Qua nghiên cứu trên 310 trẻ từ sơ sinh đến 15
tuổi điều trị tại Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Nhi
Đồng II, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau
- 2 yếu tố có giá trị tiên lượng sống còn là
FiO2 và điểm số PRISA II lúc nhập viện.
- Thang điểm PRISA II áp dụng tốt trên dân
số trẻ mới nhập Khoa Cấp Cứu (với khả năng
phân cách kết cuộc sống còn/ tử vong tốt và kết
cuộc có được qua dự đoán bằng thang điểm phù
hợp với kết cuộc có được qua quan sát). Những
biến số không phù hợp với đặc điểm hoạt động
cấp cứu của chúng ta cần được nghiên cứu thêm
và hiệu chỉnh lại với mô hình hồi quy logistic đa
biến.
- Thang điểm PRISA II có khả năng tiên lượng
chính xác mức độ bệnh nặng và có khả năng dự báo
kết cuộc sống còn của bệnh nhân khá tốt (với điểm
số PRISA II lúc nhập viện <10 điểm, khả năng sống
còn của bệnh nhân >80%). Điều này có thể giúp các
bác sĩ tại các đơn vị cấp cứu có thể tiên lượng được
mức độ bệnh nặng và khả năng phải nhập viện ở trẻ
tương đối sớm, chính xác và khách quan. Từ đó giúp
họ có thể đưa ra những quyết định nhập viện đúng
10 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của thang điểm prisa 2 trong tiên lượng bệnh nhi nhập khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 2 tháng 08/2005 – 04/2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VAI TRÒ CỦA THANG ĐIỂM PRISA II TRONG TIÊN LƯỢNG BỆNH NHI
NHẬP KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG II THÁNG 08/2005 –
04/2006
Mai Quang Huỳnh Mai*, Phạm Lê An**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định khả năng tiên đoán mức độ bệnh nặng của thang điểm PRISA II ở bệnh nhi Khoa
Cấp Cứu Bệnh viện Nhi Đồng II từ tháng 08/2005 đến tháng 04/2006
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, theo dõi dọc, mô tả và phân tích.
Kết quả: Nghiên cứu trên 310 trẻ tuổi từ sơ sinh đến 15 tuổi, có bệnh lý nội – ngoại khoa, được điều
trị tại khoa cấp cứu BV Nhi Đồng II Tp HCM, từ 08/2005 đến 04/2006. Đa số nhóm nghiên cứu thuộc
nhóm tuổi >1 tháng – 5 tuổi, bệnh lý nội khoa chiếm ưu thế (thường gặp bệnh lý hô hấp, bệnh lý sơ sinh).
Tỷ lệ tử vong 13,2% đa số thuộc nhóm dưới 5 tuổi, tập trung chủ yếu trong các nhóm tai nạn (21,4%), sơ
sinh (17,4%), bệnh nhiễm trùng (18,2%), bệnh tim mạch (17,1%).... Điểm PRISA II lúc mới nhập viện có
khả năng phân cách kết cuộc sống còn/ tử vong tốt với diện tích dưới đường cong ROC = 0,855(P<0,001).
Mô hình tiên đoán có khả năng định cỡ tốt trên dân số nghiên cứu hay có sự phù hợp giữa kết cuộc dự
đoán bằng thang điểm và kết cuộc thực sự của bệnh nhân qua quan sát (thử nghiệm phù hợp của Hosmer
và Lemeshow, 8 độ tự do, Chi2 = 4,197, P=0,839) với khả năng tiên lượng chính xác kết cuộc sống là
95,7%.
Kết luận: Thang điểm PRISA II áp dụng tốt trên dân số trẻ mới nhập Khoa Cấp Cứu, có khả năng tiên
lượng chính xác mức độ bệnh nặng và có khả năng dự báo kết cuộc sống còn của bệnh nhân tốt (với điểm
số PRISA II lúc nhập viện 80%)
ABSTRACT
THE PRISA II SCORE TO PREDICT THE OUTCOME OF PATIENT WHO ADMITTED TO EMERGENCY
DEPARTMENT OF PEDIATRIC HOSPITAL NO2 IN HOCHIMINH CITY VIETNAM FROM AUGUST/2005
TO APRIL/2006
Mai Quang Huynh Mai, Pham Le An
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 1 - 2007: 168 - 176
Objective: to confirm the capacity of PRISAII score for predicting the patients’ outcome or the severity
of illness in ED.
Methodology: cohort prospestive.
Result: 310 children from neonate to 15 year old who admitted to ED of Pediatrics Hospital No2 in
HCM city VN with internal and surgical disease are included to research from 8/2005 to 4/2006. Most of
them belong to the group age from 1 month to 5 year old and the prominent of internal disease such as
respiratory disease.. the death rate was 13.2% that focus on the children’s group age under 5 year old and
accident group (21.4%), infestious group (18.2%), neonatal group (17.4%). The PRISA II score in
admittion can well discriminate the patient’s outcome death or survive that confirm with the area or the
ROC curve = 0.855 (P <0.001). The predicting model have a good calibrate in the research’s population
* Bệnh viện Nhi Đồng 2 - Tp. Hồ Chí Minh
** Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược - Tp. Hồ Chí Minh
the confirm by the result of the fit test of Hosmer and Lemeshow, 8 df, Chi2 = 4,197, P=0,839. The
estimated probability to predict the outcome survive of this model on the research’s population is 95.7%.
