Ngưỡng chẩn đoán của nồng độ β‐hCG
sau hút nạo tuần thứ 2 trong nghiên cứu của
chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của tác
giả Kang (850 mUI/mL với 2400 mUI/mL). Kết
quả nồng độ β‐hCG sau hút nạo tuần thứ 2
trong nghiên cứu chúng tôi cho giá trị tiên
đoán BNBNTT tốt hơn so với kết quả nghiên
cứu của Kang (Bảng 5). Sự khác biệt này có lẽ
là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi khác
nhau về chủng tộc, địa dư, tiêu chuẩn chẩn
đoán cũng như phương pháp chọn điểm cắt(4).
Ngưỡng chẩn đoán của chúng tôi thấp hơn so
với tác giả Kang có thể là do trong nghiên cứu
chúng tôi bệnh nhân được định lượng thêm
nồng độ β‐hCG sau hút nạo 48 giờ sau đó cách
khoảng mỗi tuần, do đó thời điểm định lượng
nồng độ β‐hCG tuần thứ 2 sau hút nạo trong
nghiên cứu chúng tôi dài hơn 2 ngày so với tác
giả Kang, và dòng máy xét nghiệm trong
nghiên cứu của chúng tôi không phát hiện tốt
được các dạng lưu hành của β‐hCG(2).
Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi vẫn
còn hạn chế nhất định do phương pháp thực
hiện đoàn hệ hồi cứu dựa trên hồ sơ bệnh án đã
có của bệnh viện nên có nhiều yếu tố của đối
tượng nghiên cứu có thể ảnh hưởng lên nguy cơ
xuất hiện BNBNTT mà chúng tôi không thu
thập được: kích thước TC so với tuổi thai, tiền
căn tiếp xúc với hóa chất, chế độ dinh dưỡng,
hay đời sống kinh tế Chúng tôi đã lấy mẫu
toàn bộ nhưng cỡ mẫu trong nghiên cứu vẫn
còn hạn chế. Nếu có điều kiện chúng tôi sẽ tiến
hành nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu với cỡ mẫu
lớn hơn được ước tính theo diện tính dưới
đường cong để làm tăng thêm tính tin cậy cho
kết quả nghiên cứu.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của β‐hCG sau hút nạo thai trứng toàn phần trong tiên lượng sớm bệnh nguyên bào nuôi tồn tại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 41
VAI TRÒ CỦA β‐hCG SAU HÚT NẠO THAI TRỨNG TOÀN PHẦN
TRONG TIÊN LƯỢNG SỚM BỆNH NGUYÊN BÀO NUÔI TỒN TẠI
Nguyễn Vũ Hà Phúc*, Lê Hồng Cẩm*
TÓM TẮT
Mở đầu: Thai trứng là một bệnh lý có liên quan đến sự phát triển bất thường của tế bào nuôi. Đa số các
bệnh nhân thai trứng bệnh sẽ thoái lui sau hút nạo, tuy nhiên một số bệnh nhân sẽ tiến triển thành bệnh nguyên
bào nuôi tồn tại (BNBNTT), đây là một bệnh lý ác tính cần phải được điều trị với hóa chất.
Mục tiêu: Xác định vai trò của nồng độ β‐hCG sau hút nạo thai trứng toàn phần (TTTP) trong tiên lượng
sớm BNBNTT.
Phương pháp: Hồi cứu hồ sơ toàn bộ các bệnh nhân TTTP được chẩn đoán và theo dõi tại bệnh viện Hùng
Vương từ tháng 11/2011 đến tháng 11/2012. Sử dụng đường cong ROC và hồi quy đa biến để tìm ra yếu tố
giúp tiên đoán tốt nhất nguy cơ diễn tiến thành BNBNTT.
Kết quả: Có 42 bệnh nhân diễn tiến thành BNBNTT được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Charing Cross
Hospital trong tổng số 131 bệnh nhân TTTP. Nồng độ β‐hCG sau hút nạo tuần thứ 2 là một yếu tố tiên lượng
độc lập có ý nghĩa thống kê cho nguy cơ diễn tiến BNBNTT sau hút nạo ở các bệnh nhân TTTP (p < 0,001). Tại
ngưỡng chẩn đoán của nồng độ β‐hCG sau hút nạo tuần thứ 2 ≥ 850 mUI/mL cho giá trị tiên đoán BNBNTT
với: độ nhạy 73%, độ chuyên 79%, giá trị tiên đoán dương 62%, và giá trị tiên đoán âm 86%.
