Thứ ba, cần đảm bảo nguyên tắc
“Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng
suốt của Nhân dân”28 trong chính sách phát
triển đất nước. Nguyên tắc này là muốn nói
đến sự cần thiết phải xây dựng nhà nước
kiến tạo phát triển ở Việt Nam theo hướng
tinh gọn, minh bạch, hiệu quả. Mô hình Nhà
nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam bao gồm
các cơ quan quyền lực Quốc hội (lập pháp),
Chính phủ (hành pháp) và Tòa án Nhân dân,
Viện kiểm sát Nhân dân (tư pháp) thực hiện
kiến tạo phát triển. Trong mô hình này, các
đại biểu Quốc hội có chức năng cơ bản là
xây dựng pháp luật, hoạch định chính sách;
các thành viên Chính phủ có chức năng cơ
bản là điều hành thực hiện chính sách theo
pháp luật; Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát
Nhân dân có chức năng cơ bản là bảo đảm
công bằng, bình đẳng, bảo vệ lẽ phải, công
lý trong việc thực hiện các chính sách phát
triển. Điều đó có nghĩa, trong việc thực
hiện các chính sách phát triển đất nước hiện
nay, các công chức chính trị cần phải phân
định rõ vị trí (xây dựng mục tiêu), vai trò
(đề ra phương pháp) và chức năng (xác định
nguyên tắc) hoạt động của cộng đồng xã hội
và các cơ quan quyền lực nhà nước, đặc biệt
là Chính phủ và cơ quan tư pháp; đồng thời,
cần phải biết tôn trọng “sự thật” - quy luật
phát triển khách quan của tự nhiên và xã hội.
Hồ Chí Minh đã từng nêu rõ: “kế hoạch sản
xuất không được định theo cách quan liêu”,
không được “chạy trước sự thật”, nếu không
sẽ “gây ra thất vọng cho công cuộc xây dựng,
gây mối khó khăn cho chính trị”29. Nói cách
khác, trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện
nay, để thực hiện nhiệm vụ phát triển đất
nước nhanh, bền vững, các nhà lý luận, thực
tiễn chính trị có trọng trách của quốc gia
cần phải nhận thức đúng đắn, biết phát huy
vai trò của cộng đồng xã hội, đặc biệt là vai
trò của Chính phủ kiến tạo trong quốc gia
Việt Nam, tức xây dựng chính quyền “mạnh
mẽ”; biết nâng cao vai trò của Quốc hội kiến
tạo, tức xây dựng chính quyền “sáng suốt”;
biết xây dựng vị trí độc lập của cơ quan tư
pháp, tức bảo đảm được chính quyền “của
Nhân dân” như Lời nói đầu của Hiến pháp
Việt Nam năm 1946 đã xác định
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách kiến quốc trên nền tảng dân chủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn nhận nhiệm vụ kiến quốc
là “chính sách kháng chiến kiến quốc”1, tức chính sách “kiến thiết
quốc gia”2 trong hoàn cảnh vừa kiến thiết, vừa kháng chiến chống
giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Chính sách kiến quốc được ghi
nhận trong Lời nói đầu Hiến pháp Việt Nam năm 1946. Đây được
coi là nhiệm vụ cơ bản của dân tộc Việt Nam sau khi chính quyền
đã thuộc về Nhân dân. Bài viết phân tích bản chất, nguyên tắc thực
hiện chính sách kiến quốc trên nền tảng dân chủ theo tư tưởng Hồ
Chí Minh; đồng thời liên hệ với các nhiệm vụ phát triển đất nước
nhanh, bền vững được nhấn mạnh tại Đại hội XII của Đảng.
1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, H., 1995, t. 7, tr. 232.
2 Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980 và 1992), Nxb Chính trị Quốc gia, H., 1995, tr. 7.
