Tỷ lệ và các yếu tố liên quan của rối loạn vận mạch và tiết niệu sinh dục ở phụ nữ từ 40-60 tuổi tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

Trong thời gian từ tháng 3/2010 đến 5/2010 chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 780 phụ nữ từ 40-60 tuổi tại thị xã Long Khánh có kết quả sau: - Tỷ lệ các triệu chứng mãn kinh: Tỷ lệ các triệu chứng: bốc hỏa: 53,8%, đổ mồ hôi đêm: 29,8%, mất ngủ: 56,4%, tiểu nhiều lần: 23,4%, tiểu đêm: 32,7%, khô âm đạo: 40,8%, giao hợp đau: 50%, viêm teo âm đạo: 16,4%. - Về các mối liên quan: Các triệu chứng vận mạch, tiết niệu, sinh dục có liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng mãn kinh (p<0,05). Mất ngủ liên quan với tình trạng mãn kinh, thu nhập, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm và tiểu đêm. Khô âm đạo, giao hợp đau và viêm teo âm đạo tăng dần theo tình trạng mãn kinh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

pdf5 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ và các yếu tố liên quan của rối loạn vận mạch và tiết niệu sinh dục ở phụ nữ từ 40-60 tuổi tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 181 TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA RỐI LOẠN VẬN MẠCH VÀ TIẾT NIỆU SINH DỤC Ở PHỤ NỮ TỪ 40-60 TUỔI TẠI THỊ XÃ LONG KHÁNH, TỈNH ĐỒNG NAI Trần Thị Lợi*, Nguyễn Thị Lan Phương** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tuổi thọ càng cao thời kỳ mãn kinh càng kéo dài. Mãn kinh là một hiện tượng tất yếu của quá trình lão hóa. Nó có thể xảy ra một cách êm đềm hay với nhiều rối loạn, gây xáo trộn cuộc sống người phụ nữ với những rối loạn vận mạch, tiết niệu, sinh dục. Về lâu dài là nguy cơ loãng xương, bệnh tim mạch, suy giảm nhận thức và các bệnh lý ung thư. Thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai là một vùng kinh tế nông nghiệp với mức thu nhập và trình độ học vấn của người dân chưa cao, từ trước tới nay chưa chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm xem xét tỷ lệ phụ nữ từ 40-60 tuổi có các rối loạn vận mạch và tiết niệu sinh dục tại thị xã Long Khánh là bao nhiêu và yếu tố nào liên quan đến những rối loạn này? Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang được thưc hiện trong thời gian từ tháng 3/2010 đến tháng 5/2010, có 780 phụ nữ từ 40-60 tuổi được chọn theo phương pháp chọn mẫu cụm xác suất tỷ lệ theo cỡ dân số (PPS). Đối tượng được phỏng vấn theo bảng câu hỏi và được khám phụ khoa. Kết cục là tỷ lệ các triệu chứng vận mạch, tiết niệu, sinh dục và mối liên quan của nó với tình trạng mãn kinh, các yếu tố kinh tế xã hội và lối sống. Nhập số liệu bằng phần mềm EpiData 3.1, phân tích bằng Stata 10.0. Kết quả: Tỷ lệ các triệu chứng: bốc hỏa: 53,8%, đổ mồ hôi đêm: 29,8%, mất ngủ: 56,4%, tiểu nhiều lần: 23,4%, tiểu đêm: 32,7%, khô âm đạo: 40,8%, giao hợp đau: 50%, viêm teo âm đạo: 16,4%. Về các mối liên quan: Các triệu chứng vận mạch, tiết niệu, sinh dục liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng mãn kinh (p<0,05). Mất ngủ liên quan với tình trạng mãn kinh, thu nhập, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm và tiểu đêm. Khô âm đạo, giao hợp đau và viêm teo âm đạo tăng dần theo tình trạng mãn kinh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Tỷ lệ các triệu chứng vận mạch, tiết niệu, sinh dục ở phụ nữ từ 