Tỷ lệ bạo hành gia đình trên nữ đến phá thai tại bệnh viện Từ Dũ

Trong thời gian từ 31 tháng 5 đến 28 tháng 6 năm 2010 qua khảo sát 513 phụ nữ đến phá thai tại Bệnh viện Từ Dũ, rút ra được một số kết luận như sau: Tỷ lệ BHGĐ ở phụ nữ đến phá thai tại Bệnh viện Từ Dũ là 26,1%. Tỷ lệ cho từng loại bạo hành là: bạo hành thể xác 11,9%, bạo hành tinh thần 17,1%, bạo hành tình dục 11,7% và bạo hành tinh thần 4,9%. Một số yếu tố có mối liên quan với BHGĐ: làm nông (OR=14,5, KTC 95% (3,1 - 67,5), ly thân, ly dị (OR=29,8, KTC 95% (4,8 - 185,5), rượu bia (OR=4,6, KTC 95% (1,6 - 12,6), chứng kiến BHGĐ (OR=4,8, KTC 95% (2,8 - 8,1). Yếu tố thuộc về chồng hay bạn trai: công nhân (OR=2,1, KTC 95% (1,1 – 4,0); rượu bia (OR=3,0 KTC 95% (1,7 – 5,2) và cờ bạc (OR=5,0, KTC 95% (1,2 – 50,4)

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ bạo hành gia đình trên nữ đến phá thai tại bệnh viện Từ Dũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 88 TỶ LỆ BẠO HÀNH GIA ĐÌNH TRÊN NỮ ĐẾN PHÁ THAI TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ Nguyễn Thị Cẩm Nhung*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bạo hành gia đình trên phụ nữ đến phá thai và một số yếu tố liên quan đến bạo hành gia đình. Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang trên 513 trường hợp đến phá thai tại bệnh viện Phụ Sản Từ dũ từ 31/05/2010 – 28/06//2010 được tư vấn và đống ý tham gia nghiên cứu. Bảng câu hỏi sàng lọc bạo hành được dùng để thu thập dữ liệu. Kết quả: Tỷ lệ BHGĐ ở phụ nữ đến phá thai tại Bệnh viện Từ Dũ là 26,1 %. Tỷ lệ cho từng loại bạo hành là: bạo hành thể xác 11,9%, bạo hành tinh thần 17,1%, bạo hành tình dục 11,7% và bạo hành xã hội 4,9%. Một số yếu tố có mối liên quan với BHGĐ: làm nông (OR = 14,5, KTC 95%(3,1 – 67,5), ly thân, ly dị (OR=29,8, KTC 95%(4,8 – 185,5), rượu bia (OR=4,6, KTC 95%(1,6 – 12,6), chứng kiến BHGĐ (OR=4,8, KTC 95%(2,8 – 8,1). Yếu tố thuộc về chồng hay bạn trai: công nhân (OR=2,1, KTC 95%(1,1 – 4,0); rượu bia (OR=3,0 KTC 95%(1,7 – 5,2) và cờ bạc (OR=5,0, KTC 95%(1,2 – 50,4). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy bạo hành gia đình đối với phụ nữ mang thai khá phổ biến. Cần nâng cao ý thức cộng đồng về bạo hành gia đình và phòng chống bạo hành. Từ khóa: Bạo hành gia đình, bảng sàng lọc bạo hành, bạo hành thể xác, bạo hành tinh thần, bạo hành kinh tế, bạo hành tình dục, bạo hành xã hội. ABSTRACT PREVALENCE OF DOMESTIC VIOLENCE AMONG WOMEN SEEKING ABORTION AT TUDU HOSPITAL Nguyen Thi Cam Nhung, Huynh Nguyen Khanh Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 88 - 93 Objective: To identify the prevalence of domestic violence in pregnant women having abortion, as well as factors associated with domestic violence. Methods: This is a cross-sectional study in 513 pregnant women having abortion at Tu Du hospital from 31st of May 2010 to 28th of June 2010. Domestic violence was assessed by the Abuse Assessement Screen questionnaire. Results: The study has shown that the prevalence of domestic