Ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong môn bóng ném cho nam sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất, trường Đại học Quy Nhơn

Kết luận Thực trạng việc sử dụng các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong môn bóng ném cho nam sinh viên chuyên ngành sư phạm giáo dục thể chất, Trường Đại học Quy Nhơn còn nhiều hạn chế như: Các bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ, các bài tập được sử dụng còn thiếu tính đa dạng và chưa thực sự phong phú; hơn thế nữa, thời gian dành cho huấn luyện sức mạnh tốc độ ít. Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến việc phát triển sức mạnh tốc độ đối với sinh viên.87 Trên cơ sở lý luận về các nguyên tắc lựa chọn bài tập và thực tiễn giảng dạy, chúng tôi đã xác định được 03 bài kiểm tra đánh giá và 20 bài tập bổ trợ như đã trình bày ở trên. Các bài tập này sau khi được đưa vào ứng dụng đã giúp cho sinh viên chuyên ngành GDTC, Trường Đại học Quy Nhơn nâng cao sức mạnh tốc độ, đạt nhiều thành tích học tập trong môn bóng ném. Điều này thể hiện rõ qua các chỉ số, nhịp tăng trưởng (w) trung bình của NTN là 1,683%, còn (w) trung bình NĐC là 0,443%.

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong môn bóng ném cho nam sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất, trường Đại học Quy Nhơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
77 Tập 12, Số 6, 2018 ỨNG DỤNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ TRONG MÔN BÓNG NÉM CHO NAM SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN LÊ MINH TÚ Khoa Giáo dục Thể chất - Quốc phòng, Trường Đại học Quy Nhơn TÓM TẮT Môn bóng ném yêu cầu đòi hỏi cao về sức mạnh tốc độ trong suốt quá trình tập luyện và thi đấu; vì vậy, việc nghiên cứu để lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ là một vấn đề vô cùng quan trọng. Để xác định các bài tập, chúng tôi đã sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phân tích và tổng hợp tài liệu, quan sát và kiểm tra sư phạm; đặc biệt là phương pháp thực nghiệm và kiểm chứng độ tin cậy của các số liệu qua phương pháp toán học thống kê. Công trình nghiên cứu đã lựa chọn được 3 bài kiểm tra đánh giá và 20 bài tập bổ trợ. Áp dụng các bài tập này đã nâng cao sức mạnh tốc độ, thành tích học tập trong môn bóng ném cho người học và nâng cao chất lượng giảng dạy bóng ném cho sinh viên ngành sư phạm Giáo dục thể chất, khoa Giáo dục Thể chất - Quốc phòng, trường Đại học Quy Nhơn. Từ khóa: Bóng ném, sức mạnh tốc độ, bài tập bổ trợ. ABSTRACT Applying Exercises to Enhance Speed Strength in Handball for Male Students of Physical Education at Quy Nhon University Handball requires high speed strength during the stage of training and competition; therefore, the study to choose the speed strength development exercises is a very important issue. To identify exercises, we have mainly used the research methods such as: analysis and synthesis of documents, observation and pedagogical