Thứ nhất, xây dựng thể chế chính trị
pháp quyền trong tổ chức, hoạt động của bộ
máy nhà nước
Xây dựng thể chế chính trị pháp quyền
cần phải dựa trên cơ sở áp dụng mô hình cấu
trúc mang tính kiểm soát lẫn nhau giữa ba
cơ quan quyền lực nhà nước là: lập pháp,
hành pháp, tư pháp. Đây có thể được coi là
mô hình thiết chế nhà nước pháp quyền -
thiết chế tạo sự cân đối, cân bằng, hài hòa về
chức năng của các cơ quan quyền lực trong
quốc gia. Trong mô hình này, cơ quan lập
pháp được nhìn nhận là “cơ quan có quyền
cao nhất”15, có chức năng xác định các mục
tiêu, chính sách quốc gia; cơ quan hành pháp
được nhìn nhận là “cơ quan hành chính cao
nhất”16, có chức năng điều hành thực hiện
các mục tiêu, chính sách quốc gia; còn cơ
quan tư pháp được nhìn nhận là cơ quan có
các “thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật”17,
có chức năng bảo vệ công lý. Xây dựng
thể chế chính trị pháp quyền theo mô hình
này được coi là cách thức ngăn chặn sự lạm
quyền của đội ngũ công chức chính trị, hành
chính, luật sư trong bộ máy nhà nước, hình
thành nền công vụ liêm chính để kiến tạo
quốc gia phát triển.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuân thủ quy luật khách quan trong xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh,
hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào xây dựng cơ chế kiểm soát quyền
lực nhà nước phải phù hợp với quy luật khách quan. Tuân thủ quy
luật khách quan trong xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà
nước là yêu cầu cần thiết đối với mỗi quốc gia hiện đại trong xây
dựng nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân, vì dân.
Nguyễn Hữu Đổng*
* PGS. TS. Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Abstract
The arrangement and operation of a tranparent, strong and effective
state administration apparatus depend greatly on the formulation of
a state power control mechanism in line with objective rules. It is
required to follow the objective rules in development of the state-
control mechanism for each modern nation to establish a lawful
state of the people, by the people, for the people.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Quy luật, khách quan, cơ chế
kiểm soát, quyền lực, nhà nước.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 10/07/2018
Biên tập : 23/07/2018
Duyệt bài : 30/07/2018
Article Infomation:
Keywords: rule, objectivity, control
mechanism, power, state.
Article History:
Received : 10 Jul. 2018
Edited : 23 Jul. 2018
Approved : 30 Jul. 2018
TUÂN THỦ QUY LUẬT KHÁCH QUAN TRONG XÂY DỰNG
CƠ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
1. Quy luật khách quan và cơ chế kiểm
soát quyền lực nhà nước
1.1 Quy luật khách quan
Trong Từ điển tiếng Việt, quy luật
được nhìn nhận là “mối liên hệ bản chất, ổn
định, được lặp đi lặp lại giữa các hiện tượng
trong tự nhiên và xã hội”1. Theo đó, quy luật
được biểu hiện ở bản chất, tính chất, thực
chất. Quy luật nhìn về bản chất, tính chất là
1 Từ điển Tiếng Việt (2005), Viện Ngôn ngữ học, tr. 813.
nói tới quy luật gì, tồn tại ở đâu? Chẳng hạn,
trong tự nhiên có sự tồn tại cân đối giữa các
chủ thể (cá thể); trong xã hội có sự tồn tại
cân bằng giữa các khách thể (tập thể). Quy
luật nhìn về thực chất là nói tới quy luật tồn
tại ở đâu, cân bằng như thế nào. Chẳng hạn,
trong tự nhiên là tồn tại hiện tượng hài hòa
về môi trường sống giữa các khách thể, thực
thể, chủ thể; trong xã hội loài người là tồn tại
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
3Số 19(371) T10/2018
hiện tượng công bằng, bình đẳng, công lý về
giá trị (độc lập, tự do), tinh thần (hạnh phúc,
niềm tin), quyền lợi (quyền lực, lợi ích) giữa
các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Vì vậy, có thể
nhìn nhận, quy luật là hiện tượng biểu hiện
thực chất sự cân đối, cân bằng, hài hòa về
môi trường sống, tồn tại, sự công bằng, bình
đẳng, công lý về giá trị, tinh thần, quyền lợi
giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong thế
giới tự nhiên và xã hội.
