Tăng cường công tác tư vấn cho bệnh nhân
trong quá tŕnh khám bệnh để nâng cao kiến thức
về bệnh THA cho bệnh nhân. Chú trọng đến đối
tượng có học vấn thấp và đối tượng không có
thẻ BHYT.
Để đảm bảo sự tuân thủ điều trị cần quan
tâm hơn đến đối tượng không có bảo hiểm y tế,
đối tượng có kiến thức thấp về bệnh cao huyết
áp. Việc kiểm soát tốt huyết áp chỉ được thực
hiện khi bệnh nhân có sự tuân thủ điều trị tốt do
đó cần hướng dẫn bệnh nhân thực hiện nghiêm
túc tuân thủ điều trị.
Những đối tượng có sự tuân thủ điều trị
bệnh THA thấp (không có bảo hiểm y tế, kiến
thức thấp, thái độ chưa phù hợp) thường không
kiểm soát tốt các chỉ số về glucose, cholesterol,
triglicerit và BMI. Do đó các bác sĩ cần chú ý vấn
đề này khi thực hiện các tư vấn cho bệnh nhân.
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ tuân thủ điều trị và sự thay đổi các chỉ số sinh học sau 3 tháng điều trị ở bệnh nhân cao huyết áp tại huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh, 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 185
TỶ LỆ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ SỰ THAY ĐỔI CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC
SAU 3 THÁNG ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN CAO HUYẾT ÁP
TẠI HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU, TÂY NINH, 2013
Đào Thị Lan*, Đặng Văn Chính**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tuân thủ điều trị là một trong những yếu tố quan trọng nhất và là chìa khóa thành công trong
điều trị bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên tuân thủ điều trị vẫn là một thách thức cho bệnh nhân, nhất là bệnh nhân
vùng nông thôn.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị và sự thay đổi các chỉ số sinh học sau 3 tháng điều trị ở bệnh
nhân cao huyết áp tại huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh, 2013.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 400 bệnh nhân tăng huyết áp ≥18 tuổi được điều trị
ngoại trú ≥ 3 tháng tại Trung Tâm Y tế huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh.
Kết quả: 86% bệnh nhân tuân thủ điều trị hoàn toàn và 70,5% bệnh nhân đạt HA mục tiêu sau thời gian
điều trị. Sau thời gian điều trị các chỉ số về huyết áp, đường huyết, cholesterol và triglycerit đều giảm. Bệnh nhân
tuân thủ hoàn toàn có sự thay đổi các chỉ số sinh học tốt hơn so với nhóm bệnh nhân không tuân thủ không hoàn,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. 1% bệnh nhân sau điều trị cả huyết áp tâm thu (HATT) và huyết áp tâm trương
(HATTr) đều tăng. 9,5% sau điều trị HATT và HATTr không thay đổi và 44% sau điều trị HATT và HATTr
đều giảm.
Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị khá cao. Bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt có thể vừa kiểm soát
được huyết áp vừa kiểm soát được một số chỉ số cholesterol, triglycerit và glucose ở mức tốt hơn.
Từ khóa: tuân thủ điều trị, cao huyết áp.
ABSTRACT
THE TREATMENT COMPLIANCE PROPORTION AND CHANGES OF BIOLOGICALINDICATORS
AFTER THREE MONTH TREATMENT OF HYPERTENSION PATIENTS IN DUONG MINH CHAU
DISTRICT, TAY NINH PROVINCE, 2013
Dao Thi Lan, Dang Van Chinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 186 – 192
Background: Compliance to treatment for hypertensionis one of the most important factors in successful
hypertension treatment and is also a challenge to patients with hypertension, especially for people in rural areas.
Objectives: To evaluate the proportion of compliance to treatment for among patients with hypertension and
changes of biochemistry indicators after three months in Duong Minh Chau district, Tay Ninh province, 2013.
Methods: This was a cross‐sectional survey, based on direct interviews of 400 hypertension adult
outpatients’treatment and on their medical history at Duong Minh Chau hospital district.
Result: The compliance rate was 86% and 70.5% met the required treatment goal. Cholesterol, triglycerit
and glucose were reduced during the treatment time. After three month treatment, 1% patient had increased both
* Bệnh viện đa khoa huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh
** Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Bs. CKI. Đào Thị Lan ĐT: 0919916144 Email: daothilantn@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 186
systolic blood pressure and diastolic blood pressure, 9.5% had not changed and 44% had reduced.
