Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh bi Stress nghề nghiệp tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre năm 2014

Tỷ lệ stress chung của chúng tôi cũng cao hơn gấp 2,4 lần so với tỷ lệ 23,6% ở nghiên cứu do tác giả Trần Thị Thúy, đánh giá trạng thái stress của cán bộ y tế khối lâm sàng bệnh viện Ung bướu Hà Nội (2011) cũng thực hiện bằng bộ công cụ DASS 21. Khi phân tích về các mức độ stress thì chỉ có tỷ lệ stress mức độ nhẹ ở nghiên cứu của chúng tôi là thấp hơn ở nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thúy (23,7% so với 24,3%). Stress ở các mức độ còn lại thì nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thúy, tỷ lệ stress ở các mức độ nặng và rất nặng ở nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của của tác giả Trần Thị Thúy lần lượt là 2,3 lần (8,13% so với 3,6%) và 1,7 lần (1,63% so với 0,9%); Riêng tỷ lệ stress ở mức độ vừa thì ở nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thúy tới gần 3 lần (23,98% so với 8,1%). Song vẫn có sự tương đồng ở môi trường làm việc của đối tượng nghiên cứu vì cả hai nghiên cứu của chúng tôi đều chọn địa điểm ở khối lâm sàng, điểm khác biệt là chúng tôi chỉ chọn đối tượng là điều dưỡng, hộ sinh ở 8 khoa lâm sàng tại bệnh viện còn tác giả Trần Thị Thúy thì chọn toàn bộ cán bộ y tế khối lâm sàng(10)

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh bi Stress nghề nghiệp tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 190 TỶ LỆ ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH BI STRESS NGHỀ NGHIỆP   TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, TỈNH BẾN TRE NĂM 2014    Dương Thành Hiệp*, Trần Thanh Hải**, Tạ Văn Trầm***  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Sức ép quá lớn của công việc khiến tỷ lệ nhân viên y tế có thể bị stress cao.   Mục tiêu: Xác định tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh bị stress nghề nghiệp của tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu,  tỉnh Bến Tre năm 2014.  Phương pháp: Cắt ngang mô tả  Kết quả: Tỷ lệ stress chung của điều dưỡng, hộ sinh ở 8 khoa lâm sàng bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh  Bến Tre là 56,9%.  Kết luận: Tỷ lệ stress chung của điều dưỡng, hộ sinh khá cao   Từ khóa: stress, điều dưỡng, hộ sinh  ABSTRACT   THE RATE OF STRESS OF THE NURSERS, MIDWIVES IN NGUYEN DINH CHIEU HOSPITAL,  BEN TRE PROVINCE IN 2014   Duong Thanh Hiep, Tran Thanh Hai, Ta Van Tram  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 190 – 196  Background: The pressure is too great job making the ratio of health workers can be high stress   Objective: To determine  the rate of stress of nurses midwives  in Nguyen Dinh Chieu Hospital, Ben Tre  Province in 2014.  Methods: Cross‐sectional descriptive.  Results: The  rate of  the general  stress of nurses, midwives  in Nguyen Dinh Chieu Hospital  in Ben Tre  Province is 56.9%.   Conclusions: The rate of the general stress of nurses, midwives is high.  Keywords: stress, nurses, midwives.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Hiện nay,  trên  thế giới  đã  có nhiều nghiên  cứu về stress nghề nghiệp(1,6). Stress nghề nghiệp  được  xếp  thứ  3  trong  6  ưu  tiên  cần  tập  trung  nghiên  cứu  trong  thế  kỷ  này  của Nhật  Bản(5).  