Tiểu luận Xây dựng các tình huống về thừa kế có các chủ thể để lại di sản và các chủ thể hưởng di sản

Đề bài tập số 1: Xây dựng các tình huống về thừa kế có các chủ thẻ để lại di sản và các chủ thể hưởng di sản sao cho thật phù hợp với các cách phân chia di sản đã được xác định dưới đây. Các mục 1, 2, 3 đều thuộc nội dung của các tình huống được xây dựng. 1, Chia di sản của A B= 720.000.000 đồng :3 x 2/3 = 160.000.000 đồng. C= D= 560.000.000 đồng: 2 = 280.000.000 đồng. 2, a, Chia di sản của B: D= 720.000.000 đồng : 2 = 360.000.000 đồng. A= C= D= 360.000.000 đồng : 3 = 120.000.000 đồng. M= N ( thế vị)= 120.000.000 đồng : 2 = 60.000.000 đồng. Theo điều 669 BLDS, ông A được là 160.000.000 đồng. D= 360.000.000 đồng – 40.000.000 đồng = 320.000.000 đồng. b, Chia di sản của C A= H= M= N= 720.000.000 đồng :4 = 180.000.000 đồng. 3, Chia di sản của D. A= B= 720.000.000 đồng : 5x 2/3 =96.000.000 đồng. K= Q= T= 528.000.000 đồng : 3 = 176.000.000 đồng. Xây dựng tình huống: Ông A và bà B cưới nhau năm 1965, có 2 người con là C (sn 1966), D (sn 1967) trú tại phường Tương Mai quận Hoàng Mai. Anh C lấy vợ là chị H và có 2 người con trai là H và N. Anh D lấy vợ là chị K có 2 người con 1 trai, 1 gái. a, Năm 2001 ông A sang Nhật Bản làm việc và không may Nhật Bản năm này bị động đất, ông A mất tích, 3 năm sau gia đình ông yêu cầu tòa án quận Hoàng Mai tuyên bố ông chết. Sau khi xem xét, tòa án đã tuyên bố ông A chết ( Điều 81 BLDS). Thời gian ở nhà ông A có để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B vì tình cảm của ông bà không có sâu đậm và để lại cho các con toàn bộ di sản, mỗi người một suất bằng nhau. Tòa án chia di sản của ông A theo yêu cầu của gia đình. b, Năm 2004 bà B và người con trai anh C đi ra ngoài biển chẳng may gặp mưa bão lớn. Cả bà B và anh C đều mất tích. Trước đó bà B có lập di chúc để lại cho anh D một nửa di sản của bà. Sau đó 3 năm có quyết định của tòa án tuyên bố bà B và anh C đã chết ( Điều 81 BLDS) . Tòa án chia di sản của bà B và anh C. c, Năm 2009, do gặp phải năm hạn của tuổi mà anh D mắc căn bệnh hiểm nghèo. Biết mình ko sống được bao lâu nên anh D đã lập di chúc. Trong di chúc anh có ghi rõ để lại toàn bộ di sản của mình cho vợ (chị K )cùng với 2 người con Q & T. Cũng trong thời gian này ông A và bà B quay trở về nhà. Theo yêu cầu bác bỏ quyết định tuyên bố chết của A, B sau khi xem xét tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố chết của A, B (điều 83 BLDS). Tòa án chia di sản của anh D theo yêu cầu của gia đình. Giải quyết tình huống: a, Chia tài sản của A: Di sản của ông A để lại là: 720.000.000 VNĐ.

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1983 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Xây dựng các tình huống về thừa kế có các chủ thể để lại di sản và các chủ thể hưởng di sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài tập số 1: Xây dựng các tình huống về thừa kế có các chủ thẻ để lại di sản và các chủ thể hưởng di sản sao cho thật phù hợp với các cách phân chia di sản đã được xác định dưới đây. Các mục 1, 2, 3 đều thuộc nội dung của các tình huống được xây dựng. 1, Chia di sản của A B= 720.000.000 đồng :3 x 2/3 = 160.000.000 đồng. C= D= 560.000.000 đồng: 2 = 280.000.000 đồng. 2, a, Chia di sản của B: D= 720.000.000 đồng : 2 = 360.000.000 đồng. A= C= D= 360.000.000 đồng : 3 = 120.000.000 đồng. M= N ( thế vị)= 120.000.000 đồng : 2 = 60.000.000 đồng. Theo điều 669 BLDS, ông A được là 160.000.000 đồng. D= 360.000.000 đồng – 40.000.000 đồng = 320.000.000 đồng. b, Chia di sản của C A= H= M= N= 720.000.000 đồng :4 = 180.000.000 đồng. 3, Chia di sản của D. A= B= 720.000.000 đồng : 5x 2/3 =96.000.000 đồng. K= Q= T= 528.000.000 đồng : 3 = 176.000.000 đồng. Xây dựng tình huống: Ông A và bà B cưới nhau năm 1965, có 2 người con là C (sn 1966), D (sn 1967) trú tại phường Tương Mai quận Hoàng Mai. Anh