Trẻ sơ sinh sanh rất non suy hô hấp cấp: Kết quả và chi phí điều trị

Tỉ lệ viêm ruột trong nghiên cứu chúng tôi là 11,1%. Theo y văn, viêm ruột hoại tử xuất hiện ở 1 – 5%trong tổng số trẻ nhập khoa HSSS, và 5 – 10% trẻ rất nhẹ cân; đây là bệnh lý có tỉ lệ tử vong cao(9). Có đến 96,7% các trẻ trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng sữa công thức của trẻ non tháng. Chi phí sử dụng sữa công thức của nhóm trẻ này trung bình là 323.662 đồng. Thực tế tại khoa HSSS bệnh viện Nhi Đồng 1, việc sử dụng sữa mẹ cho trẻ non tháng gặp nhiều khó khăn như là không có bà mẹ trong bệnh viện nhất là những ngày đầu tiên, không có đủ không gian, phương tiện hỗ trợ bà mẹ vắt sữa, bà mẹ không đủ sữa và chưa có hệ thống trữ sữa mẹ. Theo y văn, mặc dù sữa mẹ là không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ non tháng nhưng việc sử dụng sữa mẹ là yếu tố quan trọng giúp giảm tỉ lệ tử vong, giảm nguy cơ nhiễm trùng, viêm ruột hoại tử và giúp phát triển thần kinh vận động tốt hơn (Lucas năm 1992, ElMohandes năm 1997, Hylander năm 2003, Furman năm 2003, Schanler năm 2005, Vohr năm 2007, Meinzen-Der năm 2008)(5,7,14,20). Tăng cường sử dụng sữa mẹ là một trong những chiến lược quan trọng của các đơn vị hồi sức sơ sinh; tại Mỹ tỉ lệ sử dụng sữa mẹ tại các đơn vị hồi sức sơ sinh đạt trung bình 75%(7,16). Do đó cần có các biện pháp giúp tăng sử dụng sữa mẹ tại khoa hồi sức sơ sinh, góp phần cải thiện chất lượng điều trị và giảm một phần chi phí chung. Bệnh lý võng mạc sơ sinh được ghi nhận ở nghiên cứu chúng tôi 7,8%. Tỉ lệ này là còn cao so với y văn: tỉ lệ ROP nặng cần điều trị là6%, có nơi chỉ có 2%(10,19). Bệnh gây giảm thị lực, gây mù cho trẻ sanh non, làm giảm chất lượng cuộc sống của trẻ sau xuất viện(11). Mỗi năm bệnh viện Nhi Đồng I chúng tôi nhận điều trị phẫu thuật bắn laser quang đông cho trên 300 trường hợp bệnh lý võng mạc sơ sinh. Để giảm biến chứng bệnh lý võng mạc sơ sinh, cần có chiến lược cung cấp oxy phù hợp cho trẻ với mục tiêu SpO2 thích hợp(8).

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trẻ sơ sinh sanh rất non suy hô hấp cấp: Kết quả và chi phí điều trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Nhi Khoa 48 TRẺ SƠ SINH SANH RẤT NON SUY HÔ HẤP CẤP: KẾT QUẢ VÀ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ Hồ Tấn Thanh Bình* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả và chi phí điều trị của trẻ sanh rất non suy hô hấp cấp nhập khoa Hồi sức sơ sinh (HSSS) bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 1/2013 – 12/2013. Phương pháp: Chọn các trẻ sanh non có tuổi thai 28 – 32 tuần, nhập khoa Hồi sức sơ sinh trước 24 giờ tuổi vì suy hô hấp cấp, ghi nhận các thông tin bệnh lý và chi phí điều trị đến xuất viện. Kết quả: Có 90 trẻ được nhận vào nghiên cứu. Tỉ lệ cứu sống là 91,1% với chi phí hiệu quả sống còn là 23.346.504 đồng và thời gian nằm viện trung bình là 41,8 ngày. Tỉ lệ các biến chứng liên quan sanh non: nhiễm trùng bệnh viện (41,1%), bệnh phổi mạn (16,7%), còn ống động mạch lớn (11,1%), viêm ruột (11,1%), bệnh lý võng mạc sơ sinh (7,8%). Cứ mỗi 10% cân nặng lúc sanh giảm, chi phí điều trị tăng 30,1%; số ngày