Theo  khảo  sát  của Viện  Sức  khỏe  và An  toàn  nghề  nghiệp  quốc  gia  Hoa  Kỳ  (NIOSH)  năm  2007, có 40% người được hỏi cho rằng, stress  là  nguyên nhân  chính khiến người  lao  động phải  đi bệnh viện.  Bên  cạnh  sự phát  triển kinh  tế  xã hội, nhu  cầu  chăm  sóc  sức  khoẻ  (CSSK)  của  người dân  ngày  càng  nâng  cao,  đòi  hỏi  ngành  y  tế  phải  nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, do vậy áp  lực công việc ngày càng  lớn(6,7). Sức ép quá  lớn  của công việc khiến tỷ lệ nhân viên y tế có thể bị  stress cao(6,9,10).  Hậu quả của stress gây ra là rất nặng nề. Đối  với cá nhân, khi bị stress có nguy cơ cao để mắc  các  bệnh  như  tâm  thần  kinh,  phổi,  tim mạch,  ung  thư;  làm  trầm  trọng hơn  các  bệnh  lý  như  loét dạ dày ‐ tá tràng, suyễn, rối loạn tiêu hóa, rối  loạn cơ xương.Và đặc biệt dễ gây ra tai nạn và  tự  tử.  Hậu  quả  của  nó  cũng  gây  ảnh  hưởng  nghiêm  trọng  đến  toàn  xã  hội.  Những  ảnh  hưởng của stress nghề nghiệp lại diễn biến thầm  * Bệnh viện ĐK Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre. ** Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang ***Sở Y tế Tiền Giang  Tác giả liên lạc: PGS.TS Tạ Văn Trầm  , ĐT: 0913 771 779  , Email: tavantram@gmail.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 191 lặng  bên  trong  cơ  thể  trong  thời  gian  kéo dài,  nên việc đánh giá đầy đủ những tác động của nó  đối với sức khỏe của các nhân viên y  tế  là một  việc làm hết sức cần thiết, từ đó làm tiền đề xây  dựng các chế độ, chính sách đãi ngộ  thỏa đáng  đối với những đối tượng lao động đặc thù này.   Chúng  tôi  tiến  hành  nghiên  cứu  xác  định  “Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh bị stress nghề nghiệp  ở 8 khoa  lâm sàng  tại Bệnh viện Nguyễn Đình  Chiểu, tỉnh Bến Tre năm 2014” nhằm có cái nhìn  tổng quát và từ đó đề xuất một số giải pháp dự  phòng thiết thực, hiệu quả góp phần giảm thiểu  vấn  đề  stress  cho  CBYT  nói  chung  và  điều  dưỡng,  hộ  sinh  nói  riêng,  đồng  thời  nâng  cao  chất lượng nhân lực ngành y tế.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu    Tiêu chí chọn vào  Toàn bộ điều dưỡng hiện đang công tác ở 8  khoa  lâm sàng: Cấp cứu tổng hợp; Hồi sức tích  cực  ‐ Chống độc; Nội tổng hợp; Nội Tim mạch;  Ngoại Thần kinh  ‐ Chấn  thương chỉnh hình và  Phục hồi chức năng; Sản; Nhi; Nhiễm và có mặt  trong thời gian nghiên cứu (246 người).    Tiêu chuẩn loại trừ  Điều dưỡng, hộ sinh không có mặt tại bệnh  viện trong thời gian nghiên cứu.   Thời gian nghiên cứu  Từ tháng 3/2014 đến tháng 6/2014.  Thiết kế nghiên cứu  Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.  