test, especially the empirical method and verification of the reliability of the data based on statistical methods. The study selected 3 evaluation tests and 20 supplementary exercises. Applying these exercises is expected to contribute to the improvement of the students’ speed strength, the achievements in handball and the enhancement of the quality of handball teaching for pedagogical students of Department of Physical Education and National Defense of Quy Nhon University. Keywords: Handball, speed strength, supplementary exercises. 1. Đặt vấn đề Bóng ném là một trong những môn thể thao ngày càng được chú trọng và phát triển mạnh mẽ không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Để đào tạo được vận động viên bóng ném hay sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất (GDTC) học môn bóng ném đạt được trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu của huấn luyện viên, giáo viên đề ra, ngoài các yếu tố như kỹ thuật, tâm lý, *Email: leminhtudhqngmail.com Ngày nhận bài: 21/6/2018; Ngày nhận đăng: 20/8/2018 Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 12, Số 6, 2018, Tr. 77-87 78 thể lực... thì tố chất sức mạnh tốc độ là một trong những tố chất thể lực quan trọng để nâng cao thành tích học tập và thi đấu. Với sinh viên khi đã kết hợp được sức mạnh tốc độ cộng với kỹ - chiến thuật hoàn hảo, trạng thái tâm lý tốt thì người học sẽ thực hiện được hầu hết mọi yêu cầu của giáo viên đề ra và thành tích sẽ cải thiện một cách đáng kể [3]. Qua khảo sát thực tiễn cho thấy, sinh viên chuyên ngành GDTC, trường Đại học Quy Nhơn từ trước tới nay thường có kết quả thi thực hành môn bóng ném kém nhất ở phần sức mạnh tốc độ. Điều đó đặt ra vấn đề, làm thế nào để nâng cao sức mạnh tốc độ trong môn học bóng ném của sinh viên chuyên ngành GDTC. Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: tổng hợp và phân tích, phỏng vấn, tọa đàm,... đưa ra được các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ chuyên môn bóng ném cho nam sinh viên ngành Giáo dục thể chất, trường Đại học Quy Nhơn. 2. Nội dung nghiên cứu và bàn luận 2.1. Thực trạng việc sử dụng các bài tập nhằm nâng cao sức mạnh tốc độ trong môn bóng ném cho nam sinh viên ngành giáo dục thể chất, trường Đại học Quy Nhơn Phần lớn giáo viên của bộ môn sử dụng các bài tập sau để huấn luyện sức mạnh tốc độ cho sinh viên với tỷ lệ sử dụng 50% số lần trở lên, bao gồm 7 bài tập sau: Chạy biến tốc (30 m - 60 m), dẫn bóng tốc độ 30m, Dẫn bóng ziczắc 200 m, Bài tập di chuyển chuyền bắt bóng 2 và 3 người ném cầu môn, Bật nhảy ném bóng vào gôn qua tay chắn, Chuyền bóng hai người ở cự ly trung bình, Ném bóng xa có đà. Các bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ (35%). Các bài tập được sử dụng còn thiếu tính đa dạng và chưa thực sự phong phú trong quá trình sử dụng; hơn thế nữa, thời gian dành cho huấn luyện sức mạnh tốc độ ít (6% trong phần tập luyện thể lực), bài tập sử dụng lại không đa dạng. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sức mạnh tốc độ của nam sinh viên chuyên ngành GDTC, kém phát triển. 2.2. Lựa chọn, áp dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong môn bóng ném cho nam sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất, trường Đại học Quy Nhơn Căn cứ vào các nguyên tắc giảng dạy kỹ thuật trong môn bóng ném, dựa vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 18 - 22 và dựa vào cơ sở vật chất trang thiết bị giảng dạy, bước đầu xác định các nguyên tắc lựa chọn các bài tập như sau: [1], [2], [5] Nguyên tắc 1: Các bài tập phải đảm bảo với chương trình giảng dạy theo quy định, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người tập, phù hợp với điều kiện giảng dạy tại trường. Nguyên tắc 2: Các bài tập phải có tính khả thi, nội dung và hình thức phải phù hợp, nâng cao sức mạnh tốc độ trong môn bóng ném. Nguyên tắc 3: Các bài tập có tính đa dạng, tạo hứng thú tập luyện cho người tập, tiếp cận xu thế giảng dạy hiện đại. Trên cơ sở lý luận và qua thực tế việc sử dụng các bài tập bổ trợ, chúng tôi tập hợp 40 bài tập bổ trợ nhằm nâng cao sức mạnh tốc độ cho sinh viên và tiến hành 02 lần phỏng vấn (cách nhau 15 ngày) các đối tượng: giảng viên, huấn luyện viên, chuyên gia. Kết quả thu được thông qua bảng 1 [3], [4]. Lê Minh Tú 79 Tập 12, Số 6, 2018 Bảng 1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong môn bóng ném cho nam sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất (n = 20) Bài tập Phỏng vấn lần 1 Phỏng vấn lần 2 Đồng ý Không đồng ý Đồng ý Không đồng ý n % n % n % n % Nhóm 1: Bài tập phát triển sức mạnh tốc độ không có bóng Bài tập 1 12 60 8 40 13 65 7 35 Bài tập 2 19 95 1 5 18 90 2 10 Bài tập 3 13 65 7 35 12 60 8 40 Bài tập 4 18 90 2 10 17 85 3 15 Bài tập 5 10 50 10 50 11 55 9 45 Bài tập 6 9 45 11 55 10 50 10 10 Bài tập 7 11 55 9 45 10 50 10 10 Bài tập 8 20 100 0 0 19 95 1 5 Bài tập 9 17 85 3 15 18 90 2 10 Bài tập 10 18 90 2 10 16 80 4 20 Bài tập 11 16 80 4 20 18 90 2 10 Bài tập 12 12 60 8 40 11 55 9 45 Bài tập 13 15 75 5 25 16 80 4 20 Bài tập 14 11 55 9 45 11 55 9 45 Bài tập 15 18 90 2 10 19 95 1 5 Bài tập 16 12 60 8 40 11 55 9 45 Bài tập 17 20 100 0 0 19 95 1 5 Nhóm 2: Bài tập phát triển sức mạnh tốc độ có bóng Bài tập 18 12 60 8 40 11 55 9 45 Bài tập 19 18 90 2 10 19 95 1 5 Bài tập 20 19 95 1 5 20 100 0 0 Bài tập 21 12 60 8 40 11 55 9 45 Bài tập 22 18 90 2 10 19 95 1 5 Bài tập 23 11 55 9 45 11 55 9 45 Bài tập 24 18 90 2 10 19 95 1 5 Bài tập 25 19 95 1 5 18 90 2 45 Bài tập 26 11 55 9 45 11 55 9 45 80 Lê Minh Tú Bài tập 27 20 100 0 0 20 100 0 0 Bài tập 28 18 90 2 45 18 90 2 10 Bài tập 29 11 55 9 45 12 60 8 40 Bài tập 30 11 55 9 45 11 55 9 45 Nhóm 3: Bài tập trò chơi - thi đấu phát triển sức mạnh tốc độ Bài tập 31 10 50 10 50 11 55 9 45 Bài tập 32 11 55 9 45 12 60 8 40 Bài tập 33 10 50 10 50 11 55 9 45 Bài tập 34 20 100 0 0 19 95 1 5 Bài tập 35 18 90 2 10 19 95 1 5 Bài tập 36 19 95 1 5 20 100 0 0 Bài tập 37 11 55 9 45 12 60 8 40 Bài tập 38 12 60 