Tội phạm khủng bố trong pháp luật quốc tế

Thứ nhất, tất cả các hành vi được điều chỉnh bởi các ĐUQT chống khủng bố là hành động khủng bố (quốc tế) và là tội phạm theo pháp luật quốc tế. Các tội phạm khủng bố có đặc điểm chung là luôn mang tính chất bạo lực đối với dân chúng. Thứ hai, khủng bố bao gồm nhiều hành vi cụ thể chống lại dân thường như gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt về tính mạng người dân, gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, hay bắt cóc con tin hay các hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản. Thứ ba, tội phạm khủng bố luôn được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp với các mục đích: - Nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng hoặc nhóm người hoặc một người nào đó, hoặc - Nhằm đe dọa hay ép buộc người khác, chính phủ hay tổ chức quốc tế làm hay không làm một việc nào đó. Động cơ phạm tội khủng bố rất đa dạng (có thể liên quan đến chính trị, kinh tế, tôn giáo hay hệ tư tưởng.) nhưng đây không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tìm hiểu đặc điểm chung của tội phạm khủng bố nêu trên sẽ tạo ra sự thống nhất về nhận thức trong cộng đồng quốc tế đối với tội phạm khủng bố, góp phần củng cố “khung pháp lý quốc tế chung” chống khủng bố và là cơ sở cho các quốc gia nội luật hóa quy định trong các điều ước quốc tế về loại tội phạm này

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tội phạm khủng bố trong pháp luật quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay, khủng bố xảy ra ở bất kỳ một quốc gia nào cũng đều tác động tiêu cực đến các quốc gia khác. Cựu Tổng thư ký Liên hiệp quốc (LHQ) Ban Ki-moon đã nhấn mạnh: “Khủng bố là một trong những mối đe dọa thường trực đối với hòa bình và an ninh thế giới. Khủng bố xâm phạm các quyền con người, quyền tự do cơ bản cũng như vi phạm các nguyên tắc cơ bản đảm bảo sự bền vững toàn cầu cũng như mối liên kết thống nhất giữa các quốc gia... Khủng bố là 22 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 10(338) T5/2017 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT TÖÅI PHAÅM KHUÃNG BÖË TRONG PHAÁP LUÊÅT QUÖËC TÏË Nguyễn Quyết Thắng* *ThS, Giảng viên Đại học An ninh nhân dân. Thông tin bài viết: Từ khoá: khủng bố, tội phạm khủng bố, pháp luật quốc tế. Lịch sử bài viết: Nhận bài: 15/02/2017 Biên tập: 05/05/2017 Duyệt bài: 12/05/2017 Article Infomation: Keywords: Terrorism, terror- ist crime, international law. Article History: Received: 15 Feb. 2017 Edited: 05 May 2017 Approved: 12 May 2017 Tóm tắt: Bài viết làm rõ nguồn gốc ra đời của thuật ngữ “khủng bố” cũng như đánh giá của cộng đồng quốc về khủng bố thông qua các văn kiện pháp lý quốc tế về loại tội phạm này. Việc xác định đặc điểm của tội phạm khủng bố trong pháp luật quốc tế có ý nghĩa quan trọng, góp phần tạo ra sự thống nhất chung về các mối đe dọa an ninh toàn cầu, tạo cơ sở để các quốc gia, trong đó có Việt Nam tiếp tục nội luật hóa các cam kết quốc tế, tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống khủng bố. Abstract: This article mentions the orgin of the term “terrorism” as well as the assess- ments of the international community through the international regulations against the terrorist crimes. The definition of this kind of crime has an im- portant meaning of supporting an attempt to reach a consensus of opinion on its threats to the global security. Besides, explanation of the terrorism as a criminal law term will help all nations, including Viet Nam take on their com- mitments and enhance their cooperation in terrorism prevention at interna- tional level. hiện thân của những đe dọa mang tính toàn cầu”1. Ngày 9/12/1985, LHQ đã thông qua Nghị quyết, chính thức khẳng định “rõ ràng mọi hành vi, phương