Phương pháp  thu  thập số  liệu: bộ công cụ  đánh  giá  Stress‐Lo  âu‐Trầm  cảm DASS  21  của  Lovibond,   Bảng 1‐ Bảng điểm về các mức độ stress theo Dass  21‐stress của Lovibond  Các mức độ stress Tổng điểm Bình thường (không bị stress) 0 - 14 Nhẹ 15 - 18 Vừa 19 - 25 Nặng 26 - 33 Rất nặng ≥ 34 Xử lý và phân tích số liệu  Phần mềm SPSS 18.0   KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Đặc điểm cá nhân và gia đình của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC)  Bảng 2‐ Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu   STT Thông tin chung N Tỉ lệ (%) 1 Tuổi Trên 30 tuổi 104 42,3 Từ 30 tuổi trở xuống 142 57,7 2 Giới Nam 47 19,1 Nữ 199 80,9 3 Tình trạng hôn nhân Có vợ/chồng 151 61,4 Ly thân, ly hôn, góa, chưa kết hôn 95 38,6 4 Số con Chưa/không có con 121 49,2 Có con 125 50,8 5 Loại hình lao động Không phải biên chế 58 23,6 Biên chế 188 76,4 6 Chuyên môn Điều dưỡng 201 81,7 Hộ sinh 45 18,3 7 Trình độ học vấn Trung cấp 209 85 Cao đẳng trở lên 37 15 8 Thâm niên công tác Từ 11 năm trở lên 80 32,5 Dưới 11 năm 166 67,5 10 Thu nhập tại bệnh viện Từ 5 triệu đồng trở lên /tháng 86 35 Dưới 5 triệu đồng/tháng 160 65 11 Có nhà riêng ổn định Chưa có 153 62,2 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 192 STT Thông tin chung N Tỉ lệ (%) Có 93 37,8 12 Chăm sóc con nhỏ dưới 5 tuổi Có 76 30,9 Không có 170 69,1 13 Chăm sóc người già yếu/ bệnh tật Có 65 26,4 Không có 181 73,6 14 Là người thu nhập chính Có 143 58,1 Không có 103 41,9 15 Bình quân thu nhập gia đình <2,1triệu đồng/người/tháng 128 52 ≥2,1triệu đồng/người/tháng 118 48 16 Mối quan hệ gia đình Bình thường và chưa được tốt lắm 45 18,3 Tốt và rất tốt 201 80,7 Đa số ĐTNC còn  trẻ,  từ 30  tuổi  trở xuống  chiếm 57,7% với  tỷ  lệ nữ  chiếm 80,9%; 61,4%  ĐTNC đã lập gia đình và đang sống chung với  vợ/chồng;  50,8%  ĐTNC  đã  có  con.  76,4%  ĐTNC  thuộc  loại hình  lao  động biên  chế. Về  lĩnh  vực  chuyên  môn,  đa  số  ĐTNC  là  điều  dưỡng  (81,7%) và  chỉ  có 15%  có  trình  độ học  vấn  từ Cao đẳng  trở  lên; do đa số ĐTNC còn  trẻ nên tỷ lệ có thời gian công tác dưới 11 năm  cũng nhiều hơn (67,5%); có 65% ĐTNC có mức  thu  nhập  tại  bệnh  viện  dưới  5  triệu  đồng/người/tháng. Về thu nhập bình quân đầu  người của gia đình thì có hơn một nửa ĐTNC  (52%)  có  thu  nhập  dưới  2,1  triệu  đồng/người/tháng. Có 58,1% đối tượng nghiên  cứu  là người  đem  lại  thu nhập  chính  cho gia  đình;  62,2%  đối  tượng nghiên  cứu  đã  có nhà  riêng  ổn  định;  30,9%  đối  tượng  nghiên  cứu  phải chăm sóc con nhỏ dưới 5  tuổi; 26,4% đối  tượng  nghiên  cứu  phải  chăm  sóc  người  thân  già yếu/ bệnh tật. Đối với các thành viên trong  gia  đình,  đa  số ĐTNC  có mối quan hệ  tốt và  rất tốt chiếm 80,7%.  Đặc điểm về công việc của ĐTNC  Nội dung và áp lực công việc  Bảng 3‐ Đặc điểm về nội dung và áp lực công việc của ĐTNC   STT Thông tin chung N Tỉ lệ (%) 1 Tính chất công việc Công tác hành chính 27 11 CSNB giờ hành chính 29 11,8 Tham gia trực 190 77,2 2 Bị giao khối lượng công việc quá nhiều Thỉnh thoảng và thường xuyên 181 73,6 Không bao giờ 65 26,4 3 Làm việc với nhịp độ công việc quá cao Thỉnh thoảng và thường xuyên 204 82,9 Không bao giờ 42 17,1 4 SLNB (CSC I,II) trung bình được phân công chăm sóc trong 1 ngày/1 tua trực Dưới 6 NB / ngày/ ca trực 42 32,6 Từ 6 NB trở lên / ngày/ ca trực 87 67,4 5 SLNB (CSC III) trung bình được phân công chăm sóc trong 1 ngày/1 tua trực Dưới 12 NB / ngày/ ca trực 42 44,7 Từ 12 NB trở lên / ngày/ ca trực 52 55,3 6 Khu vực bệnh phụ trách Công tác hành chính 23 