nằm viện tăng 16,4% (p = 0,00). Nhóm có biến chứng nhiễm trùng bệnh viện so với nhóm không biến chứng có tổng chi phí tăng thêm 272%; số ngày nằm viện tăng thêm 86% (p = 0,00). Nhóm có biến chứng nhiễm trùng bệnh viện kèm bệnh phổi mạn hoặc còn ống động mạch lớn so với nhóm không biến chứng có tổng chi phí tăng thêm 666%; số ngày nằm viện tăng thêm 159% (p = 0,00). Kết luận: Tỉ lệ cứu sống 91,1% với chi phí hiệu quả sống còn là 23.346.504 đồng. Nhóm trẻ này có nhiều biến chứng liên quan sanh non như nhiễm trùng bệnh viện, bệnh phổi mạn, còn ống động mạch lớn, viêm ruột, bệnh lý võng mạc sơ sinh. Cân nặng lúc sanh thấp và các biến chứng liên quan đến sanh non làm tăng cao thời gian nằm viện và chi phí điều trị. Từ khóa: sanh non, suy hô hấp cấp, chi phí, biến chứng của sanh non. ABSTRACT VERY PRETERM WITH RESPIRATORY DISTRESS SYNDROME: OUTCOME AND COST OF TREATMENT Ho Tan Thanh Binh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 48 - 53 Objective: Evaluate outcome and treatment‘s cost of very preterm babies with respiratory distress syndrome (RDS) in Neonatal Intensive Care Unit (NICU) – Children’s Hospital 1 from 1/2013 – 12/2013. Methods: Preterm from 28 – 32 weeks with RDS admitted to NICU before 24 hours after birth were included and followed up to discharge. Results: 90 very preterm were included. The survival rate was 91.1% with the cost effectiveness 23,346,504 VND and mean hospital stay 41.8 days. The incidence of complications related to preterm: nosocomial infection (41.1%), chronic lung disease (CLD) (16.7%), large PDA (11.1%), enterocolitis (11.1%), retinopathy of prematurity (7.8%). Every 10% decrease of birth weight, the treatment’s cost increased 30.1% and the length hospital stay increased 16.4% (p = 0.001). The preterm babies with nosocomial infection had treatment’s cost 272% higher and length hospital stay 86% longer than whom without complication (p = 0.001). The preterm babies with nosocomial infection associated with CLD or large PDA had treatment’s cost 666% higher and length hospital stay 159% longer than whom without complication (p = 0.001). Conclusions: The survival rate was 91.1% with the cost effectiveness 23,346,504 VND. Very preterm babies with RDS had many complications as nosocomial infection, chronic lung disease, large PDA, enterocolitis, * Khoa Hồi sức sơ sinh - Bệnh viên Nhi Đồng 1 Tác giả liên lạc: Ths.Bs Hồ Tấn Thanh Bình ĐT: 0908440550 Email: httbinh80@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 49 retinopathy of prematurity. The low birth weight and the complications related to preterm increase significantly the length of hospital stay and cost of treatment. Keywords: preterm, respiratory distress syndrome, cost of treatment, complications related to preterm. ĐẶT VẤN ĐỀ Với những tiến bộ của hồi sức sơ sinh, khả năng cứu sống của các trẻ sanh rất non suy hô hấp cấp được tăng lên, nhưng cũng đồng thời tăng những bệnh tật liên quan, tăng thời gian nằm viện và nhất là chi phí điều trị(2,12,15). Các biến chứng liên quan sanh non như nhiễm trùng bệnh viện, bệnh phổi mạn, bệnh lý võng mạc không chỉ làm tăng tỉ lệ tử vong mà còn làm tăng di chứng ở nhóm trẻ được cứu sống(12,14). Chi phí hồi sức chiếm phần lớn chi phí của cả bệnh viện, chi phí cho trẻ sanh non rất nhẹ cân chiếm hơn 10% tổng chi phí của các bệnh nhi(2,15). Vấn đề đánh giá chất lượng điều trị và chi phí cần được quan tâm và nghiên cứu đánh giá. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Trẻ sơ sinh sanh rất non suy hô hấp cấp: kết quả và chi phí điều trị” nhằm đánh giá chất lượng của điều trị không chỉ qua kết quả sống còn mà qua các bệnh tật liên quan đến sanh non và các chi phí điều trị tương ứng. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Đánh giá kết quả và chi phí điều trị của trẻ sanh rất non suy hô hấp cấp nhập khoa Hồi sức sơ sinh (HSSS) bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 1/2013 – 12/2013. Mục tiêu cụ thể Mô tả kết quả điều trị của trẻ sanh rất non suy hô hấp cấp (tỉ lệ tử vong, thời gian nằm viện, tỉ lệ một số biến chứng của sanh non) và chi phí điều trị. Xác định mối liên quan giữa chi phí điều trị, thời gian nằm viện với cân nặng lúc sanh và các nhóm biến chứng của sanh non. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành từ 1/1/2013 đến 31/12/2013. Chúng tôi chọn vào nghiên cứu các trẻ sanh non có tuổi thai từ 28 – 32 tuần, nhập khoa HSSS bệnh viện Nhi Đồng 1 trước 24 giờ tuổi vì suy hô hấp cấp. Loại ra khỏi nghiên cứu những trẻ sơ sinh nhập viện sau 24 giờ tuổi, không cần hỗ trợ hô hấp khi nhập khoa HSSS hoặc có dị tật bẩm sinh nặng. Các trẻ trong nghiên cứu được ghi nhận các thông tin bệnh lý trong thời gian nằm viện bao gồm các chẩn đoán nhiễm trùng bệnh viện (viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não), bệnh phổi mạn trung bình – nặng, còn ống động mạch lớn, viêm ruột và bệnh lý võng mạc sơ sinh cần điều trị laser quang động. Chi phí điều trị được ghi nhận khi xuất khoa Hồi sức sơ sinh và khi xuất viện. Chi phí điều trị chỉ bao gồm chi phí giường nằm cho trẻ sơ sinh và bà mẹ (không bao gồm phí dịch vụ); chi phí chiều đèn, giường sưởi, thủ thuật, hỗ trợ hô hấp (oxy, NCPAP, thở máy), thuốc, dịch truyền, sản phẩm của máu, xét nghiệm, vật tư y tế tiêu hao sử dụng trưc tiếp cho bệnh nhân. Chi phí được tính dựa trên đơn giá (đồng Việt Nam) theo quy định của bệnh viện. Chi phí được chi trả bởi thân nhân bệnh nhi và / hoặc bảo hiểm y tế. Chi phí điều trị không bao gồm các loại chi phí cố định. Kết quả điều trị bao gồm sống xuất viện, tử vong và bệnh nặng xin về. Dữ liệu được nhập bằng phần mềm Excel. Phân tích và xử lý thống kê bằng phần mềm R. KẾT QUẢ Trong thời gian nghiên cứu từ 1/1/2013 đến 31/12/2013, có tất cả 90 trẻ tuổi thai từ 28 – 32 tuần suy hô hấp cấp thỏa các điều kiện nhận vào nghiên cứu. Bảng 1: Đặc điểm và kết quả điều trị của 90 trẻ sanh rất non suy hô hấp trong nghiên cứu Đặc điểm Kết quả Cân nặng lúc sanh (gr) 1447 ±253 (800 – 1800) Thời gian nằm khoa HSSS (ngày) 20,5 ±21,1 (2 – 122) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Nhi Khoa 50 Đặc điểm Kết quả Thời gian nằm viện (ngày) 41,8 ± 24,1 (5 – 122) Tử vong / Nặng xin về 8 (8,9%) Biến chứng của sanh non Nhiễm trùng bệnh viện (Viêm phổi / Nhiễm khuẩn huyết / Viêm màng não) 37 (41,1%) Bệnh