Tỷ lệ trầm cảm ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương

KẾT LUẬN Sau khi tiến hành nghiên cứu trên 151 bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, thành phố Hồ Chí Minh, từ 29/3/2010 đến 06/5/2010, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Mức độ trầm cảm: Bệnh nhân tăng huyết áp bị trầm cảm ở mức độ nhẹ và trung bình là 26,5%, không có bệnh nhân nào bị trầm cảm ở mức độ khá nặng và nặng. 2. Liên quan giữa giới, tuổi, trình độ học vấn, thu nhập và mức độ trầm cảm: - Bệnh nhân nữ bị trầm cảm nhiều hơn bệnh nhân nam (p=0,002), tỷ lệ này lần lượt là 39,4% và 15%. - Nhóm tuổi có tỷ lệ trầm cảm cao là từ 18 – 29 và nhóm > 70 tuổi (p=0,02), tỷ lệ này lần lượt là 66,7% và 50% so với nhóm tuổi từ 30 – 49 là 22,2%, nhóm 50 – 70 là 26,1% - Bệnh nhân có trình độ học vấn cao ít bị trầm cảm hơn bệnh nhân có trình độ học vấn thấp (p=0,005), 43,1% bệnh nhân có trình độ tiểu học bị trầm cảm, trong khi bệnh nhân có trình độ trung cấp và đại học chỉ có 10% bị trầm cảm. - Bệnh nhân có thu nhập cá nhân thấp bị trầm cảm nhiều hơn người có thu nhập cao (p<0,001), 80% bệnh nhân thu nhập dưới 10 triệu đồng một năm bị trầm cảm, và 19,8% bệnh nhân có thu nhập trên 10 triệu đồng một năm bị trầm cảm.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ trầm cảm ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TỶ LỆ TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG Lý Thị Phương Hoa*, Võ Tấn Sơn*, Violetta Berbiglia** TÓM TẮT Mục tiêu: nhằm xác ñịnh trạng thái trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp ñược ñiều trị ngọai trú tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 3 ñến tháng 5 năm 2010 Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích ñược tiến hành trên 151 bệnh nhân tăng huyết áp ñến khám tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Thông tin ñược thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp dựa vào bộ câu hỏi có cấu trúc ñược thiết kế sẵn. Kết quả: Có 26,5% bệnh nhân THA có biểu hiện trầm cảm, Nữ bị trầm cảm nhiều hơn nam (p=0,002), Nữ: 39,4% và Nam:15%. Nhóm tuổi có tỷ lệ trầm cảm cao: từ 18 – 29 (66,7%), và nhóm > 70 (50%) tuổi (p=0,02), so với nhóm tuổi từ 30 – 49 là 22,2%, nhóm 50 – 70 là 26,1%. Trình ñộ học vấn cao ít bị trầm cảm hơn (p=0,005), 43,1% bệnh nhân có trình ñộ tiểu học bị trầm cảm, trong khi bệnh nhân có trình ñộ trung cấp và ñại học chỉ có 10%. Thu nhập cá nhân thấp bị trầm cảm nhiều hơn (p<0,001), 80% bệnh nhân thu nhập dưới 10 triệu ñồng một năm bị trầm cảm, và 19,8% bệnh nhân có thu nhập trên 10 triệu ñồng một năm bị trầm cảm. Kết luận: 26,5% bệnh nhân THA có biểu hiện trầm cảm. Có sự liên quan giữa tuổi, giới, trình ñộ học vấn, thu nhập cá nhân với mức ñộ trầm cảm . Có sự liên quan giữa thời gian ñiều trị THA, bệnh kèm theo, và sự hỗ trợ xã hội với trầm cảm Sự hỗ trợ của ñiều dưỡng trong việc chăm sóc có thể giúp cho việc phát hiện các dấu hiệu trầm cảm, như một ñóng góp có ý nghĩa trong thời gian ñiều trị của bệnh nhân tăng