Vài nét về môn khoa học thể thao và sức khỏe – khoa học cho mọi người, vì mọi người

Những năm gần đây, trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã nhận trọng trách xây dựng và phát triển chuyên ngành Khoa học Thể thao và sức khỏe cộng đồng. Chuyên ngành sẽ đào tạo ra các chuyên gia, các HLV, các hướng dẫn viên thể thao với chuyên sâu là chăm sóc sức khỏe cho mọi người bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau. Một trong những biện pháp cơ bản đó là thiết kế cụ thể hệ thống bài giảng các môn thể thao cơ bản và chuyên sâu; coi đó là một nội dung quan trọng, không thể thiếu trong quá trình đào tạo. Khoa học Thể thao và sức khỏe còn yêu cầu người thực hiện nó phải luôn sáng tạo, xây dựng, áp dụng những bài tập vận động mới phù hợp hơn để nâng cao sức khỏe cho tất cả mọi người trong cộng đồng, phục hồi chức năng vận động của con người sao cho nó phải phù hợp với từng đối tượng cụ thể ở mọi lứa tuổi và ngành nghề khác nhau. Người thực hiện còn phải biết lập các test đánh giá khả năng và kĩ năng vận động, phân nhóm đối tượng, đưa ra các bài tập tương ứng và nâng cao, đồng thời cũng biết ứng dụng nghiên cứu khoa học trong việc nâng cao và phát triển các tố chất thể lực (đặc biệt là tâm lí thể thao và sinh lí học ảnh hưởng đến các tố chất vận động). Khoa học Thể thao và sức khỏe khi trở thành môn học chính thức đã thực sự phát huy được vai trò, hiệu quả của nó trong việc rèn luyện, chăm sóc, từng bước nâng cao sức khỏe thể chất và tâm hồn cho mọi người.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vài nét về môn khoa học thể thao và sức khỏe – khoa học cho mọi người, vì mọi người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 23/2018 179 VÀI NÉT VỀ MÔN KHOA HỌC THỂ THAO VÀ SỨC KHỎE – KHOA HỌC CHO MỌI NGƯỜI, VÌ MỌI NGƯỜI Nguyễn Đức Quang Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Khoa học Thể thao và sức khỏe là bộ môn nghiên cứu sự hoạt động của cơ thể người khi vận động; đề xuất các phương pháp, kĩ thuật, bài tập nhằm nâng cao sức khỏe cho con người. Khoa học Thể thao và sức khỏe là bộ môn khoa học dành cho tất cả mọi người. Nó giúp mọi người có cái nhìn đầy đủ, toàn diện về lĩnh vực Thể dục Thể thao nói chung và công tác rèn luyện, chăm sóc sức khỏe nói riêng. Từ khoá: Khoa học Thể thao và Sức khỏe, huấn luyện thể thao, giáo dục thể chất, quản lí Thể dục Thể thao, y sinh học Thể dục Thể thao. Nhận bài ngày 8.5.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.5.2018 Liên hệ tác giả: Nguyễn Đức Quang; Email: ndquang@daihocthudo.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2731946, Người kí Sắc lệnh số 38/SL, thiết lập Nha Thanh niên và Thể thao Trung ương, đồng thời Người viết bài: “Sức khỏe và thể dục”. Theo Người: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe”. “Dân cường thì quốc thịnh”. “Sức khỏe của cán bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, con người là vị trí trung tâm của mọi hoạt động và quyền được sống là quyền cao nhất của con người. Khi được sống thì sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất, nếu không có sức khỏe thì chẳng làm được gì. Chính vì vậy mà Người dạy chúng ta: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công”. Ðó chính là tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của sức khỏe và nhiệm vụ của việc chăm sóc, rèn luyện sức khỏe. Tư tưởng này đã trở thành nền tảng và nội dung của Bộ môn Khoa học Thể thao và sức khỏe ngày nay. 180 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 2. NỘI DUNG 2.1. Vai trò tác dụng của thể thao và sức khỏe Khoa học đã chứng minh được rằng, các hoạt động thể dục  thể thao (TDTT) không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất, mà còn mang lại nhiều lợi ích vô giá đối với đời sống tinh thần và hiệu quả làm việc của con người. Thói quen rèn luyện thể chất đều đặn không chỉ giúp