KẾT LUẬN
Tỉ lệ nhiễm trùng bàn chân ĐTĐ típ 2 ở bệnh
nhân ≥ 60 tuổi chiếm 52,7%.
Tỉ lệ HbA1c ≥ 7,5% chiếm 87,2%. Ở nhóm
bệnh nhân ≥ 60 tuổi kiểm soát đường huyết kém
hơn so với nhóm < 60 tuổi (P =0,02).
Ở nhóm ≥ 60 tuổi có tỉ lệ tắc hẹp mạch máu
chi dưới trên siêu âm cao hơn so với nhóm < 60
tuổi (P =0,04).
Vi khuẩn thường gặp nhất ở cả 2 nhóm bệnh
nhân theo thứ tự là: Staphylococcus sp, E. coli,
Enterococcus sp, Klebsiella sp và Enterococcus sp (P
>0,05). Vi khuẩn kị khí phân lập được rất ít.
Ở cả 2 nhóm bệnh nhân: đa số Staphylococcus
sp nhạy Vancomycin, Teicoplanin, Fosfomycin;
đa số E.coli nhạy với nhóm Carbapenems,
Sulbactam/Cefoperazone, Amikacin.
Ở nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi, Klebsiella sp
nhạy cảm với Sulbactam/Cefoperazone hơn so
với nhóm < 60 tuổi (P =0,03).
Kháng sinh theo kinh nghiệm không phù
hợp với kết quả kháng sinh đồ chiếm tỉ lệ khá
cao. Nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi có sự phù hợp
kháng sinh theo kinh nghiệm với kết quả kháng
sinh đồ hơn so với nhóm < 60 tuổi (P = 0,001).
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vi khuẩn học của nhiễm trùng vết loét bàn chân ở nhóm bệnh nhân tháo đường típ 2 < 60 và ≥ 60 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014
60
VI KHUẨN HỌC CỦA NHIỄM TRÙNG VẾT LOÉT BÀN CHÂN
Ở NHÓM BỆNH NHÂN THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 < 60 VÀ ≥ 60 TUỔI.
Phan Thị Kim Ngân*, Nguyễn Thị Bích Đào**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định và so sánh đặc điểm vi khuẩn học của nhiễm trùng vết loét bàn chân ở nhóm bệnh nhân
đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 < 60 và ≥ 60 tuổi.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang. Đối tượng là những bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có nhiễm trùng
trùng vết loét bàn chân tại khoa Nội Tiết bệnh viện Chợ Rẫy từ 09/2013 đến 03/2014. Mẫu cấy được phân lập vi
khuẩn hiếu khí, kị khí và kháng sinh đồ sau khi vào khoa và trước khi sử dụng kháng sinh. Phân lập vi khuẩn kị
khí khi lâm sàng có một trong những dấu hiệu sau: sờ có dấu lép bép dưới da, có mùi hôi như mùi lưu huỳnh, vết
thương có nhiều mô hoại thư hoặc có dịch tiết màu đen. Mẫu cấy vi khuẩn hiếu khí được thu thập bằng que cấy
và vi khuẩn kị khí thu thập bằng kim hút.
Kết quả: Có 148 bệnh nhân loét nhiễm trùng bàn chân ĐTĐ, 70 bệnh nhân < 60 tuổi (47,3%) và 78 bệnh
nhân ≥ 60 tuổi (52,7%) (P >0,05). Thời gian ĐTĐ trung bình ở nhóm < 60 tuổi là 8 năm và ở nhóm ≥ 60 tuổi là
10 năm (P >0,05). Tỉ lệ HbA1c ≥ 7,5% ở nhóm < 60 và ≥ 60 tuổi là: 81,4% và 92,3% (P =0,02). Tỉ lệ tắc hẹp động
mạch chi dưới trên siêu âm ở nhóm < 60 và ≥ 60 tuổi: 40% và 57,7% (P =0,04). Số lượng vi khuẩn trung
bình/mỗi mẫu cấy ở nhóm 0,05). Tỉ lệ các loại vi
khuẩn thường gặp nhất theo thứ tự ở nhóm < 60 tuổi là: Staphylococcus sp (26,9%), E. coli (21,5%),
Enterococcus sp (11,8%); và ở nhóm ≥ 60 tuổi là Staphylococcus sp (34,7%); E. coli (15,3%), Klebsiella sp
(11,2%) (P >0,05). Vi khuẩn kị khí phân lập được ở 3 bệnh nhân. Ở cả 2 nhóm bệnh nhân, đa số Staphylococcus
sp nhạy Vancomycin, Teicoplanin, Fosfomycin (P >0,05); đa số E. coli nhạy nhóm Carbapenems,
Sulbactam/Cefoperazone, Amikacin và phần lớn E.coli kháng nhóm Fluroquinolons (P >0,05). Đa số Klebsiella sp
nhạy nhóm Carbapenems, cefepim và Amikacin ở cả 2 nhóm bệnh nhân (P >0,05). Tỉ lệ Klebsiella sp nhạy cảm
Sulbactam/Cefoperazone ở nhóm < 60 và ≥ 60 tuổi lần lượt là: 57,1% và 81,3% (P = 0,03). Tỉ lệ kháng sinh theo
kinh nghiệm phù hợp với kết quả kháng sinh đồ ở nhóm < 60 và ≥ 60 tuổi lần lượt là: 45,2% và 69,7% (p =0,001).
