Tỉ lệ kháng Lamivudine trong nghiên cứu
này là 66,66%, cũng phù hợp với tỉ lệ kháng
Lamivudine trong cộng đồng khoảng 70% sau 5
năm theo thống kê(3).Tỉ lệ kháng Tenofovir và
Entecavir trong nghiên cứu này là 0%. Kết quả
này cũng phù hợp với các báo cáo nghiên cứu
hiện nay cho thấy tỉ lệ kháng sau 5 năm của
tenofovir là 0% và Entecavir là 1.2%(3). Theo
khuyến cáo trong hướng dẫn thực hành của hiệp
hội nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ (AASLD) điều
trị phòng ngừa kháng virus cho những người
mang virus viêm gan B được khuyên dùng khi
bắt đầu hóa trị hoặc trong toàn bộ quá trình điều
trị ức chế miễn dịch, tiếp theo bệnh nhân có
lượng virus khởi đầu nhỏ hơn 2000 IU/ml phải
được điều trị liên tục 6 tháng sau khi hoàn thành
liệu pháp hóa trị hoặc ức chế miễn dịch, còn
bệnh nhân có lượng virus ban đầu cao (>2000
IU/ml) phải được điều trị liên tục cho tới khi đạt
được mục tiêu điều trị như là ở một bệnh nhân
có miễn dịch bình thường. Lamivudin và
Telbivudin có thể được dùng nếu thời gian điều
trị ngắn (<12 tháng) và nồng độ virus lúc khởi
đầu là không phát hiện được(chứng cứ I cho
Lamivudin, III cho Telbivudin), Tenofovir và
Entecavir thì thích hợp cho các trường hợp thời
gian điều trị kéo dài hơn(8).Tương tự theo
Khuyến cáo trong “Viral Hepatitis in Solid organ
Transplantation” đăng American Journal of
Transplantation 2013, điều trị kháng virus phải
được liên tục sau ghép, bệnh nhân là người nhận
tạng ghép đặc (SOT) bị viêm gan B mãn mà
trước đó chưa điều trị thì phải điều trị kháng
virus dạng nucleot(s)ide analogue tại thời điểm
ghép (để tránh nguy cơ tái hoạt đông) và
Entecavir và Tenofovir được khuyên là lựa chọn
đầu tay, Lamivudin và Adefovir dự phòng trong
trường hợp không chọn lựa được hai thứ trên(7)
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình theo dõi và điều trị HBV sau ghép thận tại bệnh viện chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 197
TÌNH HÌNH THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ HBV SAU GHÉP THẬN
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Trần Xuân Trường**, Trần Ngọc Sinh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm của nhóm viêm gan siêu vi B trên bệnh nhân ghép thận. Phân tích kết quả điều
trị của các phác đồ điều trị đặc hiệu.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả hàng loạt ca,thực hiện từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2013. Đối
tượng là tất cả bệnh nhân đã được theo dõi sau ghép thận tại bệnh viện Chợ Rẫy(BVCR) từ 12/1992 đến 6/2013
nhiễm HBV.
Kết quả: Tổng cộng có 41 trường hợp viêm gan virus B trong số 600 bệnh nhân theo dõi sau ghép thận tại
BVCR(tỉ lệ 6,83%). Nhiễm Viêm gan virus B đơn thuần chiếm tỉ lệ 85,36%. Tỉ lệ nam 80,48%, độ tuổi trung
bình là 45,39± 11,66 tuổi. Tỉ lệ nhiễm virus B trước ghép là 21%. 73% trường hợp viêm gan B có nguồn gốc ghép
tại nước ngoài.Tỉ lệ có tăng men gan là 71%. Tỉ lệ nhiễm HBV với hình thái huyết thanh HBsAg âm tính là 17%.
Tỉ lệ viêm gan B tái hoạt động sau ghép là 14,6% (6/41), điều lý thú là trong đó có 2 bệnh nhân chuyển đổi huyết
thanh ngược của HBsAg (4,8%). Bệnh lý kèm theo gồm tăng huyết áp tỉ lệ 90,24%, đái tháo đường 26,82%.