Conclusion: The PRISA II score should be use in the population of children who admitt to ED due to
the good prediction of the outcome and severity of illness (the estimated probability to predict that patient’s
survive of the PRISA II score < 10 is more than 80%).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khoa Cấp Cứu luôn luôn là cánh cổng chính mở
đường vào một hệ thống dịch vụ y khoa và chăm sóc
y tế. Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngày
càng tăng, đồng nghĩa với việc thời gian chờ đợi để
được chăm sóc tại khoa Cấp Cứu của bệnh nhân càng
bị kéo dài và sự không hài lòng của bệnh nhi và thân
nhân sẽ gia tăng tương ứng.
Thang điểm PRISA II (The second generation
of Pediatrics Risk of Admission: Thang điểm tiên
lượng nguy cơ nhập viện của trẻ) được xây dựng,
điều chỉnh và phát triển nhằm mục đích tiên
lượng mức độ nặng của bệnh, qua đó tiên đoán
khả năng nhập viện của bệnh nhi tại Khoa Cấp
Cứu bệnh viện. Thang điểm này đã được các
bệnh viện Nhi khoa hàng đầu trên thế giới sử
dụng và đã mang lại những kết quả tốt.
Bệnh viện Nhi đồng II là một trong những
bệnh viện đầu ngành về Nhi tại khu vực phía
Nam của Việt Nam. Mỗi năm khoa Cấp Cứu của
bệnh viện tiếp nhận một số lượng bệnh nhi rất
lớn từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía
Nam đến điều trị. Điều này đã làm gia tăng áp
lực làm việc trên các nhân viên y tế tại đây. Do
đó chúng tôi tiến hành đề tài này với mong muốn
khởi đầu đánh giá việc áp dụng một phương pháp
tiên lượng mức độ bệnh nặng khách quan trong
hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam, ngõ hầu có thể
giúp hoàn thiện khả năng tiên lượng sớm và
chính xác mức độ nặng của bệnh, qua đó giúp các
nhân viên y tế có thể đưa ra những quyết định
can thiệp chính xác và kịp thời, giúp gia đình
bệnh nhi có thể chủ động chuẩn bị cả về tài chính
và tâm lý, giúp giảm thiểu lãng phí tài nguyên
của cả bệnh viện và gia đình bệnh nhi.
ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu, theo dõi dọc, mô tả và phân tích
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhi từ sơ sinh đến 15 tuổi được điều trị
tại khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng II từ tháng
08/2005 đến tháng 04/2006.
Cỡ mẫu
n=(Z 2 1-α/2 *P(1-P))/d2
α (xác suất sai lầm loại I) =0,05
Z (trị số từ phân phối chuẩn với α = 0,05)
=1,96
D (sai số cho phép) quy ước = 0,02 P (tỷ lệ tử
vong tại khoa cấp cứu) = 0,027(theo y văn)
⇒ n = 1,96 2 * 0,027 * 0,973 / 0,022 = 253
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
-Tất cả bệnh nhi thuộc tiêu chí chọn bệnh
ngay khi nhập viện đều được:
- Hỏi bệnh sử và khám lâm sàng theo bệnh
án mẫu.
- Tiến hành các xét nghiệm cần thiết (huyết
đồ, ion đồ, chức năng thận, khí máu động mạch)
sau khi trẻ nhập khoa cấp cứu.
- Tiếp tục theo dõi diễn tiến trong 24g đầu
hoặêc đến lúc bệnh nhân xuất khỏi khoa cấp cứu
(nếu thời gian nằm tại cấp cứu <24h) nhằm phát
hiện những dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng
bất thường nhất.
Số liệu được nhập bằng phần mềm EPI-INFO
6.04B và phân tích bằng phần mềm SPSS 11.05
theo các bước: Phân tích đơn biến và phân tích đa
biến. Các yếu tố nguy cơ được tìm thấy khi phân
tích đơn biến sẽ được đưa vào phân tích đa biến
để loại trừ yếu tố gây nhiễu và xác định yếu tố
nào góp phần tiên lượng kết cuộc điều trị của dân
số nghiên cứu một cách độc lập.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Trong số 310 trẻ được đưa vào lô nghiên cứu
Phân bố bệnh nhân theo giới
Trong nhóm nghiên cứu, tỷ lệ nam (52,9%)
chiếm ưu thế hơn nữ (47,1%), (nam / nữ =1,12:1)
Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Đa số bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu
thuộc trong lứa tuổi >1 tháng đến 5 tuổi (53,9%)
Phân bố giới tính trong các phân nhóm tuổi
Tỷ lệ nam giới chiếm ưu thế trong nhóm tuổi
sơ sinh (60,8%) và > 5 tuổi (57,4%)
60.80%
57.40%
39.20%
53.30%
42.60%
46.70%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
sơ sinh >1 tháng - 5 tuổi > 5 tuổi
nữ
nam
Biểu đồ 1: Phân bố giới tính trong các nhóm tuổi
Tình hình bệnh nhân nhập Khoa Cấp Cứu
Số bệnh nhân được chuyển từ tuyến trước
chiếm ưu thế (53,5%), đa số đều được xử trí trước
khi chuyển viện (71,7%) bằng phương pháp thở
oxy, kháng sinh, dịch truyền, chống co giật (có
hoặc không kèm hạ sốt).
