Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán bệnh viêm tắc động mạch chi dưới mạn tính

KẾTLUẬN Vai trò của chỉ số ABI ABI có độ nhạy 98,36% và độ đặc hiệu 100% trong chẩn đoán khẳng định và phân biệt BĐMCDMT và đánh giá mức độ hẹp ĐM chi dưới, chỉ số ABI càng thấp thì biển hiện lâm sàng càng nặng ngoài ra còn giúp các bác sỹ phẫu thuật đánh giá tình trạng BN trước và sau phẫu thuật. Đặc điểm hình ảnh siêu âm Siêu âm chẩn đoán xác định BĐMCDMT có độ nhạy 96,96% và độ đặc hiệu 100%. Ngoài ra còn khảo sát các thay đổi về hình thái của ĐM nhất là các tổn thương do xơ vữa. Xác định vị trí ĐM bị tắc với độ nhạy và độ đặc hiệu trên 95%. Siêu âm xác định nguyên nhân tắc nghẽn mạch giúp các bác sỹ lâm sàng lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp theo nguyên nhân gây bệnh. Đối chiếu kết quả siêu âm Doppler và chụp DSA Đối chiếu kết quả chung giữa siêu âm Doppler mạch máu với kết quả chụp DSA, độ nhạy là 96,96%, độ đặc hiệu là 100%, giá trị dự đoán dương tính 100% giá trị dự đoán âm tính 97,05%, mức độ chẩn đoán phù hợp giữa hai phương pháp là tốt với hệ số Kappa = 0,73. Đối chiếu sự phù hợp giữa hai phương pháp ở ĐM chậu ngoài rất tốt với hệ số Kappa = 1 và ĐM đùi nông tốt với hệ số Kappa = 0,92. Các vị trí còn lại mức độ phù hợp giữa hai phương pháp là tốt, hệ số Kappa ở vị trí ĐM đùi chung, đùi sâu, ĐM khoeo và nhóm ĐM chày theo thứ tự: 0,71; 0,92; 0,95.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 92 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán bệnh viêm tắc động mạch chi dưới mạn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chẩn Đoán Hình Ảnh 1 VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM TẮC ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI MẠN TÍNH Lương Văn Bạc *, Trần Minh Hoàng** TÓM TẮT Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá độ chính xác của hình ảnh siêu âm, so với chụp động mạch cản quang (DSA), trong việc phát hiện bệnh viêm tắc động mạch chi dưới mạn tính. Phương pháp: 68 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu (55nam, 13 nữ, tuổi trung bình là 65 ± 14 tuổi, thấp nhất là 32 cao nhất là 87 tuổi), có bệnh động mạch chi dưới mạn tính. Trong đó 68 trường hợp được khảo sát bằng siêu âm Doppler 2 chi dưới, đo chỉ số ABI. 33/68 trường hợp được chụp cản quang động mạch chi dưới. Mỗi chân được khảo sát trên siêu âm ở các vị trí động mạch: chủ bụng, đùi, khoeo, chày trước, chày sau và động mạch mác, mỗi vị trí được khảo sát tính chất tổn thương và vị trí tắc của từng động mạch sau đó so sánh với kết quả chụp động mạch xóa nền. Kết quả: So với chụp động mạch, kết quả và hình ảnh trên siêu âm đã có thể phát hiện bệnh động mạch chi dưới mạn tính với một độ nhạy chung 99,96%, độ đặc hiệu100%. Vị trí tắc của động mạch với độ nhạy, độ đặc hiệu trên 95%. Độ nhạy của chụp động mạch xóa nền là 96,96%, độ đặc hiệu là 100%, giá trị dự đoán dương tính 100% giá trị dự đoán âm tính 97,05%, mức độ chẩn đoán phù hợp giữa hai phương pháp là tốt với hệ số Kappa = 0,73. Đối chiếu sự phù hợp giữa hai phương pháp ở ĐM chậu ngoài rất tốt với hệ số Kappa = 1, ĐM đùi nông tốt với hệ số Kappa = 0,92. Các vị trí còn lại mức độ phù hợp giữa hai phương