Kiến nghị xây dựng quy chế pháp
lý liên quan
Thứ nhất, cần xây dựng “khái niệm năng
lực chịu trách nhiệm”, đặc biệt là xây dựng
tiêu chí phân loại năng lực chịu trách nhiệm
của người chưa thành niên, để qua đó khẳng
định chủ thể có trách nhiệm BTTH.
Thứ hai, xác định được bản chất pháp lý
về trách nhiệm của cha mẹ/người giám hộ
trong mối tương quan với năng lực chịu
trách nhiệm của trẻ chưa thành niên.
Trường hợp trẻ chưa thành niên có năng
lực chịu trách nhiệm thì chủ thể chịu trách
nhiệm BTTH là trẻ chưa thành niên. Tuy
nhiên, trong trường hợp này người bị hại
hoàn toàn có quyền yêu cầu cha mẹ /người
giám hộ BTTH, nhưng bản chất pháp lý về
trách nhiệm của cha mẹ/người giám hộ trong
rường hợp này là trách nhiệm tự thân. Khi
xác định được bản chất pháp lý về trách
nhiệm của cha mẹ trong trường hợp này, cơ
quan lập pháp có thể xây dựng quy chế pháp
lý với hai sự lựa chọn như sau: theo pháp
luật Nhật Bản, áp dụng quy chế pháp lý
chung đối với trường hợp này, hoặc theo
pháp luật Đức, xây dựng quy chế pháp lý
riêng. Ý nghĩa của việc lựa chọn giải pháp
như trên để xây dựng căn cứ pháp lý xác
định điều kiện cấu thành trách nhiệm BTTH
của cha mẹ/người giám hộ, cơ chế miễn trừ
trách nhiệm và hậu quả pháp lý.
Trường hợp trẻ chưa thành niên không
có năng lực chịu trách nhiệm thì chủ thể chịu
trách nhiệm BTTH là cha mẹ và không cấu
thành trách nhiệm BTTH đối với trẻ chưa
thành niên. Tuy nhiên, bản chất pháp lý về
trách nhiệm của cha mẹ/người giám hộ trong
trường hợp này đóng vai trò quan trọng
trong việc xây dựng căn cứ pháp lý liên quan
đến điều kiện cấu thành cũng như cơ chế
miễn trừ trách nhiệm. Có thể thấy, pháp luật
Đức xem trách nhiệm của cha mẹ trong
trường hợp này là trách nhiệm tự thân hơn là
trách nhiệm thay thế và khuynh hướng gần
đây trong thực tiễn xét xử của Nhật Bản cũng
đi theo quan điểm đó, đặc biệt trong bối cảnh
xã hội hiện đại. Ngược lại, một số quốc gia
lại xem loại trách nhiệm này là trách nhiệm
thay thế như trong pháp luật Hà Lan, Trung
Quốc. Việc lựa chọn bản chất pháp lý ra sao
sẽ quyết định điều kiện cấu thành trách
nhiệm. Việc lựa chọn giải pháp nào cho pháp
luật Việt Nam cần dựa trên một nghiên cứu
đầy đủ từ góc nhìn pháp luật so sánh, cũng
như nghiên cứu thực chứng xã hội, văn hoá,
lịch sử quan hệ gia đình trong xã hội Việt
Nam để đưa ra một giải pháp phù hợp
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra từ góc nhìn pháp luật so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
55Số 5(405) - T3/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1. Chủ thể bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng do người chưa thành niên gây ra
trong pháp luật Nhật Bản và pháp luật Đức
Khái niệm năng lực chịu trách nhiệm
Trong pháp luật dân sự, về nguyên tắc,
một chủ thể pháp luật khi thực hiện hành vi
xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của
chủ thể khác sẽ phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại (BTTH) đối với những tổn
thất do mình gây ra cho người bị hại. Tuy
nhiên, nếu người thực hiện hành vi xâm hại
không có khả năng nhận thức nhất định về
hành vi do mình thực hiện thì không phải
chịu trách nhiệm BTTH. Khả năng nhận
thức về hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác được khoa học pháp lý
luật dân sự gọi là: “Năng lực chịu trách
nhiệm BTTH”. Như vậy, “năng lực chịu
trách nhiệm” như một điều kiện cấu thành
trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, và
thông thường, nghĩa vụ lập chứng sẽ thuộc
về bị đơn. Điều này có nghĩa rằng, khi bị đơn
chứng minh mình không có năng lực chịu
trách nhiệm thì không thể cấu thành trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với bị đơn,
cho dù tồn tại đầy đủ điều kiện cấu thành
trách nhiệm BTTH như hành vi xâm hại
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác,
thiệt hại, lỗi và quan hệ nhân quả giữa hành
vi và thiệt hại.
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
dO ngưỜi chưa ThÀnh niÊn gÂy Ra TỪ gÓc nhÌn pháp luậT SO Sánh
Nguyễn Thị Phương Châm*
* TS. Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Người chưa thành niên, bồi
thường thiệt hại, luật so sánh.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 28/02/2020
Biên tập : 02/03/2020
Duyệt bài : 04/03/2020
Article Infomation:
Key words: The minors; compensation;
comparative law.
Article History:
Received : 28 Feb. 2020
Edited : 02 Mar. 2020
Approved : 04 Mar. 2020
Tóm tắt:
Bài viết trình bày bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra dưới góc nhìn
pháp luật so sánh từ lý luận đến thực tiễn xét xử trong hệ thống
pháp luật Đức và Nhật Bản và đưa ra những đánh giá về những
vướng mắc, tồn tại của pháp luật Việt Nam hiện nay và đề xuất
hướng hoàn thiện.
Abstract:
This article provides presention of the legal nature of the
liability for damages caused by the minors under the perspective
of the comparative law from theory to judicial practices in the
legal systems the Germany and Japan and also provides the
assessments of the inquadacies and shortcomings of the
applicable law of Vietnam and proposed recommendations for
further improvements.