Conclusion: The compliance rate was high in this study. Treatment compliance is not only controlling blood
pressure but also controlling cholesterol, triglycerit and glucose.
Key words: compliance to treatment, hypertension.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tăng huyết áp (THA) là bệnh phổ
biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh là
mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe con người, là
nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu đối
với những người lớn tuổi. Chính vì vậy mà THA
đang trở thành một vấn đề thời sự vì sự gia tăng
nhanh chóng của căn bệnh này trong cộng đồng.
Trên thế giới hiện nay có khoảng 1,6 tỷ
người THA(2). THA ước tính là nguyên nhân
gây tử vong 7,1 triệu người trẻ tuổi và chiếm
4,5% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu, trong đó
64 triệu người sống trong tàn phế(5).
THA nếu không được phát hiện và điều trị
sớm bệnh sẽ tiến triển âm thầm làm tổn thương
các cơ quan đích gây các biến chứng nghiêm
trọng như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim,
suy thận, bệnh mạch máu ngoại vi, xuất tiết,
xuất huyết võng mạc và phù gai thị(10).
Mặc dù THA là bệnh phổ biến, dễ chẩn đoán
và điều trị rất hiệu quả nhưng việc tuân thủ điều
trị (TTĐT) vẫn chưa tốt, điển hình như hơn một
nửa số bệnh nhân đang được điều trị bệnh THA
đã ngưng điều trị hoàn toàn sau một năm và số
người còn lại chấp nhận tiếp tục điều trị chỉ có
50% và họ chỉ dùng khoảng 80% số thuốc đã
được bác sỹ của họ kê toa(7).
THA là bệnh mạn tính nên việc điều trị gần
như suốt đời. Tuy nhiên việc giáo dục nhận thức
về TTĐT của bệnh nhân và công tác kiểm soát
huyết áp (HA) chưa đạt hiệu quả cao(9). Chính vì
thiếu sự TTĐT thuốc hạ HA của bệnh nhân với
chẩn đoán THA, do đó xấp xỉ 75% bệnh nhân
không kiểm soát HA tốt nhất. Hậu quả làm gia
tăng biến chứng của bệnh THA gây tổn thương
các cơ quan đích như: tim, thận, não và tăng tỷ lệ
tử vong do THA(7).
Có nhiều nghiên cứu TTĐT của các bệnh
nhân với chẩn đoán THA được tiến hành ở
nhiều nước cũng như ở Việt Nam. Một số
nghiên cứu chứng minh rằng không tuân thủ
dùng thuốc điều trị THA khả năng có biến
chứng bệnh mạch vành gấp 4,5 lần những người
tuân thủ tốt. Vì vậy đánh giá thông tin một cách
chính xác về kiến thức, thái độ và việc TTĐT của
bệnh nhân THA là rất quan trọng. Việc này giúp
cho các chuyên gia y tế có kế hoạch can thiệp
phù hợp nhằm đạt được mục tiêu điều trị ngày
càng có hiệu quả hơn, đặc biệt trong trường hợp
người bệnh không đáp ứng với điều trị(7).
Huyện Dương Minh Châu là một trong chín
huyện, thị của tỉnh Tây Ninh. Trong những năm
gần dây số bệnh nhân đến khám và điều trị ở
Trung Tâm Y tế (TTYT) ngày một tăng, đặc biệt
là từ khi thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) tự
nguyện đến các hộ gia đình. Tỷ lệ bệnh THA
chiếm khoảng 10‐ 15% số bệnh nhân khám và
điều trị nội khoa. Trong khi đó thông tin về
phòng ngừa và điều trị THA cho bệnh nhân rất
hạn chế nên việc điều trị bệnh THA chưa có hiệu
quả. Ít có các công trình nghiên cứu về TTĐT của
người bệnh THA ở các huyện vùng xa. Để đánh
giá hiệu quả việc TTĐT của bệnh nhân THA tại
TTYT Dương Minh Châu, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: ʺTỷ lệ tuân thủ điều trị và sự
thay đổi các chỉ số sinh học sau 3 tháng điều trị ở
bệnh nhân cao huyết áp tại huyện Dương Minh
Châu, Tây Ninh, 2013ʺ.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ bệnh nhân THA được điều trị
từ 3 tháng trở lên tại TTTYT Dương Minh Châu
tuân thủ điều trị bệnh THA.
