Ba là, cần phải học tập phương pháp
lãnh đạo khéo của Hồ Chí Minh để bảo đảm
cho nhân dân làm chủ thật sự, tạo ra khối đại
đoàn kết toàn dân trong xây dựng CNXH.
Lãnh đạo khéo là biểu hiện của nghệ thuật
lãnh đạo - phương pháp đối lập với thủ đoạn
trong lãnh đạo, hay “thủ đoạn chính trị”30.
Hồ Chí Minh đã từng nêu rõ: “Đảng và
Chính phủ lãnh đạo khéo thì nhân dân ta nhất
định đoàn kết đấu tranh trong hòa bình cũng
như trong kháng chiến”31. Lãnh đạo khéo
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân cần phải
được gắn với việc đổi mới thể chế kinh tế và
chính trị, khoa học và văn hóa. Nói một cách
hình ảnh có thể thấy rằng, kinh tế và chính
trị là tượng trưng cho đôi chân và đôi tay của
thể trạng con người; còn khoa học và văn
hóa là tượng trưng cho hai khối não và các
cặp giác quan của thể trạng con người32.
Điều đó có nghĩa, các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, khoa học, văn hóa là đều có cả trong khu
vực Nhà nước và xã hội dân sự, tức phát triển
nền kinh tế thị trường hiện đại (đầy đủ) ở
Việt Nam cần phải được tiến hành đồng bộ
với xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân và xã hội dân sự33. Nhà nước pháp
quyền thật sự và xã hội dân sự được xây
dựng hoàn chỉnh chính là cơ chế kiểm soát
quyền lực nhà nước một cách hiệu quả
(thông minh) nhất. Nói cách khác, kinh tế thị
trường hiện đại, Nhà nước pháp quyền và xã
hội dân sự hoàn chỉnh34 được coi là ba trụ cột
vững chắc, tạo thành một thể chế quốc gia
tối ưu nhất - thể chế dân chủ, cộng hòa -
trong xây dựng CNXH ở Việt Nam, hướng
tới các mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân làm chủ trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 09(337) T5/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
TÛ TÛÚÃNG HÖÌ CHÑ MINH VÏÌ NHÊN DÊN LAÂM CHUÃ
TRONG XÊY DÛÅNG CHUÃ NGHÔA XAÄ HÖÅI ÚÃ VIÏåT NAM
Nguyễn Hữu Đổng*
* PGS, TS. Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Thông tin bài viết:
Từ khoá:
dân chủ,
tư tưởng Hồ Chí Minh
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 03/01/2017
Biên tập: 07/02/2017
Duyệt bài: 10/02/2017
Article Infomation:
Keywords: democracy,
Ho Chi Minh’s Thoughts
Article History:
Received: 03 Jan. 2017
Edited: 07 Feb. 2017
Approved: 10 Feb. 2017
Tóm tắt:
Xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam là thực hiện các mục tiêu
như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong bản Di chúc: “Điều mong muốn
cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng
một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và
góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”1. Để đạt được các
mục tiêu đó, thì không chỉ có “nói”, mà quan trọng hơn là phải “làm”, tức
thực hành, biết tìm ra các phương pháp hay, hiệu quả. Đó cũng chính là
phương pháp biện chứng, tức các cán bộ của Đảng và Chính phủ cần phải
biết nhìn nhận, giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống một cách khoa
học, như “biết lãnh đạo”, “lãnh đạo khéo”,“dĩ bất biến, ứng vạn biến”, và
biết xây dựng một nhà nước dân chủ, cộng hòa với đội ngũ cán bộ “thanh
khiết từ to đến nhỏ”2.
Abstract:
Development of the Socialism in Vietnam is to reach the goals as stated in
the Testament of the President Ho Chi Minh: "My ultimate wish is that: Our
entire Party and people, closely joining their efforts, will develop a peaceful,
reunified, independent, democratic and prosperous nation of Vietnam, and
make a worthy contribution to the world revolution". To achieve these goals,
it is not only "to say", more important is "to do", which is to practise, find
out good and effective methods. It is the dialectical method, that is, the Party
and the government officials need to recognize and solve the practical prob-
lems of the society in a scientific manner, such as "leadership knowledge",
“leadership skills”, "Keep the pursued target to cope with multi-unexpected
changes" and find out the method to develop a democratic, republic nation
with “a integrity cadre system from the bottom level to the high one”.