huyết áp. Từ khoá: trầm cảm, Tăng huyết áp, hỗ trợ xã hội. ABSTRACT PREVALENCE OF DEPRESSION IN PATIENTS WITH HYPERTENSION AT OUT PATIENT DEPARTMENT OF NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL Lý Thị Phương Hoa* Objective: The study aims to Survey the depression condition and relevant factors in out-patients with hypertension at Nguyen Tri Phương hospital from March to May, 2010 Methods: A Cross-sectional descriptive analysis study was conducted on 151 patients with hypertension at Nguyễn Tri Phương hospital’s examination department. Data were colleted using face-to-face interviews through structured questionnaire. Results: 26.5% patients with HTN had depression disorder, female is more depression than male, 15% male patient and 39.4% female patient suffered from depression (p= 0.002). Depression disorder in group of age from 18 to 29 was 66.7%, and group of age over 70 was 50%, group of age from 30 -49 was 22.2%, group of age from 50 – 70 was 26.1% (p = 0.002). * Đại học Y Dược TPHCM, ** Friendship Bridge Association – Mỹ Địa chỉ liên hệ: Lý Thị Phương Hoa- ĐT: 0908329959. Email: phuonghoa.yt@gmail.com 2 In 43.1% patient in primary education level, 10% patient in intermediate and university education level suffered from depression (p= 0.005). 80% patient with income under 10 million VND/year and 19.8% patient with income above 10 million VND/year suffered from depression Conclusion: 26.5% patients with HTN had depression disorder, there are the association between age, gender, education, income, and depression disorder. Beside The relationship between duration of hypertension treatment, underlying disease, social support and depressive disorder The assistance of nurses in taking care of the patient could help to detect depressive symptoms, as a meaningful contribution to the treatment period of the hypertensive. Keywords: depression, hypertension, social support. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trầm cảm là nguyên nhân ñứng hàng thứ hai của gánh nặng bệnh tật toàn cầu ở mọi lứa tuổi và mọi giới, chỉ sau nhồi máu cơ tim [11]. Những người mắc bệnh mạn tính phải ñối mặt với nguy cơ trầm cảm từ 25% - 33% cao hơn so với những người không có bệnh mạn tính. Bất kỳ tình trạng bệnh mạn tính nào cũng có thể gây nên trạng thái trầm cảm, nó là nguy cơ làm gia tăng mức ñộ nghiêm trọng của bệnh và làm ñảo lộn cuộc sống của người bệnh [6]. Tăng huyết áp là một trong số các bệnh mạn tính với các biểu hiện bao gồm các rối loạn tâm thần, tăng huyết áp và là gánh nặng bệnh tật của các quốc gia ñang phát triển. Việt Nam là nước ñang phát triển và bệnh trầm cảm ñang trở thành gánh nặng cần ñược tập trung giải quyết, nhằm làm giảm tác ñộng của nó ñến kinh tế xã hội của ñất nước. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác ñịnh trạng thái trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp ñược ñiều trị ngọai trú tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích Chọn mẫu: 151 bệnh nhân tăng huyết áp ñến khám tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 3/2010 ñến tháng 5/2010 Thu thập thông tin dựa trên bảng câu hỏi soạn sẵn. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Điểm trầm cảm của 151 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi như sau: Điểm từ 0- ñến 4: có 111 bệnh nhân Điểm từ 5- ñến 9: có 34 bệnh nhân Điểm từ 10- ñến 14: có 6 bệnh nhân Điểm từ 15- ñến 19: 0 Điểm từ 20 – ñến 27: 0 Điểm này ñược ñánh giá dựa trên thang ño PHQ – 9 3 Không Vài ngày Hơn 1 tuần Gần như mỗi ngày 0 1 2 3 1 Không thích hay không muốn làm bất cứ việc gì? 2 Cảm giác chán nản, suy sụp tinh thần hay thất vọng? 3 Khó ngủ lúc bắt ñầu ngủ, khi ngủ thì khó thức hoặc ngủ nhiều? 4 Cảm giác mệt mỏi, uể oải hoặc không có nghị lực? 5 Ăn mất ngon, ăn ít hoặc ăn quá nhiều? 6 Cảm thấy bản thân mình khổ sở, thất bại hay chính mình gây ra tình trạng suy sụp tinh thần cho bản thân và gia ñình? 7 Khó khăn khi tập trung vào việc gì ñó, chẳng hạn khi ñọc báo hoặc xem truyền hình? 8 Ông/bà nói chuyện và cử ñộng chậm chạp hơn bình thường, khiến mọi người chung quanh có thể nhận ra, hay lo lắng bồn chồn một cách khác thường? 9 Ông / bà từng có ý nghĩ chết sẽ tốt hơn hoặc muốn tự gây thương tích cho mình? - Tỷ lệ trầm cảm trong mẫu nghiên cứu: - Biểu ñồ 1: Tỷ lệ trầm cảm trong mẫu nghiên cứu Trong số 151 bệnh nhân tăng huyết áp có 34 bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm nhẹ, tỷ lệ này là 22,5%, 4% trầm cảm trung bình (6/151). 4 Liên quan giữa ñặc ñiểm nhân khẩu học và mức ñộ trầm cảm Bảng 1: Liên quan giữa ñặc ñiểm nhân khẩu học và mức ñộ trầm cảm (n=151) Mức ñộ trầm cảm Tần số (%) Đặc ñiểm nhân khẩu học Không (1-4) Nhẹ (5-9) Trung bình (10-14) Khá nặng (15-19) Nặng (20-27) p − Nhóm tuổi • 18 – 29 tuổi • 30 – 49 tuổi • 50 – 70 tuổi • >70 tuổi 1 (33,3) 21 (77,8) 88 (73,9) 1 (50) 2 (66,7) 5 (18,5) 27 (22,7) 0 0 1 (3,7) 4 (3,4) 1 (50) 0 0 0 0 0 0 0 0 0,020 − Giới tính • Nam • Nữ 68 (85) 43 (60,6) 11 (13,7) 23 (32,4) 1 (1,3) 5 (7) 0 0 0 0 0,002 − Trình ñộ học vấn • Tiểu học • Trung học cơ sở • Trung học phổ thông • TCCN/ĐH 10 (55,6) 23 (57,5) 42 (79,2) 36 (90) 6 (33,3) 15 (37,5) 9 (17,0) 4 (10) 2 (11,1) 2 (5) 2 (3,8) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0,005 − Thu nhập • Từ 6 - dưới 10 triệu • Từ 10 – dưới 12 triệu • Trên 12 triệu 3 (20) 13 (76,5) 95 (79,8) 6 (40) 4 (23,5) 24 (20,2) 6 (40) 0 0 0 0 0 0 0 0 <0,001 Nhận xét: Mối liên quan giữa các ñặc ñiểm nhân khẩu học của bệnh nhân như: tuổi, giới, trình ñộ học vấn, mức thu nhập và mức ñộ trầm cảm khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05). 