KẾT LUẬN
Năm 2005 và 2010, tỉ lệ nam nữ trên bệnh
nhân VNC khác biệt có ý nghĩa thống kê; Từ
2006 đến 2009, sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê. Độ tuổi trung bình trên bệnh nhân
VNC ở các năm 2005 – 2010 dao động từ 43,3 đến
48,8. Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa tỉ lệ bệnh
nhân VNC hút thuốc và không hút thuốc ở tất cả
các năm. Bệnh nhân VNC có trình độ cấp 3
chiếm tỉ lệ cao nhất. Đa số bệnh nhân chưa phát
hiện bệnh toàn thân. Viêm nha chu mạn là dạng
bệnh VNC phổ biến nhất. Đa số đối tượng
nghiên cứu có VNC toàn thể hai hàm. Trước khi
điều trị, trên bệnh nhân VNC trung bình có từ
11,9 – 14,2 răng có túi nha chu; sau điều trị, số
răng có túi nha chu giảm còn trung bình 3,9 – 6,7
răng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở tất
cả các năm, có thể gợi ý hiệu quả nhất định trong
công việc điều trị VNC tại khoa Răng Hàm Mặt
ĐHYD TP. HCM. Tuy nhiên thời gian theo dõi
trung bình còn ngắn (1,9 – 2,5 tháng), cần có
những giải pháp thích hợp để khuyến khích
bệnh nhân trở lại thăm khám và điều trị duy trì.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng bệnh nhân viêm nha chu tại khoa răng hàm mặt Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2005 đến năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 159
TÌNH TRẠNG BỆNH NHÂN VIÊM NHA CHU TẠI KHOA RĂNG HÀM MẶT
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010
Nguyễn Thu Thuỷ*, Trần Yến Nga*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát các đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân viêm nha chu đến khám và điều trị
tại khoa Răng Hàm Mặt Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá tình trạng viêm nha chu trước và sau
điều trị đồng thời mô tả việc theo dõi sau khi điều trị tại đây.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 554 bệnh nhân đến khám và điều trị viêm nha
chu tại khoa Răng Hàm Mặt ĐHYD TP. HCM từ tháng 1/2005 đến tháng 12/2010. Thu thập số liệu từ bệnh án
lưu trữ tại bộ môn Nha chu, khoa Răng Hàm Mặt ĐHYD TP. HCM. Các biến thu thập gồm: tuổi, giới, trình độ
học vấn, tình trạng hút thuốc lá, bệnh toàn thân, thời gian điều trị kể từ ngày khám đầu tiên đến ngày khám sau
cùng, số lần tái khám, phân loại VNC, phân loại theo vị trí, số răng có túi nha chu trước và sau khi điều trị.
Kết quả: Năm 2005 và 2010, tỉ lệ nam nữ trên bệnh nhân VNC khác biệt có ý nghĩa thống kê. Độ tuổi trung
bình dao động từ 43,3 đến 48,8. Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa tỉ lệ bệnh nhân V.NC hút thuốc và không hút
thuốc ở tất cả các năm. Bệnh nhân VNC có trình độ cấp 3 chiếm tỉ lệ cao nhất. Đa số bệnh nhân chưa phát hiện
bệnh toàn thân. Viêm nha chu mạn là dạng bệnh VNC phổ biến nhất. Trước khi điều trị, trên bệnh nhân VNC
trung bình có từ 11,9 – 14,2 răng có túi nha chu; sau điều trị, số răng có túi nha chu giảm còn trung bình 3,9 –
6,7 răng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở tất cả các năm. Tuy nhiên thời gian theo dõi trung bình ngắn (1,9
– 2,5 tháng).
Kết luận: Công việc điều trị VNC tại khoa Răng Hàm Mặt ĐHYD TP. HCM có hiệu quả nhất định trong
việc đem lại sức khoẻ mô nha chu. Cần có những giải pháp thích hợp để khuyến khích bệnh nhân trở lại thăm
khám và điều trị duy trì.
Từ khoá: viêm nha chu, điều trị, dịch tễ, hiệu quả.
ABSTRACT
STATUS OF PATIENTS WITH PERIODONTITIS AT FACULTY OF ODONTO-STOMATOLOGY,
HOCHIMINH-CITY UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY FROM 2005 TO 2010
Nguyen Thu Thuy, Tran Yen Nga
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 159 - 163
Objectives: The aims of this study were to evaluate epidemic features of patients with periodontitis coming
to the faculty of Odonto-stomatology, HoChiMinh-City University of Medicine and Pharmacy; to assess the
disease condition before and after treatment as well as to describe the follow-up process after being cured.
