Tỷ lệ và mức độ trầm trọng của tình trạng mòn ngót răng ở một nhóm người Việt Nam trưởng thành
KẾT LUẬN
Ghi nhận tình trạng mòn ngót răng do acid ở
69% cá thể trong nhóm khảo sát cho thấy đây là
một tình trạng khá phổ biến trong mẫu khảo sát .
Không có sự khác biệt giữa nam và nữ về tỷ lệ
cũng như mức độ mòn ngót.
Mòn ngót gặp ở đủ các mặt răng: mặt nhai,
mặt má, mặt lưỡi. Vị trí hay gặp mòn ngót nhất
là mặt nhai răng cối lớn, kế đến là mặt ngoài
răng cửa hàm trên. Vị trí ghi nhận tổn thương
nặng nhất (BEWE 3) thường ở mặt nhai răng cối
lớn thứ 1. Đa số các tổn thương mòn ngót ở răng
cửa đều ở mức độ nhẹ (BEWE 1).
Các kết quả bước đầu cho mòn ngót răng
không phải là tình trạng hiếm gặp ở mẫu nghiên
cứu, có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ răng
miệng. Đây chỉ là một nghiên cứu khảo sát bước
đầu, cần có các nghiên cứu tiếp tục trên trên
nhiều phương diện trong lãnh vực này. Đồng
thời hy vọng các số liệu ban đầu này sẽ tạo được
sự quan tâm của giới chuyên môn, hướng tới
duy trì và gia tăng sức khoẻ răng miệng cho
cộng đồng.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 72 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ và mức độ trầm trọng của tình trạng mòn ngót răng ở một nhóm người Việt Nam trưởng thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 176
TỶ LỆ VÀ MỨC ĐỘ TRẦM TRỌNG CỦA TÌNH TRẠNG MÒN NGÓT RĂNG
Ở MỘT NHÓM NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH
Trần Thu Thuỷ*, Trần Đức Thành*, Nguyễn Thị Thanh Hà*
TÓM TẮT
Mở đầu: Răng bị mòn ngót do acid (dental erosion) là một tình trạng mất chất mô răng không do sâu liên
quan đến nhiều yếu tố trong đó đáng kể là lối sống. Tình trạng này hiện đang được nghiên cứu rộng rãi ở các
nước đã phát triển. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, lối sống của người Việt nam cũng đang dần thay đổi
với việc các loại nước giải khát và thực phẩm chế biến sẵn có tiềm năng gây mòn ngót răng ngày càng phổ biến
trên thị trường. Tuy nhiên cho đến nay dường như vấn đề này vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của
giới chuyên môn, cả về mặt lâm sàng cũng như phương diện sức khoẻ cộng đồng. Chưa có số liệu báo cáo chính
thức nào về tình trạng mòn ngót răng. Liệu đây có phải là vấn đề sức khoẻ răng miệng cộng đồng thực sự đáng
quan tâm?
Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện để bước đầu khảo sát tỷ lệ mòn răng và mức độ trầm trọng của do acid ở
một nhóm người Việt Nam trưởng thành.
Đối tượng và Phương pháp: Sinh viên được khám đánh giá tình trạng mòn ngót răng do acid bằng chỉ số
Basic erosive Wear Examination (BEWE). 301 sinh viên năm thứ 1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh,
tuổi trung bình 29 (23-43), tham gia nghiên cứu.
Kết quả: Kết quả cho thấy 31,9% không có dấu hiệu của mòn ngót răng và 68,1% bị mòn ngót răng. Về mức
độ, trong số sinh viên bị mòn ngót răng hơn một nửa (57,8% ở mức độ nhẹ (BEWE 1), 28,5 % ở mức độ trung
bình (BEWE 2) và có 15,7% ở mức độ năng (BEWE 3). Đa số các ghi nhận mòn ngót răng trên các răng cửa ở
mức độ nhẹ (83,5% ở hàm trên, 65,7% hàm dưới). Đối với răng sau, thường gặp nhất là răng số 6. Không có sự
khác biệt cả về tỷ lệ và mức độ trầm trọng giữa nam và nữ.