Nguyễn Hữu Đổng*
Nguyễn Thành Trung**
* PGS. TS. Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
** ThS. NCS. Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội.
Abstract
When as alive, Ho Chi Minh considered the mandates of national
tectonics as "the national resistance and tectonics policy",
which means the "national construction" policy in the context
of the national construction with the national resistance against
foreign invaders. The national tectonics policy was recognized
in the Preamble to the Vietnamese Constitution of 1946. This is
considered the basic mandate of the Vietnamese nation after the
administration governance belonged to the People. This article
provides the analysis of the nature and principles of the national
tectonics policy on the basis of Ho Chi Minh thoughts; and
also refers to the current mandates of the rapid and sustainable
development emphasized at the 12th Congress of the Party.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh,
chính sách kiến quốc, dân chủ.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 03/01/2018
Biên tập : 08/01/2018
Duyệt bài : 15/01/2018
Article Infomation:
Keywords: Ho Chi Minh thoughts;
national tectonics policy; democracy
Article History:
Received : 03 Jan. 2018
Edited : 08 Jan. 2018
Approved : 15 Jan. 2018
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHÍNH SÁCH KIẾN QUỐC TRÊN NỀN TẢNG DÂN CHỦ
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
3Số 9(361) T5/2018
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách
kiến quốc
Chính sách kiến quốc hay kiến thiết
quốc gia (đất nước) phát triển được Chủ tịch
Hồ Chí Minh nói đến trong thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp. Thuật ngữ ‘kiến
quốc” cũng đã được ghi nhận trong Lời nói
đầu Hiến pháp Việt Nam năm 1946. Tư
tưởng Hồ Chí Minh về chính sách kiến quốc
thể hiện ở ba vấn đề chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, chính sách kiến quốc thể
hiện ở việc nhìn nhận cụ thể trong xây dựng
(hoạch định) các chính sách phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước nói chung (phát
triển quốc gia), phát triển các lĩnh vực ở các
ngành, địa phương nói riêng. Hoạch định
hay xây dựng chính sách kiến quốc đã được
Hồ Chí Minh nhìn nhận như đầu vào của
chính sách, mà cụ thể là việc đề ra các “khẩu
hiệu” (mục tiêu) phát triển. Khẩu hiệu được
coi là khâu đầu tiên của quy trình chính sách
phát triển quốc gia. Theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, “Chính sách đúng là nguồn gốc của
thắng lợi”3; “Khẩu hiệu chính trị đúng, thì
toàn dân thấy rõ phương hướng”, “khẩu hiệu
đúng để động viên và lãnh đạo Nhân dân đấu
tranh”4. Nói đến chính sách, trước hết phải
nói đến mục tiêu (mục đích), bởi chính sách
nào cũng phải xác định mục tiêu nhất định.
Xây dựng chính sách mà không xác định
rõ mục tiêu và phương pháp thực hiện sẽ
làm cho cán bộ (người lãnh đạo, công chức,
viên chức), Nhân dân mất phương hướng.
Chẳng hạn, chính sách Việt Minh trong
kháng chiến chống ngoại xâm là phải làm
sao bảo đảm dân chủ, tạo sự đoàn kết để đạt
mục tiêu thực hiện hòa bình cho đất nước,
3 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 5, tr. 520.
4 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 232.
5 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 572.
6 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 5, tr. 412.
7 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 10, tr. 604.
8 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 5, tr. 274.
9 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 5, tr. 297.
10 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 501.
tức nói đến phương pháp; còn sau khi giành
được chính quyền, “chính sách của Đảng và
Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến
đời sống của Nhân dân”5, tức nói đến mục
tiêu. Hồ Chí Minh đã nêu rõ mục tiêu chính
sách của Việt Minh như sau: “Chính sách
Việt Minh là cốt giữ hòa bình”6; “Mục đích
phấn đấu của Mặt trân dân tộc thống nhất
là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”7.