Kết luận: Nồng độ β‐hCG sau hút nạo tuần thứ 2 có thể là một yếu tố giúptiên đoán sớm nguy cơ diễn tiến
thành BNBNTT sau hút nạo TTTP.
Từ khóa: thai trứng toàn phần, bệnh nguyên bào nuôi, bệnh nguyên bào nuôi tồn tại
ABSTRACT
POST EVACUTATION BETA‐hCG LEVEL AS A PREDICTIVE MARKER
OF DEVELOPING PERSISTENT GESTATIONAL TROPHOBLASTIC DISEASE
IN WOMEN WITH COMPLETE MOLAR PREGNANCY
Nguyen Vu Ha Phuc, Le Hong Cam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 41‐46
Background: Hydatidiform mole is characterised by an overgrowth of trophoblasts within the uterus. Most
women with hydatidiform mole can be cured by evacuation. However, in some women the growth persists and
develops into persistent gestational trophoblastic disease (GTD), a malignant form requiring chemotherapy.
Objectives: To evaluate the role of post evacuation β‐hCG levels to predict the risk of developing persistent
GTD in women with complete molar pregnancies.
Method: Reviewed past medical records of all patients from Hung Vuong hospital diagnosed with complete
molar pregnancies between November 2011 and November 2012. Persistent GTD was diagnosed using Charing
Cross criteria. Values of beta hCG measurements at two weeks after evacuation of complete molar pregnancy were
taken. A receiver operating characteristic (ROC) curve and multivariate logistic regression were used to
determine the predictive value of post evacuation beta hCG level on the persistent development of GTD.
Results: Out of the 131 women, 42 was diagnosed as persistent GTD. The two‐week post evacuation β‐
* Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP HCM
Tác giả liên lạc. PGS Lê Hồng Cẩm ĐT: 0913 645517 Email: lehongcam61@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 42
hCG level was a significant independent prognostic factor for the risk of developing persistent GTD in
patients with complete molar pregnancies (p < 0.001). The optimal cut‐off value of two‐week post evacuation
β‐hCG level was 850 mUI/mL with 73% sensitivity, 79% specificity, 62% positive predictive value, and
86% negative predictive value.
Conclusion: Post evacuation β‐hCG level is a predictor of developing persistent GTD in women with
complete molar pregnancies.
Key words: complete mole, gestational trophoblastic disease, persistent gestational trophoblastic neoplasia.
MỞ ĐẦU
Bệnh lý nguyên bào nuôi là một bệnh lý có
liên quan đến sự phát triển bất thường của tế
bào nuôi, trong đó thai trứng là dạng lâm sàng
phổ biến nhất, bao gồm thai trứng toàn phần
(TTTP) và thai trứng bán phần (TTBP). Hút nạo
được xem là phương pháp điều trị lựa chọn đối
với thai trứng không biến chứng. Theo y văn,
sau hút nạo nguy cơ tiến triển thành bệnh
nguyên bào nuôi tồn tại (BNBNTT) là 6‐20% đối
với TTTP, và 0,5‐4% đối với TTBP(3).
Việc quản lý bệnh nhân sau hút nạo có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tất cả bệnh
nhân thai trứng. Trong số BNBNTT sau thai
trứng có đến 50‐70% là thai trứng xâm lấn và 30‐
50% bệnh có thể sẽ phát triển thành ung thư
nguyên bào nuôi(6).
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu được
thực hiện với nỗ lực tiên lượng sớm BNBNTT
sau thai trứng. Cho đến nay, theo dõi biểu đồ
của hCG sau hút nạo thai trứng vẫn là một yếu
tố quan trọng nhất trong tiên lượng BNBNTT(5).