Đánh giá sự thay đổi một số chỉ số sinh học
trước và sau điều trị ở bệnh nhân tuân thủ và
không TTĐT sau 3 tháng điều trị.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 187
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên bệnh
nhân ≥18 tuổi được chẩn đoán bệnh THA đang
sinh sống tại huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh.
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
n ൌ Zଵି ଶൗ
ଶ pሺ1 െ pሻ
dଶ
Trong đó: Z1‐α/2 =1,96; d = 0,05; p = 0,508. Cỡ
mẫu tính được là n = 384 bệnh nhân. Để dự phòng
mất mẫu, mẫu được làm tròn là 400 bệnh nhân.
Dữ liệu được nhập bằng phần mềm Epidata
và phân tích bằng phầm mềm Stata.
KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bảng 1: Các đặc điểm của mẫu nghiên cứu (n=400)
Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi
30-44 27 6,7
45-59 179 44,8
60 trở lên 194 48,5
Giới
Nam 145 36,3
Nữ 255 63,7
Nghề nghiệp
Nội trợ 146 36,5
Nông dân 116 29,0
Công nhân viên chức 103 25,8
Khác 35 8,7
Học vấn
Mù chữ, cấp 1 204 51,0
Cấp 2 113 28,2
Cấp 3 66 16,5
Trên cấp 3 17 4,3
Tình trạng hôn nhân
Có gia đình 299 74,7
Ly thân/ly dị 8 2,0
Độc thân/góa 92 23,3
Bảo hiểm y tế
Có 366 91,5
Không 34 8,5
Nữ giới chiếm tỷ lệ gấp đôi so với nam giới.
Trên 90% bệnh nhân có độ tuổi ≥ 45 tuổi. Hơn 2/3
bệnh nhân nghiên cứu có nghề nghiệp là nông
dân hoặc nội trợ. Về học vấn, đa số đối tượng có
học vấn mù chữ hoặc cấp 1 với 51%, chỉ có 4,3%
đối tượng có học vấn trên cấp 3. Hơn 90% các đối
tượng nghiên cứu đều có BHYT.
Tuân thủ điều trị
Bảng 2: Mức độ TTĐT của đối tượng nghiên cứu
(n=400)
Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Mức độ TTĐT
Hoàn toàn 336 84,0
Không hoàn toàn 64 16,0
Bỏ hút thuốc lá theo hướng dẫn 97 95,1
Hạn chế rượu 44 86,3
Giảm ăn mặn 395 98,7
Tăng vận động 317 79,2
Uống đủ thuốc hạ áp 391 97,7
Uống thuốc đủ liều 367 91,7
Uống thuốc đúng thời gian 364 91,0
Tái khám đúng hẹn 341 85,2
Tình trạng sau 3 tháng điều trị
Tiếp tục điều trị 397 99,2
Bỏ điều trị 3 0,7
Đạt huyết áp mục tiêu
Đạt 282 70,5
Không 118 29,5
84% bệnh nhân tuân thủ điều trị hoàn toàn,
70% bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu sau 3
tháng điều trị. Trong số những người hút thuốc
lá có hơn 95% bỏ thuốc lá hoặc có giảm hút theo
hướng dẫn. 86% hạn chế uống rượu. Hầu hết
bệnh nhân có giảm ăn mặn và tăng vận động thể
lực (98% và 79%). Gần 98% uống đủ thuốc hạ áp;
92% uống thuốc đủ liều; 91% uống thuốc đúng
thời gian và có 85% bệnh nhân tái khám đúng
hẹn. Sau 3 tháng điều trị có trên 99% bệnh nhân
tiếp tục điều trị.
