I – MỞ ĐẦU
1 – Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, cùng theo đó là hàng loạt các vấn đề cần giải quyết. Hiện nay vấn đề về làm sao để bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề không chỉ diễn ra trên nước ta mà còn diễn ra trên toàn thế giới.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì vấn đề về môi trường ngày càng nghiêm trọng. Và hiện tượng ô nhiễm môi trương không phải chỉ diễn ra ở các nước phat triển mà ở cả các nước đang phát triển trong đó có đất nước Việt nam ta. Hiện nay ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng hơn không chỉ ô nhiễm về không khí mà còn ô nhiễm về đất, nước và hậu quả mà chúng mang lại là ảnh hưởng rất nhiều về mọi mặt đối với cuộc sống của con người.
Các chất thải ngày càng nhiều và phong phú hơn, trong khi đó các biện pháp xử lý thì kém hiệu quả cùng với sự không quan tâm một cách chính đáng đã làm cho môi trường ngày một tồi tệ hơn. Vì vậy bảo vệ môi trường đang là một vấn đề cấp bách.
Dựa trên những bất cập trên chúng tôi quyết định chọn tiểu luận “ Vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn ở Việt Nam” để thấy rõ hơn về thực trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn.
2 – Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề thấy rõ được thực trạng về tình hình ô nhiễm tại nông thôn hiện nay. Và từ đó đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế việc ô nhiễm môi trường tại nông thôn, giúp cải thiện môi trường sinh thái tạo ra những điều kiện sống tốt hơn cho người dân sinh sống tại nông thôn.
MỤC LỤC
I – MỞ ĐẦU 1
1 – Lý do chọn đề tài 1
2 – Mục đích nghiên cứu 1
II – NỘI DUNG 2
1 – Các khái niệm 2
2 - Thực trạng 2
3 - Nguyên nhân 4
3.1 - Ảnh hưởng của hóa chất nông nghiệp 4
3.2 - Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi 5
3.3 - Ảnh hưởng của công nghiệp hóa 6
3.4 - Ảnh hưởng do chất thải sinh hoạt 7
3.5 - Ảnh hưởng do ý thức 8
4 – Hậu quả 8
5 – Giải pháp đề xuất 8
III – KẾT LUẬN 9
Tài liệu tham khảo: 11
12 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 4529 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM
I – MỞ ĐẦU
1 – Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, cùng theo đó là hàng loạt các vấn đề cần giải quyết. Hiện nay vấn đề về làm sao để bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề không chỉ diễn ra trên nước ta mà còn diễn ra trên toàn thế giới.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì vấn đề về môi trường ngày càng nghiêm trọng. Và hiện tượng ô nhiễm môi trương không phải chỉ diễn ra ở các nước phat triển mà ở cả các nước đang phát triển trong đó có đất nước Việt nam ta. Hiện nay ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng hơn không chỉ ô nhiễm về không khí mà còn ô nhiễm về đất, nước và hậu quả mà chúng mang lại là ảnh hưởng rất nhiều về mọi mặt đối với cuộc sống của con người.
Các chất thải ngày càng nhiều và phong phú hơn, trong khi đó các biện pháp xử lý thì kém hiệu quả cùng với sự không quan tâm một cách chính đáng đã làm cho môi trường ngày một tồi tệ hơn. Vì vậy bảo vệ môi trường đang là một vấn đề cấp bách.
Dựa trên những bất cập trên chúng tôi quyết định chọn tiểu luận “ Vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn ở Việt Nam” để thấy rõ hơn về thực trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn.
2 – Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề thấy rõ được thực trạng về tình hình ô nhiễm tại nông thôn hiện nay. Và từ đó đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế việc ô nhiễm môi trường tại nông thôn, giúp cải thiện môi trường sinh thái tạo ra những điều kiện sống tốt hơn cho người dân sinh sống tại nông thôn.
II – NỘI DUNG
1 – Các khái niệm
Nông thôn là nơi sinh sống và làm việc của một cộng đồng bao gồm chủ yếu là nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp là chính. Nông thôn có cơ cấu hạ tầng , trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn so với thành thị.
Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác.
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi.