Trong Từ điển tiếng Việt, khách quan
được nhìn nhận là “cái tồn tại bên ngoài,
không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của con
người”2. Theo đó, khách quan có thể được
nhìn nhận là hiện tượng tồn tại sự cân đối,
cân bằng, hài hòa khách quan về môi trường
sống, sự công bằng, bình đẳng, công lý
khách quan về giá trị, tinh thần, quyền lợi
giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng.
Quy luật và khách quan là các hiện
tượng có mối liên hệ gắn liền với nhau, hình
thành nên quy luật khách quan. Trong mối
liên hệ này, có thể coi quy luật là bản chất,
khách quan là tính chất. Quy luật gắn với
sự tồn tại cân đối (quy luật cân đối); khách
quan gắn với sự tồn tại cân bằng (cân bằng
khách quan). Vì vậy, có thể hiểu rằng, quy
luật khách quan trong xã hội loài người có
thể được nhìn nhận là quy luật tồn tại sự cân
đối, cân bằng, hài hòa khách quan về môi
trường sống, sự công bằng, bình đẳng, công
lý khách quan về giá trị, tinh thần, quyền lợi
giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Hiện
tượng diễn ra theo quy luật khách quan,
hay tuân thủ quy luật khách quan là hành
động đúng với quy luật (đúng đắn); còn hiện
tượng diễn ra trái với quy luật khách quan,
hay không tuân thủ quy luật khách quan là
hành động không đúng đắn, không đúng quy
luật hay có sự sai trái.
1.2 Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước
2 Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr. 489.
3 Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr. 214.
4 Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr. 523.
5 Xem:
trien_ben_vung_o_Viet_Nam
Trong Từ điển Tiếng Việt, cơ chế được
nhìn nhận là “cách thức theo đó một quá trình
thực hiện”3. Tức cơ chế có thể được hiểu là
hiện tượng biểu hiện tổ chức, hoạt động của
con người theo nguyên lý hay nguyên tắc
hiệu quả. Kiểm soát là khái niệm bao hàm
các thuật ngữ “kiểm” và “soát”. Kiểm soát
có thể được nhìn nhận là việc “xem xét để
phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy
định”4, hay hiện tượng biểu hiện nguyên tắc
vừa ngăn chặn, vừa phát hiện để ngăn ngừa
hiệu quả sự sai trái diễn ra trong bộ máy nhà
nước, quốc gia. Cơ chế và kiểm soát là các
hiện tượng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau,
hình thành nên cơ chế kiểm soát; tức thực
chất của cơ chế kiểm soát là vừa ngăn chặn
vừa ngăn ngừa.
1.3 Thực chất của quyền lực nhà nước
Quyền lực và nhà nước là các hiện
tượng gắn liền với nhau, hình thành nên
hiện tượng quyền lực nhà nước - trung tâm
quyền lực ở mỗi quốc gia. Quốc gia và nhà
nước là các khái niệm không đồng nhất, bởi
quốc gia “bao gồm các chủ thể là Nhà nước
và các cá nhân, cộng đồng xã hội”5. Do đó,
quyền lực nhà nước là không đồng nhất với
quyền lực quốc gia. Quyền lực nhà nước là
nói tới tổ chức bộ máy ở trung tâm, có vị trí
trung gian, được hình thành bởi các cá nhân,
nhóm, cộng đồng trong xã hội, biểu hiện tính
quy luật khách quan trong sự phát triển của
quốc gia. Trong một quốc gia, nhà nước chỉ
là đại diện cho một nhóm hoặc liên minh các
nhóm xã hội. Các nhóm xã hội tranh cử vào
bộ máy quyền lực nhà nước được nhìn nhận
là đảng chính trị. Các đảng chính trị đều có
quyền lực, hình thành nên hiện tượng quyền
lực chính trị của nhiều nhóm khác nhau.
Quyền lực chính trị có thể được nhìn nhận ở
các nhóm cầm quyền, như nhóm đối lập, độc
lập, trung lập trong bộ máy nhà nước.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
4 Số 19(371) T10/2018
Quyền lực nhà nước hay “chính quyền”
là hiện tượng tồn tại độc lập với các đảng
chính trị. Các đảng chính trị muốn giành vị
thế cầm quyền đều phải thực hiện tranh cử
công khai, minh bạch theo pháp luật qua các
lần bầu cử Quốc hội, Tổng thống, tùy theo
loại hình chính thể.
