Tình hình tử vong sơ sinh tại khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ từ năm 1999 đến năm 2009

Số ca <1000gr được cứu sống và tham gia chương trình chăm sóc bà mẹ Kangaroo sống sót ngày càng nhiều, năm 2007 (35 ca) và năm 2008 (63 ca), năm 2009 (60 ca); Thống kê về nguyên nhân và một số yếu tố liên quan đến tình hình tử vong sơ sinh tại bệnh viện Từ Dũ cho thấy có nhiều điểm khá giống với báo cáo chung được tạp chí Lancet đang tải name 2005. Đó là tử vong trẻ sơ sinh chiếm đến 40% số tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, ( có 3,72 triệu trẻ sơ sinh chết mỗi năm trên thế giới). Do đó muốn đạtt được cam kết với tổ chức Y tế thế giới là vào năm 2015 sẽ phấn đấu làm giảm 2/ 3 tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi ở thời điểm năm 1990 (mục tiêu thiên niên kỷ thứ 4.) thì việc quyết tâm cứu sống trẻ sơ sinh chính là chìa khóa để đạt được mục tiêu này. Cũng theo báo cáo từ tạp chí Lancet, vào năm 2005 thì 3 nhóm bệnh gây tử vong hàng đầu cho trẻ sơ sinh Nhiễm trùng huyết (36%), Sanh non (27%), và Sanh ngạt (23%). Chỉ riêng 3 nguyên nhân này chiếm tỉ lệ tới 86% các ca tử vong sơ sinh mà 60 - 90% các ca tử vong sơ sinh xảy ra ở các trẻ nhẹ cân và hầu hết là trẻ non tháng. Để giảm được TVSS thì cần có sự phối hợp sản - nhi và chăm sóc toàn diện. Qua các nghiên cứu cho thấy việc thực hiện triển khai chăm sóc trước sinh có thể giảm được 8% TVSS bao gồm các nội dung như: bổ sung axit Folic, chích ngừa uốn ván, chăm sóc tiền sản, sàng lọc giang mai và điều trị, xử trí tốt tiền sản giật và sản giật, phát điều trị sốt rét, phát hiện và điều trị nhiễm trùng tiểu cho phụ nữ mang thai. Quan trọng hơn, việc chăm sóc lúc sinh có thể giảm được đến 27% TVSS bao gồm: chẩn đoán và xử trí ngôi bất thường, theo dõi sát lúc chuyển da, áp dụng thực hành đẻ sạch, cải thiện việc hồi sức sơ sinh, sử dụng kháng sinh khi vỡ ối sớm ở trẻ sinh non và dùng corticosteroids cho các phụ nữ có thai dọa sinh non. Thiết thực hơn, việc hoàn thiện chăm sóc và điều trị sau sinh có thể giảm được đến 29% TVSS. Đó là việc triển khai: khuyến khích bú mẹ sớm và nuôi con bằng sữ mẹ, phòng ngừa và xử trí hạ thân nhiệt, chăm sóc và nuôi true bằng phương pháp Kangaroo, xử trí nhiễm trùng sơ sinh sớm và đặc biệt là việc phòng ng2a nhiễm trùng bệnh viện bằng các biện pháp vô trùng trong chăm sóc và điều trĩ sơ sinh là vô cùng quan trọng mà trong đó việc rủa tay đúng qui cách và các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn chéo là không thể thiếu trong các khoa sơ sinh. Việc cải thiện tử vong sơ sinh tại khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ trong hơn 10 năm qua cho thấy tầm quan trọng và chất lượng của lĩnh vực phối hợp sản – nhi cũng như chất lượng chăm sóc và điều trị sơ sinh mà trong đó chất của nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình tử vong sơ sinh tại khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ từ năm 1999 đến năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