Điều trị đặc hiệu trên 43,9% bệnh nhân nhiễm HBV (18/41), với 15 bệnh nhân điều trị Lamivudin và 3 với
Entecavir. Tỉ lệ kháng lamivudin là 66,66%, tỉ lệ kháng tenofovir và entecavir 0%. Tỉ lệ tử vong có kèm xơ gan là
4,8% (2/41), tỉ lệ thải ghép là 4,8%, tỉ lệ chuyển trung tâm ghép khác theo dõi 2,4% (1/41).
Kết luận: Viêm gan siêu vi B chiếm tỉ lệ là 6,83% trường hợp ghép thận. Tỉ lệ nhiễm HBV đơn thuần là
85,36%. Tỉ lệ viêm gan B tái hoạt động sau ghép là 14,6% bao gồm cả việc chuyển đổi từ HBsAb thành HBsAg,
vì vậy ngay cả các trường hợp đã xuất hiện kháng thể HBsAg việc theo dõi định kỳ HBV DNA vẫn là cần thiết.Tỉ
lệ kháng lamivudin là 66,66%, tenofovir và entecavir là 2 thuốc có hiệu lực điều trị cao hiện nay với tỉ lệ kháng là
0%. Tỉ lệ tử vong có kèm biến chứng xơ gan là 4,8%.
Từ khóa: viêm gan virus, virus viêm gan B, ghép thận
ABSTRACT
THE RESULTS OF HBV FOLLOW UP AND TREATMENT
ON KIDNEY TRANSPLANT RECIPIENTS AT CHO RAY HOSPITAL
Tran Xuan Truong, Tran Ngoc Sinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 197 - 201
Objectives: This study aimed to evaluate the characteristic aspect of hepatitis B and also analyze the outcome
of treatment hepatitis B on the group of the kidney transplant recipients who were following at Cho Ray hospital.
Methods: This is a retrospective case study from January 2013 to June 2013. Patients were kidney
transplantees, on postoperative following-up from December 1992 to June 2013 and on immunosuppressant
regimen, at Cho Ray hospital (CRH). It included 41 hepatitis B in 600 kidney transplant recipients.
* Khoa Ngoại Tiết Niệu bệnh viện Chợ Rẫy
** Khoa Điều trị theo yêu cầu Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: Trần Xuân Trường, ĐT: 08-38554137 ext 259 hoặc 0903740791, Email:
txuantruong@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Thận Niệu 198
Results: The rate of hepatitis B was 6.83% (41HBV/600 kidney transplant recipients ). HBV mono-infection
was 85.36%. Male is 80.48% and average age is 45.39± 11,66 yrs. Pretransplant HBV infection was 21%. 73%
HBV infection recipients was perform transplantation in other countries.Transaminase increasing was observed
in 71% patients. Especially 17% cases HBV infection recipient with HbsAg negative. Interesting point is 14.6 %
HBV reactivation after transplantation and 4.8% cases with HBsAb had reconverted to HBsAg. Mainly
accompany diseases consist of hypertension 90.24% and diabetes mellitus 28.82%. Specific treatment was consist
of 43.9% HBV recipients (18/41). 15 cases with lamivudin and 3 cases with entecavir at beginning. Lamivudin,
tenofovir and entecavir resistance was 66.66%, 0% and 0% respectively. Mortality rate with cirrhosis
complication is 4.8% (2/41), rejection rate is 4.8% and 2.4% cases was transferred to follow up by other center.
Conclusions: The rate of hepatitis B was 6.83% (41HBV/600 kidney transplant recipients ). HBV mono-
infection was 85.36%. HBV reactivation rate was 14.6 % after transplantation, it is included cases which HBsAb
had reconverted to HBsAg so that annually routinely HBV DNA checking is necessary. Lamivudin resistance
rate was 66.66%, tenofovir and entecavir resistance rate 0%. Motality rate with cirrhosis complications 4.8%.