phổi mạn trung bình – nặng 15 (16,7%) Sử dụng Dexamethasone 9 (10,0%) Còn ống động mạch lớn 10 (11,1%) Viêm ruột 10 (11,1%) Bệnh lý võng mạch sơ sinh cần điều trị 7 (7,8%) Bảng 2: Chi phí điều trị của trẻ sanh rất non suy hô hấp cấp trong nghiên cứu Đặc điểm Số ca (%) Chi phí trung bình Thở máy 28 (31,1%) 3.256.250 (87.500 – 18.462.500) Thở NCPAP 77 (85,6%) 1.130.000 (50.000 – 10.450.000) Sử dụng Surfactan 14 (15,6%) 24.982.142 (13.990.000 – 27.980.000) Sử dụng sữa non tháng 87 (96,7%) 323.662 (3.900 – 8.604.900) Chi phí điều trị ở khoa HSSS 90 (100%) 14.280.044 (199.759 – 79.619.576) Tổng chi phí điều trị 90 (100%) 21.268.665 (790.716 – 80.587.174) Chi phí hiệu quả sống còn 23.346.504 Biểu đồ 1 và 2: Mối liên quan giữa chi phí điều trị, thời gian nằm viện với cân nặng lúc sanh Cứ mỗi 10% cân nặng lúc sanh giảm, chi phí điều trị ở khoa HSSS và tổng chi phí tăng lần lượt 37,6% và 30,1% (p = 0,00); số ngày điều trị ở khoa HSSS và tổng số ngày nằm viện tăng lần lượt 30,8% và 16,4% (p = 0,00). Biểu đồ 3 và 4: Chi phí điều trị, thời gian điều trị theo các nhóm biến chứng của sanh non Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 51 Nhóm có biến chứng nhiễm trùng bệnh viện so với nhóm không biến chứng có chi phí điều trị ở khoa HSSS và tổng chi phí tăng thêm lần lượt là 354% và 272% (p = 0,00); số ngày điều trị ở khoa HSSS và tổng số ngày nằm viện tăng thêm lần lượt 109% và 86% (p = 0,00). Nhóm có biến chứng nhiễm trùng bệnh viện kèm bệnh phổi mạn hoặc còn ống động mạch lớn so với nhóm không biến chứng có chi phí điều trị ở khoa HSSS và tổng chi phí tăng lần lượt là 744% và 666% (p = 0,00); số ngày điều trị ở khoa HSSS và tổng số ngày nằm viện tăng thêm lần lượt 362% và 159% (p = 0,00). BÀN LUẬN Nhóm trẻ sơ sinh trong nghiên cứu chúng tôi có cân nặng lúc sanh trung bình là 1447 gr, dao động từ 800 – 1800 gr. Tỉ lệ tử vong được ghi nhận là 8,9%, có giảm khi so với kết quả nghiên cứu của tác giả Tăng Chí Thượng năm 2007 với tỉ lệ tử vong ở nhóm < 1000 gr, 1000 – 1499 gr, 1500 – 2499 gr lần lượt là 31,8%, 11,3%, 21,2%(15). Ở các nước đã phát triển, nhóm trẻ sanh non suy hô hấp cấp được cải thiện khả năng cứu sống rất đáng kể từ 40% (năm 1970 – 1974) xuống 10% (năm 1985 – 1989) nhờ vào chiến lược hỗ trợ hô hấp với NCPAP, dinh dưỡng tĩnh mạch và tiếp tục giảm xuống 2% (năm 2000 – 2004) nhờ sử dụng corticoid trước sanh và surfactant sau sanh(4,14). Tỉ lệ sử dụng surfactant trong nghiên cứu chúng tôi là 15,6%, thấp so với y văn(2,19). Hiện tại, chúng tôi đang áp dụng chiến lược sử dụng surfactant điều trị cứu sống; trong khi y văn chứng minh ở nhóm trẻ dưới 32 tuần nên áp dụng chiến lược sử dụng surfactant sớm và sử dụng surfactant liều 2 khi có chỉ định sẽ giúp cải thiện tỉ lệ tử vong và giảm các biến chứng bệnh phổi mạn, rò rỉ khí phổi(3,6,13,14). Để thực hiện được chiến lược này cần có sự phối hợp giữa các đơn vị sản – nhi tuyến trước và đơn vị hồi sức sơ sinh trong vấn đề corticoid trước sanh, hồi sức sau sanh, chuyển viện, hỗ trợ hô hấp và sử dụng surfactant sớm. Chi phí điều trị và thời gian nằm viện trung bình của trẻ sanh rất non suy hô hấp là 21.268.665 đồng / 41,8 