Tỷ lệ viêm gan siêu vi b và hiệu giá kháng thể anti-Hbs ở trẻ 1- 6 tuổi đã được tiêm chủng vắc xin viêm gan b

Nghiên cứu của Faustini A tại Lazio-Italia 533 trẻ sinh năm 1991-1992 (trẻ mới sinh) tiêm 3 mũi VC HBV và 659 trẻ sinh năm 1979-1981 (trẻ lớn) tiêm 3 mũi VC HBV. Kết quả sau 5 năm còn 92,9% ở trẻ nhỏ và 94,1% ở trẻ lớn đạt mức kháng thể bảo vệ ≥ 10mIU/ml(3). Hồ Vĩnh Thắng (2008) nghiên cứu 765 trẻ 5 tuổi và 8 tuổi (Kiên Giang), anti-HBs≥ 10mIU/ml ở nhóm 5 tuổi là 28,8% và nhóm 8 tuổi là 23,3%, chung cho cả 2 nhóm là 25,8%(5). Bảng 5, đáp ứng sinh kháng thể theo các mức độ giữa tiêm VC HBV đủ liều và không đủ liều, giữa tiêm VC HBV đúng lịch và không đúng lịch và giữa tiêm VC HBV trong CTTCMR và VC HBV tự túc có khác nhau, sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê, p=0,001. Tóm lại sau khi tiêm VC HBV sự đáp ứng kháng thể anti-HBs thường chỉ đạt khoảng 90% (nghiên cứu này đạt khoảng 68,09%). Vì vậy nếu gia đình có đủ điều kiện và muốn tiêm nhắc lại mũi thứ 4 là điều có thể khuyến cáo cho những trẻ không đáp ứng hoặc đáp ứng thấp.

pdf4 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ viêm gan siêu vi b và hiệu giá kháng thể anti-Hbs ở trẻ 1- 6 tuổi đã được tiêm chủng vắc xin viêm gan b, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 20 TỶ LỆ VIÊM GAN SIÊU VI B VÀ HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ ANTI-HBs Ở TRẺ 1- 6 TUỔI ĐÃ ĐƯỢC TIÊM CHỦNG VẮC XIN VIÊM GAN B Huỳnh Minh Hoàn*, Hà Văn Thiệu** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ viêm gan siêu vi B (HBV) và hiệu giá kháng thể anti-HBs trên trẻ 1-6 tuổi đã được tiêm chủng vắc xin viêm gan B. Ðối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang 586 trẻ em từ 1-6 tuổi được tiêm vaccin viêm gan B. Xét nghiệm HBsAg, anti-HBs, anti-HBc và anti-HCV Kết quả: Kết quả cho thấy rằng: Có 6 trường hợp HBsAg(+) chiếm 1,02%, 5 anti-HCV (+) chiếm 0,85%. anti-HBc (+) là 4,10%. Tỷ lệ anti-HBs (+) chiếm 68,09% (nam 54,39% và nữ 45,61%; p<0,05). Tiêm chủng vaccin viêm gan B đủ liều, đúng lịch và trong chương trình tiêm chủng mở rộng, anti-HBs đạt mức bảo vệ tốt hơn khi tiêm không đủ liều, không đúng lịch và tiêm những nơi khác, p<0,001. Kết luận: Tất cả các trẻ sơ sinh tiêm liều đầu tiên vaccin viêm gan B càng sớm càng tốt sau khi sinh, tốt nhất trong vòng 24 giờ và với ba liều tiêm chủng viêm gan B tỷ lệ nhiễm viêm gan B sẽ làm giảm đáng kể trong tương lai. Từ khóa: Viêm gan siêu vi B. ABSTRACT THE RATE OF HEPATITIS B AND ANTI-HBs TITER IN CHILDREN 1-6 YEAR OLDS AFTER HEPATITIS B VACCINATION Huynh Minh Hoan, Ha Van Thieu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 20 - 23 Objective: To determine the rate of hepatitis B and the titre of anti-HBs after hepatitis B vaccination in children 1-6 year olds. Methods: This is a survey of 586 well-children aged 1 to 6 years old in Nursery schools in Dong Nai province who have received hepatitis B vaccine. Tests of HBsAg, anti-HBs, anti-HBc and anti-HCV were carried out in Pasteur Institute of HCM city. Results: There were six cases of HBsAg-positive (1.02%), 5 anti-HCV-positive (0.85%), 5 anti-HBc-positive (4.10%).The rate of anti-HBs-positive(≥10mIU/ml) was 68.09% (54.39% male vs 45.61% female, p <0.05). There were significantly differences about anti-HBs titer at protection level between children with full-dose hepatitis B vaccine and whom without full-dose