1 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, H., 1989, tr. 50.
2 Hồ Chí Minh: “Toàn tập”, Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 1995, t. 5, tr. 61.
3 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 218-219.
4 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 219.
1. Khái niệm nhân dân làm chủ theo tư
tưởng Hồ Chí Minh
Nhân dân làm chủ là khái niệm được
ghi nhận trong các bản Hiến pháp Việt Nam.
Khái niệm này đã được Hồ Chí Minh nói
đến nhiều theo các khía cạnh khác nhau, như
“dân chủ”, “dân là chủ”, “dân làm chủ”, hay
“Nhân dân là ông chủ”3. Để hiểu rõ các khái
niệm này, trước hết cần nhận thức khái niệm
“nhân dân”. Theo Hồ Chí Minh, “Nhân dân
là bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản, tư
sản dân tộc và những phần tử khác yêu
nước”4, tức nhân dân là muốn nói đến tất cả
những người dân có lòng yêu nước, không
phân biệt giai cấp, dân tộc, giới tính. Hồ Chí
Minh đã nói đến nhiều về tinh thần yêu nước
của nhân dân Việt Nam. Người cũng nói
4
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 09(337) T5/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
5 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 438.
6 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 218-219.
7 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 5, tr. 60.
8 Viện Ngôn ngữ học (2005), “Từ điển Tiếng Việt”, Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng, tr. 338.
nhiều đến cách bày tỏ lòng yêu nước khác
nhau của mỗi người dân; người dân này thì
cầm súng, cầm gươm giáo để giữ nước,
nhưng người dân khác lại cầm “cây bút”,
“cây cày” thực hiện tăng gia sản xuất để giữ
nước. Trong thời kỳ kháng chiến và kiến
quốc, Hồ Chí Minh đã động viên toàn dân
ta đánh giặc giữ nước: “Ai có súng dùng
súng, ai có gươm dùng gươm”; nhà báo là
chiến sĩ, người nông dân cũng đều là chiến
sĩ, nên phải “chắc tay súng, chắc tay cày”.
Dân chủ hay nhân dân làm chủ là
những khái niệm được Hồ Chí Minh đề cập
đến nhiều nhất. Bởi quá trình hoạt động cách
mạng với bao khó khăn, gian khổ của Người
cũng chỉ vì mục tiêu là nhân dân được tự do
hạnh phúc, được làm chủ trong một nước
độc lập. Theo Hồ Chí Minh, dân chủ là phải
“thật sự”, tức dân chủ hay nhân dân làm chủ
vừa được coi là mục tiêu, lại vừa được coi
là phương pháp. Điều đó có nghĩa, dân chủ
là khó tránh khỏi các khiếm khuyết, nếu như
đội ngũ cán bộ không biết tìm ra các mục
tiêu đúng, các phương pháp hay, hiệu quả để
thực hiện các mục tiêu.
2. Mục tiêu dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí
Minh
Mục tiêu dân chủ được Hồ Chí Minh
nêu rõ ở nhiều bài viết, bài nói của mình.
Trong chính sách Mặt trận, Người từng nói:
“Bốn mục đích hòa bình, thống nhất, độc
lập, dân chủ của Mặt trận: Muốn thống
nhất, phải có hòa bình. Muốn độc lập thì
phải thống nhất. Muốn thật sự độc lập thì
phải có dân chủ”5. Mục tiêu hòa bình, thống
nhất là muốn nói đến mọi người dân được
sống hài hòa, bình đẳng với nhau trong một
quốc gia thống nhất, độc lập với các quốc
gia khác. Mục tiêu dân chủ được thể hiện
trong đường lối của Đảng là phải bảo đảm
cho nhân dân là người chủ, là “ông chủ nắm
chính quyền”6, xây dựng được một lực
lượng biết cách thức (phương pháp) làm
“đày tớ”, phục vụ nhân dân trong xây dựng
CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Hồ Chí Minh đã
từng nêu rõ: “Chính phủ cộng hòa dân chủ
là gì? Là đầy tớ chung của dân, từ Chủ tịch
toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính
phủ phải là đầy tớ Nếu Chính phủ làm hại
dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”7.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về nhân
dân làm chủ được thể hiện rõ nét trong mối
quan hệ giữa Đảng cầm quyền (Chính phủ)
với nhân dân (đại biểu Quốc hội). Theo
Người, mối quan hệ như vậy là mang tính
“đối lập” (độc lập). Khái niệm (mặt) đối lập
ở đây được hiểu là mặt “đứng ở phía đối
ngược lại”8 với mặt kia. Điều đó có nghĩa,
sự đối lập giữa Đảng với nhân dân được
hiểu là đối lập về quan điểm, ý kiến trong
xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, tức đối
lập về quan điểm, ý kiến giữa các đảng viên
được “ủy quyền” vào trong Chính phủ với
quan điểm, ý kiến của các đảng viên được
“bầu” làm đại biểu Quốc hội - những người
đại diện cho quyền lợi (quyền lực và lợi ích)
của các tầng lớp nhân dân. Sự đối lập như
vậy là không đồng nhất với sự đối kháng.
