Tổng hợp câu hỏi ôn tập Pháp luật đại cương

PLDC_P1_193: Chủ thể của tội phạm là: Chỉ có thể là tổ chức Chỉ có thể là cá nhân Có thể là tổ chức và cũng có thể là cá nhân Chỉ có thể là công dân Việt Nam PLDC_P1_194: Theo Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, tội phạm được chia thành các loại: Tội ít nghiêm trọng; tội nghiêm trọng; tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng Tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng Tội ít nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng Tội không nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng PLDC_P1_195: Theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam thì hệ thống hình phạt gồm: Hình phạt tù giam và các hình phạt khác Hình phạt cơ bản và hình phạt không cơ bản Hình phạt chủ yếu và hình phạt không chủ yếu

pdf441 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng hợp câu hỏi ôn tập Pháp luật đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập thể và hợp đồng lao động đã ký két; - Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; - Nghĩa vụ tài chính đối với Nhả nước, khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ, khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sàn bảo đảm không đủ thanh toán nợ. Trường hợp giá trị tài sản cùa doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản theo quy định trên mà vẫn còn thi phần còn lại này thuộc chù sở hữu doanh nghiệp, hợp tác xã. 6.5.2. Ngành Luật Lao động - Khái niệm: Luật Lao động là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh frong quá trinh lao động giữa người lao động làm công ăn lương và người sử dụng lao động, các quan hệ xã hội khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Luật Lao động được áp dụng đối với mọi người lao động, mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, thuộc các thành phần kinh tế, các hỉnh thức sở hữu. 145 -Đối tượng, nguyên tắc vàphưưngpháp điều chỉnh: + Đổi tượng điều chinh: là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình lao động giữa người lao động làm công ăn lương và người sừ dụng lao động thuộc mọi loại hình kinh tế. Cụ thể: - Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động; - Quan hệ giữa người sử dụng lao động với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động; - Quan hệ giữa những người lao động với nhau. Những quan hệ trên bao gồm các quan hệ về việc làm, học nghề, tiền lương, bảo hiểm xã hội, quản lý lao động, bồi thường thiệt hại, giải quyết tranh chấp lao động... + Nguyên tắc cơ bản của Luật lao động: Nguyên tắc bình đằng: Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo. Nguyên tắc tôn trọng quyền ỉợì của người lao động: cấm ngược đãi người lao động; cấm cưỡng bức người lao động dưới bất kỳ hình thức nào. Nguyên tắc đàm bào cùa Nhà nước: Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ. Nhà nước khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với những quy định của pháp luật lao động. + Phương pháp điều chỉnh: Phương pháp thỏa thuận: Trong quan hệ hợp đồng lao động trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, hợp tác và đảm bảo các quyền lợi của các bên. Phương pháp mệnh lệnh: Người lao động phải tuân thủ, chấp hành nội quy lao động, nhiệm vụ người sừ dụng lao động giao phó theo nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong hợp đồng lao động. ị - Nguồn của Luật Lao động: Luật Lao động có nhiều nguồn, các nguồn chủ yếu như sau: Bộ Luật lao động nãm 1994, đã được sửa đổi các năm 2002, 2006 và 2007; Luật Công đoàn năm 1990; Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006; Luật Dạy nghề năm 2006 và các văn bản dưới luật. - Nội dung cơ bản của Luật Lao động: ■ + Hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sừ dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây: - Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; - Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; 146 - Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng đề làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghi theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác. Khi hợp đồng lao động hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới. Trong thời gian chưa ký được hợp đồng lao động mới, hai bên phải tuân theo hợp đồng lao động đã giao kết. Khi hết thời hạn 30 ngày mà không ký hợp đồng lao động mới, hợp đồng lao động đã giao két frờ thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trường hợp ký hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn, thì chỉ được ký thêm một thời hạn không quá 36 tháng, sau đó nếu người lao động tiep tục làm việc thì ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn; nếu không ký thỉ đương nhiên trở thảnh hợp đồng lao động không xác định thời hạn. + Hình thức của hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động được ký kết bằng ván bản và phải được làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Đối với một số công việc cỏ tính chất tạm thời mà thời hạn dưới ba tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể giao kết bằng miệng. Trong trường hợp giao kết bằng miệng, thì các bên đương nhiên phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động. + Thừ việc: Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về việc làm thử, thời gian thừ việc, về quyền, nghĩa vụ của hai bên. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Thời gian thừ việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không được quá 30 ngày đối với lao động khác. + Thỏa ước lao động tập thể: Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Thỏa ước lao động tập the do đại diện của tập thể lao động và người sử dụng lao động thương lượng và kỷ kết theo nguyên tẳc tự nguyện, bình đẳng và công khai. Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với các quy định của pháp luật lao động và pháp luật khác. + Tiền lương: Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đong lao đọng và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Ngoài ra, người lao động làm thêm giờ được trả lương như sau: Vào ngày thường, được trả lương ít nhất bằng 150% của tiền lương giờ cua ngày làm việc bình 147 thường. Vào ngày nghỉ hảng tuần hoặc ngày lễ, được trả lương ít nhất bằng 200% của tiền lương giờ của ngày làm việc binh thường. * Thài giũn làm việc, nghi ngơi: Thời gian làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoịc 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động cỏ quyền quy định thời gian làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết. Người sử dựng lao động và người lao động cỏ thể thỏa thuận làm thêm giờ, nhưng không được quả 4 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm. Thời gian nghi ngơi: Moi tuần người lao động được nghi ít nhất một ngày (24 gìờ lièc tpc). * AT ỉuậĩ lao động, trách nhiệm vật chất: Kỷ luật lao động là những quy định về . ruin theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong quy lao động. Người sử dựng lao động phải đăng ký bản nội quy lao động tại cơ quan lao động cấp tình. Người vi phạm kỷ luật lao động, tùy theo mức độ phạm lỗi, bị xử lý theo một trong những hình thức sau đây: - Khiển trách; - Chuyền lảm cõng việc khác có mức lương thấp hem trong thời hạn tối đa là sáu tháng; - Sa thải. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chi được áp dựng ưong những trường hợp sau đây: - Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh - Người lao động bị xứ lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xỏa ký luật; ỉ - Người lao động tự ý bỏ việc 7 ngày trong một tháng hoặc 20 ngày trong một nỉm má không có lý do chính đáng. * An toàn lao động, vị sinh lao động: Người sử dụng lao động có trách nhiộm trang b| đắy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vộ sinh lao dộng ví cầi thiện điều kiện lao động cho người lao động. Người lao động phải tuân thủ cầc quy đinh về an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp Mọi Lố chức vầ ci nhân có liẻn quan đến lao động, sản xuẨt phải tuân theo pháp luật vé an toàn lao động, vộ sinh lao động và về bảo vộ môi trường. - Hão hỉém lỗ hội: Bốo hiếm xâ hội nhảm tửng bước mớ rộng và nâng cao việc báo áảĩTi vật chit, góp phản ốn đ|nh đời sẮng cho người lao động và gia đỉnh ưong các 148 trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chét, bị tai nyn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khic. Các loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tự nguyện được áp đụng đối vời từng loại đối tượng và từng loại doanh nghiệp để bảo đảm cho người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thích hợp. + Tranh chấp hợp đằng lao động: Tranh chấp lao động là những tranh chỉp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể và trong qui bình học nghề. Tranh chấp lao động bao gồm banh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp tập thể giữa tập thẻ lao động với người sừ dụng lao động. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động: - Thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh banh chấp; I - Thông qua hòa giải, bọng tài bên cơ sờ tôn trọng quyền và lợi ích cùa hai bèn, tôn bọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật; - Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật; - Có sự tham gia của đại diện công đoàn và cùa đại diện người sử dụng lao động bong quá trình giải quyết tranh chấp. 6.5.3. Ngành LuậtTàl chỉnh - Khái niệm: Luật Tài chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tập hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhím điều chinh CẲC quan hệ xi hội phát sinh bong quá trình hình thành, phân phối và sử dựng cốc quỷ tiền tệ của các chủ thể thực hiện hoạt động phân phối của cài xã hội dưới hình thức giả trị. - Đối tượng điều chỉnh cùa Luật Tài chính: Là những quan hệ phát sinh gắn liền với việc hỉnh thành vi quản lý, sử đụng các nguồn vốn tiền tệ nhất định như: quỹ ngân sách nhà nước, quỹ của doanh nghiệp., quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm được biểu hiện dưới hình thải tiền tệ. - Phương pháp điều chinh cùa Luật Tài chính: tham + P^ươn® pháp mệnh lệnh: thể hiộn mối quan hộ bất binh đing giữa các chủ thế lênh^ìẲ tr°h 8 k^an pháp chính, một bèn nhân