Tổng quan kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2020

Về thách thức Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ xu thế tăng trưởng chậm của nền kinh tế thế giới và nới lỏng tiền tệ của nhiều nước lớn, gắn với chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, mâu thuẫn chính trị, chính sách tiền tệ khó dự đoán của các nước, nợ công các nước tăng cao. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch quá nhanh sang khu vực dịch vụ, trong khi nền tảng công nghiệp còn yếu. Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao đóng góp còn thấp, chi phí dịch vụ logistic còn cao. Đặc biệt, xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào nhóm hàng do doanh nghiệp FDI dẫn dắt. Kim ngạch xuất khẩu tăng, nhưng hàm lượng nội địa trong xuất khẩu không tăng tương ứng. Các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tham gia nhiều vào chuỗi giá trị toàn cầu. Năng lực đổi mới sáng tạo chưa được cải thiện nhiều và vẫn là điểm nghẽn trong phát triển kinh tế của Việt Nam khi cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang còn diễn ra phức tạp cùng các tệ nạn xã hội, tội phạm tham nhũng, công nghệ cao. mà Nhà nước đang tìm các giải pháp giải quyết triệt để.

docx10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*f y ,-ỳ. KINHTE - TÀICHiNH_ ; TỔNG QUAN KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM NĂM 2020 LƯƠNG MINH CỪ Phó Giáo sư - Tiến sĩ, Trường Đại học Cửu Long , NGUYỄN THỊ MỸ PHƯỢNG‘* Nghiên cứu sinh, Trường Đại học Cửu Long Tóm tắt N ăm 2020 là năm đánh dấu nhiều bất ổn của nền lãnh tế thế giới và kinh tế Việt Nam. Từ quỷ 1/2020, dịch COVID-19 lan rộng trên toàn thế giới đã làm đình trệ hoạt động kinh tế - xã hội toàn cầu. Đen cuối năm 2020, theo Giáo sư Vladimir Mazyrin, lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Vỉễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đã đánh giá tình hình kỉnh tế các nước trong khối ASEAN không khả quan: Singapore (-6%), Malaysia (-6%), Philippines (-8,3%), Thái Lan (-7,1%)), Indonesia (-1,5%)). Tuy nhiên, Việt Nam, Myanmar và Lào lại là 3 quốc gia có mức tăng trưởng GDP dương. Trong khi đó, tàng trưởng chung bình quân toàn cầu năm 2020 được chuyên gia ước tỉnh là âm 4,4%), các nước phát triển âm 5,8% và các nước đang phát trỉến âm 3,3%). Vì thế, ông đã gọi những nỗ lực để thành công trong đại dịch COVID-19 của Việt Nam là một “hiện tượng ”, với các hoạt động xã hội diễn ra khả bình thường, chỉ đặc biệt suy giảm trong thời gian ngan của quỷ 11/2020 là cao điểm toàn dân chống lại bệnh dịch. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, tăng trưởng GDP quỷ 1/2020 đạt 3,68% (giảm gần phân nửa so với cùng kỳ năm 2019, thấp nhất trong 10 năm gần đây), quỷ 11/2020 chỉ tăng trưởng 0,39% (giai đoạn đỉnh dịch), quỷ III kinh tế tăng trưởng 2,69%, quỷ IV tăng 4,48%. Như vậy, kinh tế Việt Nam năm 2020 vẫn duy trì tăng trưởng trung bình đạt mức 2,91%) nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh và có các chính sách kịp thời hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp. Ket quả này theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đó là “Lời hứa trước Quốc hội, trước nhân dân về tăng trưởng được thực hiện nghiêm túc ”, cũng như Tống Bỉ thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhẩn mạnh: “Chưa bao giờ Việt Nam có được vị thế và cơ đồ vững chắc như hiện nay ”. Thành tựu đó chính là sự tổng hòa các yếu tố và sự phấn đẩu của cả dân tộc, được xây dựng từ cơ sở vững chắc của những nầm trước đó, sẽ giúp nền kỉnh tế Vỉệt Nam phục hồi nhanh chóng khỉ bước sang năm 2021. Từ khóa: Kinh tế Việt Nam năm 2020, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Vỉệt Nam 2020, thách thức và cơ hội Abtract 2020 is a year marked with many uncertainties for the world economy and the Vietnamese economy. In the first quarter of2020, the Covid-19 