Số 5(405) - T3/202056 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1.2. Mối quan hệ giữa năng lực chịu
trách nhiệm và chủ thể BTTH là người
chưa thành niên trong pháp luật Nhật Bản
và pháp luật Đức
Điều 712 của Bộ luật Dân sự Nhật Bản
quy định: Người chưa thành niên trong
trường hợp gây thiệt hại cho người khác,
không phải chịu trách nhiệm bồi thường về
hành vi đó khi không được trang bị đầy đủ
năng lực trí tuệ để lý giải được trách nhiệm
hành vi của bản thân. Điều đó có nghĩa rằng,
khi người chưa thành niên có năng lực trí tuệ
lý giải được trách nhiệm phát sinh từ hành
vi do mình thực hiện thì người chưa thành
niên phải chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng. Dưới góc độ khoa học pháp lý, cũng
như luật thực định thì đối với trường hợp này
không cấu thành trách nhiệm BTTH thay thế
của cha mẹ/người giám hộ.
Điều 828 của Bộ luật Dân sự Đức
(BGB) quy định tại khoản 1: Người dưới 7
tuổi không phải chịu trách nhiệm về tổn thất
gây ra cho người khác; tại khoản 2: Người
trên 7 tuổi đến dưới 10 tuổi không phải chịu
trách nhiệm về tổn thất gây ra cho người
khác đối với các sự cố liên quan đến ô tô,
đường sắt, đường điện hoặc tầu trên cao, trừ
trường hợp người này gây ra việc xâm hại
do cố ý; tại khoản 3: Người dưới 18 tuổi,
giới hạn trong trường hợp không được loại
bỏ trách nhiệm tại khoản 1, 2 không phải
chịu trách nhiệm đối với thiệt hại gây ra cho
người khác khi những người này không có
năng lực biện giải cần thiết để nhận thức về
trách nhiệm khi thực hiện hành vi gây hại.
Có thể thấy rằng, pháp luật Nhật Bản và
pháp luật Đức quy định rõ mối quan hệ giữa
năng lực chịu trách nhiệm của người chưa
thành niên đối với tổn thất do mình gây ra
cho người khác, chỉ công nhận người chưa
thành niên BTTH ngoài hợp đồng trong
trường hợp người chưa thành niên có năng
lực chịu trách nhiệm. Còn sự khác biệt giữa
hai hệ thống pháp luật đó là: Pháp luật Đức
mặc định trẻ dưới 7 tuổi không có năng lực
chịu trách nhiệm. Mặt khác, trong một số
trường hợp liên quan đến sự cố giao thông
thì trẻ từ trên 7 tuổi đến dưới 10 tuổi được
xem là không có năng lực chịu trách nhiệm.
Còn đối với những trường hợp khác, việc có
hay không năng lực chịu trách nhiệm dựa
vào tiêu chí đánh giá người chưa thành niên
có năng lực nhận thức về hành vi do mình
thực hiện hay không?
2. Trách nhiệm của cha mẹ/người giám hộ
về bồi thường thiệt hại do người chưa
thành niên gây ra trong pháp luật Nhật
Bản và pháp luật Đức
2.1. Trách nhiệm của cha mẹ/người
giám hộ trong trường hợp người chưa
thành niên có năng lực chịu trách nhiệm
Như đã nêu ở trên, pháp luật Nhật Bản
và pháp luật Đức đều ghi nhận trong trường
hợp trẻ chưa thành niên có đầy đủ năng lực
chịu trách nhiệm thực hiện hành vi xâm hại
quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác
thì chủ thể chịu trách nhiệm BTTH là chủ thể
thực hiện hành vi (trẻ chưa thành niên). Tuy
nhiên, một vấn đề pháp lý đặt ra đó là: Trong
trường hợp này người bị hại có thể đồng thời
yêu cầu cha, mẹ/người giám hộ của người
chưa thành niên BTTH đối với tổn thất do
người chưa thành niên có năng lực chịu trách
nhiệm gây ra hay không? Vì trên thực tế,
không thể phủ nhận việc tồn tại nghĩa vụ
giám sát, giáo dục của cha mẹ đối với con
chưa thành niên. Tuy nhiên, cùng với việc
công nhận trách nhiệm BTTH của cha
mẹ/người giám hộ trong trường hợp người
thành niên có năng lực chịu trách nhiệm
BTTH thì căn cứ pháp lý của trách nhiệm này
được xác định ra sao? Bởi vì, trong lý luận
cũng như trong thực tiễn xét xử, chỉ khi xác
định được căn cứ pháp lý mới có thể giải
quyết được các vấn đề pháp lý xoay quanh
như: (1) Điều kiện cấu thành trách nhiệm
BTTH của cha mẹ trong trường hợp con chưa
thành niên đủ năng lực chịu trách nhiệm thực
57Số 5(405) - T3/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
hiện hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp
pháp của chủ thể khác; (2) Cơ chế miễn trừ
trách nhiệm; (3) Hậu quả pháp lý.
Án lệ hiện nay của Nhật Bản chỉ ra rằng,
nếu muốn truy cứu trách nhiệm của cha, mẹ
trong trường hợp con chưa thành niên có
năng lực chịu trách nhiệm thì chỉ có thể dựa
trên căn cứ pháp lý là Điều 709 Bộ luật Dân
sự Nhật Bản (quy định chung về BTTH
ngoài hợp đồng)1. Do vậy, điều kiện cấu
thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng,
cơ chế miễn trừ trách nhiệm, hậu quả pháp
lý áp dụng đối với trách nhiệm BTTH của
cha mẹ sẽ áp dụng theo quy định chung về
BTTH ngoài hợp đồng mà không áp dụng
quy định tại phần riêng về trách nhiệm của
cha mẹ đối với hành vi do con chưa thành
niên không có năng lực chịu trách nhiệm gây
ra được quy định tại phần riêng (Điều 714).