danh nhà nước cổ quyền ra th.. c?u 1 k'a phải thực hiện những hành vi nhát định như bong quan hệ ‘hu nộp thué, cấp phát kinh phí. hộ tài chinh'k?1? b I1*' đàn8 ‘h<^a ihuẠn: thể hiện cAc chủ thề tham gia trong quan chính mà các hi đ'a v' pháp lý. Sự bỉnh đáng thể hiện ở quyền và nghỉa vụ tài c c ên phải thực hiộn hoặc trong trường hợp cic bên không phải thực hiện 149 nghĩa vụ và thê hiện quyen tự quyết định trong khuôn khổ pháp luật của các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật tài chính như các quan hệ phát sinh trong quá trình phân phoi nguôn tài chính do các tổ chức kinh tế tạo ra trong quá trình hinh thành, sử dụng quỹ tiền tệ của các chủ thể khác nhau trong xã hội. - Nội dung cơ bản của Luật Tài chính: + Chê định Ngân sách Nhà nước: Ngân sách nhà nước chế định cơ bàn của Luật fài chính. Quá trình hình thành, quản lý và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước, quá trình lập, phê chuẩn, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ lớn nhất của nhà nước, nguồn hình thành từ mọi tô chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kính tế bao gồm các khoản thu: - Thu từ thuế, phí, lệ phí; - Các khoản thu ngoài thuế như: thu từ sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước; lợi tức cổ phần của nhà nước; thu từ tiền bán hoặc cho thuê tài sàn nhà nước. Trong các khoản thu trên, thì thu từ thuế là khoản thu chủ đạo. - Chế định về bào hiểm: Quy định các hoạt động bảo hiểm gồm: bảo hiểm xã hội và bảo hiểm cùa các doanh nghiệp bào hiểm. - Chế định tài chỉnh doanh nghiệp: bao gồm chế độ tài chính trong tất cả các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. - Chế định tài chính của các tổ chức xã hội: là chế độ tài chính áp dụng cho các tổ chức xã hội như: Công đoàn, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên. 6.5.4. Ngành Luật Ngân hàng ) -Khái nỉệnt: Luật Ngân hàng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước tổ chức và quàn lý hoạt động ngân hàng, các quan hệ về tổ chức hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tả chức khác. - Đoi tượng điều chỉnh của Luật Ngân hàng: Là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá hình nhà nước thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế. Các quan hệ tổ chức và kinh doanh của các tả chức tín dụng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tồ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác. - Phương pháp điều chỉnh của Luật Ngân hàng: Là phương pháp hành chính và phương pháp bình đẳng, thỏa thuận. 150 - Nội dung cơ bản của Luật Ngân hàng: + về vị trí, vai trò của Ngân hàng nhà nước: Ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước được quy định cụ thể tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010. + về địa vị pháp lý của các Tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín đụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. + Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng: - Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hlnh thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này. - Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chửc dưới hlnh thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hỉnh thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. — Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. - Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hỉnh thức hợp tác xã. - Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hlnh thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Luật các tổ chức tín dụng quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. 6.5.5. Ngành Luật Đất đal - Khải niệm: Luật Đất đai là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xă hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước về đất đai và các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trinh sử dụng đất của người sử dụng đất. - Đối tượng điều chinh: là cốc quan hệ xă hội do Luật Đất đai điều chinh, bao gồm: + Quan hệ xã hội về chế độ sờ hữu đất đai của nhà nước và nội dung quản lý đất đai cùa cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 151 4- Quan hệ xã hội về chế độ sử dụng đất. - Phương pháp điều chỉnh: 4- Phương pháp mệnh lệnh hành chỉnh: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thong nhat quản lý, do vậy, phương pháp mệnh lệnh được áp dụng như trong việc giao đất, cho thuê đất. + Phương phảp bĩnh đẳng: Trong quan hệ bình đẳng giữa các bên tham gia vào quan hệ đât đai nhat định như chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất... ~ Nội dung cơ bản của Luật Đất đai: + Quyền cùa người sử dụng đất: được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; hưởng các lợi ích do công trình của nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp; được nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp; được nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của minh; được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. 