Bảng 1: Đặc điểm chuyển viện của nhóm nghiên
cứu (n=310).
Đặc điểm Tần suất (tỷ lệ %)
chuyển từ tuyến trước
xử trí tuyến trước
thở oxy
kháng sinh
truyền dịch
chống co giật ± hạ sốt
166 (53,5)
119 (71,7)
40 (33,6)
26 (21,8)
20 (16,8)
9 (7,6)
Nhóm bệnh nhân được chỉ định can thiệp xâm
lấn ngay lúc nhập viện có tỷ lệ tử vong cao hơn
nhóm không được chỉ định can thiệp xâm lấn
(35,2% so với 7,10%) (có ý nghĩa thống kê: Chi2 P
<0,001)
Đặc điểm phân bố bệnh lý
Chẩn đoán: nhóm bệnh lý nội khoa chiếm ưu thế
hơn bệnh lý ngoại khoa, trong đó tập trung chủ
yếu vào các nhóm bệnh lý đường hô hấp, bệnh lý
sơ sinh, sốt xuất huyết và bệnh lý đường tiêu hoá.
Bảng 3: Phân bố chẩn đoán của nhóm nghiên cứu
(n=310).
chẩn đoán thường gặp tần suất (tỷ lệ %)
viêm hô hấp dưới, suy hô hấp
nhóm bệnh lý sơ sinh:
- suy hô hấp sơ sinh
- tim bẩm sinh tím
- nhiễm trùng sơ sinh
sốt xuất huyết
tiêu chảy cấp / tiêu chảy nhiễm trùng
60 (20,6)
19 (6,1)
18 (5,8)
22 (7,1)
17 (5,5)
14 (4,5)
Phân bố tình hình xử trí tại bệnh viện
Đa số bệnh nhân được xử trí ban đầu với những
biện pháp như truyền dịch (81%), kháng sinh đường
tĩnh mạch (72,3%), hạ nhiệt (50%) đa số bằng thuốc
và những thủ thuật cấp cứu xâm lấn (29,3%).
Phân bố kết cuộc của bệnh nhân
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 41 trường
hợp tử vong dù đã được điều trị tích cực(chiếm tỷ lệ
13,2%), 86,8% còn lại được chuyển vào khoa điều
trị nội trú khi tình trạng bệnh nhân đã ổn định.
Tử vong tập trung chủ yếu trong các nhóm
bệnh lý tai nạn (21,4%), nhiễm trùng (18,2%), sơ
sinh (17,4%), tim mạch (17,1%)...
Bảng 4: Tần số tử vong trong nhóm nghiên cứu
phân bố theo nguyên nhân bệnh lý(n=310)
Bệnh lý Tần số
(tỷ lệ %)
Tần số tử vong
(tỷ lệ %)
Tai nạn
Bệnh lý nhiễm trùng
Bệnh lý sơ sinh
Bệnh lý tim mạch
Thần kinh
Bệnh lý hô hấp
Bệnh lý tiêu hoá
28 (9,0)
66 (21,3)
46 (14,8)
41 (13,2)
20 (6,4)
65 (21,0)
39 (12,6)
6 (21,4)
12 (18,2)
8 (17,4)
7 (17,1)
2 (10,0)
4 (6,1)
2 (5,1)
Phân bố kết cuộc sống còn / tử vong trong
các nhóm tuổi
Tỷ lệ tử vong ở 2 phân nhóm tuổi sơ sinh và
>1 tháng – 5 tuổi xấp xỉ nhau (14,6% và 14,4%)
và cao hơn ở phân nhóm tuổi > 5 tuổi (8,2%).
Phân bố chẩn đoán bệnh trong các nhóm
tuổi
Trong dân số nghiên cứu, nhóm sơ sinh gặp
chủ yếu dị tật bẩm sinh, bệnh lý tim mạch, hô
hấp và nhiễm trùng thường gặp trẻ dưới 5 tuổi, tai
nạn gia tăng ở nhóm trên 5 tuổi cùng với bệnh lý
huyết học, nội tiết..
Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và
kết cuộc sống còn / tử vong
Các trẻ trong phân nhóm tuổi sơ sinh có:
Trung bình số lượng bạch cầu, nồng độ Kali máu,
FiO2, AaDPO2 trong khí máu động mạch, tổng số
điểm PRISA II lúc nhập viện cao hơn nhóm tuổi > 1
tháng có ý nghĩa thống kê(ANOVA Ftest: P<0,05).
Kết quả này phù hợp với kết quả tỷ lệ tử
vong quan sát trong phân nhóm tuổi này cũng cao
hơn các phân nhóm tuổi còn lại.