2 - Thực trạng
Tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn đang là tình trạng chung ở hầu hết các địa phương. Đặc biệt, ở những vùng nông thôn có mật độ dân cư đông đúc và tại khu vực có các làng nghề, khu vực phát triển mạnh về chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ô nhiễm môi trường không khí, nước thải, bụi, rác thải… ở nông thôn thực sự đang là vấn đề cần được quan tâm.
Ở nhiều địa phương, nhất là vùng đồng bằng, do đất đai chật hẹp nên đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề. Chưa bao giờ lượng rác thải sinh hoạt lại nhiều như bây giờ. Rác thải do người dân vứt ra khắp nơi, từ ven nhà, đường làng, ngõ xóm đến kênh mương, ao hồ..., chỗ nào cũng có rác.
Ngoài một lượng lớn rác thải sinh hoạt từ các gia đình, các chợ nông thôn cũng là nơi sản sinh ra đủ các loại rác mà chưa có biện pháp xử lý, chủ yếu quét dọn lại một chỗ rồi để phân huỷ tự nhiên. Đó là chưa kể lượng rác thải trong chăn nuôi, do nhu cầu phát triển kinh tế, người dân đang mở rộng quy mô chuồng trại nhưng lại không thay đổi phương thức chăn nuôi, đa phần vẫn làm theo kiểu “chuồng lợn cạnh nhà, chuồng gà cạnh bếp”, phân và nước thải gia súc chưa qua xử lý vẫn thải ra rãnh nước đường làng. Không những thế, đây còn là môi trường thuận lợi để ruồi, muỗi, các ký sinh trùng gây bệnh phát sinh. Thứ nước thải đó còn ngấm vào nguồn nước ngầm, do vậy, nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh là rất cao. Môi trường nông thôn còn bị đe dọa bởi tình trạng lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và việc sử dụng phân tươi, nhất là trong sản xuất các loại rau ăn. Điều này vừa có hại cho môi trường, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.
Nông thôn nước ta đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển. Theo đó, phát sinh không ít vấn đề về môi trường mà bức xúc nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, nhưng đáng nói là ý thức của mọi người về cách ngăn ngừa vẫn chưa được coi trọng và chưa được quan tâm một cách đúng mức.
Hiện nay tình trạng ô nhiễm và suy thoái nguồn nước bao gồm nước mặt và nước ngầm đang xãy ra phổ biến ở nhiều nơi. Chẳng hạn như nước ngầm đang được khai thác ở một số nhà máy nước thành phố Hà Nội cũng đã bị ô nhiễm như Pháp Vân, Mai Động hoặc như ở thành phố Hồ Chí Minh nước ngầm bắt đầu bị nhiễm mặn và suy giảm khả năng khai thác.
Nước sinh hoạt và điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn vẫn chưa được cải thiện đáng kể, hiện cả nước mới có khoảng trên 60% số hộ ở nông thôn được sử dụng nước sạch, tỷ lệ số hộ gia đình có nhà vệ sinh hợp vệ sinh chỉ đạt 28% - 30%.
Ô nhiễm không khí đã xãy ra tương đối nhiều tại các nơi và gây ra nhiều vấn đề cần giải quyết do trong quá trình sản xuất đã thải ra vô vàn các chất khí thải độc hại, ngoài ra còn ảnh hưởng đến đời sống của người dân sống trong vùng bị ô nhiễm như thường mắc các bệnh đường hô hấp, da và mắt.
Hiện nay chưa thấy có tài liệu nào đề cập đến môi trường đất bị ô nhiễm bởi các tác nhân công nghiệp, nông ngiệp nhưng đất đã bị ô nhiễm bởi tác nhân sinh học. Đó là do tập quán dùng phân bắc và phân chuồng tươi theo các hình thức (bón lót, pha loãng để tưới,…) trong canh tác vẫn còn phổ biến. Ngoài ra còn do các chất thải độc hại thấm xuống đất do quá trình sản xuất hay sinh hoạt cũng đã làm đất bị ô nhiễm. Ví dụ như tại vùng trồng rau Mai Dịch, Từ Liêm, Hà Nội mật độ trứng giun đũa là 27,4 trứng/100g đất, trứng giun tóc 3,2 trứng/100g đất (Trần Khắc Thi, 1966). Theo điều tra của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1993 – 1994) tại một số vùng trồng rau, người dân chủ yếu sử dụng phân bắc tươi với liều lượng khoảng từ 7 – 12 tấn/ha. Do vậy trong 1 lít nước mương máng của khu trồng rau có tới 360 E. coli ; ở giếng nước công cộng là 20, còn trong đất lên tới 2 x 105/100g đất. Chính vì thế, khi điều tra sức khỏe người trồng rau thường xuyên sử dụng phân bắc tươi có tới 60% số người tiếp xúc với phân bắc từ 5 – 20 năm bị bệnh thiếu máu và các bệnh ngoài da.