5 Liên quan giữa ñặc ñiểm bệnh và mức ñộ trầm cảm Bảng 2: Liên quan giữa ñặc ñiểm bệnh và mức ñộ trầm cảm (n=151) Mức ñộ trầm cảm Tần số (%) Đặc ñiểm bệnh Không (0-4) Nhẹ (5-9) Trung bình (10-14) Khá nặng (15-19) Nặng (20-27) P Mức ñộ tăng huyết áp (theo JNC VII) • Bình thường • Tiền tăng huyết áp • Tăng huyết áp ñộ 1 • Tăng huyết áp ñộ 2 29 (65,9) 45 (81,8) 30 (68,1) 7 (87,5) 13 (29,6) 8 (14,6) 13 (29,6) 0 2 (4,5) 2 (3,6) 1 (2,3) 1 (12,5) 0 0 0 0 0 0 0 0 0,148 Bệnh kèm theo • Đái tháo ñường • Bệnh mạch vành • Nhồi máu cơ tim • Đột quị • Nong mạch vành • Mổ bắt cầu ñộng mạch vành • Bệnh mạch máu ngoại biên • Khác 5 (41,7) 13 (76,5) 6 (100) 0 3 (75) 2 (100) 1 (100) 1(100) 5 (41,7) 4 (23,5) 0 0 0 0 0 0 2 (16,6) 0 0 1 (100) 1 (25) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0,012 1,000 0,482 0,040 0,185 1,000 1,000 1,000 Thời gian ñiều trị tăng huyết áp • Dưới 1 năm • Trên 1 năm 5 (41,7) 106 (76,2) 5 (41,7) 29 (20,9) 2 (16,6) 4 (2,9) 0 0 0 0 0,012 Nhận xét: - Liên quan giữa tình trạng kiểm soát huyết áp và mức ñộ trầm cảm Trong số 29,1% bệnh nhân có tình trạng huyết áp ñược kiểm soát (44/151) có 13 bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm nhẹ, tỷ lệ này là 29,6% và 2 bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm trung bình (4,5%), so với 70,9% bệnh nhân không kiểm soát ñược huyết áp (107/151), trong số này có 21 bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm nhẹ (19,6%) và 4 bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm trung bình (3,7 %). - Liên quan giữa bệnh kèm theo và mức ñộ trầm cảm Trong số 29,1% bệnh nhân có bệnh kèm theo (44/151), có 7,9% (12/151)bệnh nhân ñái tháo ñường, trong số này có 41,7% bị trầm cảm nhẹ, 16,6% bị trầm cảm trung bình (p=0,01), và 11,3% có bệnh mạch vành (17/151) trong ñó 23,5% (4/17) có 6 biểu hiện trầm cảm nhẹ. Đặc biệt trong số bệnh nhân có bệnh kèm theo có 1 bệnh nhân ñột quị có biểu hiện trầm cảm trung bình, tỷ lệ này là 100% (p=0,04). Ngòai ra có 2,6% bệnh nhân ñã nong mạch vành (4/151), trong số này 25% có biểu hiện trầm cảm trung bình (1/4). Sự hỗ trợ xã hội Bảng 3. Sự hỗ trợ xã hội (n=151) Có Không Có sự hỗ trợ xã hội Không có sự hỗ trợ xã hội Tần số (%) Tần số (%) Tần số (%) Tần số (%) Có người sẵn sàng dành thời gian ñể lắng nghe và cho lời khuyên 124 (82,1) 27 (17,9) Có sự quan tâm và thương yêu của gia ñình và bạn bè. 147 (97,4) 4 (2,6) Hiện tại sống với người thân 128 (84,8) 23 (15,2) 124 (82,1) 27 (17,9) Có người giúp ñỡ công việc hàng ngày 88 (58,3) 63 (41,7) Nhận xét: Có 82,1% bệnh nhân có người sẵn sàng dành thời gian ñể lắng nghe và cho lời khuyên khi cần, 97,4% bệnh nhân nhận ñược sự quan tâm và thương yêu của gia ñình bạn bè, 58,3% bệnh nhân có sự hỗ trợ công việc hàng ngày và 84,8% bệnh nhân hiện ñang sống với người thân. Trong 151 mẫu nghiên cứu có 82,1% bệnh nhân có sự hỗ trợ của người thân và bạn bè (124/151), so với 17,9% bệnh nhân không có sự hỗ trợ của người thân và bạn bè (27/151). Liên quan giữa sự hỗ trợ xã hội và mức ñộ trầm cảm Bảng 4. Liên quan giữa sự hỗ trợ xã hội và mức ñộ trầm cảm (n = 151) Mức ñộ trầm cảm Tần số (%) Sự hỗ trợ xã hội Không (0-4) Nhẹ (5-9) Trung bình (10-14) Khá nặng (15-19) Nặng (20-27) p Không 11(40,7) 16 (59,3) 0 0 0 Có 100 (80,7) 18 (14,5) 6 (4,8) 0 0 <0.001 Nhận xét: Trong 151 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 17,9% bệnh nhân không có sự hỗ trợ của gia ñình và bạn bè, trong số này có 16 bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm nhẹ, tỷ lệ này 59,3%, so với 19,3% bệnh nhân có sự hỗ trợ của gia ñình và bạn bè có biểu hiện trầm cảm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). 