Kết luận: Các kết quả bước đầu cho mòn ngót răng không phải là tình trạng hiếm gặp ở mẫu nghiên cứu, có
nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ răng miệng, là một tình trạng cần được quan tâm đúng mức cả về mặt thực hành
lâm sàng lẫn sức khoẻ cộng đồng.
Từ khoá: Mòn ngót răng.
ABSTRACT
PREVALENCE AND SEVERITY OF DENTAL EROSION AMONG A GROUP OF VIETNAMESE
ADULTS
Tran Thu Thuy, Tran Duc Thanh, Nguyen Thi Thanh Ha
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 176 - 180
Background: Dental erosion is a multifactorial condition involved lifestyle and the subject of extensive
research in developed countries. Vietnamese lifestyle has been changing with the increase of soft drinks and acidic
foods available in the market. However this condition still is of no interest to both clinical dental practice and
dental public health. Is this really a concerned condition in Vietnamese?
Objectives: This is the first study on erosive dental wear to assess the prevalence and the severity of a group
of Vietnamese adults.
* Bộ môn NKCC - Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS Trần Thu Thủy ĐT: 0913115959 Email: tranthuthuyrhm@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 177
Methods: First-year students of the Ho Chi Minh University of Medicine and Pharmacy were invited to
participate. Students were interviewed about their dietary habits and knowledge of dental erosion. Three examiner
recorded caries and periodontal status and one examiner recorded dental erosion using the Basic erosive Wear
Examination (BEWE).
Results: 107 male and 194 female participated in both the interview and dental examination. The student’s
mean age was 29 (23-43). Of the 301 individuals examined, 31.9% showed no signs of erosion and 68.1%
presented dental erosion. Regarding severity, mild erosion (BEWE scores 1) was observed in more than a half of
students (57.8%) while BEWE score 2 and BEWE score 3 (severe erosion) was 28.5% and 15.7% respectively.
Most of erosions observed on anteriors were score 1 (83.5% upper and 65.7% lower anteriors). In posteriors the
first molars were the most often affected. There was no significant different in both prevalence and severity
between gender.
Conclusion: The results suggested that erosive dental wear is a concerned condition for Vietnamese clinical
dental practice and dental public health.
Key words: Dental erosion.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tuổi thọ con người càng tăng thì nhu cầu và
thách thức để duy trì hàm răng khỏe mạnh và
chức năng càng tăng. Trước đây khi nói đến duy
trì sức khỏe răng miệng người ta thường chỉ chú
ý đến việc đối phó với bệnh sâu răng, một bệnh
nằm trong số những bệnh phổ biến nhất ở loài
người. Các loại tổn thương mất chất mô răng
khác không do sâu răng trong đó có mòn ngót
răng do acid (dental erosion) ít được hay thậm
chí là không được quan tâm đến. Răng bị mòn
ngót do acid là một tình trạng mất chất mô răng
liên quan đến nhiều yếu tố trong đó đáng kể là
lối sống. Cùng với việc giảm tỷ lệ và mức độ
trầm trọng của sâu răng ở các nước công nghiệp
hóa thì mòn ngót răng do acid trở thành thách
thức mới cho giới chuyên môn. Nhận thức về tác
động của mòn ngót răng đến sức khỏe răng
miệng đã thay đổi. Năm 1995 ấn bản đặc biệt
“Etiology, mechanisms and implications of
dental erosions” của tạp chí European Juornal of
Oral Science được xuất bản. Kể từ đó mòn ngót
răng đã nhận được sự quan tâm thích đáng ở các
nước đã phát triển, trong cả lãnh vực nghiên cứu
rộng lẫn ứng dụng lâm sàng. Số lượng bài báo
công bố tăng đáng kể, từ 5 bài/năm trong thập
niên 1970 đến 10 bài/năm ở những năm 1980 và
hiện này là trên 50 bài công bố/nămtừ các lãnh
vực dịch tễ học, lâm sàng, đến các vật liệu và sản
phẩm chăm sóc sức khoẻ(5).
