Vai trò kiến tạo của nhà nước trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Năm là, cần xác định rõ ràng các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh chủ đạo của Việt Nam là gì để có những chính sách hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp sản xuất các mặt hàng đó. Việc lựa chọn này cần tuân thủ những điều kiện như: (i) Nguồn lực hiện tại của quốc gia có đáp ứng được việc sản xuất sản phẩm đó hay không; (ii) Các điều kiện về thể chế có phù hợp hay không, nếu không phù hợp thì chỗ nào cần tháo gỡ; (iii) Xác định được vị thế của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế là gì, vị thế dẫn đầu hay vị thế của người theo sau; (iv) Để sản xuất ra những sản phẩm đó thì Nhà nước sẽ cần thực hiện các chính sách kiến tạo như thế nào cho phù hợp. Sáu là, ban hành và thực hiện một cách cân bằng các chính sách tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Các nguồn vốn con người và nguồn vốn xã hội cũng cần được quan tâm phát triển để có thể gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, cần xác định tăng trưởng kinh tế có thể đạt được trạng thái bền vững khi cả nguồn vốn con người và nguồn vốn xã hội được quan tâm phát triển một cách đồng đều.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò kiến tạo của nhà nước trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 phù hợp với điều kiện sẵn có của các nguồn lực mà quốc gia đó sở hữu. Tham khảo bảng tổng hợp các chiều cạnh, biến số và chỉ số mô tả mối tương quan giữa nhà nước kiến tạo và tăng trưởng kinh tế (Bảng 1). Có thể thấy, Nhà nước kiến tạo thực hiện vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mình thông qua 4 khía cạnh: (i) Tầm nhìn và thiết lập các mục tiêu; (ii) Tạo lập các lợi thế cạnh tranh; (iii) Chuyển đổi kinh tế; (iv) Chuyển đổi xã hội. Cụ thể: Về vai trò xác lập tầm nhìn và thiết lập các mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Nhà nước kiến tạo: Nhà nước kiến tạo, xét về bản chất là Nhà nước định hướng tăng trưởng kinh tế cho nền kinh tế thông qua việc xác lập tầm nhìn dài hạn và các mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn và trung hạn. Nhà nước kiến tạo sẽ xác lập tầm nhìn dựa trên sự tổng hợp các mục tiêu kinh tế và chỉ số kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn hơn là việc đưa ra tầm nhìn vượt quá năng lực thực hiện của nền kinh tế. Nhà nước kiến tạo thiết lập các mục tiêu tăng trưởng dựa trên các tiêu chí định lượng có thể kiểm định được và các chỉ số kinh tế có thể đo lường được trong thực hiện các chính sách kinh tế. Về vai trò tạo lập các lợi thế cạnh tranh của Nhà nước kiến tạo: Nhà nước tạo dựng và nuôi dưỡng những lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp tạo ra để làm gia tăng lợi thế cạnh tranh của quốc gia về những mặt hàng cụ thể. Ví dụ, Nhà nước Mỹ tạo điều kiện để hãng Apple sản xuất các thiết bị di động bằng chính sách, nguồn nhân lực, nguồn tài chính dồi dào; Nhà nước Trung Quốc tạo điều kiện để các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong nước phát Nhà nước kiến tạo và vấn đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế có được là nhờ vào việc sử dụng có hiệu quả các nhân tố đầu vào, gồm vốn vật chất, vốn con người và khoa học công nghệ dưới ảnh hưởng của các chính sách kinh tế của Nhà nước. Vai trò kiến tạo của Nhà nước trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thực hiện bằng hệ thống các chính sách kinh tế duy lý của mình. Các chính sách kinh tế duy lý được xây dựng dựa trên những bằng chứng thực nghiệm và kinh nghiệm tốt nhất của thế giới vai TrÒ KiếN Tạo cỦa Nhà NưỚc TroNg ThÚc ĐẨy TăNg TrưởNg KiNh Tế Pgs., Ts. Bùi văN huyềN, Ts. Đỗ TấT cườNg - Viện Kinh tế (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) * Có một sự đồng thuận chung giữa các nhà khoa