epidemic spreading worldwide has disrupted and destabilized global socio-economic activities. By the end of2020, according to Professor Vladimir Mazyrin, leader of the Centerfor Vietnamese and ASEAN Studies of the Far East Institute of the Russian Academy of Sciences, the economic situation in ASEAN countries is not positive: Singapore (-6%), Malaysia (-6%), Philippines (-8,3%), Thailand (-7,1%), Indonesia (-1,5%). However, Vietnam, Myanmar and Laos are the three countries with positive GDP growth. Meanwhile, the average global growth rate in 2020 is estimated by experts to be negative 4,4%, negative for developed countries 5,8% and developing countries negative 3,3%. Therefore, he called Vietnam s efforts to succeed in the Covid-19 pandemic a “phenomenon ”, with social activities occurring quite normally, only especially declining in a short time. Quarter 11/2020 is the high point for the entire population to fight off epidemics. According to the General Statistics Office of Vietnam, GDP growth in the first quarter of2020 reached 3,68% (decreased by nearly half compared to the same period in 2019, the lowest in 10 recent years), in the second quarter of2020, the growth was only 0,39% (peakperiod), the economic growth in the third quarter is 2,69%), the fourth quarter increases 4,48%). Thus, Vietnam’s economy in 2020 will maintain an average growth rate of 2,91%) thanks to good disease control and timely supportive policies for people and businesses. This result, according to Prime Minister Nguyen Xuan Phuc, is that “a promise before the National Assembly and the people about growth has been seriously implemented”, as well as the General Secretary and President Nguyen Phu Trong, emphasizing: “Never before Vietnam has a solid position and structure like the present”. That achievement is the combination of the nation’s elements and efforts, built on a solid foundation ofprevious years, that will help Vietnam s economy recover rapidly when it enters 2021. Keywords: Vietnam economy 2020, Vietnam socio-economic situation report 2020, challenges and opportunities VÀI NÉT KHÁI QUÁT KINH TẾ THẾ GIỚI NẨM 2020 Từ đầu quý III/2020, khi phần lớn các nền kinh tế tái khởi động sau phong tỏa do dịch COVID-19, tăng trưởng kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu khả quan hơn. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhận định kinh tế toàn cầu có xu hướng phục hồi sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở cửa trở lại, đã thông báo GDP thế giới giảm 4,2% trong năm 2020, điều chỉnh tăng 0,3 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 9/2020. Một số tổ chức khác như Quỹ Tiền tệ Quốc te (IMF), Tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch Ratings (FR), đều điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2020 so với các dự báo trước đây. Cụ thể, IMF và FR dự báo GDP thế giới năm 2020 ở mức âm 4,4%, và âm 3,7%, tăng 0,5 và 0,7 điểm phần trăm. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Ấ ADB, dự báo tăng trưởng của Trung Quốc đạt 2,1%, Hoa Kỳ giảm 3,5%, Khu vực đồng Euro giảm 7,4%, Nhật Bản giảm 5,4%, Indonesia giảm 2,2%, Malaysia giảm 6,0°4, Thái Lan giảm 7,8%, Philippine giảm 8,5% và Singapore giảm 6,2%. Bảng 1: Dự báo tăng trưởng toàn cầu của các tổ chức quốc tế ĐVT: % STT Tổ chức 2019 2020 2021 1 Quỹ Tiên tệ Quôc tê 2,8 -4,4 5,2 2 Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 2,7 -4,2 3,7 3 Fitch Ratings 2,6 -3,7 5,3 Theo dự đoán của các tổ chức, tình hình tăng trưởng cụ thể của các khu vực kinh tế Nguồn: IMF, OECD, Fitch Ratings (2020) trên thế giới ước tính tăng/giảm từ năm 2020 đến 2021 như sau: Bảng 2: Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2020 PROJECTIONS (real GDP, annual percent change) 2019 2020 2021 World Output 2.9 -4.9 5.4 Advanced Economies 1.7 -8.0 4.8 United States 2.3 -8.0 4.5 