7 BÀN LUẬN Liên quan giữa ñặc ñiểm nhân khẩu học và mức ñộ trầm cảm Trong các nhóm tuổi, tỷ lệ bị trầm cảm cao là nhóm tuổi từ 18 – 29 (66,7%) và nhóm > 70 tuổi (50%) so với nhóm tuổi từ 30 – 49 là 22,2%, nhóm tuổi từ 50 – 70 là 26,1% . Theo kết quả nghiên cứu của Murtagh [4] thì tuổi mắc bệnh trầm cảm phổ biến nhất ở nữ từ 35 ñến 55, so với ở nam từ 45 ñến 65. Sự khác biệt này có thể do ñặc ñiểm bệnh trong dân số nghiên cứu khác nhau. Tỷ lệ bệnh nhân nam bị trầm cảm là 15%, so với 39,4% bệnh nhân nữ bị trầm cảm, sự khác biệt này có ý nghĩa với p = 0,002. Trong các nghiên cứu khác nêu lên sự khác nhau về tỷ lệ trầm cảm giữa nam và nữ, và theo nghiên cứu của Fish [1] và Murtagh [8], có 5% người trưởng thành bị trầm cảm và trong số này tỷ lệ mắc bệnh của nữ cao gấp hai lần so với nam. Liên quan giữa trình ñộ học vấn và mức ñộ trầm cảm trong nghiên cứu của chúng tôi, trình ñộ học vấn càng cao thì tỷ lệ trầm cảm càng ít. Nhóm bệnh nhân có trình ñộ tiểu học thì mức ñộ trầm cảm là 44,4%, so với 10% ở nhóm có trình ñộ trung cấp chuyên nghiệp và ñại học, ñây cũng là một ñiểm ñáng lưu ý ñể trong quá trình ñiều trị và chăm sóc cho bệnh nhân, người cán bộ y tế cần tư vấn thêm hoặc giới thiệu bệnh nhân ñến với những chuyên gia tâm lý ñể kết quả ñiều trị ñạt ñược hiệu quả mong ñợi. Theo Ravinder và cộng sự [9], thì tư vấn là một bước quan trọng trong tiến trình ñiều trị cho bệnh nhân trầm cảm, nếu các bác sĩ ñiều trị lưu tâm ñến vấn ñề này thì sẽ tốt hơn cho bệnh nhân. Việc tư vấn giúp cho người bệnh biết ứng xử với bệnh tật, thích nghi với hoàn cảnh, ñiều chỉnh những hành vi có hại cho sức khỏe và giúp họ hiểu ñược việc ñiều trị bệnh tăng huyết áp cần có thời gian ñể ñạt ñược mục tiêu, tránh tâm lý bi quan, chán nản. Thu nhập của bệnh nhân cũng ảnh hưởng ñến mức ñộ trầm cảm, những bệnh nhân có thu nhập thấp có mức ñộ trầm cảm nhiều hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có thu nhập dưới 10 triệu ñồng một năm có tỷ lệ trầm cảm lên ñến 80% trong ñó 40% trầm cảm trung bình, 40% trầm cảm nhẹ. Trong khi bệnh nhân có thu nhập trên 10 triệu ñồng một năm thì tỷ lệ này chỉ là 20,6%, tất cả ñều ở mức ñộ nhẹ (p < 0.05). Kết quả trên cho thấy rằng người có thu nhập thấp có tỷ lệ trầm cảm khá cao. Trong quá trình phỏng vấn, bệnh nhân có than phiền về việc thu nhập cá nhân thì thấp lại phải mất thêm chi phí cho việc ñiều trị tăng huyết áp thường xuyên và nhiều chi phí khác cho gia ñình khiến họ bị nhiều áp lực. Theo kết quả phân tích của Học viện quốc gia về tuổi già của Hoa kỳ [5], thì người có thu nhập cá nhân thấp có tỷ lệ trầm cảm là 51%. Sự khác biệt về kết quả này có thể do nghiên cứu ñược thực hiện ở 2 quốc gia có nền kinh tế khác nhau. Liên quan giữa ñặc ñiểm bệnh và mức ñộ trầm cảm Trong số bệnh