4- Nghĩa vụ của người sử dụng đất: sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật; đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa ké, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp bảo vệ đất; tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp cùa người sử dụng đất có liên quan; tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất; giao lại đất khi nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn sử dụng đắt. 4- Phân loại đất: Căn cứ vảo mục đích sừ dụng đất, Luật Đất đai chia thành: . Nhỏm đắt nông nghiệp; . Nhóm đất phi nông nghiệp; • Nhóm đất chưa sử dụng. * Nội dung quàn lý nhà nước ve đăt đai: Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; . Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bàn đồ địa chính, bản đồ hiện trạng rò dựng đắt và bản đố quy hoạch sừ dụng đât; • Quản lý quy hoạch, kê hoạch sử dụng đất; . Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyên mục đích sử dụng đất; 152 • Đăng ký quyền sừ dụng đất, lập và quản lý hồ 8Ơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; • Thống kê, kiểm kê đất đai; • Quản lý tài chính về đất đai; . Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản; • Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cùa người sừ dụng đất; . Thanh ưa, kiểm ưa việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; • Giải quyết ưanh chấp về đất đai; giài quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm ưong việc quản lý và sử dụng đất đai; . Quàn lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. + Thẩm quyền quản lý nhà nước về đất đai: • Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước; thực hiện quyền giám sát tái cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai ưong phạm vi cả nước. . Chính phủ quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phá trực thuộc trung ương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quác phòng, an ninh; thống nhất quản lý nhà nước về đất đai ưong phạm vi cả nước. . Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ ưong việc quàn lý nhà nước về đất đai. • Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương. • ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đắt đai và quàn lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền. 6.5.6. Ngành Luật Môi trường - Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chAt nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triền của con người và sinh vật. Môi trường được tạo thành bởi nhiều yếu tố (còn gọi là thành phần môi ưuởng), như: (tót, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hộ sinh thái và các htah thái vật chất khác... Chất lượng môi trường có thể tốt lên hoặc xấu đi tùy thuộc vào sự tâc động tích cực hay tiêu cực cùa con người. Khi con người tác động xấu đến môi trường, môi trường có thể bị ô nhiễm hoặc suy thoái. Luật Môi trường điếu chỉnh các nhổm quan hộ xã hội phát sinh trục tiếp hoặc gián tiếp Ương quá trình con người tiến hành các hoạt động bảo vộ môi trường. 153 - Đoi tượng điều chỉnh của Luật Môi trường: + Quan hệ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với nhiệm vụ bảo vệ môi trường; 4- Quan hệ giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, căn bản của đất nước; 4- Quan hệ giữa việc bảo vệ môi trường với tư cách là một tổng thể với bảo vệ từng thành phần môi trường; 4- Quan hệ giữa lợi ích chung về mặt môi trường của cả cộng đồng với lợi ích cục bộ của từng tổ chức, từng cá nhân; + Quan hệ giữa quốc gia, khu vực và quốc tế về vấn đề bảo vệ môi trường. - Phương pháp điều chỉnh của Luật Môi trường: là phương pháp hành chính và phương pháp tự thỏa thuận. - Nội dung cơ bản của Luật Môi trường: Luật Bảo vệ môi trường quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. 4- Nguyên tắc bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bào vệ môi trường khu vực và toàn cầu. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. Bào vệ môi trường phải phù họp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Tổ chức, hộ gia đinh, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. 4- Tiêu chuẩn môi trường: Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường; phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường; ban hành kịp thời, có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ công nghệ cùa đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; phù hợp với đặc điểm của vùng, ngành, loại hình và công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 154 Tổ chức, cá nhân phải tuân thủ tiêu chuẩn môi trường do nhà nước công bố bắt buộc áp dụng. + Đánh giả tác động môi trường: là hoạt động phân tích, dự báo các tác động đén môi trường của dự ốn đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự ản đó. + Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên: hoạt động điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tải tạo và sản phẩm thân thiện với môi trường. + Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch VỊ<: trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường; phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của minh; khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của minh; thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường; nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường. + Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác. + Quản lý chất thải nguy hại: Quy định về hoạt động quản lý chất thải nguy hại: phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại. + Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ. + Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. CẰU HỔI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 1. Nêu những ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam? 2. Nội dung cơ bản của ngành Luật Hiến pháp? 3. Nội dung cơ bản của ngành Luật Hành chính? 