Kết luận: Phần lớn nhiễm trùng bàn chân ĐTĐ xảy ra ở bệnh nhân ≥ 60 tuổi. Đa số bệnh nhân kiểm soát
đường huyết kém. Nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi kiểm soát đường huyết kém hơn so với nhóm < 60 tuổi. Ở cả 2
nhóm bệnh nhân, vi khuẩn thường gặp nhất theo thứ tự là Staphylococcus sp và E. coli; kế đến là Enterococcus sp
và Klebsiella sp. Vi khuẩn kị khí phân lập được rất ít. Ở cả 2 nhóm tuổi, đa số Staphylococcus sp nhạy
Vancomycin, Teicoplanin, Fosfomycin và E.coli nhạy với nhóm Carbapenems, Sulbactam/Cefoperazone,
Amikacin. Ở nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi, Klebsiella sp nhạy cảm với Sulbactam/Cefoperazone hơn so với nhóm <
60 tuổi. Kháng sinh sử dụng theo kinh nghiệm không phù hợp với kết quả kháng sinh đồ chiếm tỉ lệ khá cao.
Nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi có sự phù hợp kháng sinh theo kinh nghiệm với kết quả kháng sinh đồ hơn so với
nhóm < 60 tuổi.
Từ khóa: đái tháo đường típ 2, nhiễm trùng vết loét bàn chân, vi trùng học, người cao tuổi
* Bộ môn Lão Khoa – Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS Phan Thị Kim Ngân ĐT: 0985063936 Email: kimngan265@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
61
ABSTRACT
INFECTED FOOT ULCERS´S MICROBIOLOGY BETWEEN TWO AGE GROUPS IN TYPE 2
DIABETIC PATIENTS (UNDER AND OVER 60 YEARS OLD).
Phan Thi Kim Ngan, Nguyen Thi Bich Dao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ No 4 ‐ 2014: 60 ‐ 68
Objective: To determine and compare the microbiological profile of infected foot ulcers in group´s less than
sixty years old and the groupʹs older (elderly) patients on diabetic type 2.
Methods: Prospective, cross‐ sectional study. Patients with infected foot ulcers of diabetic type 2 in the
departmentʹs Endocrinology of Cho Ray hospital from September 2013 to March 2014 were enrolled. Specimens
were isolated in the microbiology laboratory for aerobic culture, anaerobic culture and antimicrobial susceptibility
after coming‐ in department and before using antibiotics. Anaerobic bacteria were isolated when the clinical
symptoms include one of the following signs: crepitus touching under the skin, smelly sulfur, much tissue
gangrene or black of discoloration of exudates. Specimens for aerobic cultures were swabs and needle aspirates for
their anaerobic cultures.
Results: In the 148 infected diabetic foot ulcers patients studied, 70 patients (47.3%) were under 60 years
and 78 (52.7%) older patients. HbA1c ≥ 7.5% in the groupʹs under 60 years and the other groups were 81.4%
and 92.3%, respectively (P =0.02). 40% of the groupʹs under 60 years was the obstruction of lower limbs arteries
on ultrasonography and 57,7% in the groupʹs older patients (P =0,04). In the groupʹs under 60 years, the most
common bacteria isolates were orderly Staphylococcus sp. (26.9%), E. coli (21.5%), Enterococcus spp (11.8%);
they were Staphylococcus spp (34.7%); E. coli (15.3%), Klebsiella spp (11.2%) in the other groups, respectively
(P >0,05). Anaerobic bacteria were only detected in 3 patients. In both groupʹs patients, most of the
Staphylococcus spp isolates were sensitive to Vancomycin, Fosfomycin, Teicoplanin (P >0.05); most of E. coli
isolates were sensitive Carbapenems, Sulbactam/Cefoperazone and Amikacin and the majority of them were
resistant to Fluroquinolons (P >0.05). Most of isolates of Klebsiella spp isolates were susceptible to Carbapenems,
cefepim, Amikacin in both groupʹs patients (P >0.05). 57.1% of Klebsiella spp isolates were to
Sulbactam/Cefoperazone in the groupʹs under 60 years and this rate was 81.3% in the other groupʹs elderly
patients (P = 0.03). The suitable empirical antibiotic regimen for susceptibility pattern results were 45.2%; 69.7%
in the groupʹs under 60 years and the other groups, respectively (p =0,001).
Conclusions: The majority of diabetic foot infections were seen in elderly patients. Most of patient’s blood
sugar was uncontrolled. The control glycaemia of the groupʹs elderly is worse than the other groups. In both
group of patients, the most common bacteria is Staphylococcus spp and E. coli, respectively; followed by
Enterococcus spp and Klebsiella spp. Aerobic bacteria were detected rarely. In both groupʹs patients, most of the
Staphylococcus spp isolates were sensitive to Vancomycin, Fosfomycin, Teicoplanin and most of E. coli isolates
were sensitive Carbapenems, Sulbactam/Cefoperazone and Amikacin. Klebsiella spp isolates from the elderly was
more sensitive Sulbactam/Cefoperazone than the other groups. The empirical antibiotic regimen mismatch in
susceptibility pattern results was quietly high proportion. The empirical antibiotic regimen in the groupʹs elderly
appropriate to susceptibility pattern results than in the groupʹs under 60 years.