học và hoạch định chính sách là Nhà nước thực hiện vai trò kiến tạo trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua hoàn thiện thể chế, đổi mới phương thức điều hành nền kinh tế và giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Trên cơ sở phân tích những thành tựu và hạn chế trong thực hiện vai trò kiến tạo thúc đẩy tăng trưởng của Nhà nước, bài viết đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm thực hiện vai trò kiến tạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai ở Việt Nam. Từ khóa: Kinh tế vĩ mô, Nhà nước kiến tạo, kinh tế, tài chính, tăng trưởng There has been a compromise between scientists and policy makers of the State to implement the tectonic role to strengthen economic growth by improving and renovating economic administration mechanism and stabilizing macroeconomics. On the basis of analyzing achievements and limitations in implementing the State’s tectonic role for economic growth, the paper recommends implications for Vietnam in the future. Keywords: Macroeconomic stability, Tectonic State, economic growth Ngày nhận bài: 21/12/2017 Ngày hoàn thiện biên tập: 2/1/2018 Ngày duyệt đăng: 4/1/2018 *Email: dotatcuong@gmail.com Xuân Mậu Tuất 21TÀI CHÍNH - Tháng 01/2018 hơn. Nhà nước kiến tạo thực hiện điều đó thông qua việc gia tăng nguồn vốn con người, nguồn vốn xã hội. Nguồn vốn con người được gia tăng bằng việc cải cách và nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục quốc gia, bao gồm giáo dục dậy nghề, giáo dục phổ thông và giáo dục bậc cao. Nguồn vốn xã hội được gia tăng bằng việc bảo tồn các giá trị truyền thống của quốc gia và sáng tạo ra những giá trị xã hội mới. Những thành tựu trong kiến tạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở việt Nam Thứ nhất, kiến tạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã được thể hiện một cách nhất quán trong nhận thức và tư duy điều hành của Chính phủ. Trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2016, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: “Chính phủ thống nhất hành động với quyết tâm cao nhất, kiên quyết đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành, loại bỏ dần biện pháp mệnh lệnh – hành chính, xây dựng Chính phủ trong sạch, liêm chính, Chính phủ kiến tạo phát triển”. Quan điểm này hoàn toàn phù hợp khi Chính phủ tập trung vào công tác xây dựng thể chế, chính sách, tạo môi trường cho đầu tư kinh doanh phát triển. Sự chuyển đổi này hàm ý chiến lược về vai trò kiến tạo của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghĩa là, Chính phủ xác định các mục tiêu tăng trưởng kinh tế sẽ khó có thể đạt được nếu không tạo dựng được một môi trường công bằng, minh bạch, tháo gỡ các rào cản đối với doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Thứ hai, vai trò kiến tạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã được lồng ghép vào những thay đổi trong triển bằng việc hạn chế các tập đoàn công nghệ thông tin lớn của thế giới thâm nhập vào nền kinh tế của nước này. Cả Mỹ và Trung Quốc đều mong muốn phát triển doanh nghiệp nội địa nhưng cách thức thực hiện vai trò kiến tạo của 2 nhà nước này khác nhau. Nhà nước kiến tạo còn xác định được ngành công nghiệp mũi nhọn của mình nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh của quốc gia để làm trục tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Ví dụ, từ những năm 1960, Chính phủ Hàn Quốc đã xác định ngành công nghiệp trọng tâm của đất nước là ngành công nghiệp hóa chất. Đối với trường hợp của Nhật Bản, Chính phủ nước này đã chuyển hướng trọng tâm từ công nghiệp nhẹ sang công nghiệp nặng và tập trung vào các ngành luyện kim, chế tạo máy và hóa chất. Sự chuyển hướng đó đã tạo nên những lợi thế cạnh tranh mới cho Nhật Bản và tạo nên giai đoạn tăng trưởng thần kỳ của quốc gia này. Về vai trò