40-60 tuổi tại thị xã Long Khánh khá cao, cần xây dựng chiến lược chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ lứa tuổi này nhằm giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống. Từ khóa: Mãn kinh, rối loạn vận mạch, rối loạn tiết niệu sinh dục ABSTRACT PREVALENCE AND RELATED FACTORS OF VASOMOTOR AND UROGENITAL SYMPTOMS OF WOMEN AGED 40-60 AT LONG KHANH TOWN, DONG NAI PROVINCE Tran T Loi, Nguyen thi Lan Phuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 181 - 185 Background: The higher life expectancy is the longer menopause lasts. Menopause is an inevitable phenomenon of aging. It can occur with much calm or many disorders that disturb women’s life with vasomotor and urogenital disorders. It results in the risk of osteoporosis, cardiovascular disease, and cognitive decline and cancer diseases. Long Khanh Town in Dong Nai province is an agricultural-economical area with low income * Bộ môn Sản, Đại học Y Dược TPHCM, ** Bệnh viện ĐKKV Long Khánh Tác giả liên lạc: PGS.TS. Trần Thị Lợi ĐT: 0913678064 Email: tranthiloi@hotmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 182 and educational level. They have not paid much attention to health care pre-menopausal and menopausal women yet. We conducted this research to know how much the proportion of women aged 40-60 having vasomotor and urogenital disorders in Long Khanh town is and what factors related to these disorders are. Method: Cross-sectional study design in the period from March 2010 to May 2010 for 780 women aged 40- 60 selected by cluster sampling method according to the probability ratio of population size (PPS). Subjects were interviewed by questionnaire and gyneacologically examined. The outcome is the rate of vasomotor and urogenital symptoms, and their relationship with menopausal status, other socioeconomic factors and lifestyle. Analysis was by software EpiData 3.1 and Stata 10.0. Results: The prevalence of symptoms: hot flashes: 53.8%, night sweats: 29.8%, sleep disturbance: 56.4%, urinary frequency: 23.4%, nocturia: 32.7%, vaginal dryness: 40.8%, dyspareunia: 50%, vaginal atrophy: 16.4%. Related factors: There is statistical significant relationship between the vasomotor and urogenital symptoms and menopausal status (p <0.05). Sleep disturbances are associated with menopause status, income, hot flashes, night sweats and nocturia. Vaginal dryness, dyspareunia and vaginal atrophy increases with menopausal status, the difference is statistically significant. Conclusion: The prevalence of vasomotor and urogenital symptoms of women aged 40-60 in Long Khanh town is high, so it is necessary to develop health care strategies for women this age to help them improve their life quality. Keywords: menopause, vasomotor, urogenital disorder. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, do điều kiện sống và việc chăm sóc sức khỏe được cải thiện nên tuổi thọ trung bình của người dân đã tăng. Đến năm 2020, toàn thế giới có khoảng 1.200 triệu phụ nữ trên 50 tuổi(8). Với tuổi mãn kinh tự nhiên là 48-52 tuổi, người phụ nữ phải trải qua một phần ba cuộc đời mình trong tình trạng thiếu hụt estrogen, không thể tránh khỏi những rối loạn tiền mãn kinh, mãn kinh, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống cũng như khả năng làm việc