ngày, riêng ở khoa HSSS là 14.280.044 đồng / 20,5 ngày. Chi phí hiệu quả sống còn là 23.346.504 đồng. Trẻ càng nhẹ cân chi phí điều trị và thời gian điều trị càng tăng, cứ 10% cân nặng lúc sanh giảm thì chi phí điều trị ở khoa HSSS và tổng chi phí tăng lần lượt 37,6% và 30,1% (p = 0,00); số ngày điều trị ở khoa HSSS và tổng số ngày nằm viện tăng lần lượt 30,8% và 16,4% (p = 0,00). Do đó chi phí hiệu quả của trẻ sanh non là vấn đề cần được cân nhắc đánh giá. Có đến 41,1% trường hợp có biến chứng nhiễm trùng bệnh viện bao gồm viêm phổi bệnh viện, nhiễm khuẩn huyết có nuôi cấy bệnh phẩm dương tính, sử dụng đến các kháng sinh bậc cao như là nhóm Imipenem ± Vancomycin hoặc có viêm màng não. Ở nhóm 8 trẻ tử vong, tất cả đều có biến chứng nhiễm trùng bệnh viện, trong đó 6 trẻ có nguyên nhân tử vong là do nhiễm trùng huyết ± sốc nhiễm trùng. Chi phí điều trị của nhóm trẻ có biến chứng nhiễm trùng bệnh viện tăng thêm lần lượt là 354% và 272% (p = 0,000) so với nhóm không biến chứng. Theo y văn, tỉ lệ nhiễm trùng bệnh viện ở nhóm trẻ rất nhẹ cân khoàng 20 – 30%, nhưng có thể tăng đến 43% ở nhóm trẻ 400 – 750 gr(1). Do đó phòng ngừa nhiễm trùng bệnh viện là một biện pháp quan trọng sống còn không chỉ để giảm tỉ lệ tử vong, giảm di chứng mà còn giúp giảm phần lớn chi phí điều trị. Tỉ lệ bệnh phổi mạn trung bình – nặng trong nghiên cứu chúng tôi là 16,7%. Tỉ lệ bệnh phổi mạn chung theo y văn là 4 - 9%(19). Tỉ lệ này ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó có sử dụng corticoid trước sanh, chiến lược sử dụng surfactan và hỗ trợ hô hấp(18). Việc sử dụng surfactant sớm ở khoa HSSS chúng tôi là khó khăn do khoảng thời gian chuyển viện từ các bệnh viện tuyến trước. Tất các trẻ trong nhóm biến chứng bệnh phổi mạn trung bình – nặng được điều trị với hỗ trợ hô hấp (thở máy, NCPAP và thở oxy qua bộ trộn), đảm bào dinh dưỡng đủ để trẻ tăng cân, sử dụng lợi tiểu ngắn hạn. Thuốc Dexamathasone được chỉ đinh sử dụng sau 2 – 3 tuần tuổi trong 60% Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Nhi Khoa 52 trường hợp. Có 2 trường hợp thất bại điều trị, suy hô hấp nặng thở máy kéo dài và tử vong hoặc nặng xin về. Tỉ lệ trẻ sanh non còn ống động mạch lớn là 11,1%. Còn ống động mạch lớn dẫn đến lệ thuộc máy thở, CPAP kéo dài, suy tim, tăng nguy cơ bệnh phổi mạn, xuất huyết não, viêm ruột hoại tử, gây khó khăn cho điều trị(14,17). Hiện tại chúng tôi sử dụng Ibuprofen để đóng ống mạch cho các trường hợp này nếu không có chống chỉ định và khi thất bại với thuốc trẻ sẽ được phẫu thuật cột ống động mạch. Nhóm có biến chứng nhiễm trùng bệnh viện kèm bệnh phổi mạn hoặc còn ống động mạch lớn so với nhóm không biến chứng có chi phí điều trị ở khoa HSSS và tổng chi phí tăng lần lượt là744% và 666% (p = 0,00); số ngày điều trị ở khoa HSSS và tổng số ngày nằm viện thêm tăng lần lượt 362% và 159% (p = 0,00). Chúng tôi nhận thấy bệnh phổi mạn, còn ống động mạch lớn là nguyên nhân chính trẻ nằm viện kéo dài và tăng cao chi phí điều trị. Tỉ lệ viêm ruột trong nghiên cứu chúng tôi là 11,1%. Theo y văn, viêm ruột hoại tử xuất hiện ở 1 – 5%trong tổng số trẻ nhập khoa HSSS, và 5 – 10% trẻ rất nhẹ cân; đây là