Euro Area 1.3 -10.2 6.0 Germany 0.6 -7.8 5.4 France 1.5 -12.5 7.3 Italy 0.3 -12.8 6.3 Spain 2.0 -12.8 6.3 Japan 0.7 -5.8 2.4 United Kingdom 1.4 -10.2 6.3 Canada 1.7 -8.4 4.9 Other Advanced Economies 1.7 -4.8 4.2 Emerging Markets and Developing Economies 3.7 -3.0 5.9 Emerging and Developing Asia 5.5 -0.8 7.4 China 6.1 1.0 8.2 India 4.2 -4.5 6.0 ASEAN-5 4.9 -2.0 6.2 Emerging and Developing Europe 2.1 -5.8 4.3 Russia 1.3 -6.6 4.1 Latin America and the Caribbean 0.1 -9.4 3-7 Brazil 1.1 -9.1 3.6 Mexico -0.3 -10.5 3.3 Middle East and Central Asia 1.0 -4.7 3.3 Saudi Arabia 0.3 -6.8 3.1 Sub-Saharan Africa 3.1 -3.2 3.4 Nigeria 2.2 -5.4 26 South Africa 0.2 -8.0 3.5 Low-Income Developing Countries 5.2 -1.0 5 2 1 Nguồn: IMF, World Economic Outlook Update (6/2020) Các bảng số liệu cho ta thấy GDP toàn cầu giảm trên 4% trong năm 2020, và nền kinh tế được dự báo sẽ phục hồi vào năm tới với mức tăng trưởng trên 5%. Trong đó, thiệt hại kinh tế do Covid-19 nặng nhất có thể kể đến các nước thuộc khu vực chung Châu Ầu với tăng trưởng GDP âm trên 10%, tập trung ở các quốc gia như Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha là các nền kinh tế phát triển chịu thiệt hại nặng nề nhất từ đại dịch, với mức GDP sụt giảm lần lượt 10,2%, 12,8%, 12,5% và 12,8%. Khu vực Châu Mỹ Latin có Mexico và Brazil với mức tăng trưởng âm 10,5% và 9,1%. Mỹ và Nam Phi tăng trưởng âm 8,0%. Các biện pháp giãn cách xã hội kéo dài nhằm chống tình trạng lây lan bệnh dịch nhanh chóng cùng các biện pháp phong tỏa đã ảnh hưởng tới năng suất và các chuỗi cung ứng, gây thiệt hại nặng nề cho hoạt động kinh tế các khu vực. Tình trạng cắt giờ, giảm nhân công lao động... đã làm tỷ lệ thất nghiệp tại các nước tăng nhanh. Tổ chức IMF còn thống kê tình trạng nợ công toàn cầu sẽ lập kỷ lục mới vào năm 2020 và 2021, lần lượt ở mức 101,5% GDP và 103,2% GDP. Riêng thâm hụt tài khóa bình quân cũng vọt lên 13,9% GDP năm nay. Tuy nhiên nhìn chung đến cuối năm 2020, hoạt động kinh tế the giới sẽ được cải thiện và khả quan hơn. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thương mại hàng hóa thế giới phục hồi mạnh mẽ nhưng việc duy trì tăng trưởng trong tương lai vẫn chưa rõ ràng và không đồng đều. Giá cả trên thị trường hàng hóa toàn cầu có xu hướng phục hồi khi tổ chức World Bank (WB) cho rằng giá hàng hóa có xu hướng tăng nhờ tín hiệu tích cực từ sản xuất vắc-xin. Trong tháng 11/2020, một số mặt hàng, đặc biệt là dầu thô, đã tăng giá mạnh do việc công bố vắc-xin Covid-19 có hiệu lực đã làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư, thúc đẩy triển vọng phục hồi nhu cầu dầu. Giá dầu sẽ tiếp tục tăng lên 48 đô la, nhung vẫn thấp hơn 25% so với mức trung bình năm 2019. Các điều kiện tài chính tiếp tục nới lỏng, qua đó hỗ trợ tâm lý và ngăn chặn sự khuếch đại hơn nữa của cú sốc Covid-19 thông qua hệ thống tài chính giúp tăng niềm tin cho các nhà đầu tư. Các sáng kiến tài chính mới như quỹ phục hồi đại dịch của Liên minh châu Âu trị giá 750 tỷ euro, một loạt các chính sách giải cứu trên toàn thế giới gồm cấp tiền mặt và hiện vật cho các doanh nghiệp và hộ gia đình bị ảnh hưởng, trợ cấp tiền lương để duy trì việc làm, mở rộng bảo hiểm thất nghiệp và hoãn thuế... Thị trường chứng khoán toàn cầu cũng tăng mạnh trong tháng 11 và 12 nhờ những tin tức tích cực về hiệu quả của vắc xin Covid-19. Dòng vốn vào các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi tăng dần, lạm phát vẫn duy trì ở mức thấp... Điển hình như kinh tế Mỹ đang hồi phục mạnh mẽ. GDP quý III/2020 của Mỹ tăng 33,1%, đảo chiều kỷ lục sau khi giảm 32,9% trong quý 11/2020. Chỉ số PMI ngành chế biến chế tạo đạt 53,4 điểm vào tháng 10/2020, tăng nhẹ so với mức 53,2 trong tháng 9, là mức cải thiện nhanh nhất kể từ tháng 1/2019, cho thấy sự phục hồi vững chắc của lĩnh vực sản xuất hàng hóa. Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ cũng mở rộng mạnh mẽ. PMI ngành dịch vụ của Mỹ tăng từ 54,6 (tháng 9/2020) lên 56,9 (tháng 10/2020). Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm từ 8,4% (tháng 8/2020) xuống còn 7,9% (tháng 9/2020) và 6,9% (tháng 10/2020). Kinh tế Nhật Bản phục hồi rõ nét nhờ các cơ sở kinh doanh hoạt động trở lại, thương mại tăng mạnh và các biện pháp kích cầu củaChính phủ thúc đẩy người dân tăng chi tiêu. Quý III/2020, tăng trưởng GDP hàng năm đạt 18,03%, là mức tăng trưởng dương lần đầu tiên trong bốn quý trở lại đây. Tiêu dùng tư nhân quý III tăng 4,7% so với quý trước sau khi sụt giảm mạnh trong quý II do các biện pháp giãn cách xã hội nhằm ngăn sự lây lan của dịch bệnh. Tháng 9/2020, cán cân thương mại thặng dư 674,98 tỷ yên, so với mức thâm đê phòng dịch. Sản lượng công nghiệp thárỊg > 10/2020 tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức dự đoán trước đó là 6,5%. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10/2020 tăng 11,4% so với cùng kỳ, là tốc độ tăng cao nhất từ tháng 3/2020. KHÁI QUÁT KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 hụt 129,07 tỷ yên cùng kỳ năm trước. Kinh tế Trung Quốc cho thấy dấu hiệu phục hồi sau đại dịch trong bối cảnh một số đối tác thương mại đã dỡ bỏ các biện pháp hạn chế Việt Nam được cho là một trong số ít quốc gia tiếp tục tăng trưởng trong năm 2020, mặc dù những quốc gia khác trên thế giới được dự báo rơi vào suy thoái. Nguồn: World Economic Outlook, 10/2019, Tổng cục Thống kê và tổng hợp các dự báo Hình 1: Tăng trưởng Việt Nam so với các khu vực trên thê giới Tông sản phâm trong nước (GDP) quý IV/2020 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý rv các năm trong giai đoạn 2016-2020. Dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ, nền kinh tế từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 đã tạo động lực cho nền kinh tế, nhờ vậy GDP của Việt Nam trong quý IV/2020 tăng trưởng khởi sắc so với quý III/2020, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,69% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,6%; khu vực dịch vụ tăng 4,29%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,07%. về sử dụng GDP quý IV/2020, cuối cùng tăng 1,48% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 5,29%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15,25%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,83%. GDP năm 2020 tăng bình quân 2,91%, tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2016-2020 nhung trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công to lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới. Điều này cho thấy sự đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%. Nguôn: Tông Cục Thông kê Vỉệt Nam, 2020 Hình 2: Tốc độ tăng GDP bình quân của Việt Nam (2016-2020) Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng của một số cây lâu năm, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu và sản lượng tôm năm 2020 tăng khá nên tốc độ tăng của khu vực này đạt cao hơn năm 2019. Trong đó, ngành nông nghiệp năm 2020 tăng 2,55%, chỉ thấp hơn mức tăng của các năm 2011, năm 2012 và năm 2018 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 2,82% nhung chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm. Ngành thủy sản năm 2020 tăng 3,08%, cao hơn mức tăng 2,8% của năm 2016, đóng góp 0,1 điểm phần trăm. 3.5 3 2.5 2 1.5 1 0,5 0 Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp Tốc độ tăng giá trị tăng Nguôn: Tông Cục Thông kê Việt Nam (2020) Hình 3: Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp và thủy sản của Việt Nam (2016-2020) Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2020 tăng 3,36% so với năm trước, đóng góp 1,12 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%, đóng góp 1,25 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện tăng 3,92%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,51 %, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; khai khoáng giảm 5,62% (do sản lượng khai thác dầu thô giảm 12,6% và khí đốt tự nhiên giảm 11,5%), làm giảm 0,36 điểm phần trăm trong mức tăng chung. Ngành xây dựng tăng 6,76%, cao hơn tốc độ tăng của các năm 2011, năm 2012 và năm 2013 trong giai đoạn 2011 -2020, đóng góp 0,5 điểm phần trăm. Tốc độ tăng giá trị tăng Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam (2020) Hình 4: Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp của Việt Nam (2016-2020) Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ. Khu vực dịch vụ trong năm 2020 đạt mức tăng thấp nhất của các năm 2011-2020. Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của năm 2020 như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước, đóng góp 0,61 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 1,88%, làm giảm 0,06 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,68%, làm giảm 0,62 điểm phần trăm. Tốc độ tăng giá trị tăng Nguôn: Tông Cục Thông kê Việt Nam (2020) Hình 5: Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành dịch vụ của Việt Nam (2016-2020) về cơ cấu nền kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,72%; khu vực dịch vụ chiếm 41,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,8% (Cơ cấu tương ứng của năm 2019 là: 13,96%; 34,49%; 41,64%; 9,91%). về sử dụng GDP năm 2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,06% so với năm 2019; tích lũy tài sản tăng 4,12%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,97%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 3,33%. Dự BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 - NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN Bước sang năm 2021, Việt Nam có nhiều thuận lợi và cả những thách thức không nhỏ. 3.1. về thuận lợi Việt Nam đang và sẽ tiếp tục có đà tăng trưởng ấn tượng và khá vững chắc của cả quá trình đổi mới nói chung và cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh thời gian qua nói riêng. Theo báo cáo của U.S. News & World Report, Việt Nam đứng vị trí thứ 8 (tăng 15 bậc, từ vị trí 23 năm 2018) trong bảng xêp hạng các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư năm 2019. Việt Nam đang có sự ổn định tích cực cả môi trường chính trị và kinh tế vĩ mô, những tiến bộ về duy trì tốc độ tăng trưởng cao GDP (2 năm 2018 và 2019 đều tăng trên 7%), kiểm soát lạm phát, thâm hụt ngân sách, cải thiện dự trữ ngoại hối, nợ xấu và hệ số tín nhiệm quốc gia;cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ của ngành vận tải và viễn thông không ngừng được cải tiến và giúp cộng hưởng được cả những động lực tăng trưởng từ xuất khẩu và khai thác tổng cầu thị trường nội địa của nền kinh tế gần 100 triệu dân. Việt Nam tiếp tục duy trì thành tích xuất siêu năm thứ 4 liên tiếp, với mức xuất siêu khoảng 9,9 tỷ USD (dù nhập siêu dịch vụ 2,5 tỷ USD); nhiều mặt hàng xuất khẩu của ta giữ được vị trí quan trọng trong xếp hạng thành tích xuất khẩu của thế giới, như: dệt may (đứng thứ 7 thế giới về xuất khẩu với kim ngạch vào khoảng 33 tỉ USD); da giày (thứ 3 thế giới về sản xuất và thứ 2 về xuất khẩu với kim ngạch vào khoảng 17 tỷ USD); điện tử (đứng thứ 12 thế giới về xuất khẩu, trong đó mặt hàng điện thoại di động đứng thứ 2 thế giới với kim ngạch vào khoảng 50 tỷ USD); thủy sản (đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu với kim ngạch vào khoảng 9 tỷ USD); đồ gỗ (đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu với kim ngạch vào khoảng 9 tỷ USD) và một số mặt hàng nông sản khác như cà phê, hồ tiêu, gạo... luôn đứng ở trong nhóm các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới; nhiều mặt hàng của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng như cá basa, tôm... tiếp tục được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU... với thuế suất bằng 0% hoặc ở mức rất thấp. Thu nhập của người