Bảng 5: Giá trị trung bình của các yếu tố nguy cơ thuộc biến số liên tục trong các nhóm tuổi
Biến số Trung bình S.E KTC 95% Anova f test
BC (/MM3): sơ sinh
> 1 tháng-5 tuổi
> 5 tuổi
K (MEQ/L): sơ sinh
>1tháng- 5tuổi
> 5 tuổi
FIO2 (%): sơ sinh
> 1tháng - 5tuổi
> 5 tuổi
AADPO2: sơ sinh
>1 tháng- 5 tuổi
> 5 tuổi
PRISA II (điểm): sơ sinh
> 1 tháng – 5 tuổi
> 5 tuổi
18684,15 ± 17920,9
15805,09 ± 8666,75
13528,85 ± 9238,40
4,848 ± 1,28
4,411 ± 0,78
3,966 ± 0,74
59,15 ± 22,42
45,05 ± 26,71
31,07 ± 15,11
185,94 ± 165,03
123,22 ± 149,65
43,27 ± 71,68
32,85 ± 12,97
28,29 ± 14,72
26,64 ± 15,85
1979,03
670,65
1182,86
0,14
0,06
0,095
2,48
2,07
1,94
18,22
11,62
9,25
1,43
1,14
2,03
14746,5-22621,8
14481,0-17129,2
11162,8-15894,9
4,57-5,13
4,29-4,53
3,78-4,16
54,22-64,07
40,97-49,13
27,20-34,94
149,68-222,20
100,29-146,16
24,75-61,78
30,00-35,70
26,04-30,54
22,58-30,70
P<0,05
P<0,05
P<0,05
P<0,05
P<0,05
-Phân nhóm sống có
Trung bình trị số huyết áp tâm thu, tâm trương
và nồng độ HCO3- trong khí máu động mạch cao
hơn và trung bình nồng độ Kali máu, Ure máu,
PaO2, FiO2, điểm số PRISA II tổng cộng thấp hơn
nhóm tử vong, sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê (ANOVA F test, P<0,05)
Bảng 6: Giá trị trung bình của các yếu tố nguy cơ thuộc biến số liên tục trong phân nhóm kết cuộc (sống
còn / tử vong)
Biến số Trung bình +/- SD SE KTC 95% Anova F test
HA tt (mmHg): Sống
Tử vong
HA ttr (mmHg): Sống
Tử vong
K (mEq/L): Sống
Tử vong
Urea (g/L): Sống
Tử vong
PaO2(mmHg): Sống
Tử vong
FiO2(%): Sống
Tử vong
HCO3(mEq/L): Sống
94,72±21,998
48,33±49,691
60,38±15,271
31,30±34,042
4,339± 0,7489
5,093±1,7535
0,2852±0,18545
0,6159±0,58662
101,99±57,127
132,17±73,063
40,81±21,095
80,22±25,613
20,51±5,882
1,658
9,563
1,154
6,551
0,0457
0,2738
0,01131
0,09161
3,483
11,410
1,286
4,000
0,359
91,45-97,99
28,68-67,99
58,10-62,66
17,83-44,76
4,249-4,429
4,539-5,646
0,2630-0,3075
0,4307-0,8010
95,13-108,84
109,11-155,23
38,28-43,35
72,14-88,30
19,80-21,22
P<0,05
P<0,05
P<0,05
P<0,05
P<0,05
P<0,05
P<0,05
Biến số Trung bình +/- SD SE KTC 95% Anova F test
Tử vong
PRISA II (điểm): Sống
Tử vong
15,56±11,576
26,71±13,763
45,29±9,009
1,808
0,839
1,407
11,91-19,21
25,06-28,37
42,45-48,14
P<0,05
Xác định khả năng phân cách của các yếu
tố nguy cơ
Điểm số PRISA II lúc nhập viện, FiO2 và
Urea máu là 3 biến số có khả năng phân cách kết
cuộc sống còn / tử vong tốt hơn so với các biến số
còn lại (có ý nghĩa thống kê (P<0,001)
Bảng 7: Phân bố diện tích dưới đường cong ROC
của các yếu tố nguy cơ thuộc biến số liên tục ở lô
nghiên cứu
Biến số AUC
Sai số chuẩn
(S.E)
P
Khoảng tin
cậy 95%
PRISA II
FIO2
UREA
0,855
0,846
0,684
0,027
0,036
0,049
0,000
0,000
0,000
0,802-0,908
0,775-0,917
0,587-0,781
Khả năng dự báo kết cuộc sống còn / tử
vong của thang điểm PRISA II
Bảng 8: Phân nhóm kết cuộc theo phân nhóm
điểm PRISA II lúc nhập viện
phân nhóm điểm PRISA II
lúc nhập viện Kết cuộc
≤34,5 điểm >34,5 điểm
tỷ số số chênh
(KTC 95%)
chi 2= 60,7
sống
tử vong
190/269 (70,6%)
3/41 (7,3%)
29/269 (29,4%)
38/41 (72,7%)
30,464
(9,1-101,6)
Tiến hành phân tích đa biến với hồi quy
logistic
Bảng 9: Mô hình tiên lượng nguy cơ tử vong
Yếu tố tiên
lượng nguy
cơ tử vong
Hệ số
β
Sai số
chuẩn
S.E.