Keywords: Viral hepatitis, Hepatitis B virus, kidney transplantation.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Viêm gan B là một trong các bệnh lý nhiễm
virus ảnh hưởng tới tiên lượng sống còn và kết
quả duy trì thận sau ghép ở bệnh nhân được
ghép thận. Biến chứng xơ gan, viêm gan cấp, tối
cấp trên bệnh nhân đã được ghép thận có nhiễm
HBV không được điều trị đặc hiệu đã làm ảnh
hưởng tới tỉ lệ sống còn và chất lượng sống của
người được ghép thận.
Các đồng thuận trên thế giới đều đồng ý
rằng cần điều trị đặc hiệu viêm gan B bằng các
N.A (Nucleot(s)ide Analoque) trước ghép và
duy trì sau ghép(5,7,8).Theo các báo cáo nghiên cứu
trên thế giới hiện tại, N.A được chọn lựa đầu tay
để điều trị HBV là Entecavir và Tenofovir, các
chọn lựa kế tiếp là Adefovir, Lamivudin(5,7,8). Tuy
nhiên khi dùng NA trên bệnh nhân suy thận
mãn (STM) hoặc bệnh nhân suy thận mãn đã
được ghép thận, chúng ta cần lưu ý các tác dụng
trên thận của Tenofovir và Adefovir.
Tại Việt Nam, viêm gan siêu vi B trên bệnh
nhân ghép thận đã có các báo cáo về tỉ lệ nhiễm
tại một số trung tâm trên cả nước như bệnh viện
(BV) Chợ Rẫy là 5,54%(10), BV Việt Đức là 8.2%
năm 2010 (theo Hà Phan Hải An-Bv Việt Đức),
BV 103 là 5,59% năm 2013(2), BV Trung Ương
Huế là 10,3% 2013 (theo Lê Tuấn Anh-Bv Trung
Ương Huế), chưa có báo cáo đánh giá về độ
kháng, tỉ lệ thành công của các loại Nucleotide
Analogue trên nhóm bệnh nhân này tại Việt
nam. Vì vậy, một nghiên cứu hồi cứu đánh giá
hiệu quả điều trị của các nucleotide và
nucleoside trên bệnh nhân ghép thận bị nhiễm
viêm gan siêu vi B là cần thiết.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khảo sát đặc điểm của nhóm viêm gan siêu
vi B trên bệnh nhân ghép thận tại bệnh viện Chợ
Rẫy. Phân tích kết quả của các phác đồ điều trị
đặc hiệu trên nhóm bệnh nhân đã ghép thận bị
nhiễm virus viêm gan B.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp
Hồi cứu, hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân đã được theo dõi sau ghép
thận tại bệnh viện Chợ Rẫy được chẩn đoán
nhiễm HBV từ 12/1992 đến 6/2013.
Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm HBV
HBsAg (+) và/hoặc Anti HBc (+) và/hoặc
HBV DNA (+)(9).
Tiêu chuẩn kháng thuốc
Nucleot(s)ide được coi là bị kháng bởi virus
viêm gan B khi:
Nồng độ HBV DNA giảm < 2 log10 IU/mL
sau 24 tuần điều trị. (theo AASLD).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 199
Nồng độ HBV DNA giảm < 1 log10 IU/mL
sau 12 tuần điều trị. (theo Keeffe).
Tiêu chuẩn đáp ứng điều trị (theo AASLD) (9)
Đáp ứng về hóa sinh học: nồng độ ALT giảm
về mức bình thường khi điều trị.
Đáp ứng vi rút học: nồng độ HBV DNA
giảm tới ngưỡng không phát hiện được bằng
phương pháp PCR và biến mất HbeAg nếu khởi
đầu điều trị có HbeAg dương tính.
Đáp ứng hoàn toàn: khi có cả đáp ứng sinh
học, đáp ứng vi rút và mất HbsAg.
