Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

Thứ năm, về phạm vi chịu TNHS của pháp nhân. Theo Điều 76 liệt kê các tội danh(1) cụ thể mà pháp nhân có thể phải chịu TNHS về các tội danh đó. Theo quan điểm của chúng tôi, với việc quy định như Điều 76, người đọc có thể nhận biết được phạm vi chịu TNHS của pháp nhân thương mại phạm tội về những tội danh đã được liệt kê. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật lập pháp quy định này lại chưa hợp lý, vì khi thêm hoặc bớt 1 tội danh có quy định TNHS của pháp nhân thì không những phải sửa đổi điều luật về tội danh có liên quan mà cũng phải sửa cả Điều 76. Hơn nữa, việc quy định về cùng một nội dung không nhất thiết phải sử dụng phương pháp “bắc cầu” giữa 2 điều luật. Mặc dù BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tư duy lập pháp hình sự; tiếp tục thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước và tổ chức, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta. BLHS năm 2015 quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm, đây là điểm mới nổi bật, mang tính đột phá trong chính sách và tư duy lập pháp hình sự nước ta. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới nên BLHS năm 2015 quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo hướng chỉ áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại; xác định cụ thể 33 tội danh, là các tội danh mang tính chất thuần túy về kinh tế, môi trường, an toàn công cộng và trật tự công cộng; quy định rõ ba điều kiện để một pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự và quy định các chế tài áp dụng đối với pháp nhân phạm tội bao gồm ba hình phạt chính, ba hình phạt bổ sung và bốn biện pháp tư pháp. Để triển khai và áp dụng có hiệu quả, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để khắc phục các hạn chế như: các trường hợp đã phân tích ở trên và thậm chí trường hợp pháp nhân bị đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thì quyền lợi của người lao động, của chủ nợ, các đối tác đang có hợp đồng hợp tác, kinh doanh với pháp nhân này sẽ được giải quyết như thế nào?

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
48 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Điểm mới so với BLHS năm 1999 là chế định TNHS của pháp nhân thương mại lần đầu tiên được quy định và ghi nhận chế định này bằng việc xác định rõ loại pháp nhân, điều kiện, phạm vi trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, đồng thời cũng quy định rõ các loại tội phạm cụ thể mà pháp nhân có thể phải chịu TNHS và hình phạt đối với tội phạm đó. Việc bổ sung quy định TNHS đối với pháp nhân vào BLHS sẽ làm thay đổi hoàn toàn các quan niệm trước đây về năng lực TNHS, lỗi, hình phạt trong lý luận khoa học luật hình sự và trong luật thực định và thực tiễn xét xử của Tòa án. Pháp nhân thương mại phạm tội là những pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm vào các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, có lỗi và phải bị xử lý bằng hình phạt. Theo quy định tại Điều 75 BLHS năm 2015 thì pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi * Thạc sĩ, Khoa Luật, Học viện Cảnh sát nhân dân TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI PHẠM TỘI THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017 ĐỖ LƯỜNG THIỆN * So với Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999, đây là lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật hình sự nước ta, BLHS năm 2015 đã quy định và ghi nhận trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với pháp nhân thương mại phạm tội bằng việc xác định rõ loại pháp nhân, điều kiện, phạm vi TNHS đối với pháp nhân, đồng thời cũng quy định rõ các loại tội phạm cụ thể mà pháp nhân có thể phải chịu TNHS và hình phạt đối với tội phạm đó. Trên cơ sở nghiên cứu những quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội, tác giả đã chỉ ra được điều kiện, phạm vi chịu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội, đồng thời đưa ra được một số lưu ý khi xác định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Keyword: Bộ luật hình sự, pháp nhân thương mại, trách nhiệm hình sự. Compared