kiến tạo của Nhà nước trong thực hiện các chuyển đổi kinh tế: Trên cơ sở thực hiện 2 vai trò kiến tạo nêu trên, Nhà nước thực hiện vai trò kiến tạo thứ ba nhằm thực hiện các chuyển đổi về kinh tế. Lợi thế cạnh tranh quốc gia được xác lập dựa trên những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của những ngành công nghiệp mũi nhọn. Các hoạt động đổi mới, sáng tạo trong ngành công nghiệp đó cũng sẽ tạo ra sự lan tỏa tới các ngành công nghiệp khác trong xã hội. Chuỗi hành động đó sẽ tạo ra những chuyển đổi về cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Về vai trò kiến tạo của Nhà nước trong thực hiện chuyển đổi xã hội: Khi các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế đã được thực hiện, Nhà nước kiến tạo sẽ thực hiện tiếp các mục tiêu về xã hội nhằm chuyển đổi xã hội từ trạng thái hiện tại sang trạng thái cao bảNG 1: Sự vậN HÀNH Của CáC KHáI NIệm CăN bảN về NHÀ NướC KIếN Tạo Khái niệm các chiều cạnh các biến số các chỉ số Nhà nước kiến tạo Tầm nhìn và thiết lập mục tiêu Các mục tiêu tăng trưởng kinh tế của quốc gia Các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các chỉ số và các chính sách có liên quan. Tạo lập các lợi thế cạnh tranh Đầu tư Đầu tư trong (cả kinh tế và xã hội) các ngành công nghiệp then chốt (dựa trên tiết kiệm cộng đồng). Quản lý thị trường Thể chế hóa sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực tư nhân, thúc đẩy đầu tư vào những ngành then chốt, chính sách công nghiệp mạnh mẽ, hỗ trợ và các thuế quan có chọn lọc. Các thể chế nhà nước hiệu quả Cơ quan hành chính nhà nước. Chuyển đổi kinh tế Tăng trưởng kinh tế (bền vững) Các chính sách kinh tế hợp lý, tăng trưởng GDP, sáng tạo trong những ngành công nghiệp chủ chốt. Chuyển đổi xã hội Vốn con người, vốn xã hội Bao gồm cả đào tạo từ xa (tỷ lệ nhập học), truy cập vào các dịch vụ tưởng ứng. Nguồn: Tác giả tổng hợp 22 doanh. Tuy nhiên, kể từ năm 2015 cho đến nay, vị trí này luôn được hoán đổi ngoạn mục. Năm 2015, thứ hạng của Việt Nam đã nâng 8 bậc lên vị trí 90; năm 2016 thứ hạng của Việt Nam tiếp tục nâng 8 bậc, lên vị trí 82/190 nước được xếp hạng. Năm 2017, với nhiều cải cách quyết liệt, thứ hạng của Việt Nam tăng 14 bậc, lên vị trí 68 trong 190 nền kinh tế được xếp hạng. Theo báo cáo Năng lực cạnh tranh quốc gia hàng năm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Việt Nam xếp hạng 55 trong năm 2017, tăng 5 bậc so với năm 2016 và 20 bậc so với năm 2012. Thứ năm, phản ứng tích cực của khu vực tư nhân trong nước trước việc thực hiện vai trò kiến tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính phủ. Trong điều kiện môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng được cải thiện, tính chung năm 2017, cả nước có 126.859 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.280,9 nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% về số doanh nghiệp và tăng 45,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016; Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 10,2 tỷ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2016. Số việc làm tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế của các doanh nghiệp này là 1.161,3 nghìn việc làm, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2016. Tính đến hết tháng 12 năm 2017, cả nước có 26.448 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2016. một số hạn chế trong kiến tạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở việt Nam Bên cạnh các kết quả tích cực, vai trò kiến tạo của Nhà nước trong phát triển kinh tế đang còn những vấn đề cần lưu ý: phương thức điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Chính phủ Việt Nam đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ trong điều hành kinh tế vĩ mô khi xác định không đánh đổi mục tiêu tăng trưởng bền vững, thực chất bằng những