4. Nội dung cơ bản của ngành Luật Hình sự? 5. Nội dung cơ bản của ngành Luật Dân sự? 155 6. Nội dung cơ bản của ngành Luật Kinh tế? 7. Nội dung cơ bồn của ngành Luật Lao động? 8. Nội dung cơ bản của ngành Luật Môi trường? 9. Nội dung cơ bàn của ngành Luật Đất đai? 10. Tại sao lại phân chia hệ thống pháp luật thành các ngành luật? Cơ sở để phân chia như vậy? 156 Chương 7 LĨNH Vực PHÁP LUẬT sở HỮU TRÍ TUỆ VÀ LĨNH Vực PHÁP LUẬT VÈ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ ở VIỆT NAM 7.1. LĨNH VỰC PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM 7.1.1. Khái niệm Quyền sở hữu trí tuệ là tập hợp các quyền đối với tài sản vô hình là thành quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của các chủ thể, được pháp luật quy định bảo hộ. ị Quyền sở hữu trí tuệ là quyền cùa tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyên đôi với giông cây trông. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ gồm: - Quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bàn ghi âm, ghi hình, chương trinh phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. - Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chi dẫn địa lý. - Quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống. 7.1.2. NỘI dung của pháp luật Sở hữu trí tuệ Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây ưồng và việc bảo hộ các quyền đó. a) Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả Quyền tác giả là quyền cùa tổ chức, cá nhân đổi với tác phẩm do minh sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được 157 thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đãng kỷ bay chưa đăng ký. Quyên liên quan đen quyền tác già là quyền của tổ chức, cá nhân đái với cuộc bieu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. 1 Quyên liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi binh, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa, được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm: - Tác phẩm vãn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; - Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; - Tác phẩm báo chí; - Tác phẩm âm nhạc; - Tác phẩm sân khấu; - Tác phẩm điện ảnh và tấc phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tóc phẩm điện ảnh); - Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; - Tác phẩm nhiếp ảnh; - Tác phẩm kiến trúc; - Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trinh khoa học; - Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; - Chương trinh máy tính, sưu tập dữ liệu. Tác phẩm phái sinh chi được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác già đói với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản: - Quyền nhản thản-, là quyền được đật tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh ưén tác phẩm; được nêu tén thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bó tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn cùa tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bắt kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. - Quyền tài sản: là quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các công việc như làm tác phẩm phái sinh; 158 biểu diễn tác phẩm trước công chứng; sao chép tác phẩm; phân phái, nhập khẩu bản gếc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến cóng chúng bẵng phương ũộn hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỷ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điộn ảnh, chương trinh máy tính- Thời hạn bảo hộ quyền ức giả: Tùy tửng nội dung mà Luật Sờ hữu trí tuệ quy định về thời gian bảo hộ quyền tác giả khác nhau. Ví dụ: — Quyền nhân thân về đật tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tẻn thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dựng; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hỉnh thức nào gây phương hại đến danh dự vả uy tín của tác gH được bảo hộ vô thời hạn. - Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời han bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đâu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phàm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thi thời hạn được tính tử khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thi thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản nảy. - Tác phẩm thuộc loại hỉnh khác có thời hạn bảo hộ lả suốt cuộc đời tác giả vi năm mươi nám tiếp theo năm tác giả chết; bong trường hợp tác phẩm có đồng tác già thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau nám đồng tắc giả cuấi cũng chết. b) Quyền sở hữu công nghỉệp Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, ứũết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bỉ mật kính doanh do minh sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không linh mạnh. Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại vả chi dẫn địa lý. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chi dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cắp văn hàng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đãng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xỉ hội chả nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhân hiệu nổi tiếng, quyền sà hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đáng ký. Quyền sở hữu công nghiệp đối vói tên thương mậi được xác lập trên ca tở sứ dụng hợp pháp tên thương mại đó. 159 Quyền sở hữu công nghiệp đối vái bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh. - Sáng chế: là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhăm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có tính mới; b) Có trinh độ sáng tạo; c) Có khả năng áp dụng công nghiệp. Sáng chế được bảo hộ dưới hỉnh thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có tính mới; b) Cỏ khả năng áp dụng công nghiệp. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng ché được hưởng quyền ưu tiên. Sáng chế được coi là cỏ trình độ sáng tạo néu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ờ trong nước hoặc ờ nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đom đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ửng. Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định. - Kiểu dáng công nghiệp: là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, dường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: có tính mới; cỏ tính sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kieu dáng công nghiệp được hường quyền ưu tiên. Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo néu căn cứ vào các kieu dáng công nghiệp đẵ được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc 160 bất kỳ hinh thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bỉnh về lĩnh vực tương ứng. Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hỉnh dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó băng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. - Thiết kể bố trí mạch tích hợp bán dẫn (gọi tắt là Thiết ké bổ trí): là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên két các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn. Mạch tích hợp bán dẫn là sàn phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử. Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: có tính nguyên gốc; có tính mới thương mại. Thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả; chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đỏ. Thiết kế bổ trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký. - Bi mật kinh doanh: là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; khi được sừ dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thể so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đổ không bị bộc lộ và không dề dàng tiếp cận được. - Nhăn hiệu: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: là dấu hiệu nhln thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hlnh vẽ, hỉnh ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; có khả nàng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hảng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. 161 Nhàn hiệu được coi là cổ khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dề nhận biết, dỗ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dỗ nhận biết, dỗ ghi nhớ. Cổc tiêu chí sau đây được xem xét khi đảnh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng: 1. số lượng người tiêu dùng liên quan đã biét đến nhăn hiệu thông qua việc mua bán, sử dựng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo; 2. Phạm vi lãnh thổ mà hồng hóa, dịch vụ mang nhăn hiệu đft được lưu hành; 3. Doanh số từ việc bốn hàng hỏa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cốp; 4. Thời gian sừ dựng liên tục nhãn hiệu; 5. Uy tín rộng rãi cùa hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; 6. số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu; 7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiêng; 8. Giá chuyển nhượng, giá chuyền giao quyền sừ dụng, giố trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu. - Tên thương mọi: là tên gọi của tổ chức, cú nhân dùng trong hoạt động kinh doanh đẻ phân biệt chù thể kinh doanh mang tên gọi dó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Tôn thương mọi được bồo hộ nốu có khồ năng phân biột chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đổ với chủ thẻ kinh doanh khúc trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau dây: chứa thành phần tên riêng, trử trường hợp đfi được biết đến rộng rfti do sử dụng; không trùng hoặc tương tự đốn mức gây nhầm lẫn với tôn thương mại mồ người khác dfi sừ dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh; không trùng hoặc tương tự dến mức gây nhầm lẫn với nhữn hiộu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đfi được bủo hộ trước ngày tồn thương mọi đó được sử dụng. - Chi dẫn địa lý: là dấu hiộu dùng đổ chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Chl dỉn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiộn sau đây: sản phảin mang chỉ din địa lý cố nguồn gẮc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý; sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cổ danh tiếng, chát lượng hoặc đặc tính chủ yéu do điều kiộn địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chi dẫn địa lý đó quyét định. Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố vẻ con người quyết định danh tiếng, chát lượng, độc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó. Yẻu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hộu, thủy văn, địa chất, địa hỉnh, hộ sinh thái và các đièu kiện tự nhiên khác. 162 Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương. c) Quyền đối với giống cây trồng Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mỉnh chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thốp nhất, đồng nhất về hỉnh thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiộn các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gcn quy định và phân biệt được với bốt kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được. Tác giả giống cây trồng có các quyền sau đây: được ghi tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng bảo hộ giống cây trồng, sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và trong các tài liệu công bố về giổng cây trồng; nhận thù lao theo quy định. Chủ bằng bảo hộ có quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sừ dụng các quyền sau đây liên quan đến vật liệu nhân giống của giống đã được bảo hộ: sản xuất hoặc nhân giổng; chế biến nhằm mục đích nhân giống; chào hàng; bán hoặc thực hiộn các hoạt động tiếp cận thị trường khác; xuất khẩu; nhập khẩu. Các hành vi sau đfiy bị coi là xfim phạm quyền cùa chủ bằng bảo hộ: khai thác, sử dụng các quyền của chủ băng bảo hộ mà không được phép của chủ bằng bảo hộ; sử dụng tên giống cây trồng mà tên đó trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng dã đirợc bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cfiy trồng đã được bảo hộ; sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không trả tiền đền bù theo quy định. d) Các quy định khác Chủ thổ quyền sở hữu ưí tuộ có quyền áp dụng các biộn pháp sau đây để bảo vộ quyền sở hữu trí tuộ của minh: áp dụng biộn pháp công nghộ nhàm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuộ; yêu cầu tổ chức, cá nhfin có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuộ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiột hại; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuộ theo quy định của Luật này và các quy định khốc của pháp luột có liên quan; khởi kiộn ra tòa án hoặc trọng tài đẻ bảo vộ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Các hành vi xflm phạm quyền sở hữu trí tuộ sau đây bị xử phạt hành chính: - Thực hiện hành ví xâm phạm quyền sở hữu trí tuộ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xă hội; 163 I - Không chắm dửt hành vi xâm phạm quyền sờ hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sờ hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó; - Sản xuốt, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 Ciìa Luật nà}' hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này; - Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tưomg tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bào hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự: Cố nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sờ hữu trí tuệ cỏ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hỉnh sự theo quy định của pháp luật hlnh sự. Tòa án áp dụng cảc biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: - Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; - Buộc xin lỗi, cài chính công khai; - Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; - Buộc bồi thường thiệt hại; Chỉnh sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ: 1. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sờ bảo đàm hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh. 2. Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. 3. Hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; 4. Ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng liên quan làm công tác bảo hộ quyền sờ hữu trí tuệ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. 7. 2. LĨNH VỰC PHÁP LUẬT VỀ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM 7.2.1. Khái niệm pháp luật khoa học - công nghệ Pháp luật khoa học - công nghệ quy định về tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ; việc tổ chức thực hiện các hoạt dộng khoa học và công nghệ. 164 Trong pháp luật khoa học - công nghộ, các thuật ngữ được hiểu như sau: Khoa học là hệ thống tri thức về các hiộn tượng, sự vật, quy luật cùa tự nhiên, xã hội và tư duy. Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biển đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, hoạt động phát huy sáng kién, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và các hoạt động khác nhàm phát triẻn khoa học và công nghệ. Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tlm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng. Phát triển công nghệ là hoạt động nhàm tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới. Phốt triển công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuát thử nghiệm. Triền khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học để làm thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới. Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phầm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống. Dịch vụ khoa học và câng nghệ là các hoạt động phục vụ việc nghiên cửu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sờ hữu trí tuộ, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưởng, phổ biến, ứng dụng tri thức khoa học, công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn. 7.2.2. Một số nội dung cơ bản cùa pháp luật khoa học - công nghệ - Các tổ chức khoa học và công nghệ, gồm: + Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (sau đây gọi chung là tổ chức nghiên cứu và phát triển); + Trường đại học, học viện, trường cao đẳng (sau đây gọi chung là trường đại bọc); + Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ. - Các tổ chức nghiên cứu và phát triển được tổ chức dưới các hình thức: viện nghiên cứu và phát triển, trung tâm nghiên cứu và phát triển, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm, cơ sở nghiên cứu và phát triển khác. Căn cứ vào mục tiêu, quy mô tổ chức và phạm vi hoạt động, các tổ chức nghiên cứu và phát triển được phân thành: 165 4- Tô cbửc nghiến cửu và phát triển cổp quốc gia; 4- Tồ chức nghiên cửu và phát hiển của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chỉnh phủ (sau đầy gọi chung là tổ chức nghiên cứu và phổt triển cắp bộ); tổ chức nghiên cửu và phát triền của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tổ chức nghiên cứu và phát triền cấp tính); tổ chức nghiên cứu và phát triển của cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính crị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; 4- Tồ chức nghiên cứu và phát triển cắp cơ sở. - Điều kiện thành lập và đồng Ạý hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ: Tổ chức nghiên cứu và phát triển, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập khi cỏ đủ các điều kiện sau đây: 4- Mục tiêu, phương hướng hoạt động phù họp với quy định của pháp luật; -I- Điều lệ tổ chức và hoạt động; 4- Nhân lực khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu theo mục tiêu, phương hưởng và Điều lệ tổ chức và hoạt động. Tổ chức nghiên cửu và phát triển, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ phải đăng ký hoạt động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khoa học và công nghệ: 4- Lợi dụng hoạt động khoa học và công nghệ để xuyên tạc, chống lại đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nlià nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; 4- Lợi dụng hoạt động khoa học và công nghệ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến tài nguyên, môi trường, sức khoẻ con người; trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; 4- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; chiếm đoạt, chuyển nhượng, chuyển giao bất hợp pháp kết quả khoa học và công nghệ; tiết lộ tư liệu, kết quả khoa học và công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước; lừa dối, giả mạo trong hoạt động khoa học và công nghệ; 4- Cản trở hoạt động khoa học và công nghệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân. - Xử lý vỉ phạm trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ: Người nào có một trong các hành vi sau đây, thỉ tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường: 4- Có một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 8 của Luật này; 4- Sử dụng sai mục đích ngân sách nhà nước đầu tư phát triển khoa học và công nghệ; 166 cô„g lín đí hườn8 m “■khe" ■* và + Các hành vi khác vi phạm pháp luật về khoa học và công nghệ. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7 1. Vai trò của pháp luật trong việc bảo hộ Sở hữu trí tuệ? 2. Những nội dung cơ'bản của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam? 3. Phân tích khái niệm pháp luật khoa học và công nghệ Việt Nam? 4. Vai trò của pháp luật khoa học công nghệ đối với cá nhân tổ chức hoạt động khoa học — công nghệ như thế nào? 5. Nêu những nội dung cơ bản của pháp luật khoa học - công nghệ Việt Nam? 6. Đối tượng bảo hộ quyền tác giả là gì? 7. Đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là gì? 8. Tìm hiểu trinh tự, thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả? 9. Nêu và phân tích quyền và nghĩa vụ cơ bản của các chủ thề pháp luật Sở hữu trí tuệ? 10. Tìm hiểu về hợp đồng chuyển giao công nghệ? 167

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftong_hop_cau_hoi_on_tap_phap_luat_dai_cuong.pdf