with the Penal Code in 1999, this is the first time in the history of our criminal law that the Penal Code of 2015 has stipulated and recognized the criminal liability of a commercial criminal entities by defining the type Legal entities, conditions and scope of criminal liability for legal persons, as well as specific types of crimes that can be punishable by a legal person. On the basis of studying the provisions on criminal liability of criminalized commercial legal persons, the author has pointed out the conditions and scope of criminal liability for commercial criminal offenders. There are a number of considerations in determining criminal liability for a commercial offender. Keyword: The Penal Code, commercial criminal offenders, criminal liability. ĐỖ LƯỜNG THIỆN 49Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại, vì lợi ích của pháp nhân thương mại, có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS. Để truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo quy định của BLHS, phải thỏa mãn các điều kiện sau: Một là, pháp nhân có thể phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nghĩa vụ do pháp luật quy định cho pháp nhân đó (hay còn gọi là nghĩa vụ của tổ chức) không được thực hiện và sự vi phạm nghĩa vụ này ở mức độ nghiêm trọng (bị coi là tội phạm). Ví dụ: Doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước hay nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đây là nghĩa vụ được quy định trực tiếp cho doanh nghiệp. Khi không thực hiện nghĩa vụ này ở mức độ nghiêm trọng (bị coi là tội phạm), doanh nghiệp có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Hai là, pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp thành viên của pháp nhân đã phạm tội nhưng tội phạm được thực hiện là nhân danh và có lợi cho tổ chức(1). Hành vi phạm tội có những dấu hiệu đặc biệt liên quan đến tổ chức và những dấu hiệu này mà TNHS có thể được mở rộng đến tổ chức. Ở đây có mối quan hệ giữa thành viên của tổ chức với tổ chức về tội phạm đã thực hiện và trách nhiệm hình sự đối với tội phạm đó. Hành vi phạm tội là hành vi của con người cụ thể, họ là chủ thể của tội phạm nhưng tổ chức phải chịu TNHS về tội phạm này vì tội phạm được thực hiện 1  Xem: Điều 75 Điều kiện chị trách hình sự của pháp nhân thương mại; nxb chính trị QG sự thật, năm 2017, tr54 nhân danh pháp nhân và vì lợi ích chung của tổ chức, thể hiện “lí trí” và “ý chí” của tổ chức (thông qua lãnh đạo hoặc người đại diện của pháp nhân). Theo đó, có thể coi hành vi mà thành viên đã thực hiện cũng là hành vi của tổ chức. Như vậy, hành vi của thành viên tổ chức có thể được coi là hành vi của tổ chức khi hành vi đó thỏa mãn 2 dấu hiệu: nhân danh tổ chức và vì lợi ích của tổ chức. Để đảm bảo tính “nhân danh” đòi hỏi người thực hiện tội phạm phải là người lãnh đạo hoặc thuộc cơ quan lãnh đạo của tổ chức, có quyền quyết định hoạt động của tổ chức.(2) Họ có thể trực tiếp thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện. Hành vi tự ý của các thành viên bình thường của tổ chức, không thể là hành vi nhân danh của tổ chức. Đặc điểm nhân danh tổ chức là điều kiện cần cho việc xác định hành vi cụ thể được coi là hành vi của tổ chức nhưng chưa phải là điều kiện đủ. Hành vi nhân danh tổ chức chỉ được coi là hành vi của tổ chức khi hành vi được thực hiện là có lợi hoặc nhằm có lợi cho tổ chức. Qua đó, tổ chức có thể nhận được (hoặc giữ lại) lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần hoặc lợi thế nhất định. Khi hành vi vi phạm được thực hiện nhân danh tổ chức nhưng không vì lợi ích của tổ chức mà vì lợi ích của cá nhân hoặc nhóm cá nhân thì hành vi phạm tội đó không thể được coi là hành vi của pháp nhân nên không thể buộc pháp nhân-tổ chức phải chịu TNHS về hành vi phạm tội này. Chính vì vậy, TNHS của pháp nhân bắt nguồn từ hành vi phạm tội và TNHS của thành viên tổ chức. Hành vi phạm tội tuy là của thành viên tổ chức nhưng khi thực hiện hành vi phạm tội, người này đã nhân danh pháp nhân và vì lợi ích của pháp nhân nên hành vi phạm tội cũng 2  Xem: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Học viện Cảnh sát nhân