chúng ta thư giãn đầu óc, cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn, mà nó còn là liệu pháp tích cực có tác dụng chống trầm cảm, lo âu, khắc phục chứng nhiều chứng bệnh khác liên quan đến tinh thần. Cơ thể chúng ta là một khối thống nhất, việc tập luyện TDTT hàng ngày sẽ thúc đẩy cơ thể tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng tạo nên những thay đổi tích cực trong não bộ, bao gồm phát triển các tế bào thần kinh, giảm các hoạt động gây căng thẳng, giúp con người có trạng thái khỏe khoắn, phấn chấn. Bên cạnh đó, luyện tập TDTT còn là một hoạt động ngoại khoá tích cực, giúp chúng ta có những khoảng thời gian chất lượng cho bản thân và ngăn chặn sự xâm nhập hoặc tái diễn của những dòng suy nghĩ hoặc cảm xúc tiêu cực. Luyện tập TDTT cũng chính là một trong những cách thức đơn giản và hiệu quả nhất để khắc phục các triệu chứng của chứng tăng động giảm chú ý (ADHD), giúp cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ và tâm trạng sảng khoái của con người. Các hoạt động thể chất giúp làm tăng quá trình tiết ra dopamine, norepinephrine và serotonin  các chất hoá học trong não có tác dụng tăng cường khả năng tập trung và chú ý của con người. Bằng cách vận động, tập luyện TDTT một cách hợp lí, khoa học, con người kì thực đã giải phóng hệ thần kinh của bản thân khỏi tác động gây tê liệt và các chấn thương tâm lí khác. Các hoạt động TDTT đòi hỏi chúng ta phải tập trung cao độ vào các khớp và cơ bắp của mình để thực hiện cho đúng và an toàn. Một số môn thể thao không chỉ cần đến sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân, mà còn cả cơ thể như đi bộ trên cát, chạy bộ, bơi lội, tập gym, tập tạ hoặc khiêu vũ... chính là những sự lựa chọn lí tưởng. Bên cạnh các môn thể thao trong nhà, các môn thể thao ngoài trời như leo núi, chèo thuyền và trượt tuyết cũng là những hoạt động thể chất phát huy hiệu quả rất cao trong việc cải thiện và chăm sóc sức khỏe cho con người. Thực tế đã chứng minh các môn thể thao đó ngày càng phát triển và được con người coi đó như là một phương tiện để chăm sóc bản thân và cải thiện sức khỏe cho mình. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng chỉ cần vài phút luyện tập mỗi ngày là đủ để tạo nên sự khác biệt tích cực cho cơ thể chúng ta.Theo các nhà khoa học, mỗi người lớn nên tham gia các hoạt động thể thao ít nhất 30 phút/ngày vào hầu hết các ngày trong tuần. Hãy TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 23/2018 181 kết hợp việc luyện tập với một chế độ ăn lành mạnh để đảm bảo hiệu quả cao nhất cho cơ thể bạn. Hãy dành ra những khoảng thời gian chất lượng để vận động cơ thể và chơi thể thao  vì như các nhà khoa học đã khẳng định, thói quen rèn luyện thể chất đều đặn chính là một sự đầu tư thông minh và dài lâu cho toàn bộ cơ thể, trí óc và tâm hồn của chúng ta. 2.2. Các chuyên ngành Thể thao và sức khỏe cơ bản đang được đào tạo hiện nay Áp lực của cuộc sống thời đại kinh tế thị trường và cách mạng công nghiệp 4.0 rất lớn, du đó, nhu cầu tập luyện TDTT để rèn luyện, tăng cường sức khỏe, sự bền bỉ dẻo dai, đáp ứng yêu cầu của công việc là rất lớn. Các ngành, các bộ môn thể thao theo đó cũng đa dạng, phong phú với nhiều hình thức, mức độ, thời gian tập luyện để phù hợp với mỗi người. Tuy nhiên, trong các môn học chính thức của Khoa học Thể thao và sức khỏe, hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo mới chỉ công nhận và cho phép đào tạo 4 chuyên ngành cơ bản: Huấn luyện TDTT; Giáo dục Thể chất; Y sinh học TDTT và Quản lí TDTT. Trong đó: Giáo dục Thể chất là chuyên ngành đào tạo mà người học sẽ được trang bị các kiến thức lí luận và thực hành các môn thể thao, các kĩ năng để trở thành một giáo viên TDTT có đủ năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, tham gia giảng dạy TDTT trong trường học các cấp. Ngoài ra, người học còn được trang bị các