Xây dựng chính sách đúng đắn tức là cần
phải dựa trên cơ sở khoa học để xác định rõ
các mục tiêu về số lượng (nhiều hay ít), về
thời gian (ngắn hạn hay dài hạn) của chính
sách. Hồ Chí Minh đã từng phê phán cán bộ
xây dựng đường lối, chính sách (nghị quyết,
khẩu hiệu) kiến thiết đất nước trong thời
gian kháng chiến chống ngoại xâm còn biểu
hiện chưa thiết thực, thậm chí đã vạch ra quá
nhiều mục tiêu, nghị quyết, khẩu hiệu như
sau: “Mục đích thì nêu ra nhiều khẩu hiệu
quá Nhiều đích quá thì loạn mất, không
bắn trúng đích nào. Thậm chí không ai nhớ
được những khẩu hiệu đó”8.
Theo Hồ Chí Minh, trong xây dựng
chính sách kinh tế, cán bộ cần phải biết xác
định các mục tiêu mang tính thiết thực, hiệu
quả, xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, phù
hợp với nguyện vọng chính đáng của Nhân
dân. Người đã nêu rõ: “Việc gì cũng phải
học hỏi và bàn bạc với dân chúng"; "Đưa
mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận.... Nghị
quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì
để họ đề nghị sửa chữa”9; rằng: “Mỗi chủ
trương công tác đều phải căn cứ vào tình hình
thực tế, vào kinh nghiệm rất phong phú của
quần chúng, của cán bộ, của địa phương”10.
Hiệu quả kinh tế luôn gắn với yếu tố “tiết
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
4 Số 9(361) T5/2018
kiệm” trong lao động, sản xuất và tiêu dùng;
do vậy, theo Người, mục tiêu cần phải định
hướng cho mỗi công dân vừa có ý thức cần
cù, vừa biết tiết kiệm như sau: “Khẩu hiệu
chung của toàn dân ta là cần kiệm xây dựng
nước nhà”11.
Thứ hai, nói đến chính sách kiến quốc
là nói đến phương pháp (phương thức, cách
thức) thực hiện (thực hành, thực thi) các
chính sách, dự án phát triển cụ thể, như thực
hiện chính sách phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội. Thực hiện các chính sách như vậy
được nhìn nhận tương tự như đầu ra của
chính sách kiến quốc. Phương pháp thực
hiện được coi là khâu (nội dung) quan trọng
của chính sách kiến quốc. Phương pháp thực
hiện chính sách gắn liền với tổ chức của Nhà
nước, đặc biệt là “cách làm việc” hay “cách
lãnh đạo” của đội ngũ cán bộ trong Chính
phủ. Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I, Hồ
Chí Minh đã chỉ rõ về yêu cầu đối với tổ chức
Chính phủ là cần phải bảo đảm trong sạch
về bộ máy; đội ngũ cán bộ trong Chính phủ
cần phải “biết làm việc”. Người viết rằng:
“Chính phủ sau đây là một chính phủ liêm
khiết”, “Chính phủ sau đây là một chính phủ
biết làm việc, có gan góc, quyết tâm đi vào
mục đích trong thì kiến thiết, ngoài thì tranh
thủ độc lập và thống nhất của nước nhà”12.
Thứ ba, chính sách kiến quốc là nói
đến nguyên tắc cân bằng, tức bảo đảm công
bằng, bình đẳng (tính hiệu quả) xã hội trong
việc thực hiện chính sách. Điều này được
nhìn nhận tương tự như sự cân đối giữa đầu
vào, đầu ra (mục tiêu, phương pháp) trong
thực hiện chính sách kiến quốc. Chính sách
đạt được hiệu quả (công bằng xã hội) sau
khi thực hiện được coi là thước đo tính đúng
đắn của chính sách; tức nói đến sự đúng
đắn trong thực hiện chức năng kiến thiết
11 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 10, tr. 66.
12 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 427.
13 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 572.
14 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 438.