Sự gia tăng đáng kể mòn ngót răng được cho
là có liên quan nhiều đến sự thay đổi lối sống(5).
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, lối sống
của người Việt nam cũng đang dần thay đổi với
việc các loại nước giải khát và thực phẩm chế
biến sẵn có tiềm năng gây mòn ngót răng ngày
càng phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên cho
đến nay dường như vấn đề này vẫn chưa nhận
được sự quan tâm đúng mức của giới chuyên
môn, cả về mặt lâm sàng cũng như phương diện
sức khoẻ cộng đồng. Chưa có số liệu báo cáo
chính thức nào về tình trạng mòn ngót răng.
Liệu đây có phải là vấn đề sức khoẻ răng miệng
cộng đồng thực sự đáng quan tâm? Nghiên cứu
thực hiện để bước đầu khảo sát tỷ lệ mòn răng
do acid và mô tả mức độ trầm trọng của mòn
ngót răng do acid ở một nhóm người Việt Nam
trưởng thành.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên
sinh viên Đại học Y Dược Tp.HCM. Đề cương
nghiên cứu đã được Hội đồng Y đức của Đại
Học Y Dược Tp.HCM thông qua. Sinh viên liên
thông năm thứ nhất (năm học 2013-1014) được
mời tham gia nghiên cứu. Người đồng ý tham
gia nghiên cứu được khám đánh giá tình trạng
sức khỏe răng miệng (WHO, 1997) và tình trạng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 178
mòn ngót răng do acid (dental erosion). Nhóm
khám gồm 3 giảng viên bộ môn Nha khoa công
cộng và đã được tập huấn. Thông tin một số yếu
tố liên quan đến mòn ngót răng (sức khoẻ chung
và sức khoẻ răng miệng, thói quen chăm sóc
răng miệng, thói quen ăn uống, nguồn thông tin
hướng dẫn cách ăn uống lành mạnh, hoạt động
thể thao) được thu thập qua bảng câu hỏi phỏng
vấn. Phạm vi báo cáo này chỉ trình bày tình trạng
mòn ngót răng trong mẫu khảo sát.
Khám lâm sàng được thực hiện trên ghế nha
khoa dưới ánh sáng đèn, có lau khô khi cần thiết.
Tình trạng mòn ngót răng được đánh giá bằng
chỉ số Basic Erosive Wear Examination (BEWE)(1).
Chỉ số BEWE gồm bốn mức độ từ 0 tới 3: 0-
Không có mòn răng, 1- Bắt đầu mất kết cấu bề
mặt men, 2- Tổn thương dễ dàng nhận thấy và
liên quan dưới 50% diện tích bề mặt, 3- Mô cứng
mất trên 50% diện tích bề mặt. BEWE 2 và BEWE
3 thường tổn thương mòn ngót đã vào tới mô
ngà răng. Các trường hợp có dấu chứng mòn
ngót đều được chụp hình ghi nhận.
Xử lý số liệu: Số liệu thu thập được nhập
bằng phần mềm Epi Data 3.1 và xử lý thống kê
với phần mềm SPSS 17.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Mẫu nghiên cứu gồm 301 sinh viên năm thứ
nhất hệ liên thông, 194 nữ và 107 nam. Tuổi
trung bình của mẫu nghiên cứu là 29 (biên độ từ
23-43 tuổi). Đây là khảo sát đầu tiên về tình trạng
mòn ngót răng do acid trên người trưởng thành
ở Việt nam, vì thế đối tượng nghiên cứu được
chọn là nhóm sinh viên hệ liên thông ít nhất đã
tốt nghiệp một hệ đào tạo đại học và có thể đã đi
làm một vài năm. Mẫu này có độ tuổi tương đối
tương đương với nhóm người trưởng thành hơn
là nhóm sinh viên năm nhất thường quy mới
trúng tuyển với độ tuổi trẻ từ 17-20.