violence is 26.1%. The prevalence of Physical Violence (1.9%), Psychologycal Violence (17.1%), Sexual Violence (11.7%), Social Violence (4.9%). Risk factors associated with domestic violence consist of: farmer (OR=14.5, CI 95%(3.1 – 67.5), legal separate or divorce (OR=29.8, CI 95%(4.8 – 185.5), drinking alcohol (OR=4.6, CI 95%(1.6 – 12.6), witness of domestic violence (OR=4.8, CI 95%(2.8 – 8.1). Risk factors belong to the husbands or boyfriends with domestic violence: workers (OR=2.1, CI 95%(1.1 – 4.0); drinking alcohol (OR=3.0, CI 95%(1.7 – 5.2) and gambling (OR=5.0, CI 95%(1.2 – 50.4). Conclusion: This study showed that domestic violence among pregnant women is popular. It is necessary * Bệnh viện Phụ sản Từ dũ Tp HCM ** Bộ Môn Sản, ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS. TS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang ĐT: 0903882015. Email: tranghnk08@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 89 not only to enhance the knowledge of domestic violence in community and society but also to improve the behavior in preventing against domestic violence. Keywords: Domestic Violence, Abuse Assessment Screen, Physical Violence, Psychologycal Violence, Economic Violence, Sexual Violence, Social Violence. ĐẶT VẤN ĐỀ Bạo hành gia đình (BHGĐ) được định nghĩa là hành vi được đặc trưng bởi sự lạm dụng quyền lực nhằm đạt được sự kiểm soát đối với một người mà đã hoặc đang có một mối quan hệ thân mật. Bất kỳ hành vi bạo lực nào đối với phụ nữ, có khả năng dẫn đến hậu quả tổn thương về thể chất, tình dục hoặc gây tổn hại tâm lý hay gây đau khổ cho phụ nữ, bao gồm cả đe dọa hành vi đó; hoặc cưỡng chế, tước sự tự do, xảy ra ở nơi công cộng hay trong nơi sống riêng đều bị xem là hành vi bạo lực(10). BHGĐ là một tệ nạn cần đđược xoá bỏ. Điều này đđã được tuyên bố tại Hội nghị Thế giới về Nhân quyền tổ chức tại Vienna (Áo) từ năm 1993. Thực ra, vấn đề này chính thức được nhìn nhận là điều đáng quan tâm của toàn xã hội từ những năm 1990. Được sự đồng thuận từ nhiều quốc gia Liên hiệp quốc thông qua Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trong Hội nghị Quốc tế lần 4 về Phụ nữ tại Bắc Kinh 1995. Tổ chức Y tế Thế giới (1996) ước tính, tỉ lệ BHGĐ đối với phụ nữ là 20-50% ở các quốc gia khác nhau (12). Tại Hoa Kỳ, BHGĐ ảnh hưởng đđến ¼ dân số phụ nữ với khoảng 5.300.000 vụ việc mỗi năm. Cứ mỗi 9 giây là có một phụ nữ bị chồng hoặc bạn tình đánh đập. BHGĐ là nguyên nhân lớn nhất gây thương tích cho phụ nữ. BHGĐ làm kinh tế Hoa Kỳ tốn khoảng 3-5 tỷ đô-la mỗi năm vì nhân viên vắng mặt tại sở làm, và thêm 100 triệu đô-la hằng năm cho chi phí y tế (12). Ở Việt Nam, BHGĐ ngày càng phổ biến, theo khảo sát của Uỷ Ban Các Vấn Đề Xã Hội của Quốc Hội và báo cáo từ Bộ Công an vào năm 2005, cứ 2-3 ngày lại có một người chết liên quan đến bạo hành, chiếm gần 1/5 tổng số vụ sát nhân; là nguyên nhân của hơn 60% vụ ly hôn, trong đđó hơn phân nửa có hành vi đánh đập, ngược đãi. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long, trong năm 2005 có 1319 ca phải nhập viện vì BHGĐ, thì có đến 1000 ca tự tử, 30 trường hợp tử vong(2). Đa số nạn nhân của các vụ bạo hành là phụ nữ. Vì vậy ở đối tượng này, họ không chỉ bị bạo hành về tinh thần, thể chất mà còn bị bạo hành về tình dục, thậm chí trong lúc mang thai. Hậu quả thì khôn lường, nhiều trường hợp dẫn đến sẩy thai, mang thai ngoài ý muốn và nguy cơ dẫn đến nạo phá thai (1,8). Chính vì lý do này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu "Tỷ lệ bạo hành gia đình trên phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện Từ Dũ". Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ BHGĐ trên phụ nữ đến phá thai. Xác định tỷ lệ các hình thái bạo hành: bạo hành thể xác (BHTX), bạo hành tinh thần (BHTT), bạo hành tình dục (BHTD) và bạo hành xã hội (BHXH). Khảo sát một số yếu tố liên quan BHGĐ. PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang, thực hiện tại phòng khám Kế hoạch hóa gia đình bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ từ tháng 31/05/2010 đến tháng 28/06/2010. Đối tượng Phụ nữ đến phá thai tại Khoa Kế hoạch hóa gia đình Bệnh viện Từ Dũ trong thời gian nghiên cứu thoả điều kiện nhận vào. Cỡ mẫu n = 2 1 2 α − Z (1-P)P / d 2 với độ tin cậy 95% nên 2 1 α−Z = 1,96. P = 21,2% (Ủy ban Dân số-Gia đình- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 90 Trẻ em và Bộ Văn hóa- Thể thao-Du lịch)(2); d = 0,04. Mẫu cần tối thiểu 410, nghiên cứu thu nhận 513 đối tượng. Tiêu chí chọn mẫu Tiêu chí nhận vào - Muốn bỏ thai. - Không mắc bệnh tâm thần hay câm, điếc. - Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ - Lý do phá thai vì chỉ định y khoa (thai dị tật, sử dụng thuốc nguy cơ cao ảnh hưởng đến thai). - Không giao tiếp được. - Không đồng ý tham gia nghiên cứu. Cách tiến hành và thu thập số liệu Từ phòng khám kế hoạch, sau khi đối tượng được tư vấn về việc phá thai, thoả tiêu chuẩn nhận vào, sẽ được mời tham gia nghiên cứu. Thông qua bảng đồng thuận cho đối tượng, giải đáp các thắc mắc. Đối tượng tham gia nghiên cứu trả lời bảng câu hỏi tự điền, không ghi tên. Trong trường hợp người tham gia nghiên cứu không biết đọc, biết viết, cộng tác viên sẽ đọc bảng câu hỏi cho người đó chọn lựa câu trả lời. Bảng câu hỏi tự điền gồm các phần chính Phần 1: Hành chính và yếu tố dịch tễ. Gồm 21 câu hỏi (15 câu chọn lựa đáp án sẵn và 6 câu điền khuyết). Phần 2: Sàng lọc về BHGĐ, phân chia theo thể loại bạo hành và 2 mốc thời gian (đã từng bị BHGĐ cho đến thời điểm nghiên cứu và 1 năm gần đây), với 4 câu hỏi chính về BHTX, BHTT, BHTD và BHXH. Trong mỗi câu sẽ thu thập thông tin về bạo hành, mức độ, đối tượng gây bạo hành, thái độ và phản ứng của nạn nhân. Riêng BHTX có đánh giá độ nặng bằng thang điểm (từ 1 đến 6 điểm); với BHXH, chỉ khảo sát thêm chồng hoặc bạn trai đang sống chung. Phần 3: gồm 2 câu hỏi nhằm đánh giá sự hiểu biết về Luật phòng chống BHGĐ và sự trình báo khi bạo hành xảy ra(10). Nội dung: dựa theo Bảng câu hỏi sàng lọc về bạo lực (Abuse Assessment Screen) có kết hợp với những điều luật của Luật Phòng, Chống Bạo Hành Gia Đình Việt Nam ban hành 2007(10). Dữ kiện thu nhập với Epi. 3.1, phân tích bằng phần mềm Stata 10.0. KẾT QUẢ Trong thời gian từ ngày 31/5/2010 đến 28/6/2010 nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau. Bảng 1.