Tiêu chuẩn tái hoạt động(9)
Đối với HBsAg(+): HBV DNA tăng trên 1
logIU/ml so với ban đầu, hoặc HBV DNA
>105Iu/ml kèm với ALT tăng trên 3 lần trị số bình
thường (hoặc ALT>100IU/ml.)
Đối với HBsAg(-): chuyển đổi huyết thanh
ngược của HBsAg (tái xuất hiện trở lại HBsAg ±
mất anti HBsAb ), kèm theo HBV DNA tăng trên
1 logIU/ml so với ban đầu, hoặc HBV DNA
>105IU/ml kèm với ALT tăng trên 3 lần trị số
bình thường (hoặc ALT>100IU/ml.).
Thời gian thực hiện
1/2013 đến 6/2013.
Phân tích thống kê
Phần mềm Epi info 2000.
KẾT QUẢ
Đặc điểm tổng quát
Tổng cộng có 41 trường hợp nhiễm HBV trên
tổng số 600 bệnh nhân theo dõi sau ghép thận,
bao gồm 35 trường hợpviêm gan B đơn thuần, 6
trường hợp có viêm gan C phối hợp.Tuổi trung
bình: 45,39 ±11,66 tuổi. về mặt giới tính có 33
nam và 8 nữ.Các trường hợp này được thực hiện
ghép thận tại nhiều trung tâm khác nhau, bao
gồm 10 trường hợp ghép tại các trung tâm ghép
trong nước như: BV Chợ Rẫy: 8 trường hợp, Bv
Việt Đức: 1 trường hợp, Bv Quân Y 103: 1 trường
hợp và 31 trường hợp còn lại đa số ghép tại
Trung Quốc vớí 30 trường hợp, còn lại 1 trường
hợp được ghép tại Singapore.
Các bệnh lý đi kèm thường gặp gồm: tăng
huyết áp chiếm tỉ lệ 90,24% (37/41), đái tháo
đường type 2 chiếm tỉ lệ 26,82% (11/41).
Tỉ lệ bị viêm gan B trước ghép là 79% và sau
ghép là 21%.
Đặc điểm huyết thanh học
Bảng 1: đặc điểm huyết thanh học
HBsAg (+)
và anti HBc (+)
33ca
Kèm HBeAg(+) 7ca
Kèm HBeAg(-) 26ca
Kèm HBV DNA (+) 29 ca
Kèm HBV DNA (-) 4 ca
HBsAg(-)
và anti HBc(+)
8ca
Kèm HBsAb (+) 6ca
Kèm HBsAb (-) 2 ca
Đặc điểm về mức độ xơ hoá gan
Đánh giá độ xơ hóa gan bằng fibroscan: trên
27 bệnh nhân cho kết quả như sau: tỉ lệ F0
25,92%, F1 37,03%, F2 22,22%, F3 7,4% và F4
7,4%. Như vậy tỉ lệ xơ hóa gan mức độ nặng (F3
và F4) dưới 20%.