Cụ thể, trong các điều kiện cấu thành trách
nhiệm BTTH như hành vi xâm hại, thiệt hại,
lỗi, thì nhất thiết phải tồn tại điều kiện “quan
hệ nhân quả” giữa hành vi vi phạm nghĩa vụ
giám sát, giáo dục của cha mẹ với thiệt hại
do hành vi của con gây ra. Theo phán quyết
của Toà tối cao Nhật Bản ngày 22/3/1974,
cho dù con chưa thành niên có năng lực chịu
trách nhiệm, trong trường hợp nhận định có
mối quan hệ nhân quả giữa việc vi phạm
nghĩa vụ của người giám sát theo quy định
của pháp luật và hậu quả được sinh ra từ
hành vi bất hợp pháp của người chưa thành
niên thì vẫn được coi là có cấu thành trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng dựa trên quy
định tại Điều 709...)2. Bản chất pháp lý về
trách nhiệm BTTH của cha mẹ trong trường
hợp này được hiểu là trách nhiệm đối với
hành vi vi phạm nghĩa vụ của cha mẹ trong
việc chăm sóc, giáo dục con chưa thành
niên, chứ không phải là trách nhiệm thay thế,
gánh chịu của cha mẹ đối với hành vi vi
phạm của con chưa thành niên. Hiện nay, đề
án sửa đổi Bộ luật Dân sự của Nhật Bản
đang có chủ trương đưa thêm điều khoản
điều chỉnh mối quan hệ giữa người chưa
thành niên có năng lực chịu trách nhiệm và
cha mẹ với tư cách người có nghĩa vụ giám
sát - mối quan hệ trách nhiệm BTTH giữa
cha mẹ/người giám hộ và trẻ chưa thành niên
được nhận định là trách nhiệm liên đới đối
với thiệt hại gây ra cho người thứ ba3.
Khác với pháp luật Nhật Bản, pháp luật
Đức khi luận bàn về trách nhiệm của cha
mẹ/người giám hộ đối với thiệt hại do trẻ
chưa thành niên có đủ năng lực trách nhiệm
gây ra thống nhất quan điểm áp dụng chung
quy định tại Điều 832 BGB - Điều khoản về
trách nhiệm BTTH của người giám sát, mà
không phân biệt người thực hiện hành vi
xâm hại quyền và lợi ích của người khác là
trẻ thành niên có năng lực chịu trách nhiệm
hay không. Điều 832 BGB khẳng định, tồn
tại nghĩa vụ của người giám sát, trong trường
hợp trẻ chưa thành niên thực hiện hành vi
xâm hại quyền và lợi ích của người khác,
được hiểu là người giám sát đã vi phạm
nghĩa vụ, mặc định đây là một loại trách
nhiệm tự thân không phải trách nhiệm thay
thế4. Tuy vậy, đối với trường hợp trẻ chưa
thành niên có năng lực chịu trách nhiệm thì
mối quan hệ giữa hai chủ thể gánh chịu trách
nhiệm BTTH là trẻ chưa thành niên và cha
mẹ/người giám hộ không được xác định rõ
trong Luật BTTH của Đức. Như vậy, phải
1 Điều 709 Bộ luật Dân sự Nhật Bản: Người nào xâm hại quyền, hoặc lợi ích được pháp luật bảo vệ của người
khác mà gây thiệt hại do cô ý hoặc có lỗi phải bồi thường thiệt hại.
2 Tuyển tập án lệ dân sự quyển 28, số 2, tr.347 (民集28巻2号347頁).
3 Kagayama, “Vicarious liability of supervisor”, Tạp chí online Cyberlaw school (2017), http:/cyber-
lawschool.jp/kagayama/KyushuLawAssociation/2017/Art714.pdf, truy cập ngày 12/3/2018.
4 Seiji Hayashi, “Trách nhiệm người giám sát nhìn từ sửa đổi Luật bồi thường thiệt hại của Đức”, Tạp chí Nghiên
cứu Khoa học thương mại, Quyển 62, số 2.3, tr.128 (林誠司「ドイツ損害賠償法改正から見た監督者責
任」—自己犠牲による交通事故に関する議論を素材として−商学討究第62巻第2.3号128頁).
Số 5(405) - T3/202058 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
chăng trong trường hợp này cũng là mối
quan hệ trách nhiệm liên đới.
Điểm tương đồng giữa hai hệ thống
pháp luật Đức và Nhật Bản là, khi người
chưa thành niên có năng lực chịu trách
nhiệm thực hiện hành vi gây hại thì chủ thể
gánh chịu trách nhiệm BTTH là trẻ chưa
thành niên, song cũng không loại trừ khả
năng có thể truy cứu trách nhiệm BTTH của
cha mẹ/ người giám hộ theo luật định dưới
cùng một bản chất pháp lý chung (trách
nhiệm tự thân). Tuy nhiên, do cơ chế áp
dụng điều khoản đối với trách nhiệm của cha
mẹ/người giám hộ khác nhau nên điều kiện
cấu thành trách nhiệm đối với chủ thể này
cũng sẽ khác nhau. Cụ thể, pháp luật Nhật
Bản áp dụng điều khoản chung về BTTH
ngoài hợp đồng (Điều 709, Bộ luật Dân sự),
do vậy điều kiện cấu thành trách nhiệm
BTTH bao gồm yếu tố lỗi, và đối với điều
kiện này, nghĩa vụ chứng minh thuộc về
nguyên đơn. Trong khi đó, pháp luật Đức áp
dụng theo Điều 832 BGB, điều khoản riêng
về trách nhiệm của người giám sát theo luật
định và điều kiện cấu thành cũng tồn tại yếu
tố lỗi nhưng nghĩa vụ chứng minh được
chuyển giao từ nguyên đơn sang bị đơn
(thuyết suy đoán lỗi). Cụ thể, nguyên đơn
không có nghĩa vụ chứng minh tồn tại yếu
tố lỗi trong việc người giám sát theo luật
định vi phạm nghĩa vụ, song trong trường
hợp bị đơn (cha mẹ) chứng minh không tồn
tại yếu tố lỗi trong việc giám sát con chưa
thành niên không cấu thành trách nhiệm
BTTH đối với cha mẹ.