Đặc điểm dân số nghiên cứu. Đặc điểm Số ca N = 513 Tỉ lệ % Tuổi <18 6 1,2 18-35 419 81,7 >35 88 17,1 Nghèo 125 24,4 Trung bình 293 57,1 Kinh tế Khá 95 18,5 Nơi ở Tp HCM 330 64,3 Tỉnh 183 35,7 Trình độ mù chữ 4 0,8 Cấp I 48 9,3 Cấp II 152 29,6 Cấp III 126 24,6 Đại học/Cao đẳng 183 35,7 Độc thân 95 18,5 Có chồng 382 74,5 Sống với bạn trai 22 4,3 Hôn nhân Ly thân/Ly dị 14 2,7 <8 252 24,4 8 – 12 180 57,1 Tuổi thai (tuần) >12 81 18,5 Nhận xét: Tuổi từ 18-35(81,7%), trung bình là 28±7, nhỏ nhất 15 tuổi và lớn nhất 52 tuổi. Phần lớn ở tại TP HCM (64,3%). Tuổi kết hôn trung bình là 23±4, nhỏ nhất lấy chồng lúc 15 tuổi và lớn nhất là 40 tuổi. Tuổi thai chủ yếu tập trung ở 8-12 tuần (57,1%) và có đến 18,5% đối tượng đến phá thai to trên 12 tuần. Tỉ lệ bạo hành gia đình (N = 513). Tỉ lệ BHGĐ là 26,1%, KTC 95% (22,3 – 29,9). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 91 Bảng 2. Tỷ lệ các hình thái bạo hành. Hình thái Số ca Tỷ lệ % KTC 95% BHTX 61 11,9 9,1–14,7 BHTT 88 17,1 13,9-20,3 BHTD 60 11,7 8,9-14,5 BHXH 25 4,9 3,0-6,8 Nhận xét: Bạo hành về tinh thần chiếm tỷ lệ cao nhất (17,1%) trong dân số nghiên cứu, kế đến bạo hành về thể xác và tình dục với tỷ lệ tương đương nhau (11,9 và 11,7%); thấp nhất là bạo hành về mặt xã hội (4,9%). Với khoảng tin cậy 95% các tỷ lệ trên dao động ± 2-3%. Bảng 3. Lựa chọn phản ứng khi bị bạo hành thể xác. Phản ứng N Tỷ lệ Im lặng 278 54,1 Phản kháng 143 27,9 Chạy trốn 75 14,7 Kêu cứu 17 3,3 Nhận xét: 54,1% nạn nhân của BHTX chọn cách im lặng. Còn lại phản ứng bằng cách phản kháng lại, chạy trốn và một số rất ít (3,3%) kêu cứu. Bảng 4. Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố liên quan. Yếu tố OR KTC 95% Học sinh, sinh viên 1,7 0,7 – 4,1 Nông dân 14,5 3,1 – 67,5 Công nhân 1,6 0,8 – 3,1 Kinh tế 1,4 0,8 – 2,5 Tình trạng hôn nhân 29,8 4,8 – 185,5 Uống rượu 4,6 1,6 – 12,6 Chứng kiến BHGĐ 4,8 2,8 – 8,1 Biết Luật 0,9 0,48 – 1,95 Trình báo khi bị bạo hành 1,4 0,69 – 2,75 Chồng làm nông 0,5 0,1 – 2,45 Chồng là tài xế 1,9 0,7 – 3,0 Chồng là công nhân 2,1 1,1 – 4,0 Chồng là thọ sửa xe 4,0 0,9 – 17,5 Chồng uống rượu 3,0 1,7 – 5,2 Chồng cờ bạc 5,0 1,2 – 20,4 Nhận xét: Khi phân tích hồi quy đa biến tổng thể các yếu tố liên quan với BHGĐ, ta thấy một số yếu tố có liên quan mạnh có ý nghĩa thống kê là: nghề nông, tình trạng ly thân-ly dị, rượu bia, chứng kiến cảnh bạo hành và chồng làm công nhân, uống rượu và chơi cờ bạc. BÀN LUẬN Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nghiên cứu về BHGĐ ở 10 nước với các nền văn hoá khác nhau; với 24000 phụ nữ tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy, tỷ lệ phụ nữ bị bạo hành về thể xác từ 13% (Nhật Bản) đến 61% (Peru); bạo hành về tình dục cũng chiếm tỷ lệ không kém, từ 6% đến 