Methods: This cross-sectional descriptive study was realized on 554 patients with periodontitis coming to
have a consultation at the faculty of Odonto-stomatology, HoChiMinh-City University of Medicine and
Pharmacy from January 2005 to December 2010. The data on gender, age, education level, smoking status,
presence of systemic diseases, average number of teeth with periodontal pocket before and after treatment and
follow-up time was collected from documents stocked at Periodontics department.
* Bộ môn Nha Chu- Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: ThS Trần Yến Nga ĐT: 0909687385 Email: yennga281@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 160
Results: In 2005 and 2010, the difference in gender among patients with periodontitis was statistically
significant. The mean age was from 43.3 to 48.8. There was a significant difference between smoking patients and
non-smoking ones. Most of the patients did not find out systemic diseases. Chronic periodontitis was the most
common disease type. Before treatment, the average number of teeth with periodontal pocket was from 11.9 to
14.2; after treatment, it was 3.9 – 6.7. The follow-up time was quite short (1.9 to 2.5 months)
Conclusion: The treatment at Faculty of Odonto-Stomatology was meaningful in curing periodontitis;
otherwise, there must be some solutions to extend the follow-up time.
Key words: periodontitis, treatment, epidemic, effectiveness.
MỞ ĐẦU
Viêm nha chu (VNC) là bệnh thường do vi
khuẩn gây ra, ảnh hưởng đến cấu trúc nâng
đỡ răng và bao gồm một loạt các dấu chứng
lâm sàng, vi sinh và miễn dịch(6). Trong một
nghiên cứu mới đây trên người Ấn Độ, 52,7%
đối tượng nghiên cứu có túi nha chu sâu và
37,4% có túi nông, cho thấy VNC vẫn luôn
chiếm tỉ lệ quan trọng trong các bệnh răng
miệng và là một trong những nguyên nhân
chính gây mất răng(5). Trong khi đó, bằng
chứng từ nhiều nghiên cứu mới, cùng với một
số đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp
chứng tỏ có mối liên quan giữa VNC và các
bệnh toàn thân như bệnh tim mạch và đái tháo
đường(1). Việc điều trị VNC một cách hiệu quả
và triệt để càng trở nên cần thiết để duy trì sức
khoẻ răng miệng và toàn thân.
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Văn
Trường năm 2000 cho thấy 36,5% nam và 27,5%
nữ có túi nha chu(7). Tỉ lệ bênh nha chu ở Việt
Nam cao, Việt Nam là một trong hai mươi quốc
gia có tỉ lệ vôi răng cao nhất thế giới(4). Khoa
Răng Hàm Mặt Đại Học Y Dược thành phố Hồ
Chí Minh (ĐHYD TP. HCM) là một trong các
đơn vị điều trị chuyên sâu về bệnh lí nha chu.
Nghiên cứu này được thực hiện trên 554 bệnh
nhân đến khám và điều trị VNC tại đây từ tháng
1/2005 đến tháng 12/2010 với mục tiêu: (1) khảo
sát các đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân đến
khám và điều trị VNC tại khoa Răng Hàm Mặt
ĐHYD TP. HCM; (2) đánh giá tình trạng nha chu
trên bệnh nhân VNC trước và sau khi điều trị.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Mẫu nghiên cứu
554 bệnh nhân đến khám và điều trị VNC tại
khoa Răng Hàm Mặt ĐHYD TP. HCM từ tháng
1/2005 đến tháng 12/2010.
Tiêu chí chọn mẫu
Bệnh nhân được xác định chẩn đoán VNC
với các dạng bệnh theo phân loại của Hội nghị
quốc tế về phân loại bệnh lý và tình trạng nha
chu 1999 (International Workshop for
Classification of Periodontal Diseases and
Conditions, in 1999)(2).
Bệnh nhân đến khám và điều trị VNC trong
thời gian từ ngày 01/01/2005 đến 31/12/2010, có
hồ sơ lưu trữ đầy đủ gồm bệnh án và phim tia X
(toàn cảnh hoặc fullmouth) tại bộ môn Nha chu,
khoa Răng Hàm Mặt ĐHYD TP. HCM.
Bệnh nhân đến tái khám ít nhất một lần sau
khi được xử lí mặt gốc răng hoặc điều trị VNC
bằng các kĩ thuật khác tất cả các răng bệnh lí.
Phương pháp tiến hành
Thu thập số liệu từ bệnh án lưu trữ tại bộ
môn Nha chu, khoa Răng Hàm Mặt ĐHYD TP.