(kiến tạo) quốc gia phát triển của đội ngũ
cán bộ trong bộ máy nhà nước mà trọng tâm
là Chính phủ. Theo Hồ Chí Minh, hiệu quả
của việc thực hiện chính sách kiến quốc thể
hiện chủ yếu ở các nội dung chủ yếu, như:
bảo đảm sự cân đối giữa phát triển công
nghiệp và nông nghiệp, giữa miền xuôi và
miền ngược, sự cân đối giữa bỏ vốn (đầu tư)
vào sản xuất trong khu vực công (đầu tư của
nhà nước - công) và khu vực tư nhân (đầu
tư của xã hội - doanh nghiệp); hay sự công
bằng, bình đẳng về giá trị (văn hóa), quyền
lợi (kinh tế), tinh thần (chính trị) giữa các cá
nhân, nhóm, cộng đồng. Bảo đảm các tiêu
chí này được coi là hiệu quả thực hiện chính
sách. Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Dân đủ ăn
đủ mặc thì những chính sách của Đảng và
Chính phủ sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân
đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có
hay đến mấy thì cũng không thể thực hiện
được”13. Hiệu quả của việc thực hiện chính
sách với các tiêu chí nêu trên được coi là
biểu hiện “khéo” lãnh đạo, hay “nghệ thuật”
lãnh đạo của các công chức chính trị làm
chức năng thực thi chính sách. Khéo lãnh
đạo thể hiện ở tập thể và cá nhân lãnh đạo.
Tập thể lãnh đạo khéo thể hiện ở sự sáng
suốt của các cá nhân, đồng thời tập thể biết
tôn trọng các quan điểm, chính kiến khác
nhau của cá nhân trong Quốc hội, Hội đồng
Nhân dân để xây dựng mục tiêu, chính sách.
Cá nhân lãnh đạo khéo thể hiện ở việc cá
nhân (thành viên) trong Chính phủ, Ủy ban
Nhân dân đưa ra nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ
thuật trong việc thực hiện các chính sách,
như: khéo thuyết phục, động viên; khéo sử
dụng cán bộ, người lao động; khéo kiểm tra,
kiểm soát trong quá trình thực hiện chính
sách. Khéo lãnh đạo của cán bộ là đối lập
với thủ đoạn trong lãnh đạo - đặc tính cơ
bản của “thủ đoạn chính trị”14. Khéo hay
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
5Số 9(361) T5/2018
nghệ thuật lãnh đạo được coi là nguyên tắc
trong lãnh đạo bảo đảm hiệu quả. Bởi hiệu
quả trong lãnh đạo được đo bằng việc đặt lợi
ích của Tổ quốc, Nhân dân lên trên lợi ích
của cá nhân, nhóm mình. Hồ Chí Minh đã
từng viết rằng: “nguyên tắc tập thể lãnh đạo,
cá nhân phụ trách là nguyên tắc tối cao của
chính quyền dân chủ ta: mọi việc đều đặt
lợi quyền của Tổ quốc lên trên”15; “cách làm
việc, cách tổ chức, nói chuyện, tuyên truyền,
khẩu hiệu, viết báo v.v.. của chúng ta, đều
phải lấy câu này làm khuôn phép: “Từ trong
quần chúng ra. Về sâu trong quần chúng”16.
Nói cách khác, hiệu quả chính trị của
thực hiện chính sách kiến quốc được đo bằng
sự phát triển, tức bảo đảm sự công bằng,
bình đẳng xã hội ở các lĩnh vực của đời sống
xã hội, từ đó đem lại niềm tin cho Nhân dân;
trong đó, phát triển kinh tế là thước đo về
sức mạnh vật chất của quốc gia, còn phát
triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần
cho Nhân dân là thước đo về sức mạnh trí
tuệ, tri thức của quốc gia. Hiệu quả xã hội
của thực hiện chính sách kiến quốc được đo
bằng sự tiết kiệm trong sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, tiêu dùng; trong đó, tiết kiệm về sản
xuất là thước đo bảo vệ tài nguyên của quốc
gia, còn tiết kiệm trong kinh doanh, dịch vụ,
tiêu dùng là thước đo bảo vệ con người và
chế độ của quốc gia.
2. Bản chất nền tảng dân chủ của
chính sách kiến quốc theo tư tưởng Hồ
Chí Minh
Dân chủ được coi là nền tảng của
chính sách kiến quốc. Tức để thực hiện các
mục tiêu của quốc gia, thì chính sách được
coi là phương pháp, còn dân chủ được coi
là nguyên tắc. Thực hiện chính sách kiến
15 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 5, tr. 398.