bệnh lý có tỉ lệ tử vong cao(9). Có đến 96,7% các trẻ trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng sữa công thức của trẻ non tháng. Chi phí sử dụng sữa công thức của nhóm trẻ này trung bình là 323.662 đồng. Thực tế tại khoa HSSS bệnh viện Nhi Đồng 1, việc sử dụng sữa mẹ cho trẻ non tháng gặp nhiều khó khăn như là không có bà mẹ trong bệnh viện nhất là những ngày đầu tiên, không có đủ không gian, phương tiện hỗ trợ bà mẹ vắt sữa, bà mẹ không đủ sữa và chưa có hệ thống trữ sữa mẹ. Theo y văn, mặc dù sữa mẹ là không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ non tháng nhưng việc sử dụng sữa mẹ là yếu tố quan trọng giúp giảm tỉ lệ tử vong, giảm nguy cơ nhiễm trùng, viêm ruột hoại tử và giúp phát triển thần kinh vận động tốt hơn (Lucas năm 1992, ElMohandes năm 1997, Hylander năm 2003, Furman năm 2003, Schanler năm 2005, Vohr năm 2007, Meinzen-Der năm 2008)(5,7,14,20). Tăng cường sử dụng sữa mẹ là một trong những chiến lược quan trọng của các đơn vị hồi sức sơ sinh; tại Mỹ tỉ lệ sử dụng sữa mẹ tại các đơn vị hồi sức sơ sinh đạt trung bình 75%(7,16). Do đó cần có các biện pháp giúp tăng sử dụng sữa mẹ tại khoa hồi sức sơ sinh, góp phần cải thiện chất lượng điều trị và giảm một phần chi phí chung. Bệnh lý võng mạc sơ sinh được ghi nhận ở nghiên cứu chúng tôi 7,8%. Tỉ lệ này là còn cao so với y văn: tỉ lệ ROP nặng cần điều trị là6%, có nơi chỉ có 2%(10,19). Bệnh gây giảm thị lực, gây mù cho trẻ sanh non, làm giảm chất lượng cuộc sống của trẻ sau xuất viện(11). Mỗi năm bệnh viện Nhi Đồng I chúng tôi nhận điều trị phẫu thuật bắn laser quang đông cho trên 300 trường hợp bệnh lý võng mạc sơ sinh. Để giảm biến chứng bệnh lý võng mạc sơ sinh, cần có chiến lược cung cấp oxy phù hợp cho trẻ với mục tiêu SpO2 thích hợp(8). KẾT LUẬN Tỉ lệ cứu sống của trẻ sanh rất non trong nghiên cứu chúng tôi là 91,1% với chi phí hiệu quả sống còn là 23.346.504 đồng. Nhóm trẻ này có nhiều biến chứng liên quan sanh non như nhiễm trùng bệnh viện (41,1%), bệnh phổi mạn trung bình – nặng (16,7%), còn ống động mạch lớn (11,1%), viêm ruột (11,1%), bệnh lý võng mạc sơ sinh cần điều trị (7,8%). Các biến chứng này làm tăng cao thời gian nằm viện và chi phí điều trị (p = 0,00). Để nâng cao chất lượng điều trị, cần phòng ngừa nhiễm trùng bệnh viện hiệu quả, tăng tỉ lệ sử dụng sữa mẹ và xem xét mở rộng chỉ định sử dụng surfactan. Cần có các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các phương pháp can thiệp cải thiện chất lượng điều trị trẻ sanh non suy hô hấp cấp không chỉ về kết quả điều trị mà còn về chi phí hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bersani I, Speer CP (2012). “Nosocomial sepsis in neonatal intensive care: inevitable or preventable?” ZGeburtshilfe Neonatol, 216(4):186-90. 2. Cömert S, Akın Y, Dervişoğlu P (2012). “The Cost Analysis of Preterm Infants from a NICU of a State Hospital in Istanbul”. Iran J Pediatr, 22(2):185-90. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 53 3. Engle WA (2008). “Surfactant-Replacement Therapy for Respiratory Distress in the Preterm and Term Neonate”. Pediatrics, 121(2):419-32. 