HCM. Các biến thu thập gồm: tuổi, giới, trình độ
học vấn, tình trạng hút thuốc lá (có/không), bệnh
toàn thân (bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu
đường, bệnh khác), thời gian điều trị kể từ ngày
khám đầu tiên đến ngày khám sau cùng, số lần
tái khám, phân loại bệnh nha chu, phân loại theo
vị trí (toàn thể, khu trú), số răng có túi nha chu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 161
(độ sâu túi ≥ 3,5mm) trước khi điều trị, số răng có
túi nha chu sau khi điều trị.
Kiểm soát sai lệch thông tin
Số liệu được thu thập bởi các điều tra viên đã
được huấn luyện định chuẩn bởi một điều tra
viên chuẩn của bộ môn Nha chu, Khoa Răng
Hàm Mặt ĐHYD TP.HCM.
Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được xử lý, phân tích bằng phần
mềm SPSS phiên bản 18.0.
Thống kê mô tả: Tỉ lệ %, trung bình.
Thống kê suy lý: Kiểm định t và χ2 được
dùng để xác định khác biệt giữa các biến liên
quan.
KẾT QUẢ - BÀN LUẬN
Biểu đồ 1: Phân bố bệnh nhân VNC tại khoa RHM
ĐHYD TPHCM từ 2005 -2010 theo thời gian
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân VNC tại khoa RHM ĐHYD TPHCM từ 2005 -2010 theo giới
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Giới Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ) Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
n
(%)
43
(39,8)
65
(60,2)
40
(43,0)
53
(57,0)
48
(48,5)
51
(51,5)
45
(54,9)
37
(45,1)
56
(54,9)
46
(45,1)
41
(58,6)
29
(41,4)
N (%) 108 (100) 93 (100) 99 (100) 82 (100) 102 (100) 70 (100)
p* p0,05 p>0,05 p>0,05 p>0,05 p<0,05
*Kiểm định χ2
Năm 2005 và 2010, tỉ lệ nam nữ trên bệnh
nhân VNC khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Từ 2006 đến 2009, sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 2: Tuổi trung bình bệnh nhân VNC tại khoa
RHM ĐHYD TPHCM từ 2005 -2010
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tuổi TB 44,5 43,3 46,3 48,8 46,0 47,8
p* p>0,05
*Kiểm định với t test
Độ tuổi trung bình trên bệnh nhân VNC ở
các năm 2005 – 2010 dao động từ 43,3 đến 48,8,
khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Bệnh
nhân lớn tuổi nhất là 78 tuổi và bệnh nhân nhỏ
tuổi nhất là 18 tuổi.
Bảng 3: Phân bố bệnh nhân VNC tại khoa RHM ĐHYD TPHCM từ 2005 -2010 theo tình trạng hút thuốc lá
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Hút thuốc Có Không Có Không Có Không Có Không Có Không Có Không
n
(%)
14
(13,0)
94
(87,0)
18
(19,4)
75
(80,6)
16
(16,2)
83
(83,8)
15
(18,3)
67
(81,7)
14
(13,7)
88
(86,3)
19
(27,1)
51
72,9)
N (%) 108 (100) 93 (100) 99 (100) 82 (100) 102 (100) 70 (100)
p* p<0,05 p<0,05 P<0,05 P<0,05 p<0,05 p<0,05
*Kiểm định χ2
Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa tỉ lệ bệnh
nhân VNC hút thuốc và không hút thuốc ở tất cả
các năm (p<0,05). Tuy nhiên, khi so sánh tỉ lệ
bệnh nhân hút thuốc ở các năm với nhau, không
nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p>0,05). Điều này cho thấy dữ liệu thu thập
được là đáng tin cậy.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 162
Bảng 4: Phân bố bệnh nhân VNC khoa RHM ĐHYDTPHCM từ 2005 -2010 theo trình độ học vấn
Năm
Trình độ học vấn
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Không biết chữ 0 (0,0) 0 (0,0) 5 (5,0) 2 (2,4) 2 (2,0) 2 (2,9)
Cấp 1 n (%) 7 (6,5) 12 (12,9) 13 (13,1) 9 (11,0) 9 (8,8) 3 (4,3)
Cấp 2 n (%) 32 (29,6) 26 (28,0) 22 (22,2) 15 (18,3) 32 (31,4) 13 (18,6)
Cấp 3 n (%) 41 (38,0) 31 (33,3) 39 (39,4) 33 (40,2) 34 (33,3) 32 (45,7)
Đại học n (%) 17 (15,7) 21 (22,6) 15 (15,2) 18 (22,0) 23 (22,5) 14 (20,0)
Sau đại học n (%) 11 (10,2) 3 (3,2) 5 (5,0) 5 (6,1) 2 (2,0) 2 (2,9)
N (%) 108 93 99 82 102 70
Bệnh nhân VNC có trình độ cấp 3 chiếm tỉ lệ
cao nhất ở tất cả các năm, tiếp đến là trình độc
cấp 2 và đại học. Số lượng bệnh nhân VNC
không biết chữ rất ít, điều này thuận lợi cho việc
hướng dẫn chăm sóc răng miệng tại nhà cho
bệnh nhân.