16 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 5, tr. 248.
17 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 219.
18 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 218.
19 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 12, tr. 249.
20 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 1, tr. 438.
quốc mà không trên nền tảng (nguyên tắc)
dân chủ sẽ không thể đạt được mục tiêu phát
triển, tức quốc gia không thể phát triển. Dân
chủ là thuật ngữ được Hồ Chí Minh đề cập
đến nhiều trong các bài viết và nói của mình.
Khái niệm dân chủ là bao hàm các thuật ngữ
“dân” và “chủ”. Dân là muốn nói đến Nhân
dân - lực lượng gồm “bốn giai cấp công,
nông, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và những
phần tử khác yêu nước”17 - là “ông chủ”18
các mục tiêu, chính sách của quốc gia; còn
chủ là muốn nói đến chủ thể thực hiện các
mục tiêu, chính sách của quốc gia là Nhân
dân, tức chính Nhân dân là những chủ thể
thực hiện, hay “thực hành dân chủ”19 các
chính sách theo nguyên tắc “pháp quyền”20.
Nói cách khác, dân chủ là: Nhân dân là
chủ và làm chủ theo nguyên tắc công bằng,
bình đẳng giữa các cá nhân (nhóm) và cộng
đồng (nhiều nhóm) trong quốc gia, xã hội
loài người. Dân chủ có thể được hiểu là chủ
quyền của Nhân dân - những công dân có
chức năng là chủ, làm chủ khác nhau do
phân công lao động về quyền lực, nhằm bảo
đảm công bằng, bình đẳng về giá trị, quyền
lợi, tinh thần của chính mình trong thể chế
quốc gia cộng hòa.
Dân chủ vừa được nhìn nhận là mục
tiêu (hình thức), tức nói đến các tiêu chí
của dân chủ, vừa được nhìn nhận là phương
pháp (nội dung) và nguyên tắc (tính chất)
thực hiện mục tiêu, tức nói đến các động lực
của dân chủ. Mục tiêu dân chủ chỉ có thể
đạt được bằng việc thực hiện từng bước các
tiêu chí dân chủ đặt ra. Mục tiêu hay tiêu chí,
phương pháp, nguyên tắc thực hiện dân chủ
càng rõ, có hiệu quả, bảo đảm được sự công
bằng, bình đẳng về giá trị, quyền lợi, tinh
thần của Nhân dân, thì dân chủ trong quốc
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
6 Số 9(361) T5/2018
gia càng được “mở rộng” hay dân chủ đã đạt
đến “cao độ” - “dân chủ thực sự”21. Tức dân
chủ thật sự phụ thuộc vào việc bảo đảm cả
ba yếu tố cơ bản: mục tiêu, phương pháp và
nguyên tắc thực hành dân chủ - các yếu tố
gắn với thể chế quốc gia cộng hòa dân chủ.
Thiếu mục tiêu, phương pháp, hoặc thiếu
nguyên tắc dân chủ, pháp quyền thì sẽ không
có quốc gia cộng hòa, dân chủ. Xây dựng,
thực hiện nhà nước dân chủ - nhà nước của
dân, do dân, vì dân, cũng tức là muốn nói tới
xây dựng quốc gia cộng hòa, dân chủ - quốc
gia gắn với hiến pháp, các đạo luật, gắn với
quyền tự do của người dân, như quyền tự do
bầu cử, lập hội, báo chí, biểu tình, gắn với sự
công khai, minh bạch, công tâm, trách nhiệm
của các công chức, viên chức trong bộ máy
nhà nước. Giá trị, quyền lợi, tinh thần của
Nhân dân - “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”
- được coi là mục tiêu chung của quốc gia
dân chủ; còn việc thực hiện các mục tiêu đó
bởi Nhân dân, các công chức, viên chức, tức
bởi các công dân trong bộ máy nhà nước
và ngoài xã hội, được coi là phương pháp,
nguyên tắc thực hành dân chủ.