Wald
OR
(KTC 95%) P
FiO2 0,047 0,009 27,331
1,048
(1,030-1,066)
0,000
PRISA II 0,079 0,020 16,130
1,082
(1,041-1,124)
0,000
Hằng số -7,579 0,943 64,526 0,001 0,000
(-2 Log likelihood = 141.147, Nagelkerke R2 =
0,488, Cox & Snell R2 = 0,260) bao gồm các yếu tố
nguy cơ tử vong lâm sàng đưa vào phân tích đa biến:
Điểm số PRISAII với điểm cắt là 34,5 điểm
phân cách được hai nhóm tử vong và sống còn
(Chi 2 P < 0,05)
Mô hình trên chỉ còn 2 yếu tố nguy cơ (FiO2
và số điểm PRISA II lúc nhập viện) có giá trị
nhất để tiên lượng chính xác nguy cơ tử vong với
phương trình tiên lượng xác suất nguy cơ tử vong
được tính như sau:
Xác suất nguy cơ tử vong = P = elogit/(1+ elogit)
Trong đó Logit =-7,579 +0,047 ∗ (FiO2) +0,079 * (điểm
số PRISA II)
Kết quả cho thấy mô hình trên có khả năng
tiên lượng kết cuộc cho bệnh nhi nhập Khoa Cấp
Cứu với tỷ lệ tiên lượng đúng cho toàn bộ 2 nhóm
kết cuộc sống và tử vong là 95,9%, tỷ lệ tiên
lượng đúng tử vong là 67%, mô hình này có khả
năng định cỡ tốt trên dân số nghiên cứu (có sự sát
hợp giữa kết cuộc dự đoán bằng thang điểm và
kết cuộc thực sự của bệnh nhân qua quan sát)
(thử nghiệm Chi2 phù hợp, P>0,05)
Bảng 10 Giá trị của mô hình tiên lượng nguy cơ tử
vong
Độ nhạy Độ
chuyên
Giá trị tiên đoán
dương
Giá trị tiên đoán
âm
67% 95,7% 72,3% 94,4%
Bảng 11: Nguy cơ tử vong theo phân nhóm điểm
PRISA II lúc nhập viện:
Phân nhóm điểm PRISA II lúc mới
nhập viện (điểm)
Nguy cơ tử vong (%)
0 - 10 0,0 – 19,5%
11 - 20 23,0 – 65,3%
21 - 30 69,0 – 89,3%
31 - 40 90,0 – 95,5%
41 – 50 95,7– 96,5%
51 - 64 96,8 – 96,9%
BÀN LUẬN
Đặc trưng dân số
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu
Trong số 310 trẻ từ sơ sinh đến 15 tuổi trong
lô nghiên cứu có:
- Phái tính nam chiếm ưu thế (nam: nữ
=1,12:1) và phân bố giới tính trong 3 nhóm tuổi
xấp xỉ như nhau, tương tự như trong nghiên cứu
của Phạm Lê An (58% nam), Marc H.Gorelick ở
Hoa Kỳ(58% nam), Jocelyn Gravel ở
Canada(52% nam), James M Chamberlain ở Hoa
Kỳ (56% nam)(1)... nhưng chúng tôi chưa tìm thấy
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về phân bố giới
tính trong kết cuộc của bệnh nhân.
- Nơi cư trú chủ yếu tại thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
- Nhóm bệnh lý nội khoa chiếm ưu thế. Các bệnh
lý thường gặp là bệnh lý hô hấp (chủ yếu là đường hô
hấp dưới), bệnh lý sơ sinh (nhiễm trùng, suy hô hấp,
tim bẩm sinh... ) với các lý do đến khám thường là
các triệu chứng liên quan đến bệnh lý đường hô hấp,
tiêu hoá và sốt (tương tự tình hình bệnh tật trong
nghiên cứu của James M Chamberlain và cs, Jocelin
Gravel và cs). Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh lýùngoại khoa
của chúng tôi (4,8%) thấp hơn các nghiên cứu trên
(24,2% và 10,8%).
- Tỷ lệ bệnh nhân được chuyển đếùn bệnh viện từ
tuyến trước (phòng khám tư, trạm y tế phường, trung
tâm y tế quận huyện, bệïnh viện bạn) chiếm ưu thế
(53,5%). Kết quả này cao hơn kết quả của James M
Chamberlain và cs, Jocelin Gravel và cs có thể là do
mạng lưới y tế cơ sở của chúng ta đã dần phát huy
được vai trò của nó (đa số bệnh nhân đều được xử trí
trước khi chuyển viện: 71,7%). Người dân đã dần có
thói quen đến các đơn vị y tế cơ sở để được khám và
điều trị. Chúng tôi chưa nhận thấy có mối liên hệ có ý
nghĩa thống kê giữa phương pháp chuyển viện, các
biện pháp can thiệp điều trị của tuyến trước và kết
cuộc sống còn / tử vong của bệnh nhân (Chi2 P<0,05).
- Đa số bệnh nhân khi nhập viện đều được xử trí
ban đầu với những biện pháp can thiệp điều trị như
kháng sinh đường tĩnh mạch, cung cấp năng lượng
qua đường tĩnh mạch, thủ thuật cấp cứu xâm lấn và
hạ nhiệt khẩn cấp bằng phương pháp dùng thuốc
nhằm mục đích đưa bệnh nhân ra khỏi tình trạng
nguy hiểm càng sớm càng tốt. Đây cũng là chức
năng chính của đơn vị cấp cứu. Việc chỉ định can
thiệp xâm lấn có liên quan đến kết cuộc sống còn /
tử vong của bệnh nhi (Chi 2, p<0,05).