Tuy nhiên, đối lập có thể dẫn đến đối kháng
một khi quyền lợi giữa các đảng viên của
Đảng đang “cầm quyền” và các tầng lớp
nhân dân nói chung không được giải quyết
công khai minh bạch, không được điều tiết
công bằng theo pháp luật, như để diễn ra các
tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí
nghiêm trọng, hay do không dung hòa được
với nhau về các quan điểm, ý kiến trong xây
dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó
cho thấy rằng, việc đề ra các mục tiêu dân
chủ, tức bảo đảm sự công bằng về quyền lợi
giữa các tầng lớp nhân dân, được coi là tiêu
chí cực kỳ quan trọng trong xây dựng
CNXH ở Việt Nam.
3. Phương pháp dân chủ theo tư tưởng
Hồ Chí Minh
Phương pháp dân chủ được Hồ Chí
Minh nêu rõ trong nhiều bài viết, bài nói.
Theo Người, phương pháp dân chủ trong tổ
chức và hoạt động của Đảng, Nhà nước là
vô cùng quan trọng để xây dựng CNXH.
Phương pháp dân chủ thể hiện cụ thể trong
tổ chức bộ máy quyền lực, đặc biệt trong
hoạt động lãnh đạo và quản lý (gọi chung là
lãnh đạo) của đội ngũ cán bộ (công chức,
viên chức). Theo Hồ Chí Minh, phương
pháp dân chủ trong tổ chức bộ máy quyền
lực là phải gắn với “thần linh pháp quyền”9,
tức trong thể chế quốc gia phải có pháp
quyền. Đây chính là sự vận dụng sáng tạo
của Hồ Chí Minh về luận điểm của V.I.
Lênin cho rằng, trong giai đoạn đầu của chủ
nghĩa cộng sản “không những vẫn còn pháp
quyền tư sản mà vẫn còn cả nhà nước kiểu
tư sản”10. Theo Hồ Chí Minh, phương pháp
dân chủ trong lãnh đạo được hiểu là những
người đày tớ (cán bộ của Đảng cầm quyền)
phải là những người “làm thuê” cho các ông
chủ (nhân dân). Tức mối quan hệ giữa người
đảng viên và người dân tuy thống nhất (gắn
bó) về ý chí, niềm tin, cuộc sống, nhưng đã
được “phân công” thành các “vai” (vai trò)
khác nhau trong công việc của Nhà nước:
người đảng viên là “công chức, viên chức”
thì làm thuê, còn người dân là “công dân”
thì làm chủ 11. Bởi thế, phương pháp lãnh
đạo, tức cách thức làm đầy tớ hay phương
pháp phục vụ nhân dân là vô cùng quan
trọng. Người từng viết rằng: “Phương thức
lãnh đạo quần chúng vô cùng quan trọng,
Đảng phải hết sức quan tâm”12. Chính vì
phương pháp lãnh đạo vô cùng quan trọng
nên Người đã từng nói rằng, mỗi cán bộ,
đảng viên rất cần phải “biết lãnh đạo”13.