124 TÌNH HÌNH TỬ VONG SƠ SINH TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN TỪ DŨ TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2009 Ngô Minh Xuân*, Nguyễn Tấn Tài* *: Bệnh viện Từ Dũ. Tác giả liên lạc: Ts. Bs. Ngô Minh Xuân – 0903861784 – xuanlien62@yahoo.com TÓM TẮT Tử vong sơ sinh (TVSS) hiện nay vẫn còn là một trong những vấn ñề lớn ở nhiều nước trên thế giới, ñặc biệt là ở các nước ñang phát triển trong ñó có Việt Nam. Do ñó, hiểu rõ về nguyên nhân gây tử vong sơ sinh rất là quan trọng ñể ñịnh hướng và tập trung trong việc can thiệp và ngăn ngừa tử vong sơ sinh. Mục tiêu: Nghiên cứu này trình by tình hình từ vong sơ sinh theo nhóm cân nặng ti khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ từ năm 1999 ñến năm 2009, nêu ra một số nguyên nhân quan trọng v một số yếu tố liên quan ñến tử vong sơ sinh nhằm có biện php làm giảm tỉ lệ TVSS. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, thống kê mô tả. Kết quả: Tỉ lệ tử vong sơ sinh chung ở mọi hạng cân từ năm 1999 ñến 2009 là: 3,4% (3.802/111.711). Tỉ lệ TVSS giảm rõ rệt ở nhóm 1500-1999gr kể từ năm 2005 và chỉ còn 2.09% năm 2009. Năm 2000 có tỉ lệ TVSS cao nhất 7,7% trong 10 năm và năm 2009 có tỉ lệ TVSS thấp nhất 1,82%. Tỉ lệ TVSS trong 5 năm sau là 2,8% chỉ còn một nửa tỉ lệ TVSS của 5 năm ñầu là 5,6% (2273/40651). Tỉ lệ TVSS ở nhóm cân nặng <1000gr giảm nhiều từ năm 2005 trở ñi và chỉ còn 58% ở năm 2009. Tỉ lệ TVSS ở nhóm 1500 – 1999gr còn cao từ năm 1999 ñến năm 2004, sau ñó ñã giảm và còn 2,09% năm 2009. Số ca <1000gr tham gia chương trình chăm sóc bà mẹ kangaroo sống sót ngày càng nhiều, năm 2007 (35 ca), năm 2008 (63 ca) và 2009 (60 ca). Kết luận: Tỉ lệ tử vong sơ sinh tại khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ ñã ñược cải thiện rõ rệt trong những năm gần ñây. Từ khóa: tử vong sơ sinh. ABSTRACT SITUATION OF NEONATAL MORTALITY IN TU DU HOSPITAL, VIETNAM FROM 1999 TO 2009 Background: At moment, infant death still remains one of prominent problems in many countries, especially in developing countries including Vietnam. In order to control and focus on decreasing the neonatal mortality rate; therefore, it is very important to understand the causes of neonatal mortality. Objectives: The report aims to identify the some prominent causes and relating factors of newborn death in Tu Du hospital; thus, planning to decrease neonatal mortality rate. Methodology: Retrospective study Results: Neonatal mortality rate of all of the birthweigh from 1999 to 2009 is 3.4% (3.802/111.711). NMR is gradually decreasing from 2005 and NMR of 2009 is 2.09% in group 1500-1999gr. NMR of 2000 is the highest with 7.7%, contrary to 2009 with the lowest NMR, 1.82%. NMR of the first half period of 5 years is 2.8% (1629/57422) and NMR of the second half period of 5 years is 5.6%(2273/40651). The NMR of the first half is more than 2 fold to the second half. NMR in group <1000gr is decreasing from 2005 and NMR of 2009 is 58%. In group 1500 – 1999gr still remains high than the early years from 1999 to 2004 and the number continue to reduce to 2.09% for year 