Trong xã hội hiện đại, có thể nhìn
nhận quyền lực nhà nước là tổ chức bộ máy
cầm quyền theo pháp luật, nhằm bảo đảm
phúc lợi chung cho các cá nhân, nhóm, cộng
đồng. Quyền lực nhà nước được tổ chức
theo nguyên tắc pháp quyền gồm ba quyền
cơ bản sau: quyền lập pháp; quyền hành
pháp, quyền tư pháp. Đây được coi là quy
luật khách quan hay con đường phát triển
khách quan, tương tự con đường dân chủ có
“mục tiêu hướng tới độc lập mang tính “nhân
quả” (đầu - cuối), có phương pháp thực hiện
mang tính đối lập “song hành” (phải - trái)
và nguyên tắc thực hiện mang tính đối lập,
độc lập “trung gian” (ở giữa)”6. Từ các phân
tích cho thấy, trong quốc gia, quyền lực nhà
nước là hiện tượng trung gian, có chức năng
bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hòa về
thiết chế, tổ chức, hoạt động, sự công bằng,
bình đẳng, công lý về giá trị, tinh thần, quyền
lợi giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng bởi
các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.
1.4 Mối liên hệ giữa quy luật khách quan
và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước
Các hiện tượng: quy luật khách quan,
cơ chế kiểm soát, quyền lực nhà nước có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong quốc
gia, chúng đều được nhìn nhận là các hiện
tượng giữ vị trí, vai trò trung tâm. Trong
mối liên hệ giữa chúng, quyền lực nhà nước
có thể được coi là hình thức (tính chất, mục
tiêu), cơ chế kiểm soát được coi là nội dung
(bản chất, phương pháp), còn quy luật khách
quan được coi là nguyên tắc hiệu quả (thực
6 Xem:
trien_ben_vung_o_Viet_Nam
7 Xem: Nguyễn Hữu Đổng, Hồ Chí Minh và vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7/2013.
8 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 1995, t. 6, tr. 248.
chất) của kiểm soát quyền lực nhà nước.
Quy luật khách quan có thể được
nhìn nhận như thước đo tính đúng đắn, hiệu
quả về thiết chế, tổ chức, hoạt động của
bộ máy nhà nước, phát triển quốc gia nói
chung, trong đó có vấn đề về cơ chế kiểm
soát quyền lực nhà nước. Tuân thủ quy luật
khách quan trong xây dựng cơ chế kiểm
soát quyền lực nhà nước tức là tuân thủ các
nguyên tắc công khai, minh bạch, hiệu quả
về thiết chế, tổ chức, hoạt động của bộ máy
nhà nước. Đây là yêu cầu cần thiết đối với
mỗi quốc gia trong quá trình xây dựng nhà
nước pháp quyền thật sự của dân, do dân, vì
dân, nhằm xây dựng quốc gia khởi nghiệp,
kiến tạo phát triển bền vững.
2. Thực tế việc tuân thủ quy luật khách
quan trong cơ chế kiểm soát quyền lực
nhà nước ở Việt Nam và một số kiến nghị
2.1 Thực tế việc tuân thủ quy luật khách
quan trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà
nước ở nước ta
Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước
ở Việt Nam đã được đặt ra ngay từ khi xây
dựng Hiến pháp năm 1946. Hồ Chí Minh đã
từng đề cập nhiều về sự cần thiết và cách
thức xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực
nhà nước trong các bài viết, bài nói chuyện
hay các tác phẩm khác của mình7. Xây dựng
cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước có liên
quan chặt chẽ với tư tưởng hay ý tưởng của
con người; ý tưởng phù hợp với quy luật
khách quan mới đáp ứng yêu cầu của thực
tiễn cuộc sống. Hồ Chí Minh từng nói rằng:
“tư tưởng nhất định phải hợp với quy luật
khách quan”8. Trong thực tế, Đảng và Nhà
nước đã quan tâm nhiều đến xây dựng cơ chế
kiểm soát quyền lực nói chung, kiểm soát
quyền lực nhà nước nói riêng. Tuy nhiên, do
chưa nhận thức rõ thực chất của hiện tượng
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
5Số 19(371) T10/2018
quy luật khách quan nói chung, quy luật
khách quan về thiết chế, tổ chức, hoạt động
của bộ máy nhà nước, hay cơ chế kiểm soát
quyền lực nhà nước nói riêng, nên bộ máy
nhà nước ở nước ta đang tồn tại nhiều hạn
chế về thiết chế, tổ chức và phương pháp,
nguyên tắc hoạt động, tức chưa thật sự tuân
thủ đúng quy luật khách quan; đặc biệt là tồn
tại sự chồng chéo chức năng của các cơ quan
lập pháp, hành pháp, tư pháp, sự thiếu vắng
tính trách nhiệm trong thực hiện chức năng
công vụ của đội ngũ công chức, viên chức.