Theo Hồ Chí Minh, hoạt động lãnh đạo là
khác với hoạt động quản lý (điều hành, chỉ
đạo). Lãnh đạo là hoạt động không gắn với
việc sử dụng các công cụ quyền lực, nên dễ
được lòng dân, tức bảo đảm dân chủ hơn;
còn quản lý là hoạt động dễ bị mất lòng dân,
tức dễ vi phạm dân chủ, bởi khi đã “có ít
nhiều quyền hạn trong tay” thì đâm ra kiêu
ngạo, bảo thủ, tham ô, hống hách, từ đó “dễ
làm thành một bức tường để tách rời Đảng
và Chính phủ với nhân dân”14. Do vậy, Hồ
Chí Minh đã ít sử dụng khái niệm quản lý
nhà nước, xã hội, mà chỉ sử dụng khái niệm
quản lý trong các hoạt động kinh tế, như
quản lý xí nghiệp, vật tư, tài chính.
Phương pháp lãnh đạo dân chủ được
thể hiện rõ nhất ở phương pháp khéo léo
trong lãnh đạo, hay “khéo lãnh đạo”. Trong
các tác phẩm, bài viết của Hồ Chí Minh, có
tới hàng trăm từ “khéo”, chủ yếu đề cập đến
vấn đề “khéo lãnh đạo” của cán bộ, đảng
viên. Theo Hồ Chí Minh, “khéo” chính là
một “nghệ thuật”. Người viết rằng: “Khéo
tính toán, chi tiêu tiền bạc cho hợp lý. Đó là
một nghệ thuật quan trọng. Nghệ thuật ấy
không phải là dễ...”15. Lãnh đạo chính trị,
theo Hồ Chí Minh cũng là một nghệ thuật -
nghệ thuật lãnh đạo hay khéo lãnh đạo16.
Theo Hồ Chí Minh, khéo lãnh đạo của tập
thể là khác với khéo lãnh đạo của cá nhân.
Khéo lãnh đạo của tập thể được gọi là “tập
thể lãnh đạo” khéo (tập thể xuất sắc), thể
hiện trong các đại hội của Đảng, trong các
buổi họp của Quốc hội, Hội đồng nhân dân;
5
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 09(337) T5/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
9 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 1, tr. 438.
10 V.I. Lênin, “Toàn tập”, t. 33, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1981, tr. 121.
11
dan.aspx.
12 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 3, tr. 564.
13 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 6, tr. 304.
14 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 5, tr. 294.
15 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 6, tr. 498.
16
còn khéo lãnh đạo của cá nhân được gọi là
“cá nhân phụ trách” khéo (cá nhân xuất sắc),
như các cá nhân đảng viên là ủy viên ban
chấp hành (cấp ủy) thực hiện lãnh đạo trong
nội bộ Đảng, các cá nhân là thành viên
Chính phủ, ủy viên ủy ban thực hiện lãnh
đạo trong Chính phủ, Ủy ban nhân dân các
cấp. Khéo lãnh đạo được coi là các hoạt
động sử dụng quyền lực “mềm”, tức lãnh
đạo bằng uy tín do tài, đức của mình và sử
dụng pháp luật. Khéo lãnh đạo hay lãnh đạo
khéo được coi là nét đặc sắc nhất của
phương pháp lãnh đạo dân chủ trong tư
tưởng Hồ Chí Minh. Thực hiện lãnh đạo
khéo một cách chân thực được coi là văn
hóa hay nghệ thuật lãnh đạo. Nếu không có
văn hóa lãnh đạo, tức không có phương
pháp dân chủ trong lãnh đạo, các đảng viên
và toàn Đảng sẽ không có nghệ thuật lãnh
đạo, từ đó đánh mất “lòng dân”, hay Đảng
sẽ không được “dân tin, dân mến, dân
yêu”17. Nói cách khác, nếu cán bộ lãnh đạo
khéo thật sự thì được lòng dân nhiều, còn
ngược lại, lãnh đạo không khéo thật sự thì ít
được lòng dân.