thành tích trong điều hành kinh tế vĩ mô ngắn hạn. Việc chấp nhận kết quả tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt như kế hoạch đề ra trong năm 2016 (kế hoạch đặt ra 6,7% nhưng thực hiện chỉ đạt 6,2%) thay vì gồng mình của cả nền kinh tế đã cho thấy tầm nhìn trung hạn của Chính phủ. Sang năm 2017, với phương châm không thực hiện tăng trưởng bằng mọi giá, Chính phủ kiên quyết điều hành kinh tế vĩ mô một cách thực chất thông qua việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Kết quả tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 đã có nhiều chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của năm đã đạt được và tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%. Đó là kết quả của nhiều nỗ lực thực hiện vai trò kiến tạo của Chính phủ trong năm 2017. Thứ ba, việc thực hiện thực chất vai trò kiến tạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã góp phần thay đổi phong cách hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ. Trên nền tảng thay đổi căn bản về tư duy và nhận thức của Chính phủ về điều hành kinh tế vĩ mô theo hướng kiến tạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đã chỉ đạo đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Với tư cách là thành viên Chính phủ, người đứng đầu các bộ, ngành cần dành nhiều thời gian để tập trung chỉ đạo xây dựng thể chế luật pháp và chỉ đạo, điều hành bằng cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch. Với tinh thần quyết liệt như vậy, các bộ, ngành, địa phương đều được yêu cầu xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp ngày 16/5/2016. Cơ chế này đã tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Thứ tư, nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đã được quốc tế ghi nhận. Trong giai đoạn 2012 – 2014, Việt Nam luôn đứng ở vị trí 98 – 99 trong số 189 nước được xếp hạng theo chỉ số mức độ thuận lợi trong kinh Số vốn đăng ký (1000 tỷ đồng) Xu hướng vốn đăng ký Số việc làm ước tạo ra (1000 người) Xu hướng việc làm tạo ra 0 20 60 80 40 100 140 160 180 120 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 90,3 104,1 125 118,1 98,4 97,8 119,2 105,6 110,6 93,5 94,5 113,1 101,7 64 80,6 119,2 109,9 164,1 96,3 88,6 90 132,4 62,3 62,5 HìNH 1: TìNH HìNH vốN ĐăNG Ký vÀ Số vIệC LÀm Tạo ra Của DoaNH NGHIệP THeo THáNG TroNG Năm 2017 Nguồn: Tính toán dựa trên báo cáo kinh tế - xã hội các tháng trong năm 2017 của Tổng cục Thống kê Xuân Mậu Tuất 23TÀI CHÍNH - Tháng 01/2018 Thứ ba, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong hoàn thiện thể chế kiến tạo nhưng chất lượng thể chế so với các quốc gia trong khu vực vẫn còn thấp. Đa số các đánh giá quốc tế về chất lượng thể chế của Việt Nam có thứ hạng thấp hơn so với các quốc gia trong nhóm 6 quốc gia ASEAN. Với mẫu đánh giá là 11 báo cáo đánh giá từ các tổ chức quốc tế, chất lượng thể chế của Việt Nam được đánh giá tốt ở báo cáo năng lực đổi mới sáng tạo, xếp hạng thứ 47 trong 127 quốc gia, đứng thứ 3 trong nhóm này, chỉ thấp hơn Singapore và Malaysia. Trong các đánh giá còn lại, Việt Nam được đánh giá về chất lượng thể chế khá thấp so với các quốc gia trong nhóm 6 quốc gia khu vực ASEAN. một số hàm ý chính sách đối với việt Nam Một là, hoạch định một chiến lược phát triển công nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta. Các ngành công nghiệp nhẹ như may mặc và da giày, các ngành công nghiệp chế biến nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp phụ trợ cần được coi là hướng đi trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Bước tiếp theo cần hướng đến những ngành công nghiệp sử dụng nhiều công nghệ, tạo giá trị gia tăng cao. Trong bước phát triển thứ hai, Chính phủ cần có nhiều chính sách cụ thể để kiến tạo cơ hội phát triển và mở rộng không gian phát triển của ngành công nghiệp. Cụ thể là cần