Diễn tiến Cận lâm sàng và lâm sàng
Theo dõi sau ghép ghi nhận tỉ lệ tăng men
gan: 70,7% và tỉ lệ men gan bình thường 29,3%
Bảng 2: tỉ lệ tăng men gan theo trung tâm ghép
Nơi ghép thận Số ca tăng men
gan
Tỉ lệ tăng men gan
Nhóm ghép thận tại
Việt nam (10 ca)
6 6/10
(60%)
Nhóm ghép thận tại
nước ngoài (31 ca)
23 23/31
(74,2%)
Tổng cộng
(41 ca)
29 29/41
(70,7%)
Tỉ lệ tái hoạt động của viêm gan B sau ghép:
Kết quả hồi cứu ghi nhận có 6/41 trường hợp
(tỉ lệ 14,6 %) bao gồm 2 trường hợp (4,8%)
chuyển đổi huyết thanh ngược của HBsAg
(HBsAb sang HBsAg), 2 trường hợp HBV DNA
(-) chuyển thành (+) và 2 trường hợp kháng
nguyên bề mặt HBsAg âm tính chuyển dương.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Thận Niệu 200
Bảng 3: tỉ lệ các hình thái tái hoạt động
Các hình thái tái hoạt động Số ca
(tỉ lệ %)
Tỉ lệ chuyển đổi
(trên từng hình thái)
Chuyển đổi HBSAb (+) sang HBSAb (-) kèm với Chuyển đổi HBSAg (-) sang HBSAg (+) 2 (4,8%) 2/6ca (33,33%)
Chuyển HBV DNA (-) sang (+) (kèm với HBSAg (+)) 2 (4,8%) 2/4 ca (50%)
Chuyển HBsAg (-) sang (+) (kèm với HBsAb (-) và HBV DNA (+)) 2 (4,8%) 2/2ca (100%)
Tổng cộng 6 (14,6%)
Ngược lại, có 2 trường hợp HBV DNA
chuyển âm tính sau ghép mà không có điều trị
đặc hiệu kháng virus kèm theo. Trong 2 trường
hợp này, có 1 trường hợp có tồn tại kháng
nguyên bề mặt.
Điều này cho thấy liều ức chế miễn dịch phù
hợp có thể giúp hệ miễn dịch đủ ức chế nồng độ
virus dưới ngưỡng phát hiện.
Kết quả điều trị đặc hiệu viêm gan B
Điều trị đặc hiệu với nucleot(s)ide chiếm tỉ lệ
43,9%. Bao gồm 15 trường hợp Lamivudin với tỉ
lệ nhạy 33,33% (5/15) và kháng 66,66% (10/15).
Các trường hợp kháng thuốc được chuyển qua
phác đồ mới gồm: Lamivudin phối hợp
Tenofovir 2 trường hợp với tỉ lệ nhạy 100%,
Tenofovir đơn thuần 4 trường hợp với tỉ lệ nhạy
100% và qua Entecavir 1 trường hợp với tỉ lệ
nhạy 100%. có 1 trường hợp kháng Lamivudine
có biến chứng xơ gan nặng và tử vong năm 2008.
Với 3 trường hợp Entecavir dùng ngay từ đầu
kết quả ghi nhận tỉ lệ nhạy 100%.
Không điều trị đặc hiệu
Tổng cộng có 23 trường hợp không có điều
trị đặc hiệu (60,8%) gồm các nhóm sau: nhóm có
kháng thể bảo vệ HBsAb 4 trường hợp, nhóm có
HBsAg(-) và HBV DNA (-) 2 trường hợp, nhóm
có HBsAg(+) và HBV DNA (-) 3 trường hợp,
nhóm có HBV DNA (+) thấp (<105IU/ml ) và men
gan bình thường hoặc tăng men gan thoáng qua
8 trường hợp, nhóm có HBV DNA (+) chuyển (-)
khi điều chỉnh liều ức chế miễn dịch 2 trường
hợp và cuối cùng là nhóm chuyển thận nhân tạo
hoặc tử vong 4 trường hợp.
Kết quả về độ xơ hóa gan sau điều trị
Theo dõi fibroscan 15 trường hợp sau điều
trị cho kết quả 8/15 trường hợp cải thiện tốt
lên (53,4%), 4/15 trường hợp không thay đổi
(26,6%)và 3/15 trường hợp thay đổi xấu hơn
(20%).
Kết quả điều trị chung cuộc
Hiện tại có 35 trường hợp đang tiếp tục theo
dõi, trong đó 17 trường hợp đang tiếp tục điều
trị đặc hiệu với Nucleot(s)ide analogue
(lamivudine, entecavir hoặc tenofovir). 6 trường
hợp ngưng theo dõi do các nguyên nhân sau:
chuyển chạy thận nhân tạo 2 trường hợp (4,8%),
tử vong có kèm biến chứng xơ gan 2 trường hợp
(4,8%), tử vong không do biến chứng gan 1
trường hợp (2,4%) và 1 trường hợp chuyển trung
tâm ghép khác theo dõi (2,4%).