kiến thức về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực TDTT để vận dụng trong thực tiễn giảng dạy cũng như trong hoạt động phát triển TDTT quần chúng tại các cơ sở. Huấn luyện TDTT là chuyên ngành đào tạo mà người học sẽ được trang bị các kiến thức, kĩ năng để trở thành một huấn luyện viên thể thao có đủ năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp để tham gia huấn luyện các đội thể thao của môn chuyên sâu ở cơ sở. Quản lí TDTT là chuyên ngành người học được đào tạo để nắm vững các kĩ năng và phương pháp quản lí TDTT hiện đại; đồng thời có khả năng vận dụng các tri thức này vào thực tế tổ chức, quản lí phong trào, hoạt động TDTT, có năng lực đảm đương công tác quản lí hành chính, quản lí kinh doanh, giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực quản lí TDTT. Y sinh học TDTT là chuyên ngành đào tạo mà người học được trang bị các kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực của người tập luyện, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, phòng chống chấn thương trong các hoạt động TDTT. Ngoài ra, người học còn có kĩ năng tư vấn về chăm sóc sức khỏe và tổ chức hoạt động y tế tại cơ sở huấn luyện thể thao và trong các giải thi đấu thể thao. Đối chiếu với nhu cầu thực tế của xã hội, đồng thời cùng với sự thay đổi cấp thiết của sách giáo khoa và chương trình giáo dục tổng thể trong thời gian tới, thì có vẻ như 4 mã ngành trên là chưa đủ đáp ứng. Điều này đòi hỏi cần xây dựng và cho phép mở, triển khai 182 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI thêm một số mã ngành mới nhằm bao quát được tất cả các lĩnh vực, các môn TDTT hết sức đa dạng, cần thiết, phù hợp, có thể linh hoạt trong tập luyện hiện nay. 2.3. Khoa học Thể thao và Sức khỏe  Bộ môn khoa học dành cho tất cả mọi người Ngày nay khoa học hiện đại đã định nghĩa: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”. Nếu coi đời sống con người là một hình tháp thì sức khỏe chính là phần rộng nhất, là chân đế của toà tháp; có sức khỏe con người mới có nhiều ước vọng, động lực và năng lượng phấn đấu. Một sức khỏe tốt luôn là niềm ao ước, mong muốn của cả người già lẫn người trẻ tuổi. Chừng nào nhân loại còn tồn tại thì người ta còn tập luyện, rèn luyện thể chất, giảm thiểu nguy cơ chấn thương, đẩy nhanh sự hồi phục và kết nối cộng đồng.Thực tế đã chứng minh, xã hội càng phát triển, đời sống càng được nâng cao thì vai trò và tầm quan trọng của sức khỏe ngày càng được chú trọng. Khoa học Thể thao và sức khỏe đã được đề cao từ thời Hy Lạp cổ đại.Trong một số tài liệu để lại đã chứng minh rằng có một thầy thuốc người Hy Lạp tên là Galen (131  201) đã viết ra 87 bài luận chi tiết về cải thiện sức khỏe (dinh dưỡng đúng cách), tăng cường sức mạnh cho cơ bắp, Thêm vào đó, các ý kiến, phân tích mới về sự vận động và chức năng hoạt động của cơ thể người ra đời vào thời Phục Hưng, khi các nhà giải phẫu và bác sĩ phủ nhận các lí thuyết trước đây. Khoa học Thể thao và sức khỏe, do đó, tập trung nghiên cứu sự hoạt động của cơ thể người khỏe mạnh khi vận động, có tác dụng nâng cao sức khỏe của con người từ phạm vi tế bào cho tới toàn bộ cơ thể. Nghiên cứu khoa học thể thao và sức khỏe về cơ bản là tích hợp các lĩnh vực sinh lí học (sinh lí học vận động), tâm lí học (tâm lí học thể thao), giải phẫu học, cơ sinh học, hoá sinh học và động sinh học. Hiện nay, khái niệm về Khoa học Thể thao và sức khỏe mới được nhìn nhận và xem xét đúng mức. Nó bao hàm đầy đủ các ý nghĩa và giá trị cơ bản của TDTT. Có thể nói, Khoa học Thể thao và sức khỏe không phải là một vấn đề mới, nó đã được coi trọng, nhấn mạnh từ xa xưa, chỉ có điều ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của đời sống nhân loại, tầm quan trọng, sự chú ý và vai trò của nó là không giống nhau. Con người cổ xưa đã ý thức rất rõ ràng về sức khỏe và việc sử dụng, tập luyện các môn thể thao, coi