2.2. Trách nhiệm của cha mẹ/người
giám hộ trong trường hợp người chưa
thành niên không có năng lực chịu trách
nhiệm
Điểm tương đồng giữa pháp luật Nhật
Bản và pháp luật Đức: Trong trường hợp
người chưa thành niên không có năng lực
chịu trách nhiệm thì người chưa thành niên
không phải gánh vác trách nhiệm BTTH.
Căn cứ pháp lý đó là bảo vệ những người
không có năng lực trí tuệ, nhận thức về trách
nhiệm hành vi của bản thân mình. Tuy nhiên,
quy định này sẽ dẫn tới hậu quả người bị
thiệt hại do hành vi bất hợp pháp gây ra sẽ
không được bù đắp tổn thất. Kéo theo đó,
chức năng của pháp luật BTTH không được
thực hiện. Đối với những trường hợp này, để
hiện thực hoá chức năng bù đắp tổn thất của
pháp luật BTTH ngoài hợp đồng, pháp luật
Nhật Bản và pháp luật Đức đều công nhận,
cha mẹ/người giám hộ của người chưa thành
niên phải gánh chịu trách nhiệm BTTH đối
với thiệt hại do hành vi của trẻ chưa thành
niên không có năng lực chịu trách nhiệm gây
ra và căn cứ pháp lý của trách nhiệm đó là
việc vi phạm nghĩa vụ giám sát, giáo dục,
định hướng của cha mẹ /người giám hộ đối
với trẻ chưa thành niên với tư cách như một
người giám sát theo luật định (Điều 714 Bộ
luật Dân sự Nhật Bản, Điều 832 BGB).
Liên quan đến trách nhiệm của cha
mẹ/người giám hộ trong trường hợp người
chưa thành niên không có năng lực chịu
trách nhiệm gây ra, có một vấn đề đặt ra, đó
là “bản chất pháp lý” về trách nhiệm BTTH”
của cha mẹ trong trường hợp này là trách
nhiệm tự thân (self-liability) hay là trách
nhiệm thay thế (vicarious liability).
Khác với trách nhiệm tự thân, đặc điểm
pháp lý của trách nhiệm BTTH thay thế đó
là: thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật, và chủ thể gánh chịu trách
nhiệm BTTHNHĐ là hai chủ thể khác nhau
(separate entities); thứ hai, giữa hai chủ này
có một mối quan hệ đặc biệt như quan hệ đại
diện, quan hệ giám hộ, quan hệ thuê lao
động...5.
Điều kiện đối với trách nhiệm thay thế
chỉ được cấu thành khi cấu thành trách
5 Xiang Li, Jigang Jin, Consise Chinese Tort Laws, Springer Heidelberg New York Dordrecht London, 2014,
p.77-78.
59Số 5(405) - T3/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
nhiệm BTTH đối với con chưa thành niên
không có năng lực chịu trách nhiệm. Trong
trường hợp hành vi của con chưa thành niên
không cấu thành trách nhiệm BTTH hoặc
được miễn trách nhiệm BTTH trong các
trường hợp như: Tình thế cấp thiết, phòng vệ
chính đáng,... thì đương nhiên không cấu
thành trách nhiệm BTTH của cha, mẹ.6
Về hành vi xâm hại do người chưa thành
niên không có năng lực chịu trách nhiệm gây
ra. Pháp luật Nhật Bản và Đức đều đưa ra
tiêu chí đoán định có hay không năng lực
chịu trách nhiệm của người chưa thành niên
đó là có hay không được trang bị năng lực
nhận thức về trách nhiệm hành vi của bản
thân (Điều 712, Bộ luật Dân sự Nhật Bản;
khoản 3 Điều 828 BGB). Đồng thời, nghĩa
vụ chứng minh người thực hiện hành vi (trẻ
chưa thành niên) không có năng lực chịu
trách nhiệm thuộc về nguyên đơn, bên yêu
cầu cha mẹ/người giám hộ người chưa thành
niên BTTH7.
