Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ ba tháng đầu thai kỳ tại Bạc Liêu

Qua nghiên cứu 640 trường hợp thai phụ 3 tháng đầu thai kỳ tại tỉnh Bạc Liêu từ tháng 8/2009 đến tháng 4/2010 chúng tôi ghi nhận tỷ lệ thiếu máu là 36,7% (59% thiếu máu mức độ nhẹ; 40% mức độ trung bình, không có trường hợp nào nặng hay rất nặng); tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt là 64,9% trong các trường hợp thiếu máu và 23,7% so với toàn bộ mẫu nghiên cứu. Cần tăng cường thông tin truyền thông về dinh dưỡng trong thai kỳ cũng như củng cố chương trình bổ sung sắt thai kỳ trong toàn tỉnh Bạc Liêu, có kế hoạch điều trị đúng theo phác đồ khi phát hiện thai phụ có thiếu máu do thiếu sắt.

pdf5 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ ba tháng đầu thai kỳ tại Bạc Liêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 102 TỶ LỆ THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở THAI PHỤ BA THÁNG ĐẦU THAI KỲ TẠI BẠC LIÊU Ngô Thị Kim Phụng*, Phạm Thị Đan Thanh** TÓM TẮT Mở đầu: Thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, góp phần tăng bệnh suất của mẹ và con. Thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ có thể gây sẩy thai, suy dinh dưỡng bào thai, băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ ở thai phụ 3 tháng đầu thai kỳ tại tỉnh Bạc Liêu từ tháng 8/2009 đến tháng 4/2010. Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang. Kết quả: Có 640 trường hợp thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu. Với tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới về thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt trong thai phụ 3 tháng đầu thai kỳ tại Bạc Liêu lần lượt là 36,7% (35,9-40,5%), 23,7% (10,5-27%). Thiếu máu thiếu sắt chiếm 64,7% tổng số thai phụ bị thiếu máu. Kết luận:Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt là 23,7%. Từ khóa: Thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt. ABSTRACT THE PREVALENCE OF IRON DEFICIENCY ANEMIA OF THE FIRST TREMESTER PREGNANT WOMEN AT BAC LIEU PROVINCE, VIETNAM Ngo Thi Kim Phung, Pham Thi Dan Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 102 - 106 Background: Iron deficiency anemia in pregnancy is a popular health problem increasing morbidity and mortality of mother and child.Iron deficiency anemia may be the reason of abortion, intrauterine retardation, postpartum hemorrhage, postpartum infection. Objectives: To determine the prevalence of anemia, iron deficiency anemia of the first trimester pregnant women at Bac Lieu province from August 2009 to April 2010. Methods: Cross-section. Results: There were 640 cases with selective criteriae. The prevalence of anemia and iron deficiency anemia were 36.7% (35.9-40.5%) and 23.7% (10.5-27%) due to the WHO’s diagnostic criteria. Iron deficiency anemia was the most popular reason in the anemia pregnant women about 64.7% of all these pregnant women. Conclusion:The prevalence of iron deficiency anemia was23.7%. Key words: Anemia, iron deficiency anemia. ĐẶT VẤN ĐỀ Thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ từ lâu đã trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng góp phần trực tiếp hay gián tiếp trên bệnh suất và tử suất của mẹ và con. Thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ là một trong nhiều lý do đưa đến sẩy thai, sanh non, suy dinh dưỡng bào thai, băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản Một nghiên cứu ở Indonesia(4) cho thấy tỷ lệ tử vong *Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TPHCM ** Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu Tác giả liên lạc: PGS. TS. Ngô Thị Kim Phụng, ĐT: 0908917989 Email:drntkphung@hotmail.com, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 103 mẹ khi nồng độ Hb <10g/dL là 70/10.000 cuộc sanh trong khi ở mẹ không bị thiếu máu tỷ lệ này chỉ là 19.7/10.000 cuộc sanh. Ngoài ra, trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị thiếu máu nhất là trong năm đầu tiên của cuộc sống(1,3). Tại Việt Nam từ 1995 chương trình bổ sung viên sắt trong thai kỳ đã được áp dụng trên toàn quốc nhưng thống kê năm 1996 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia vẫn ghi nhận có 52,3% thai phụ bị thiếu máu trên cả nước. Bạc Liêu là một tỉnh gần tận cùng của đất nước cũng đã áp dụng chương trình bổ sung viên sắt trong thai kỳ từ năm 1995 nhưng đến nay vẫn còn không ít thai phụ phải vào viện để truyền máu trước khi sanh, chịu những hậu quả nặng nề từ thiếu máu thiếu sắt gây ra. Đây là vấn đề đang được ngành y tế Bạc Liêu quan tâm đặc biệt trong phát hiện sớm vào thời điểm ba tháng đầu thai kỳ để việc bổ sung viên sắt và điều trị đạt hiệu quả cao. Với mong muốn trả lời câu hỏi tỷ lệ thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ ở thai phụ ba tháng đầu tại tỉnh Bạc Liêu là bao nhiêu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tỷ lệ thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ ba tháng đầu thai kỳ tại tỉnh Bạc Liêu từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 4 năm 2010”. Mục tiêu nghiên cứu là xác định tỷ lệ thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ ba tháng đầu thai kỳ tại Bạc Liêu trong thời gian nghiên cứu. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang. Dân số nghiên cứu Thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ, khỏe mạnh, biết rõ ngày kinh cuối hoặc siêu âm trong 3 tháng đầu, bằng lòng cho phỏng vấn và lấy máu xét nghiệm. Tiêu chuẩn loại trừ là thai phụ mắc các bệnh ảnh hưởng đến thiếu máu (tim mạch, gan thận, sốt rét, nhiễm trùng, di truyền về máu). Cỡ mẫu Theo một nghiên cứu thăm dò thực hiện trên 100 thai phụ 3 tháng đầu thai kỳ tại 2 phường và 4 xã trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có 30 thai phụ thiếu máu (tỷ lệ # 30%) và tính theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang chúng tôi có cỡ mẫu là 320 thai phụ. Do chọn mẫu phân tầng chúng tôi nhân đôi cỡ mẫu để loại trừ hiệu ứng thiêt kế nên cỡ mẫu sẽ là 640 thai phụ trong ba tháng đầu thai kỳ. Tiêu chuẩn chẩn đoán Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới(21). Thiếu máu: Hb < 11g/dL; thiếu máu thiếu sắt: Hb < 11g/dL và Ferritin huyết thanh < 12ng/ml. Phân loại mức độ thiếu máu theo Tổ chức Y tế Thế giới (bảng 1). Bảng 1: Phân loại mức độ thiếu máu trong thai kỳ(11). Thiếu máu Hb (g/dL) Hct (%) Nhẹ 10 – 10,9 34 – 37 Trung bình 7 – 9,9 24 – 33 Nặng 4 – 6,9 13 – 23 Rất nặng <4 <13 Khảo sát huyết đồ (Hb, Hct, MCV, MCHC, MCHC, số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) được thực hiện trên máy CELL-DYN 3700; định lượng Ferritin huyết thanh bằng máy ADVIA 1200 của Bayer; cả hai máy này đã được sử dụng tại bệnh viện Bạc Liêu từ năm 2006. Sau khi phỏng vấn, thai phụ được khám thai và lấy máu xét nghiệm. Mỗi thai phụ được lấy 3ml máu cho vào 2 lọ (lọ 1: 1ml – chứa chất kháng đông EDTA khảo sát huyết đồ; lọ 2: 2ml – không chứa chất kháng đông dùng định lượng Ferritin huyết thanh bằng phương pháp miễn dịch men MEIA). Biến số nghiên cứu gồm các biến số nền về đặc điểm đối tượng nghiên cứu (tuổi, địa chỉ, trình độ học vấn, nghề nghiệp), biến số độc lập (tiền thai, nghén, hoàn cảnh kinh tế), biến số phụ thuộc (Hb, Ferritin huyết thanh). Số liệu nghiên cứu được nhập và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS và Excel 2000. Nghiên cứu hướng lợi ích về cộng đồng, cung cấp thông tin về tần suất thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ tại Việt Nam. Thông tin cá nhân được bảo mật, thai phụ được tư vấn, khám thai và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 104 KẾT QUẢ Trong thời gian từ tháng 8/2009 đến tháng 4/2010 chúng tôi thu nhận được 640 thai phụ thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng 2. Bảng 2: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu. Đặc điểm N (640) % (100) ≤ 18 26 4,1 19-30 459 71,7 31-35 85 13,3 Tuổi (năm) >35 70 10,9 Nội trợ 136 21,2 Lao động chân tay 433 67,7 Nghề nghiệp Lao động trí óc 71 11,1 ≤ cấp 1 154 24,1 Cấp 2 254 39,7 Cấp 3 163 25,4 Trình độ văn hóa Cao đẳng- Đại học 69 10,8 Kinh 587 91,7 Dân tộc Khơ Me 53 8,3 Nghèo 78 12,2 Đủ ăn 476 74,4 Hoàn cảnh kinh tế Khá 86 13,4 Con so 396 61,9 Tiền thai Con rạ 244 38,1 Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 26 ± 5 năm, nhỏ nhất 17 và lớn nhất 43. Có 67,7% lao động chân tay, 39,7% có trình độ cấp 2 – 25,4% trình độ cấp 3; 61,9% con so, 74,4% có kinh tế đủ ăn. Nồng độ Hb trung bình của mẫu nghiên cứu là 11,1± 1,05 g/dL với giá trị thấp nhất 8g/dL cao nhất 13,8g/dL; số lượng hồng cầu trung bình là 3,6± 0,3 triệu/mm3; thấp nhất là 2,56 triệu/mm3, cao nhất 4,8 triệu/mm3. Ferritin huyết thanh trung bình là 27,8 ± 20,8ng/ml, thấp nhất 7ng/ml và cao nhất 129ng/ml (bảng 3). Bảng 3: Các chỉ số huyết học của các thai phụ. Trị số huyết học Nhỏ nhất Lớn nhất Trung vị Trung bình Hb (g/dl) 8 13,8 11,4 11,11 ± 1,05 Hồng cầu (triệu/mm³) 2,56 4,8 3,66 3,67 ± 0,34 Trị số huyết học Nhỏ nhất Lớn nhất Trung vị Trung bình Hct(%) 24,9 39,8 33,6 33,50 ± 2,77 MCV (fl/dl) 64,1 102,5 90,2 89,58 ± 4,92 MCH (pg/dl) 18,1 39,2 30,6 30,32 ± 2,22 MCHC (g/dl) 24,2 39,2 33,2 33,16 ± 1,35 Ferritin huyết thanh (ng/ml) 7 129 21,8 27,85 ± 20,89 Trị số huyết học Nhỏ nhất Lớn nhất Trung vị Trung bình Hb (g/dl) 8 13,8 11,4 11,11 ± 1,05 Hồng cầu (triệu/mm³) 2,56 4,8 3,66 3,67 ± 0,34 Hct(%) 24,9 39,8 33,6 33,50 ± 2,77 MCV (fl/dl) 64,1 102,5 90,2 89,58 ± 4,92 MCH (pg/dl) 18,1 39,2 30,6 30,32 ± 2,22 MCHC (g/dl) 24,2 39,2 33,2 33,16 ± 1,35 Ferritin huyết thanh (ng/ml) 7 129 21,8 27,85 ± 20,89 Số thai phụ có nồng độ Ferritin huyết thanh ≤ 11,5 ng/ml có tỷ lệ tích lũy là 86,2% (bảng 4). Bảng 4: Phân bố tỷ lệ nồng độ Ferritin huyết thanh của thai phụ bị thiếu máu thiếu sắt. Ferritin/ huyết thanh (ng/ml) Số thai phụ Tỉ lệ % Tỉ lệ tích lũy % ≤ 9,5 44 28,9 28,9 9,6 – 10,5 36 23,7 52,6 10,6 – 11,5 51 33,6 86,2 11,6 – 11,9 21 13,8 100,0 Cộng 152 100,0 Tỷ lệ thiếu máu thai kỳ là 36,7% (235/640 thai phụ), KTC 95%: 35,9 – 40,4. Phân độ thiếu máu theo tiêu chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới (bảng 5). Bảng 5: Phân độ thiếu máu. Mức độ thiếu máu Số thai phụ (N) Tỷ lệ % Nhẹ (Hb từ 10-10,9g/dl) 139 59,1 Trung bình (Hb từ 7-9,9g/dl) 96 40,9 Tổng số 235 100 Có 152/235 trường hợp có thiếu máu thiếu sắt (# 64,9%). BÀN LUẬN Qua nghiên cứu 640 trường hợp thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ tại Bạc Liêu, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ thiếu máu thai kỳ là 36,7% với 59% ở mức độ nhẹ, 40,9% mức độ trung bình. Khi so sánh với một số nghiên cứu trong nước (bảng 6), chúng tôi nhận thấy tỷ lệ có khác nhau Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 105 do đối tượng, thời điểm, tuổi thai, địa điểm nghiên cứu khac nhau. Riêng nghiên cứu của tác giả Trương Ngọc Oanh(16) cùng thực hiện tại Bạc Liêu trên 997 thai phụ ở tất cả tuổi thai năm 2003 ghi nhân tỷ lệ thiếu máu là 68,4% và 59,2% đối với thai phụ 3 tháng đầu thai kỳ. Tỷ lệ của chúng tôi thấp hơn so với tác giả này cùng địa điểm nghiên cứu sau 7 năm tác động của chương trình can thiệp quốc gia về thiếu máu thai kỳ cho thấy chương trình đã có hiệu quả. Nghiên cứu của Vương Thị Ngọc Lan, Võ Thị Thu Nguyệt được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn Thị Nga tại thành phố Mỹ Tho là các địa phương có mức sống cao hơn so với những địa phương khác và có chăm sóc y tế tốt nên có tỷ lệ thiếu máu thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Bảng 6: Tỷ lệ thiếu máu thai kỳ trong một số nghiên cứu trong nước. Tác giả Tỷ lệ thiếu máu (%) Vương Thị Ngọc Lan (1995)(20) 26,5 Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia (1996)(18) 52,3 Dương Thị Nhan (1996)(6) 35,6 Đặng Thị Hà (2000) (7) 38,1 Trương Thị Phương (2001)(17) 42,85 Cao Hoàng Oanh (2002)(5) 28,39 Ritsuko Aikawa (2003)(12) 43,2 Võ Thị Thu Nguyệt (2007)(19) 20.19 Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia (2008)(18) 30 Đoàn Thị Nga (2009)(8) 25,3 Phạm Thị Đan Thanh (2010) 36,7 Tác giả Tỷ lệ thiếu máu (%) Vương Thị Ngọc Lan (1995)(20) 26,5 Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia (1996)(18) 52,3 Dương Thị Nhan (1996)(6) 35,6 Đặng Thị Hà (2000) (7) 38,1 Trương Thị Phương (2001)(17) 42,85 Cao Hoàng Oanh (2002)(5) 28,39 Ritsuko Aikawa (2003)(12) 43,2 Võ Thị Thu Nguyệt (2007)(19) 20.19 Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia (2008)(18) 30 Đoàn