hepatitis B or between correctly national schedule group and incorrectly national schedule group (p <0.001). Conclusions: newborns should receive the first dose of hepatitis B vaccine as soon as possible after birth, preferably within 24 hours and with three doses of hepatitis B vaccine the rate of infection with hepatitis B will probably reduce significantly in the future. Keywords: Hepatitis B virus. * Sở Y tế Đồng Nai ** BV Nhi đồng Đồng Nai Tác giả liên lạc: ThS. Hà Văn Thiệu ĐT: 0914.123404 Email: thsthieu@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 21 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh viêm gan virus B (HBV) là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới trong đó có Việt Nam. Theo số liệu TCYTTG công bố, hiện nay có khoảng 360-400 triệu người mang HBV và Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ nhiễm HBV rất cao. Khoảng 5-10% đối tượng không tạo ra đáp ứng miễn dịch sau tiêm chủng vaccin viêm gan B (VC HBV)(7,1,2). Hiệu quả đáp ứng miễn dịch giữa các đối tượng, tuổi, giới, cân nặnghiệu lực bảo vệ của vaccin, thời gian tồn lưu kháng thể sau khi tiêm chủng là khác nhau. Xuất phát từ tình hình này chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tình hình nhiễm virus viêm gan B và hiệu giá kháng thể anti-HBs 1-6 tuổi sau tiêm chủng vaccin viêm gan B” Mục tiêu nghiên cứu 1. Xác định tỉ lệ nhiễm viêm gan siêu vi B. 2. Xác định hiệu giá kháng thể anti-HBs. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Tiến hành theo thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Đối tượng Trẻ em ≤ 6 tuổi, toàn bộ trẻ này sẽ được đưa vào mẫu. Tiến hành chọn mẫu theo phương pháp lấy mẫu cụm, thời gian 10/2008- 4/2010. Cỡ mẫu n = Z e P q 2 2 . . Tỷ lệ tham khảo xác định cỡ mẫu Xác định tỷ lệ Z P E n Tỷ lệ viêm gan B tại Huế năm 2005. 1,96 0,15 0,05 196 Tỷ lệ tiêm chủng không đủ liều VC VGB của tỉnh Đồng Nai năm 2007. 1,96 0,24 0,05 280 Tỷ lệ tiêm chủng không đúng lịch tại Tây Nguyên năm 2005. 1,96 0,19 0,05 236 Do chọn mẫu theo cụm (đơn vị chọn mẫu: trường Mầm Non tại phường/xã) nên cỡ mẫu sẽ được điều chỉnh để hạn chế tác động do thiết kế bằng cách nhân với design effect=2; Khi đó cỡ mẫu sẽ là 280 x 2= 560. Thực tế chúng tôi đã tiến hành 586 đối tượng, đồng thời tiến hành xét nghiệm anti-HCV cho 586 đối tượng. * Xác định tỷ lệ tiêm chủng được xác minh bởi việc kiểm tra thẻ tiêm chủng (tiêm đủ liều: 3 mũi, đúng lịch chương trình tiêm chủng mở rộng: CTTCMR (0-2-4 tháng), tiểu sử lấy từ cha mẹ hoặc những người thân(9). * Chúng tôi chia 4 mức đánh giá Anti-HBs. - Mức 1. Anti-HBs < 10 mIU/ml (không đáp ứng); Mức 2. 10 mIU/ml ≤ Anti-HBs < 100 mIU/ml (đáp ứng thấp); Mức 3. 100 mIU/ml ≤ Anti-HBs < 1000 mIU/ml (đáp ứng trung bình); Mức 4. Anti-HBs ≥ 1000 mIU/ml (đáp ứng cao). Xét nghiệm Xét nghiệm HBsAg, anti-HBs, anti-HBc và anti-HCV tại Viện PASTEUR thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Y tế). Xử lí số liệu Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 8. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1: Tỷ lệ HBsAg(+) Kết quả HBV, HCV Số lượng Tỷ lệ % HBsAg (+) 6 1,02 Anti-HCV (+) 5 0,85 Bảng 2: Tần số các dấu ấn huyết thanh học HBV TT HBsAg Anti-HBc Anti-HBs Sô lượng Tỷ lệ% 1 + + - 6 1,02 2 - + - 3 0,51 3 - + + 15 2,56 4 - - + 384 65,53 5 - - - 178 30,38 Tổng cộng 586 100 Bảng 3: Tỷ lệ HBsAg(+) theo thời gian tiêm mũi 1 HBsAg Tiêm mũi 1 ≤ 24 giờ Tiêm mũi 1≤ 7 ngày Tiêm mũi 1 >7 ngày TC P 282 256 33 Âm (99,30%) (99,22%) (94,29%) 571 2 2 2 Dương (0,70%) (0,78%) (5,71%) 6 Tổng cộng 284 258 35 0,019 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 22 Bảng 4: Nồng độ kháng thể anti-HBs sau tiêm VC HBV Anti-HBs (mIU/ml) Nam Nữ Tổng cộng P 83 104 187 Mức <10 (Âm tính) (44,39%) (55,61%) (31,01%) 217 182 399 Mức ≥10 (Dương tính) (54,39%) (45,61%) (68,09%) Tổng cộng 300 286 586 0,024 - GMT cho nhóm anti-HBs(+) là 209mIU/ml. Bảng 5: Mối liên quan kháng thể anti-HBs và VC HBV Vaccin (VC) Mức 1 <10mIU/m l 10≤ mức 2 <100 100≤ mức 3<1000 Mức 4 ≥1000 P Tiêm VC Đủ liều 133 172 172 59 0,000 Không đủ liều 54 14 5 0 Tiêm VC Đúng lịch 21 65 85 38 0,000 Không đúng lịch 166 121 121 21 Tiêm VC - CTTCMR- 179 181 181 181 VC tự túc 8 5 4 1 0,000 BÀN LUẬN Tỷ lệ nhiễm HBV, HCV Bảng 1, tỷ lệ HBsAg(+) sau khi tiêm chủng VC HBV là 1,02%. Quốc gia Fiji (khu vực Tây- Thái Bình Dương) trước khi tiêm VC HBV có 11% mang HbsAg (+) vào năm 1980, năm 1997 độ tuổi 9-24 tháng sau khi tiêm VC HBV tỷ lệ này 0,7%, những đối tượng không được tiêm VC HBV tỷ lệ này 9-12 tuổi (6,9%). Mục tiêu của TCYTTG cho vùng Tây-Thái Bình Dương giảm tỷ lệ HbsAg (+) <2% đối với trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2012(10). Qua 7 năm triển khai VC HBV (2003 - 2009) vào CTTCMR trên bình diện quốc gia, Việt Nam là vùng dịch tể lưu hành HBV cao. Kết quả nghiên cứu này tỷ lệ nhiễm HBV là 1,02% thấp hơn so với tỷ lệ chưa tiêm VC HBV là 19,5%(6). Tỷ lệ trẻ nhiễm HCV: anti-HCV (+) là 0,85%. Cũng giống như nghiên cứu của chúng tôi, David Hipgrave và cộng sự ghi nhận tại tỉnh Thanh Hóa 1563 mẫu máu được xét nghiệm anti-HCV chỉ có 6 đối tượng chiếm tỷ lệ 0,38%, một tỷ lệ rất thấp nhiễm HCV trong cộng đồng người khỏe mạnh, đặc biệt không có đối tượng nào là trẻ em(4). Cũng trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận không có trường hợp nào đồng nhiễm HBV và HCV. Bảng 2, sự có mặt của HBsAg (+) trong huyết thanh biểu lộ một nhiễm HBV hoạt động có thể cấp hoặc mạn. Trong nghiên cứu chúng tôi tỷ lệ 1,02% mang dấu ấn HBsAg (+), anti-HBc (+), anti-HBs (-) cần theo dõi. HBsAg (-), Anti-HBc (+) và Anti-HBs (-) là 3 trường hợp chiếm 0,51%. Số đối tượng có HBsAg (-), anti-HBc (+) và anti- HBs (+) là 15 chiếm 2,56%. 15 trường hợp này phản ánh số trẻ nhiễm HBV có đáp ứng miễn dịch với HBV chiếm 2,56%. Số trẻ có HBsAg (-), anti-HBc (-) và anti-HBs (+) là 384 trường hợp, chiếm 65,53%. Đây là tỷ lệ của trẻ có đáp ứng kháng thể anti-HBs sau tiêm chủng. Số trẻ HBsAg (-), anti-HBc (-) và anti-HBs (-) là 178 chiếm 30,38%. 178 trường hợp này chưa từng tiếp xúc với HBV, con số này chiếm gần 1/3 trong tổng số mẫu nghiên cứu. Bảng 3, Tiêm VC HBV mũi 1/24 giờ đầu sau sinh 49,22%, ≤ 7 ngày sau sinh 44,71%, > 7 ngày sau sinh 6,07%. HBsAg (+) ở nhóm tiêm mũi 1> 7 ngày là 5,71% cao hơn HBsAg (+) nhóm tiêm VC mũi 1 ≤ 7 ngày là 0,78% và nhóm tiêm VC ≤ 24 giờ đầu sau sinh là 0,70%; p=0,019. Tỷ lệ trẻ tiêm VC HBV mũi 1 trong 24 giờ đầu sau sinh năm 2005 của quốc gia là 32%(8). Qua kết quả nghiên cứu này có thể nói tỷ lệ HBV mạn tính được lây truyền chủ yếu theo chiều dọc, điều này chứng tỏ một lần nữa công tác theo dõi tình trạng HBV các bà mẹ có thai là vô cùng khẩn trương và cấp bách đang đặt ra cho ngành Y tế nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Nồng độ kháng thể anti-HBs Bảng 4, anti-HBs (+) chiếm 68,09% (nam 54,39% > nữ 45,61%, p=0,024). GMT (kháng thể trung bình nhân) cho nhóm anti-HBs (+) là 209mIU/ml. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 23 Nghiên cứu của Faustini A tại Lazio-Italia 533 trẻ sinh năm 1991-1992 (trẻ mới sinh) tiêm 3 mũi VC HBV và 659 trẻ sinh năm 1979-1981 (trẻ lớn) tiêm 3 mũi VC HBV. Kết quả sau 5 năm còn 92,9% ở trẻ nhỏ và 94,1% ở trẻ lớn đạt mức kháng thể bảo vệ ≥ 10mIU/ml(3). Hồ Vĩnh Thắng (2008) nghiên cứu 765 trẻ 5 tuổi và 8 tuổi (Kiên Giang), anti-HBs≥ 10mIU/ml ở nhóm 5 tuổi là 28,8% và nhóm 8 tuổi là 23,3%, chung cho cả 2 nhóm là 25,8%(5). Bảng 5, đáp ứng sinh kháng thể theo các mức độ giữa tiêm VC HBV đủ liều và không đủ liều, giữa tiêm VC HBV đúng lịch và không đúng lịch và giữa tiêm VC HBV trong CTTCMR và VC HBV tự túc có khác nhau, sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê, p=0,001. Tóm lại sau khi tiêm VC HBV sự đáp ứng kháng thể anti-HBs thường chỉ đạt khoảng 90% (nghiên cứu này đạt khoảng 68,09%). Vì vậy nếu gia đình có đủ điều kiện và muốn tiêm nhắc lại mũi thứ 4 là điều có thể khuyến cáo cho những trẻ không đáp ứng hoặc đáp ứng thấp. KẾT LUẬN 1. Tỷ lệ HBsAg (+) là 1,02%.Tần số các dấu ấn huyết thanh học viêm gan B. Anti-HBc (+) đơn thuần 0,51%. Anti-HBc (+) và anti-HBs (+) 2,56%. Anti-HBs (+) chiếm 65,53%. Am tính với 3 dấu ấn: HBsAg, anti-HBc và anti-HBs 30,38%. Anti-HCV (+) 0,85%, không có trường hợp nào đồng nhiễm virus viêm gan B và C. 2. Tỷ lệ anti-HBs (+) chiếm 68,09%, đáp ứng trẻ nam cao hơn trẻ nữ, p<0,05. GMT cho nhóm anti-HBs (+) là 209mIU/ml. 3. VC HBV tiêm đủ liều, tiêm đúng lịch và VC HBV trong chương trình tiêm chủng mở rộng, anti-HBs đạt mức bảo vệ tốt hơn khi tiêm không đủ liều, không đúng lịch và tiêm những nơi khác, p<0,001. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Andre FE (1990), “Overview of a 5-year clinical experience with a yeast-derived hepatitis B vaccine”, Vaccine 8: suppls: 74–8. 2. Averhoff F, Mahoney F, Coleman P, et al (1998), “Immunogenicity of hepatitis B vaccines: implications for persons at occupational risk of hepatitis B virus infection”, Am J Prev Med 15:1–8. 3. Faustini A, Franco E (2001). “Persistance of anti-HBs 5 years after the introduction of routine infant and adolescent vaccination in Italy”, Elsevier, Vaccine 19: 2812-2818. 4. Hipgrave DB, Nguyen Thu Van (2003), “Hepatitis B infection in rural Vietnam and the implication for a National Program of infant Immunization”, Am.J.Trop. Med.Hyg, 69(3),p.288-294. 5. Hồ Vĩnh Thắng (2008), “Tỷ lệ trẻ 5 và 8 tuổi có đủ kháng thể bảo vệ sau khi đã tiêm 3 mũi vaccin viêm gan B trong chương trình tiêm chủng mở rộng”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Katelaris PH, Robertson G (1995), “ Seroprevalence of hepatitis viruses in children in rural Viet Nam”, Trans R Soc Trop Med Hyg, 89:487. 7. Tổ chức Y tế thế giới (2002), “Tài liệu huấn luyện triển khai tiêm vaccin viêm gan B”, Chương trình tiêm chủng mở rộng. 8. WHO (2002), “Hepatitis B”, CDS/CSR/LYO, 2. 9. WHO (2004), “Global programme for vaccines and immunization-Module 7 Measles”, The immunological basis for immunization series, Geneva, p.2-3. 10. WHO (2007), “Western Pacific Regional plan for hepatitis B control through immunization”, Manila, Philippines.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_viem_gan_sieu_vi_b_va_hieu_gia_khang_the_anti_hbs_o_tr.pdf
Tài liệu liên quan