Key words: type 2 diabetes, infected foot ulcers, microbiology, and susceptibility pattern, elderly.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Loét bàn chân là biến chứng quan trọng và
gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chi phí điều
trị và chất lượng cuộc sống. Có khoảng 25%
bệnh nhân ĐTĐ sẽ tiến triển đến loét chân vào
một thời điểm nào đó trong đời(13). Vết loét chân
dễ bị nhiễm trùng. Hơn 60% các trường hợp
đoạn chi không do chấn thương là do biến
chứng nhiễm trùng bàn chân ĐTĐ. Nhiễm trùng
vết loét bàn chân thường là nguyên nhân nhập
viện ở bệnh nhân ĐTĐ(3). Vấn đề điều trị kháng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014
62
sinh cho người bệnh phải được đặt ngay từ lúc
mới vào viện, trước khi có kết quả cấy định danh
vi khuẩn và kháng sinh đồ, do đó lựa chọn
kháng sinh ban đầu là rất quan trọng. Tuy nhiên
theo J. L. Richard có 56% bệnh nhân nhiễm trùng
bàn chân ĐTĐ điều trị kháng sinh theo kinh
nghiệm không phù hợp kết quả kháng sinh
đồ(12). Đối với người cao tuổi ĐTĐ, nguy cơ loét
chân và nhiễm trùng bàn chân cao hơn người
trẻ(3). Vi khuẩn gây nhiễm trùng da và mô mềm
nói chung hay nhiễm trùng bàn chân ĐTĐ nói
riêng thường gặp ở người cao tuổi là
Staphyloccus aureus(7). Nhưng hiện nay rất ít
nghiên cứu lâm sàng về đặc điểm vi khuẩn học
của nhiễm trùng vết loét bàn chân ĐTĐ riêng
biệt cho người cao tuổi (≥ 60 tuổi). Dự đoán vi
khuẩn gây bệnh, sự nhạy cảm hoặc đề kháng
kháng sinh có vai trò quyết định trong điều trị.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này,
nhằm mục tiêu: xác định và so sánh đặc điểm vi
khuẩn học của nhiễm trùng vết loét bàn chân
ĐTĐ típ 2 của nhóm bệnh nhân đái tháo đường
típ 2 < 60 và ≥ 60 tuổi.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Chẩn đoán ĐTĐ típ 2
Bệnh nhân đã được chẩn đoán ĐTĐ típ 2
trước đây (có đơn thuốc và chẩn đoán kèm theo).
Bệnh nhân chưa được chẩn đoán ĐTĐ: Chẩn
đoán ĐTĐ theo ADA 2010, dựa vào một trong
các tiêu chuẩn sau: HbA1c ≥ 6,5 %; một mẫu
đường huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL (11,1
mmol/L) kết hợp với triệu chứng của tăng
đường huyết (ăn nhiều, uống nước nhiều, tiểu
nhiều, gầy nhiều); đường huyết tương lúc đói
(sau 8 giờ nhịn ăn) ≥ 126 mg/dL (7,8 mmol/L),
đường huyết tương 2 giờ sau khi uống 75g
glucose ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L) (nếu không
có triệu chứng tăng đường huyết hoặc mất bù
chuyển hóa cấp tính, các xét nghiệm phải được
lập lại để xác định chẩn đoán)(1).
Chẩn đoán vết loét nhiễm trùng bàn chân
Dựa theo IDSA 2012: vết thương tiết dịch
mủ; Hoặc có ≥ 2 triệu chứng của tình trạng viêm
tại chỗ: sưng, nóng, đỏ, đau và có sự hiện diện
của vi khuẩn gây bệnh qua cấy định danh(9).
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân không đủ các tiêu chuẩn chọn
bệnh đã nêu trên; nhập viện lần 2 vì nhiễm trùng
vết loét bàn chân trong thời gian nghiên cứu;
không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Các đối tượng có đủ tiêu chuẩn chọn lựa và
không có tiêu chuẩn loại trừ được chọn vào
nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành chọn đối tượng
từ tháng 09/2013 đến tháng 03/2014.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: tiền cứu, cắt ngang
Hỏi bệnh, tiền sử và khám lâm sàng
Cận lâm sàng: HbA1c, siêu âm mạch máu
chi dưới.
Vi khuẩn học: số lượng vi khuẩn trung
bình/mỗi mẫu cấy, loại vi khuẩn phân lập,
kháng sinh đồ.
Kỹ thuật phân lập vi khuẩn hiếu khí bằng
phương pháp quẹt que cấy: da xung quanh vết
loét được sát trùng bằng dung dịch cồn iod, vết
loét chân không được rửa trước khi lấy mẫu.
Que cấy được đưa đến đáy vết loét và giữ cho
tiếp xúc với vết thương tối thiểu 5 giây. Sau đó
que cấy được lấy ra cho lại vào ống nghiệm gửi
đến phòng vi sinh bệnh viện Chợ Rẫy để cấy
trong vòng 15 phút.
Kỹ thuật phân lập vi khuẩn kị khí bằng kim
hút: da xung quanh vết loét được sát trùng bằng
dung dịch cồn iod, vết loét chân không được rửa
trước khi lấy mẫu. Hút trực tiếp mủ vết thương
(đáy vết thương) bằng kim hút, bơm trực tiếp
bệnh phẩm vào ống nghiệm có chứa dung dịch
bảo quản, đậy kín ống nghiệm ngay và giữ
thẳng đứng, di chuyển nhẹ nhàng tránh tạo bọt
khí, gửi ngay đến phòng vi sinh bệnh viện Chợ
Rẫy để cấy.