Nếu nhận định bản chất pháp lý của
phân loại trách nhiệm BTTH của cha mẹ đối
với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra
là trách nhiệm thay thế thì phải tồn tại điều
kiện: “Hành vi xâm hại của người chưa
thành niên không có năng lực chịu trách
nhiệm phải đáp ứng đầy đủ điều kiện cấu
thành trách nhiệm BTTH”; còn nếu xem đây
là phân loại trách nhiệm tự thân thì không
nhất thiết tồn tại điều kiện có hay không cấu
thành trách nhiệm BTTH đối với hành vi do
trẻ chưa thành niên không có năng lực chịu
trách nhiệm gây ra. Toà tối cao Nhật Bản
ngày 27/3/19628 đã đưa ra phán quyết phủ
nhận trách nhiệm BTTH của cha mẹ với lý
do hành vi của con chưa thành niên không
phải hành vi bất hợp pháp dẫn tới hậu quả
BTTH. Trên thực tiễn xét xử cho thấy: Án lệ
phủ nhận trách nhiệm BTTH của cha mẹ hầu
hết dựa trên lý do nhận định đó là dưới điều
kiện khách quan không cấu thành hành vi bất
hợp pháp của con chưa thành niên (Toà phúc
thẩm Takamatsu ngày 10/11/19799). Mặt
khác, dưới góc độ lý luận, các học giả cũng
cho rằng, không bàn đến vấn đề nghĩa vụ
giám sát của cha mẹ trong trường hợp không
có tính vi phạm pháp luật của hành vi gây
hại được thực hiện bởi trẻ chưa thành niên
không có năng lực chịu trách nhiệm10. Vì
vậy, tương ứng với điều kiện như trên, có thể
luận giải dưới góc nhìn học thuyết cũng như
thực tiễn xét xử, Nhật Bản nhìn nhận trách
nhiệm BTTH của cha mẹ đối với hành vi bất
hợp pháp của con chưa thành niên là “trách
nhiệm thay thế” – với mục đích thực hiện
chức năng bù đắp kịp thời, đầy đủ cho người
bị hại. Với tư cách là trách nhiệm thay thế,
giới học giả Nhật Bản đã có sự tranh luận về
điều kiện lỗi trong cấu thành trách nhiệm của
cha, mẹ khi con chưa thành niên không có
năng lực chịu pháp luật gây ra. Theo quy
định của Bộ luật Dân sự Nhật Bản, đây là
loại trách nhiệm dựa trên lỗi và chuyển giao
nghĩa vụ chứng minh lỗi (thuyết suy đoán
lỗi). Song, thực tiễn xét xử cho thấy: Nếu
hành vi của con chưa thành niên không có
năng lực chịu trách nhiệm được xem là hành
vi bất hợp pháp thì cha, mẹ phải BTTH đối
với tổn thất do con gây ra và việc chứng
minh của bị đơn (cha mẹ) về việc đã thực
hiện nghĩa vụ giám sát đầy đủ (không có lỗi)
6 Yoshiyuki Hashimoto, Kunihiko Ookubo, Yasushi Koike, Luật dân sự quyển V, Yuhikaku, 2011, tr.252. 橋
本佳幸、大久保邦彦、小池泰、『民法V』有斐閣2011年、252頁.
7 Hashimoto (6) tr.254.
8 Tuyển tập án lệ dân sự quyển 16 số 2, tr. 407 (民集16巻2号407頁).
9 Tuyển tập án lệ dân sự quyển 16 số 2 tr.419)
10 Chiho Miki “Án lệ liên quan đến trường hợp phủ nhận trách nhiệm của cha, mẹ người ngừoi chưa thành niên
thiếu năng lực chịu trách nhiệm khi người này gây thiệt hại” (Tạp chí Luật học Khoa sau đại học, Đại học
học viện Meiji, số 25 (2017), tr.140. 三木千穂「責任を弁識する能力のない未成年者が、サッカーボール
を蹴って他人に損害を加えた場合において、その親権者が民法714条1項の監督義務者としての義務
を怠らなかったとされた事案」明治学院大学法科大学院ローレビュー25号(2017)(137–144) 40頁.
Số 5(405) - T3/202060 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
để không cấu thành trách nhiệm BTTH hầu
như rất khó. Do vậy, nhiều học giả cho rằng,
dưới góc độ án lệ cho thấy trách nhiệm
BTTH của cha, mẹ rất gần với trách nhiệm
không lỗi11. Về bản chất pháp lý, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại của cha mẹ, các học giả
luật dân sự Nhật Bản cho rằng: một quy định
không thể chấp nhận sự trộn lẫn của cả hai
loại trách nhiệm với bản chất pháp lý khác
nhau12. Còn trên thực tiễn xét xử, pháp luật
Nhật Bản nhìn nhận quy định trong Điều 714
với một vai trò là trách nhiệm thay thế, do
vậy, về cơ bản, đây giống như loại trách
nhiệm không dựa trên lỗi.
Tuy nhiên, án lệ của Toà tối cao ngày
9/4/20151, lần đầu tiên phủ nhận trách nhiệm
BTTH của cha mẹ khi đưa ra lập luận cha,
mẹ không vi phạm nghĩa vụ giám sát, giáo
dục con chưa thành niên mà không dựa trên
căn cứ hành vi của trẻ chưa thành niên có
hay không đáp ứng điều kiện khách quan cấu
thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
Có thể thấy, án lệ này đã đưa ra cách nhìn
mới về bản chất pháp lý của trách nhiệm
BTTH của cha, mẹ đối với thiệt hại do con
chưa thành niên gây ra. Qua đó, án lệ của
Tòa án tối cao gần đây đã khẳng định rõ ràng
đây là “trách nhiệm tự thân” khi án lệ không
đề cập đến vấn đề có hay không hành vi vi
phạm pháp luật của con chưa thành niên khi
đánh giá trách nhiệm của cha mẹ dựa trên
việc đoán định có hay không việc vi phạm
nghĩa vụ giám sát, giáo dục.
Án lệ của Toà tối cao được xem ngày
càng tiệm cận với quan điểm xét xử cũng
như định hướng lý giải theo Điều 832 của
Bộ luật Dân sự Đức (Trách nhiệm của người
giám sát là trách nhiệm tự thân dựa trên lỗi
suy đoán)14.
Theo đó, trách nhiệm BTTH của cha
mẹ/người giám hộ được phán đoán độc lập
dựa trên việc có hay không hành vi vi phạm
nghĩa vụ giám sát, không đơn thuần là trách
nhiệm phái sinh, trách nhiệm thay thế, hay
còn được gọi là trách nhiệm bảo lãnh chỉ
phát sinh khi tồn tại trách nhiệm BTTH của
trẻ chưa thành niên. Cách luận giải này được
rất nhiều học giả tán thành khi cho rằng hoàn
toàn phù hợp với xã hội hiện đại khi quan hệ
giữa người chăm sóc, giám sát và trẻ chưa
thành niên đã có sự thay đổi nhất định. Ngày
này việc giám sát trẻ chưa thành niên được
xem cần thiết phải cân nhắc sao cho phù hợp
với sự hoạt động đa dạng của trẻ trong đời
sống hàng ngày. Đối với những hoạt động để
khuyến khích sự phát triển sáng tạo, tăng khả
năng độc lập, đôi khi còn những phạm vi
thuộc về quyền riêng tư của trẻ không nên
xem cha mẹ/người giám hộ có nghĩa vụ
giám sát. Việc phán đoán có hay không
nghĩa vụ giám sát nên được nhìn nhận từ
chính bản chất hoạt động thực tiễn của trẻ.