Bảng 5: Phân bố bệnh nhân VNC khoa RHM ĐHYDTPHCM từ 2005 -2010 theo sự hiện diện của bệnh toàn
thân
Năm
Bệnh toàn thân
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Chưa phát hiện n (%) 69 (63,9) 60 (64,5) 56 (56,6) 48 (58,5) 55 (54,0) 35 (50,0)
Cao huyết áp n (%) 12 (11,1) 7 (7,5) 7 (7,1) 9 (11,0) 6 (5,9) 13 (18,6)
Tim mạch n (%) 1 (0,9) 4 (4,3) 6 (6,1) 2 (2,4) 3 (2,9) 2 (2,9)
Tiểu đường n (%) 3 (2,8) 2 (2,2) 2(2,0) 1 (1,2) 3 (2,9) 2 (2,9)
Bệnh khác n (%) 23 (21,3) 21 (22,6) 28 (28,3) 25 (30,5) 38 (66,7) 23 (32,9)
Đa số bệnh nhân chưa phát hiện bệnh toàn
thân, có thể giải thích do bệnh nhân chưa có thói
quen khám sức khoẻ tổng quát để phát hiện
bệnh sớm. Cần có thêm các nghiên cứu khác để
xác định chính xác tỉ lệ bệnh nhân VNC có kèm
theo các bệnh toàn thân khác.
Bảng 6: Phân bố bệnh nhân VNC khoa RHM ĐHYDTPHCM từ 2005 -2010 theo phân loại VNC
Năm
Phân loại VNC
2005 2006 2007 2008 2009 2010
VNC mạn n(%) 83(76,9) 75 (80,6) 85 (85,9) 67(81,7) 83 (81,4) 56 (80,0)
VNC tấn công n (%) 8 (7,4) 6 (6,5) 3 (3,0) 3 (3,7) 6(5,9) 9 (12,9)
VNC hoại tử lở loét n (%) 1 (0,9) 0 (0,0) 2 (2,0) 0 (0,0) 2 (2,0) 0 (0,0)
Khác n(%) 16 (14,8) 12 (12,9) 9 (9,1) 12 (14,6) 11 (10,8) 5 (7,1)
N (%) 108 (100) 93 (100) 99 (100) 82 (100) 102 (100) 70 (100)
Kết quả nghiên cứu phù hợp với nhận xét
của đa số các tác giả khác: Viêm nha chu mạn là
dạng bệnh VNC phổ biến nhất. Tỉ lệ VNC mạn ở
các năm đều khác biệt có ý nghĩa thống kê với
các dạng VNC khác tìm thấy trong nghiên cứu
(p>0,05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa các dạng bệnh VNC khác với nhau
(p<0,05).
Bảng 7: Phân bố bệnh nhân VNC tại khoa RHM ĐHYD TPHCM từ 2005 -2010 theo vị trí
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Vị trí Toàn thể Khu trú Toàn thể Khu trú Toàn thể Khu trú Toàn thể Khu trú Toàn thể Khu trú Toàn thể Khu trú
n (%) 75
(69,4)
33
(30,6)
69
(74,2)
24
(25,8)
74
(74,7)
25
(25,3)
54
(65,9)
28
(34,1)
66
(64,7)
36
(35,3)
59
(84,3)
11
(15,7)
N (%) 108 (100) 93 (100) 99 (100) 82 (100) 102 (100) 70 (100)
p* p<0,05 p<0,05 P<0,05 p<0,05 p<0,05 p<0,05
*Kiểm định χ2
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 163
Phân loại BNC theo vị trí được quy định như
sau: VNC toàn thể: khi số răng có túi nha chu ≥
30% tổng số răng hiện diện trên hai cung hàm;
VNC khu trú: khi số răng có túi nha chu < 30%
tổng số răng hiện diện trên hai cung hàm(3).
Nghiên cứu này cho thấy đa số đối tượng nghiên
cứu có VNC toàn thể hai hàm và sự khác biệt về
tỉ lệ bệnh nhân VNC toàn thể và khu trú khác
biệt có ý nghĩa thống kê ở tất cả các năm
(p<0,05).