59%. Đặc biệt là, ở mỗi quốc gia có sự khác biệt nhau giữa hai thể loại bạo hành, có nơi thì bạo hành thể xác chiếm tỷ lệ rất cao, trong khi ở một vài nơi thì bạo hành tình dục lại chiếm ưu thế (12). Nhìn chung, BHGĐ do người đối tác thân mật (chồng hoặc bạn trai) gây ra cho phụ nữ ở các dân số này dao động từ 15-71%. Cũng trong nghiên cứu này, bạo hành về tinh thần được tìm thấy nhiều hơn bạo hành về thể xác, ở tất cả các nước, dao động từ 20-75%, nhất là trong vòng 12 tháng qua, số này đã từng bị người phối ngẫu từ hành vi nhục mạ đến đôi ba lần bị đe doạ đến mức sợ hãi. Bên cạnh đó có từ 21-90% phụ nữ bị kiểm soát trong các mối quan hệ với bạn bè, người thân, Bởi chính người phối ngẫu, không cho giao tiếp thậm chí không cho tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ (12).Tỉ lệ bạo hành gia đình trên đối tượng phá thai cao hơn đối tượng phụ nữ khác trên cộng đồng dân cư là điểm chung tìm thấy trên nhiều nghiên cứu(4,5,6,8). Bảng câu hỏi sàng lọc về BHGĐ (Abuse Assessment Sreen- AAS) đã được sử dụng từ năm 1987 nhằm xác định và đánh giá sự lạm dụng, bạo hành bởi đối tác thân mật trong nhiều nghiên cứu trên lâm sàng. AAS được dịch ít nhất là 7 ngôn ngữ ngoài tiếng Anh. Ap dụng cho nhiều đối tượng phụ nữ trong lĩnh vực nghiên cứu: khảo sát trên phụ nữ mang thai, đối tượng phá thai và cả trên những phụ nữ trong cộng đồng dân cư(7,9,11). Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi sàng lọc bạo hành gia đình dựa theo AAS của tác giả Judith McFarlane và được bổ sung bởi Leung và cộng sự bao gồm 6 câu hỏi(9). Một phụ nữ có thể cùng lúc bị nhiều kiểu bạo hành khác nhau. BHTT luôn ở vị trí đứng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 92 đầu, như ở nghiên cứu của Uỷ Ban Các vấn đề Xã hội và nghiên cứu của Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch(2). Các nghiên cứu ở nước ngoài đa số khảo sát về BHTX và BHTD, theo đó BHTX luôn chiếm tỷ lệ cao hơn BHTD(7,9,11). Thông thường các hình thái này cũng liên quan đến nhau. Vì trước khi đi đến hình thái bạo hành nặng hơn, đối tượng thường bạo hành thường qua giai đoạn chuyển biến từ hăm dọa, chửi bới và lặp lại theo chu kỳ, dần dần hình thành thói quen chứng tỏ quyền lực và cưỡng bức. Phản ứng trước hành vi bạo lực ghi nhận trong nghiên cứu đa số là sự im lặng cam chịu. Đây có thể là sự tiếp tay cho chu kỳ bạo lực tái diễn ngày càng trầm trọng hơn. Sự chấp nhận hay cam chịu BHGĐ của phụ nữ là rào cản rất lớn trong công cuộc giải phóng đối tượng này khỏi nạn bạo hành. Có nhiều lý thuyết diễn giải cho nguyên nhân của BHGĐ. Như thuyết tâm lý (bệnh tâm thần hay rối loạn tâm lý); thuyết về hành vi (khả năng kiểm soát hành vi); thuyết xã hội, thuyết về nguồn lực tài chính, thuyết căng thẳng về mặt xã hội (nạn nghèo đói, thất nghiệp, mất cân bằng tài chính giữa vợ chồng,); thuyết học tập xã hội (bạo lực có thể được bắt chước và truyền từ đời này sang đời kia). Chẳng hạn theo thuyết về xã hội và nguồn lực tài chính giải thích rằng: sự thất nghiệp làm mất cân bằng