Điều trị: sự phù hợp kháng sinh ban đầu
theo kinh nghiệm với kháng sinh đồ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
63
Phân tích số liệu theo phần mềm SPSS 16.0,
các kiểm định Student’s t‐test và chi bình
phương. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi
P <0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Đặc điểm chung theo nhóm tuổi
Nhóm BN
Chung N = 148 (%) P
< 60 tuổi n = 70 (%) ≥ 60 tuổi n = 78 (%)
70(47,3%) 78(52,7%) 148(100%) 0,51
Tuổi (năm) ± SD 51,9 ± 6,0 68,8 ± 6,8 60,8 ± 10,6
Giới Nam 35(50%) 35(44,9%) 70(47,3%) 0,53
Nữ 35(50%) 43(55,1%) 78(52,7%)
Thời gian ĐTĐ (năm)* 8,0 (4,0 – 12,0) 10,0 (4,0 – 15,0) 8,0 (4,0 – 14,0) 0,22
SD: Standard Deviation – Độ lệch chuẩn
(*) Biến được trình bày giá trị trung vị (khoảng tứ vị)
Số BN tham gia nghiên cứu là 148, có 78 BN
≥ 60 tuổi (chiếm tỉ lệ 52,7%) cao hơn nhóm < 60
tuổi (chiếm tỉ lệ 47,3%). Tuổi trung bình là 60,8 ±
10,6 tuổi (tuổi nhỏ nhất là 35, lớn nhất là 89 tuổi).
Tỉ lệ nữ/nam = 1,11. Ở nhóm tuổi < 60 và ≥ 60:
tuổi trung bình lần lượt là 51,9 ± 6,0 tuổi và 68,8 ±
6,8 tuổi.. Ở nhóm < 60 tuổi: tỉ lệ nữ/nam = 1. Ở
nhóm ≥ 60 tuổi: tỉ lệ nữ/nam = 1,23.
Thời gian phát hiện ĐTĐ trung bình chung
là 8,0 năm (ngắn nhất là 1 tháng, dài nhất là 30
năm). Ở nhóm ≥ 60 tuổi: thời gian ĐTĐ trung
bình là 10,0 năm, dài hơn nhóm < 60 tuổi có thời
gian ĐTĐ trung bình là 8,0 năm. Tuy nhiên, sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 2: Đặc điểm cận lâm sàng theo nhóm tuổi
Nhóm BN
Chung
N = 148 (%) P < 60 tuổi
n = 70 (%)
≥ 60 tuổi
n = 78 (%)
HbA1c (%)
< 7 9(12,9%) 1(1,3%) 10(6,8%)
0,02
7-7,4 4(5,7%) 5(6,4%) 9(6%)
≥ 7,5 57(81,4%) 72(92,3%) 129(87,2%)
Siêu âm mạch máu chi dưới
Tắc hẹp 28(40%) 45(57,3%) 73(49,4%)
0,04Không
tắc hẹp 42 (60%) 33(42,3%) 75(50,6%)
Đa số BN và HbA1c ≥ 7,5% (chiếm tỉ lệ
87,2%). Mạch máu tắc hẹp trên siêu âm chiếm tỉ
lệ cao (49,4%). Ở nhóm ≥ 60 tuổi: tỉ lệ tắc hẹp
mạch máu trên siêu âm và tỉ lệ HbA1c ≥ 7,5%;
đều cao hơn so với nhóm < 60 tuổi. Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (P = 0,02; P = 0,04).
Bảng 3: Đặc điểm vi khuẩn học theo nhóm tuổi
Trong số 148 trường hợp, phân lập được
192 vi khuẩn. Số lượng loài vi khuẩn trung
bình/mỗi mẫu cấy là: 1,30 ± 0,49. Vi khuẩn
Gram (‐) phân lập được nhiều nhất, chiếm tỉ lệ
54,6%; vi khuẩn kị khí, chiếm tỉ lệ rất thấp
(1,6%) (3/148 mẫu cấy). Ở nhóm < 60 tuổi: Số
lượng vi khuẩn trung bình/mỗi mẫu cấy nhiều
hơn và tỉ lệ phân lập vi khuẩn Gram (‐), kị khí
đều cao hơn so với nhóm ≥ 60 tuổi. Sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê.
Staphylococcus sp là vi khuẩn được phân lập
nhiều nhất (30,9%), kế đến theo thứ tự là E.coli
Nhóm BN
Chung N (%) P
< 60 tuổi n (%) ≥ 60 tuổi n (%)
Số lượng vi khuẩn ± SD
1,33 ± 0,53 1,27 ± 0,45 1,30 ± 0,49 0,46
Loại vi khuẩn
Gram(+) 39(41,9%) 45(45,5%) 84(43,8%)
0,26 Gram(-) 52(55,9%) 53(53,5%) 105(54,6%)
Vi khuẩn kị khí 2(2,2%) 1(1%) 3(1,6%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014
64
(18,3%), Klebsiella sp (9,9%) và Enterococcus sp
(9,9%). Vi khuẩn kị khí phân lập được rất ít
(1,6%), gồm 2 loại vi khuẩn: Prevotella sp và
Bacteroides sp.
Ở nhóm < 60 tuổi: Staphylococcus sp là vi
khuẩn thường gặp nhất (26,9%), kế đến theo
thứ tự là E.coli (21,5%), Enterococcus sp (11,8%).