Nhìn chung hiện nay tình hình ô nhiễm môi trường không chỉ diễn ra tại các thành phố, khu công nghiệp mà còn diễn ra tại các nông thôn ngày một nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường không chỉ làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của con người sinh sống trên địa bàn bị ô nhiễm.
3 - Nguyên nhân
3.1 - Ảnh hưởng của hóa chất nông nghiệp
Trước tiên dẫn đến trình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay là do việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp.
Cuối những năm 1960, chỉ có khoảng 0,48% diện tích đất canh tác sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì hiện nay là 100% với trên 1.000 chủng loại thuốc, trong đó nhiều loại thuốc có độc tính cao.
Hằng năm, nước ta sử dụng trung bình 15.000 - 25.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Bình quân 1ha gieo trồng sử dụng đến 0,4 - 0,5 kg thuốc bảo vệ thực vật. Sử dụng không hợp lý, không tuân thủ theo đúng những quy định nghiêm ngặt về quy trình sử dụng nên thuốc bảo vệ thực vật gây nhiều tác hại cho chính người sử dụng thuốc và người tiêu dùng nông sản và thực phẩm có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường sống.
Báo cáo tổng hợp của Tổng cục Môi trường, Bộ tài nguyên và môi trường, mỗi năm hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật, trong đó không ít loại thuốc có độ độc cao đã bị cấm sử dụng mà vẫn đem ra sử dụng đã gây ra những ảnh hưởng không tốt đến môi trường và con người.
Ngoài ra, cả nước còn khoảng 50 tấn thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu tại hàng chục kho bãi; 37.000 tấn hóa chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu đang được lưu giữ chờ xử lý. Môi trường nông thôn đang phải gánh chịu những bất lợi từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Nước ta có khoảng 1.500 làng nghề với đặc điểm tập trung phần lớn tại khu vực nông thôn, phát triển tự phát, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán xen kẽ trong khu dân cư và hầu như không có công nghệ thiết bị thu gom, phân loại xử lý rác một cách có hiệu quả và đúng cách.
Phần lớn các hộ, cơ sở sản xuất ở làng nghề sử dụng ngay diện tích ở làm nơi sản xuất. Khi quy mô sản xuất tăng lên, đòi hỏi đầu tư về thiết bị, sử dụng nguyên vật liệu, hóa chất nhiều hơn…, đồng nghĩa với việc gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường.
100% làng nghề đã xuất hiện đầy đủ các dạng ô nhiễm môi trường như Vật lý, hóa học, sinh học. Đặc tính chung của nước thải, rác thải làng nghề là giàu chất hữu cơ, dễ phân huỷ sinh học.
Điển hình là nước thải, nước thải được xả thẳng ra cống rãnh, không qua bất kỳ khâu xử lý nào, tồn đọng thời gian dài, gây ô nhiễm không khí và ngấm xuống lòng đất gây ô nhiễm môi trường đất, suy giảm chất lượng nước ngầm.
Ngoài ra, không khí ở nông thôn đang bị ô nhiễm về nhiệt, tiếng ồn, hơi độc, bụi khói, không gian bị thu hẹp do đất bị chiếm dụng để xây dựng cơ sở sản xuất, chứa nguyên vật liệu, sản phẩm hàng hoá và nhất là chất thải đủ loại.
Nước ngầm nhiều nơi bị ô nhiễm nặng về mặt sinh học và hóa học. Một số ít làng xây dựng được hệ thống cống rãnh thoát nước nhưng mất tác dụng do bị lấp bởi chất thải rắn, gây ngập úng mỗi khi mưa.
3.2 - Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi
Ở nước ta, chất thải chăn nuôi cũng đã trở thành vấn nạn. Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, hàng năm đàn vật nuôi thải ra 80 triệu tấn chất thải rắn, vài chục tỷ khối chất thải lỏng và hàng trăm triệu tấn chất thải khí. Do vậy mà việc xử lý chất thải chăn nuôi ngày càng được các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng và chính những người chăn nuôi quan tâm.