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đưa ra kết luận
không đồng nhất về thời điểm cũng như điểm
cắt khoảng của nồng độ β‐hCG sau hút nạo, hơn
nữa các nghiên cứu lại sử dụng các tiêu chuẩn
khác nhau để chẩn đoán BNBNTT. Nước ta xuất
độ bệnh lý nguyên bào nuôi khá phổ biến, đa số
bệnh nhân thuộc diện nghèo, dân trí thấp và tập
trung ở vùng nông thôn, hơn nữa việc theo dõi
sau hút nạo thai trứng đòi hỏi phải lâu dài và
tốn kém nên việc tiên lượng và phát hiện sớm
BNBNTT rất cần thiết.
Mục tiêu
Xác định vai trò của nồng độ β‐hCG sau hút
nạo TTTP trong tiên lượng sớm BNBNTT.
ĐỐI TƯỢNG‐PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tra cứu lại hồ sơ của tất cả các
bệnh nhân TTTP, được nhập viện và theo dõi tại
bệnh viện Hùng Vương trong thời gian từ
11/2011 đến 11/2012. Chúng tôi chọn vào nhóm
nghiên cứu các hồ sơ bệnh nhân TTTP được hút
nạo và gửi giải phẫu bệnh, không có chỉ định
hóa dự phòng. Bệnh nhân sau hút nạo được
theo dõi nồng độ β‐hCG theo phác đồ của bệnh
viện: 48 giờ sau hút nạo, mỗi tuần cho đến khi β‐
hCG về âm tính 3 lần liên tiếp (< 5 mUI/mL), và
mỗi tháng 1 lần trong 6 tháng tiếp theo.
Các trường hợp loại ra khỏi nghiên cứu
gồm: sót trứng phải hút nạo lại sau > 1 tuần, có
thai mới trong thời gian theo dõi, hoặc theo
dõi không đủ 6 tháng từ khi nồng độ β‐hCG về
âm tính
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu, lấy mẫu toàn bộ.
Thu thập và quản lý số liệu
Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 11.
Xử lý số liệu
Chúng tôi phân tích 2 nhóm bệnh
nhân:nhóm sau hút nạo diễn tiến thành
BNBNTT, và nhóm lui bệnh bao gồm các bệnh
nhân không diễn tiến thành BNBNTT sau 6
tháng theo dõi. Chẩn đoán BNBNTT sau thai
trứng theo tiêu chuẩn Curent Charing Cross
Hospital. BNBNTT được chẩn đoán khi có 1
trong các yếu tố sau:
Có bằng chứng của di căn.
Chảy máu âm đạo dai dẳng kéo dài, hoặc có
xuất huyết nội.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 43
Nồng độ hCG tăng qua 2 giá trị liên tiếp.
Nồng độ hCG bình nguyên (giảm ít hơn
10%) qua 3 giá trị liên tiếp.
Nồng độ hCG sau hút nạo 4 tuần > 20.000
mIU/ml.
hCG còn tồn tại 6 tháng sau hút nạo.
Kết quả giải phẫu bệnh là ung thư nguyên
bào nuôi.
Sử dụng phép kiểm Chi bình phương, Fisher
chính xác và t test để phân tích đơn biến giữa các
biến số và kết cuộc. Sử dụng Hồi qui Logistic để
tìm ra mối liên quan giữa nồng độ β‐hCG sau
hút nạo trong tiên lượng BNBNTT. Phân tích hồi
quy đa biến nhằm kiểm soát và loại bỏ các yếu
tố gây nhiễu. Các phép kiểm được tính toán ở
khoảng tin cậy 95%, kết quả có ý nghĩa thống kê
nếu P < 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tại bệnh viện Hùng Vương, khảo sát trên
toàn bộ số bệnh nhân TTTP nhập viện và điều
trị tại viện từ tháng 11‐2011 đến tháng 11‐2012,
sau khi đã loại trừ 28 bệnh nhân không theo dõi
đủ 6 tháng chúng tôi có được 131 bệnh nhân
TTTP thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu, trong đó có
42 bệnh nhân diễn tiến thành BNBNTT.
Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu trung
bình là 28 ± 8,0, nhỏ nhất là 15 tuổi, lớn nhất là
50 tuổi, 47,3% bệnh nhân sống tại thành phố
Hồ Chí Minh, còn lại sống tại các tỉnh vệ tinh
gần thành phố Hồ Chí Minh. Nghề nghiệp chủ
yếu là công nhân và công nhân viên. Số bệnh
nhân đa sản chiếm tỉ lệ thấp (2,3%) và không
có bệnh nhân nào có tiền căn thai trứng trước
đây. Nồng độ β‐hCG trước hút nạo rất dao
động, trường hợp có nồng độ β‐hCG thấp nhất
là 11.674 mUI/mL, trường hợp cao nhất có
nồng độ β‐hCG lên đến 1.299.714 mUI/mL. Có
92/131 (70,2%) trường hợp có nồng độ β‐hCG
trước hút nạo ≥ 100.000 mUI/mL. Thời gian
phát hiện có biến chứng BNBNTT trung bình
là 4,3 tuần, trường hợp phát hiện sớm nhất là
1,5 tuần sau hút nạo, trễ nhất là 11 tuần sau
hút nạo, có tới gần 50% số bệnh nhân phát
hiện ở thời điểm 3,5 tuần.
Bảng 1. Liên quan giữa BNBNTT với đặc điểm của
đối tượng nghiên cứu:
Đặc điểm
BNBNTT
Giá trị
p Có
n=42 (%)
Không
n=89 (%)
Tuổi mẹ
< 20 6 (54,5) 5 (45,5) 0,236(1)
20-40 32 (29,6) 76 (70,4)
> 40 4 (33,3) 8 (66,7)
Đa sản Có 1 (33,3) 2 (66,7) 1,000
(1)
Không 41 (32,0) 87 (68,0)
Số lần thai ngừng
phát triển
0 41 (33,9) 80 (66,1) 0,414(1)
1 1 (11,1) 8 (88,9)
2 0 (0) 1 (100)
Nhóm máu
A 10 (34,5) 19 (65,5) 0,806(2)
B 12 (30) 28 (70)
O 18 (34,6) 34 (65,4)
AB 2 (20) 8 (80)
Nang hoàng tuyến
> 6cm
Có 2 (66,7) 1 (33,3) 0,241(1)
Không 40 (31,2) 88 (68,7)
Cường giáp Có 6 (50) 6(50) 0,198
(1)
Không 36 (30,3) 83 (69,7)
Kích thước tử cung trung
bình (cm)
67,5 66,7 0,822(3)
Nồng độ β-hCG
trước hút nạo
(mUI/mL)
≥ 100.000 33 (35,9) 59 (64,1) 0,151(2)
<100.000 9 (23,1) 30 (76,9)
Fisher chính xác. Chi bình phương. t‐test.
Kết quả khi phân tích đơn biến, nhóm
BNBNTT và nhóm khỏi bệnh khác nhau không
có ý nghĩa thống kê về các đặc điểm: nhóm tuổi
mẹ. đa sản, tiền sử số lần thai ngừng phát triển,
nhóm máu, nang hoàng tuyến > 6cm, kích thước
tử cung, cường giáp, và nồng độ β‐hCG trước
hút nạo ≥ 100.000 mUI/mL, với p > 0,05.
Khi tìm phân bố của nồng độ β‐hCG trước
hút nạo, và sau hút nạo (48 giờ, 1 tuần, 2 tuần)
chúng tôi thấy rằng nồng độ β‐hCG trước và sau
hút nạo ở hai nhóm không có phân phối bình
thường, nhưng biến đổi log của nồng độ β‐hCG
sau hút nạo có phân phối xấp xỉ bình thường. Vì
vậy chúng tôi sử dụng log của biến số nồng độ
β‐hCG khi phân tích thống kê. Khi so sánh giữa
các mô hình tiên lượng BNBNTT cho thấy: sử
dụng nồng độ β‐hCG sau hút nạo tuần thứ 2 cho
giá trị tiên đoán BNBNTT tốt với AUC = 0,80, và
đây là mô hình tiên đoán tốt hơn mô hình sử
dụng nồng độ β‐hCG sau hút nạo 48 giờ hay
nồng độ β‐hCG sau hút nạo tuần thứ 1.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 44
Bảng 2. Nồng độ β‐hCG trong tiên lượng BNBNTT:
Nồng độ β-hCG Log likelihood AUC Giá trị p*
Trước hút nạo: 80,360 0,063
Sau hút nạo 48 giờ: -79,715 0,62 0,033
Sau hút nạo tuần thứ 1: -76,480 0,64 0,012
Sau hút nạo tuần thứ 2: -65,572 0,80 0,000
Tỷ số của nồng độ β-hCG sau hút nạo 48 giờ/trước hút nạo: -81,817 0,51 0,404
Tỷ số của nồng độ β-hCG sau hút nạo tuần thứ 1/trước hút nạo: -78,564 0,59 0,113
Tỷ số của nồng độ β-hCG sau hút nạo tuần thứ 2/trước hút nạo: -65,957 0,79 0,000
Tỷ số của nồng độ β-hCG sau hút nạo tuần thứ 2/sau hút nạo tuần thứ 1: -65,549 0,78 0,000
* Hồi qui Logistic.