của họ(8). Các triệu chứng vận mạch ảnh hưởng đến 75% phụ nữ tuổi quanh mãn kinh(1). Các triệu chứng ở âm đạo (gồm khô, khó chịu, ngứa và giao hợp đau) được ghi nhận ở khoảng 30% phụ nữ trong suốt giai đoạn đầu sau mãn kinh và lên đến 47% phụ nữ trong giai đoạn muộn hơn. Không như bốc hỏa, các triệu chứng ở âm đạo thường dai dẳng và xấu đi theo tuổi(11). Các rối loạn tiết niệu như tiểu nhiều lần, tiểu đêm cũng thường gặp ở phụ nữ mãn kinh. Chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người cao tuổi là một trong những chiến lược của chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tại Việt Nam hiện nay nghiên cứu về các rối loạn ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh còn chưa nhiều. Thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai là một vùng kinh tế nông nghiệp với mức thu nhập và trình độ học vấn của người dân chưa cao, từ trước tới nay chưa chú trọng nhiều đến việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi mãn kinh. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Tỷ lệ và các yếu tố liên quan của rối loạn vận mạch và tiết niệu sinh dục ở phụ nữ từ 40-60 tuổi tại thị xã Long Khánh” để biết được tình hình các rối loạn tiền mãn kinh, mãn kinh tại thị xã. Từ đó, chúng tôi kết hợp với các ban ngành đoàn thể xây dựng chương trình chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ tại thị xã cũng như ở các vùng lân cận. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong thời gian từ tháng 3/2010 đến 5/2010 chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 780 phụ nữ từ 40-60 tuổi. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Cỡ mẫu Tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ. ( ) ( )21 / 2 2 Z P 1 P n d −α − = Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 183 Trong đó: Z2 (1-α/2) = 1,96 (độ tin cậy 95 %) p = 0,455 vì gần với 0,5 (theo nghiên cứu của Trần Lệ Thủy bốc hỏa chiếm 36,6%, đổ mồ hôi đêm 26,6%, rối loạn giấc ngủ 45,5%, khô âm đạo 88,5%,) d = 0,05 (sai số cho phép) → n = 382 người, Do lấy mẫu cụm nên chúng tôi nhân với hệ số thiết kế là 2, Cỡ mẫu n = 382 x 2 = 764 người Chọn mẫu cụm gồm 2 bước. Bước 1: chọn 30 cụm (khu phố, ấp) bằng kỹ thuật chọn mẫu xác suất tỷ lệ theo cỡ dân số (PPS). Bước 2: chọn ra số người được phỏng vấn trong mỗi cụm theo cách chọn ngẫu nhiên đơn, mỗi cụm sẽ chọn 764/30 ≈ 26 người. Tiêu chuẩn nhận vào Phụ nữ 40-60 tuổi tại thị xã Long Khánh, đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ - Không đồng ý tham gia nghiên cứu. - Tiền căn cắt tử cung và hai phần phụ trước mãn kinh. - Đang dùng nội tiết tố thay thế. - Rối loạn kinh nguyệt từ nhỏ. - Bệnh lý nội, ngoại khoa tiến triển nặng, bệnh tâm thần, câm điếc. Đối tượng được phỏng vấn theo bảng câu hỏi, hỏi các triệu chứng xảy ra trong vòng 1 tháng, khám phụ khoa, xét nghiệm soi nhuộm tươi khí hư. Các số liệu thu thập được mã hoá, nhập và quản lý bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý bằng phần mềm thống kê Stata 10.0. KẾT QUẢ Dân số nghiên cứu bao gồm 89,2% là dân tộc Kinh, còn lại là dân tộc Hoa, Châu Ro, Thái, Tày, Nùng, Khơ Me. Nghề nghiệp đa số là nội trợ (33,5%) và nông dân (30,4%). Trình độ học vấn dưới cấp 2 chiếm nhiều nhất 53,6%. Tỷ lệ phụ nữ sống chung với chồng là 88,7%. Về thu nhập, đủ ăn là 71,3%, thiếu ăn là 25,8%. Về