2009. cases with birthweigh < 1000g, obtained the healthcare of Kangaroo unit, survive increasingly, 35 cases for year of 2007, 63 cases for 2008 and 60 cases for 2009. Conclusions: In recent years, infant death of neonatal department in Tu Du hospital is decreasing gradually and obviously. Key words: neonatal mortality ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, tỉ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi ở nước ta giảm một cách ñáng kể nhờ sự nỗ lực của toàn ngành y tế, sự tham gia tích cực của các ngành, các cấp, sự ñóng góp hiệu quả của các chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em như chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp và sự hỗ 125 trợ quý báu của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên tỉ lệ tử vong sơ sinh vẫn ñang còn ở mức báo ñộng và giảm không ñáng kể. Đây chính là một thách thức lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em. Hằng năm, trên thế giới có khoảng 9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị tử vong, trong ñó ring trẻ sơ sinh chiếm 4 triệu. Ở Việt Nam, tử vong sơ sinh chiếm 52% tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi[3]. Nguyên nhân tử vong sơ sinh chủ yếu là do nhiễm khuẩn (36%), ñẻ non (27%), ngạt (23%). Đó là những nguyên nhân hoàn toàn có thể phòng tránh ñược bằng các biện pháp ñơn giản, ít tốn kém và hiệu quả. Việt Nam nằm trong số 42 nước có số trẻ em tử vong cao nhất thế giới với số lượng ước tính khoảng 63.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong hàng năm, trong ñó trẻ sơ sinh tử vong chiếm hơn một nửa[5,4]. Theo WHO tử vong sơ sinh do 4 nhóm nguyên lớn: nhiễm trùng sơ sinh 32%, sanh ngạt và sang chấn sản khoa 29%, non tháng và biến chứng của sanh non, các bất thường bẩm sinh chiếm 34%. Cũng theo WHO, 40 – 60% tử vong sơ sinh có thể phòng ngừa ñược bằng những biện pháp rất ñơn giản: sanh sạch, chăm sóc rốn, huấn luyện nhân viên y tế, trang thiết bị tối thiểu[1]. Trong nghiên cứu ở Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2002, số tử vong sơ sinh so với tổng số sơ sinh vào viện chiếm 22,76%[9]. Một trong những lý do dẫn ñến tỉ lệ tử vong sơ sinh liên tục cao là do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa làm mẹ an toàn và nỗ lực cứu sống trẻ sơ sinh Năm 2006, theo bo co của Tăng Chí Thượng, Võ Đức Trí, Cam Ngọc Phượng, Lê Minh Thượng Phạm Thị Thanh Tâm bệnh viện Nhi Đồng I cùng nhóm nghiên cứu ở 6 tỉnh phía Nam ñã báo cáo kết quả nghiên cứu tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh trong cộng ñồng 6 tỉnh này là 6‰. Tỉ lệ các nguyên nhân gây tử vong trẻ sơ sinh trong cộng ñồng là: Sanh non và biến chứng sanh non 46,7%, nhiễm trùng sơ sinh 22,2%, sanh ngạt 15,6%, dị tật bẩm sinh 15,6%. Các yếu tố làm tăng tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh trong cộng ñồng là nhẹ cân, nghèo, không khám thai, học vấn thấp. Tỉ lệ tử vong trên phản ánh thực trạng tử vong sơ sinh trong 6 tỉnh miền nam, nơi có những cải thiện chăm sóc sức khỏe sơ sinh thời gian qua. Những nguyên nhân tử vong