thức và biểu hiện của chủ nghĩa khủng bố xảy ra ở bất cứ nơi đâu và do bất cứ ai thực hiện đều là tội phạm, bao gồm cả những hành vi gây thiệt hại cho mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia cũng như an ninh quốc gia”2. Xuất phát từ tính chất nguy hiểm và tính chất quốc tế của hành vi khủng bố, với vai trò của mình, LHQ đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nhau chung tay, hợp tác để cùng tạo nên “phản ứng toàn cầu” đối với tội phạm khủng bố. Đặc biệt, thông qua các diễn đàn quốc tế, nhiều giải pháp được cộng đồng quốc tế đưa ra để đối phó với khủng bố. Trong số các giải pháp đó thì “pháp luật là nhân tố cốt lõi trong đấu tranh với khủng bố”3. Chính vì vậy, các công cụ pháp lý quốc tế đã được xây dựng. Chính các công cụ pháp lý này, đặc biệt các điều ước quốc tế (ĐUQT) chống khủng bố là có giá trị nhất thể hiện “phản ứng toàn cầu” thông qua sự buộc tội hành vi khủng bố, thể hiện sự cam kết của các quốc gia trong việc đấu tranh với khủng bố. Tuy nhiên, một vấn đề trước hết đòi hỏi các quốc gia phải thống nhất là xác định nội hàm khái niệm khủng bố thông qua việc làm rõ đặc điểm chung của khủng bố, làm cơ sở cho các quốc gia nội luật hóa, trong đó bao gồm việc tội phạm hóa các hành vi khủng bố trong pháp luật quốc gia. Do vậy, việc tìm hiểu đặc điểm của tội phạm khủng bố trong pháp luật quốc tế có ý nghĩa quan trọng. 2. Thuật ngữ “khủng bố” có nguồn gốc từ chữ La tinh, có nghĩa là “gây ra hoảng sợ” (to frighten). Nó là một phần của cụm từ “terror cimbricum” được sử dụng bởi người La Mã cổ đại vào năm 105 trước Công nguyên để diễn tả tình trạng lo lắng, hoảng sợ trong quá trình chống lại những cuộc tấn công của những bộ lạc hung tợn. Nhiều năm sau đó, thuật ngữ này gắn liền với thời kỳ “đẫm máu” của chính quyền Maximilien Robespierre trong thời kỳ cách mạng Pháp (1793 - 1794), khi thuật ngữ “khủng bố” được dùng để chỉ tình trạng căng thẳng và nỗi lo sợ tột độ mà chính quyền của Robespierre mang đến cho người dân Pháp, sau khi Robespierre đã trở thành nhân vật lãnh đạo chủ chốt của chính quyền cách mạng Pháp lúc bấy giờ. Và thuật ngữ “kẻ khủng bố” đã được dùng để chỉ những người đứng đầu của chính quyền độc tài, lạm dụng vũ lực để trấn áp. Về góc độ luật pháp quốc tế, chưa có một ĐUQT nào lúc bấy giờ đưa ra định nghĩa trực tiếp về tội phạm khủng bố. Vấn đề khủng bố được đưa ra bàn luận trong các Hội nghị quốc tế về Hợp nhất pháp luật hình sự (International Conferences for Unification of Criminal Law) diễn ra từ năm 1930 đến năm 19354. Tại Hội nghị lần thứ 3 ở Brussels (Bỉ) năm 1930, nội hàm khái niệm khủng bố 23 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 10(338) T5/2017 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 1 LHQ (2008), “Các công cụ quốc tế về phòng ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế” (International Instruments related to the Prevention and Suppression of International Terrorism), New York. Xem (bản tiếng Anh) tại: https://www.unodc.org/documents/terrorism/Publications/Int_Instruments_Prevention_and_Suppression_Int_Terror- ism/Publication_-_English_-_08-25503_text.pdf, truy cập ngày 20/1/2016. 2 “Nghị quyết của LHQ về khủng bố”, Số A/RES/40/61 được thông qua tại cuộc họp thường niên lần thứ 108 (ngày 9/12/1985), xem nội dung tại: truy cập ngày 20/1/2016. 