Bên cạnh đó, việc giới hạn loại trách nhiệm
này sẽ có tác động lớn đến cha mẹ/người
giám hộ trong việc tôn trọng sự độc lập của
trẻ, qua đó góp phần khuyến khích trẻ phát
triển khả năng tự lập. Trong bối cảnh xã hội
có sự đa dạng hoá về quan hệ gia đình, hình
thái mô hình gia đình cũng có sự thay đổi thì
số lượng các vụ ly hôn, cha mẹ không chung
sống cùng nhau, quan hệ cha con ngoài giá
thú... ngày càng gia tăng. Do vậy, cho dù nói
tồn tại quan hệ cha, mẹ và con nhưng nghĩa
vụ giám sát cũng có những khác biệt nhất
định. Hơn thế nữa, trong xã hội hiện đại, trẻ
chưa thành niên ngày càng được đề cao,
khuyến khích tính tự lập. Do đó, không thể
phủ nhận cần thiết đặt ra sự giới hạn nghĩa
vụ giám sát của cha mẹ. Nói cách khác, đặt
11 Hisao Okuno “Sự cố trong khi trẻ chơi đùa và trách nhiệm của người có nghĩa vụ giám sát tại khoản 1, Điều
714, Bộ luật dân sự” Chukyo Lawyer, Số 24 (2016), tr.41. 奥野久男「子供の遊戯中の事項と民法714
条1項の監督義務者の責任」Chukyolawyer24号(2016)、41頁.
12 Miyako Suzuki, “Trách nhiệm giám sát của cha mẹ đối với con chưa thành niên không có năng lực chịu
trách nhiệm”, Tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 6, số 1 (2017), tr.16.
13 Tuyển tập án lệ dân sự quyển 69, số 3, tr.455(民集69巻3号455頁).
14 Seiji Hayashi (1) tr.141.
61Số 5(405) - T3/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
ra tiêu chuẩn giám sát của cha mẹ đối với
con một cách quá nghiêm khắc cũng không
còn phù hợp.
Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do người chưa thành
niên gây ra
3.1. Vướng mắc, tồn tại trong khung
pháp lý về trách nhiệm của cha mẹ/người
giám hộ đối với thiệt hại do người chưa
thành niên gây ra
Trách nhiệm của cha mẹ trong trường
hợp người chưa thành niên dưới 15 tuổi
Khoản 2 Điều 586 Bộ luật Dân sự năm
2015 quy định: Người chưa thành niên chưa
đủ 15 tuổi thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm
BTTH toàn bộ, trong trường hợp tài sản của
cha, mẹ không đủ mà con chưa thành niên
có tài sản thì lấy phần tài sản của con bồi
thường phần còn thiếu.
Tuy nhiên, điều khoản này chỉ dừng lại
ở nội dung quy định về hậu quả pháp lý mà
hoàn toàn không đề cập đến điều kiện cấu
thành trách nhiệm BTTH của các chủ thể.
Vậy căn cứ pháp lý của trách nhiệm BTTH
của cha, mẹ trong trường hợp này là gì? Căn
cứ pháp lý BTTH của con chưa thành niên
cho phần thiệt hại còn thiếu là gì? Nền tảng
lý luận nào trở thành căn cứ pháp lý cho mối
quan hệ tồn tại hai trách nhiệm BTTH này
được xác định ra sao?... là những vấn đề tồn
tại cần phải làm sáng tỏ.
Nếu xem việc có tài sản hay không để
làm căn cứ đoán định trách nhiệm BTTH đối
với trẻ chưa thành niên không có năng lực
chịu trách nhiệm thì liệu rằng có phù hợp
dưới góc độ căn cứ, nền tảng pháp lý? Với
quy chế pháp lý như trên sẽ dẫn tới hậu quả
cha mẹ/người giám hộ của trẻ chưa thành
niên trong trường hợp không thực hiện nghĩa
vụ giáo dục, chăm sóc trẻ chưa thành niên
một cách đầy đủ, đúng mực dẫn tới hệ quả
trẻ chưa thành niên thực hiện hành vi xâm
hại trong khi không có năng lực chịu trách
nhiệm – khả năng nhận thức về hành vi do
mình thực hiện, chỉ cần cha mẹ không có tài
sản thì chủ thể chịu trách nhiệm BTTH sẽ là
trẻ chưa thành niên.
Có thể luận giải, căn cứ pháp lý về việc
lấy tài sản của con chưa thành niên bù đắp
vào thiệt hại còn thiếu là dựa trên yêu cầu
thực hiện chức năng bù đắp thiệt hại toàn bộ
của BTTH ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, việc
công nhận như vậy có mâu thuẫn với bản
chất, ý nghĩa của khái niệm năng lực chịu
trách nhiệm trong pháp luật dân sự hay
không là vấn đề phải lưu tâm.
Về bản chất pháp lý của trách nhiệm của
cha mẹ trong trường hợp này, có quốc gia
xem đây là trách nhiệm tự thân và chuyển
giao nghĩa vụ chứng minh lỗi (khoản 1 Điều
714 Bộ luật Dân sự Nhật Bản, khoản 1 Điều
832 BGB). Một số hệ thống pháp luật khác
có sự phân loại rõ ràng trách nhiệm này là
trách nhiệm thay thế đối với trẻ không có
năng lực chịu trách nhiệm (dưới 14 tuổi), do
vậy trách nhiệm không dựa trên lỗi (khoản
1 Điều 169 Quyển 6 Bộ luật Dân sự Hà
Lan), và là trách nhiệm nghiêm ngặt trong
trường hợp trẻ từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và
chỉ miễn trách nhiệm khi chứng minh được
không thể ngăn chặn được hành vi của con
chưa thành niên. Nhưng có những quốc gia
xem đây là loại trách nhiệm thay thế không
dựa trên lỗi, ngay cả khi cha, mẹ chứng minh
được mình đã nỗ lực thực hiện nghĩa vụ
giám sát con chưa thành niên cũng không
phải là điều kiện miễn trách nhiệm BTTH và
chỉ được giảm mức BTTH (Điều 32 Luật
Bồi thường thiệt hại Trung Quốc).
Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa chỉ ra
được đây là trách nhiệm với bản chất pháp lý
thế nào? Điều kiện cấu thành ra sao? Trong
một phạm vi nhất định, được xem là miễn
cưỡng khi luận giải pháp luật Việt Nam với
quy định như trên có thể hiểu đối với những
trẻ chưa thành niên dưới 15 tuổi thì chủ thể
chịu trách nhiệm BTTH là cha mẹ, vậy nên
chăng đối với những trường hợp trẻ dưới 15
tuổi được xem như không có năng lực chịu
trách nhiệm. Tuy nhiên, việc lấy độ tuổi dưới
15 được xem là tiêu chí đoán định có hay
không có năng lực chịu trách nhiệm là hoàn
toàn bất hợp lý từ góc nhìn khái niệm năng
lực chịu trách nhiệm. Bởi lẽ, hoàn toàn không
Số 5(405) - T3/202062 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
thể luận giải được bản chất pháp lý trách
nhiệm của cha mẹ trong trường hợp này là
trách nhiệm thay thế hay trách nhiệm tự thân,
cũng như không thể luận giải được trách
nhiệm của trẻ chưa thành niên trong trường
hợp tài sản của cha mẹ không đủ để BTTH.
Trách nhiệm của cha mẹ trong trường
hợp trẻ chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến
dưới 18 tuổi
Khoản 2 Điều 586 Bộ luật Dân sự năm
2015 quy định: Người chưa thành niên từ đủ
15 tuổi đến dưới 18 tuổi trong trường hợp
gây thiệt hại phải bồi thường bằng tài sản
của mình. Tài sản của người chưa thành niên
không đủ thì cha mẹ phải bồi thường phần
thiếu bằng tài sản của mình.
Với quy định trên, có thể luận giải pháp
luật Việt Nam lấy mốc độ tuổi để đoán định
năng lực chịu trách nhiệm. Trong trường hợp
này, trẻ chưa thành niên được xem là có năng
lực chịu trách nhiệm đầy đủ và là chủ thể
chịu trách nhiệm BTTH do hành vi của mình
gây ra. Tuy nhiên, đối với trách nhiệm của
cha mẹ trong trường hợp tài sản của trẻ chưa
thành niên không đủ để BTTH, pháp luật
Việt Nam hoàn toàn chưa luận giải được bản
chất pháp lý. Trước hết, phải khẳng định
trách nhiệm của cha mẹ trong trường hợp
này không phải là trách nhiệm thay thế bởi
người thực hiện hành vi xâm hại là trẻ chưa
thành niên có đầy đủ năng lực chịu trách
nhiệm và là chủ thể BTTH ngoài hợp đồng.
Nếu lấy căn cứ để thực hiện chức năng
bù đắp thiệt hại một cách đầy đủ đối với thiệt
hại của người bị hại, trong trường hợp tài sản
của con chưa thành niên không đủ bù đắp
thiệt hại thì cha mẹ phải BTTH bằng tài sản
của mình, liệu rằng có thể hiểu bản chất pháp
lý về trách nhiệm của cha mẹ trong trường
hợp này là trách nhiệm tự thân hay không?
Nếu đây là trách nhiệm tự thân thì việc xây
dựng căn cứ pháp lý để khẳng định điều kiện
cấu thành trách nhiệm là điều không thể
thiếu khi nhìn nhận trách nhiệm của cha mẹ
trong trường hợp này.
Trách nhiệm của người giám hộ
Khoản 3 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015
quy định: Người chưa thành niên có người
giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài
sản của người được giám hộ để bồi thường;
nếu người được giám hộ không có tài sản
hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì
người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản
của mình; nếu người giám hộ chứng minh
được mình không có lỗi trong việc giám hộ
thì không phải lấy tài sản của mình để bồi
thường.
Với quy định như trên, pháp luật Việt
Nam mặc nhiên công nhận trách nhiệm
BTTH của trẻ chưa thành niên trong trường
hợp trẻ chưa thành niên có tài sản. Điều này
sẽ dẫn tới hai hệ quả như sau: Thứ nhất, đi
ngược lại lý thuyết căn bản của pháp luật dân
sự về tính chịu trách nhiệm dân sự dựa trên
năng lực của chủ thể; Thứ hai, phủ nhận
nghĩa vụ của người giám hộ đối với hành vi
bất hợp pháp của người được giám hộ.
Trách nhiệm BTTH của người giám hộ
chỉ đặt ra khi tài sản của người được giám
hộ không đủ cho thấy có thể luận giải rằng
pháp luật Việt Nam nhìn nhận đây là trách
nhiệm thay thế và chuyển giao nghĩa vụ
chứng minh lỗi, nhưng thiếu căn cứ pháp lý
nghiêm trọng khi luận giải về bản chất và
mối quan hệ giữa trách nhiệm của người
giám hộ và trẻ chưa thành niên.
3.2. Kiến nghị xây dựng quy chế pháp
lý liên quan
Thứ nhất, cần xây dựng “khái niệm năng
lực chịu trách nhiệm”, đặc biệt là xây dựng
tiêu chí phân loại năng lực chịu trách nhiệm
của người chưa thành niên, để qua đó khẳng
định chủ thể có trách nhiệm BTTH.
Thứ hai, xác định được bản chất pháp lý
về trách nhiệm của cha mẹ/người giám hộ
trong mối tương quan với năng lực chịu
trách nhiệm của trẻ chưa thành niên.