8 40 11 55 9 45 Bài tập 39 19 95 1 5 19 95 1 5 Bài tập 40 11 55 9 45 12 60 8 40 Qua bảng 1 kết quả thu được cho thấy, 40 bài tập chúng tôi đưa ra được đa số giảng viên đánh giá ở mức độ đồng ý. Trong đó có 20 bài tập được đánh giá mức độ đồng ý với tỉ lệ 70% trở lên, đủ độ tin cậy để chúng tôi đưa vào thực nghiệm, đó là: * Nhóm bài tập không có bóng: (có 9 bài tập) Bài tập 1: Tạ tay, Bài tập 2: Gánh tạ 20 kg đứng lên ngồi xuống, Bài tập 3: Bật nhảy trên hố cát, Bài tập 4: Kéo tay xà đơn, Bài tập 5: Bật cóc, Bài tập 6: Nằm sấp chống đẩy, Bài tập 7: Bật xa tại chỗ, Bài tập 8: Bật bục đổi chân, Bài tập 9: Chạy tốc độ (30 m - 60 m). * Nhóm bài tập phát triển sức mạnh tốc độ có bóng: (có 7 bài tập) Bài tập 10: Ném bóng xa có đà, Bài tập 11: Ném bóng xa không có đà, Bài tập 12: Dẫn bóng tốc độ 30m, Bài tập 13: Ba bước đà nhảy lao ném bóng cầu môn, Bài tập 14: Ba bước đà nhảy cao ném bóng cầu môn, Bài tập 15: Phản công nhanh 1: 0, Bài tập 16: Phản công nhanh 2 : 1 * Nhóm bài tập trò chơi - thi đấu: (có 4 bài tập) Bài tập 17: Dẫn bóng tiếp sức, Bài tập 18: Thi đấu 3 x 3 nửa sân, Bài tập 19: Thi đấu 4 x 4 nữa sân, Bài tập 20: Thi đấu 5 x 5 nửa sân. 3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong môn bóng ném cho nam sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất, trường Đại học Quy Nhơn 3.3.1. Tổ chức ứng dụng Quá trình thực nghiệm sư phạm là quá trình tiến hành kiểm nghiệm sự tác động ảnh hưởng, hiệu ứng của các bài tập đến sự phát triển sức mạnh tốc độ của các cơ quan, bộ phận tham gia vào các hoạt động kỹ - chiến thuật chuyên môn. Bởi vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài đã lựa chọn ra được 20 bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên chuyên ngành GDTC, trường 81 Tập 12, Số 6, 2018 Đại học Quy Nhơn. Đề tài tiến hành kiểm nghiệm tính hiệu quả đích thực của các bài tập đã lựa chọn theo phương pháp thực nghiệm so sánh song song. Thời gian thực nghiệm từ tháng 10/2017 đến tháng 12/2017. Gồm 12 giáo án (mỗi giáo án 100 phút, phần khởi động và phần kết thúc chiếm 25 phút. Phần cơ bản chiếm 75 phút) tại học kỳ 3 tương đương 24 giờ của sinh viên năm thứ 3. Địa điểm thực nghiệm: trường Đại học Quy Nhơn. Đối tượng thực nghiệm là 38 nam sinh viên chuyên ngành GDTC năm thứ 3 trường Đại học Quy Nhơn. 3.3.2. Phân nhóm và xây dựng tiến trình thực nghiệm [3] Việc phân nhóm thực nghiệm của công trình nghiên cứu được phân chia một cách ngẫu nhiên theo trình độ chuyên môn về sức mạnh tốc độ thành 2 nhóm: nhóm thực nghiệm (NTN) 19 sinh viên và nhóm đối chứng (NĐC) 19 sinh viên. Sau khi lựa chọn 20 bài tập, để đảm bảo quá trình áp dụng có hiệu quả, trước khi bước vào thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành xây dựng tiến trình, và yêu cầu thực hiện lượng vận động áp dụng 20 bài tập đã được lựa chọn, để thực nghiệm trong 12 giáo án (12 tuần) giảng dạy được trình bày ở bảng 2 và bảng 3. Bảng 2. Tiến trình thực nghiệm (áp dụng cho NTN) TT Tháng Tên bài