9,3 Bệnh chăm sóc cấp I, II 129 52,4 Bệnh chăm sóc cấp III 94 38,2 7 Làm ngoài giờ hành chính Thường xuyên và thỉnh thoảng 169 68,7 Không bao giờ 77 31,3 8 Số tua trực trong một tháng Không trực 54 22 Dưới 9 tua trực / tháng 175 71,1 Từ 9 tua trực trở lên / tháng 17 6,9 9 Làm công việc ngoài chức năng, nhiệm vụ Thỉnh thoảng và thường xuyên 78 31,7 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 193 STT Thông tin chung N Tỉ lệ (%) Không bao giờ 168 68,3 10 Hứng thú với côngviệc hiện tại Không và chỉ tương đối hứng thú 179 72,8 Hứng thú 67 27,2 11 Áp lực công việc Có áp lực và áp lực lớn 190 77,2 Không và it áp lực 56 22,8 Kết quả cho thấy đa số ĐTNC tham gia trực  (77,2%);  71,1%  trực  dưới  9  tua  trực  trong một  tháng;  73,6%  cho  rằng  bị  giao một  khối  lượng  công việc quá lớn. Vì thế phải làm việc với nhịp  độ cao mới hoàn thành công việc (82,9%) ĐTNC;  Có  52,4%  phải  phụ  trách  khu  vực  bệnh  nặng  (chăm sóc cấp I và cấp II); Ở khu vực chăm sóc  bệnh nặng thì có 67,4% điều dưỡng, hộ sinh phải  chăm sóc từ 6 người bệnh trở lên còn ở khu vực  chăm sóc bệnh nhẹ thì có 55,3% điều dưỡng, hộ  sinh phải chăm sóc từ 12 người bệnh trở lên. Do  khối  lượng  công  việc  lớn  nên  đa  số  phải  làm  thêm  ngoài  giờ  theo  qui  định  để  hoàn  thành  nhiệm vụ (68,7%) với mức độ thỉnh thoảng hay  thường  xuyên.  Việc  phải  làm  công  việc  ngoài  chức năng nhiệm vụ thì chỉ có 31,7% cho rằng “  thỉnh thoảng và thường xuyên” xảy ra điều đó.  Về áp lực công việc thì đa số cho rằng “có áp lực  và áp lực lớn” với 77,2%. Chính vì thế có 72,8%  cho rằng “không và chỉ tương đối hứng thú” với  công việc đang làm.  Môi trường làm việc của ĐTNC  Bảng 4: Đặc điểm về môi trường làm việc của ĐTNC   STT Thông tin chung N Tỉ lệ (%) 1 Cơ sở vật chất, trang thiết bị Chưa tốt 50 20,3 Tương đối tốt và tốt 196 79,7 2 Dụng cụ bảo hộ lao động Chưa tốt 18 7,3 Tương đối tốt và tốt 228 92,7 3 Diện tích phòng Chật chội 127 51,6 Bình thường và rộng rãi 119 48,4 4 Tiếng ồn Ồn ào 129 52,4 Bình thường và yên tĩnh 117 47,6 5 Nhiệt độ Quá nóng hoặc quá lạnh 76 30,9 Bình thường và rất tốt 170 69,1 6 Hóa chất độc hại Thường xuyên 83 33,7 Không bao giờ và thỉnh thoảng 163 66,3 7 Tác nhân gây bệnh Nguy cơ cao 169 68,7 Không có nguy cơ và nguy cơ thấp 77 31,3 8 Tổn thương do Nguy cơ cao 184 74,8 STT Thông tin chung N Tỉ lệ (%) vật sắc nhọn Không có nguy cơ và nguy cơ thấp 62 25,2 9 Quy trình làm việc an toàn Không và ít an toàn 124 50,4 An toàn và rất an toàn 122 49,6 Có  20,3%  cho  rằng  cơ  sở vật  chất và  trang  thiết  bị  là  “không  tốt”;  Đa  số  ĐTNC  đánh Có  20,3% cho rằng cơ sở vật chất và trang thiết bị là  “không  tốt”;  Đa  số  ĐTNC  đánh  giá  là  Được  trang bị dụng cụ bảo hộ lao động “tương đối và  tốt” (92,7%); 51,6% đánh giá về diện tích nơi làm  việc “ chật chội ”; Có 52,4% cho  là nơi  làm việc  luôn  “ồn  ào”; Về  nhiệt  độ  nơi  làm  việc  thì  có  30,9%  ĐTNC  cho  là không  tốt  (quá nóng hoặc  quá  lạnh); Có 33,7% ĐTNC phải  thường xuyên  tiếp xúc với hóa chất độc hại; phần lớn cho biết  môi  trường  làm  việc  có  nguy  cơ  cao  bị  phơi  nhiễm (tiếp xúc) với các tác nhân gây bệnh như  vi khuẩn, vi rút chiếm 68,7%; Việc tổn thương  bởi các vật sắc nhọn thì 74,8% cho rằng có nguy  cơ  cao.  