dân, trang 283-300 TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI... 50 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018 được coi là hành vi phạm tội của tổ chức và tổ chức phải chịu TNHS về hành vi phạm tội này. Ba là, hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại. Pháp nhân phải chịu TNHS trong trường hợp thành viên của pháp nhân phạm tội khi thực hiện công việc này được pháp nhân giao và việc phạm tội này là lỗi của pháp nhân. Ví dụ: Trong khi thực hiện công việc được doanh nghiệp giao như trong trường hợp làm chết người theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 242 tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản. Trong trường hợp này, hành vi phạm tội không phải là hành vi vi phạm nghĩa vụ của pháp nhân như trường hợp thứ nhất và cũng không phải hành vi nhân danh và vì lợi ích của pháp nhân như trường hợp thứ hai. Tuy nhiên, hành vi vi phạm này cũng có dấu hiệu đặc biệt liên quan đến tổ chức và vì những dấu hiệu này mà TNHS có thể được xác định cho pháp nhân. Trước hết, hành vi phạm tội xảy ra khi người phạm tội thực hiện công việc của pháp nhân và thứ hai, quan trọng hơn, hành vi phạm tội đã xảy ra có nguyên nhân xuất phát từ pháp nhân. Pháp nhân đã không thực hiện đầy đủ trách nhiệm phòng ngừa hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra từ hoạt động của thành viên (và cũng là hoạt động của pháp nhân). Mặc dù vậy, hành vi này phải xuất phát từ lỗi vô ý, không phải người đại diện pháp nhân cố ý gây ra. Do đó, việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân trong trường hợp này là có cơ sở và cần thiết để răn đe pháp nhân, buộc pháp nhân phải có biện pháp phòng ngừa sự tái diễn hành vi phạm tội tương tự trong tương lai. Như vậy, TNHS của pháp nhân dựa trên cơ sở thiệt hại đã xảy ra trong hoạt động của tổ chức mà nguyên nhân của thiệt hại có phần do sai phạm của pháp nhân. Ở đây có sự độc lập tương đối giữa sai phạm của thành viên pháp nhân và sai phạm của pháp nhân. Do vậy, TNHS của pháp nhân cũng có sự độc lập tương đối với TNHS của thành viên pháp nhân. Chú ý: Trong mỗi trường hợp, TNHS của pháp nhân có mối quan hệ khác nhau với hành vi của thành viên pháp nhân cũng như TNHS của họ. Tuy vậy, một nguyên tắc chung được thừa nhận là TNHS của pháp nhân không loại trừ TNHS của cá nhân. Hai loại TNHS này có thể cùng phát sinh từ một sự việc. Bốn là, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Dù là người phạm tội hay pháp nhân thương mại phạm tội thì bao giờ BLHS sự cũng quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự(1). Theo đó, tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của BLHS năm 2015 (là các tội phạm mà pháp nhân thương mại bị truy cứu TNHS). Tuy nhiên, khi áp dụng các điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội cần chú ý: Nếu người của pháp nhân thương mại thực hiện hành vi nhân danh pháp nhân thương mại và pháp nhân thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì tùy trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tư cách là cá nhân. Quy định này chống việc lợi dụng pháp nhân thương mại để thực hiện hành vi phạm tội nhằm thoát sự trừng trị của pháp luật. Pháp nhân thương mại tuy là chủ thể 1  Xem: Điều 27 BLHS 2015, khoản 2, 3. NXB Chính trị QG sự thật, năm 2017, tr20-21 ĐỖ LƯỜNG THIỆN 51Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát của tội phạm, nhưng không phải là chủ thể của tất cả các tội phạm quy định trong BLHS, mà chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự một số tội phạm có liên quan trực tiếp đến hoạt động của pháp nhân thương mại. Trong số 33 tội danh pháp nhân thương mại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có những tội liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của pháp nhân thương mại như tội trốn thuế; tội buôn lậu; tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, nhưng cũng có tội ít liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của pháp nhân thương mại như: Tội tài trợ khủng bố và Tội rửa tiền. Những pháp nhân thương mại có hành vi cố tình vi phạm BLHS sẽ “tự mình đào thải mình”. Điều này cũng khắc phục được