Ở nhóm ≥ 60 tuổi: Staphylococcus sp là vi khuẩn
thường gặp nhất (34,7%), vi khuẩn thường gặp
xếp thứ hai là E.coli (15,3%), kế đến là Klebsiella
sp (11,2%).
Ở nhóm ≥ 60 tuổi: Staphylococcus sp và
Klebsiella sp phân lập nhiều hơn so với nhóm < 60
tuổi. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Kháng sinh đồ của Staphylococcus sp
Biểu đồ 3: Kháng sinh đồ của Staphylococcus sp ở
nhóm < 60 tuổi
Biểu đồ 4: Kháng sinh đồ của Staphylococcus sp ở
nhóm ≥ 60 tuổi
100% Staphylococcus sp nhạy cảm
Vancomycin. Staphylococcus sp nhạy cảm > 90%
với: Teicoplanin, Fosfomycin, Amikacin. Ở
nhóm < 60 tuổi: 100% nhạy Vancomycin và
Teicoplanin; 96% nhạy Fosfomycin. Ở nhóm ≥ 60
tuổi: 100% nhạy Vancomycin; 97,1% nhạy
Teicoplanin; 91,2% nhạy Fosfomycin. Sự khác
biệt các kháng sinh đồ ở 2 nhóm bệnh nhân
không có ý nghĩa thống kê.
Kháng sinh đồ của E. coli
Biểu đồ 5: Kháng sinh đồ của E.coli ở nhóm < 60 tuổi
Biểu đồ 6: Kháng sinh đồ của E.coli ở nhóm ≥ 60 tuổi
100% E.coli kháng Ampicillin; 100% E.coli
nhạy Imipenem và Meropenem; 91,7% nhạy
Ertapenem; 81,8% nhạy Amikacin. Đa số E.coli
(66,8%) kháng Fluroquinolons.
Ở nhóm < 60 tuổi: 100% nhạy Imipenem và
Meropenem; 95% nhạy Ertapenem; 77,8% nhạy
Amikacin; 70% kháng Fluroquinolons. Ở nhóm ≥
60 tuổi: 100% nhạy Imipenem, Meropenem và
Ertapenem; 86,7% nhạy Amikacin; 60% kháng
Fluroquinolons.
Sự khác biệt các kháng sinh đồ ở 2 nhóm
bệnh nhân không có ý nghĩa thống kê.
0.00
2,000,000.00
4,000,000.00
6,000,000.00
8,000,000.00
10,000,000.00
12,000,000.00
14,000,000.00
16,000,000.00
18,000,000.00
20,000,000.00
thảm bàn
trà
nôi
8,500,000.00 4,500,000.00
8,500,000.00 4,500,000.00
0.00
2,000,000.00
4,000,000.00
6,000,000.00
8,000,000.00
10,000,000.00
12,000,000.00
14,000,000.00
16,000,000.00
18,000,000.00
20,000,000.00
thảm bàn
trà
nôi
8,500,000.00
4,500,000.00
8,500,000.00
4,500,000.00
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Kháng
Nhạy
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Kháng
Nhạy
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
65
Kháng sinh đồ của Klebsiella sp
Biểu đồ 7: Kháng sinh đồ của Klebsiella sp ở nhóm <
60 tuổi
Biểu đồ 8: Kháng sinh đồ của Klebsiella sp ở nhóm ≥
60 tuổi
100% Klebsiella sp nhạy Imipenem và
Meropenem; 94,4% nhạy Ertapenem. 100%
Klebsiella sp kháng Ampicillin. Tỉ lệ nhạy
Levofloxacin còn cao (72,2%) và đa số E.coli
kháng Ciprofloxacin (63,9%).
Ở nhóm < 60 tuổi: 100% nhạy Imipenem và
Meropenem; 90,5% nhạy Ertapenem; 85,7% nhạy
Amikacin và Cefepim; và ở nhóm ≥ 60 tuổi:
100% nhạy Imipenem, Meropenem, Ertapenem,
Cefepime, Netilmicin (P > 0,05).
Tỉ lệ Klebsiella sp nhạy Sulbactam/
Cefoperazone ở nhóm < 60 và ≥ 60 tuổi lần lượt
là: 57,1%; 37,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (P =0,03).
Sự phù hợp kháng sinh theo kinh nghiệm với
kết quả kháng sinh đồ
Bảng 4: Sự phù hợp kháng sinh theo kinh nghiệm với
kháng sinh đồ theo nhóm tuổi
< 60 tuổi n=93 (%)
≥ 60 tuổi
n=99 (%)
Chung N=192
(%) P
Có 42(45,2%) 69(69,7%) 111(57,8%)
0,001
Không 51(54,8%) 30(30,3%) 81(42,2%)
Trong 192 vi khuẩn phân lập được, có 81
trường hợp kháng sinh theo kinh nghiệm
không phù hợp với kết quả kháng sinh đồ,
chiếm tỉ lệ khá cao 42,2%. Ở nhóm ≥ 60 tuổi tỉ
lệ phù hợp kháng sinh đồ kháng sinh đồ theo
kinh nghiệm với kết quả kháng sinh đồ cao
hơn so với nhóm < 60 tuổi. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (P = 0,001).