Môi  trường  làm  việc  hạn  chế  được  những tác hại cho sức khoẻ người lao động phần  lớn cũng nhờ vào quy trình làm việc an toàn. Khi  đánh  giá  về  qui  trình  làm  việc  thì  có  50,4%  ĐTNC cho rằng quy trình làm việc là “ không và  ít an toàn”.   Mối quan hệ của ĐTNC  Bảng 5: Đặc điểm về mối quan hệ của ĐTNC  (N=246)  STT Thông tin chung N Tỉ lệ (%) 1 Mối quan hệ với cấp trên Không tốt và chỉ tương đối tốt 143 58,1 Tốt 103 41,9 2 Hỗ trợ của cấp trên Không bao giờ và thỉnh thoảng 138 56,1 Thường xuyên và hàng ngày 108 43,9 3 Mối quan hệ với đồng nghiệp Chưa tốt và tương đối tốt 111 45,1 Tốt 135 54,9 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 194 STT Thông tin chung N Tỉ lệ (%) 4 Sự hợp tác của người bệnh và NNNB Không tốt 17 6,9 Tương đối tốt và tốt 229 93,1 5 Bị phản ứng không tốt từ Người bệnh hay NNNB Không bao giờ 25 10,2 Thỉnh thoảng 175 71,1 Thường xuyên 46 18,7 6 Sự phối hợp với bác sỹ Không tốt 5 2 Tốt và tương đối tốt 241 98 Có 58,1% ĐTNC  đánh giá  là  có mối quan  hệ với  cấp  trên không  tốt hoặc  chỉ  tương  đối  tốt. Trong đó có 56,1% cho biết “không bao giờ  và  tỉnh  thoảng” mới nhận được sự hỗ  trợ của  cấp trên; Còn với đồng nghiệp thì có 45,1% có  mối quan hệ chưa tốt và chỉ tương đối tốt. Việc  phối  hợp  với  bác  sỹ  trong  chuyên môn  của  điều dưỡng, hộ sinh, đa số đánh giá  là  tương  đối tốt và tốt (98%); Việc nhận được sự hợp tác  từ  người  bệnh  và  người  nhà  người  bệnh  có  93,1% nhận được sự hợp tác tương đối và tốt;  Có  18,7%  thường  xuyên  phải  bị  những  phản  ứng không  tốt  từ phía người bệnh hay người  nhà người bệnh.  Tổ chức công việc và sự động viên khuyến  khích với ĐTNC  Bảng 6: Đặc điểm về tổ chức công việc và sự động  viên khuyến khích của ĐTNC   STT Thông tin chung N Tỉ lệ (%) 1 Mức độ phù hợp công việc với trình độ chuyên môn Chưa và tương đối phù hợp 143 58,1 Phù hợp 103 41,9 2 Mức độ rõ ràng trong phân công công việc Chưa và tương đối rõ ràng 145 58,9 Rõ ràng 101 41,1 3 Sự ổn định trong công việc Không ổn định và tương đối ổn định 154 62,6 Ổn định 92 37,4 4 Mức độ công bằng trong đánh giá thành quả lao động Không công bằng ít công bằng 102 41,5 Công bằng 144 58,5 5 Cơ hội học tập nâng cao trình độ Không và ít có cơ hội 164 66,7 Nhiều cơ hội 82 33,3 6 Cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp Không và ít có cơ hội 223 90,7 Nhiều cơ hội 23 9,3 7 Thu nhập phù hợp với mức lao động Không phù hợp 55 22,4 Tương đối phù hợp và phù hợp 191 77,6 Theo nhận  định  của  ĐTNC  thì  41,9%  cho  rằng  công việc hiện  tại phù hợp với  trình  độ  chuyên môn của mình; Có 41,1% đánh giá việc  phân công là “rõ ràng”; Có 37,4% ĐTNC có sự  ổn  định  trong  công  việc.  Khi  nhận  định  về  mức  độ  công bằng  trong  đánh giá  thành quả  lao động có 58,5% cho là công bằng; Có 33,3%  ĐTNC nhận  định  là  có nhiều  cơ hội  được  đi  học tập nâng cao trình độ; Đa số nhận định là  mình sẽ ít và không có cơ hội thăng tiến trong  nghề nghiệp (90,7%). Đánh giá về mức độ phù  hợp giữa  thu nhập  từ bệnh viện hiện nay  so  với sức lao động có 77,6% cho rằng “tương đối  phù hợp và phù hợp”.   