3. Giải pháp thực hiện chính sách
kiến quốc trên nền tảng dân chủ theo tư
tưởng Hồ Chí Minh
Chính sách kiến quốc được thể hiện
chủ yếu ở phương pháp, nguyên tắc thực
hiện các nhiệm vụ mục tiêu phát triển đất
nước. Trong bối cảnh hiện nay, Đảng ta đã
xác định nhiệm vụ trọng tâm là “phát triển
đất nước nhanh, bền vững”22 nhằm thực hiện
các mục tiêu xã hội “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”. Để thực
hiện nhiệm vụ trọng tâm này, theo chúng tôi,
cần phải đảm bảo các nguyên tắc thực hiện
như đã được Hồ Chí Minh chỉ ra trong Lời
21 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 6, tr. 356.
22 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016, tr. 217.
23 Hiến pháp Việt Nam, tr. 7.
24 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 438.
25 https://tuoitre.vn/tuyen-ngon-doc-lap-nuoc-viet-nam-dan-chu-cong-hoa-217980.htm
26 Hiến pháp Việt Nam, Sđd, tr. 7.
nói đầu của Hiến pháp Việt Nam năm 1946
như sau:
Thứ nhất, cần đảm bảo nguyên tắc
“Đoàn kết toàn dân”23 như một chính sách
quốc gia nhằm phát triển đất nước. Hồ
Chí Minh đã từng chỉ ra rằng: “Đoàn kết
là một chính sách”24. Tức chính sách đoàn
kết toàn dân là động lực to lớn để thực hiện
phát triển đất nước nhanh, bền vững. Giữa
“chính sách đoàn kết” và yếu tố động lực
của “toàn dân” nhằm phát triển quốc gia thì
chính sách đoàn kết có chức năng tạo sự
công bằng, bình đẳng xã hội; còn yếu tố toàn
dân (tất cả các cá nhân, nhóm, cộng đồng)
có chức năng thực hiện các chính sách phát
triển quốc gia. Điều đó có nghĩa, cần phải
có sự nhận thức đúng đắn hơn về chính sách
đoàn kết toàn dân giai đoạn hiện nay; tức
cần có sự xác định rõ các mục tiêu, phương
pháp và nguyên tắc đoàn kết toàn dân trong
thời kỳ hội nhập quốc tế. Tức là các khẩu
hiệu (mục tiêu) trong chính sách kiến quốc
của Đảng, Nhà nước áp dụng trong thời kỳ
kháng chiến trước đây cần phải được thay
đổi cho phù hợp với thực tiễn thực hiện các
chính sách phát triển đất nước giai đoạn hiện
nay. Điều đó có nghĩa, việc xác định phương
pháp thực hiện mục tiêu lâu dài là phát triển
đất nước nhanh, bền vững trong xây dựng
chủ nghĩa xã hội, tức phát triển kinh tế thị
trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền giai
đoạn hiện nay cần phải dựa vào nguyên tắc
của thiết chế “Dân chủ Cộng hòa”25 như đã
được ghi nhận trong bản Tuyên ngôn độc lập
năm 1945.
Thứ hai, cần đảm bảo nguyên tắc
“quyền tự do dân chủ”26 của Nhân dân nhằm
thực hiện mục tiêu phát triển đất nước.