BÀN LUẬN
Tình trạng kiểm soát đường huyết
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số BN có
HbA1c ≥ 7,5% (87,2%). Nghiên cứu của các tác
giả Nguyễn Thị Bích Đào, Lê Quốc Tuấn(10), 80%
bệnh nhân có HbA1c ≥ 7,5%. Điều này cho thấy
kiểm soát đường huyết kém là một trong những
yếu tố nguy cơ loét chân trên BN ĐTĐ.
Ở nhóm ≥ 60, 92,3% bệnh nhân có HbA1c ≥
7,5%;cao hơn so với nhóm < 60 tuổi (81,4%). Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P = 0,02).
Nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi kiểm soát đường
huyết kém hơn so với nhóm < 60 tuổi, có thể do
nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tuân
thủ điều trị như: nhận thức kém về bệnh so với
người trẻ, tình trạng lão khoa như có nhiều bệnh
lý đi kèm ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị bằng
thuốc (sa sút trí tuệ, Alzheimer, tai biến mạch
máu não), sử dụng nhiều thuốc, cần sự chăm
sóc của người khác.
Đặc điểm siêu âm mạch máu chi dưới
Nhóm ≥ 60 tuổi có tắc hẹp mạch máu là
57,7%, trong khi nhóm < 60 tuổi tỉ lệ này chỉ là
40%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p =0,04).
Tỉ lệ biến chứng mạch máu do ĐTĐ thường tăng
theo thời gian mắc ĐTĐ và mức độ kiểm soát
đường huyết kém. Sự khác biệt là do ở NCT
thường có thời gian mắc ĐTĐ dài hơn và mức
độ kiểm soát đường huyết kém so với nhóm < 60
tuổi; Ngoài ra NCT còn có hiện tượng “lão hóa”
hệ động mạch và thường mắc bệnh lý gây xơ
vữa động mạch (tăng huyết áp) là yếu tố góp
phần làm tăng tỉ lệ tắc hẹp mạch máu.
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Kháng
Nhạy
0
20
40
60
80
100
Kháng
Nhạy
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014
66
Đặc điểm vi khuẩn học
Chúng tôi phân lập được 192 vi khuẩn trên
148 bệnh nhân. Số lượng vi khuẩn trung
bình/mỗi mẫu cấy là: 1,30 ± 0,49. Số lượng vi
khuẩn trung bình/mỗi mẫu cấy ở nhóm < 60 tuổi
là 1,33 ± 0,53, nhiều hơn so với nhóm ≥ 60 tuổi là
1,27 ± 0,45 (P >0,05). Kết quả này cũng tượng tự:
như nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Đào, Lê
Quốc Tuấn có số lượng vi khuẩn trung bình/mỗi
mẫu cấy là: 1,24 ± 0.43(10) và M. Zubair là 1,2(16).
Nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi số lượng
vi khuẩn trung bình/mỗi mẫu cấy, cao hơn so
với kết quả của các tác giả M. Amini(1), và J.
Konar(8). Điều này có thể là do nhiễm trùng bàn
chân nặng là do nhiễm nhiều loại vi khuẩn hơn
nhiễm trùng nhẹ. Nghiên cứu về các mức độ loét
chân theo phân độ Wagner, chúng tôi ghi nhân tỉ
lệ nhiễm trùng bàn chân sâu và nặng chiếm đa
số với 97,3% vết loét độ 2 trở lên, trong đó 44,7%
là vết loét độ 4. Tỉ lệ này cao hơn kết quả của các
nghiên cứu trước đây(1,8).
Vi khuẩn thường gặp nhất trong nghiên
cứu của chúng tôi Staphylococcus sp (30,9%), kế
đến là E.coli (18,3%), Klebsiella sp (9,9%) và
Enterococcus sp (9,9%).
Ở nhóm < 60 tuổi: Staphylococcus sp (26,9%) là
vi khuẩn thường gặp nhất, kế đến là E.coli
(21,5%), Enterococcus sp (11,8%). Ở nhóm ≥ 60
tuổi: Staphylococcus sp là vi khuẩn thường gặp
nhất (34,7%), kế đến là E.coli (15,3%) và Klebsiella
sp (11,2%). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích
Đào, Lê Quốc Tuấn(10) cũng ghi nhận
Staphylococcus sp (37,1%)và E.coli (14,5%). Mặc dù
thời gian tiến hành 2 nghiên cứu có khác nhau,
nhưng kết quả thu được tương tự nhau, có thể là
do nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả này(10)
tuy thời điểm nghiên cứu khác nhau nhưng
cùng thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy là tuyến y
tế cuối cùng tại khu vực phía Nam Việt Nam
nên thường tiếp nhận bệnh nhân của khu vực
đồng bằng sông Cửu Long, do đó dân số nghiên
cứu có thể có đặc điểm chung và mức độ tổn
thương loét chân tương đối giống nhau (đa số
vết loét sâu). Nghiên cứu của chúng tôi nhận
thấy, xu hướng nhiễm trùng bàn chân ĐTĐ do
Staphylococcus sp ngày càng tăng và nhiễm E. coli
ngày càng giảm. Trong khi đó kết quả của các
tác giả E. Bansal(4), J. Konar(8), AK. Pappu(10) và P.