lối sống, tập thể dục đủ chỉ có 6,5%, 72,8% không tập thể dục. Về BMI, 90,4% trong giới hạn bình thường. Tuổi mãn kinh trung bình là 49,0±3,8. Tỷ lệ các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh Bảng 1: Tỷ lệ các triệu chứng Triệu chứng Số người (N=780) Tỷ lệ(%) 95% KTC Rối loạn vận mạch Bốc hỏa 420 53,8 (50,3 - 57,3) Đổ mồ hôi đêm 233 29,8 (26,6 – 33,1) Mất ngủ 440 56,4 (52,9 - 59,9) Rối loạn tiết niệu Tiểu nhiều lần 183 23,4 (20,4 – 26,4) Tiểu đêm 255 32,7 (29,4 – 35,9) Rối loạn sinh dục Khô âm đạo 270 40,8 (37- 44,6) Giao hợp đau 331 50,0 (46,2 – 53,9) Viêm teo âm đạo 128 16,4 (13,8 – 19,0) Bảng 1 cho thấy tỷ lệ các triệu chứng ở 3 nhóm: vận mạch, tiết niệu, sinh dục. Rối loạn vận mạch: mất ngủ có tỷ lệ cao nhất: 56,4%, kế đó là: bốc hỏa: 53,8%, đổ mồ hôi đêm là 29,8%. Tiểu nhiều lần chiếm 23,4%, tiểu đêm là 32,7%. Trong các rối loạn sinh dục thì giao hợp đau chiếm 40,8%, khô âm đạo là 50%, viêm teo âm đạo là 16,4%. Mối liên quan giữa các triệu chứng vận mạch, tiết niệu, sinh dục với tình trạng mãn kinh Bảng 2: Mối liên quan giữa các triệu chứng vận mạch và tình trạng mãn kinh Bốc hỏa (n=420) Đổ mồ hôi đêm (n=233) Rối loạn giấc ngủ (n=440) (Tỷ số chênh OR) TMK 1 1 1 Quanh MK 1,9 (1,3-2,7)* 1,6 (1,1-2,4)* 2,2 (1,5-3,1)* MK <5 năm 2,5 (1,6-3,8)* 2,0 (1,3-3,1)* 2,1 (1,4-3,2)* MK≥ 5 năm 1,0 (0,6-1,6) 1,1 (0,7-2,0) 3,0 (1,8-4,8)* *: p<0,05: có ý nghĩa thống kê Nhận xét: phân tích hồi qui đơn biến cho thấy các triệu chứng vận mạch có liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng mãn kinh. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 184 Bảng 3: Mối liên quan giữa các triệu chứng tiết niệu và tình trạng mãn kinh Tiểu nhiều lần (n=183) Tiểu đêm (n=255) TMK 1 1 Quanh MK 1,5 (1,0-2,4)* 2,0 (1,4-2,9)* MK <5 năm 1,6 (1,0-2,7)* 1,8 (1,1-2,8)* MK≥ 5 năm 2,5 (1,5-4,2)* 2,1 (1,3-3,4)* *: p<0,05: có ý nghĩa thống kê Nhận xét: phân tích hồi qui đơn biến cho thấy các triệu chứng tiết niệu gồm tiểu nhiều lần, tiểu đêm có liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng mãn kinh. Bảng 4: Mối liên quan giữa các triệu chứng sinh dục và tình trạng mãn kinh Khô âm đạo (n=270) Giao hợp đau (n=331) Viêm teo âm đạo (n=128) (Tỷ số chênh OR) TMK 1 1 1 Quanh MK 1,1(0,8-1,7) 1,2 (0,8-1,7) 2,7 (0,9-8,3) MK <5 năm 2,7 (1,7-4,2)* 1,7 (1,0-2,6)* 33 (12-85)* MK≥ 5 năm 3,9 (2,2-6,9)* 2,3 (1,3-4,2)* 108(40-286)* *: p<0,05: có ý nghĩa thống kê Nhận xét: phân tích hồi qui đơn biến các triệu chứng sinh dục có liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng mãn kinh. Mối liên quan giữa các triệu chứng mãn kinh với các yếu tố kinh tế xã hội và lối sống - Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bốc hoả, đổ mồ hôi đêm với các yếu tố kinh tế xã hội và lối sống. - Khi phân tích triệu chứng mất ngủ, nhằm kiểm soát yếu tố gây nhiễu, chúng tôi đưa các yếu tố có ý nghĩa trong phân tích đơn biến bao gồm tình trạng mãn kinh, thu nhập, hút thuốc lá và BMI vào phân tích đa biến. Tuy nhiên tuổi, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, tiểu đêm cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ nên chúng tôi đưa vào phương trình hồi qui đa biến. Bảng 5: Phân tích hồi qui đa biến triệu chứng mất ngủ OR thô OR hiệu chỉnh Tuổi 1,04 (1,01-1,06)* 0,9 (0,9-1,01) Bốc hỏa 2,1 (1,6-2,9)* 1,6 (1,1-2,3)* Đổ mồ hôi đêm 3,1 (2,2-4,3)* 2,6 (1,7-3,7)* Tiểu đêm 4,3 (3,0-6,0)* 3,3 (2,3-4,8)* Tình trạng mãn kinh Tiền mãn kinh 1 1 Quanh mãn kinh 2,2 (1,5-3,1) 1,8 (1,2-2,7)* Mãn kinh <5 năm 2,1 (1,4-3,2) 1,9 (1,08-3,3)* Mãn kinh ≥5 năm 3 (1,8-4,8) 3,7 (1,8-7.6)* Thu nhập Thiếu 1 1 Đủ ăn 0,3 (0,2-0,5) 0,3 (0,2-0,5)* Dư 0,3 (0,1-0,7) 0,4 (0,1-1,2) Hút thuốc lá 3,2 (1,2-7,9) 2,1 (0,7-5,6) BMI<25 1 1 BMI ≥25 0,5 (0,3-0,9) 0,5 (0,3-1,02) *: p<0,05: có ý nghĩa thống kê; Kiểm định mô hình với Hosmer & Lemeshow, χ2(8)=4,36, với p=0,823, R2 =0,165 Nhận xét: Phân tích hồi qui đa biến, chúng tôi thấy triệu chúng mất ngủ liên quan tới tình trạng mãn kinh, thu nhập, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm và tiểu đêm. Không còn thấy liên quan với hút thuốc lá và BMI. Phân tích đa biến viêm teo âm đạo thấy có liên quan với tình trạng mãn kinh và nhóm tuổi. BÀN LUẬN Theo Hội mãn kinh châu Á-Thái Bình Dương, tần suất xuất hiện các triệu chứng mãn kinh khác nhau giữa các vùng, các nước trong khu vực châu Á –Thái Bình Dương và khác với những triệu chứng thường được báo cáo ở các nước phương Tây. Trong một nước hay một khu vực, sự khác biệt trong triệu chứng mãn kinh có thể được tìm thấy giữa nông thôn và thành thị, giữa các nhóm có trình độ học vấn khác nhau và lối sống khác nhau(13). Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ các triệu chứng khá cao khi so sánh với nghiên cứu của các tác giả khác. Bốc hoả chiếm 53,8% cao hơn trong nghiên cứu của Trần Lệ Thuỷ ở thành phố Hồ Chí Minh(16), nghiên cứu ở Singapore(5,3), Thái Lan(14), Trung Quốc(2). Điều này có lẽ do dân số nghiên cứu của Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 185 chúng tôi là ở vùng nông thôn, với trình độ dân trí và thu nhập chưa cao, họ chưa được tư vấn nhiều về rối loạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Do đó có thể họ chịu đựng các triệu chứng khó chịu mà họ đang có chứ ít khi tìm đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị. Mặt khác, dân số nghiên cứu của chúng tôi với mức BMI bình thường là 90,4%, có thể như vậy họ không có nhiều estrogen được chuyển hóa từ mô mỡ nên họ gặp phải các rối loạn nhiều hơn. Về các mối liên quan, chúng tôi thấy các triệu chứng vận mạch, tiết niệu, sinh dục có liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng mãn kinh, điều này tương tự với các tác giả khác(3,10,12,16). Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa bốc hoả, đổ mồ hôi đêm với các yếu tố kinh tế xã hội và lối sống, tương tự trong nghiên cứu của Harvey Chim ở Singapore(5). Người ta thấy rằng phụ nữ với những rối loạn quanh mãn kinh khác thì dễ trải qua những rối loạn về giấc ngủ trong suốt giai đoạn chuyển tiếp(4,6). Phân tích hồi qui đa biến, chúng tôi thấy triệu chúng mất ngủ liên quan tới tình trạng mãn kinh, thu nhập, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm và tiểu đêm, tương tự với nghiên cứu của Jianping Zhang ở Trung Quốc(7). Phân tích đa biến viêm teo âm đạo thấy có liên quan với tình trạng mãn kinh và nhóm tuổi, tương tự nghiên cứu của Lê Văn Hiền và Nguyễn Thị Kim Loan(9,12). KẾT LUẬN Trong thời gian từ tháng 3/2010 đến 5/2010 chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 780 phụ nữ từ 40-60 tuổi tại thị xã Long Khánh có kết quả sau: - Tỷ lệ các triệu chứng mãn kinh: Tỷ lệ các