Hiện nay việc đáng lo ngại nhất là dù chăn nuôi ở quy mô nhỏ hay lớn các loại chất thải trong chăn nuôi đa phần vẫn chưa được xử lý. Chất thải trong chăn nuôi được phân ra làm 3 loại: chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí bao gồm CO2, NH3… đều là những loại khí chính gây hiệu ứng nhà kính.
Hầu hết do tập quán hay do điều kiện sản xuất mà chất thải chăn nuôi ngày càng gây ô nhiễm đang ở mức báo động, các chất thải chăn nuôi không những gây ra mùi khó chịu ảnh hưởng nặng nề đến không khí mà còn ngấm vào đất gây ảnh hưởng đến nguồn nước và từ đó ảnh hưởng đến con người.
Ngoài ra việc xử lý xác động vật chết do bị dịch bệnh vẫn chưa được người dân xử lý một cách có hiệu quả, một số nơi còn không chôn lấp xác động vật chết mà còn đem ra thả trôi ngoài sông, suối hay vứt ở nơi ít người qua lại.
Bên cạnh đó trong sản xuất nông nghiệp còn thải ra các chất thải nông nghiệp như rơm, rạ, các loại phế phẩm từ thu hoạch nông sản. Trước kia thì rơm rạ dùng làm chất đốt hay sử dụng cho mục đích nào đó của người dân thì bây giờ rơm, rạ sau khi thu hoạch xong sản phẩm thì không xử lý các chất thải còn lại mà để cho chúng tự phân hủy ngoài trời, và đó cũng là tác nhân gây ra sự ô nhiễm.
3.3 - Ảnh hưởng của công nghiệp hóa
Hiện nay, lĩnh vực được phát triển mạnh nhất khu vực nông thôn là công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, thủy hải sản. Chất thải sau chế biến đều không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường đất, nước, không khí. Khảo sát tại làng nghề sản xuất nước mắm Hải Thanh (Thanh Hoá), mức độ ô nhiễm COD lên tới 186mg/lít, trong khi tiêu chuẩn cho phép là 25mg/lít.
Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam về chất thải rắn, tổng lượng chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp mỗi năm khoảng 2,6 triệu tấn, trong đó chất thải nghuy hại công nghiệp vào khoảng 130.000 tấn/năm.
Phần lớn các khu công nghiệp, khu chế xuất, liên doanh đặt tại khu vực nông thôn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Một số các khu công nghiệp, chế xuất, liên doanh không có công nghệ xử lý môi trường hoặc không quan tâm nhiều đến việc xử lý rác thải của doanh nghiệp mình, và nếu có cũng chỉ là chống đối, hoạt động không thực sự hiệu quả từ đó đã góp phần làm ảnh hưởng đến môi trường nông thôn ngày thêm tồi tệ hơn.
Hơn nữa quá trình công nghiệp đang diễn ra rất mạnh mẽ tại các vùng nông thôn, do đó số lượng các khu công nghiệp ngày càng nhiều lên cả về số lượng lẫn quy mô. Trái lại vấn đề về bảo vệ môi trường lại không được chú trọng nhiều đã làm cho môi trường ngày một ô nhiễm hơn.
3.4 - Ảnh hưởng do chất thải sinh hoạt
Hiện nay, vấn đề đáng báo động tại vùng nông thôn là tình trạng chất thải sinh hoạt. Cuộc sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu xả rác cũng không ngừng tăng như bì ni lông, vỏ chai lọ, các đồ dùng sinh hoạt có chứa nhiều chất độc hại do người dân thải ra như pin các loại, bình điện, bóng đèn, các loại vỏ bao gói...
Trong khi đó, ý thức vệ sinh công cộng của bộ phận dân chưa thực sự tốt, cơ sở hạ tầng yếu kém, dịch vụ môi trường chưa phát triển nên khả năng xử lý ô nhiễm môi trường hạn chế chưa đem lại hiệu quả cao.
Việc sinh hoạt thường ngày của người dân cũng gây ra sự ô nhiễm môi trường, chẳng hạn như ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều hộ sử dụng nhà vệ sinh trên kênh rạch đã gây ra sự ô nhiễm trược tiếp cho nguồn nước và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Ở đây cũng cần nhắc đến chất thải y tế cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay cả nước có khoảng hơn 12.500 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có khoảng 850 cơ sở là các bệnh viện với quy mô khác nhau, nên việc quản lý chất thải rắn y tế rất khó khăn.