tập Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Nằm sấp chống đẩy x x 2 Bật cóc x x 4 Bật xa tại chỗ x x x 5 Chạy tốc độ (30 m - 60 m) x x x x 6 Gánh tạ 20 kg đứng lên ngồi xuống x x x x 7 Tạ tay x x 8 Kéo tay xà đơn x x x 9 Bật nhảy trên hố cát x x x 10 Ném bóng xa không có đà x x x x 11 Ném bóng xa có đà x x x x 12 Dẫn bóng tốc độ 30m x x x x x 13 Ba bước bật nhảy lao ném bóng x x x x 14 Ba bước bật nhảy cao ném bóng x x x x x 82 Lê Minh Tú 15 Phản công nhanh 1 : 0 x x x x 16 Phản công nhanh 2 : 1 x x x x 17 Dẫn bóng tiếp sức x x x 18 Thi đấu 3 x 3 nửa sân x x x 19 Thi đấu 4 x 4 nửa sân x x 20 Thi đấu 5 x 5 nửa sân x x Kiểm tra Bảng 3. Yêu cầu thực hiện lượng vận động đối với các bài tập đối với NTN Bài tập Khối lượng Cường độ so với sức tối đa (%)Lặp lại Quãng nghỉ giữa mỗi tổ (phút) Tổng thời gian cho mỗi bài tập (phút) Bài tập 1 2 - 3 tổ 1 - 2 6 - 8 90 - 95 Bài tập 2 2 - 3 tổ 2 - 3 6 - 8 80 - 85 Bài tập 3 2 - 3 tổ 1 - 2 4 - 6 85 - 90 Bài tập 4 2 - 3 tổ 1 - 2 3 - 5 85 - 90 Bài tập 5 2 - 3 tổ 1 - 2 4 - 6 85 - 90 Bài tập 6 3 - 4 tổ 1 - 2 5 - 7 85 - 90 Bài tập 7 3 - 4 tổ 1 - 2 5 - 7 85 - 90 Bài tập 8 3 - 4 tổ 1 - 2 5 - 7 85 - 90 Bài tập 9 3 - 4 tổ 2 - 3 6 - 8 80 - 85 Bài tập 10 4 - 6 tổ 1 - 2 6 - 8 85 - 90 Bài tập 11 4 - 6 tổ 1 - 2 6 - 8 85 - 90 Bài tập 12 3 - 4 tổ 2 - 3 6 - 8 80 - 85 Bài tập 13 4 - 6 tổ 1 - 2 6 - 8 85 - 90 Bài tập 14 4 - 6 tổ 1 - 2 6 - 8 85 - 90 Bài tập 15 3 - 4 tổ 1 - 2 5 - 7 90 - 95 Bài tập 16 3 - 4 tổ 1 - 2 5 - 7 90 - 95 Bài tập 17 3 - 4 tổ 2 - 3 6 - 8 80 - 85 Bài tập 18 2 - 3 tổ 2 - 3 7 - 10 90 - 95 Bài tập 19 2 - 3 tổ 2 - 3 10 - 15 90 - 95 Bài tập 20 2 - 3 tổ 2 - 3 10 - 15 90 - 95 83 Tập 12, Số 6, 2018 3.3.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập đã lựa chọn [4] Chúng tôi lựa chọn, kiểm nghiệm tính thông báo và độ tin cậy của các bài kiểm tra, từ đó đưa ra 3 bài kiểm tra để đánh giá thực trạng lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong môn bóng ném cho sinh viên chuyên ngành GDTC, trường Đại học Quy Nhơn. Các bài kiểm tra được lựa chọn đó là: Bài kiểm tra 1. Dẫn bóng tốc độ 30 m (s); Bài kiểm tra 2. Bật xa tại chỗ (cm); Bài kiểm tra 3. Ném bóng xa không đà (m). Để xác định độ tin cậy của 3 bài kiểm tra tìm được thông qua phỏng vấn, đề tài tiến hành tìm hệ số tin cậy bằng phương pháp bài kiểm tra lặp lại cách nhau 3 ngày ở 38 nam sinh viên chuyên ngành GDTC. Tuần tự lập bài kiểm tra, điều kiện kiểm tra và quãng nghỉ giữa hai lần lập bài kiểm tra và các cách thức tiến hành đều đảm bảo như nhau giữa các đối tượng thực nghiệm. Thể hiện qua các tham số: trị số trung bình lần 1 (x 1 ), trị số trung bình lần 1 (x 2 ), độ lệch chuẩn lần 1 (δ1), độ lệch chuẩn lần 1 (δ2), xác suất thống kê (P), hệ số tương quan (r) được trình bày ở bảng 4. Bảng 4. Độ tin cậy của các bài kiểm tra đánh giá sức mạnh tốc độ của nam sinh viên chuyên ngành (GDTC), trường Đại học Quy Nhơn (n = 38) TT Nội dung Test Lần 1 Lần 2 r P x 1 ± δ1 x2 ± δ2 1 Bật xa tại chỗ (cm) 