Thị Nga (2009)(8) 25,3 Phạm Thị Đan Thanh (2010) 36,7 Tỷ lệ thiếu máu thai kỳ rất thay đổi ở các quốc gia do cách chọn mẫu, điều kiện kinh tế, chăm sóc y tếkhác nhau (bảng 7). Bảng 7: Tỷ lệ thiếu máu trong các nghiên cứu nước ngoài. Tác giả Tỷ lệ thiếu máu (%) Msolla (Mexico)(11) 18,17 Ogbeide (Nigeria)(9) 20,7 Mehran (Iran)(11) 28,5 LiaoQK(Trung Quốc)(10) 19,1 Toteja (Ấn Độ)(15) 84,9 Hassan (Malaysia)(9) 34,6 Phạm Thị Đan Thanh (Việt Nam) 36,7 Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt trong nghiên cứu của chúng tôi là 23,8% so với toàn bộ mẫu nghiên cứu và 64,9% đối với các trường hợp thiếu máu. Tỷ lệ này cũng khác nhau trong các nghiên cứu (bảng 8) do lý do khác nhau về mẫu, thời điểm, địa điểmnhư đã trình bày. Bảng 8: Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt trong các nghiên cứu trong nước. Tác giả Tỷ lệ (%) TMTS chung Tỷ lệ TMTS/ Thiếu máu (%) Vương Thị Ngọc Lan (1995)(20) 20,10 75,5 Dương Thị Nhan (1996) (6) 30,30 87,5 Đặng Thị Hà (2000)(7) 31,53 82,64 Trương Thị Phương (2001)(17) 37,8 88,21 Võ Thị Thu Nguyệt (2007)(8) 17,21 85,25 Đoàn Thị Nga (2009)(8) 17,36 68,37 Phạm Thị Đan Thanh (2010) 23,75 64,68 Tác giả Tỷ lệ (%) TMTS chung Tỷ lệ TMTS/ Thiếu máu (%) Vương Ngoc Lan (1995)(20) 20,10 75,5 Dương Thị Nhan (1996) (6) 30,30 87,5 Đặng Thị Hà (2000)(7) 31,53 82,64 Trương Thị Phương (2001)(17) 37,8 88,21 Võ Thị Thu Nguyệt (2007)(8) 17,21 85,25 Đoàn Thị Nga (2009)(8) 17,36 68,37 Phạm Thị Đan Thanh (2010) 23,75 64,68 Nhìn chung nguyên nhân gây thiếu máu nhiều nhất trong thai kỳ trong các nghiên cứu là thiếu máu thiếu sắt. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm đến 64,7%; kết quả này cho thấy tình trạng thiếu dinh dưỡng đặc biệt thiếu sắt cũng vẫn đã và đang là một nguyên nhân chính gây thiếu máu thiếu sắt thai kỳ trên cả nước. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 106 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 640 trường hợp thai phụ 3 tháng đầu thai kỳ tại tỉnh Bạc Liêu từ tháng 8/2009 đến tháng 4/2010 chúng tôi ghi nhận tỷ lệ thiếu máu là 36,7% (59% thiếu máu mức độ nhẹ; 40% mức độ trung bình, không có trường hợp nào nặng hay rất nặng); tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt là 64,9% trong các trường hợp thiếu máu và 23,7% so với toàn bộ mẫu nghiên cứu. Cần tăng cường thông tin truyền thông về dinh dưỡng trong thai kỳ cũng như củng cố chương trình bổ sung sắt thai kỳ trong toàn tỉnh Bạc Liêu, có kế hoạch điều trị đúng theo phác đồ khi phát hiện thai phụ có thiếu máu do thiếu sắt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Allen L, Gillepsie S, (2001). A review of efficacy and effectiveness of nutrition, ACC/SCN Nutrition Policy Paper Series, 19: 43-54. 2 Bruno de Benoist, Erin Mc Lean, Egli Ines, Mary Cogswell (2008). Worlwide prevalence of anemia 1993-2005, WHO Global Database of Anemia, ISBN, pp 18-20. 3 Center for Disease Control and Prevention (1998). Recommendations to prevent and control iron deficiency in the United States”, MMWR Morb Mortal Wkly Rep, 47: 1-29. 