Phương pháp dân chủ được thể hiện
cụ thể ở việc thực hành dân chủ. Hồ Chí
Minh đề cập nhiều đến thực hành nói chung
và thực hành dân chủ nói riêng. Bởi theo
Người: “Nếu không thực hành thì dù tài giỏi
mấy cũng không thành công được”18. Thực
hành dân chủ tức là các cán bộ của Đảng,
Nhà nước có phương pháp (cách thức) tổ
chức bộ máy quyền lực và hoạt động lãnh
đạo dân chủ. Hồ Chí Minh cho rằng, thực
hành dân chủ trong tổ chức bộ máy quyền
lực hay hoạt động lãnh đạo thì trước hết là
phải “dựa vào lực lượng quần chúng, đi
đúng đường lối quần chúng”, “quần chúng
tức là toàn thể nhân dân”19. Theo Hồ Chí
Minh, thực hành dân chủ tức là bộ máy nhà
nước cần phải được tổ chức tinh gọn, hoạt
động hiệu quả, các cán bộ của Đảng, Nhà
nước khi lãnh đạo phải biết giải quyết công
bằng về quyền lợi giữa các tầng lớp nhân
dân, như giữa các cá nhân và tập thể, các
nhóm, giai cấp và cộng đồng, giới nam và
giới nữ.
Thực hành dân chủ thật sự chính là
cần phải phòng, chống các khuyết điểm của
các tổ chức, cán bộ cũng như các tệ nạn
quan liêu, tham nhũng, lãng phí từ “gốc rễ”.
Các khuyết điểm của tổ chức, các cán bộ,
đảng viên, cũng như các tệ nạn quan liêu,
tham nhũng, lãng phí là không thể loại bỏ
triệt để, mà chỉ có thể hạn chế ở mức thấp
nhất. Muốn hạn chế thấp nhất các khuyết
điểm, tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng
phí, lại rất cần phải nhận thức rõ nguồn gốc
để có cách thức ngăn ngừa hiệu quả. Hồ Chí
Minh đã từng đặt ra câu hỏi này cho các cán
bộ, đảng viên có chức trách của Đảng và
Nhà nước như sau: “Các cấp ủy và cán bộ
cần tìm cho ra gốc rễ tham ô, lãng phí”20.
Chính vì gốc rễ lại có cả ở hai phần, là gốc
và ngọn, do vậy, khuyết điểm hay tham
nhũng, lãng phí rất cần phải được ngăn
ngừa, ngăn chặn ở cả hai mặt, tức phải vừa
“phòng” và “chống”. Phòng các khuyết
điểm, sai lầm về tư tưởng như giáo điều, bảo
thủ, háo danh, kiêu ngạo, hay các tệ nạn
quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tức là ngăn
ngừa từ dưới gốc; còn chống các khuyết
điểm, sai lầm, tức là ngăn chặn từ trên ngọn;
tương tự như diệt sâu bọ cắn rễ, gặm củ thì
được thực hiện ở phần dưới của cây, còn diệt
sâu bọ đục thân, ăn quả, cắn lá thì được thực
hiện ở phần trên của cây.
4. Giải pháp bảo đảm cho nhân dân làm
chủ trong xây dựng chủ nghĩa xã hội
Từ các phân tích được nêu trên cho
thấy, mục tiêu dân chủ là gắn với mệnh đề
6
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 09(337) T5/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
17 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 6, tr. 525.
18 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 6, tr. 251.
19 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 6, tr. 495.
20 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 573.
7
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 09(337) T5/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
“nhân dân là chủ”, còn phương pháp dân
chủ là gắn với mệnh đề “nhân dân làm chủ”.