Tỷ  lệ  điều  dưỡng,  hộ  sinh  bị  stress  nghề  nghiệp ở 8 khoa lâm sàng tại bệnh viện Nguyễn  Đình Chiểu tỉnh Bến Tre năm 2014.  Tỷ  lệ  stress nghề nghiệp  của  điều dưỡng,  hộ sinh theo mức độ  Bảng 7: Tỷ lệ stress nghề nghiệp của điều dưỡng, hộ  sinh theo mức độ  Mức độ Tỉ lệ % Không bị stress 43,09 Stress nhẹ 23,17 Stress vừa 23,98 Stress nặng 8,13 Stress rất nặng 1,63 Điều dưỡng, hộ sinh ở 8 khoa lâm sàng được  nghiên cứu chỉ có 43,1% là không bị stress nghề  nghiệp  (bình  thường), số còn  lại bị stress  ở các  mức độ khác nhau. Trong đó cao nhất là stress ở  mức độ vừa chiếm 24%; kế tiếp  là stress ở mức  độ nhẹ chiếm 23,2%; còn stress ở mức độ nặng  và rất nặng thì thấp hơn lần lượt là 8,1% và 1,6%.   Tỷ lệ stress chung của điều dưỡng, hộ sinh  Bảng 8: Tỷ  lệ stress chung của điều dưỡng, hộ  sinh  Mức độ Tỉ lệ % Không bị stress 43,09 Có bị stress 56,91 Kết  quả  cho  tỷ  lệ  stress  chung  của  điều  dưỡng,  hộ  sinh  ở  8  khoa  lâm  sàng  tại  bệnh  viện  Nguyễn  Đình  Chiểu  tỉnh  Bến  tre  năm  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 195 2014 là 56,9%. Tỷ lệ này cao hơn gấp 2,4 lần so  với  tỷ  lệ  23,6%  của  nghiên  cứu  do  Sharifah  Zainiyah  (2011).  Kết  quả  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cũng  cao hơn  rất nhiều  (từ 1,3  đến  2,3  lần)  so  với  nghiên  cứu  Sharifah  Zainiyah.Tỷ  lệ stress ở các mức độ: Nhẹ, vừa,  nặng và  rất nặng ở nghiên cứu của chúng  tôi  so  với  nghiên  cứu  của  Sharifah Zainiyah  lần  lượt  như  sau:  23,7%  so  với  13,6%;  23,98%  so  với 18,8%; 8,13%  so với 3,6% và 1,63%  so với  0,9%(8). Tỷ lệ stress ở nghiên cứu của chúng tôi  cũng cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Lê  Thành Tài  (2008)(3)  cho  tỷ  lệ  stress có khuynh  hướng  cao  hơn  ở  các  tuyến  trên,  tỷ  lệ  stress  của bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ  là  53,1%,  bệnh  viện  Đa  khoa  thành  phố Cần  Thơ  là  33,9%  và  bệnh  viện  Đa  khoa  Châu  Thành  tỉnh Hậu Giang  32,5%. Như  vậy  tỷ  lệ  stress  của  điều dưỡng, hộ  sinh  ở  8 khoa  lâm  sàng bệnh viện Nguyễn  đình Chiểu  tỉnh Bến  tre  còn  cao  hơn  so  với  tỷ  lệ  stress  của  bệnh  viện  Đa  khoa  Trung  Ương Cần  Thơ. Nghiên  cứu của chúng tôi có tỷ lệ gần tương đồng với  nghiên cứu của Lê Thành Tài(5)  là phù hợp vì  về lĩnh vực chuyên môn đối tượng nghiên cứu  của chúng tôi là như nhau.   Tỷ  lệ  stress  chung  của  chúng  tôi  cũng  cao  hơn gấp 2,4 lần so với tỷ lệ 23,6% ở nghiên cứu  do  tác  giả  Trần  Thị  Thúy,  đánh  giá  trạng  thái  stress của cán bộ y  tế khối  lâm sàng bệnh viện  Ung bướu Hà Nội (2011) cũng thực hiện bằng bộ  công cụ DASS 21. Khi phân tích về các mức độ  stress thì chỉ có tỷ lệ stress mức độ nhẹ ở nghiên  cứu của chúng tôi là thấp hơn ở nghiên cứu của  tác  giả  Trần  Thị  Thúy  (23,7%  so  với  24,3%).  