Trường hợp trẻ chưa thành niên có năng
lực chịu trách nhiệm thì chủ thể chịu trách
nhiệm BTTH là trẻ chưa thành niên. Tuy
nhiên, trong trường hợp này người bị hại
hoàn toàn có quyền yêu cầu cha mẹ /người
giám hộ BTTH, nhưng bản chất pháp lý về
trách nhiệm của cha mẹ/người giám hộ trong
63Số 5(405) - T3/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
trường hợp này là trách nhiệm tự thân. Khi
xác định được bản chất pháp lý về trách
nhiệm của cha mẹ trong trường hợp này, cơ
quan lập pháp có thể xây dựng quy chế pháp
lý với hai sự lựa chọn như sau: theo pháp
luật Nhật Bản, áp dụng quy chế pháp lý
chung đối với trường hợp này, hoặc theo
pháp luật Đức, xây dựng quy chế pháp lý
riêng. Ý nghĩa của việc lựa chọn giải pháp
như trên để xây dựng căn cứ pháp lý xác
định điều kiện cấu thành trách nhiệm BTTH
của cha mẹ/người giám hộ, cơ chế miễn trừ
trách nhiệm và hậu quả pháp lý.
Trường hợp trẻ chưa thành niên không
có năng lực chịu trách nhiệm thì chủ thể chịu
trách nhiệm BTTH là cha mẹ và không cấu
thành trách nhiệm BTTH đối với trẻ chưa
thành niên. Tuy nhiên, bản chất pháp lý về
trách nhiệm của cha mẹ/người giám hộ trong
trường hợp này đóng vai trò quan trọng
trong việc xây dựng căn cứ pháp lý liên quan
đến điều kiện cấu thành cũng như cơ chế
miễn trừ trách nhiệm. Có thể thấy, pháp luật
Đức xem trách nhiệm của cha mẹ trong
trường hợp này là trách nhiệm tự thân hơn là
trách nhiệm thay thế và khuynh hướng gần
đây trong thực tiễn xét xử của Nhật Bản cũng
đi theo quan điểm đó, đặc biệt trong bối cảnh
xã hội hiện đại. Ngược lại, một số quốc gia
lại xem loại trách nhiệm này là trách nhiệm
thay thế như trong pháp luật Hà Lan, Trung
Quốc. Việc lựa chọn bản chất pháp lý ra sao
sẽ quyết định điều kiện cấu thành trách
nhiệm. Việc lựa chọn giải pháp nào cho pháp
luật Việt Nam cần dựa trên một nghiên cứu
đầy đủ từ góc nhìn pháp luật so sánh, cũng
như nghiên cứu thực chứng xã hội, văn hoá,
lịch sử quan hệ gia đình trong xã hội Việt
Nam để đưa ra một giải pháp phù hợp n
TàI LIệu THAM KHảo
1. Seiji Hayashi, “Trách nhiệm người giám sát nhìn từ sửa đổi Luật bồi thường thiệt hại của Đức”,
Tạp chí Nghiên cứu khoa học thương mại, Quyển 62, số 2.3, tr. 128 (林誠司「ドイツ損害賠
償法改正から見た監督者責任」—自己犠牲による交通事故に関する議論を素材として
−商学討究第62巻第2.3号128頁).
2. Tuyển tập án lệ dân sự, Quyển 28, số 2, tr.347 (民集28巻2号347頁).
3. Kagayama, “Vicarious liability of supervisor”, Tạp chí online Cyberlaw school (2017); http:/
cyberlawschool.jp/kagayama/KyushuLawAssociation/2017/Art714.pdf, truy cập ngày 12/3/2018.
4. Xiang Li, Jigang Jin, Consise Chinese Tort Laws, Springer Heidelberg New York Dordrecht
London, 2014, p.77-78.
5. Yoshiyuki Hashimoto, Kunihiko Ookubo, Yasushi Koike, Luật dân sự quyển V, Yuhikaku, 2011,
tr. 252 (橋本佳幸、大久保邦彦、小池泰、『民法V』有斐閣2011年、252頁).
6. Tuyển tập án lệ dân sự, Quyển 16, số 2, tr.407 (民集16巻2号407頁).
7. Hisao Okuno “Sự cố trong khi trẻ chơi đùa và trách nhiệm của người có nghĩa vụ giám sát tại
khoản 1, Điều 714a Bộ luật dân sự”, Chukyo Lawyer, Số 24 (2016), tr.41 (奥野久男「子供の
遊戯中の事項と民法714条1項の監督義務者の責任」Chukyolawyer24号(2016)、41頁).
8. Tuyển tập án lệ dân sự, Quyển 16, số 2, tr. 419 (民集16巻2号419頁)
9. Chiho Miki “Án lệ liên quan đến trường hợp phủ nhận trách nhiệm của cha, mẹ người người
chưa thành niên thiếu năng lực chịu trách nhiệm khi người này gây thiệt hại”, Tạp chí Luật học
Khoa sau đại học, Đại học học viện Meiji, số 25 (2017), tr.140 (三木千穂「責任を弁識する
能力のない未成年者が、サッカーボールを蹴って他人に損害を加えた場合において、
その親権者が民法714条1項の監督義務者としての義務を怠らなかったとされた事案」
明治学院大学法科大学院ローレビュー25号(2017)(137–144) 40頁).
10. Tuyển tập án lệ dân sự, Quyển 69, số 3, tr.455 (民集69巻3号455頁).
11. Thời báo án lệ số 2123, tr.61 (判例時報2123号61頁)
12. Thời báo án lệ số 2158, tr.51 (判例時報2158号51頁).
13. Miyako Suzuki, “Trách nhiệm giám sát của cha mẹ đối với con chưa thành niên không có năng
lực chịu trách nhiệm”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 6, số 1 (2017), tr.16.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trach_nhiem_boi_thuong_thiet_hai_do_nguoi_chua_thanh_nien_ga.pdf