BÀN LUẬN
Tỉ lệ viêm gan siêu vi B trên bệnh nhân ghép
thận theo dõi tại Chợ Rẫy là 6,83%(41/600), tỉ lệ
này cũng tương tự với một nghiên cứu trên các
bệnh nhân tại các quốc gia ở Châu Á – Thái Bình
Dương cho thấy tần suất từ 1,3% đến 14,6%(4).Tỉ
lệ viêm gan B tái hoạt động sau ghép được theo
dõi tại Chợ Rẫy là 14,6%(6/41 trường hợp), trong
đó có 2 trường hợp chuyển đổi huyết thanh
ngược (4,8%). Tỉ lệ này cao hơn kết quả của một
số nghiên cứu trên thế giới với tỉ lệ tái họat động
của VGSV B là từ 2-10%(1,6). HBsAb là kháng thể
có tính bảo vệ, thông thường xuất hiện kèm theo
HBsAg âm tính là 1 tiêu chuẩn chứng tỏ đã lành
bệnh viêm gan siêu vi B. Tuy nhiên trên đối
tượng ghép thận dùng thuốc ức chế miễn dịch
việc chuyển đổi từ HBsAb sang HBsAg có thể
xảy ra. Tỉ lệ nhiễm HBV với hình thái huyết
thanh HBsAg âm tính gặp trong 17% trường
hợp.Tỉ lệ fibroscan có kết quả từ F2 trở xuống
chiếm tỉ lệ trên 75% trường hợp.Tỉ lệ trường hợp
có độ xơ hóa cao (F3, F4) dựa trên Fibroscan chỉ
chiếm khoảng dưới 20% trường hợp.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 201
Tỉ lệ kháng Lamivudine trong nghiên cứu
này là 66,66%, cũng phù hợp với tỉ lệ kháng
Lamivudine trong cộng đồng khoảng 70% sau 5
năm theo thống kê(3).Tỉ lệ kháng Tenofovir và
Entecavir trong nghiên cứu này là 0%. Kết quả
này cũng phù hợp với các báo cáo nghiên cứu
hiện nay cho thấy tỉ lệ kháng sau 5 năm của
tenofovir là 0% và Entecavir là 1.2%(3). Theo
khuyến cáo trong hướng dẫn thực hành của hiệp
hội nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ (AASLD) điều
trị phòng ngừa kháng virus cho những người
mang virus viêm gan B được khuyên dùng khi
bắt đầu hóa trị hoặc trong toàn bộ quá trình điều
trị ức chế miễn dịch, tiếp theo bệnh nhân có
lượng virus khởi đầu nhỏ hơn 2000 IU/ml phải
được điều trị liên tục 6 tháng sau khi hoàn thành
liệu pháp hóa trị hoặc ức chế miễn dịch, còn
bệnh nhân có lượng virus ban đầu cao (>2000
IU/ml) phải được điều trị liên tục cho tới khi đạt
được mục tiêu điều trị như là ở một bệnh nhân
có miễn dịch bình thường. Lamivudin và
Telbivudin có thể được dùng nếu thời gian điều
trị ngắn (<12 tháng) và nồng độ virus lúc khởi
đầu là không phát hiện được(chứng cứ I cho
Lamivudin, III cho Telbivudin), Tenofovir và
Entecavir thì thích hợp cho các trường hợp thời
gian điều trị kéo dài hơn(8).Tương tự theo
Khuyến cáo trong “Viral Hepatitis in Solid organ
Transplantation” đăng American Journal of
Transplantation 2013, điều trị kháng virus phải
được liên tục sau ghép, bệnh nhân là người nhận
tạng ghép đặc (SOT) bị viêm gan B mãn mà
trước đó chưa điều trị thì phải điều trị kháng
virus dạng nucleot(s)ide analogue tại thời điểm
ghép (để tránh nguy cơ tái hoạt đông) và
Entecavir và Tenofovir được khuyên là lựa chọn
đầu tay, Lamivudin và Adefovir dự phòng trong
trường hợp không chọn lựa được hai thứ trên(7).