thực tiễn áp dụng pháp luật thời gian qua bởi cơ chế xử phạt vi phạm hành chính và bồi thường thiệt hại áp dụng đối với pháp nhân thương mại trước đây tỏ ra bất cập, không đủ sức răn đe; nhiều pháp nhân sẵn sàng chịu phạt để tiếp tục vi phạm, làm giảm hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, quy định TNHS của pháp nhân là chế định hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ nên chắc chắn trong quy định của pháp luật, cũng như việc thực thi trên thực tế sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế và vướng mắc nhất định. Thứ nhất, tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015 và quy định tương ứng tại Điều 76 BLHS này. Đây là quy định mới được bổ sung khi sửa đổi BLHS năm 2015, theo đó, tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện cũng được phân loại làm cơ sở để tiến hành các hoạt động tố tụng, xác định các vấn đề khác có liên quan như thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hạn điều tra, thẩm quyền điều tra... Ví dụ: khoản 6 Điều 188 BLHS quy định về tội buôn lậu(1). Nếu pháp nhân phạm tội thuộc điểm a khoản 6 Điều 188, thì tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tương ứng với khoản 1 Điều 188(2). Theo quy định này thì mức cao nhất của khung hình phạt do BLHS quy định đối với tội này là 3 năm tù, tội phạm mà pháp nhân thương mại thực hiện. Do vậy, tội phạm mà pháp nhân thương mại thực hiện nếu xác định thuộc điểm a khoản 6 Điều 188 là tội phạm ít nghiêm trọng. Tương tự, nếu pháp nhân phạm tội thuộc điểm b khoản 6 Điều 188 là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; nếu thuộc điểm d, khoản 6 Điều 188, tội phạm mà pháp nhân 1  Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật hình sự 2015, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm 2  Xem, Điều 188 BLHS năm 2015. NXB Chính trị QG sự thật, năm 2017, tr142-143 TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI... 52 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018 thương mại thực hiện sẽ là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tội phạm mà pháp nhân thương mại thực hiện tại điểm đ, khoản 6 Điều 188: “phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 188: Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn”. Vậy, trường hợp này, dựa vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, loại tội phạm mà pháp nhân thương mại thực hiện là tội phạm nào khi không có khoản tương ứng đối với hành vi phạm tội do cá nhân thực hiện? Theo quy định của BLHS năm 2015 có 21 trường hợp có quy định tương tự như điểm đ khoản 6 Điều 188 bao gồm: điểm đ khoản 6 Điều 188, điểm d khoản 5 Điều 189, điểm d khoản 5 Điều 190, điểm d khoản 5 Điều 191, điểm d khoản 5 Điều 192, điểm đ khoản 6 Điều 193, điểm đ khoản 6 Điều 194, điểm đ khoản 6 Điều 195, điểm d khoản 5 Điểu 200, điểm c khoản 4 Điểu 203, điểm c khoản 4 Điểu 211, điểm d khoản 5 Điều 234, điểm d khoản 5 Điều 235, điểm d khoản 5 Điều 237, điểm d khoản 5 Điều 238, điểm d khoản 5 Điều 239, điểm d khoản 5 Điều 243, điểm d khoản 5 Điều 244, điểm c khoản 4 Điều 245, điểm b khoản 4 Điều 300, điểm d khoản 6 Điều 324. Những trường hợp này cũng không phân loại tội phạm được đối với pháp nhân thương mại phạm tội.(1) Thứ hai, khoản 2, Điều 75 BLHS năm 2015 quy định việc pháp nhân thương mại chịu TNHS không loại trừ TNHS của cá nhân. Quy định này làm phát sinh một vấn đề là cá nhân và pháp nhân thương mại là cùng nhau phạm tội thì có được xem là đồng phạm trong cùng một vụ án hay không? Xác định lỗi và vai trò của cá 1  Nguyễn Văn Thuyết, Bình luận những điểm mới của Bộ luật hình sự hiện hành, sửa đổi, bổ sung năm 2017, NXB Chính trị Quốc gia sự thật, năm 2018, tr29-32 nhân và pháp nhân thương mại với một hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại như thế nào? Trong một vụ phạm tội của pháp nhân thì cá nhân sẽ phải chịu trách nhiệm về cùng một tội danh hay sẽ bị xử lý theo tội danh khác? Tội danh khác đó, nếu có là tội gì? Trong trường hợp bị xét xử cùng một tội danh thì có xem xét vấn đề đồng phạm không?