Về tỷ lệ, có 30,9% đối tượng không có dấu
hiệu mòn ngót răng và 69,1% có biểu hiện mòn
ngót răng. Mulic báo cáo tỷ lệ mòn ngót là 54% ở
sinh viên Đại học Oslo tuổi từ 18-35(7). Tỷ lệ mòn
ngót răng của sinh viên Malaysia là 68%(6), khá
tương đồng với sinh viên ĐHYD Tp.HCM. Số
liệu về tỷ lệ bị mòn ngót răng trên thế giới dao
động với biên độ khá rộng, theo báo cáo tổng
hợp của Jaeggi và Lussi tỷ lệ này là từ 4-100% ở
người trưởng thành (18-88 tuổi)(4). Việc so sánh
tỷ lệ giữa các nghiên cứu khác nhau trên thế giới
cho đến nay không được thuận lợi lắm do không
đồng nhất về chỉ số đánh giá hoặc tuổi của mẫu
nghiên cứu. Tuy vậy, với hai phần ba đối tượng
có dấu hiệu của mòn ngót răng cho thấy mòn
ngót răng khá phổ biến ở mẫu nghiên cứu trên
sinh viên Đại học Y Dược Tp.HCM.
Biểu đồ 1: Mức độ trầm trọng của tình trạng mòn
ngót răng
Biểu đồ 1 mô tả tỷ lệ mòn ngót răng trong
mẫu sinh viên theo mức độ của tổn thương. Về
mức độ, trong số sinh viên bị mòn ngót răng hơn
một nửa (57,8%) ở mức độ nhẹ (BEWE 1), 28,5 %
ở mức độ trung bình (BEWE 2) và có 15,7% ở
mức độ nặng (BEWE 3). Các số liệu này khá
tương đồng với báo cáo về tình trạng mòn ngót
răng của sinh viên Đại học Oslo (18-35 tuổi) với
54% có ít nhất 1 răng bị mòn ngót, 24% sang
thương trong phạm vi men răng và 30% sang
thương đã tiến triển vào ngà răng(7).
Hình 1 trình bày hình ảnh lâm sàng các mức
độ mòn ngót ghi nhận trên mẫu nghiên cứu.
Mức độ nặng (BEWE 3) hầu hết xảy ra ở mặt
nhai răng cối lớn. Mức độ nhẹ thường gặp ở
nhóm răng cửa (83,7% răng cửa hàm trên và
65,7% răng cửa hàm dưới). Mòn ngót răng do
acid diễn tiến âm thầm, ở giai đoạn khởi đầu hầu
như không có triệu chứng. Những thay đổi bề
mặt răng gia đoạn đầu thường (bề mặt răng mất
lớp kết cấu bề mặt, răng có hình ảnh sáng lóng
lánh như lụa) dễ bị bỏ qua. Vì vậy vai trò của bác
sĩ răng hàm mặt rất quan trọng để nhận diện
những dấu hiệu ban đầu, chẩn đoán, theo dõi và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 179
xử lý để ngăn ngừa sự mất chất mô răng tiến
triển tiếp tục.
Hình 1: Hình ảnh lâm sàng mòn ngót răng (từ trái
sang phải): Bắt đầu mất cấu trúc bề mặt, men răng
bóng láng như lụa (BEWE1); Mòn ngót mất chất
dưới 50% diện tích bề mặt (BEWE2); Mòn ngót tiến
triển sâu tới lớp ngà răng trên 50% diện tích mặt
nhai (BEWE3)
Phân bố theo vị trí, mòn ngót răng ghi
nhận được ở trên tất cả các mặt răng, thường gặp
ở mặt nhai và mặt má của răng cối hàm trên và
hàm dưới, mặt má răng cửa hàm trên. Trong
nghiên cứu chỉ ghi nhận 3 trường hợp mòn ngót
mặt khẩu cái răng cửa trên và đều ở mức độ
BEWE 1. Mòn ngót răng thường gặp nhất là ở
mặt nhai răng cối lớn, đặc biệt là răng cối lớn thứ
1, đặc điểm phân bố vị trí tương tự như các ghi
nhận trong y văn(2,3,8). Vị trí thường gặp tiếp theo
là mặt ngoài răng cửa hàm trên. Các trường hợp
BEWE 3 đều ở mặt nhai răng cối lớn. Nhìn
chung ghi nhận về phân bố vị trí mòn ngót và độ
trầm trọng trong nghiên cứu này tương tự các
ghi nhận trong y văn(4).