Phần lớn các bệnh viện đặt trong các khu dân cư đông đúc. Năm 2001, Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát tại 280 bệnh viện đại diện cho tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước về vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn y tế.
Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy tỷ lệ phát sinh chất thải rắn y tế theo từng tuyến, loại bệnh viện, cơ sở y tế rất khác nhau. Lượng chất thải rắn bệnh viện phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh mỗi ngày vào khoảng 429 tấn chất thải rắn y tế, trong đó lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ước tính khoảng 34 tấn/ngày.
Mặt khác, nếu phân lượng chất thải rắn y tế phát sinh theo khu vực của các tỉnh, thành thì 70% lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở các tỉnh, thành phố, thị xã thuộc các đô thị và 30% ở các huyện, xã, nông thôn, miền núi.
3.5 - Ảnh hưởng do ý thức
Ngoài các nguyên nhân trên làm cho môi trường nông thôn ô nhiễm thì nguyên nhân cơ bản khác là nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của người dân sinh sống ở nông thôn chưa cao. Người dân nông thôn vốn xưa nay còn phải quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống mưu sinh.
Khi đời sống chưa thực sự đảm bảo thì việc bảo vệ môi trường là thứ yếu. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, việc xả nước, rác thải, sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh, việc đầu tư các công trình phục vụ đời sống và sức khỏe (bể nước, cống rãnh thoát nước, nhà vệ sinh...), việc tham gia công tác vệ sinh môi trường cộng đồng… sẽ rất hạn chế.
4 – Hậu quả
Ô nhiễm môi trường nông thôn góp phần gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ mắc các bệnh lý ở một số địa phương xấp xỉ 50% dân số; đặc biệt mắc nhiều các bệnh như ung thư, mắt hột, đường ruột, tiêu chảy... ngoài ra còn làm gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao động hoặc sinh sống trong vùng ô nhiễm.
Làm giảm chất lượng cuộc sống về nhiều mặt đối với người dân.
Ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí... đe doạ đến sức khoẻ người dân nông thôn. Nhiều “làng ung thư” đã xuất hiện ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Hải Phòng; gần đây xuất hiện dịch bệnh, các loại bệnh lạ... trong đó có phần liên quan đến môi trường.
5 – Giải pháp đề xuất
Cần quy hoạch mặt bằng chung và hạ tầng cơ sở, trong đó cần bố trí thỏa đáng diện tích cho việc thu gom và xử lý chất thải, diện tích cây xanh, đầu tư giải quyết hệ thống đường sá trong ngoài thôn xóm cũng như hệ thống cấp thoát nước.
Về tổ chức quản lý sản xuất, cần chú ý xây dựng, cải tạo nhà xưởng, tổ chức không gian thông thoáng tự nhiên tại nơi lao động, trang bị các dụng cụ an toàn lao động, thiết bị thu gom bụi, hút khí tại các vị trí xả khí độc hại, tránh ô nhiễm nhiệt do các lò nung, hầm sấy.
Về công nghệ và thiết bị sản xuất, việc quan trọng cần giải quyết kịp thời là thay thế các thiết bị cũ kỹ, áp dụng công nghệ mới ít chất thải, hạn chế tiếng ồn và rung, sử dụng các công nghệ phù hợp có khả năng giảm thiểu các chất độc hại.
Cần căn cứ cụ thể vào điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương để có giải pháp hợp lý nhằm thực hiện công tác bảo vệ môi trường được tốt hơn.
Phải đa dạng hóa các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm tận dụng được các ưu thế và khắc phục được hạn chế của từng vùng. Và giải pháp gom và xử lý chất thải phải được đặt lên hàng đầu. Như cần phân loại rác để có biện pháp xử lý cho từng loại rác đồng thời có thể tái chế lại những loại rác có thể tái chế nhằm tận dụng lại và giảm bớt chi phí.
Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách chuyển đổi cơ cấu sản xuất, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn theo quy hoạch, tập trung các khu sản xuất, kế hoạch gắn với bảo vệ môi trường, tôn tạo những di sản văn hoá ở địa phương. Cạnh đó là hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ môi trường, đưa vấn đề môi trường vào các dự án, vào hệ thống giáo dục. Cần có pháp lệnh thuế về môi trường, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm. Đa dạng hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường, các ban ngành có liên quan cần hỗ trợ thay đổi công nghệ, quy hoạch khu sản xuất với hệ thống xử lý nước thải, rác thải...