(2) Tất cả những câu trả hỏi này BLHS năm 2015 không quy định rõ. Thứ ba, khoản 1 Điều 75 BLHS năm 2015 quy định những điều kiện cần và đủ để xác định TNHS đối với pháp nhân. Điều này cho thấy BLHS năm 2015 đã áp dụng các điều kiện để truy cứu TNHS của pháp nhân theo học thuyết đồng nhất hóa TNHS(3). Tuy nhiên, để áp dụng thuận lợi và thống nhất trong thực tiễn xét xử, phòng ngừa đấu tranh và chống tội phạm, vì ở nước ta mặc dù đã ban hành nghị quyết ban hành án lệ của Tòa án nhân dân tối cao, tuy nhiên Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lại chưa ban hành án lệ về trường hợp này. Theo chúng tôi, để giải quyết vướng mắc này cần phải phân loại TNHS theo dạng hành vi cụ thể của pháp nhân với 3 trường hợp: (i) Pháp nhân có thể phải chịu TNHS về hành vi không được thực hiện nghĩa vụ được quy định trực tiếp cho pháp nhân; (ii) Pháp nhân có thể phải chịu TNHS về hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh và vì lợi ích của pháp nhân; (iii) Pháp nhân phải chịu TNHS trong trường hợp người của pháp nhân đã phạm tội khi thực hiện công việc được pháp nhân giao và việc 2  Bạch Ngọc Du (2016), Một số vấn đề về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015, Tạp chí Nghề Luật, Số 4/2016, tr. 39 - 43. 3  Ths. Vũ Hoài Nam, NXBTP – Bộ Tư pháp, Tìm hiểu học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm trong khoa học luật hình sự, nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1698 ĐỖ LƯỜNG THIỆN 53Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát phạm tội này có phần lỗi của pháp nhân.(1) Theo chúng tôi, cách xác định này cũng có những điểm hợp lí và có thể phù hợp cho việc truy cứu TNHS của pháp nhân và đặc biệt, phù hợp với lí luận khoa học luật hình sự Việt Nam.(2) Thứ tư, xác định “lỗi” của pháp nhân Trong việc quyết định cấu trúc pháp lý của trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, thì lỗi của chủ thể thuộc về mặt chủ quan của hành vi phạm tội là vấn đề gây tranh cãi chủ yếu nhất. Lỗi được hiểu là nhận thức, thái độ tâm lý của con người về hành vi của chính mình. Trong khi đó, pháp nhân là một thực thể có tính pháp lý (do pháp luật đặt ra) không thể có nhận thức hay tâm lý như một con người. Vì vậy, yếu tố lỗi của chủ thể như là một yếu tố không thể thiếu được của hành vi không thể có ở pháp nhân và do đó, khái niệm “lỗi” không thể áp dụng trực tiếp cho chủ thể là pháp nhân.(3) Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, theo chúng tôi lỗi của pháp nhân được hiểu dựa trên những yếu tố nằm trong lỗi thuộc về hành vi của người lãnh đạo hoặc người dại diện có thẩm quyền của pháp nhân. Khi hành vi phạm tội do người lãnh đạo, người đại diện có thẩm quyền gây ra thì pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự với tư cách là người thực hiện, còn khi nhân viên của pháp nhân đóng vai trò đồng phạm hành vi tội phạm thì pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự với tư cách là đồng phạm. Thêm vào đó, việc quy định về điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự của 1  Nguyễn Ngọc Hòa (2014), Trách nhiệm hình sự của chủ thể là tổ chức và vấn đề sửa đổi Bộ luật Hình sự Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 12, tr9-16. 2  TS. Phan Thị Nhật Tài & Trịnh Tuấn Anh, Khoa Luật, Đại học Duy Tân. tintuc/Pages/xay-dung-phap-luat.aspx?ItemID=410 3  Đào Trí Úc, Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật hình sự, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3/2015, tr 49-55 pháp nhân thương mại theo quan điểm của chúng tôi là chưa phù hợp. Ví dụ: tại Điều 216 tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Đối với tội này là trường hợp quy định về việc pháp nhân phải chịu TNHS về hành vi không thực hiện nghĩa vụ được quy định trực tiếp cho pháp nhân. Khi không thực hiện nghĩa vụ này ở mức độ nghiêm trọng (bị coi là tội phạm), doanh nghiệp có thể phải chịu TNHS. Đối với dạng hành vi này không thực hiện nghĩa vụ này, luật không đòi hỏi thêm điều kiện để xác định TNHS như Điều 75. Ngoài ra, ở điều kiện (a) và (b) của Điều 75 BLHS, hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại, hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại. Ví dụ doanh nghiệp có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về việc lãnh đạo doanh nghiệp hoặc về việc công nhân phá rừng trái phép vì lợi ích của doanh nghiệp theo sự chỉ đạo của lãnh đạo doanh nghiệp.