C lấy vợ là chị H và có 2 người con trai là H và N. Anh D lấy vợ là chị K có 2 người con 1 trai, 1 gái. a, Năm 2001 ông A sang Nhật Bản làm việc và không may Nhật Bản năm này bị động đất, ông A mất tích, 3 năm sau gia đình ông yêu cầu tòa án quận Hoàng Mai tuyên bố ông chết. Sau khi xem xét, tòa án đã tuyên bố ông A chết ( Điều 81 BLDS). Thời gian ở nhà ông A có để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B vì tình cảm của ông bà không có sâu đậm và để lại cho các con toàn bộ di sản, mỗi người một suất bằng nhau. Tòa án chia di sản của ông A theo yêu cầu của gia đình. b, Năm 2004 bà B và người con trai anh C đi ra ngoài biển chẳng may gặp mưa bão lớn. Cả bà B và anh C đều mất tích. Trước đó bà B có lập di chúc để lại cho anh D một nửa di sản của bà. Sau đó 3 năm có quyết định của tòa án tuyên bố bà B và anh C đã chết ( Điều 81 BLDS) . Tòa án chia di sản của bà B và anh C. c, Năm 2009, do gặp phải năm hạn của tuổi mà anh D mắc căn bệnh hiểm nghèo. Biết mình ko sống được bao lâu nên anh D đã lập di chúc. Trong di chúc anh có ghi rõ để lại toàn bộ di sản của mình cho vợ (chị K )cùng với 2 người con Q & T. Cũng trong thời gian này ông A và bà B quay trở về nhà. Theo yêu cầu bác bỏ quyết định tuyên bố chết của A, B sau khi xem xét tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố chết của A, B (điều 83 BLDS). Tòa án chia di sản của anh D theo yêu cầu của gia đình. Giải quyết tình huống: a, Chia tài sản của A: Di sản của ông A để lại là: 720.000.000 VNĐ. Những người nhận di sản thừa kế: B, C, D. Ông A qua đời có để lại di chúc truất quyền thừa kế của vợ là bà B nhưng theo qui định tại Điều 669 BLDS qui định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, …” bà B tuy bị ông A truất quyền thừa kế nhưng bà B là vợ của ông A cho đến thời điểm mở thừa kế nên bà B vẫn được hưởng phần tối thiểu= 2/3 suất chia theo pháp luật B = 720.000.000 VNĐ : 3 x 2/3 = 160.000.000 VNĐ. Di sản còn lại của ông A được chia theo di chúc là 720.000.000 VNĐ – 160.000.000 VNĐ = 560.000.000 VNĐ. Theo di chúc thì C = D = 560.000.000 VNĐ : 2 = 280.000.000 VNĐ. b, Chia di sản của B: Di sản của bà B là 720.000.000 VNĐ. Những người nhận di sản thừa kế: A, C, D, M, N. Trong di chúc của bà anh D được hưởng 1/2 di sản của bà B: D = 720.000.000 VNĐ : 2 = 360.000.000 VNĐ. Phần di sản còn lại của bà B vì không nói là cho ai nên sẽ được chia theo pháp luật mà cụ thể: chia theo thứ tự hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng; cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi của người chết ( Điều 676 BLDS). Ở đây người hưởng thừa kế theo pháp luật bao gồm anh D, anh C, chồng bà là ông A. Vậy A = C =D = 360.000.000 VNĐ : 3 = 120.000.000 VNĐ. Nhưng theo Điều 669 BLDS thì di sản ông A được hưởng 160.000.000 VNĐ. Vì vậy mà số tiền còn thiếu sẽ được lấy từ người được chia di sản lớn nhất là anh D = 360.000.000 – 40.000.000 = 320.000.000 VNĐ Vậy di sản thừa kế của D: 320.000.000+ 280.000.000+ 120.000.000 = 720.000.000 VNĐ. Việc anh C chết thì 2 con của anh sẽ được hưởng phần di sản mà anh được nhận từ di sản của bà B được qui định tại điều 677 Thừa kế thế vị. M = N ( thế vị) = 120.000.000 VNĐ : 2 = 60.000.000 VNĐ. Chia di sản của C: Di sản của anh C= 720.000.000 VNĐ Anh C chết mà không có di chúc để lại. Nên phần di sản của anh C sẽ được chia theo qui định của pháp luật tại điều 677 BLDS : A = H = M = N = 720.000.000 VNĐ : 4 = 180.000.000 VNĐ. c, Chia di sản của D: Như vậy dù không được nhắc đến trong di chúc, xong ông A và bà B vẫn được hưởng thừa kế theo qui định tại điều 669 BLDS. A = B = 720.000.000 VNĐ : 5 x 2/3 = 96.000.000 VNĐ. Di sản còn lại của anh D = 720.000.000 VNĐ – 96.000.000 x 2 VNĐ = 528.000.000 VNĐ. Theo di chúc thì: K = Q = T = 528.000.000 VNĐ : 3 = 176.000.000 VNĐ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docca nhan 45.doc
Tài liệu liên quan