triệu chứng: bốc hỏa: 53,8%, đổ mồ hôi đêm: 29,8%, mất ngủ: 56,4%, tiểu nhiều lần: 23,4%, tiểu đêm: 32,7%, khô âm đạo: 40,8%, giao hợp đau: 50%, viêm teo âm đạo: 16,4%. - Về các mối liên quan: Các triệu chứng vận mạch, tiết niệu, sinh dục có liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng mãn kinh (p<0,05). Mất ngủ liên quan với tình trạng mãn kinh, thu nhập, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm và tiểu đêm. Khô âm đạo, giao hợp đau và viêm teo âm đạo tăng dần theo tình trạng mãn kinh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Berek JS (2007). “Menopause”, Berek & Novak’s gynecology, 14th edition, pp. 1323-1401. 2. Dongzi Y, Haines CJ, Ping P, Qingxue Z, et al. (2008). “Menopausal symptoms in mid-life women in Southern China”, Climacteric, Vol. 11, pp. 329-336. 3. Foo-Hoe L, Lay-Wai K, Seang-Mei S, et al. (2004). “The age of menopause and the menopause transition in a multiracial population: a nation-wide singapore study”, Maturitas 52, pp. 169-180. 4. Grace WP, Mary DS, Ellen WF, et al. (2008).“Predictors of sleep quality in women in the menopausal transition”, Sleep, Vol. 31, No. 7, pp. 991-999. 5. Harvey C, Bee HIT, Chia CA, et al. (2002), “The prevalence of menopausal symptoms in a community in Singapore”, Maturitas 41, pp. 275-282. 6. Howard M K, Xinhua Z, Joyce TB, Ellen BG, Martica HH, et al. (2008). “Sleep disturbance during the menopausal transition in a Multi-ethinic community sample of women”,Sleep, Vol. 31, No. 7, pp. 979-990 7. Jianping Z, Fen L, Yongjie L, et al.(2007). “Subjective sleep quality in perimenopausal women and its related factors”, Journal of Nanjing Medical University, Vol. 21, No. 2, pp. 116- 119. 8. John S (2003). The management of the menopause, Parthenon Pulishing Inc, New York, the 3rd edition, chapter 4. 9. Lê Văn Hiền (2008), Tần suất viêm âm đạo và các yếu tố liên quan của phụ nữ quanh tuổi mãn kinh tại thành phố Hồ Chí Minh, luận văn chuẩn hóa cao học. 10. Nancy EA, Sarah B, Alicia C (2005), “A universal menopausal syndrome?”, The American Journal of Medicine, Vol 118(12B), pp. 37s-46s. 11. Nguyễn Hoàng Tuấn (2007). “ Xử trí các triệu chứng mãn kinh”, Thời sự y học, số 14, tr.23-28. 12. Nguyễn Thị Kim Loan (2003). Rối loạn niệu dục của phụ nữ mãn kinh huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, luận văn thạc sĩ y học. 13. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2008). “Đồng thuận của hội mãn kinh châu Á-Thái Bình Dương về mãn kinh”, Hội nghị thường niên hội nội tiết sinh sản và vô sinh lần IV, HOSREM, phần III, tr. 5-16. 14. Peeyananjarassri K, Cheewadhanaraks S, Hubbard M, et al. (2006), “Menopausal symtomps in a hospital-based sample of women in Southern Thailand”, Climacteric, vol 9, pp. 23-29. 15. The McGraw-Hill Companies, Inc (2007), “Menopause & Postmenopause”, Current Diagnosis & Treatment Obstetrics & Gynecology, chapter 59. 16. Trần Thị Lợi, Trần Lệ Thủy (2004), “Tuổi mãn kinh và mối liên quan với các yếu tố kinh tế xã hội”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, Chuyên đề ngoại sản, tập 8 , tr.100-105. 17. Williams‘ Gynecology (2008), “ Menopausal transition”, chapter 21

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_va_cac_yeu_to_lien_quan_cua_roi_loan_van_mach_va_tiet.pdf
Tài liệu liên quan