(4) Trong trường hợp này, vấn đề TNHS của pháp nhân mới cần 2 điều kiện là hành vi phạm tội phải nhân danh và vì lợi ích của pháp nhân. Như vậy, chỉ cần 2 điều kiện được quy định tại điểm (a) và điểm (b) có ý nghĩa xác định TNHS của pháp nhân trong trường hợp này. Ở điều kiện thứ 3 hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại, chúng tôi cho rằng, pháp nhân phải chịu TNHS trong trường hợp người của pháp nhân đã phạm tội khi thực hiện công việc được pháp nhân giao và việc phạm tội này có phần lỗi của pháp nhân. 4  Xem Điều 232 tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, BLHS 2015. NXB Chính trị Quốc gia năm 2017, tr 214 TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI... 54 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018 Ví dụ: Trong khi thực hiện công việc được doanh nghiệp giao, người lao động đã gây hậu quả làm chết người theo điểm c khoản 3 Điều 192 - Tội sản xuất, buôn bán hàng giả, rõ ràng sự việc xảy ra có phần lỗi của doanh nghiệp... Việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân trong trường hợp này là có cơ sở và cần thiết để răn đe, buộc pháp nhân phải có biện pháp phòng ngừa sự tái diễn hành vi phạm tội tương tự trong tương lai. Do đó, các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 75 hoàn toàn không có ý nghĩa đối với việc xác định TNHS của pháp nhân trong trường hợp thứ 3. Thứ năm, về phạm vi chịu TNHS của pháp nhân. Theo Điều 76 liệt kê các tội danh(1) cụ thể mà pháp nhân có thể phải chịu TNHS về các tội danh đó. Theo quan điểm của chúng tôi, với việc quy định như Điều 76, người đọc có thể nhận biết được phạm vi chịu TNHS của pháp nhân thương mại phạm tội về những tội danh đã được liệt kê. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật lập pháp quy định này lại chưa hợp lý, vì khi thêm hoặc bớt 1 tội danh có quy định TNHS của pháp nhân thì không những phải sửa đổi điều luật về tội danh có liên quan mà cũng phải sửa cả Điều 76. Hơn nữa, việc quy định về cùng một nội dung không nhất thiết phải sử dụng phương pháp “bắc cầu” giữa 2 điều luật. Mặc dù BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tư duy lập pháp hình sự; tiếp tục thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu 1  Nguyễn Văn Thuyết, So sánh và thống kê BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), nxb Lao động, năm 2018. tr 339 tranh chống tội phạm, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước và tổ chức, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta. BLHS năm 2015 quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm, đây là điểm mới nổi bật, mang tính đột phá trong chính sách và tư duy lập pháp hình sự nước ta. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới nên BLHS năm 2015 quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo hướng chỉ áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại; xác định cụ thể 33 tội danh, là các tội danh mang tính chất thuần túy về kinh tế, môi trường, an toàn công cộng và trật tự công cộng; quy định rõ ba điều kiện để một pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự và quy định các chế tài áp dụng đối với pháp nhân phạm tội bao gồm ba hình phạt chính, ba hình phạt bổ sung và bốn biện pháp tư pháp. Để triển khai và áp dụng có hiệu quả, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để khắc phục các hạn chế như: các trường hợp đã phân tích ở trên và thậm chí trường hợp pháp nhân bị đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thì quyền lợi của người lao động, của chủ nợ, các đối tác đang có hợp đồng hợp tác, kinh doanh với pháp nhân này sẽ được giải quyết như thế nào? Những vấn đề này BLHS năm 2015 chưa dự trù đến. Điều này cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để có những văn bản hướng dẫn thi hành BLHS mới, có những bước tiến hành thận trọng, phù hợp./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftrach_nhiem_hinh_su_cua_phap_nhan_thuong_mai_pham_toi_theo_q.pdf
Tài liệu liên quan