Do vậy, để bảo đảm cho nhân dân làm chủ
trong xây dựng CNXH theo tư tưởng Hồ
Chí Minh, theo chúng tôi, cần phải đáp ứng
được các yêu cầu mang tính giải pháp chủ
yếu sau đây:
Một là, trong xây dựng CNXH, Đảng
cần phải xác định rõ các mục tiêu, trong đó
có các mục tiêu dân chủ và phương pháp
thực hiện các mục tiêu dân chủ. Các mục
tiêu dân chủ của CNXH cần phải bảo đảm
thật sự công bằng về quyền lợi, tức công
bằng cả về quyền lực và lợi ích, vật chất và
tinh thần của các tầng lớp nhân dân, quốc
gia, dân tộc; còn các phương pháp xây dựng
CNXH là cần phải bảo đảm cho dân làm chủ
thật sự, tức thực hành dân chủ21. Phương
pháp dân chủ thật sự là đối lập với phương
pháp chuyên chính. Bởi phương pháp dân
chủ thật sự là lực lượng cầm quyền phải tôn
trọng sự tồn tại của các lực lượng đối lập,
đồng thời sử dụng, thi hành pháp luật
nghiêm minh trong lãnh đạo, tổ chức bộ
máy quyền lực; còn phương pháp chuyên
chính là không duy trì sự tồn tại của các lực
lượng đối lập, lại “không dựa vào pháp
luật”22 để tổ chức bộ máy quyền lực và thực
hiện vai trò lãnh đạo. Theo Hồ Chí Minh,
trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam, phương
pháp chuyên chính trong đấu tranh giai cấp
là không nên áp dụng. Người từng nói rằng,
đấu tranh giai cấp chỉ là “chiến đấu” để
chống lại các quan điểm lạc hậu, phản tiến
bộ, thực hiện cuộc cách mạng xây dựng xã
hội mới tốt đẹp; đừng thấy người ta “giai cấp
đấu tranh, mình cũng đề ra khẩu hiệu giai
cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh nước
mình như thế nào để làm cho đúng”23. Người
đã giải thích rằng, đấu tranh giai cấp chỉ là
“chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư
hỏng, để tạo ra cái mới mẻ, tốt tươi”24. Từ
cách nhận thức này cho thấy, Hồ Chí Minh
đã vận dụng sáng tạo luận điểm của các nhà
kinh điển Mác - Lênin về phương pháp biện
chứng, tức bảo đảm cho nhân dân làm chủ
một cách thật sự trong xây dựng CNXH ở
Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh, đấu tranh giai
cấp không có nghĩa là xóa bỏ giai cấp, hay
có sự trấn áp, triệt bỏ lợi ích và giá trị của
các giai cấp trong xã hội; các giai cấp, dân
tộc, tức các lực lượng đối lập khác nhau cần
được tồn tại bình đẳng, có sự tôn trọng, giúp
đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển đất nước,
xây dựng CNXH.
Hai là, cần phải nhận thức rõ các
phương pháp lãnh đạo của tập thể, các cá
nhân, tức mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là
cán bộ có trọng trách của Đảng và Nhà nước
cần phải biết lãnh đạo. Biết lãnh đạo tức là
các cán bộ phải có sự “thanh khiết từ to đến
nhỏ”25 (có đức), có phương pháp dân chủ
thật sự (có tài) trong lãnh đạo để thực hiện
các mục tiêu dân chủ. Nói một cách ví von
thì hoạt động lãnh đạo là dùng trí tuệ (dùng
tài) gắn với một cái miệng ở phần “đầu” con
người; còn hoạt động quản lý là dùng quyền
lực (dùng đức) gắn với các đôi tay, đôi chân
ở phần “thân” con người26. Theo đó, trong
quốc gia Việt Nam chỉ có một lực lượng
(đảng chính trị lãnh đạo), các cá nhân lãnh
đạo (nhà lãnh đạo) nằm trong Quốc hội - tức
các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam,
nhưng lại cần phải có nhiều lực lượng (đảng
chính trị không lãnh đạo), các cá nhân cầm
quyền (nhà cầm quyền) nằm trong Chính
phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. Do đó,
trong công tác cán bộ của Đảng hiện nay cần
phải thực hành dân chủ bằng cách phát huy
vai trò của những người ngoài Đảng có đức,
có tài, có lòng yêu nước tham gia vào “việc
nước” như Hồ Chí Minh đã từng nói, tức họ
21
22 V.I. Lênin, Sđd, t. 41, tr. 445-446.
23 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 5, tr. 272.
24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Sđd, tr. 43.
25 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 5, tr. 61.