pháp là tốt, hệ số Kappa ở vị trí ĐM đùi chung, đùi sâu, ĐM khoeo và nhóm ĐM chày theo thứ tự: 0,71; 0,92; 0,95. Kết luận: Siêu âm Doppler là đáng tin cậy trong việc phát hiện các tổn thương động mạch trong bệnh động mạch chi dưới mạn tính và có thể được sử dụng thường qui trong chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới mạn tính. Từ khóa: Siêu âm dopller, bệnh viêm tắc động mạch chi dưới mãn tính. ABSTRACT ROLE OF ULTRASOUND IN THE DIAGNOSIS OF LOWER LIMB ARTERIAL OCCLUSION INFLAMMATORY CHRONIC Luong Van Bac, Tran Minh Hoang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 1 - 7 Objective: The purpose of this study was to assess the accuracy of Colour Doppler ultrasound compared with digital subtractionangiography (DSA) technique in diagnosis of lower limb arterial occlusive disease. Methods: A total of 68 patients with symptomatic leg arterial disease were included in the study. These patients were performed Doppler ultrasound and measured ankle-brachial indices (ABIs) both of two legs. 33/68 patients had undergone intravenous DSA. Ultrasonography was performed at aortic, femoral, popliteal, posterior tibial, anterior tibial and fibular arteries in eachof legs. The result of ultrasound examination was compared with DSA technique. Results: On Doppler Ultrasound, the sensitivity and specificity in diagnosing of lower limb arterial chronic disease were 99.96% and 100%, the siteof steno-occlusive disease was above 95% in sensitivity and specificity. On DSA technique, the diagnosis of lower limb arterial disease showed 96.96% sensitivity, 100% specificity with apositive predictive value (PPV) of 100% and negative predictive value (NPV) of 97.05%. These results show a * Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, BV Đa khoa khu vực Cần Duộc, Long An, ** Bộ Môn Chẩn Đoán Hình Ảnh – Đại Học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: BS CK II Lương Văn Bạc, ĐT: 0937659272, Email:bsbac1964@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 2 good correlation between the two imaging modalities with a kappa of 0.73 in common. At each one site such as: external iliac artery, common femoral artery, superficial femoral artery, profundafemoris artery, popliteal artery and tibial artery, the correlation between the two imaging modalities with a kappa of 1.00, 0.92, 0.71, 0.92, 0.95, respectively. Conclusions: Colour Doppler ultrasound is a reliable method and useful screening technique for assessment of lower limb arterial occlusive disease, and can become a routine technique in diagnosis of lower extremity arterial occlusive dieasea. Key words: Doppler Ultrasound, lower limbarterial occlusive disease. MỞ ĐẦU Bệnh động mạch chi dưới mạn tính (BĐMCDMT) là tình trạng hẹp một phần hay tắc hoàn toàn lòng động mạch (ĐM) kéo dài dẫn đến giảm lượng máu tưới cho các mô mà ĐM chi phối. Nguyên nhân thường gặp là xơ vữa động mạch(XVĐM) và viêm mạch gây huyết khối tắc nghẽn (Thromboangiitis Obliterans hay bệnh Buerger)(3,9). Bệnh chiếm tỷ lệ khá cao trong cộng đồng và tăng dần theo tuổi. Ở những quốc gia đang phát triển có khoảng 16% dân số ở độ tuổi từ 55 trở lên bị mắc bệnh này. Bệnh Buerger có tỷ lệ khá