dân được cải thiện với bình quân GDP đầu người năm 2019 đạt gần 2.800 USD, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,45%. Việt Naựí trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu (đứng vị trí thứ 6 trong nhóm 30 quốc gia có tiềm năng và mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu theo Công ty tư vấn A.T Keamey). Giai đoạn 2020-2030, thông qua các Hiệp định thương mại RCEP, CPTPP và EVFTA, Việt Nam có thêm cơ hội đa dạng hóa quan hệ hợp tác, bổ sung động lực tăng trưởng và giảm phụ thuộc quá nhiều vào các nền kinh tế lớn. 3.2. về thách thức Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ xu thế tăng trưởng chậm của nền kinh tế thế giới và nới lỏng tiền tệ của nhiều nước lớn, gắn với chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, mâu thuẫn chính trị, chính sách tiền tệ khó dự đoán của các nước, nợ công các nước tăng cao... Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch quá nhanh sang khu vực dịch vụ, trong khi nền tảng công nghiệp còn yếu. Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao đóng góp còn thấp, chi phí dịch vụ logistic còn cao. Đặc biệt, xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào nhóm hàng do doanh nghiệp FDI dẫn dắt. Kim ngạch xuất khẩu tăng, nhưng hàm lượng nội địa trong xuất khẩu không tăng tương ứng. Các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tham gia nhiều vào chuỗi giá trị toàn cầu. Năng lực đổi mới sáng tạo chưa được cải thiện nhiều và vẫn là điểm nghẽn trong phát triển kinh tế của Việt Nam khi cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang còn diễn ra phức tạp cùng các tệ nạn xã hội, tội phạm tham nhũng, công nghệ cao... mà Nhà nước đang tìm các giải pháp giải quyết triệt để. Nhìn chung, dịch bệnh có tác động lớn và phức tạp đen kinh te nước ta cả theo hướng giảm cung và cầu xã hội; đòi hỏi các cấp lãnh đạo và cơ quan chức năng đề cao tinh thần trách nhiệm theo tinh thần tuyệt đối không chủ quan, lơ là, nhung cũng không được hoang mang, dao động; hết sức thận trọng, nhưng cũng không bi quan, chủ động và linh hoạt đề xuất và triển khai những giải pháp cụ thể, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện mục tiêu kép phòng, chống dịch bệnh và thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bằng tổng kết kinh nghiệm điều hành nền kinh tế Việt Nam năm 2020, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt, chỉ đạo quyết liệt và sâu sát của Đảng và Nhà nước, hi vọng nền kinh tế Việt Nam năm 2021 sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 6,0% như Chính phủ đã xác định. TÀI LIỆU THAM KHẢO An Bình, “Kỉnh tế thế giới: Nhiều tín hiệu khả quan ”, Báo Điện tử Chỉnh phủ nước CHXHCNVN, năm 2020; Nguyễn Hồng Nga, “Kỉnh tế Vỉệt Nam 2016-2019 và định hướng 2020”, Báo Điện tử Chính phủ nước CHXHCNVN, năm 2020; Nguyễn Minh Phong, Nguyễn Trần Minh Trí, “Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2020 và giai đoạn tới”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 02+03, tháng 02/2020; Cục Thống kê Tp Hải Phòng, Tổng quan tình hình kỉnh tế thế giới năm 2020, năm 2020; Toàn Trí (TTXVN tại Paris), Triển vọng tăng trưởng không chắc chắn của kinh tế thế giới, BNews, 2020 Tổng Cục Thống kê Việt Nam, Báo cảo tình hình KT-XH quỷ IVvà năm 2020, 01/2021; Tổng Cục Thống kê Việt Nam, GDP Việt Nam 9 tháng năm 2020 tăng trưởng khả quan trong bối cảnh kỉnh tế thế giới suy thoái, 01/2021; Các tài liệu khác; https ://www.vietnamplus.vn/chuyen-gia- nga-thanh-cong-cua-viet-nam-la-hien- tuong-cua-nam-2020/687328.vnp; [ 10] http ://baochinhphu.vn/Kinh-te/Chuyen- gia-WB-Nen-kinh-te-Viet-Nam- kien-cuong-co-kha-nang-phuc-hoi- cao/414492.vgp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtong_quan_kinh_te_the_gioi_va_viet_nam_nam_2020.docx
  • pdftap_chi_dai_hoc_cuu_long_so_21_t3_2021_tram_133_sua2_5_14_5687 (1)_2362354.pdf
Tài liệu liên quan