Tại Đại hội XII, từ sự tổng kết thực tiễn,
Đảng đã đánh giá và chỉ ra nhiều yếu kém
về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước.
Chẳng hạn, trong việc thực hiện quyền lập
pháp, như: “chưa chế định rõ, đồng bộ, hiệu
quả, cơ chế phân công, phối hợp và kiểm
soát quyền lực nhà nước ở các cấp”9, hay
“dự báo, hoạch định, lãnh đạo tổ chức thực
hiện chính sách của Đảng, Nhà nước còn
nhiều hạn chế”10; trong việc thực hiện quyền
hành pháp, như: “Tổ chức bộ máy và cơ chế
hoạt động của các thiết chế cơ bản trong bộ
máy nhà nước pháp quyền XHCN như Quốc
hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, hệ thống tư
pháp còn những điểm chưa thực sự hợp lý,
hiệu lực, hiệu quả. Chưa khắc phục được sự
chồng chéo, vướng mắc về chức năng, nhiệm
vụ giữa các thiết chế, làm ảnh hưởng tới sự
thống nhất quyền lực nhà nước và hiệu quả
hoạt động của Nhà nước”11; trong việc thực
hiện quyền tư pháp, như: “Hệ thống pháp
luật thiếu đồng bộ, nhiều nội dung chưa đáp
ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền,
còn chồng chéo; tính công khai, minh bạch,
khả thi, ổn định còn hạn chế”, hay “Việc
triển khai một số nhiệm vụ cải cách tư pháp
còn chậm; vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu,
tiêu cực, oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Công tác
9 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 2016, tr. 173.
10 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr. 192.
11 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr. 173.
12 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr. 174.
13 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr. 176.
14
phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt
yêu cầu đề ra; tham nhũng, lãng phí vẫn còn
nghiêm trọng”12. Những yếu kém về thiết
chế, tổ chức, hoạt động nêu trên trong bộ
máy quyền lực nhà nước đã và đang gây ra
nhiều hệ lụy, tác động tiêu cực đến xây dựng
quốc gia khởi nghiệp, kiến tạo phát triển bền
vững ở Việt Nam.
2.2 Một số kiến nghị về xây dựng cơ chế
kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam
Để xây dựng tổ chức, hoạt động của bộ
máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu
quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng đã
đề ra trong Văn kiện Đại hội XII (2016) là:
“Xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp
thực thi quyền lực nhà nước, nhất là cơ chế
kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp”13, hay đáp ứng
yêu cầu mà Đảng đã đề ra tại Hội nghị trung
ương 7 khóa XII (2018) là: “Hoàn thiện thể
chế để kiểm soát quyền lực trong công tác
cán bộ theo nguyên tắc mọi quyền lực đều
phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế”14,
theo chúng tôi, cần thực hiện một số giải
pháp về xây dựng thể chế chính trị, xã hội
nhằm kiểm soát (ngăn chặn, ngăn ngừa) sự
tha hóa của quyền lực nói chung trong quốc
gia như sau:
Thứ nhất, xây dựng thể chế chính trị
pháp quyền trong tổ chức, hoạt động của bộ
máy nhà nước
Xây dựng thể chế chính trị pháp quyền
cần phải dựa trên cơ sở áp dụng mô hình cấu
trúc mang tính kiểm soát lẫn nhau giữa ba
cơ quan quyền lực nhà nước là: lập pháp,
hành pháp, tư pháp. Đây có thể được coi là
mô hình thiết chế nhà nước pháp quyền -
thiết chế tạo sự cân đối, cân bằng, hài hòa về
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
6 Số 19(371) T10/2018
chức năng của các cơ quan quyền lực trong
quốc gia. Trong mô hình này, cơ quan lập
pháp được nhìn nhận là “cơ quan có quyền
cao nhất”15, có chức năng xác định các mục
tiêu, chính sách quốc gia; cơ quan hành pháp
được nhìn nhận là “cơ quan hành chính cao
nhất”16, có chức năng điều hành thực hiện
các mục tiêu, chính sách quốc gia; còn cơ
quan tư pháp được nhìn nhận là cơ quan có
các “thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật”17,
có chức năng bảo vệ công lý. Xây dựng
thể chế chính trị pháp quyền theo mô hình
này được coi là cách thức ngăn chặn sự lạm
quyền của đội ngũ công chức chính trị, hành
chính, luật sư trong bộ máy nhà nước, hình
thành nền công vụ liêm chính để kiến tạo
quốc gia phát triển.