thấp khoảng 13/100.000 nhưng thường gặp ở nhóm tuổi khá trẻ, trong độ tuổi lao động và thường gây ra tàn phế. Phần lớn những người mắc bệnh BĐMCDMT thường không tự phát hiện bệnh vì triệu chứng bệnh rất nghèo nàn. Triệu chứng điển hình nhất là đau cách hồi chỉ có ở 50 -70%,là nguyên nhân chủ yếu làm người bệnh đến khám và nhập viện ở giai đoạn cuối của bệnh với các tổn thương nặng như loét chi, hoại tử đầu ngón chân hoặc cả bàn chân, thậm chí phải đoạn chi( 9,10). Bệnh có thể được phát hiện sớm bằng phương pháp thăm dò không xâm lấn phổ biến nhất hiện nay là dùng siêu âm đo huyết áp tâm thu cổ chân bằng Doppler liên tục và tính chỉ số ABI. ABI lúc nghỉ < 0,9 là dấu hiệu hẹp ĐM chi dưới có rối loạn huyết động, được sử dụng để đánh giá huyết động của BĐMCDMT và để theo dõi bệnh trong điều trị nội khoa cũng như đánh giá trước, sau phẫu thuật, giai đoạn tiến triển và tiên lượng bệnh. Chẩn đoán BĐMCDMT thường dựa vào khám lâm sàng kết hợp hai phương tiện cận lâm sàng chủ yếu là: siêu âm mạch máu chi dưới và chụp mạch số hóa nền. Tuy nhiên, chụp mạch số hóa xóa nền là một kỹ thuật xâm lấn, đòi hỏi người bệnh phải có đầy đủ tiêu chuẩn theo chỉ định. Siêu âm mạch máu luôn được chỉ định đầu tiên bao gồm thăm dò chi tiết hơn các ĐM của bàn chân và tình trạng các tĩnh mạch hiển trong trường hợp có chỉ định phẫu thuật, siêu âm là một phương tiện khảo sát không xâm lấn có thể thực hiện trên tất cả các đối tượng bệnh(2,3,11). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán bệnh viêm tắc ĐM chi dưới mạn tính. Câu hỏi nghiên cứu Giá trị của siêu âm Doppler trong chẩn đo- án bệnh viêm tắc ĐM chi dưới mạn tính như thế nào? Mục tiêu nghiên cứu - Khảo sát đặc điểm hình ảnh siêu âm bệnh viêm tắc ĐM chi dưới mạn tính. - Khảo sát giá trị của chỉ số ABI trong chẩn đoán, phân độ bệnh viêm tắc ĐM chi dưới mạn tính. Tìm hiểu mức độ phù hợp giữa chỉ số hẹp trên siêu âm và chụp mạch số hóa xóa nền trong chẩn đoán bệnh viêm tắc ĐM chi dưới mạn tính. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang Đối tượng nghiên cứu Tất cả các bệnh nhân được khám lâm sàng nghi ngờ viêm tắc ĐMCDMT và điều trị tại BVĐHYD và BVCR Tp. Hồ Chí Minh, được sàng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chẩn Đoán Hình Ảnh 3 lọc đưa vào nghiên cứu theo các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ, bao gồm: Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân Tất cả các người bệnh được khám lâm sàng nghi ngờ VTĐMCDMT nhập viện điều trị tại BVĐHYD và BVCR Tp. Hồ Chí Minh, được chỉ định và được bác sỹ chuyên khoa siêu âm mạch máu chi dưới thực hiện theo quy trình bao gồm: đo chỉ số ABI, siêu âm Doppler chi dưới trước khi chụp DSA. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân có các bệnh ác tính kèm theo. Có các bệnh lý về máu kèm theo gây hội chứng tắc mạch, bị tắc ĐM cấp tính, đã được can thiệp, bị nhiễm trùng chi Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian từ 1/9/2013 đến 15/4/2014. tại BVĐHYD và BVCR, Tp. Hồ Chí Minh Cỡ mẫu Lấy trọn Quy trình nghiên cứu Máy siêu âm Logic P5 hãng GE, máy được thiết kế để khám mạch máu có 2 đầu dò: 1 đầu dò cong tần số 3,75 MHZ và đầu dò phẳng tần số 12 → 14 MHZ, chuyên dùng để thăm