trẻ sơ sinh có thể phòng ngừa ñược nếu có sự tham gia của ngành y tế và các ngành khác nhằm cải thiện ñiều kiện sống và chăm sóc sức khỏe ñặc biệt các bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh. Cần có tổng ñiều tra tử vong sơ sinh trên toàn quốc ñể có con số chính xác về tỉ lệ tử vong sơ sinh trong cả nước [11]. Giáo sư Jelka Zupan của WHO ñã ñưa ra cái nhìn tổng quát về tỉ lệ tử vong sơ sinh trên toàn cầu. Gánh nặng về bệnh tật của trẻ ở giai ñoạn chu sinh và nhũ nhi trong năm 2000 bao gồm 7 triệu trẻ giai ñoạn chu sinh bị tử vong và 4 triệu trường hợp tử vong giai ñoạn sơ sinh. Tỉ lệ tử vong chu sinh là 56‰ trẻ, trong khi ñó tỉ lệ tử vong sơ sinh (NMR) là 34‰ trẻ. Tỉ lệ của trẻ sinh ra nhẹ cân trên thế giới là 16%. Ở những nước kém phát triển tỉ lệ này là 17% - gấp 3 lần so với các nước phát triển (5-7%). Trẻ sinh ra nhẹ cân có liên quan ñến tỉ lệ tử vong sơ sinh cao. Nguyên nhân gây tử vong sơ sinh ở những nước kém phát triển là tương tự nhau bao gồm sinh ngạt, sang chấn lúc sinh, sanh non, nhiễm trùng sơ sinh và dị tật bẩm sinh[16] Năm 2002, BS Fathia Al-Mejhim và GS Adel T Abu-Heija ñã tiến hành nghiên cứu tử vong chu sinh tại bệnh viện trường ñại học King Fah, Ả rập saudi nhằm khảo sát tỉ lệ tử vong chu sinh, tỉ lệ tử vong ngay sau sinh và tỉ lệ tử vong sơ sinh sớm ñể xác ñịnh những nguyên nhân của tử vong chu sinh và tìm giải pháp làm giảm tỉ lệ tử vong. Kết quả thu ñược là tỉ lệ tử vong chu sinh là 2,62‰, tử vong ngay sau sinh là 15,4‰ và tỉ lệ tử vong sơ sinh sớm 10.8‰. Những nguyên nhân hàng ñầu theo tác giả là tử vong trong bụng mẹ trước sanh (58,8%), DTBS không thể phẫu thuật (22%) và sanh non (17,6%)[2] Năm 2007, A.Vaid, A.Mammen, B.Primrose và G.Kang ñã tiến hành nghiên cứu tử vong nhũ nhi tại một khu ổ chuột ở Vellore, An Độ với kết quả thu ñược là tỉ lệ tử vong nhũ nhi là 37,9‰ trong ñó 54,3% là tử vong sơ sinh và nguyên nhân chủ yếu là do sanh ngạt 31,9%, 126 sanh non 16,8% và viêm phổi hít hay ARDS 16,8%, trong khi tử vong những trẻ >1 tháng thường do tiêu chảy 43% và nhiễm trùng hô hấp 21%[13]. Bệnh viện Từ Dũ l một bệnh viện sản phụ khoa ñầu ngnh của 32 tỉnh thnh phía Nam, mỗi năm có trung bình từ 40.000 ñến 50.000 ca sinh m ở ñây thường tập trung rất nhiều trường hợp thai bệnh lý. Khoa sơ sinh của bệnh viện hàng năm tiếp nhận từ 10.000 ñến 13.000 bệnh nhi, khơng những sinh trong bệnh viện m cịn cĩ cc trường hợp từ các nơi khác chuyển ñến. Đa số các trường hợp nhập khoa là sơ sinh bệnh lý, ñặc biệt trẻ non tháng nhẹ cn (chiếm khoảng 40% tổng số bệnh nhi). Để ñánh giá lại qu trình phấn ñấu nhằm giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh tại khoa trong 10 năm qua cũng như tìm ra một số yếu tố liên quan, chúng tôi ñã thực hiện nghin cứu này. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Đánh giá tình hình tử vong sơ sinh trong từ năm 1999 ñến 2009 Mục tiêu chuyên biệt Xác ñịnh tỉ lệ tử vong sơ sinh ở từng nhóm cân nặng trong từng năm Đánh giá tình hình chăm sóc trẻ non tháng trong chương trình Kagaroo và chương trình tầm soát bệnh lý võng mạc ở trẻ non tháng, nhẹ cân. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Thiết kế nghiên cứu Đây là nghiên cứu hồi cứu thống k mô tả Dân số nghiên cứu Tất cả các trẻ sơ sinh tử vong tại bệnh viện Từ Dũ trong 10 năm từ năm 1999 ñến 2009 Cỡ mẫu Vì ñây là nghiên cứu thống k mô tả nên chúng tôi lấy tồn bộ các trường hợp tử vong sơ sinh trong thời gian 1999 -2009, với tổng cộng 3802 trường hợp . Phương pháp tiến hành Chúng tôi chọn từ các trẻ sơ sinh nhập viện Từ Dũ từ năm 1999 ñến 2009 nếu thỏa hai ñiều kiện sau: Sơ sinh từ 0 – 28 ngày tuổi và tử vong tại bệnh viện. Chúng tôi loại nếu trẻ sơ sinh không tử vong hoặc trẻ sơ sinh tử vong trước khi nhập viện Nhập số liệu và phân tích thống kê Nhập số liệu bằng Word 2003 và xử lí Excel 2003. Tính các thông số: tỉ lệ tử vong sơ sinh ở từng nhóm hạng cân. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tỉ lệ tử vong Tỉ lệ tử vong sơ sinh chung trung bình từ năm 1999 ñến 2009 là: 3.4% (3.802/111.711) Bảng 1: Tỉ lệ tử vong sơ sinh theo các nhóm cân nặng tại khoa sơ sinh BV Từ Dũ từ 1999 ñến 2009 (%) CN(gr) 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 < 1000 78,7684,8475,9455,75 73,3963,4760,3462,8858,0650 58 1000 – 1499 39,0242,3638,8735,45 37,3438,2734,3524,1524,8517,24 16,26 1500 – 1999 11,8 12,4613,0513,35 12,7211,525,86 3,92 3,62 2,51 2,09 2000 – 2499 3,39 2,96 3,22 2,67 3,03 1,08 1,03 0,39 0,44 0,56 0,37 ≥ 2500 1,05 1,7 1,48 1,3 1,00 0,66 0,65 0,31 0,21 0,18 0,22 Tỉ lệ TV chung 4,7 7,7 5,4 5,1 5,2 4,2 3,5 3,45 3,47 1,87 1,82 Nhận xét: 127 Tỉ lệ TVSS còn khá cao ở nhóm có cân nặng <1500gr và tỉ lệ tử vong sơ sinh trẻ nhóm < 1000g có giảm nhưng còn rất cao gần gấp 2 lần so với nhóm 1000 – 1499g Tỉ lệ TVSS giảm rõ rệt ở nhóm 1500-1999gr kể từ năm 2005 và chỉ còn 2,09% năm 2009 Tỉ lệ TVSS giảm rất thấp ở nhóm > 2000gr , ñặc biệt là ở nhóm trẻ ≥ 2500gr (0,22% năm 2009). Biểu ñồ 1: Tỉ lệ tử vong sơ sinh chung tại khoa sơ sinh BV Từ Dũ từ 1999 ñến 2009 4.7 7.7 5.4 5.1 5.2 4.2 3.5 3.45 3.47 1.87 1.82 0 2 4 6 8 10 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tỉ lệ TVSS (%) Nhận xét: Năm 2000 có tỉ lệ TVSS cao nhất 7,7% (577/7514) trong 10 năm và năm 2009 có tỉ lệ TVSS thấp nhất 1,82% (248/13638) trong 10 năm Tỉ lệ TVSS trong 5 năm sau là 2,8% (1629/57422) bằng một nửa tỉ lệ TVSS của 5 năm ñầu là 5,6% (2273/40651) Tỉ lệ TVSS năm 2000 chiếm 25,3% (577/2273) tổng số TVSS trong 5 năm ñầu Tỉ lệ TVSS năm 2008 chiếm 13,3% (217/1629) tổng số TVSS trong 5 năm sau Biểu ñồ 2: Tỉ lệ tử vong sơ sinh nhóm dưới 1000gr và từ 1000gr ñến 1499gr tại khoa sơ sinh BV Từ Dũ từ 1999 ñến 2009 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 <1000g 1000 - 1499g Nhận xét: Tỉ lệ TVSS ở nhóm cân nặng <1000gr giảm nhiều từ năm 2005 nhưng còn khá cao 58% (năm 2009). Tỉ lệ TVSS ở nhóm cân nặng 1000gr – 1499gr giảm nhiều từ năm 2005 và năm 2009 là 16,26% Biểu ñồ 3: Tỉ lệ tử vong sơ sinh nhóm từ 1500 ñến 1999gr và từ 2000gr ñến 2499gr tại khoa sơ sinh BV Từ Dũ từ 1999 ñến 2009 Tử vong sơ sinh ở trẻ non tháng (1500-2500g) Từ vong sơ sinh ở trẻ non tháng (<1000g và 1000 – 1500g) TVSS % 128 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 1500 - 1999g 2000 - 2499g Nhận xét: Tỉ lệ TVSS ở nhóm 1500 – 1999gr còn cao từ năm 1999 ñến năm 2004, nhưng giảm rõ rệt vào năm 2005 và hiện tỉ lệ TVSS là 2,09% năm 2009 Tỉ lệ TVSS ở nhóm 2000 – 2499gr là không cao từ 0,39 – 1,08% từ năm 2004 ñến 2009 Biểu ñồ 4: Tỉ lệ tử vong sơ sinh nhóm trên 2500gr tại khoa sơ sinh BV Từ Dũ từ 1999 ñến 2009 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 ≥2500g Nhận xét: Tỉ lệ TVSS nhóm > 2500gr luôn thấp hơn 1% từ năm 2003, và tỉ lệ TVSS trong nhóm này là 0,22% năm 2009. Bảng 2: Kết quả chương trình chăm sóc bà mẹ kangaroo tại khoa sơ sinh BV Từ Dũ từ 1999 ññến 2009 Tổng số trẻ non tháng trong chương trình trong 10 năm là 3817 bé Năm 19992000 200120022003200420052006 200720082009 Số non tháng 331 576 363 305 294 356 428 339 358 467 913 Số tử vong 06 01 07 07 00 00 00 01 00 00 00 TVSS % Tử vong sơ sinh từ 2500 gram TVSS % 129 Số<1000g Sống 05 14 12 21 15 15 19 30 35 63 60 Nhận xét: Số ca non tháng tham gia chương trình chăm sóc bà mẹ kangaroo nhiều nhất là năm 2000 (576 ca), 2009 (913 ca) và thấp nhất là 2003 (294 ca) Không có ca tử vong nào trong chương trình từ năm 2003 và có 1 ca tử vong năm 2006 Số ca <1000gr tham gia chương trình chăm sóc bà mẹ kangaroo sống sót ngày càng nhiều, năm 2007 (35 ca) và năm 2008 (63 ca), năm 2009 (60 ca) Bảng 3: Khám tầm soát bệnh lý võng mạc ở trẻ non tháng (≤ 32 tuần thai) , nhẹ cân (≤2000g lc sinh) tại khoa sơ sinh BV Từ Dũ từ trong 3 năm gần ñây: Năm Số trẻ Bình thường ROP Điều trị ROP Thành công Thất bại 2006 571412 (78,1%) 159 (27,8%) 85 (27,8%) 74 (87%) Không rõ. 2007 495334 (67, 9%) 161 (32,5%) 82 (16,4%) 79 (96,3%) 03 (3,7%) 2008 659486 (73,7%) 173 (26,2%) 135 (20,5%) 133 (98,5%) 02 (1,48%) 2009 812- - - - - 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2006 2007 2008 2009 Số trẻ khám ROP Số trẻ nghi bị ROP Số trẻ cần ñiều trị Số trẻ ñiều trị thành công Nhận xét: Số lượng trẻ non tháng nhẹ cân ñược tầm soát bệnh lý võng mạc năm 2008 ñã tăng gấp 3 lần so với các năm trước. Điều này cho thấy có sự quan tâm ñặc biệt của các bác sĩ và nữ hộ sinh ở các bệnh viện Từ Dũ, BV Mắt, BV Nhi Đồng 1 cũng như sự quan tâm và tuân thủ của gia ñình ñối với các khuyến cáo của gia ñình Tỉ lệ trẻ có các vấn ñề về bệnh lý võng mạc ñã giảm ñi một cách ñáng kể cho thấy hiệu quả của việc phòng ngừa bệnh lý võng mạc cho trẻ ngay trong quá trình ñiều trị như việc kiểm soát nồng ñộ Oxy trong quá trình ñiều trị suy hô hấp Số trẻ bị bệnh lý võng mạc cần ñiều trị can thiệp cũng ñã giảm ñi một cách ñáng kể Tỉ lệ trẻ ñiều trị ROP thành công cũng ñã ñạt ñược những kết quả cao ñáng khích lệ. Một vài trường hợp thất bại là do gia ñình không tuân thủ lịch khám và ñiều trị theo ñúng hẹn BÀN LUẬN Tỉ lệ tử vong sơ sinh chung từ năm 1999 ñến 2009 là: 3,4% (3.802/111.711) Tỉ lệ TVSS có xu thế giảm nhưng còn khá cao ở nhóm có cân nặng <1500gr 130 Tỉ lệ TVSS giảm rõ rệt ở nhóm 1500-1999gr kể từ năm 2005 và chỉ còn 2,09% vào