nhân có các bệnh kèm theo thì những bệnh nhân có tiền sử ñái tháo ñường và ñột quỵ trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ trầm cảm cao hơn (p < 0,05), có thể do bệnh nhân ñái tháo ñường và ñột quỵ phải thích ứng với căn bệnh của mình và ñây là một ñiều hết sức khó khăn, bệnh nhân cần sự trợ giúp của người thân, nhân viên y tế, nên khi họ không thích ứng ñược với tình trạng bệnh họ sẽ có cảm giác vô vọng, cô ñơn, thiếu tự tin, mệt nhọc và dễ cáu gắt. Theo William và cộng sự [10], khi những biểu hiện này kéo dài có thể khiến cho bệnh nhân dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân tăng huyết áp ñã ñiều trị trên một năm là 23,7% thấp hơn nhiều so với 58,3% bệnh nhân ñiều trị dưới 8 một năm. Tỷ lệ bệnh nhân có thời gian ñiều trị tăng huyết áp dưới một năm là do trong nghiên cứu có một số bệnh nhân mới mắc bệnh, một số chưa biết mình bị tăng huyết áp và một số thì chỉ ñến bệnh viện khám bệnh khi có những dấu hiệu bất thường. Liên quan ñến sự hỗ trợ xã hội trong nghiên cứu của chúng tôi, có 59,3% bệnh nhân bị trầm cảm không nhận ñược sự hỗ trợ xã hội, và kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Frasure và cộng sự [2], Như vậy, vai trò của sự hỗ trợ xã hội ñược nhận thức trong việc dự ñoán và có thể ngăn ngừa biến chứng trầm cảm có liên quan ñến tỷ lệ tử vong ở bệnh tim mạch. Theo Rabins và cộng sự [7], sự hỗ trợ của nhân viên y tế trong chăm sóc sức khỏe ban ñầu giữ một vị trí chiến lược trong việc ñánh giá và ñiều trị trầm cảm ở người cao tuổi. Trong nghiên cứu của Hillary và Heather [3], về sự kết hợp giữa ñiều trị trầm cảm và ñiều trị tăng huyết áp ñã giúp thành công trong việc cải thiện kết quả ñiều trị của bệnh nhân. KẾT LUẬN Sau khi tiến hành nghiên cứu trên 151 bệnh nhân tăng huyết áp ñược ñiều trị ngoại trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, thành phố Hồ Chí Minh, từ 29/3/2010 ñến 06/5/2010, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Mức ñộ trầm cảm: Bệnh nhân tăng huyết áp bị trầm cảm ở mức ñộ nhẹ và trung bình là 26,5%, không có bệnh nhân nào bị trầm cảm ở mức ñộ khá nặng và nặng. 2. Liên quan giữa giới, tuổi, trình ñộ học vấn, thu nhập và mức ñộ trầm cảm: - Bệnh nhân nữ bị trầm cảm nhiều hơn bệnh nhân nam (p=0,002), tỷ lệ này lần lượt là 39,4% và 15%. - Nhóm tuổi có tỷ lệ trầm cảm cao là từ 18 – 29 và nhóm > 70 tuổi (p=0,02), tỷ lệ này lần lượt là 66,7% và 50% so với nhóm tuổi từ 30 – 49 là 22,2%, nhóm 50 – 70 là 26,1% - Bệnh nhân có trình ñộ học vấn cao ít bị trầm cảm hơn bệnh nhân có trình ñộ học vấn thấp (p=0,005), 43,1% bệnh nhân có trình ñộ tiểu học bị trầm cảm, trong khi bệnh nhân có trình ñộ trung cấp và ñại học chỉ có 10% bị trầm cảm. - Bệnh nhân có thu nhập cá nhân thấp bị trầm cảm nhiều hơn người có thu nhập cao (p<0,001), 80% bệnh nhân thu nhập dưới 10 triệu ñồng một năm bị trầm cảm, và 19,8% bệnh nhân có thu nhập trên 10 triệu ñồng một năm bị trầm cảm. 3. Liên quan giữa thời gian ñiều trị tăng huyết áp, bệnh kèm theo, tiền sử nhập viện và