262,18 ± 15,05 263,95 ± 13,26 0,9604 < 0,05 2 Ném bóng tại chỗ (m) 28,25 ± 2,86 28,57 ± 2,88 0,9902 < 0,05 3 Dẫn bóng tốc độ tối đa 30m (s) 4,55 ± 0,20 4,59 ± 0,17 0,8898 < 0,05 Bảng 4 cho thấy, độ tin cậy của các bài kiểm tra đều có mối tương quan chặt giữa kết quả lập bài kiểm tra được thể hiện ở hệ số tương quan r > 0,6 và xác suất P < 0,05. Điều này có nghĩa công trình nghiên đã xác định được 3 bài kiểm tra trên đủ khả năng đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên chuyên ngành GDTC, trường Đại học Quy Nhơn. Đánh giá sức mạnh tốc độ của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm được thể hiện ở bảng 5 [4] Bảng 5. Kết quả kiểm tra sức mạnh tốc độ của NTN và NĐC trước thực nghiệm (n A = nB = 19) TT Nội dung kiểm tra Nhóm (%) t tính t 05 P 1 Bật xa tại chỗ (cm) NĐC (A) 264,21 ± 12,94 4,90 0,1207 2,042 > 0,05 NTN (B) 263,68 ± 13,93 5,28 2 Ném bóng xa tại chỗ (m) NĐC (A) 28,47 ± 2,70 9,48 0,1948 > 0,05 NTN (B) 28,66 ± 3,11 10,87 3 Dẫn bóng tốc độ tối đa 30m (s) NĐC (A) 4,57 ± 0,15 3,35 0,8022 > 0,05 NTN (B) 4,61 ± 0,19 4,02 VCx1 ± δ 84 Lê Minh Tú Bảng 5 cho thấy: kết quả so sánh giá trị trung bình của 2 nhóm TN và nhóm ĐC thông qua chỉ số student t để đánh giá sự khác biệt về sức mạnh tốc độ của NTN và NĐC, chứng tỏ sự khác biệt giữa NTN và NĐC là không có ý nghĩa, vì t tính < t bảng và P > 0,05. Như vậy điều đó chứng tỏ rằng trình độ sức mạnh tốc độ giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đối đồng đều trước thực nghiệm. So sánh kết quả kiểm tra của NTN và NĐC trước và sau thực nghiệm [4] Khi so sánh bằng phương pháp tự đối chiếu đề tài sử dụng 3 bài kiểm tra đánh giá sức mạnh tốc độ sau thời gian 3 tháng thực nghiệm của NTN và NĐC. Kết quả được thể hiện qua các tham số trị số trung bình (x), độ lệch chuẩn (δ), nhịp tăng trưởng (W%), hệ số biến thiên VC (%), chỉ số Student (t), xác suất thống kê (P) trình bày ở bảng 6. Bảng 6. So sánh kết quả kiểm tra của NTN và NĐC trước và sau thực nghiệm (n A = n B = 19) Nội dung kiểm tra Nhóm Thời gian thực nghiệm x ± δ (%) W% t tính P Bật xa tại chỗ (cm) NTN TTN 263,68 ± 13,93 5,28 1,35 12,242 < 0,001 STN 278,37 ± 13,68 4,91 NĐC TTN 264,21 ± 12,94 4,90 0,24 2,413 < 0,05 STN 266,74 ± 15,68 5,88 Ném bóng xa tại chỗ (m) NTN TTN 28,66 ± 3,11 10,87 2,26 28,208 < 0,001 STN 31,37 ± 2,96 9,44 NĐC TTN 28,47 ± 2,70 9,48 0,73 15,372 < 0,001 STN 29,32 ± 2,69 9,19 Dẫn bóng tốc độ tối đa 30m (s) NTN TTN 4,61 ± 0,19 4,02 1,44 10,722 < 0,001 STN 4,35 ± 0,23 5,20 NĐC TTN 4,57 ± 0,15 3,35 0,36 7,653 < 0,001 STN 4,50 ± 0,15 3,34 Kết quả ở bảng 6, chứng tỏ sức mạnh tốc của NTN và NĐC đều có sự phát triển đáng kể, có ý nghĩa ở cả 3 tiêu chí vì: t tính > t 001 và ở xác suất P < 0,001; chỉ riêng bìa kiểm tra Bật xa tại chỗ (cm) của NĐC có t tính > t 05. Kết quả tăng trưởng của mỗi tiêu chí là tương đối đồng đều thể hiện ở C v < 10%. Sự tăng trưởng thành tích của NTN và NĐC ở 3 bài kiểm tra được thể hiện ở biểu đồ 1. VC 85 Tập 12, Số 6, 2018 