đó như là một hình thức trực tiếp để rèn luyện và phát triển thể chất. Xã hội càng phát triển, con người càng có nhu cầu cao hơn về việc chăm sóc bản thân mình. Hiện nay, ở một số nước phát triển như Mĩ, Úc, Nhật, Trung Quốc... đã áp dụng và đào tạo chuyên ngành này một cách bài bản và rất thành công. Khoa học Thể thao và sức khỏe đã đem lại hiệu quả lớn, thiết thực đối với sự phát triển của ngành TDTT cũng như sự nghiệp chăm sóc, cải thiện, nâng cao sức khỏe cho mọi người. TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 23/2018 183 Những năm gần đây, trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã nhận trọng trách xây dựng và phát triển chuyên ngành Khoa học Thể thao và sức khỏe cộng đồng. Chuyên ngành sẽ đào tạo ra các chuyên gia, các HLV, các hướng dẫn viên thể thao với chuyên sâu là chăm sóc sức khỏe cho mọi người bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau. Một trong những biện pháp cơ bản đó là thiết kế cụ thể hệ thống bài giảng các môn thể thao cơ bản và chuyên sâu; coi đó là một nội dung quan trọng, không thể thiếu trong quá trình đào tạo. Khoa học Thể thao và sức khỏe còn yêu cầu người thực hiện nó phải luôn sáng tạo, xây dựng, áp dụng những bài tập vận động mới phù hợp hơn để nâng cao sức khỏe cho tất cả mọi người trong cộng đồng, phục hồi chức năng vận động của con người sao cho nó phải phù hợp với từng đối tượng cụ thể ở mọi lứa tuổi và ngành nghề khác nhau. Người thực hiện còn phải biết lập các test đánh giá khả năng và kĩ năng vận động, phân nhóm đối tượng, đưa ra các bài tập tương ứng và nâng cao, đồng thời cũng biết ứng dụng nghiên cứu khoa học trong việc nâng cao và phát triển các tố chất thể lực (đặc biệt là tâm lí thể thao và sinh lí học ảnh hưởng đến các tố chất vận động). Khoa học Thể thao và sức khỏe khi trở thành môn học chính thức đã thực sự phát huy được vai trò, hiệu quả của nó trong việc rèn luyện, chăm sóc, từng bước nâng cao sức khỏe thể chất và tâm hồn cho mọi người. 3. KẾT LUẬN Khoa học Thể thao và sức khỏe là môn khoa học cho tất cả mọi người. Nó giúp mọi người có cái nhìn toàn diện và đầy đủ về lĩnh vực thể dục thể thao. Bộ môn Khoa học Thể thao và sức khỏe chắc chắc sẽ đáp ứng được nhu cầu nâng cao thể lực, dân trí đang rất cấp thiết của Thủ đô và đất nước, đồng thời xác định được chuẩn nghề nghiệp của một lĩnh vực Thể dục thể thao và hứa hẹn cũng sẽ là một phương tiện hỗ trợ đắc lực trong việc thay đổi chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong thời gian tới ở phương diện giáo dục thể chất, góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả đào tạo nói chung và lĩnh vực Thể dục Thể thao nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. D.Harre (1996), Học thuyết huấn luyện,  Nxb Thể dục Thể thao. 2. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2004), Lí luận dạy học đại học,  Nxb Đại học Sư phạm. 3. Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển (1998), Lí luận Thể dục Thể thao,  Nxb Thể dục Thể thao. 4. Một số tài liệu về Khoa học Thể thao của nước ngoài. 184 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI SCIENCE ON SPORTS AND HEALTH  A SCIENCE FOR EVERYONE Abstract: Health is a completely relaxed state of physical, mental and social, not just a condition without disease or disabilities. Sports science is a discipline that studies how the healthy human body works during exercise, and how sport and physical activity promote health and performance from cellular to whole body perspectives. Sports Science and Health is a science for everyone. It gives people a comprehensive and complete view of the field of sport. Keywords: Sports science, sports training, physical education, sport management, sports medicine.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_net_ve_mon_khoa_hoc_the_thao_va_suc_khoe_khoa_hoc_cho_mo.pdf
Tài liệu liên quan