có thể giữ các vị trí chủ chốt trong bộ máy
nhà nước, đặc biệt là ở các cấp chính quyền
địa phương. Vào thời kỳ kháng chiến và
kiến quốc, Hồ Chí Minh đã không phân biệt
người ở trong hay ngoài Đảng để giao trách
nhiệm cho họ thực hiện vai trò người đày tớ
(làm thuê) trung thành cho nhân dân, miễn
là người đó có đủ tài, đức và có lòng yêu
nước, được nhân dân tín nhiệm27. Theo đó,
hiện nay cần phải có sự đổi mới tư duy, cách
nhận thức các khái niệm, bảo đảm tính học
thuật hơn trong nghiên cứu lý luận. Chẳng
hạn, khái niệm làm đày tớ cần phải được
nhìn nhận tương đồng với khái niệm hoạt
động lãnh đạo của đảng cầm quyền. Đảng
cầm quyền là có hoạt động lãnh đạo của tập
thể và cá nhân như đã được phân tích ở phần
trên28. Do vậy, cũng cần phải nhận thức và
có sự thay đổi lại cách sử dụng các khái
niệm liên quan đến hoạt động lãnh đạo, như
“Đảng lãnh đạo Nhà nước”, “Đảng lãnh đạo
Mặt trận”29, hay “cấp ủy lãnh đạo chính
quyền”, “tỉnh ủy lãnh đạo công tác xây dựng
nông thôn mới” v.v..
Ba là, cần phải học tập phương pháp
lãnh đạo khéo của Hồ Chí Minh để bảo đảm
cho nhân dân làm chủ thật sự, tạo ra khối đại
đoàn kết toàn dân trong xây dựng CNXH.
Lãnh đạo khéo là biểu hiện của nghệ thuật
lãnh đạo - phương pháp đối lập với thủ đoạn
trong lãnh đạo, hay “thủ đoạn chính trị”30.
Hồ Chí Minh đã từng nêu rõ: “Đảng và
Chính phủ lãnh đạo khéo thì nhân dân ta nhất
định đoàn kết đấu tranh trong hòa bình cũng
như trong kháng chiến”31. Lãnh đạo khéo
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân cần phải
được gắn với việc đổi mới thể chế kinh tế và
chính trị, khoa học và văn hóa. Nói một cách
hình ảnh có thể thấy rằng, kinh tế và chính
trị là tượng trưng cho đôi chân và đôi tay của
thể trạng con người; còn khoa học và văn
hóa là tượng trưng cho hai khối não và các
cặp giác quan của thể trạng con người32.
Điều đó có nghĩa, các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, khoa học, văn hóa là đều có cả trong khu
vực Nhà nước và xã hội dân sự, tức phát triển
nền kinh tế thị trường hiện đại (đầy đủ) ở
Việt Nam cần phải được tiến hành đồng bộ
với xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân và xã hội dân sự33. Nhà nước pháp
quyền thật sự và xã hội dân sự được xây
dựng hoàn chỉnh chính là cơ chế kiểm soát
quyền lực nhà nước một cách hiệu quả
(thông minh) nhất. Nói cách khác, kinh tế thị
trường hiện đại, Nhà nước pháp quyền và xã
hội dân sự hoàn chỉnh34 được coi là ba trụ cột
vững chắc, tạo thành một thể chế quốc gia
tối ưu nhất - thể chế dân chủ, cộng hòa -
trong xây dựng CNXH ở Việt Nam, hướng
tới các mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh” n
8
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 09(337) T5/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
26
dan.aspx.
27 Xem: Nguyễn Hữu Đổng, “Cần nhận thức đúng khái niệm “Đảng lãnh đạo” theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Thông tin
Chính trị học, Viện Chính trị học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, số 1+2/2016.
28 Xem: Nguyễn Hữu Đổng, “Vấn đề “nguyên tắc tập trung dân chủ” trong tổ chức, hoạt động của Đảng và Nhà nước”,
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số tháng 5/2015.
29 Xem: Nguyễn Hữu Đổng, “Đảng hóa thân vào Nhà nước” trong đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng ta”, Tạp
chí Nghiên cứu Lập pháp số 17, tháng 9/2013.
30 Xem: Nguyễn Hữu Đổng, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Chính trị là đoàn kết””, Tạp chí Mặt trận số 128, tháng 6/2014.
31 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 317.
32 Xem: Nguyễn Hữu Đổng, “Thể chế chính trị và hệ thống chính trị”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 10/2016.
33 Xem: Nguyễn Hữu Đổng, “Góp thêm ý kiến về khái niệm xã hội dân sự”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số
8/2016.
34 Xem: Nguyễn Hữu Đổng, “Đổi mới thể chế thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí từ gốc rễ theo tư tưởng Hồ
Chí Minh”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 5/2016.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_tuong_ho_chi_minh_ve_nhan_dan_lam_chu_trong_xay_dung_chu.pdf