năm 2009 Năm 2000 có tỉ lệ TVSS cao nhất 7,7% (577/7514) trong 10 năm và năm 2009 có tỉ lệ TVSS thấp nhất 1,82% (248/13836) trong 11 năm Tỉ lệ TVSS trong 5 năm sau là 2,8% (1629/57422) ñã giảm nhiều và chỉ còn một nửa tỉ lệ TVSS chung của 5 năm ñầu là 5,6% (2273/40651) Tỉ lệ TVSS ở nhóm cân nặng <1000gr giảm nhiều từ năm 2005 nhưng còn khá cao 58% (năm 2009) Tỉ lệ TVSS ở nhóm 1500 – 1999gr còn cao từ năm 1999 ñến năm 2004, và tỉ lệ TVSS là 2,09% năm 2009 Số ca <1000gr ñược cứu sống và tham gia chương trình chăm sóc bà mẹ Kangaroo sống sót ngày càng nhiều, năm 2007 (35 ca) và năm 2008 (63 ca), năm 2009 (60 ca); Thống kê về nguyên nhân và một số yếu tố liên quan ñến tình hình tử vong sơ sinh tại bệnh viện Từ Dũ cho thấy có nhiều ñiểm khá giống với báo cáo chung ñược tạp chí Lancet ñang tải name 2005. Đó là tử vong trẻ sơ sinh chiếm ñến 40% số tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, ( có 3,72 triệu trẻ sơ sinh chết mỗi năm trên thế giới). Do ñó muốn ñạtt ñược cam kết với tổ chức Y tế thế giới là vào năm 2015 sẽ phấn ñấu làm giảm 2/ 3 tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi ở thời ñiểm năm 1990 (mục tiêu thiên niên kỷ thứ 4.) thì việc quyết tâm cứu sống trẻ sơ sinh chính là chìa khóa ñể ñạt ñược mục tiêu này. Cũng theo báo cáo từ tạp chí Lancet, vào năm 2005 thì 3 nhóm bệnh gây tử vong hàng ñầu cho trẻ sơ sinh Nhiễm trùng huyết (36%), Sanh non (27%), và Sanh ngạt (23%). Chỉ riêng 3 nguyên nhân này chiếm tỉ lệ tới 86% các ca tử vong sơ sinh mà 60 - 90% các ca tử vong sơ sinh xảy ra ở các trẻ nhẹ cân và hầu hết là trẻ non tháng. Để giảm ñược TVSS thì cần có sự phối hợp sản - nhi và chăm sóc toàn diện. Qua các nghiên cứu cho thấy việc thực hiện triển khai chăm sóc trước sinh có thể giảm ñược 8% TVSS bao gồm các nội dung như: bổ sung axit Folic, chích ngừa uốn ván, chăm sóc tiền sản, sàng lọc giang mai và ñiều trị, xử trí tốt tiền sản giật và sản giật, phát ñiều trị sốt rét, phát hiện và ñiều trị nhiễm trùng tiểu cho phụ nữ mang thai. Quan trọng hơn, việc chăm sóc lúc sinh có thể giảm ñược ñến 27% TVSS bao gồm: chẩn ñoán và xử trí ngôi bất thường, theo dõi sát lúc chuyển da, áp dụng thực hành ñẻ sạch, cải thiện việc hồi sức sơ sinh, sử dụng kháng sinh khi vỡ ối sớm ở trẻ sinh non và dùng corticosteroids cho các phụ nữ có thai dọa sinh non. Thiết thực hơn, việc hoàn thiện chăm sóc và ñiều trị sau sinh có thể giảm ñược ñến 29% TVSS. Đó là việc triển khai: khuyến khích bú mẹ sớm và nuôi con bằng sữ mẹ, phòng ngừa và xử trí hạ thân nhiệt, chăm sóc và nuôi true bằng phương pháp Kangaroo, xử trí nhiễm trùng sơ sinh sớm và ñặc biệt là việc phòng ng2a nhiễm trùng bệnh viện bằng các biện pháp vô trùng trong chăm sóc và ñiều trĩ sơ sinh là vô cùng quan trọng mà trong ñó việc rủa tay ñúng qui cách và các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn chéo là không thể thiếu trong các khoa sơ sinh. Việc cải thiện tử vong sơ sinh tại khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ trong hơn 10 năm qua cho thấy tầm quan trọng và chất lượng của lĩnh