3 LHQ (2008), “Các công cụ quốc tế về phòng ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế”, Lời nói đầu (Preface), tlđd. 4 Bao gồm: Hội nghị lần thứ 3 (Brussels 1930), lần thứ 4 (Paris 1931), lần thứ 5 (Madrid 1933) và lần thứ 6 (Copenhagen 1935). lần đầu tiên được các quốc gia cùng nhau thảo luận, theo đó “Biểu hiện của hành vi khủng bố là việc cố ý sử dụng các công cụ, phương tiện có thể tạo ra mối nguy hiểm đối với cuộc sống, sự tự do, thể chất của người khác, hoặc trực tiếp xâm hại đến tài sản cá nhân hoặc của nhà nước với mục đích chính trị hoặc xã hội đều sẽ trị trừng phạt”5. Các hội nghị của Hội Quốc liên (League of Na- tions) - tiền thân của tổ chức LHQ - diễn ra từ năm 1934 đến năm 1937 đã thể hiện những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc tìm kiếm sự thống nhất chung trong nhận thức về khủng bố với tư cách là một tội phạm có tính chất quốc tế. Sau sự kiện một số nhân vật cấp cao của các quốc gia bị ám sát6, Pháp đã đề nghị Hội Quốc liên xây dựng ĐUQT về chống khủng bố. Tại Hội nghị về trừng trị khủng bố, diễn ra tại trụ sở của Hội Quốc liên ở Geneva (Thụy sĩ) từ ngày 1 đến ngày 16/10/1937, Công ước đầu tiên về chống khủng bố - Công ước 1937 về ngăn chặn và trừng trị khủng bố (Convention for the Prevention and Punishment of Terrorism - hay còn gọi là Công ước Giơnevơ 1937)7 - đã được soạn thảo. Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên tội phạm hóa hành vi khủng bố và khuyến khích các quốc gia đưa các hành vi khủng bố ra khỏi nhóm tội phạm chính trị bị từ chối dẫn độ. Điều ước đã thu hút sự tham gia thảo luận của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, Công ước đã không thể phát sinh hiệu lực do những bất đồng về quan điểm giữa các quốc gia đối với những quy định liên quan đến dẫn độ, làm ngăn cản tiến trình phê chuẩn. Thêm vào đó, chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra đã gây cản trở cho việc ký kết Công ước và tiếp đó là sự tan rã của Hội Quốc liên, nên Công ước đã không được các quốc gia thông qua và không thể phát sinh hiệu lực. Mặc dù không có hiệu lực nhưng Công ước Giơnevơ 1937 đã phản ánh nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc chỉ rõ các đặc điểm của tội phạm khủng bố, đồng thời các quốc gia bước đầu đã có sự thống nhất với nhau về quan điểm cũng như cách nhìn nhận khủng bố là “tội phạm trực tiếp chống lại một Nhà nước và cố ý hoặc toan tính nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ, lo lắng trong tâm trí con người hoặc một nhóm người hoặc công chúng” (Điều 1(2) Công ước 1937). Ngoài ra, Điều 2 Công ước 1937 đã liệt kê ra một số dạng hành vi khủng bố cụ thể mà các quốc gia thành viên nơi tội phạm diễn ra phải tội phạm hóa, bao gồm: “1) Bất cứ hành vi cố ý nào gây thiệt hại về tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe hoặc tự do thân thể; 2/ Cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng đối với tài sản công cộng hoặc tài sản dùng cho mục đích công cộng...; 24 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 10(338) T5/2017 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 5 Ben Saul (University of Syney - Sydney Law school), “Attempts to define ‘Terrorism’ in International Law” (10/2008), xem tại: truy cập ngày 20/1/2016. 6 Vào tháng 10 năm 1934, Vua của Nam Tư thời bấy giờ đã bị ám sát trong chuyến viếng thăm cấp nhà nước đến Pháp, rồi Ngoại trưởng Pháp (Louis Barthou) cùng hai người khác cũng bị giết Những kẻ tình nghi đã đào tẩu sang Ý và Pháp yêu cầu Ý dẫn độ những người này sang Pháp để xét xử. Tuy nhiên, Tòa án tối cao (Turin) của Ý đã từ chối yêu cầu vì cho rằng tội phạm được thực hiện với động cơ, mục đích chính trị, cho nên thuộc trường hợp từ chối dẫn độ. Chính quan điểm khác nhau giữa các quốc gia về tội phạm chính trị cũng như chưa có sự thống nhất về tội phạm khủng bố đã thúc đẩy các quốc gia tìm kiếm các các giải pháp chung nhằm đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này. 7 League of Nation, “Convention for the Prevention and Punishment of Terrorism”, xem (bản tiếng Anh) tại: https://www.wdl.org/en/item/11579/, truy cập ngày 20/1/2016. 