Biểu đồ 1. Đường cong ROC.
Tại điểm cắt logb2 = 2,931 tương ứng với
nồng độ β‐hCG sau hút nạo tuần thứ hai: b2 =
850 mUI/mL cho chỉ số Youden đạt giá trị lớn
nhất (Youdenmax = 0,52), đồng thời cũng cho
khoảng cách trên đường cong ROC là ngắn nhất
(distmin = 0,34). Tại điểm cắt của nồng độ β‐
hCG sau hút nạo tuần thứ 2 ≥ 850 mUI/mL cho
giá trị tiên đoán BNBNTT: độ nhạy 73%, độ
chuyên 79%, giá trị tiên đoán dương 62%, và giá
trị tiên đoán âm 86%.
Bảng 4. Phân tích hồi quy đa biến mối liên quan giữa
các yếu tố với BNBNTT:
Yếu tố OR(95% CI) Giá trị p*
Nồng độ b-hCG sau hút
nạo tuần thứ 2 (log)
24,3 (6,6-89,3) 0,000
Nồng độβ-hCG trước hút
nạo (log)
0,3 (0,1-1,7) 0,169
Tuổi mẹ 0,9 (0,3-2,6) 0,781
Nang hoàng tuyến 0,8 (0,2-3,1) 0,806
Cường giáp 1,0 (0,2-5,6) 0,976
Kích thước TC 0,9 (0,8-1,0) 0,114
* Hồi qui Logistic.
Biểu đồ 2. Đường cong ROC của nồng độ β‐hCG
sau hút nạo tuần thứ 2.
Sau khi đưa vào phân tích hồi quy đa biến,
các yếu tố như nồng độ β‐hCG trước hút nạo,
tuổi mẹ, nang hoàng tuyến, cường giáp và kích
thước TC vẫn không liên quan có ý nghĩa
thống kê với BNBNTT giống với kết quả khi
phân tích đơn biến. Yếu tố nồng độ β‐hCG sau
hút nạo tuần thứ 2 có OR tăng từ 10,4 lên 24,3;
log likelihood cải thiện từ ‐65,5724 lên ‐60,6392,
và đây là yếu tố có liên quan độc lập với kết
cuộc BNBNTT.
BÀN LUẬN
Thai trứng là một bệnh lý có tiềm năng ác
tính đặc biệt là TTTP, vì vậy ngay sau khi được
chẩn đoán bệnh nhân được theo dõi β‐hCG mỗi
tuần sau khi hút nạo để phát hiện sớm
BNBNTT. Nồng độ β‐hCG trong huyết thanh
được đo mỗi tuần cho đến khi âm tính 3 lần liên
tiếp, sau đó theo dõi β‐hCG trong 6 tháng tiếp
theo. Thời gian trung bình β‐hCG về âm tính
đầu tiên sau hút nạo là 9 tuần(3). Giống như tác
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 45
giả Kang, nghiên cứu của chúng tôi cũng không
tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
BNBNTT với các yếu tố: tuổi mẹ, tiền căn số lần
thai ngừng phát triển, nang hoàng tuyến > 6cm,
kích thước TC, cường giáp và nồng độ β‐hCG
trước hút nạo ≥ 100.000 UI/L. Mặc dù nồng độ β‐
hCG trước hút nạo là một yếu tố nguy cơ của
BNBNTT trong bảng điểm tiên lượng của FIGO
2000, nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy nồng độ β‐hCG trước hút nạo > 100.000
UI/L không làm tăng nguy cơ BNBNTT sau
TTTP (p = 0,151). Kết quả này giống với nghiên
cứu của Kang và Wolberg(4,7). Kết quả nghiên
cứu là phù hợp khi những thập niên gần đây với
sự phát triển rộng rãi của siêu âm và xét nghiệm
β‐hCG huyết thanh, chúng ta đã phát hiện sớm
các trường hợp thai trứng nên mặc dù nồng độ
β‐hCG khi phát hiện bệnh thấp hơn so với trước
đây, tần suất xuất hiện các triệu chứng nội khoa
cũng giảm đi nhưng tỉ lệ diễn tiến thành
BNBNTT vẫn không giảm(0).