Biểu đồ 1. Mức tăng trưởng sau 3 tháng thực nghiệm của NĐC và NTN Qua biểu đồ 1, ta thấy sau 3 tháng thực nghiệm, nhịp tăng trưởng ở các chỉ số của NTN đều cao hơn các chỉ số của NĐC. Mức tăng trưởng trung bình sau thực nghiệm của NTN là 1,683%, còn của NĐC là 0,443%. Ở bài kiểm tra 1 bật xa tại chỗ (cm), nhịp tăng trưởng của NTN là 1,35%, trong khi đó NĐC ít hơn (0,73%); bài kiểm tra 2 ném bóng xa tại chỗ (m), nhịp tăng trưởng của NTN là 2,26%, NĐC ít hơn (1,44%). Tương tự, ở bài kiểm tra 3 dẫn bóng tốc độ tối đa 30m (s), nhịp tăng trưởng của NTN là 1,44%, NĐC ít hơn (0,36%). So sánh kết quả kiểm tra của NTN và NĐC sau thực nghiệm [4] Để có thể thấy rõ sự khác biệt về hiệu quả của 2 cách lựa chọn và sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên chuyên ngành GDTC, công trình nghiên cứu thu được kết quả sau 3 tháng thực nghiệm bằng cách so sánh kết quả kiểm tra của NTN và NĐC được thể hiện qua các tham số: trị số trung bình (x), độ lệch chuẩn (δ), hệ số biến thiên VC (%), chỉ số Student (t), T bảng (t 05 ) xác suất thống kê (P), trình bày ở bảng 7. Bảng 7. So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của NTN và NĐC (n A = nB = 19) TT Nội dung kiểm tra Nhóm x ± δ (%) ttính t05 P 1 Bật xa tại chỗ (cm) NĐC (A) 266,74 ± 15,68 5,88 2,4368 2,042 < 0,05 NTN (B) 278,37 ± 13,68 4,91 2 Ném bóng xa tại chỗ (m) NĐC (A) 29,32 ± 2,69 9,19 2,2348 < 0,05 NTN (B) 31,37 ± 2,96 9,44 3 Dẫn bóng tốc độ tối đa 30 m (s) NĐC (A) 4,50 ± 0,15 3,34 2,3980 < 0,05 NTN (B) 4,35 ± 0,23 5,20 Bảng 7 cho ta thấy các chỉ số trên đều có t tính > t 05 ở ngưỡng xác suất P < 0,05. Nói một cách khác, các bài tập mà công trình nghiên cứu đã lựa chọn được ứng dụng trong quá trình giảng dạy và tập luyện sức mạnh tốc độ cho NTN đã tỏ rõ hiệu quả trong quá trình nâng cao tố chất sức mạnh tốc độ cho nhóm nghiên cứu. VC 86 Lê Minh Tú So sánh thành tích học tập (điểm thực hành) môn bóng ném sau khi thi kết thúc học kỳ của nam sinh viên giữa NTN với nam sinh viên các khóa trước [4] Sau khi kết thúc 3 tháng thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra thi kết thúc học kỳ đối với NTN và NĐC đúng theo chương trình đào tạo của trường Đại học Quy Nhơn. Để thấy rõ sự khác biệt về kết quả học tập thực hành môn bóng ném của nam sinh viên khóa 37 sau khi thực nghiệm, đề tài lấy kết quả thi thực hành của NTN so sánh với kết quả thi thực hành môn bóng ném của sinh viên nam các khóa trước (khóa 35, khóa 36) thể hiện qua các tham số sau: trị số trung bình (x), độ lệch chuẩn (δ), hệ số biến thiên CV (%), chỉ số Student (t), xác suất thống kê (P), được trình bày ở bảng 8. Bảng 8. So sánh điểm thực hành môn bóng ném sau khi thi kết thúc học kỳ của nam sinh viên giữa NTN với nam sinh viên các khóa trước ( K. 35, K. 36) TT Đối tượng x ± δ CV (%) ttính (NTN – K36) ttính (NTN – K35) P 1 NTN (n = 19) 7,95 ± 0,14 1,76 5,621 6,348 < 0,0012 K. 36 (n = 46) 7,17 ± 0,27 3,77 3 K. 35 (n = 78) 7,11 ± 0,53 7,45 Qua bảng 8 cho thấy, điểm trung