Shanmugan(14), đều có Pseudomonas sp là vi
khuẩn phân lập được nhiều nhất. Sự thay đổi
phân bố của các loại vi khuẩn trên vết loét bàn
chân ĐTĐ giữa các nghiên cứu trên là do khác
biệt nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, đặc điểm sử
dụng kháng sinh, đặc điểm vết loét, thời điểm
nghiên cứu
Kháng sinh đồ
Kháng sinh đồ của Staphylococcus sp
Staphylococcus sp nhạy cảm Vancomycin
chiếm tỉ lệ 100%. Không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về đặc điểm kháng sinh đồ giữa
2 nhóm bênh nhân. Kết quả trong nghiên cứu
của Nguyễn Thị Bích Đào, Lê Quốc Tuấn(10), M.
Amini(1), J. Konar(8) cũng tương tự. 98,3%
Staphylococcus sp nhạy Teicoplanin ; 91,7% nhạy
Fosfomycin; 92,5% nhạy Amikacin. Kết quả này
cũng tương tự như kết quả của Lê quốc Tuấn: tỉ
lệ nhạy cảm Teicoplanin và Fosfomycin,
Amikacin lần lượt là: 93,3%; 100%; 20%(10).
Kháng sinh đồ của E.coli
Tỉ lệ nhạy E.coli với Sulbactam/
Cefoperazone và Cefepime lần lượt là: 77,7;
64,9%; tỉ lệ nhạy cảm này cao hơn so với các
Cephalosporins đã dùng nhiều như Ceftriaxone
và Ceftazidime (38,2% và 45,9%). Sự nhạy cảm
của E.coli với Cephalosporins thế hệ 3 trong
nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả
trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích
Đào, Lê Quốc Tuấn: tỉ lệ nhạy cảm của E.coli với
Ceftriaxone, Ceftazidime lần lượt là 11,1%;
33,3%. Điều này là có thể do Cephalosporins thế
hệ 3 hiện nay ít sử dụng hơn, nên tỉ lệ nhạy cảm
tăng dần; tuy nhiên tỉ lệ này vẫn còn khá thấp.
E.coli nhạy với Imipenem, Meropenem là
100%; 94,3% nhạy Ertapenem; 81,8% nhạy
Amikacin. Kết quả này cũng được ghi nhận
trong nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
67
Bích Đào, Lê Quốc Tuấn(10), E. Bansal(4), NS.
Raja(13). 63,9% E.coli kháng Ciprofloxacin và
62,2% kháng Levofloxacin. Điều này cũng có
thể là do việc sử dụng bừa bãi kháng sinh
nhóm Fluoroquinolones uống trong cộng đồng
chúng ta.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
đặc điểm kháng sinh đồ giữa 2 nhóm bênh nhân.
Kháng sinh đồ của Klebsiella sp
100% Klebsiella sp trong nghiên cứu của
chúng tôi nhạy: Imipenem, Meropenem; 94,4%
nhạy Ertapenem; 94,4% nhạy Cefepime. 100%
Klebsiella sp kháng Ampicillin. Nghiên cứu của
tác giả Nguyễn Thị Bích Đào, Lê Quốc Tuấn(10).
Trong nhóm Fluoroquinolons, tỉ lệ nhạy
Levofloxacin còn cao (72,2%) và đa số Klebsiella
sp kháng Ciprofloxacin (63,9%). Kết quả của
chúng tôi có tỉ lệ đề kháng của Klebsiella sp với
Ciprofloxacin (63,9%) cao hơn so với kết quả
trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Đào, Lê
Quốc Tuấn(10) là 57,1%. Điều này cũng có thể là
do sự sử dụng rộng rãi trong cộng động kháng
sinh nhóm Fluoroquinolones uống, đặc biệt là
Ciprofloxacin.
Tỉ lệ nhạy cảm của Klebsiella sp với
Sulbactam/Cefoperazone vở nhóm ≥ 60 tuổi, cao
hơn so với nhóm < 60 tuổi. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (P =0,03).
Phân tích kết quả về tỉ lệ nhạy cảm của các
kháng sinh còn lại giữa 2 nhóm bệnh nhân thì sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê
Sự phù hợp kháng sinh theo kinh nghiệm với
kết quả kháng sinh đồ
Kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy có
42,2% trường hợp kháng sinh theo kinh
nghiệm không phù hợp với kết quả kháng sinh
đồ. Nghiên cứu của JL. Richard(12) thực hiện
năm 2010 tại Pháp, cũng ghi nhận tỉ kháng
sinh theo kinh nghiệm không phù hợp với kết
quả kháng sinh đồ là 56%. Mặc dù có sự khác
biệt về địa điểm thực hiện nghiên cứu và tình
hình sử dụng kháng sinh tại nơi thực hiện
nghiên cứu, nhưng cả 2 nghiên cứu đều cho
thấy có tỉ lệ cao về việc sử dụng kháng sinh
theo kinh nghiệm không phù hợp với kết quả
kháng sinh đồ. Điều này đặt ra một vấn đề lớn
là việc dự đoán vi khuẩn gây bệnh trước khi có
kết quả cấy định danh và kháng sinh đồ làm
sao cho có độ phù hợp cao hơn?
Ở nhóm ≥ 60 tuổi, tỉ lệ phù hợp kháng sinh
đồ kháng sinh đồ theo kinh nghiệm với kết quả
kháng sinh đồ là 69,7%, cao hơn so với nhóm <
60 tuổi (45,2%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(P =0,01). Điều này có thể là do ở nhóm người
cao tuổi nhiễm trùng bàn chân thường nặng hơn
và thường có bệnh lý nhiễm trùng khác đi kèm
(ví dụ: viêm phổi); nên các kháng sinh mạnh,
phổ rộng và kết hợp thường được chỉ định nhiều
hơn so với nhóm < 60 tuổi.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ nhiễm trùng bàn chân ĐTĐ típ 2 ở bệnh
nhân ≥ 60 tuổi chiếm 52,7%.