- So sánh với tình hình nghiên cứu các nước đã
công bố chúng tôi nhận thấy: tỷ lệ tử vong trong lô
nghiên cứu của chúng tôi (13,2%) tương tự như kết
quả nghiên cứu của Phạm Lê An (13,6%), Radovan
(11%), cao hơn so với nghiên cứu của Vivek Jain và
cộng sự tại Ấn độ (2,7%). Điều này có thể do khác
biệt về mô hình bệnh nghiên cứu, trang thiết bị y tế,
kỹ năng chăm sóc bệnh nhân của nhân viên y tế và
hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở. Tử vong tập
trung nhiều ở nhóm bệnh lý tai nạn(chấn thương
hoặc không chấn thương), bệnh lý nhiễm trùng và
bệnh lý sơ sinh.
Bảng 11: So sánh với tình hình nghiên cứu các
nước đã công bố
Gravel
J. (2003)
Jain V.
(2004)
Chamberlain
J. M.
(2005)
P. L. AN
(2005)
Chúng
tôi
(2006)
tỷ lệ tử
vong (%)
2,7 16,1 13,2
bệnh lý: tần số(%)
tai nạn 591(18,1) 316(11,8) 14(5,8) 28(9,0)
nhiễm
trùng
572(17,4) 73(12) 1137(42,4) 27(8,1) 66(21,3)
sơ sinh 69(11) 37(11,1) 46(14,8)
tim mạch 9 (2,7) 41(13,2)
thần kinh 35(6) 64(2,4) 8 (2,4) 14(4,5)
hô hấp 696(21,4) 108(18) 716(26,7) 49(44,9) 65(21,0)
tiêu hoá 233(7,1) 249(41) 43(13,0) 39(12,6)
khác 12(3,6) 11(3,4)
Sự khác biệt trong dân số nghiên cứu của 3
phân nhóm tuổi
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy phân bố
chẩn đoán và tử vong trong 3 phân nhóm tuổi có
khác nhau phù hợp y văn.
Khả năng tiên lượng kết cuộc của các yếu
tố nguy cơ
- Những yếu tố nguy cơ trong thang điểm
PRISA II cũng chính là những yếu tố thường
đượcsử dụng để xây dựng các mô hình tiên lượng
bệnh ở trẻ em khác(1,12). Qua áp dụng thực tế tại
Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Nhi đồng II chúng tôi
nhận thấy:
-Có 5 yếu tố nguy cơ sau trong phân nhóm
kết cuộc sống còn / tử vong của bệnh nhân:
- Nồng độ Kali máu.
- Nồng độ Urea máu.
- Nồng độ Bicarbonate máu.
- FiO2.
Tổng số điểm PRISA II lúc vào
-Trong các phân nhóm kết cuộc điều trị
chúng tôi nhận thấy: Nhóm bệnh nhân sống có
trung bình trị số huyết áp tâm thu và tâm trương,
nồng độ HCO3- trong khí máu động mạch cao hơn
và trung bình nồng độ Kali máu, Ure máu, nồng
độ oxy cần sử dụng (nhu cầu sử dụng oxy) thấp
hơn nhóm tử vong. Điều này góp phần giải thích
nguyên nhân trung bình điểm số PRISA II ở
nhóm sống cũng thấp hơn nhóm tử vong(tăng
điểm số PRISA II đồng nghĩa với tăng các rối
loạn sinh lý (tăng mức độ nặng của bệnh) và
nguy cơ tử vong cũng gia tăng tương ứng(1).
-Thông qua kết quả phân tích khả năng phân
cách của các yếu tố nguy cơ thuộc biến số liên
tục trên 2 nhóm kết cuộc sống và tử vong cho
thấy: 3 yếu tố nguy cơ gồm FiO2, nồng độ Urea
trong máu và tổng số điểm PRISA II lúc mới
nhập viện có khả năng phân cách kết cuộc sống
còn/ tử vong tốt hơn so với các biến số là yếu tố
nguy cơ còn lại (có ý nghĩa thống kê (P<0,001),
với diện tích dưới đường cong ROC của FiO2 =
0,846 > 0,8 và của điểm số PRISA II = 0,855
>0,8). Kết quả này cũng phù hợp với kết luận của
James M. Chamberlain, Murray M. Pollack,
Jocelyn Gravel rằng nhu cầu sử dụng oxy là một
trong những yếu tố tiên lượng kết cuộc quan
trọng nhất.
Bảng 12: Phân bố diệân tích dưới đường cong ROC
của điểm số PRISA II ở thời điểm mới nhập cấp
cứu ở nhóm nghiên cứu
AUC của điểm số PRISA II lúc vào (KTC 95%)
Chamberlain
USA, 1998
Jocelin Gravel
USA, 2003
Chamberlain
USA, 2005
Chúng tôi
TPHCM,
2006
0,860+/- 0,011 0,788+/- 0,043 0,822+/-
0,012
0,896+/-
0,027
Điểm số PRISA II lúc vào trong nhóm nghiên
cứu của chúng tôi dao động từ 0- 64 điểm, qua
phân tích chúng tôi nhận thấy:
- Nhóm bệnh nhân được chỉ định can thiệp
xâm lấn ngay lúc nhập viện có trung bình điểm
số PRISA II lúc vào cao hơn nhóm không được
chỉ định can thiệp xâm lấn, có ý nghĩa thống kê
(ANOVA F test P <0,05), tương ứng với tỷ lệ tử
vong cũng cao hơn.
- Phân nhóm bệnh nhân có kết cuộc sống có
trung bình điểm PRISA II lúc nhập viện thấp hơn
phân nhóm có kết cuộc tử vong, có ý nghĩa thống
kê (ANOVA F test P <0,05).
