những người sản xuất kinh doanh giỏi, giúp họ trở thành những doanh nhân, doanh nghiệp có đức, tài làm nòng cốt và cầu nối nông nghiệp với công nghiệp, sản xuất với thị trường và chuyển giao khoa học-kỹ thuật trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn mới, đào tạo họ trở thành những cán bộ ưu tú các cấp của Đảng, Nhà nước và của Hội Nông dân Việt Nam
Bốn là, xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững về chính trị tư tưởng, mạnh về tổ chức, thống nhất về hành động thực sự là “Trung tâm và nòng cốt phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới”; Hội Nông dân hoạt động có hiệu quả để tập hợp, đoàn kết nông dân thành lực lượng chặt chẽ thóng nhất; Tăng cường các hoạt động hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ và dịch vụ dạy nghề cho nông dân; tiến tới có thể tiếp nhận một số dịch vụ công từ nhà nước và giảm chi phí cho dịch vụ của tư nhân đến nông thôn. Hội phải đủ mạnh để đại diện cho nông dân, các Hiệp hội ngành nghề nông dân trong tham gia đàm phán, xử lý tranh chấp với các đối tác hoặc trong các vụ kiện về kinh tế. Tham gia có hiệu lực, hiệu quả trong huấn luyện nông dân phát triển sản xuất hàng hóa, tích cực tham gia tổ chức hợp tác lao động, xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình văn hóa, thôn, ấp, bản làng văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để mỗi cơ sở trở thành những đơn vị tự quản, chủ động trong quá trình tham gia quản lý xã hội, quản lý tài nguyên thiên nhiên, khai thác và sử dụng các cơ sở hạ tầng ở nông thôn và phát triển sản xuất nông nghiệp.
Thực hiện Nghị quyết TW 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Kết luận số 61 – KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề an “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”. Hội Nông dân Việt Nam mong muốn Chính phủ sớm ban hành cơ chế và tạo điều kiện thuận lợi để Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp tham gia thực hiện một số chương trình, đề án phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống của nông dân, hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp.
Năm là, tăng cường sự lãnh đảo của Đảng, quản lý của Nhà nước, tăng cường liên minh giai cấp nông dân, giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, xã hội, trong đó, trọng tâm là đổi mới phương thức hoạt động của đảng bộ, chi bộ cơ sở để thực sự là hạt nhân lãnh đạo trên địa bàn nông thôn; củng cố nâng cao năng lực bộ máy quản lý nông nghiệp nhất là cấp huyện, xã. Tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức xã, đồng thời với việc sửa đổi Luật đất đai, mở rộng hạn mức sử dụng đất, khuyến khích tích tụ đất đai; tiếp tục giao cho nông dân quyền sử dụng đất lâu dài. Có cơ chế khuyến khích những tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào các dự án đầu tư, giải quyết tốt vấn đề đất ở, nhà ở, việc làm cho nông dân bị thu hồi đất; có cơ chế bảo vệ vững chắc đất trồng lúa, đất từng, đất trồng cây công nghiệp xuất khẩu. Tăng cường hỗ trợ nông dân sản xuất hàng hóa. Tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho nông dân, nông nghiệp; khuyến khích các nhà khoa học, trí thức, cán bộ trẻ về nông thôn công tác. Xây dựng hệ thống an sinh xã hội ở nông thôn, các chính sách bảo hiểm y tế với người nghèo, thí điểm bảo hiểm nông nghiệp để người nông dân có nhiều cơ hội tiếp cận phong phú các nguồn vốn, được trợ giúp kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, thông tin thị trường, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách để thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn nông thôn, xúc tiến thương mại và các dự án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, sử dụng nguyên vật liệu và thu hút nhiều lao động nông nghiệp tại chỗ cùng với phát triển doanh nghiệp chế tạo máy, cơ khí động lực, thiết bị, vật tư nguyên liệu…phục vụ nông nghiệp.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Với một đất nước “nông nghiệp” có nhiều đặc điểm cần phải được xem xét một cách thận trọng, nhiều vấn đề cần được quan tâm trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo là phải thực sự lấy nông nghiệp làm cơ sở, lấy dân làm gốc cho sự phát triển. Muốn vậy trước tiên cơ quan chức năng các cấp cần tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giáo dục phổ cập kiến thức cho nông dân tao ra mặt bằng để nông dân tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Chú trọng hơn về đời sống tinh thần và vật chất cho nông dân vì đây là tầng lớp tạo ra sản phẩm cho xã hội.
Để người nông dân không bị tụt hậu trên đường dài và không bị “đuối hơi” khi bơi ra “biển lớn”, việc cập nhật, bổ sung kiến thức, thông tin phải được duy trì thường xuyên, liên tục, bền bỉ và thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Điều quan trọng nữa là những người mang “chất xám” đến với nông dân phải thực sự hiểu “cái bụng” bà con, biết đồng cảm và chia sẻ với những khó khăn và chia sẻ với những khó khăn của họ, để từ đó có cách thức hướng dẫn, giúp đỡ bà con tận tình, chu đáo và mang lại hiệu quả rõ rệt.
Đồng thời, Đảng và Nhà nước cần bổ sung và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, giải pháp để phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, nâng cao mức sống nông dân, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, việc dạy nghề, giải quyết nhu cầu việc làm cho nông dân; đảm bảo được mức và cơ cấu đầu tư để xây dựng hạ tầng nông thôn mới như Nghị quyết TW 7 (khóa X) đã chỉ ra; chỉ đạo có hiệu quả việc chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật và xúc tiến thị trường hỗ trợ nông dân sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tri_thuc_hoa_nong_dan_9339.doc