Đặc điểm sinh học của đối tượng nghiên cứu
trước và sau điều trị
Bảng 3: Đặc điểm chỉ số sinh học của đối tượng
nghiên cứu trước và sau điều trị 3 tháng (n=400)
Đặc điểm
Trước điều trị Sau điều trị
(Trung bình ± độ
lệch chuẩn)
(Trung bình ± độ
lệch chuẩn)
Chiều cao 1,57 ± 0,07 1,57 ± 0,07
Cân nặng 58,1±9,3 59,0±27,7
BMI 23,4±3,1 23,2±3,1
HA tâm thu 140,4±13,7 126,3±10,7
HA tâm trương 85,2±7,9 79,9 ±5,4
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 188
Đặc điểm
Trước điều trị Sau điều trị
(Trung bình ± độ
lệch chuẩn)
(Trung bình ± độ
lệch chuẩn)
Glucose 138,6±59,9 125,3±34,1
Cholesterol 236,2±75,4 229,2±60,6
Triglycerit 204,7±122,4 186,8±93,8
Các chỉ số trung bình về chiều cao, cân nặng,
BMI không thay đổi nhiều sau 3 tháng điều trị.
Các chỉ số về huyết áp, đường huyết, cholesterol
và triglycerit đều giảm so với trước điều trị.
Huyết áp tâm thu (HATT) giảm trung bình
khoảng 14 mmHg so với trước điều trị. Huyết áp
tâm trương (HATTr) giảm trung bình 6 mmHg
so với trước điều trị. Chỉ số đường huyết giảm
trung bình 13 mg/dl, cholesterol giảm trung bình
7 mg/dl và triglycerit giảm trung bình 18 mg/dl
so với trước điều trị.
Sự khác biệt các chỉ số sinh học ở hai nhóm có tuân thủ hoàn toàn và nhóm không tuân thủ
Bảng 4: Kiểm định sự khác biệt các chỉ số sinh học ở hai nhóm có tuân thủ hoàn toàn và nhóm không tuân thủ
(kiểm định T‐test bắt cặp).
Chỉ số Trước điềutrị TB (ĐLC)* Sau điều trị TB (ĐLC) Khác biệt 95% CI p
HATT
(mmHg)
Tuân thủ hòan toàn(n=336) 139,0 (13,2) 125,4 (10,6) 13,6 (12,3 – 15,0) <0,001
Không tuân thủ (n=64) 147,3 (14,5) 131,3 (9,8) 16,1 (12,9 – 19,3) <0,001
HATTr
(mmHg)
Tuân thủ hòan toàn (n=336) 84,5 (7,8) 79,3 (5,1) 5,3 (4,4 – 6,1) <0,001
Không tuân thủ (n=64) 88,6 (7,5) 81,6 (6,2) 7,0 (5,1 – 9,0) <0,001
Glucose (mg/dl)
Tuân thủ hòan toàn (n=336) 141,1 (62) 126,3 (34,2) 14,7 (8,8 – 20,6) <0,001
Không tuân thủ (n=64) 126,7 (47) 119,5 (33) 7,2 (-0.9 – 15,3) 0,08
Cholesterol (mg/dl)
Tuân thủ hòan toàn (n=336) 236,8 (77,4) 228,8 (62,2) 8,0 (0.2 – 15,8) 0,04
Không tuân thủ (n=64) 235,8 (61,2) 231,4 (52,2) 4,4 (-6,8 – 15,5) 0,44
Triglicerit (mg/dl)
Tuân thủ hòna toàn (n=336) 209,6 (129,2) 188,0 (99,7) 21,7 (8,4 – 34,9) 0,001
Không tuân thủ (n=64) 178,9 (72,3) 180,8 (53,5) -1,9 (-17 – 13,3) 0,8
BMI (Kg/m2)
Tuân thủ hòan toàn (n=336) 23,5 (3,1) 23,3 (3,1) 0,2 (0,12 – 0,28) <0,001
Không tuân thủ (n=64) 23,2 (3,1) 23,1 (3,1) 0,08 (-0,13 – 0,3) 0,44
*: Trung bình (độ lệch chuẩn)
Bảng 4 cho thấy nhóm bệnh nhân tuân thủ
hoàn toàn có sự thay đổi các chỉ số sinh học tốt
hơn so với nhóm bệnh nhân không tuân thủ
không hoàn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Nhóm không tuân thủ điều trị hoàn toàn mặc dù
huyết áp sau điều trị giảm so với trước điều trị
(khác biệt có ý nghĩa thống kê) nhưng những sự
thay đổi các chỉ số glucose, cholesterol, triglicerit,
BMI không có ý nghĩa thống kê.