Bảng 8: Số răng trung bình có túi nha chu trước và
sau điều trị trên bệnh nhân VNC tại khoa RHM
ĐHYD TPHCM từ 2005 -2010
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Số răng
TB có túi
nha chu
trước điều
trị
14,2 14,1 13,7 12,3 11,9 13,4
sau điều trị 3,9 7,8 6,7 5,2 5,3 4,8
p* <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05
*Kiểm định với t test
Trước khi điều trị, trên bệnh nhân VNC
trung bình có từ 11,9 – 14,2 răng có túi nha chu
(độ sâu túi ≥3,5 mm), số răng có túi nha chu tối
đa tìm thấy trên cùng một bệnh nhân trong
nghiên cứu là 32 răng. Sau điều trị VNC tại khoa
Răng Hàm Mặt ĐHYD TP. HCM, số răng có túi
nha chu giảm còn trung bình 3,9 – 6,7 răng. Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở tất cả các
năm, có thể gợi ý hiệu quả nhất định trong công
việc điều trị VNC tại đây.
Bảng 9: Thời gian theo dõi và số lần tái khám trung
bình trên bệnh nhân VNC tại khoa RHM ĐHYD
TPHCM từ 2005 -2010
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 p*
Thời gian theo
dõi TB (tháng)
2,0 2,0 2,3 2,3 2,5 1,9 >0,05
Số lần tái khám
TB (lần)
3,9 4,0 4,6 3,8 4,6 5,1 >0,05
*Kiểm định với t test
Thời gian theo dõi trung bình trên một bệnh
nhân thay đổi theo năm từ 1,9 – 2,5 tháng. Số lần
tái khám trung bình từ 3,8 – 5,1 lần. Không có sự
khác biệt có ý nghĩa về thời gian theo dõi và số
lần tái khám trung bình giữa các năm (p>0,05).
KẾT LUẬN
Năm 2005 và 2010, tỉ lệ nam nữ trên bệnh
nhân VNC khác biệt có ý nghĩa thống kê; Từ
2006 đến 2009, sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê. Độ tuổi trung bình trên bệnh nhân
VNC ở các năm 2005 – 2010 dao động từ 43,3 đến
48,8. Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa tỉ lệ bệnh
nhân VNC hút thuốc và không hút thuốc ở tất cả
các năm. Bệnh nhân VNC có trình độ cấp 3
chiếm tỉ lệ cao nhất. Đa số bệnh nhân chưa phát
hiện bệnh toàn thân. Viêm nha chu mạn là dạng
bệnh VNC phổ biến nhất. Đa số đối tượng
nghiên cứu có VNC toàn thể hai hàm. Trước khi
điều trị, trên bệnh nhân VNC trung bình có từ
11,9 – 14,2 răng có túi nha chu; sau điều trị, số
răng có túi nha chu giảm còn trung bình 3,9 – 6,7
răng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở tất
cả các năm, có thể gợi ý hiệu quả nhất định trong
công việc điều trị VNC tại khoa Răng Hàm Mặt
ĐHYD TP. HCM. Tuy nhiên thời gian theo dõi
trung bình còn ngắn (1,9 – 2,5 tháng), cần có
những giải pháp thích hợp để khuyến khích
bệnh nhân trở lại thăm khám và điều trị duy trì.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cullinan MP, Seymour GJ (2013). Periodontal disease and
systemic illness: will the evidence ever be enough?.
Periodontol 2000, 62(1):271-86.
2. Darije P, Ksenija JS, Zvonimir C (2001). New classification of
periodontal diseases. Acta Stomat Croat,35(1):89-93.
3. Hà Thị Bảo Đan (2012). Nha chu học tập 1. Nhà xuất bản y
học.
4. Nguyễn Cẩn, Ngô Đồng Khanh (2007). Phân tích dịch tễ bệnh
sâu rang và nha chu ở Việt Nam. Tạp chí y học TP. Hồ Chí
Minh,11(3):1-6.
5. Singh A, Agarwal V, Tuli A, Khattak BP (2013). J Indian Soc
Periodonto1,l6(4):529-32.
6. Slots J (2013). Periodontology: past, present, perspectives.
Periodontol 2000,62(1):7-19.
7. Trần Văn Trường, John Spencer (2000). Vietnam national oral
health survey in 2000.
Ngày nhận bài báo: 09/01/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/02/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_trang_benh_nhan_viem_nha_chu_tai_khoa_rang_ham_mat_dai.pdf