- Điểm số PRISA II lúc vào khoa cấp cứu
càng cao thì nguy cơ tử vong càng cao. Trẻ thuộc
phân nhóm có tổng số điểm PRISA II lúc nhập
viện ≤10 điểm sẽ có nguy cơ tử vong tương ứng
<20%, trong khi trẻ thuộc phân nhóm có tổng số
điểm PRISA II lúc nhập viện > 30 điểm sẽ có
nguy cơ tử vong tương ứng >90%. Kết quả này
cũng phù hợp với kết luận trong các nghiên cứu
trước của James M. Chamberlain, Murray M.
Pollack, Jocelyn Gravel rằng khi điểm số PRISA
II càng gia tăng đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng
tài nguyên gia tăng và nguy cơ tử vong cũng gia
tăng tương ứng. Điều này cũng tương đốâi dễ hiểu
vì việc gia tăng điểm số PRISA II đồng nghĩa với
gia tăng các rối loạn sinh lý nên nguy cơ tử vong
sẽ tăng cao.
Khả năng dự báo kết cuộc của thang điểm
PRISA II
Qua phân tích hồi quy đa biến, chỉ còn 2 yếu
tố nguy cơ có giá trị tiên lượng chính xác nguy cơ
tử vong nhất (gồm điểm PRISA II lúc nhập viện
và FiO2), với phương trình tiên lượng xác suất
nguy cơ tử vong:
Xác suất nguy cơ tử vong = P = elogit/(1+ elogit)
Trong đó Logit = -7.579 +0,047 ∗ (FiO2) + 0,079 *
(điểm số PRISA II)
Chúng tôi nhận thấy: Mô hình này có khả
năng định cỡ tốt trên dân số nghiên cứu (có sự
phù hợp giữa kết cuộc dự đoán bằng thang điểm
và kết cuộc thực sự của bệnh nhân qua quan
sát)(thử nghiệm phù hợp của Hosmer và
Lemeshow, 8 độ tự do, Chi2 = 4,197,
P=0,839>0,05) với tỷ lệ tiên lượng đúng toàn bộ
cho cả 2 nhóm tử vong và sống là 95,9%.
Bảng 13 So sánh giá trị của thang điểm PRISA II
và thang điểm PRISM II trong tiên lượng kết cuộc
tử vong ở bệnh nhi nhập cấp cứu
Phạm Lê An
(PRISM II)
(2005)
Chúng Tôi
(PRISA II)
(2006)
Nhóm sống 3,19 ± 0,237 26,71±13,763 Trung bình
điểm số khi
nhập cấp cứu
Nhóm tử vong 18,71 ± 1,31 45,29±9,009
Độ nhạy (%) 75,5 67,
Độ đăëc hiệu (%) 97,9 95,7
Giá trị tiên lượng dương (%) 85,0 72,3
Giá trị tiên lượng âm (%) 97,9 94,4
Auc của đường cong roc 0,968 0,896
Cả 2 thang điểm PRISA II và PRISM II đều
có khả năng tiên lượng chính xác mức độ bệnh
nặng và kết cuộc của bệnh nhân(1,12). Trong đó:
- Thang điểm PRISA II thiên về tiên lượng
chính xác khả năng sống còn. Đây là tiền đề cho
các bác sĩ tại các đơn vị cấp cứu có thể đưa ra
những quyết định định nhập viện cho trẻ tương
đối chính xác và khách quan (điểm số PRISA II
càng thấp, khả năng sống còn của bé càng cao,
nguy cơ nhập viện sẽ giảm. Ngược lại khi điểm
số PRISA II càng cao, nguy cơ tử vong của bé
càng cao (nguy cơ tử vong >90% khi tổng điểm
PRISA II lúc nhập viện >34,5 điểm), nguy cơ
nhập viện bắt buột càng tăng, nguy cơ nhập vào
khoa săn sóc tăng cường cũng tăng tương ứng.
Điều này sẽ giúp giảm thiểu được tình trạng nhập
viện bừa bãi theo cảm tính, giảm bớt tình trạng
quá tải trong nội viện, qua đó giúp giảm thiểu bớt
chi phí cho cả hệ thống y tế lẫn gia đình bệnh nhi.
Thang điểm PRISM II có khả năng tiên lượng
chính xác nguy cơ tử vong cho bệnh nhân qua đó
sẽ giúp các bác sĩ ra quyết định ưu tiên điều trị và
phân bố tài nguyên cho bệnh nhân.
Bảng 14. Phân bố diệân tích dưới đường cong ROC
của điểm số PRISA II và PRISM II lúc vào, trong
các nghiên cứu
Chamberlain
PRISA II
(2005)
Chúng
tôi
PRISA
II
(2006)
Phùng Ngọc
Thư
PRISM
(2002)
D.Singhal
PRISM
II
(1999)
Phạm Lê
An
PRISM II
(2005)
0,822 0,896 0,756 0,72 0,968
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 310 trẻ từ sơ sinh đến 15
tuổi điều trị tại Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Nhi
Đồng II, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau
- 2 yếu tố có giá trị tiên lượng sống còn là
FiO2 và điểm số PRISA II lúc nhập viện.