Hóa dự phòng có hiệu quả làm giảm tỉ lệ
BNBNTT sau hút nạo thai trứng nhưng hiện nay
không được khuyến cáo vì: hóa dự phòng
không bảo vệ tuyệt đối đối với BNBNTT nhưng
có độc tính cao, lại làm tăng nguy cơ kháng
thuốc và làm chậm trễ việc điều trị BNBNTT(3).
Vì các biện pháp ngăn chặn sự xuất hiện của
BNBNTT chưa có hiệu quả nên cho đến nay
trong thai trứng việc tiên đoán sớm nguy cơ
BNBNTT vẫn là yếu tố quan trọng nhất giúp cải
thiện tiên lượng bệnh.
Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy:
trong 2 tuần đầu sau hút nạo, nồng độ β‐hCG
sau hút nạo tuần thứ 2 có giá trị tiên đoán
BNBNTT tốt hơn nồng độ β‐hCG trước hút nạo
và β‐hCG sau hút nạo tại thời điểm 48 giờ hay
tuần thứ 1. Nồng độ β‐hCG sau hút nạo tuần
thứ 2 khi lấy tỷ số so với nồng độ β‐hCG trước
hút nạo, hay khi lấy tỷ số so với nồng độ β‐hCG
sau hút nạo tuần thứ 1 thì các tỷ số này cũng
không làm tăng thêm giá trị tiên đoán BNBNTT
so với giá trị tuyệt đối của nồng độ β‐hCG sau
hút nạo tuần thứ 2 (Bảng 2). Hơn nữa, khi lấy tỷ
số như vậy lại làm phức tạp thêm trong tính
toán, do đó chúng tôi chỉ chọn giá trị tuyệt đối
của nồng độ β‐hCG sau hút nạo tuần thứ 2 để
tiên lượng khả năng diễn tiến thành BNBNTT.
Tại ngưỡng chẩn đoán của nồng độ β‐hCG
sau hút nạo tuần thứ 2 ≥ 850 mUI/mL cho giá trị
tiên đoán BNBNTT khá tốt với: độ nhạy 73%, độ
chuyên 79%, giá trị tiên đoán dương 62%, và giá
trị tiên đoán âm 86%.
Ngưỡng chẩn đoán của nồng độ β‐hCG
sau hút nạo tuần thứ 2 trong nghiên cứu của
chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của tác
giả Kang (850 mUI/mL với 2400 mUI/mL). Kết
quả nồng độ β‐hCG sau hút nạo tuần thứ 2
trong nghiên cứu chúng tôi cho giá trị tiên
đoán BNBNTT tốt hơn so với kết quả nghiên
cứu của Kang (Bảng 5). Sự khác biệt này có lẽ
là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi khác
nhau về chủng tộc, địa dư, tiêu chuẩn chẩn
đoán cũng như phương pháp chọn điểm cắt(4).
Ngưỡng chẩn đoán của chúng tôi thấp hơn so
với tác giả Kang có thể là do trong nghiên cứu
chúng tôi bệnh nhân được định lượng thêm
nồng độ β‐hCG sau hút nạo 48 giờ sau đó cách
khoảng mỗi tuần, do đó thời điểm định lượng
nồng độ β‐hCG tuần thứ 2 sau hút nạo trong
nghiên cứu chúng tôi dài hơn 2 ngày so với tác
giả Kang, và dòng máy xét nghiệm trong
nghiên cứu của chúng tôi không phát hiện tốt
được các dạng lưu hành của β‐hCG(2).
Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi vẫn
còn hạn chế nhất định do phương pháp thực
hiện đoàn hệ hồi cứu dựa trên hồ sơ bệnh án đã
có của bệnh viện nên có nhiều yếu tố của đối
tượng nghiên cứu có thể ảnh hưởng lên nguy cơ
xuất hiện BNBNTT mà chúng tôi không thu
thập được: kích thước TC so với tuổi thai, tiền
căn tiếp xúc với hóa chất, chế độ dinh dưỡng,
hay đời sống kinh tế Chúng tôi đã lấy mẫu
toàn bộ nhưng cỡ mẫu trong nghiên cứu vẫn
còn hạn chế. Nếu có điều kiện chúng tôi sẽ tiến
hành nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu với cỡ mẫu
lớn hơn được ước tính theo diện tính dưới
đường cong để làm tăng thêm tính tin cậy cho
kết quả nghiên cứu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 46
Bảng 5. Giá trị tiên đoán BNBNTT của nồng độ β‐hCG sau hút nạo tuần thứ 2:
β-hCG sau hút nạo tuần thứ 2 (mUI/mL) 95%CI Độ nhạy Độ đặc hiệu GTTĐ (+) GTTĐ (-) OR
Kang 2012
≥ 2400 và < 2400
64%
(53-76)
78%
(73-84)
49%
(38-59)
87%
(83-92)
6,5
(2,6-10,4)
Chúng tôi
≥ 850 và < 850
73%
(58-86)
79%
(69-87)
62%
(47-75)
86%
(77-93)
10,4
(4,5-24,2)
KẾT LUẬN
Hồi cứu hồ sơ toàn bộ các bệnh nhân TTTP
được hút nạo và theo dõi tại bệnh viện Hùng
Vương từ tháng 11/2011 đến tháng 11/2012,
thu thập nồng độ β‐hCG trước‐sau hút nạo và
các biến số khác được coi là yếu tố nguy cơ của
BNBNTT, đồng thời sử dụng các phép kiểm
thống kê để tìm ra mối liên quan giữa nồng độ
β‐hCG sau hút nạo và kết cuộc BNBNTT để
nhằm mục đích tiên đoán sớm nguy cơ
BNBNTT, chúng tôi nhận thấy nồng độ β‐hCG
sau hút nạo tuần thứ 2 là một yếu tố tiên lượng
độc lập có ý nghĩa thống kê cho nguy cơ diễn
tiến BNBNTT sau hút nạo ở các bệnh nhân
TTTP.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Berkowitz RS, Goldstein DP (2013) ʺCurrent advances in the
management of gestational trophoblastic diseaseʺ. Gynecologic
oncology, 128 (1), 3‐5.
2. Cole LA (2009) ʺNew discoveries on the biology and detection
of human chorionic gonadotropinʺ. Reproductive biology and
endocrinology: RB&E, 7,8.
3. Fu J, Fang F, Xie L, Chen H, He F, Wu T, Hu L, Lawrie TA
(2012) ʺProphylactic chemotherapy for hydatidiform mole to
prevent gestational trophoblastic neoplasiaʺ. Cochrane database
of systematic reviews, 10, CD007289.
4. Kang WD, Choi HS, Kim SM (2012) ʺPrediction of persistent
gestational trophobalstic neoplasia: the role of hCG level and
ratio in 2 weeks after evacuation of complete moleʺ.
Gynecologic oncology, 124 (2), 250‐3.
5. Kerkmeijer LGW (2010) Human chorionic gonadotropin in the
prediction of persistent trophoblastic disease, Ipskamp Drukkers,
Enschede,Raboud University Nijmegen, 145‐132
6. Soper JT (2006) ʺGestational trophoblastic diseaseʺ.Obstetrics
and gynecology, 108 (1), 187‐176.
7. Wolfberg AJ, Berkowitz RS, Goldstein DP, Feltmate C,
Lieberman E. (2005) ʺPostevacuation hCG levels and risk of
gestational trophoblastic neoplasia in women with complete
molar pregnancyʺ. Obstetrics and gynecology, 106 (3), 548‐52.
Ngày nhận bài báo: 30/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/12/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cua_hcg_sau_hut_nao_thai_trung_toan_phan_trong_tien.pdf