KẾT LUẬN
Viêm gan siêu vi B chiếm tỉ lệ là 6,83%
trường hợp ghép thận. Tỉ lệ nhiễm HBV đơn
thuần là 85,36%. Tỉ lệ viêm gan B tái hoạt động
sau ghép là 14,6% bao gồm cả việc chuyển đổi từ
HBsAb thành HBsAg, vì vậy ngay cả các trường
hợp đã xuất hiện kháng thể HBsAg việc theo dõi
định kỳ HBV DNA vẫn là cần thiết.Tỉ lệ kháng
lamivudin là 66,66%, Tenofovir và Entecavir là 2
thuốc có hiệu lực điều trị cao hiện nay với tỉ lệ
kháng là 0%. Tỉ lệ tử vong có kèm biến chứng xơ
gan là 4,8%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Blanpain C, Knoop C, Delforge ML, Antoine M, Peny MO,
Liesnard C, Vereerstraeten P, Cogan E, Adler M, Abramowicz
D (1998). “Reactivation of hepatitis B after transplantation in
patients with pre-existing anti-hepatitis B surface antigen
antibodies: Report on three cases and review of the literature”.
Transplantation; 66:pp 883–886.
2. Bùi văn Mạnh, Hoàng Trung Vinh, Phùng Phương Thảo
(2013). Nghiên cứu tỉ lệ, đặc điểm nhiễm virus viêm gan B,C ở
bệnh nhân lọc máu chu kỳ và bệnh nhân sau ghép thận. Tap
chí y học Việt Nam, tháng 8 – số đặc biệt, tập 409: trang 398-
405.
3. EASL Clinical Practice Guidelines (2012). Management of
chronic hepatitis B virus infection. Journal of Hepatology 2012.
Article in press, pp 1-19.
4. Johnson DW, Dent H, Yao Q,et al. (2009). Frequency of
hepatitis B and c infection among haemodialysis and peritoneal
dialysis patients in Asia-Pacific countries: Analysis of register
data. Nephrol Dial Transplant; 24: pp 1598-1603.
5. KDIGO Clinical Practice Guideline for the Care of Kidney
Transplant Recipients (2009). Wiley-Blackwell. American
Journal of Transplantation vol. 9 (supply 3), chapter 13: S53-
S57.
6. Knoll A, Pietrzyk M, Loss M, Goetz WA, Jilg W (2005). Solid-
organ transplantation in HBsAg-negative patients with
antibodies to HBVcore antigen: Low risk of HBV reactivation.
Transplantation;79: pp1631–1633.
7. Levitsky J., Doucette K. and the AST Infectious Diseases
Community of Practice (2013). Viral Hepatitis in Solid Organ
Transplantation. American Journal of Transplantation 13: pp
147-168.
8. Lok ASF, and McMahon BJ (2009). Chronic Hepatitis B: Update
2009. Hepatology 50(3): pp.661-2.
9. Nguyễn Hữu Chí (2009). Bệnh viêm gan siêu vi B mãn tính có
chữa khỏi không? In: Nguyễn Hữu Chí. Điều trị bệnh viêm
gan siêu vi B mạn tính, ấn bản lần 1, trang 32-45. Nhà xuất bản
Y Học, Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Trần Ngọc Sinh, Trần Xuân Trường (2010).Tình hình viêm gan
siêu vi trên bệnh nhân theo dõi sau ghép thận tại bệnh viện
Chợ Rẫy. Tạp chí Y Học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản tập
14, số 2: trang 444-451.
Ngày nhận bài báo: 10/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/5/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/7/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_theo_doi_va_dieu_tri_hbv_sau_ghep_than_tai_benh_vi.pdf