- Thang điểm PRISA II áp dụng tốt trên dân
số trẻ mới nhập Khoa Cấp Cứu (với khả năng
phân cách kết cuộc sống còn/ tử vong tốt và kết
cuộc có được qua dự đoán bằng thang điểm phù
hợp với kết cuộc có được qua quan sát). Những
biến số không phù hợp với đặc điểm hoạt động
cấp cứu của chúng ta cần được nghiên cứu thêm
và hiệu chỉnh lại với mô hình hồi quy logistic đa
biến.
- Thang điểm PRISA II có khả năng tiên lượng
chính xác mức độ bệnh nặng và có khả năng dự báo
kết cuộc sống còn của bệnh nhân khá tốt (với điểm
số PRISA II lúc nhập viện <10 điểm, khả năng sống
còn của bệnh nhân >80%). Điều này có thể giúp các
bác sĩ tại các đơn vị cấp cứu có thể tiên lượng được
mức độ bệnh nặng và khả năng phải nhập viện ở trẻ
tương đối sớm, chính xác và khách quan. Từ đó giúp
họ có thể đưa ra những quyết định nhập viện đúng
đắn và kịp thời (giúp giảm thiểu bớt tình trạng quá
tải trong bệnh viện nhưng không bỏ sót những
trường hợp bệnh nặng), giúp gia đình bệnh nhi chủ
động cả về tài chính và tâm lý qua đó góp phần
giảm thiểu lãng phí tài nguyên của cả bệnh viện và
gia đình bệnh nhi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bạch Văn Cam (2005) , Xử trí hôn mê , Phác đồ điều trị bệnh
viện Nhi Đồng I , tr. 35-40 .
2. Chamberlain JM, Freishtat RJ, Klein BL, Teach SJ, Johns
CM, Arapian LS, Perraut ME,.(2004), “ Admission predictor
modeling in pediatric interhospital transport, Pediatr Emerg
Care. , Vol 20 , pp . 443-7 .
3. Chamberlain JM. , Patel KM., Pollack MM. et al ( 2004), “
Recalibration of the Pediatric Risk of Admision Score Using a
Multi – Institutional Sample “ , Annals of Emergency
Medicine , pp. 161-169.
4. Chamberlain JM. , Patel KM., Ruttimann UE., Pollack MM.
(1998), “ Pediatric Risk of Admission (PRISA) : A Measure of
Severity of Illness for Assessing the Risk of Hospitalization
From the Emergency Department “ Annals of Emergency
Medicine” , pp. 161-169 .
5. Chamberlain JM. , Pollack MM (2003), “A method for
assessing emergency department performance using patient
outcomes. “, George Washington University School of
Medicine and Health Sciences and Children's National
Medical Center, Washington, DC 20010, USA .
6. Chamberlain. JM. , Patel KM., Pollack MM. ( 2005), “ The
Pediatric Risk of Hospital Admission Score : A Second –
Generation Severity – of – Illness Score for Pediatric
Emergency Patients “ , Pediatrics , 115 , pp .388 -395 .
7. Cooper. RJ , Schriger DL, Flaherty HL, Lin EJ, Hubbell KA
(2002) , “ Effect of vital signs on triage decisions “ , Ann
Emerg Med. , 39 (3) , pp . 223-32 .
8. Gouin S, Gravel J, Amre DK, Bergeron S. (2005) , “
Evaluation of the Paediatric Canadian Triage and Acuity
Scale in a pediatric ED “ , Am J Emerg Med. , Vol . 23 , pp
.243-7.
9. Harrison D, Brady AR., Black S, Jones S, Rowan K, Pearson
G, Ratcliffe J, Parry GJ et al (2006) , “Assessment and
Optimization of Mortality Prediction Tools for Admissions to
Pediatric Intensive Care in the United Kingdom “, Pediatrics,
Vol . 117 , No. 4 , pp.733-742
10. Hồ Thị Tâm ( 2004) , Hen phế quản trẻ em , Nhi khoa chương
trình đại học , Đại học Y Dược TP. HCM , tr. 307-337
11. Hoàng Trọng Kim , Trương Thị Hoà , Đỗ Văn Dũng ( 2005 ) ,
” Những yếu tố tiên lượng nặng trong nhiễm trùng huyết tại
khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Nhi đồng I ”, Y học TP.HCM,
Đại học Y Dược TP.HCM tập 9 ,tr.7-16
12. Lee DS.; Austin PC.; Rouleau JL.; Liu PP.; Naimark D; Jack
V. (2003),“Predicting Mortality Among Patients Hospi
talized for Heart Failure “ , JAMA., 290(19), pp . 2581-
2587.
13. Phạm Lê An ( 2004), Xây dựng mô hình tiên lượng bệnh ở trẻ
em tại khoa hồi sức bênh viện Nhi Đồng II , Luận án tiến sĩ y
học , Đại học Y Dược TP.HCM, tr. 6-33 .
14. Phùng Ngọc Thư ( 2001-2002) , Tiên lượng tử vong bằng chỉ
số PRISM ở khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng I ,
Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa , trung tâm Đào tạo và Bồi
dưỡng cán bộ Y Tế TP.HCM , tr. 13-30 .
15. Shann. F , Pearson G., Slater A., Wilkinson K. (1997) , “
Paediatric index of mortality (PIM): a mortality prediction
model for children in intensive care “ Intensive Care Med ,
Vol 23 , pp . 201–207 .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cua_thang_diem_prisa_2_trong_tien_luong_benh_nhi_nha.pdf