3/ Hành vi cố ý gây nguy hiểm đến tính mạng của công chúng; 4/ Bất cứ hành vi chuẩn bị nào (any attempt) nhằm thực hiện một tội phạm bất kỳ được nêu tại Điều này; 5/ Hành vi sản xuất, tàng trữ, chiếm đoạt trái phép hoặc cung cấp vũ khí quân dụng, chất nổ hoặc các chất nguy hại khác để thực hiện các tội phạm nêu trên”. Theo tinh thần của Công ước, mục đích của tội phạm khủng bố là “nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ, lo lắng trong tâm trí ” chứ không phải vì chính trị hay vì bị ép buộc. Tuy nhiên, cách quy định như vậy là chưa thật sự rõ ràng, dễ dẫn đến tranh cãi. Bởi lẽ, “tình trạng hoảng sợ, lo lắng trong tâm trí” của người khác thuộc về phạm trù chủ quan và khó xác định, và vấn đề này lại không được lý giải trong Công ước. Ngoài ra, trong Công ước, khi định nghĩa khủng bố có đề cập đến “hành vi trực tiếp chống lại một Nhà nước”. Vậy, khủng bố có bao gồm cả hành vi lật đổ một nhà nước để lập nên một nhà nước mới với thể chế chính trị mới hay chỉ là các hành vi chống lại lợi ích của nhà nước, an ninh và trật tự công cộng? Tuy nhiên, rào cản lớn nhất đối với việc thông qua Công ước không phải là những vấn đề nêu trên, mà là các điều khoản về dẫn độ tội phạm khủng bố. Dù ở đâu và thời kỳ nào, khủng bố luôn xâm phạm quyền con người, quyền tự do và trật tự pháp luật quốc tế. Khủng bố luôn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới. Do vậy, để phòng, chống khủng bố hiệu quả đòi hỏi phải có sự hợp tác toàn cầu nhằm tạo nên “phản ứng toàn cầu”. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, sau khi ra đời, LHQ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các quốc gia với nhau trong cuộc chiến chống khủng bố. Ngày 9/12/1985, LHQ đã thông qua Nghị quyết số A/RES/40/61 và lần đầu tiên chính thức khẳng định “rõ ràng mọi hành vi, phương thức và biểu hiện của chủ nghĩa khủng bố xảy ra ở bất cứ nơi đâu và do bất cứ ai thực hiện đều là tội phạm, bao gồm cả những hành vi gây thiệt hại cho mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia cũng như an ninh quốc gia”8. Cùng với việc chính thức thừa nhận khủng bố là tội phạm, LHQ cũng đã kêu gọi các quốc gia cùng nhau hợp tác, xây dựng các công cụ pháp lý quốc tế hữu hiệu để đấu tranh với tất cả các hình thức, biểu hiện của khủng bố mà trước hết là việc xây dựng các ĐUQT chống khủng bố. Xác định công cụ pháp lý quốc tế là yếu tố quan trọng để tạo nên “phản ứng toàn cầu” chống lại khủng bố, các quốc gia trên thế giới đã cũng nhau ký kết các ĐUQT thể hiện quyết tâm và thiện chí của các quốc gia trong việc đấu tranh chống lại tất cả các dạng hành vi cũng như biểu hiện của khủng bố. Hiện nay, trong số 19 ĐUQT đa phương về chống khủng bố (gồm 12 Công ước; 7 Nghị định thư quốc tế chống khủng bố)9 có 16 ĐUQT đã có hiệu lực. Cùng với các ĐUQT toàn cầu, các điều ước khu vực, hiệp định song phương, đa phương và một số nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ10 cũng có ý nghĩa trong cuộc chiến chống khủng bố. 25 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 10(338) T5/2017 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 8 Nghị quyết của LHQ về khủng bố số A/RES/40/61 được thông qua tại cuộc họp thường niên lần thứ 108 (ngày 9/12/1985), xem nội dung tại: truy cập ngày 20/1/2016. 9 Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố - Bộ Công an, “Các ĐUQT, ASEAN và pháp luật Việt Nam về phòng, chống khủng bố”, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2013. 