Sự thay đổi HATT và HATTr trước và sau
điều trị
Sau khi điều trị, hơn 80% bệnh nhân có
HATT giảm so với trước điều trị, 15% bệnh nhân
có huyết áp không đổi và 2% bệnh nhân có
huyết áp tăng lên.
Bảng 5: Sự thay đổi huyết áp tâm thu và huyết áp
tâm trương trước điều trị so với sau điều trị
Đặc điểm Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Sự thay đổi HATT trước điều trị so với sau điều trị
Tăng 8 2,0
Không đổi 59 14,7
Giảm 333 83,3
Trung bình sự thay đổi (mean ± sd, min – max):
14,0 ±12,3 (-70 – 60)
Sự thay đổi HATTr trước điều trị so với sau điều trị
Tăng 15 3,7
Không đổi 192 48
Giảm 193 48,3
Trung bình sự thay đổi (mean ± sd, min – max):
5,5 ±8,1 (-20 – 60)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 189
Tỷ lệ bệnh nhân có HATTr giảm và không
thay đổi so với trước điều trị là tương đương
nhau (48% ở mỗi nhóm). Bệnh nhân có HATTr
gia tăng so với trước điều trị gần 4%.
Bảng 6: Sự thay đổi HATT và HATTr trước điều trị
so với sau điều trị
Huyết áp tâm trương Tổng n (%)
Tăng
n (%)
Không đổi
n (%)
Giảm
n (%)
Huyết áp
tâm thu
Tăng 4 (50,0) 4 (50,0) 0 8 (100,0)
Không đổi 4 (6,8) 38 (64,4) 17 (28,8) 59 (100,0)
Giảm 7 (2,1) 150 (45,1) 176 (52,8) 333 (100,0)
Tổng 15 (3,7) 192 (48,0) 193 (48,3) 400 (100,0)
Có 4/400 (1%) bệnh nhân sau điều trị cả HATT
và HATTr đều tăng lên. 38/400 (9,5%) sau điều trị
HATT và HATTr không thay đổi và 176/400 (44%)
sau điều trị HATT và HATTr đều giảm.
BÀN LUẬN
Độ tuổi trung bình của các đối tượng nghiên
cứu khoảng 60 tuổi. Nhóm tuổi từ ≥60 tuổi chiếm
tỷ lệ cao nhất với 48,5%. Kết quả này phù hợp với
báo cáo của khoa khám bệnh TTYT Dương Minh
Châu năm 2013 và một số các công trình nghiên
cứu khác. Bệnh THA ít gặp ở người dưới 30 tuổi,
bệnh tăng rõ lứa tuổi trên 50‐65 tuổi.
Nữ giới chiếm gần gấp đôi nam. Các nghiên
cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Tuấn
Khanh, Phạm Ngọc Khánh, Nguyễn Văn Nành,
Nguyễn Hữu Hậu, Lâm Thanh Vân cũng cho
kết quả tương tự. Phần lớn các nghiên cứu ở
bệnh viện đều cho kết quả tỷ lệ nữ giới cao hơn
nam giới. Điều này phù hợp với đặc điểm chung
về tỷ lệ giới của cả nước. THA là bệnh mạn tính,
do đó nếu tuổi thọ của nữ cao hơn nam, tỷ lệ
THA ở nhóm nữ cao hơn nhóm nam(8). Trước 50
tuổi, nữ có tần suất THA thấp hơn nam. Sau 60
tuổi tần suất THA ở nữ cao hơn nam. Do trước
50 tuổi nữ có nồng độ estrogel và nitride oxyde
cao hơn nam, để giải thích cho tỷ lệ THA thấp ở
nữ giới vào tuổi này. Sau 50 tuổi, nữ có xu
hướng béo phì hơn, dẫn đến tần suất THA và
dày đồng tâm thất trái. Ngoài ra các nghiên cứu
cắt ngang nhận thấy HATT và HATTr tăng đáng
kể ở phụ nữ hậu mãn kinh so với phụ nữ mãn
kinh. Những phụ nữ mãn kinh dễ bị THA gấp 2
lần so với người tiền mãn kinh. Sự THA liên
quan mãn kinh là do nhiều yếu tố như thiếu hụt
estrogel, sản xuất nhiều hormon tuyến yên và
tăng cân(4).