về khả năng tài chính giữa vợ- chồng. Từ đó hình thành nên quyền lực trong gia đình thiên về một người nào đó. Các khảo sát ở Việt Nam thì cho thấy rằng: nguyên nhân trực tiếp dẫn đến BHGĐ, chủ yếu là do say rượu và mượn rượu (60-70%), khó khăn về kinh tế, do vợ hoặc chồng ngoại tình. Không ngoại trừ nguyên nhân từ học vấn thấp, nhận thức kém, thiếu hiểu biết pháp luật. Theo một số chuyên gia, cái gốc của BHGĐ ở Việt Nam xuất phát từ bất bình đẳng giới, vốn tồn tại từ rất lâu quan điểm trọng nam khinh nữ (2). Theo kết quả điều tra của Ủy ban dân số, gia đình, trẻ em, Bộ Văn hoá Thể thao Du lịch, Tổng cục Thống kê phối hợp và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc công bố ngày 26.6.2008 báo cáo: cứ 5 cặp vợ chồng thì có 1 cặp có BHGĐ (21,2%). Tính riêng có 15,1% có hành động mắng chửi; 3,4% đánh đập và 7,2% ép buộc quan hệ tình dục; nạn nhân chủ yếu là phụ nữ mà thủ phạm chính là người chồng; nguyên nhân chồng đánh vợ do say rượu là 37,5%; xảy ra nhiều ở lứa tuổi 31-40, ở độ tuổi này việc sinh con và chăm sóc con cái làm nảy sinh những bất đồng giữa vợ chồng, từ đó hình thành mẫu thuẫn và bạo lực xảy ra(2). Trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong những năm 2003-2005, BHGĐ xảy ra với nhiều hình thức đa dạng trong các gia đình có những điều kiện kinh tế, quy mô, cấu trúc khác nhau. Trong số 1353 vụ BHGĐ được ghi nhận thì có đến hơn phân nửa (58,6%) số vụ bạo hành về thể xác, kế đến là bạo hành tinh thần chiếm 26,2%, bạo hành kinh tế như đập phá đồ đạt, làm tổn thất tài sản chung hoặc kiểm soát, tước đoạt quyền chi tiêu của các thành viên khác chiếm 13,5%, và cũng có số nhỏ(1,6%) bạo hành về tình dục. Nạn nhân của các vụ BHGĐ phần lớn là phụ nữ, những người vợ trong gia đình (hơn 73%)(2). Ủy ban Dân số-Gia đình và trẻ em cũng cho thấy có đến 30% số phụ nữ bị đánh đập, lạm dụng, cưỡng bức bằng nhiều hình thức do người chồng gây ra. Đến năm 2007, nạn BHGĐ vẫn tiếp tục gia tăng, gây bức xúc lớn trong dư luận. Thống kê cho thấy 97% các vụ bạo hành đều là phụ nữ(2). Tỷ lệ phụ nữ công nhận có nạn bạo hành trong gia đình mình là 40% ở nghiên cứu tại Hà Nội, Phú Thọ và Thái Bình năm 2007, mà nạn nhân là những người vợ, người mẹ trong gia đình phải chịu bao uất ức, tuổi hờn cả về thể xác lẫn tinh thần bởi đủ lý do từ phía các đức ông chồng của họ: ghen tuông, nát rượu, mâu thuẫn gia đình, (2). Hạn chế Do địa điểm lấy mẫu ở Bệnh viện nên chưa đại diện cho dân số mục tiêu là cộng đồng, mặc dù từ kết quả đặc điểm đối tượng nghiên cứu cho thấy thành phần dân số nghiên cứu cũng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 93 hội tụ đầy đủ thành phần dân cư ở các tỉnh thành trong nước với những đặc điểm dịch tể khá đa dạng. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, nên khi xét mối tương quan các giá trị chỉ mang tính tương đối. KẾT LUẬN Trong thời gian từ 31 tháng 5 đến 28 tháng 6 năm 2010 qua khảo sát 513 phụ nữ đến phá thai tại Bệnh viện Từ Dũ, rút ra được một số kết luận như sau: Tỷ lệ BHGĐ ở phụ nữ đến phá thai tại Bệnh viện Từ Dũ là 26,1%. Tỷ lệ cho từng loại bạo hành là: bạo hành thể xác 11,9%, bạo hành tinh thần 17,1%, bạo hành tình dục 11,7% và bạo hành tinh thần 4,9%. Một số yếu tố có mối liên quan với BHGĐ: làm nông (OR=14,5, KTC 95% (3,1 - 67,5), ly thân, ly dị (OR=29,8, KTC 95% (4,8 - 185,5), rượu bia (OR=4,6, KTC 95% (1,6 - 12,6), chứng kiến BHGĐ (OR=4,8, KTC 95% (2,8 - 8,1). Yếu tố thuộc về chồng hay bạn trai: công nhân (OR=2,1, KTC 95% (1,1 – 4,0); rượu bia (OR=3,0 KTC 95% (1,7 – 5,2) và cờ bạc (OR=5,0, KTC 95% (1,2 – 50,4). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bourassa D, Brub J.(2007), “The prevalence of intimate partner violence among women and teenagers seeking abortion compared with those continuing pregnancy”, J Obstet Gynaecol Can. May 2007;29(5):415-23. 2 Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch (2006). Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, Báo cáo của Bộ văn hóa-Thể thao-Du lịch- Tổng cục Thống kê-Viện Gia đình và Giới phối hợp cùng Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) thực hiện năm 2006. 3 Chan KL, Tiwari A, Fong DY, Leung WC, Brownridge DA, Ho PC. “Correlates of in-law conflict and intimate partner violence against Chinese pregnant women in Hong Kong”. J Interpers Violence. Jan 2009; 24(1):97-110. Epub 2008 Mar 31. 4 Evins G, Chescheir N (1996), “Prevalence of domestic violence among women seeking abortion services”, Womens Health Issues. Jul-Aug1996;6(4):204-10. 5 Ergưnen AT, Ozdemir MH, Can IO, Sưnmez E, Salaçin S, Berberoðlu E, Demir N.(2009), “Domestic violence on pregnant women in Turkey”, J Forensic Leg Med. 2009;16(3):125-9. Epub 2008 Oct 22. 6 Glander SS, Moore ML, Michielutte R, Parsons LH (1998), “The prevalence of domestic violence among women seeking abortion”, Obstet Gynecol. Jun 1998;91(6):1002-6. 7 Hammoury N, Khawaja M.(2007), “Screening for domestic violence during pregnancy in an antenatal clinic in Lebanon”, Eur J Public Health. Dec 2007;17(6):605-6. Epub 2007 Mar 25. 8 Kaye DK, Mirembe FM, Bantebya G, Johansson A, Ekstrom AM.(2006), “Domestic violence as risk factor for unwanted pregnancy and induced abortion in Mulago Hospital, Kampala, Uganda”, Trop Med Int Health. Jan 2006;11(1):90-101. 9 Leung, W.C., Leung, T.W., Lam, Y.Y.J.,& Ho, P.C.(1999). The prevalence of domestic violence against prenant women in a Chinese community. International Journal of Gynecology & Obstetrics.1999; 66,23-30. 10 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Luật số 02/2007/QH12. 11 Lutgendorf MA, Busch JM, Doherty DA, Conza LA, Moone SO, Magann EF(2009), “Prevalence of domestic violence in a pregnant military population”. Obstet Gynecol, Apr 2009;113(4):866-72. 12 World Health Organization (2009). WHO multi-country Study on Women’s Health and Domestic Violence against Women. Summary report, chapter 2, pp 6-9.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_bao_hanh_gia_dinh_tren_nu_den_pha_thai_tai_benh_vien_t.pdf
Tài liệu liên quan