dò mạch máu nông. Hệ thống siêu âm hai chiều, Doppler xung với kỹ thuật phân tích phổ, Doppler màu. Máy Doppler liên tục hiệu Hadeco của Nhật Bản, với 2 đầu dò bút chì tần số 8 MHZ và 10 MHZ, cấu hình máy kết hợp tín hiệu âm thanh và màn hình hiển thị sóng, có độ nhạy rất cao cho phép khám và phát hiện các trường hợp tắc ĐM chi nhanh và sớm trên tất cả bệnh nhân. Máy đo HA cột thủy ngân của Nhật Bản với băng quấn thích hợp, dùng để đo HA chi trên và HA cổ chân để tính chỉ số ABI. Quy trình siêu âm mạch máu chi dưới Khảo sát ĐM chủ bụng, tư thế chủ yếu là nằm ngữa, co hai chân, đôi khi nằm nghiêng, sử dụng đầu dò cong tần số 3,75 MHZ. Khảo sát ĐM chậu với tư thế nằm ngữa, đầu dò quét cắt ngang và dọc theo chiều phân nhánh ĐM chủ - chậu, khảo sát bằng mode B. Siêu âm màu cho phép xác định mức độ của tổn thương, Doppler xung được sử dụng để xác định vận tốc với ĐM đùi khảo sát đầu tiên với ĐM đùi chung, khảo sát bằng mode B ở mặt cắt ngang và mặt cắt dọc. ĐM cẳng chân, việc thăm khám các ĐM cẳng chân bao gồm ghi dòng chảy ở mắt cá chân bằng Doppler liên tục nhưng Doppler xung cũng cho phép khảo sát bởi siêu âm Doppler tần số cao 10MHZ -12MHZ. ĐM chày sau được khảo sát tới mắt cá chân và ĐM chày trước được khảo sát tới mặt lưng của bàn chân. ĐM của bàn chân thì siêu âm có thể hữu ích để thăm khám những ĐM chân dọc theo đường đi của nó, nhất là trong trường hợp dễ bỏ sót những vấn đề thiếu máu cục bộ. Những ĐM của lòng bàn chân và các ĐM xa có thể bị tổn thương và có thể phát hiện bằng siêu âm Doppler màu trong trường hợp đặc biệt và yêu cầu có thiết bị đặc biệt (đầu dò siêu âm tần số cao 10MHZ - 12MHZ. Chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) Bệnh nhân được làm tất cả các xét nghiệm tiền phẫu, trước một tuần khi can thiệp, riêng xét nghiệm chức năng thận, Ion đồ máu, Fibrinogen/ máu được thực hiện trong vòng 24 - 48 giờ trước can thiệp. Ngoài ra, còn làm các xét nghiệm về viêm gan và các xét nghiệm bệnh suy giãm miễn dịch mắc phải. Nhịn ăn ít nhất là sáu giờ trước can thiệp và cho uống các loại thuốc kháng ngưng tập tiểu cầu như: Aspirin hoặc Clopidogrel ít nhất trước 5 giờ. Khi vào phòng can thiệp được theo dõi mạch, huyết áp, SpO2, nhịp tim. Sát trùng bằng Bethadine vùng bẹn đùi hai bên, trải drap vô trùng từ cổ tới chân để lộ vùng bẹn và vùng cổ tay, gây tê tại chổ và đặt Sheath vào ĐM đùi. Tiêm Heparin 50UI/kg bolus tĩnh mạch nếu thực hiện qua đường ĐM đùi. Cài ống thông vào lòng ĐM và chụp ĐM cần can thiệp. Chuẩn bị sẳn dụng cụ can thiệp mạch máu, nếu cần thiết nong mạch bằng bóng, sau đó đặt stent mạch máu, chụp ĐM kiểm tra. Khi kết thúc thủ thuật, ghi nhận các dấu hiệu sinh tồn, đánh giá can thiệp mạch và rút Sheath ĐM quay. Sau chụp làm các xét nghiệm đông Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 4 máu sau 6 giờ và sau 24 giờ, chức năng thận 24 giờ. Tại phòng hồi tĩnh được đo điện tâm đồ, bốn giờ sau rút Sheath ĐM đùi và băng ép tại chỗ tới khi ổn định chuyển về khoa phòng. KẾT QUẢ Bảng1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Số lượng (n) Tỷ lệ % Tuổi : < 45 46 – 59 ≥ 60 7 18 46 10,6 22,6 67,7 Giới : Nam Nữ 55 13 81 19 Chỉ số BMI : ≤ 18,5 18,6 – 25 ≥ 26 7 56 5 10,2 82,4 7,4 