Đa số bệnh nhân có trình độ văn hóa thấp,
mù chữ và cấp 1 chiếm nhiều nhất trong mẫu
nghiên cứu (51%). Đây cũng là đặc điểm xã hội
của huyện vùng nông thôn, trình độ văn hóa của
người dân còn thấp, vì vậy nhân viên y tế cần
chú ý trong việc tư vấn những nội dung giáo
dục sức khỏe về phòng ngừa và điều trị bệnh
THA phù hợp cho từng đối tượng.
Bệnh nhân tham gia BHYT chiếm tỷ lệ hơn
90%. Điều này phù hợp với báo cáo của khoa
Khám bệnh của TTYT Dương Minh Châu, số
liệu về số lượng bệnh nhân có BHYT chiếm
khoảng 90% tổng số người bệnh đến khám.
Tuân thủ điều trị
Về tuân thủ điều trị, 84% bệnh nhân tuân thủ
điều trị hoàn toàn. Kết quả này cao hơn của Ðào
Duy An 48%(3), Trần Hữu Hậu: 23%(10), của
Nguyễn Tuấn Khanh: 41%(6), của Nguyễn Xuân
Thắng: 53%(9). Vẫn còn 26% bệnh nhân tuân thủ
không hoàn toàn, đây là điều mà nhân viên y tế
cần phải tư vấn tích cực hơn cho bệnh nhân về
hậu quả của việc không TTĐT sẽ gây ra các biến
chứng nguy hiểm của bệnh THA.
Người hút thuốc đã thực hành bỏ thuốc lá
theo hướng dẫn đạt tỷ lệ 88%. Đây là dấu hiệu
tích cực của người bệnh vì ngưng hút thuốc lá là
một trong các biện pháp hiệu quả nhất để giảm
các yếu tố nguy cơ tim mạch. Ngưng hút thuốc
lá giảm THA còn giảm cả bệnh động mạch vành
và đột quỵ, góp phần làm tăng tác dụng của
thuốc hạ áp. Kết quả này cao hơn của Trần Hữu
Hậu: 70%, của Nguyễn Tuấn Khanh: 68%, của
Huỳnh Thị Tiền: 41%.
Bệnh nhân uống rượu thực hiện giảm uống
rượu theo hướng dẫn đạt tỷ lệ 86%. Kết quả này
cao hơn của Nguyễn Tuấn Khanh: 79%, của
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 190
Nguyễn Xuân Thắng: 45%, của Huỳnh Thị Tiền:
52%. Kết quả của chúng tôi cao hơn có thể là do
số bệnh nhân uống rượu trong mẫu ít, nên việc
tư vấn, nhắc nhở dễ dàng và đạt hiệu quả hơn.
Giảm ăn mặn: 99% bệnh nhân thực hành
giảm ăn mặn, tỷ lệ này cao do bệnh nhân đã nhận
thức được ăn mặn là yếu tố nguy cơ của THA và
đồng tình với việc giảm ăn mặn khá cao nên bệnh
nhân ý thức ăn lạt để phòng ngừa và điều trị
THA. Tỷ lệ này cao hơn của Nguyễn Văn Nành:
28%, Nguyễn Tuấn Khanh: 47%, Nguyễn Xuân
Thắng: 50%, Huỳnh Thị Tiền: 63%.
Có 98% bệnh nhân uống đủ thuốc hạ áp
được bác sĩ kê đơn tỷ lệ này cao hơn của Nguyễn
Văn Nành: 32%, cùa Bùi Thị Mai Tranh: 28%,
của Huỳnh Thị Tiền: 35%. Và tương đương với
kết quả của Trần Hữu Hậu 94%. Kết quả của
chúng tôi cao đó là do TTYT Dương Minh Châu
đã thành lập phòng khám chuyên khoa cho bệnh
THA và bệnh nhân được làm hồ sơ bệnh án
ngoại trú, theo dõi điều trị và xét nghiệm định
kỳ cho bệnh nhân.