Cần lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường trong triển khai mô hình nông thôn mới; cung cấp dịch vụ thu gom rác thải thuận tiện cho nông dân.
Bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm của riêng tổ chức, cá nhân nào. Đặc biệt, bảo vệ môi trường nông thôn, rất cần sự hợp tác của mọi thành viên tại các làng quê, từ người già, đến trẻ em, từ trường học, đến các cơ quan, ban ngành cùng vào cuộc
III – KẾT LUẬN
Tài nguyên đất ở các vùng nông thôn vẫn đang tiếp tục bị suy thoái trầm trọng, làm biến đổi các tính chất đất và không còn tính năng sản xuất. Các loại hình thoái hoá đất chủ đạo ở nước ta là: Xói mòn, rửa trôi, sạt và trượt lở đất; suy thoái vật lý (mất cấu trúc, đất bị chặt, bí, thấm nước kém); suy thoái hoá học (mặn hoá, chua hoá, phèn hoá); mất chất dinh dưỡng khoáng và chất hữu cơ; đất bị chua; xuất hiện nhiều độc tố hại cây trồng như Fe3+, Al3+ và Mn2+; hoang mạc hoá; ô nhiễm đất cục bộ do chất độc hóa học, khu công nghiệp và làng nghề; suy thoái và ô nhiễm đất ở khu khai thác mỏ.
Nguồn tài nguyên nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hàng loạt những dòng sông quê kêu cứu vì mức độ ô nhiễm đã gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Những nguồn nước ngầm cung cấp cho người dân nhiễm sắt, nhiễm chì, nhiễm phèn, nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và vô vàn loại chất độc hóa học do các khu công nghiệp, các làng nghề thải ra vào lòng đất. Ở những dòng sông, những ao hồ ở các vùng quê, những loài vật thủy sinh như tôm, cua, cá, ốc ếch và thậm chí ngay một loài sống dai như đỉa thì đến bây giờ, chỉ còn thấy lại trong kí ức của những già ở các vùng thôn quê.
Bên cạnh đó không khí cũng bị ô nhiễm nặng do quá trình sản xuất, phát triển kinh tế tạo ra như hiện tượng nóng lên toàn cầu đang là vấn đề bức thiết hiện nay.
“Ô nhiễm môi trường nông thôn” là một vấn đề cấp bách và thiết thực. Qua phân tích một vài vấn đề trên chắc hẳn chúng ta đã thấy được phần nào thực trạng và những hậu quả của ô nhiễm môi trường nông thôn Việt Nam hiện nay, đó là những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người. Từ đó, chúng ta nhận rõ được ý thức trách nhiệm to lớn của bản thân trong công tác bảo vệ môi trường, đồng thời thúc đẩy sự nghiên cứu tìm tòi các biện pháp xử lí chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường nhưng song song với nó vẫn phát huy khả năng sản xuất, cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Ý nghĩa quan trọng hơn rút ra từ bài tiểu luận đó là: con người luôn phải bảo vệ môi trường nói chung, hãy giữ cho trái đất luôn xanh - sạch - đẹp bởi đây chính là ngôi nhà chung của chúng ta.
Tài liệu tham khảo:
Bài giảng kinh tế phát triển nông thôn, Tuyết Hoa Niêkdăm
MỤC LỤC
I – MỞ ĐẦU 1
1 – Lý do chọn đề tài 1
2 – Mục đích nghiên cứu 1
II – NỘI DUNG 2
1 – Các khái niệm 2
2 - Thực trạng 2
3 - Nguyên nhân 4
3.1 - Ảnh hưởng của hóa chất nông nghiệp 4
3.2 - Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi 5
3.3 - Ảnh hưởng của công nghiệp hóa 6
3.4 - Ảnh hưởng do chất thải sinh hoạt 7
3.5 - Ảnh hưởng do ý thức 8
4 – Hậu quả 8
5 – Giải pháp đề xuất 8
III – KẾT LUẬN 9
Tài liệu tham khảo: 11
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- o_nhiem_moi_truong_o_nong_thon_0923.doc