Bảng 2. Lý do vào viện, yếu tố nguy cơ Số lượng (n) Tỷ lệ % Lý do vào viện Đau cách hồi Loét, hoại tử chi 26 42 38,3 61,7 Yếu tố nguy cơ Hút thuốc lá Cao huyết áp Đái tháo đường Rối loạn Lipid 46 29 15 13 67,6 42,6 22,1 19,1 Bảng 3. Tính chất tổn thương ĐM chi dưới trên siêu âm (n= 136) Vị trí Chân phải Chân trái Cả 2 chân Tính chất n (%) n(%) n(%) Xơ vữa 5 (3,6) 2(1,47) 54(39,7) Dầy thành 1(0,73) 0(0) 0(0) Vôi hóa 0(0) 0(0) 0(0) Huyết khối 3(2,2) 2(1,47) 0(0) Xơ vữa+dầy thành 0(0) 2(1,47) 12(8,8) Xơ vữa +vôi hóa 1(0,73) 0(0) 16(11,7) Xơvữa+huyếtkhối 3(2,2) 1(0,73) 6(4,1) Xơ vữa+dầy thành + huyết khối 2(1,47) 1(0,73) 2(1,4) Bảng 4. Tỷ lệ vị trí tắc ĐM chi dưới trên siêu âm (n = 68) ĐM Bên phải (n%) Bên trái (n%) p(*) Chậu ngoài 9(13,2) 6(8,8) > 0,05 Đùi chung 3(4,4) 6(8,8) > 0,05 Đùi sâu 1(1,4) 2(2,9) > 0,05 Đùi nông 33(48,5) 27(39,7) < 0,05 Khoeo 14(20,5) 6(8,8) < 0,05 Chày trước 21(30,8) 27(39,7) < 0,05 Chày sau 21(30,8) 17(25) > 0,05 Mác 2(2,9) 0(0) > 0,05 Bảng 5. Đánh giá kết quả chẩn đoán tắc ĐM chậu ngoài, đùi chung, đùi sâu giữa siêu âm mạch máu và chụp ĐM cản quang (n=66) Chụp ĐM Siêu âm Dương tính (+) Âm tính (-) Tổng ĐM chậu ngoài Dương tính(+) Âm tính (-) 6 0 0 60 6 60 ĐM đùi chung Dương tính(+) Âm tính (-) 2 1 0 63 2 64 ĐM đùi sâu Dương tính(+) Âm tính (-) 2 1 0 63 2 64 Bảng 6. Đánh giá kết quả chẩn đoán tắc ĐM đùi nông, khoeo, chày trước, chày sau giữa siêu âm mạch máu và chụp ĐM cản quang (n=66) Chụp ĐM Siêu âm Dương tính (+) Âm tính (-) Tổng ĐM đùi nông Dương tính(+) Âm tính (-) 28 0 2 36 30 36 ĐM khoeo Dương tính(+) Âm tính (-) 7 0 1 58 8 58 ĐM chày trước Dương tính(+) Âm tính (-) 20 0 2 44 22 44 ĐM chày sau Dương tính(+) Âm tính (-) 21 1 0 44 21 45 BÀN LUẬN Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là 65 ± 14 tuổi, thấp nhất là 32 cao nhất là 87 tuổi. Tỷ lệ các đối tượng ≥ 60 tuổi chiếm 67,7%. Tương tự kết quả nghiên cứu của các tác giả Dương Đức Hoàng và cs, Nguyễn Thị Huyền Ngân và cs(3,9), thay đổi không nhiều. Độ tuổi trung bình phản ảnh bệnh lí BĐMCDMT thường gặp trên người cao tuổi,bệnh Buerger thường gặp ở nhóm người trẻ tuổi dưới 45 tuổi. Tỉ lệ nam nhiều hơn nữ tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước trên bệnh lí ĐMCDMT (bảng 1). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chẩn Đoán Hình Ảnh 5 Lý do nhập viện, yếu tố nguy cơ Đa số người bệnh đều nhập viện giai đoạn trể khi có nhiều biến chứng kèm theo như: loét, hoại tử, đau, ảnh hưởng tới vận động cảm giác nhiều, phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước, đau cách hồi là nguyên nhân lý do nhập viện chính là của các tác giả nước ngoài như Aly S và cs, Olin J.W và cs, cho thấy nhận thức, chế độ tầm soát bệnh của nước ngoài là tốt hơn của chúng ta(1,7). Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu bệnh ĐMCDMT và Buerger. Số lượng càng nhiều, thời gian càng kéo dài yếu tố nguy cơ càng cao. Trong nghiên cứu của chúng tôi 67,6% các đối tượng có hút thuốc lá trên 20 điếu / ngày và thời gian hút trên 20 năm. Tương tự như các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Có mối liên hệ giữa tăng huyết áp và BĐMCDMT, nhất là tăng huyết áp tâm thu. Kết quả nghiên cứu của Zanati SG và cs có 52 trường hợp tăng HA trên tổng số 75 BN chiếm tỷ lệ 69,3%. Nghiên cứu Framingham tăng HA là yếu tố nguy cơ quan trọng chiếm tỷ lệ đến 35% liên quan đến BĐMCDMT. Ở người bệnh bị ĐTĐ nguy cơ bị BĐMCDMT tăng 3- 4 lần(3,10,11). Nghiên cứu Framingham cho thấy giảm dung nạp glucose đóng vai trò như một yếu tố nguy cơ đối với đau cách hồi hơn là vai trò trong bệnh mạch vành hoặc đột quỵ. Rối loạn lipid máu luôn đóng vai trò quan trọng trong các tổn thương XVĐM nói chung và BĐMCDMT nói riêng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid chiếm 19,1%, theo nghiên cứu Framingham, triệu chứng xuất hiện cơn đau cách hồi sẽ tăng gấp hai lần khi nồng độ cholesterol trong máu cao(3,1). Chỉ số ABI ABI là chỉ số để đánh giá gián tiếp dòng máu tại ĐM chi dưới. Sự giảm ABI ở BN có triệu chứng khẳng định có sự tắc nghẽn của ĐM giữa tim và cổ chân, với ABI ở mức càng thấp thì sự tắc nghẽn càng nặng. Biểu hiện bằng sự giảm vận tốc và độ dài quãng đường trong thời gian sáu phút. Chúng tôi lấy giá trị ABI < 0,9 là giới hạn để chẩn đoán BĐMCDMT. Theo nghiên cứu PARTNERS (PAD Awareness, Risk, and Treatment: New Resources for Survival) tắc ĐM chi dưới được coi là hiện diện khi ABI < 0,9 hoặc có tiền sử thông ĐM chi dưới. Kết quả của chúng tôi ABI trong chẩn đoán BĐMCDMT có độ nhạy 98,36%, độ đặc hiệu là 100% tương tự kết quả của nghiên cứu của Nicholson và cs nghiên cứu trên 50 đối tượng cho kết quả độ nhạy 92% và độ đặc hiệu 75%, Baxter và cs nghiên cứu trên 20 đối tượng cho kết quả độ nhạy100%, độ đặc hiệu 58%1(3,6). Kết quả của chúng tôi cao hơn một số các tác giả trong và ngoài nước, lý giải điều này chúng tôi cho rằng, thời điểm nghiên cứu của chúng tôi khác, máy móc, kỹ thuật các đầu dò, thiết bị hổ trợ có độ phân giải cao hơn, tiến bộ hơn nên kết quả độ nhạy và đặc hiệu của chúng tôi là cao hơn. ABI không chỉ là yếu tố tiên lượng tử vong ở BĐMCDMT mà còn là yếu tố tiên lượng chung. Theo Newman, Vogt và cs, ABI là yếu tố tiên lượng tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong của những người lớn tuổi (cả nam và nữ) có và không có tăng HA và ở bệnh XVĐM. Vì vậy nên khảo sát chỉ số ABI từ đầu một cách thường qui (3,1,7). Tính chất tổn thương ĐM, vị trí tổn thương trên siêu âm Tổn thương dạng xơ vữa đơn thuần thành ĐM chiếm đa số, thường xảy ra ở cả hai chân, kế tiếp là dạng xơ vữa kết hợp dầy thành ĐM và xơ vữa kết hợp vôi hóa. Huyết khối cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế gây tắc mạch BĐMCDMT. Kết quả của chúng tôi có 68 trường hợp tắc ĐM với 104 chân bị tổn thương, tắc hay gặp ở các vị trí: ĐM đùi nông 60 trường hợp, ĐM chày trước 48 trường hợp, ĐM chày sau 38 trường hợp, ít nhất là ĐM đùi sâu 3 trường hợp và ĐM mác 2 trường hợp, tương đồng với kết quả của tác giả Dương Đức Hoàng và cs, trong 86 trường hợp tắc ĐM có 53 trường hợp tắc ĐM đùi nông, tác giả Trần Thị Huyền Ngân và cs, trong 53 đối tượng với 87 chi bị tắc có 28 trường hợp tắc ĐM đùi(3,9). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 6 Đánh giá kết quả chẩn đoán tắc ĐM tại các vị trí giữa siêu âm mạch máu và chụp ĐM cản quang Đối chiếu kết quả siêu âm Doppler với chụp ĐM cản quang Kết quả nghiên cứu 33 trường hợp với 66 chân được chụp ĐM cản quang để so sánh giữa hai phương pháp siêu âm Doppler và chụp ĐM cản quang, kết quả chung cho thấy mức độ chính xác cao với độ nhạy 96,96%, độ đặc hiệu 100%, giá trị dự đoán dương tính 100%, giá trị dự đoán âm tính 97,05%, mức độ phù hợp giữa hai phương pháp là tốt với hệ số Kappa = 0,73. Kết quả của chúng tôi tương tự của tác giả Trần Văn Sơn và cs, Dương Đức Hoàng và cs, Aly.S và cs thay đổi không nhiều. khi so sánh kết quả chụp DSA với siêu âm Doppler trong chẩn đoán BĐMCDMT. Do đó, ở những cơ sở Y tế chưa có DSA cần thiết sử dụng siêu âm làm phương tiện đầu tiên để khám và xác định chẩn đoán BĐMCDMT sớm và kịp thời để có hướng xử lý thích hợp tránh các biến chứng do phát hiện bệnh giai đoạn muộn(1,10,1). Đánh giá kết quả chẩn đoán tắc ĐM tại các vị trí giữa siêu âm mạch máu và chụp ĐM cản quang Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khi so sánh giữa kết quả siêu âm Doppler mạch máu và chụp ĐM cản quang từng vị trí ĐM. Ở ĐM chậu ngoài độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 100%, hệ số Kappa = 1 các ĐM đùi chung và đùi sâu độ nhạy chỉ có 66,66%, hệ số kappa = 0,71, nhưng tại vị trí ĐM đùi nông và ĐM khoeo độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 94,73%, với hệ số Kappa = 0,92, nhóm ĐM chày có độ nhạy 100% và độ đặc hiệu trên 95% với hệ số Kappa = 0,95. Sở dĩ độ nhạy và độ đặc hiệu của nhóm ĐM đùi chung và ĐM đùi sâu thấp là do tỷ lệ hẹp - tắc tại các vị trí này rất ít, số lượng tắc tại ĐM đùi chung là 3 trường hợp và tại vị trí ĐM đùi sâu cũng là 3 trường hợp cho nên các bác sỹ siêu âm ít chú ý đến vị trí hai ĐM này. Tác giả Schaberle và cs so sánh siêu âm Doppler và chụp ĐM ở 125 BN bị BĐMCDMT giai đoạn III - IV theo Lerich – Fontaine có độ nhạy đạt 96% và độ đặc hiệu 98%, tác giả Schaberla và cs thì độ nhạy và độ đặc hiệu của siêu âm Doppler tại vị trí đùi - khoeo đạt trên 95%, còn các ĐM cẳng chân (ĐM chày trước, ĐM chày sau và ĐM mác) độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 82/74%, 90/93%, 90/92%(8). KẾT LUẬN Vai trò của chỉ số ABI ABI có độ nhạy 98,36% và độ đặc hiệu 100% trong chẩn đoán khẳng định và phân biệt BĐMCDMT và đánh giá mức độ hẹp ĐM chi dưới, chỉ số ABI càng thấp thì biển hiện lâm sàng càng nặng ngoài ra còn giúp các bác sỹ phẫu thuật đánh giá tình trạng BN trước và sau phẫu thuật. Đặc điểm hình ảnh siêu âm Siêu âm chẩn đoán xác định BĐMCDMT có độ nhạy 96,96% và độ đặc hiệu 100%. Ngoài ra còn khảo sát các thay đổi về hình thái của ĐM nhất là các tổn thương do xơ vữa. Xác định vị trí ĐM bị tắc với độ nhạy và độ đặc hiệu trên 95%. Siêu âm xác định nguyên nhân tắc nghẽn mạch giúp các bác sỹ lâm sàng lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp theo nguyên nhân gây bệnh. Đối chiếu kết quả siêu âm Doppler và chụp DSA Đối chiếu kết quả chung giữa siêu âm Doppler mạch máu với kết quả chụp DSA, độ nhạy là 96,96%, độ đặc hiệu là 100%, giá trị dự đoán dương tính 100% giá trị dự đoán âm tính 97,05%, mức độ chẩn đoán phù hợp giữa hai phương pháp là tốt với hệ số Kappa = 0,73. Đối chiếu sự phù hợp giữa hai phương pháp ở ĐM chậu ngoài rất tốt với hệ số Kappa = 1 và ĐM đùi nông tốt với hệ số Kappa = 0,92. Các vị trí còn lại mức độ phù hợp giữa hai phương pháp là tốt, hệ số Kappa ở vị trí ĐM đùi chung, đùi sâu, ĐM khoeo và nhóm ĐM chày theo thứ tự: 0,71; 0,92; 0,95. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chẩn Đoán Hình Ảnh 7 KIẾN NGHỊ Sử dụng kỹ thuật đo chỉ số ABI như là một xét nghiệm cận lâm sàng thường qui. Đối với các cơ sở y tế chưa có triển khai máy CT đa lát cắt hoặc chưa có máy DSA, để chẩn BĐMCDMT giai đoạn sớm nên kết hợp siêu âm Doppler và máy Doppler liên tục để thăm khám. Đối với các bệnh viện lớn có đầy đủ phương tiện, cũng nên trang bị máy Doppler liên tục cho các khoa có BN BĐMCDMT để theo dõi BN tại khoa, phòng, nhất là các khoa phẫu thuật mạch máu để đánh giá tình trạnh BN trước và sau phẫu thuật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aly S, Sommerville K, Adiseshial M, et al (1998), “ Comparison of duplex imaging and arteriography in the evaluation of lower arteries”, British Journal of Surgery, 85, pp. 1099 -1102 2. Beckek F, Brenot R, Perrin M (1985), L’indice de préssion systolique a la surveillance a terme d’une artério pathiedesmembre sinferieurs. pp 37- 42. 3. Dương Đức Hòang (2006), “Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler ở BN bệnh động mạch mạn tính”, Luận văn Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội. 4. Fowkes F, Lee A, Murray G (2005), On behalf of the ABI collaboration, Ankle - brachial index as an independent indicator of mortality in fifteen international population cohort studies, Circulation, pp. 1112-3704. 5. Lowell M, Harris K, Forbes T, et al (2009), “Peripheral arterial disease: Lack of awareness in Canada”, Can J Cardiol, 25(1), pp. 39-45. 6. Norgren L, Hiatt WR, Dormandy JA et al On behaif of the TASC II Working Group (2007), “Inter – Society consensus for the management pf peripheral arterial disease”, European journal Vascular Endovascular Surgery (33), pp.1-7. 7. Olin JW, Young JR, Graor RA (1990), “ The changing clinical spectrum of thromboangiitis obliterans (Buerger’s disease)”, Supplement IV, Circulation, Vol 82, N Barretto S, Ballman KV, Rooke TW, Kullo IJ (2003), “Early-onsetperipheral arterial occlusive disease: clinical features and determinants of disease severity and location” Vasc Med, 8 (2), pp. 95-100.o 5, pp. 3 - 8. 8. Schaberle A, Conte MS (2010), “ Critical limb ischemia”, Current treatment Options in cardiovasular Medicine, 12, pp. 214 - 229. 9. Trần Thị Huyền Ngân (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler ở BN viêm tắc động mạch mạn tính chi dưới, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Huế 10. Trần Văn Sơn, Nguyễn Hoài Nam (2006), “ Vai trò của siêu âm Doppler trong chẩn đoán bệnh tắc động mạch mạn tính chi dưới”, Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, 10 (4), tr. 228-234. 11. Zanati SG, Mouraria GG, Matsubara LS, et al (2009), “Profile of the cardiovascular rick factor and mortality in partients with symptomatic peripheral arterial disease”, clinies sao Paulo, 64(4), pp. 323 - 326. Ngày nhận bài báo: 20/10/2014 Ngày phản biện nhận bài nhận xét: 24/10/2014 Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_tro_cua_sieu_am_trong_chan_doan_benh_viem_tac_dong_mach.pdf
Tài liệu liên quan