10 Điển hình như: Nghị quyết số 1267 (năm 1999), Nghị quyết số 1373 (năm 2013) của Hội đồng Bảo an LHQ về chống khủng bố. Tuy nhiên, việc chưa thể xây dựng một ĐUQT chung về chống khủng bố, thể hiện sự chưa thống nhất trong cộng đồng quốc tế về chống khủng bố11. Năm 1998, các vụ khủng bố vào đại sứ quán của Mỹ ở Kenya và Tanzania đã khiến khủng bố lại trở thành vấn đề quan ngại của nhiều quốc gia. Trước tình hình đó, năm 2000, Ấn Độ đã đệ trình lên Ủy ban đặc biệt của LHQ Dự thảo Công ước chung về chống khủng bố và tiếp đó, nhiều buổi thảo luận giữa các quốc gia về chống khủng bố đã diễn ra. Sự kiện tấn công khủng bố vào Trung tâm Thương mại thế giới (ITC) ở New York và Lầu năm góc - Trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 11/9/2001 càng làm thúc đẩy tiến trình thảo luận. Đến năm 2002, các quốc gia đã thống nhất với hầu hết 27 điều trong Dự thảo12. Các quốc gia trên thế giới “gần như” đã thống nhất những đặc điểm pháp lý chung về tội phạm khủng bố. Cụ thể, tại Điều 2 (1) của Dự thảo quy định, tội phạm khủng bố là “hành vi cố ý bất hợp pháp gây thương vong hoặc gây tổn hại nghiêm trọng về thân thể cho người khác; gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản cá nhân hoặc tài sản công cộng; hoặc hủy hoại tài sản, nơi, các thiết bị hoặc hệ thống tất yếu dẫn đến hoặc có thể dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế”. Mục đích của tội phạm, “về bản chất hoặc bối cảnh xảy ra” (by its nature or context) là nhằm “hăm dọa dân chúng hoặc ép buộc một chính phủ hoặc một tổ chức quốc tế phải thực hiện hoặc không thực hiện bất kỳ hành vi nào” mà không đòi hỏi thêm mục đích về chính trị, tôn giáo hay hệ tư tưởng. Tuy nhiên, do vẫn còn một số vấn đề trong Dự thảo Công ước vấp phải sự tranh luận gay gắt nên chưa đi đến sự thống nhất cuối cùng. Cụ thể là13: Thứ nhất, các hoạt động bạo lực do các tổ chức, đảng phái thực hiện trong các cuộc xung đột vũ trang có được loại trừ khỏi phạm vi Công ước giống như các hoạt động bạo lực được thực hiện bởi lực lượng vũ trang của một quốc gia hay không? Nếu như được loại trừ thì khi đó, hoạt động bạo lực được tiến hành bởi thành viên các nhóm vũ trang phi chính phủ (organized non-state) của các tổ chức như: PLO, Hamas, Islamic Jihad và Hezbollah sẽ không được xem là khủng bố. Theo tinh thần Dự thảo của Công ước thì hành vi khủng bố sẽ không bao gồm hoạt động bạo lực được thực hiện (bởi bất kỳ ai) trong phong trào đấu tranh đòi tự do. Thứ hai, hành vi khủng bố có bao hàm các trường hợp xung đột diễn ra ở vùng chiếm đóng của các quốc gia nước ngoài hay không? Vấn đề này khó đạt được sự thống nhất giữa các quốc gia vì yếu tố chính trị, nhất là khi xem xét hoạt động của các nhóm vũ trang chống lại Nhà nước Israel ở vùng lãnh thổ chiếm đóng của người Palestine, hay hoạt động vũ trang chống lại Ấn Độ ở vùng Kashmir. Vì thế, sự bất đồng giữa các quốc gia trong việc xác định đặc điểm pháp lý và đưa ra định nghĩa khủng bố chủ yếu do lợi ích chính trị của các quốc gia chứ không phải là vướng mắc về pháp lý, bởi lẽ “một phần tử khủng bố đối với người này lại là người đấu tranh vì tự do cho người 26 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 10(338) T5/2017 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 11 Văn phòng LHQ về Ma tuý và Tội phạm (UNODC), “Hướng dẫn toàn cầu về việc hợp tác pháp luật và thực thi các ĐUQT chống khủng bố” (2006), New York, Mỹ (đoạn 244); Xem (bản tiếng Anh) tại: https://www.unodc.org/ documents/terrorism/Publications/Guide_Legislative_Incorporation_Implementation/English.pdf, truy cập ngày 20/1/2016. 12 Xem nội dung Dự thảo trên https://www.ilsa.org/jessup/jessup08/basicmats/unterrorism.pdf, truy cập ngày 20/1/2016. 