sự hỗ trợ xã hội với trầm cảm: - Tỷ lệ bị trầm cảm của bệnh nhân có thời gian ñiều trị tăng huyết áp trên một năm là 23,7%, so với tỷ lệ bị trầm cảm của bệnh nhân có thời gian ñiều trị tăng huyết áp dưới một năm là 58,3% (p=0,012). - Tỷ lệ bị trầm cảm của bệnh nhân có mức ñộ ñiều trị tăng huyết áp ñều ñặn là 25,5%, so với ñiều trị không ñều ñặn là 35,7%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,147). - Liên quan ñến bệnh kèm theo và trầm cảm: Bệnh nhân ñột quị bị trầm cảm chiếm 100% (p=0,04), ñái tháo ñường bị trầm cảm là 58,3% (p=0,012). 9 - Liên quan ñến tiền sử nhập viện: Bệnh nhân có tiền sử nhập viện có tỷ lệ trầm cảm là 29,2%, so với bệnh nhân không có tiền sử nhập viện là 22,6%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,169). - Liên quan ñến sự hỗ trợ xã hội: có 59,3% bệnh nhân bị trầm cảm không nhận ñược sự hỗ trợ xã hội, so với 19,3% bệnh nhân trầm cảm có sự hỗ trợ xã hội (p<0,001). Từ kết quả của nghiên cứu trên chúng tôi sẽ ñưa vào nội dung giảng dạy cho học sinh, sinh viên ñiều dưỡng, ñể khi thực hành chăm sóc họ có thể thiết lập ñược kế họach chăm sóc cho người bệnh phù hợp. Sự hỗ trợ của ñiều dưỡng trong việc chăm sóc có thể giúp cho việc phát hiện các dấu hiệu trầm cảm, như một ñóng góp có ý nghĩa trong thời gian ñiều trị của bệnh nhân tăng huyết áp, thành lập nhóm ñiều dưỡng quản lý ca bệnh ñể tư vấn cho bệnh nhân khi cần. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Fish D, (1998). “New choices in treating depression”, The practitioner, 242, 24-32. 2. Frasure.SN, et al, (2000). “Social Support, Depression, and Mortality During the First Year After Myocardial Infarction”, Circulation, 101,1919-1924 3. Hillary RB, Healther.FV,(2008). “Intergration of depression and hypertension treatment: a pilot, randomized controlled trial”. Annals of family medicine, p 1-9, from 4. Murtagh J, (1998). “General Practice” (second edition). Sydney: McGraw-Hill, 130-136. 5. National academy on an aging society (2000),“Chronic and disabling conditions”, 9, 1-6. 6. Quayyum S, Rizvi N, (2008). “Prevalence of depression in tuberculosis patients in comparison to non-tuberculous family contacts visiting the DOTS clinic in tertiary care hospital and its correlation with disease pattern”. Infectious diseases journal of Pakistan, 7(1), 3-6 7. Rabins PV, (1992). “Prevention of mental disorders in the elderly: current perspectives and future prospects”. J Am Geriatr Soc, 40 (7), 727 – 733 8. Ramachandran V, Parikh GJ, Srinivasan V, (1983). “ Depression In Hypertensive Subjects”. Indian J Psychiatr, 25 (4), 260 – 263 9. Ravinder NB, Pascale MB, Sarah MB, (2009), “Depression” From: 10. William AR, et al,(2008). “Depression in patients with Diabetes: Does it impact clinical goals?”, JABFM, 21: p 392 – 397 11. World health organization initiative on depression in public health (2009). From

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_tram_cam_o_nguoi_benh_tang_huyet_ap_dieu_tri_ngoai_tru.pdf
Tài liệu liên quan