Tái khám đúng hẹn: có 85% bệnh nhân tái
khám theo lịch hẹn, tỷ lệ này cao hơn của
Nguyễn Văn Nành: 32%, Bùi Thị Mai Tranh
34%, Nguyễn Tuấn Khanh: 65%, Nguyễn Xuân
Thắng: 73%, Huỳnh Thị Tiền: 31% và thấp hơn
của Nguyễn Hữu Hậu: 93%.
Khác biệt các chỉ số sinh học ở nhóm có tuân
thủ hoàn toàn và nhóm không tuân thủ
Các chỉ số sinh học được khảo sát để đánh
giá bệnh nhân THA trong quá trình điều trị đó
là: HATT, HATTr, đường huyết, cholesterol,
triglycerit và BMI. Nhóm bệnh nhân tuân thủ
hoàn toàn có sự thay đổi các chỉ số sinh học tốt
hơn so với nhóm bệnh nhân không tuân thủ
hoàn toàn.Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Điều này cho thấy khi bệnh nhân TTĐT hoàn
toàn không chỉ giảm được huyết áp cao ở HATT
và HATTr mà còn giảm chỉ số trên mức bình
thường của các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm
như tăng đường huyết trong máu, tăng
cholesterol và triglycerit, đồng thời giảm được
tình trạng thừa cân. Việc này góp phần kiểm
soát tốt bệnh THA còn tránh được các biến
chứng tim mạch của bệnh THA gây ra.
Sau đợt điều trị từ 3 tháng trở lên, trung bình
HATT giảm 14 mmHg so với trước điều trị, vẫn
còn 2% bệnh nhân sau khi điều trị HATT tăng
lên và 15% không thay đổi so với trướcđiều trị.
Ðây là kết quả mà bác sỹ điều trị cần phải quan
tâm trong việc điều trị cho bệnh nhân THA vì
mục tiêu điều trị THA là phải hạ được con số
HA xuống dưới 140/90 mmHg. Tuy vậy đối với
một số bệnh nhân đã THA lâu năm, các cơ quan
như não, tim, thận, gan đã có sự sắp đặt lại các
phản xạ của các thụ cảm áp lực và lâu nay đã chỉ
quen hoạt động tốt ở chế độ áp suất tưới máu
cao nên không chịu đựng được mức HA thấp
hơn và tình trạng lâu ngày đã quen dễ chịu ở
mức HA cao đó ‐ mức HA đó gọi là tối ưu hoặc
HA thích nghi ‐ tức là mức HA tuy còn cao hơn
140/90 mmHg nhưng khi kéo xuống thấp hơn là
bệnh nhân rất khó chịu, đối với các bệnh nhân
đó mục tiêu điều trị là đưa HA xuống tới mức
HA tối ưu này(6).
Sau điều trị có 8 bệnh nhân (2%) HATT tăng
và 15 bệnh nhân (3,75%) có HTTTr tăng lên.
Điều này cho thấy bác sỹ cần xem lại phát đồ
điều trị và việc sử dụng thuốc nếu bệnh nhân
không đáp ứng với thuốc đang sử dụng thì cần
phải thay đổi nhóm thuốc khác phù hợp hơn, có
hạ được HA cao mới ngăn chặn tổn thương cơ
quan đích và giảm biến cố tim mạch do THA
gây ra.
Có 4/400 (1%) bệnh nhân sau điều trị cả
HATT và HATTr đều tăng lên. 38/400 (9,5%) sau
điều trị HATT và HATTr không thay đổi và
176/400 (44%) sau điều trị HATT và HATTr đều
giảm. Tỷ lệ thành công này không cao do thời
gian điều trị quá ngắn, các hiệu quả của thuốc có
thể cần thời gian lâu hơn mới thấy được. Mặt
khác điều trị THA là công việc lâu dài, tốn nhiều
công sức và tiền bạc. Hơn nữa việc kiểm soát
HA gặp nhiều khó khăn vì còn 16% bệnh nhân
tuân trị không hoàn toàn và 29,5% bệnh nhân
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 191
không đạt HA mục tiêu. Để có thể làm tốt được
công việc điều trị THA này thầy thuốc cần phải
có đầy đủ kiến thức cũng như phải tìm hiểu kỹ
trên từng bệnh nhân để có thể có phương thức
điều trị hiệu quả phù hợp cho từng bệnh nhân
cụ thể (11).
KẾT LUẬN
Bệnh nhân tuân thủ điều trị hoàn toàn và
bệnh nhân đạt HA mục tiêu là khá cao.