So sánh giữa nam và nữ, không thấy sự
khác biệt theo giới ở cả tỷ lệ và mức độ trầm
trọng của mòn ngót răng (Bảng 1). Theo tổng
hợp của Jaeegi và Lussi từ các số liệu có được tỷ
lệ mòn ngót răng ở nam hơi cao hơn nữ(4).
Bảng 1: Tỷ lệ và mức độ mòn răng theo giới
BEWE Nam Nữ
n % n %
0 34 31,8 59 30,4
1 28 26,2 47 24,2
2 29 27,1 57 29,4
3 16 14,9 31 15,9
KẾT LUẬN
Ghi nhận tình trạng mòn ngót răng do acid ở
69% cá thể trong nhóm khảo sát cho thấy đây là
một tình trạng khá phổ biến trong mẫu khảo sát .
Không có sự khác biệt giữa nam và nữ về tỷ lệ
cũng như mức độ mòn ngót.
Mòn ngót gặp ở đủ các mặt răng: mặt nhai,
mặt má, mặt lưỡi. Vị trí hay gặp mòn ngót nhất
là mặt nhai răng cối lớn, kế đến là mặt ngoài
răng cửa hàm trên. Vị trí ghi nhận tổn thương
nặng nhất (BEWE 3) thường ở mặt nhai răng cối
lớn thứ 1. Đa số các tổn thương mòn ngót ở răng
cửa đều ở mức độ nhẹ (BEWE 1).
Các kết quả bước đầu cho mòn ngót răng
không phải là tình trạng hiếm gặp ở mẫu nghiên
cứu, có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ răng
miệng. Đây chỉ là một nghiên cứu khảo sát bước
đầu, cần có các nghiên cứu tiếp tục trên trên
nhiều phương diện trong lãnh vực này. Đồng
thời hy vọng các số liệu ban đầu này sẽ tạo được
sự quan tâm của giới chuyên môn, hướng tới
duy trì và gia tăng sức khoẻ răng miệng cho
cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bardlett D, Ganss C, Lussi A (2008). Basic erosive wear
examination (BEWE): a new scoring system for scientific and
clinical needs. Clin Oral Invest, 12(Suppl 1):S65–S68.
2. El Aidi H, Bronkhorst EM, Truin GJ (2008). A longitudinal study
of tooth erosion in adolescents. J Dent Res, 7: 731-735.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 180
3. Ganss C, Klimek J, Giese K (2001). Dental erosion in children
and adolescents-a cross-sectional and longitudinal investigation
using study models. Community Dent Oral Epidemiol; 29: 264-271.
4. Jaeggi T, Lussi A (2014). Prevalence, incidence and distribution
of erosion. In: Lussi A. Erosive Tooth Wear, Monogr Oral Sci., vol
25, 55-73. Karger, Basel.
5. Lussi A (2014). Erosive Tooth Wear – A Multifactorial Condition
of Growing Concern and Increasing Knowledge. In: Lussi A,
Erosive Tooth Wear, Monogr Oral Sci. vol 25, 1–8. Karger, Basel .
6. Manaf ZA et al (2012). Relationship between food habits and
tooth erosion occurrence in Malaysian University students.
Malays J Med Sci. 2012, Apr 19(2):56-66.
7. Mulic A (2012). On dental erosive wear among different groups
in Norway. Doctoral thesis, 10-13. The Faculty of Dentistry,
University of Oslo, Norway.
8. Rodriguez JM, Austin RS, Bartlett DW (2012). In vivo
measurements of tooth wear over 12 months. Caries Res; 46: 9-15.
Ngày nhận bài báo: 14/02/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/02/2015
Người phản biện: TS Ngô Đồng Khanh
Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_va_muc_do_tram_trong_cua_tinh_trang_mon_ngot_rang_o_mo.pdf