Stress ở các mức độ còn  lại  thì nghiên cứu của  chúng tôi cũng cao hơn rất nhiều so với nghiên  cứu của tác giả Trần Thị Thúy, tỷ lệ stress ở các  mức  độ  nặng  và  rất  nặng  ở  nghiên  cứu  của  chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của của tác  giả Trần Thị Thúy  lần  lượt  là 2,3  lần  (8,13% so  với 3,6%) và 1,7 lần (1,63% so với 0,9%); Riêng tỷ  lệ  stress  ở mức  độ  vừa  thì  ở  nghiên  cứu  của  chúng  tôi cao hơn nghiên cứu của  tác giả Trần  Thị Thúy tới gần 3 lần (23,98% so với 8,1%). Song  vẫn có sự tương đồng ở môi trường làm việc của  đối  tượng nghiên cứu vì cả hai nghiên cứu của  chúng  tôi  đều  chọn  địa  điểm  ở khối  lâm  sàng,  điểm khác biệt là chúng tôi chỉ chọn đối tượng là  điều dưỡng, hộ sinh ở 8 khoa lâm sàng tại bệnh  viện còn tác giả Trần Thị Thúy thì chọn toàn bộ  cán bộ y tế khối lâm sàng(10).   KẾT LUẬN   Để đánh giá trạng thái stress của cán bộ y tế  trong  nghiên  cứu  này,  chúng  tôi  sử  dụng  bộ  công cụ DASS 21 của Lovibond và bổ sung thêm  các yếu tố về môi trường nghề nghiệp. Kết quả  nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ stress chung của điều  dưỡng,  hộ  sinh  ở  8  khoa  lâm  sàng  bệnh  viện  Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre là 56,9%.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bộ Y tế (2006), Sức khỏe nghề nghiệp, Nhà xuất bản Y học, Hà  Nội.  2. Lã Thị Bưởi, Trần Viết Nghị và cộng sự (2004), ʺNghiên cứu  đặc điểm dịch tễ lâm sàng rối loạn lo âu ở công nhân may của  công ty Lê Trực và Minh Khai thành phố Hà Nộiʺ, Tạp chí Y  học Dự phòng, 28(2), tr. 81‐86.  3. Lê  Thành  Tài,  Trần Ngọc  Xuân  và  Trần  Trúc  Linh  (2008),  ʺTình hình  stress nghề nghiệp  của nhân viên  điều dưỡngʺ,  Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 12(4), tr. 216‐220.  4. Lê Trung (2000), ʺBệnh nghề nghiệpʺ, Nhà xuất bản Y học, Hà  Nội, tr. 335 ‐ 343.  5. N.  Kawakami  &  T. Haratani  (1999),  ʺEpidemiology  of  job  stress  and  health  in  Japan:  review  of  current  evidence  and  future directionʺ, Ind Health, 37(2), pp. 174‐86  6. Nguyễn Hồng Vỹ (2007), Nguy cơ stress tăng cao ở nhân viên  y  tế,  Bệnh  viện  E  Trung  Ương,  truy  cập  tại  trang  web    ngày  18/12/2013.  7. Nguyễn Thị Hồng Tú và Nguyễn Bích Diệp (2006), Để nhân  viên y  tế được  làm việc  trong môi  trường an  toàn, Báo Sức  khỏe  và  Đời  sống,  truy  cập  tại  trang  web  &cat=1461&ID=4246, ngày 13/12/2013.  8. Sharifah Zainiyah  SY  et  al  (2011),  ʺStress  and  its  associated  factors  amongst  ward  nurses  in  a  public  hospital  Kuala  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 196 Lumpurʺ, Malaysian journal of public health medicine, 11(1),  pp. 78‐85.  9. Trần Thị Thúy (2011), Đánh giá trạng thái stress của cán bộ y  tế khối lâm sàng bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2011, Luận  văn Thạc  sĩ Quản  lý Bệnh viện, Trường Đại học y  tế Công  cộng, Hà Nội.  10. Võ Văn Tân (2007), ʺĐánh giá sự hài lòng về nghề nghiệp của  điều dưỡng tại các bệnh viện trong tỉnh Tiền Giangʺ, Tuyển  tập  công  trình nghiên  cứu khoa học, Lần 3 năm 2007, Tiền  Giang, tr. 23‐30.  Ngày nhận bài báo:        05/9/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:    29/9/2014  Ngày bài báo được đăng:  20/10/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_dieu_duong_ho_sinh_bi_stress_nghe_nghiep_tai_benh_vien.pdf
Tài liệu liên quan