44% bệnh nhân sau điều trị có HATT và
HATTr đều giảm.
Khi bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt, không
những kiểm soát được các chỉ số huyết áp mà
còn kiểm soát được một số chỉ số sinh học như
cholesterol, triglycerit, glucose tốt hơn.
KIẾN NGHỊ
Tăng cường công tác tư vấn cho bệnh nhân
trong quá tŕnh khám bệnh để nâng cao kiến thức
về bệnh THA cho bệnh nhân. Chú trọng đến đối
tượng có học vấn thấp và đối tượng không có
thẻ BHYT.
Để đảm bảo sự tuân thủ điều trị cần quan
tâm hơn đến đối tượng không có bảo hiểm y tế,
đối tượng có kiến thức thấp về bệnh cao huyết
áp. Việc kiểm soát tốt huyết áp chỉ được thực
hiện khi bệnh nhân có sự tuân thủ điều trị tốt do
đó cần hướng dẫn bệnh nhân thực hiện nghiêm
túc tuân thủ điều trị.
Những đối tượng có sự tuân thủ điều trị
bệnh THA thấp (không có bảo hiểm y tế, kiến
thức thấp, thái độ chưa phù hợp) thường không
kiểm soát tốt các chỉ số về glucose, cholesterol,
triglicerit và BMI. Do đó các bác sĩ cần chú ý vấn
đề này khi thực hiện các tư vấn cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Châu Ngọc Hoa (2012). Tăng huyết áp. Đại học Y dược TP.
Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản y học. Tr. 89‐90.
2. Châu Ngọc Hoa (2012). Tăng huyết áp: Nguyên nhân sinh
bệnh học và biến chứng. Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh.
Nhà xuất bản y học. Tr. 110‐123.
3. Đào Duy An (2006). Nhận thức cơ bản và cách xử trí ở bệnh
nhân tăng huyết áp. Kỷ yếu Hội khoa học tim mạch toàn quốc
lần thứ XI: 43‐44.
4. Hội tim mạch học Việt Nam (2006). Khuyến cáo về các bệnh
lý tim mạch và chuyển hóa giai đoạn 2006 – 2010. Nhà xuất
bản y học Y học. TP. Hồ Chí Minh. Tr. 100‐134.
5. Nguyễn Huy Dung (2010). Điều trị bệnh tăng huyết áp tiên
phát. Nhà xuất bản y học. TP. Hồ Chí Minh. Tr. 23‐67.
6. Nguyễn Tuấn Khanh (2011). Tỷ lệ tăng huyết áp và kiến thức.
thực hành về phòng ngừa. điều trị tăng huyết áp ở người lớn
tuổi tại thành phố Mỹ Tho năm 2011. Luận văn BSCKII. Đại
học Y dược TP. Hồ Chí Minh. Tr. 77‐89.
7. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2010). Kiến thức. thái độ về sử dụng
thuốc và tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp
đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương.
Luận văn BSCKI. Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh. Tr. 67‐89.
8. Nguyễn Văn Nành (2011). Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ bệnh
nhân tuân thủ điều trị tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa
huyện Phong Điền. thành phố Cần Thơ. Luận văn BSCKI. Đại
học Y dược TP. Hồ Chí Minh. Tr. 87‐89.
9. Nguyễn Xuân Thắng (2010). Kiến thức. thái độ. thực hành về
phòng ngừa và điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Bình Phước. Luận văn BSCKII. Đại học Y
dược TP. Hồ Chí Minh. Tr. 45‐65
10. Trần Hữu Hậu (2011). Tỷ lệ tuân thủ điều trị và các yếu tố
nguy cơ liên quan đến việc tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở
bệnh nhân trên 60 tuổi tại phòng khám ngoại trú bệnh viện đa
khoa Đồng Nai. Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. Tr. 45‐67.
11. Trương Quang Bình (2008). Điều trị tăng huyết áp. Nhà xuất
bản y học. TP. Hồ Chí Minh. Tr. 56‐78.
Ngày nhận bài báo: 24/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/6/2014
Ngày bài báo được đăng: 14/11/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_tuan_thu_dieu_tri_va_su_thay_doi_cac_chi_so_sinh_hoc_s.pdf