vực phối hợp sản – nhi cũng như chất lượng chăm sóc và ñiều trị sơ sinh mà trong ñó chất của nguồn nhân lực ñóng vai trò quyết ñịnh. KẾT LUẬN: Từ năm 1999 ñến năm 2009, tỉ lệ TVSS tại khoa sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ ở tất cả các nhóm cân nặng ñã ñược cải thiện ñáng kể, ñặc biệt là ở các true non tháng nhẹ can, Tuy TVSS ở nhóm trẻ < 1000g giảm chưa nhiều nhưng số trẻ cực non sống sót trong nhóm này, ñược chăm sóc, theo dõi lâu dài trong chương trình kangaroo ngày càng tăng với tỉ lẽ bệnh tật ngày càng giảm. Việc xác ñịnh các nhóm nguyên nhân chính như nhiễm trùng sơ sinh, biến chứng của trẻ sinh non và ngạt nặng sau sinh và các yếu tố liên quan ñể ñầu tư, phát triển cả 131 về nguồn nhân lực và trang thiết bị thích hợp nhằm giảm dần tỉ lệ tử vong sơ sinh là hết sức can thiết trong giai ñoạn hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Care of newborn, (2004), Save the children Federation. 2. Fathia Al-Mejhim, Adel T Abu-Heija: Perinatal Mortality at King Fahd University Hospital, Eastern Province, Saudi Arabia, PAM nummer 05 03-02-2006 11:28 Pagina 24 3. Hội Nhi khoa TP.HCM tổ chức hội nghị chuyên ñề sơ sinh – Trang web 28.4700238185. 4. New york (1996), Definition of death debated, 5. Ngô Minh Xuân: Tỉ lệ tử vong sơ sinh ở Việt Nam còn cao - trang web 6. Nguyễn Thị Hồng Thủy và Nguyễn Thị Kim Thành: Tình hình tử vong sơ sinh tại dưỡng nhi- khoa nhi bệnh viện ña khoa tỉnh Bình Dương năm 2006 7. Phạm Bích Chi, Hoàng Trọng Kim, Trương Văn Hùng: Nghiên cứu về tình hình tử vong sơ sinh Tại Bệnh Viện Nhi Đồng II TP HCM năm 2002. 8. Tạ Văn Trầm: Nghiên cứu mô hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại bệnh viện ña khoa Tiền Giang năm 2005. 9. Tạ Văn Trầm: Nghiên cứu mô hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại bệnh viện ña khoa Tiền Giang năm 2005, tạp chí nghiên cứu y học, tập 38, phụ trương số 5, trang 5 – 10. 10. Tăng Chí Thượng, Võ Đức Trí, Lê Minh Thượng, Phạm Thị Thanh Tâm: Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tử vong sơ sinh tại 6 tỉnh phía nam Việt Nam – Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 10, số 4, 2006, trang 212 11. Tăng Chí Thượng, Võ Đức Trí, Lê Minh Thượng, Phạm Thị Thanh Tâm: Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tử vong sơ sinh tại 6 tỉnh phía nam Việt Nam – Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 10, số 4, 2006, trang 212 12. Tổng cục thống kê - Điều tra biến ñộng dân số và KHHGĐ 1/4/2005: Những kết quả chủ yếu: Chương 3 - Mức sinh và Mức chết - Trang web 13. Vaid A., Mammen A., Primrose B., Kang G.: Infant mortality in an Urban Slum, Indian Journal of Peadiatrics, Volume 74-May, 2007 14. WHO Essential of newborn care 15. WHO: Care of mother and baby at the health centre: a practical guide, 1997. 16. Zupan J: Improving neonatal Health South-East Asia Region-Report of a Regional Consultation, New Delhi, India, 1-5 April 2002.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_tu_vong_so_sinh_tai_khoa_so_sinh_benh_vien_tu_du_t.pdf
Tài liệu liên quan