4. Hallman M, Saarela T (2012). “Respiratory Distress Syndrome: Predisposing Factors, Pathophysiology and Diagnosis”. Neonatology: a pratical approach to neonatal diseases. 5. Heiman H, Schanler RJ (2007). “Enteral nutrition for premature infants: the role of human milk”. Seminars in Fetal and Neonatal Medicine, 12:26-34. 6. Jobe A (2014). “Surfactant for Respiratory Distress Syndrome”. Neoreviews, 15:e236-e45. 7. Meier PP, Engstrom JL, Patel AL, Jegier BJ, Bruns NF (2010). “Improving the Use of Human Milk During and After the NICU Stay”. Clin Perinatol, 37(1):217-45. 8. Owen LA, Hartnett ME (2014). “Current concepts of oxygen management in retinopathy of prematurity”. J Ophthalmic Vis Res, 9(1):94-100. 9. Parrish CR (2008). “Nutritional Management of the Infant with Necrotizing Enterocolitis”. Practical Gastroenterology, 59:46-60. 10. Rao KA,Purkayastha J, Hazarika M, Chaitra R, Adith KM (2014). “Analysis of prenatal and postnatal risk factors of retinopathy of prematurity in a tertiary care hospital in South India”. Indian J Ophthalmol, 6(11):640-4. 11. Rivera JC, Kermorvant ED, Dorfman A, |Ospina LM, Chemtob S (2012). “Retinopathy of Prematurity”. Neonatology: a pratical approach to neonatal diseases. 12. Rushing S, Ment LR (2004). “Preterm Birth: A Cost Benefit Analysis”. Seminars in Perinatology, 28:444-50. 13. SollR, Ozek E (2009). “Multiple versus single doses of exogenous surfactant for the prevention or treatment of neonatal respiratory distress syndrome”. The Cochrane Library, 2009 (1). 14. Sweet DG, Carnielli V, Greisen G, Hallman M, Halliday HL (2013). “European Consensus Guidelines on the Management of Neonatal Respiratory Distress Syndrome in Preterm Infants – 2013 Update”. Neonatology, 103:353-68. 15. Tăng Chí Thượng (2008). “Chi phí - hiệu quả sống còn đến 12 tháng tuổi của trẻ sơ sinh được điều trị tại khoa Săn sóc tích cực tăng cường sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1”. Luận văn Nghiên cứu sinh. 16. Vohr BR, Brenda BP, Dusick AM, McKinley LT, Wright LL, Langer JC, Poole WK. “Beneficial Effects of Breast Milk in the Neonatal Intensive Care Unit on the Developmental Outcome of Extremely Low Birth Weight Infants at 18 Months of Age”. Pediatrics, 118(1):e115-e23. 17. Weisz DE, More K, McNamara PJ, Shah PS (2014). “PDA ligation and health outcomes: a meta-analysis”. Pediatrics, 133(4):e1024-46. 18. Woynarowska M, Rutkowska M, Szamotulska K (2008). “Risk factors, frequency and severity of bronchopulmonary dysplasia (BPD) diagnosed according to the newdisease definition in preterm neonates”. Med WiekuRozwoj, 12:933-41. 19. Zhou WQ, Mei YB, Zhang XY, Li QP, Kong XY, Feng ZC (2014). “Neonatal outcomes of very preterm infants from a neonatal intensive care center”. World J Pediatr, 10(1):53-8. 20. Ziegler EE (2012). “Nutritional Recommendations for the very low birth weight newborn”. Neonatology: a pratical approach to neonatal diseases. Ngày nhận bài báo: 18/6/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 7/7/2014 Ngàybài báo được đăng: 20/08/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftre_so_sinh_sanh_rat_non_suy_ho_hap_cap_ket_qua_va_chi_phi_d.pdf
Tài liệu liên quan