4 Chi I, Agoestina T, Harbin J, (1981). Maternal mortality at twelve teaching hospitals in Indonesia – an epidemiologic analysis”, Int Gynaecol Obstet 19: 259-66. 5 Cao Hoàng Oanh (2002). Tầm soát thiếu máu trong thai kỳ tại bệnh viện phụ sản Tiền Giang. Đề tài nghiên cứu khoa học BVĐK tỉ nh Tiền Giang 6 Dương Thị Nhan (1995). Tình hình thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại bệnh viện Châu Đốc, An Giang”, Luận văn Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I sản phụ khoa, đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr 26-29 7 Đặng Thị Hà (2000).Tầm soát thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Y học. 8 Đoàn Thị Nga (2009). Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Mỹ Tho, Tiền Giang. Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y dược TPHCM. 9 Isah HS, Fleming AF, Ekwempu CC (1985). Anemia and ironstatus of pregnant and non-pregnant women in the Guinea savanna of Nigeria”, Ann Trop Med Parasitol, 79 (5): 485-93. 10 Liao QK, (2004). Prevalence of iron deficiency in pregnant and premenopause women in China: a nationwide epidemiological survey”, Zonghua Xue Ye Za Zhi, 25 (11): 653- 657. 11 Mehran K, Raheem K, Hooman Y (2002). Assessement of the prevalence of iron deficiency anemia by serum ferritin in pregnant women of Southern Iran”, Med Sci Moint, 8 (7), pp 488-492. 12 Ritsuko A, Khan N, Sasaki S, Bins CW (2005). Risk factors for iron deficiency anemia among pregnant women living in rural Vietnam”, Public Health nutrition, 9 (4), pp 443-448. 13 Rosslin H, Wan Z. Abdullah H (2005), Anemia of iron status of malay women attending at an antenatal clinic at Kuban Kerian, Kelantan, Malaysia”, Southeast Asian J Trop Med Public Health, 36 (5), pp 1304-1307. 14 Ross JS, Thomas EL (1996). Iron deficiency anemia and maternal mortality”, Washington DC: Academy of Education development (PROLIFE 3 working note series N 3). 15 Toteja GS, Singh P (2006). Prevalence of anemia among pregnant women and adolescent girls in 16 districts of India”, Food Nutr Bull, 27 (4), 311-5. 16 Trương Ngọc Oanh (2003). Điều tra tỷ lệ thiếu máu trong thai kỳ tại tỉnh Bạc Liêu. Đề tài nghiên cứu khoa học của Trung tâm Bảo vệ BMTE-KHHGĐ tỉnh bạc Liêu. 17 Trương Thị Phương (2001). Khảo sát tình hình thiếu máu trong thai kỳ tại thành phố Mỹ Tho, Luận án chuyên khoa II, Đại học Y Dược TPHCM 18 Viện Dinh dưỡng Quốc gia (1996). Báo cáo về tần suất thiếu máu ở Việt Nam, Hà Nội, tr 7-9. 19 Võ Thị Thu Nguyệt (2007). Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt 3 tháng giữa thai kỳ và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú sản phụ khoa, Đại học Y dược TPHCM, tr 71-72. 20 Vương Thị Ngọc Lan (1995). Thiếu máu ở phụ nữ mang thai. Luận văn Tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Cán bộ y tế thành phố Hồ Chí Minh, trang 16-21, 68. 21 WHO (2006). Standards for maternal and neonatal care, Iron and folate supplementation”, Integrated management of Pregnancy and Childbirth, pp 2.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_thieu_mau_thieu_sat_o_thai_phu_ba_thang_dau_thai_ky_ta.pdf
Tài liệu liên quan