bình môn thực hành kiểm tra sức mạnh tốc độ của NTN (7,95 điểm) cao hơn điểm trung bình môn thực hành kiểm tra sức mạnh tốc độ của khóa 36 trước (7,17 điểm) ở ngưỡng xác suất 0,001 và NTN (có điểm trung bình 7,95 điểm) cao hơn điểm trung bình môn thực hành kiểm tra sức mạnh tốc độ của khóa 35 trước (7,11 điểm) ở ngưỡng xác suất 0,001. Sự tiến bộ về thành tích học tập môn thực hành của khóa 37 (nhóm đang thực nghiệm) đều có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0,001. Như vậy, các bài tập được lựa chọn đã chứng minh được tính ưu việt một cách rõ nét. Công trình nghiên cứu đã lựa chọn được 20 bài tập, xác định được 3 bài kiểm tra sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên chuyên ngành GDTC, Trường Đại học Quy Nhơn và xây dựng chương trình tập luyện phù hợp. Trước thực nghiệm, thành tích kiểm tra NTN và NĐC đều như nhau. Sau thực nghiệm, thành tích của NTN cao hơn thành tích của NĐC. Hơn thế nữa, nhịp tăng trưởng của NTN cao hơn nhịp tăng trưởng của NĐC. Đặc biệt, khi so sánh điểm thực hành đánh giá sức mạnh tốc độ giữa NTN với các khóa trước, điểm trung bình của NTN cao hơn các khóa trước, sự phát triển sức mạnh tốc độ của NTN đều có ý nghĩa thống kê về mặt toán học. Điều này đã chứng minh được tính ưu việt của các bài tập được lựa chọn. 4. Kết luận Thực trạng việc sử dụng các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong môn bóng ném cho nam sinh viên chuyên ngành sư phạm giáo dục thể chất, Trường Đại học Quy Nhơn còn nhiều hạn chế như: Các bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ, các bài tập được sử dụng còn thiếu tính đa dạng và chưa thực sự phong phú; hơn thế nữa, thời gian dành cho huấn luyện sức mạnh tốc độ ít. Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến việc phát triển sức mạnh tốc độ đối với sinh viên. 87 Tập 12, Số 6, 2018 Trên cơ sở lý luận về các nguyên tắc lựa chọn bài tập và thực tiễn giảng dạy, chúng tôi đã xác định được 03 bài kiểm tra đánh giá và 20 bài tập bổ trợ như đã trình bày ở trên. Các bài tập này sau khi được đưa vào ứng dụng đã giúp cho sinh viên chuyên ngành GDTC, Trường Đại học Quy Nhơn nâng cao sức mạnh tốc độ, đạt nhiều thành tích học tập trong môn bóng ném. Điều này thể hiện rõ qua các chỉ số, nhịp tăng trưởng (w) trung bình của NTN là 1,683%, còn (w) trung bình NĐC là 0,443%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp, Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, Nxb TP. Hồ Chí Minh, (1983). 2. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên, Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội, (1995). 3. Nguyễn Hồng Quân, Giáo trình bóng ném, Nxb TDTT, Hà Nội, (2002). 4. Lê Văn Lẫm, Đo lường Thể dục Thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội, (2007). 5. Nguyễn Mậu Loan, Tâm lý học Thể dục Thể thao, Nxb Giáo dục, Hà Nội, (1999).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfung_dung_bai_tap_phat_trien_suc_manh_toc_do_trong_mon_bong_n.pdf
Tài liệu liên quan