Tỉ lệ HbA1c ≥ 7,5% chiếm 87,2%. Ở nhóm
bệnh nhân ≥ 60 tuổi kiểm soát đường huyết kém
hơn so với nhóm < 60 tuổi (P =0,02).
Ở nhóm ≥ 60 tuổi có tỉ lệ tắc hẹp mạch máu
chi dưới trên siêu âm cao hơn so với nhóm < 60
tuổi (P =0,04).
Vi khuẩn thường gặp nhất ở cả 2 nhóm bệnh
nhân theo thứ tự là: Staphylococcus sp, E. coli,
Enterococcus sp, Klebsiella sp và Enterococcus sp (P
>0,05). Vi khuẩn kị khí phân lập được rất ít.
Ở cả 2 nhóm bệnh nhân: đa số Staphylococcus
sp nhạy Vancomycin, Teicoplanin, Fosfomycin;
đa số E.coli nhạy với nhóm Carbapenems,
Sulbactam/Cefoperazone, Amikacin.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014
68
Ở nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi, Klebsiella sp
nhạy cảm với Sulbactam/Cefoperazone hơn so
với nhóm < 60 tuổi (P =0,03).
Kháng sinh theo kinh nghiệm không phù
hợp với kết quả kháng sinh đồ chiếm tỉ lệ khá
cao. Nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi có sự phù hợp
kháng sinh theo kinh nghiệm với kết quả kháng
sinh đồ hơn so với nhóm < 60 tuổi (P = 0,001).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Diabetes Association. (2010). “Diagnosis and
classification of diabetes mellitus”. Diabetes care. 33(Supplement
1): p. S62‐S69. 33(1), pp. 62‐69.
2. Amini M., et al (2013). ʺDetermination of the risistance pattern
of prevalent aerobic bacterial infections diabetic foot ulcerʺ.
Iranian journal of pathology, 8(1), pp. 21‐26.
3. Bader M.S. (2008). ʺDiabetic foot infectionʺ. Am Fam Physician,
78(1), pp. 71‐79.
4. Bansal E., et al (2008). “Spectrum of microbial flora in diabetic
foot ulcers”. Indian Journal of Pathology and Microbiology, 51(2),
pp. 204‐208.
5. Bohannon N. J. (1988). ʺDiabetes in the elderly. A unique set
of management challengesʺ. Postgrad Med J, 84(5), pp. 283‐295.
6. Hayat A. S, et al (2011). ʺStudy for Microbiological Pattern and
In vitro Antibiotic Susceptibility in patients having Diabetes
foot Infections at Tertiary Care Hospital in Abbottabadʺ.
Worid Applied Sciences Journal, 12 (2), pp. 123‐131.
7. Kish T. D., et al (2010). “Treatment of skin and soft tissue
infections in the Elderly: A review”. The American Journal of
Geriatric Pharmacotherapy, 8(6), pp. 485‐513.
8. Konar J., Das S. (2013). “Bacteriological profile of diabetic foot
ulcers, with a special reference to antibiogram in a Tertiary
Care Hospital in Eastern India”. Journal of Evolution of Medical
and Dental Science, 2(48), pp. 9323‐9328.
9. Lipsky B. A., et al. ʺ2012 Infectious Diseases Society of
America clinical Practice Guideline for the Diagnosis and
Treatment of Diabetic Foot Infectionsʺ. Clin Infect Dis, 54(12),
pp. 132‐173.
10. Nguyễn Thị Bích Đào và Lê Quốc Tuấn (2012). “Nghiên cứu
đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân đái tháo
đường type 2 có nhiễm trùng bàn chân”. Tạp chí Y học thực
hành, 16(1), tr 390‐394.
11. Pappu A. K., et al (2011). ʺMicrobiological profile of diabetic
foot ulcerʺ. Calicut Med Journal, 9(3), pp. 1‐4.
12. Richard J. L., et al (2011). ʺManagement of patients
hospitalized for diabetic foot infection: results of the French
OPIDIA studyʺ. Diabetes Metab, 37(3), pp. 208‐215.
13. Raja N. S. (2007). ʺMicrobiology of diabetic foot infections in a
teaching hospital in Malaysia: a retrospective study of 194
casesʺ. Journal of microbiology immunology and infection. 40(1),
pp. 39‐44.
14. Shanmugam P., et al (2013). ʺThe bacteriology of diabetic foot
ulcers, with a special reference to multidrug resistant strainsʺ.
J Clin Diagn Res, 7(3), pp. 441‐445.
15. Taherpor A., et al (2007). ʺBactriology of Diabetic foot lesionsʺ.
Iran J Endocrinol Metabol, 1(4), pp. 11‐18.
16. Zubair M., et al (2010). ʺClinico‐bacteriology and risk factors
for the diabetic foot infection with multidrug resistant
microorganisms in north Indiaʺ. Biological and Medicine, 2(4),
pp. 22‐34.
Ngày nhận bài báo: 01/07/2014
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/07/2014
Ngày bài báo được đăng: 30/08/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vi_khuan_hoc_cua_nhiem_trung_vet_loet_ban_chan_o_nhom_benh_n.pdf