chuẩn bị các điều kiện và môi trường phát triển các ngành cơ khí điện tử, công nghệ thông tin. Chỉ có như vậy thì vai trò kiến tạo của Nhà nước mới được thực hiện. Chính sách công nghiệp cần được xây dựng dựa trên lộ trình phát triển theo từng giai đoạn trung và dài hạn một cách bền vững và gắn với từng đối tượng cụ thể: (i) Loại sản phẩm; (ii) Cụm ngành, lĩnh vực, vùng; (iii) Loại hình, quy mô và khu vực doanh nghiệp; (iv) Gắn với chuỗi liên kết sản xuất. Thứ nhất, việc xác lập một chiến lược phát triển công nghiệp phù hợp với quá trình thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam hiện vẫn còn hạn chế. Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Quyết định 2146/QĐ-TTg ngày 01/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành Công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và Quyết định 11476/QĐ-BCT ngày 18/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương, kết quả vẫn còn nhiều hạn chế. Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã chỉ ra: “Cơ cấu lại các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chưa thực chất, hiệu quả thấp”. Trong thực tế, tăng trưởng công nghiệp vẫn chưa được cải thiện cơ bản, năng suất lao động trong các ngành công nghiệp hiện vẫn còn thấp. Các ngành công nghiệp phần lớn chỉ tham gia ở các khâu giá trị gia tăng thấp của chuỗi giá trị toàn cầu. Sự phát triển của các ngành công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngành sản xuất trong nước, thậm chí mới chỉ gia tăng ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Thứ hai, việc duy trì ổn định môi trường kinh tế vĩ mô chưa thực sự bền vững. Cân đối ngân sách nhà nước tiếp tục khó khăn, nợ công vẫn đang ở mức cao, nợ Chính phủ vượt trần 50% GDP, tỷ trọng chi đầu tư phát triển giảm mạnh chỉ còn 15,2% trong tổng chi ngân sách năm 2015. Quy mô đầu tư cho các lĩnh vực cần thiết để thúc đẩy tăng năng suất lao động như cơ sở hạ tầng, giáo dục – đào tạo, công nghệ bị ảnh hưởng nhiều. Lãi suất cho vay hiện vẫn duy trì ở mức cao, việc kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế vĩ mô chưa thực sự bền vững... bảNG 2: CHấT LượNG THể CHế Của vIệT Nam vÀ mộT Số NướC TroNG KHu vựC xếp hạng của các tổ chức quốc tế Tổng số Philippines indonesia việt Nam Thái lan malaysia singapore Năng lực cạnh tranh toàn cầu (gci 2016 - 2017) 138 57 41 60 34 25 2 môi trường kinh doanh (dB 2017) 190 99 91 82 46 23 2 Năng lực đổi mới sáng tạo (gci 2017) 127 73 87 47 51 37 7 cảm nhận tham nhũng (2015) 168 95 88 112 76 54 8 hiệu quả logistic (lPi 2016) 160 71 63 64 45 32 5 Tự do kinh tế (2017) 180 58 84 147 55 27 2 chính phủ điện tử (2016) 193 71 116 89 77 60 4 Quyền tài sản (iPri 2016) 128 63 67 85 65 26 6 Nguồn: Tổng hợp từ các tổ chức xếp hạng quốc tế 24 đó, có những chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ áp dụng các kết quả nghiên cứu trong nước; Lựa chọn và hỗ trợ triển khai nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ một số nhóm nhiệm vụ có quy mô lớn và sức lan tỏa lớn trong nền kinh tế. Năm là, cần xác định rõ ràng các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh chủ đạo của Việt Nam là gì để có những chính sách hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp sản xuất các mặt hàng đó. Việc lựa chọn này cần tuân thủ những điều kiện như: (i) Nguồn lực hiện tại của quốc gia có đáp ứng được việc sản xuất sản phẩm đó hay không; (ii) Các điều kiện về thể chế có phù hợp hay không, nếu không phù hợp thì chỗ nào cần tháo gỡ; (iii) Xác định được vị thế của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế là gì, vị thế dẫn đầu hay vị thế của người theo sau; (iv) Để sản xuất ra những sản phẩm đó thì Nhà nước sẽ cần thực hiện các chính sách kiến tạo như thế nào cho phù hợp... Sáu là, ban hành và thực hiện một cách cân bằng các chính sách tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Các nguồn vốn con người và nguồn vốn xã hội cũng cần được quan tâm phát triển để có thể gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, cần xác định tăng trưởng kinh tế có thể đạt được trạng thái bền vững khi cả nguồn vốn con người và nguồn vốn xã hội được quan tâm phát triển một cách đồng đều. Danh mục tài liệu tham khảo: 1. Chính phủ (2017), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV; 2. Chính phủ (10/2016), Báo cáo tóm tắt về Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020; 3. Chính phủ (05/2016), Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2016; 4. Đinh Tuấn Minh và Phạm Thế Anh (2016), Từ Nhà nước điều hành sang Nhà nước kiến tạo, NXB Tri thức, Hà Nội; 5. Vũ Cương và Nguyễn Anh Tuấn, (2017), “Nhìn lại một năm thực hiện quyết tâm xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia: “Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam và vai trò của Nhà nước kiến tạo trong hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội; 6. Johnson, Chalmers (1982), MITI and the Japanese miracle: the growth of industrial policy: 1925-1975: Stanford University Press; 7. Johnson, Chalmers (1999), The developmental state: Odyssey of a concept. In M. Woo-Cummings (Ed.), The developmental state (pp. 32-60); 8. Krieckhaus, Jonathan (2002), Reconceptualizing the developmental state: public savings and economic growth. World Development, 30(10), 1697-1712. Đồng thời, cần đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình hoàn thiện các cơ chế, chính sách có tính kiến tạo trong phát triển công nghiệp. Theo đó, coi trọng sự cân đối, bố trí nguồn lực trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển công nghiệp đề ra. Hai là, thực hiện một chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo chiều sâu. Nguồn nhân lực là then chốt của quá trình tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Vì vậy, cần đổi mới và phát triển đào tạo nguồn nhân lực theo hướng chuẩn hóa, công nghiệp hóa và hội nhập một cách toàn diện. Chương trình đào tạo cần được đồng bộ hóa từ mục tiêu đến nội dung chương trình, phương pháp đào tạo và phương pháp đánh giá kết quả đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của thị trường. Chuẩn hóa các trình độ đào tạo và sự liên thông giữa các trình độ đào tạo khác nhau theo hướng tuân thủ những chuẩn mực quốc tế. Đồng thời, cần có những khuyến khích hoạt động đào tạo tại doanh nghiệp, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và các hiệp hội nghề vào trong quá trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực sao cho có hiệu quả nhất. Ba là, cần duy trì một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ làm cho các cân đối lớn của nền kinh tế được duy trì trong một thời gian dài. Các cân đối lớn được giữ ổn định sẽ là điều kiện quan trọng cho việc thực hiện vai trò kiến tạo trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn. Bốn là, xây dựng cơ chế, chính sách liên kết giữa 3 đơn vị: (i) Tổ chức nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ; (ii) Đơn vị sản xuất, kinh doanh; và (iii) Đơn vị đào tạo nhằm tăng cường sự gắn kết giữa nghiên cứu và ứng dụng. Nhà nước thực hiện vai trò kiến tạo thông qua việc cụ thể hóa cơ chế quản lý hiệu quả gắn với trách nhiệm của nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghiệp trong việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Thêm vào Chính phủ việt Nam đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ trong điều hành kinh tế vĩ mô khi xác định không đánh đổi mục tiêu tăng trưởng bền vững, thực chất bằng những thành tích trong điều hành kinh tế vĩ mô ngắn hạn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_tro_kien_tao_cua_nha_nuoc_trong_thuc_day_tang_truong_kin.pdf
Tài liệu liên quan