Thứ hai, xây dựng thể chế xã hội dân
chủ trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Xây dựng thể chế xã hội dân chủ cần
phải dựa trên cơ sở áp dụng mô hình cấu
trúc mang tính cân đối, cân bằng và hài hòa
giữa các chủ thể, khách thể, thực thể tồn tại
trong xã hội. Đây có thể được coi là mô hình
thể chế xã hội dân chủ - thể chế tạo sự công
bằng, bình đẳng, công lý giữa các cá nhân,
nhóm, cộng đồng trong quốc gia. Mô hình
thể chế xã hội dân chủ có thể được hiểu là
mô hình bảo đảm nguyên tắc tự do, dân chủ
trong việc “xác định mối quan hệ giữa xã hội
và các thành viên trong xã hội”18. Trong mô
hình này, cá nhân tự do được coi là mục tiêu
hướng tới của quốc gia; cộng đồng dân chủ
được coi là phương pháp thực hiện các mục
tiêu của quốc gia; còn pháp luật bảo đảm tự
do dân chủ được coi là nguyên tắc bảo đảm
công lý của quốc gia. Xây dựng thể chế xã
hội dân chủ theo mô hình này được coi là
cách thức ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật
15 Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980 và 1992), Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 1995, tr. 12.
16 Hiến pháp Việt Nam, Sđd, tr. 16.
17 Hiến pháp Việt Nam, Sđd, tr. 23.
18 Báo cáo phát triển Việt Nam 2010: Các thể chế hiện đại. Báo cáo chung của các nhà tài trợ hội nghị tư vấn các nhà tài
trợ cho Việt Nam, Hà Nội, tháng 12/2009.
19 Hiến pháp Việt Nam, Sđd, tr. 8.
của công dân trong đời sống xã hội, hình
thành xã hội dân sự để xây dựng quốc gia
khởi nghiệp ở Việt Nam.
Thứ ba, xây dựng thể chế chính trị -
xã hội pháp quyền dân chủ trong quốc gia
Việt Nam
Xây dựng thể chế chính trị - xã hội
pháp quyền dân chủ cần phải dựa trên cơ sở
mô hình cấu trúc cân đối, cân bằng, hài hòa
giữa các chủ thể, khách thể, thực thể tồn tại
trong quốc gia là: xã hội dân chủ - quốc gia
dân chủ pháp quyền - nhà nước pháp quyền.
Mô hình này được nhìn nhận tương tự như
một con đường phát triển lâu dài, bền vững,
trong đó, các mục tiêu (nhà nước) hướng
tới là độc lập, tự do, hạnh phúc; các phương
pháp (xã hội) thực hiện là dân chủ; còn các
nguyên tắc (pháp quyền) hài hòa là cộng hòa.
Trong mô hình này, nhà nước pháp quyền
được coi là chủ thể quyền lực của nhóm -
mục tiêu bảo vệ công dân, tức bảo vệ chủ
quyền con người trong quốc gia; xã hội dân
chủ được coi là chủ thể quyền lực của cộng
đồng - phương pháp bảo vệ quốc gia, tức
bảo vệ chủ quyền quốc gia; còn quốc gia dân
chủ pháp quyền được coi là thiết chế chính
trị - nguyên tắc bảo đảm công bằng, bình
đẳng, công lý trong quốc gia. Đây chính là
mô hình chính thể “dân chủ cộng hòa”19 đã
được xác định trong Hiến pháp Việt Nam
năm 1946. Xây dựng thể chế chính trị - xã
hội pháp quyền dân chủ theo mô hình này
được coi là cách thức vừa ngăn chặn, vừa
ngăn ngừa sự lạm quyền của đội ngũ công
chức chính trị, hành chính, luật sư trong bộ
máy nhà nước, sự vi phạm pháp luật của
công dân trong đời sống xã hội dân sự, cơ sở
để xây dựng quốc gia khởi nghiệp, kiến tạo
phát triển bền vững ở Việt Nam■
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
7Số 19(371) T10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuan_thu_quy_luat_khach_quan_trong_xay_dung_co_che_kiem_soat.pdf