Nguyên tắc này đã được xác định rõ trong
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
7Số 9(361) T5/2018
lời nói đầu của Hiến pháp Việt Nam năm
1946. Điều đó có nghĩa, các chính sách phát
triển đất nước hiện nay cần phải dựa trên
nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo đảm
quyền tự do dân chủ. Quyền tự do dân chủ là
hiện tượng tự nhiên, hay quyền tự nhiên của
con người. Quyền tự do dân chủ là muốn nói
rằng, trong việc thực hiện chính sách phát
triển đất nước, Nhà nước pháp quyền của
dân, do dân, vì dân cần phải được xây dựng,
hoàn thiện; các cán bộ cần phải biết “phát
huy quyền làm chủ của Nhân dân”27, tức bảo
đảm đầy đủ các giá trị (độc lập, tự do), tinh
thần (hạnh phúc, niềm tin), quyền lợi (quyền
lực, lợi ích) làm chủ của Nhân dân. Quyền
tự do dân chủ trong quốc gia được nhìn nhận
vừa là mục tiêu, tức đất nước được độc lập,
Nhân dân được hưởng tự do, hạnh phúc;
đồng thời, vừa là động lực, tức quốc gia cần
phải được xây dựng theo thể chế dân chủ
cộng hòa dựa trên cơ sở nguyên tắc pháp
quyền để thực hiện mục tiêu. Trong mối
quan hệ với chính sách phát triển đất nước,
thì thể chế dân chủ cộng hòa cũng tương tự
như nguyên tắc, còn chính sách phát triển
đất nước tương tự như mục tiêu và phương
pháp thực hiện. Nếu trong quốc gia mà thiếu
quyền tự do dân chủ, hay thiếu thể chế dân
chủ cộng hòa sẽ không thể thực hiện được
các chính sách phát triển đất nước nhanh và
bền vững.
Thứ ba, cần đảm bảo nguyên tắc
“Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng
suốt của Nhân dân”28 trong chính sách phát
triển đất nước. Nguyên tắc này là muốn nói
đến sự cần thiết phải xây dựng nhà nước
kiến tạo phát triển ở Việt Nam theo hướng
tinh gọn, minh bạch, hiệu quả. Mô hình Nhà
nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam bao gồm
các cơ quan quyền lực Quốc hội (lập pháp),
Chính phủ (hành pháp) và Tòa án Nhân dân,
27 ĐCSVN, Sđd, tr. 219.
28 Hiến pháp Việt Nam, Sđd, tr. 8.
29 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 6, tr. 498-499.
Viện kiểm sát Nhân dân (tư pháp) thực hiện
kiến tạo phát triển. Trong mô hình này, các
đại biểu Quốc hội có chức năng cơ bản là
xây dựng pháp luật, hoạch định chính sách;
các thành viên Chính phủ có chức năng cơ
bản là điều hành thực hiện chính sách theo
pháp luật; Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát
Nhân dân có chức năng cơ bản là bảo đảm
công bằng, bình đẳng, bảo vệ lẽ phải, công
lý trong việc thực hiện các chính sách phát
triển. Điều đó có nghĩa, trong việc thực
hiện các chính sách phát triển đất nước hiện
nay, các công chức chính trị cần phải phân
định rõ vị trí (xây dựng mục tiêu), vai trò
(đề ra phương pháp) và chức năng (xác định
nguyên tắc) hoạt động của cộng đồng xã hội
và các cơ quan quyền lực nhà nước, đặc biệt
là Chính phủ và cơ quan tư pháp; đồng thời,
cần phải biết tôn trọng “sự thật” - quy luật
phát triển khách quan của tự nhiên và xã hội.
Hồ Chí Minh đã từng nêu rõ: “kế hoạch sản
xuất không được định theo cách quan liêu”,
không được “chạy trước sự thật”, nếu không
sẽ “gây ra thất vọng cho công cuộc xây dựng,
gây mối khó khăn cho chính trị”29. Nói cách
khác, trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện
nay, để thực hiện nhiệm vụ phát triển đất
nước nhanh, bền vững, các nhà lý luận, thực
tiễn chính trị có trọng trách của quốc gia
cần phải nhận thức đúng đắn, biết phát huy
vai trò của cộng đồng xã hội, đặc biệt là vai
trò của Chính phủ kiến tạo trong quốc gia
Việt Nam, tức xây dựng chính quyền “mạnh
mẽ”; biết nâng cao vai trò của Quốc hội kiến
tạo, tức xây dựng chính quyền “sáng suốt”;
biết xây dựng vị trí độc lập của cơ quan tư
pháp, tức bảo đảm được chính quyền “của
Nhân dân” như Lời nói đầu của Hiến pháp
Việt Nam năm 1946 đã xác định
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
8 Số 9(361) T5/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_tuong_ho_chi_minh_ve_chinh_sach_kien_quoc_tren_nen_tang_d.pdf