13 UNGA (57th Session) (6th Committee), Measures to Eliminate Intl Terrorism: Working Group Report, 16 October 2002, A/C.6/57/L.9, annex II, trang 7-8. Xem (bản tiếng Anh) tại https://documents-dds- ny.un.org/doc/UNDOC/LTD/N02/643/89/PDF/N0264389.pdf?OpenElement, truy cập ngày 20/1/2016. khác” (one man’s terrorist is another man’s freedom fighter)14. Thứ ba, các quốc gia chưa đi đến thống nhất quan niệm: các hoạt động quân sự thực hiện bởi lực lượng quân đội của một quốc gia trong quá trình diễn tập hay thực hiện nhiệm vụ chính thức (vào thời điểm có chiến tranh hay hòa bình) có thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước hay chỉ được điều chỉnh bởi các nguyên tắc của luật pháp quốc tế? Việc không đạt được sự thống nhất chung nêu trên phần nào gây ra sự khó khăn trong việc hợp tác quốc tế để đấu tranh chống khủng bố. Chẳng hạn, sự khác nhau giữa các quốc gia trong quan niệm về khủng bố hay trong việc đưa ra định nghĩa khủng bố trong pháp luật hình sự quốc gia có thể tạo ra những khó khăn trong việc đảm bảo yêu cầu “tội phạm kép” hay những yêu cầu khác về thủ tục tố tụng trong dẫn độ tội phạm. Cho dù các quốc gia trên thế giới chưa đi đến một điều ước chung về chống khủng bố với định nghĩa và đặc điểm chung về tội phạm khủng bố, nhưng những nỗ lực của cộng đồng quốc tế đã phát đi một thông điệp rõ ràng rằng, chủ nghĩa khủng bố chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là một hành động được chấp nhận trên toàn cầu. Và cũng chính trong các nỗ lực chung đó của cộng đồng quốc tế, 19 ĐUQT quy định các hành vi khủng bố cụ thể ở các lĩnh vực khác nhau đã ra đời. Các ĐUQT này thể hiện sự đoàn kết, sự quyết tâm của cả cộng đồng quốc tế trong việc phòng ngừa và đấu tranh với các hoạt động khủng bố diễn ra trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. 3. Như vậy, qua việc làm rõ nguồn gốc ra đời của khủng bố, tìm hiểu những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc xây dựng một điều ước chung về chống khủng bố, chúng ta thấy rằng, một số đặc điểm chung về tội phạm khủng bố đã được cộng đồng quốc tế thống nhất bước đầu với nhau. Có thể tóm tắt những cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng giúp xác định các đặc điểm chung của tội phạm khủng bố như sau: Thứ nhất, tất cả các hành vi được điều chỉnh bởi các ĐUQT chống khủng bố là hành động khủng bố (quốc tế) và là tội phạm theo pháp luật quốc tế. Các tội phạm khủng bố có đặc điểm chung là luôn mang tính chất bạo lực đối với dân chúng. Thứ hai, khủng bố bao gồm nhiều hành vi cụ thể chống lại dân thường như gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt về tính mạng người dân, gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, hay bắt cóc con tin hay các hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản. Thứ ba, tội phạm khủng bố luôn được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp với các mục đích: - Nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng hoặc nhóm người hoặc một người nào đó, hoặc - Nhằm đe dọa hay ép buộc người khác, chính phủ hay tổ chức quốc tế làm hay không làm một việc nào đó. Động cơ phạm tội khủng bố rất đa dạng (có thể liên quan đến chính trị, kinh tế, tôn giáo hay hệ tư tưởng...) nhưng đây không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tìm hiểu đặc điểm chung của tội phạm khủng bố nêu trên sẽ tạo ra sự thống nhất về nhận thức trong cộng đồng quốc tế đối với tội phạm khủng bố, góp phần củng cố “khung pháp lý quốc tế chung” chống khủng bố và là cơ sở cho các quốc gia nội luật hóa quy định trong các điều ước quốc tế về loại tội phạm này n 27 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 10(338) T5/2017 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 14 LHQ (UN), A More Secure World: Our Shared Responsibility: Report of the High-level Panel on Threats, Challenges and Change,” UN Doc. A/59/565, December 2, 2004. Xem (bản tiếng Anh) tại /atf/cf/%7B65BFCF9B-6D27-4E9C-8CD3-CF6E4FF96FF9%7D/ CPR%20A%2059%20565.pd, truy cập ngày 20/01/2016 và 12/09/2016.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftoi_pham_khung_bo_trong_phap_luat_quoc_te.pdf
Tài liệu liên quan