Cơ cấu sản xuất chưa hợp lý, tập trung quá lớn vào cà phê Robusta trong khi đó lại
chưa quan tâm đến mở rộng cà phê Arabica là loại cà phê đang được thị trường ưa
chuộng giá cao.
Cà phê vối được trồng phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên nhu cầu thế giới lại thích tiêu
dùng cà phê chè. Điều này đặt ra cho Việt Nam vấn đề là nếu không thay đổi cơ cấu
cà phê phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng quá thừa trong mặt hàng cà phê vối song lại thiếu
trong cà phê chè. Điều này gây bất lợi lớn cho xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Vị trí của ngành cà phê và vai trò của xuất khẩu cà phê
9/10Chất lượng cà phê còn thấp chưa tương xứng với lợi thế về đất đai, khí hậu Việt
Nam, còn cách xa với yêu cầu của thị trường thế giới.
Xu hướng chạy theo năng suất và sản lượng khiến không ít các hộ kinh doanh quan tâm
đên chât lượng cà phê dẫn đến giá cà phê bị thấp hơn rất nhiều cà phê thế giới. Cà phê
Việt Nam nhiều tạp chất, cà phê chưa chín, công nghê phơi sấy bảo quản lạc hậu, dẫn
đến nấm mốclàm giảm chất lượng cà phê. Đặc biệt các doanh nghiệp Việt Nam chưa
khai thác được lợi thế của cà phê Việt Nam chính là ở hương vị mặt hàng này.
Tổ chức quản lý, thu mua cà phê còn nhiều bất cập.
Hiệp hội cà phê chỉ quản lý được một phần các doanh nghiệp sản xuất cà phê, chủ yếu
thuộc tổng công ty cà phê Việt Nam, còn đại bộ phận cà phê hộ gia đình do tư thương
chi phối.
Do những nhược điểm trên nên sức cạnh tranh của cà phê trên thị trường thế giới còn
thấp về chất lượng, giá thành cao, chủng loại sản phẩm còn đơn điệu. Đây là những
thách thức lớn đối với việc xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn hội nhập với thị
trường thế giới.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vị trí của ngành cà phê và vai trò của xuất khẩu cà phê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vị trí của ngành cà phê và
vai trò của xuất khẩu cà phê
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Vài nét về mặt hàng cà phê và những lợi thế so sánh trong sản xuất và xuất
khẩu cà phê:
Nguồn gốc cây cà phê ở Việt Nam
Cách đây khoảng 1000 năm, một người du mục Ethiopa đã ngẫu nhiên phát hiện hương
vị tuyệt vời của một loại cây lạ làm cho con người thấy sảng khoái và tỉnh táo lạ thường.
Từ đó trái cây này trở thành đồ uống của mọi người và lấy tên làng Cafa nơi phát hiện
ra cây này làm tên đặt cho cây.
Từ thế kỷ VI cà phê trở thành đồ uống của mọi người dân Ethiopa và nhanh chóng lan
ra Trung Cận Đông.
Đến đầu thế kỉ XVI cà phê bắt đầu xuất hiện ở châu Âu và lan dần sang Châu á, châu
Đại Dương. Năm 1857 cây cà phê được các nhà truyền đạo công giáo đưa vào trồng ở
Việt Nam, trước hết được trồng ở một số nhà thờ ở Hà Nam, Quảng Bình... Sau đó được
trồng ở đồn điền vùng Trung Du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Từ đó diện tích cà phê ngày
càng được mở rộng.
Từ năm 1994- nay cây cà phê Việt Nam, đặc biệt là cà phê vối phát triển rất nhanh và
đạt kết quả trên nhiều mặt. Hiện nay cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 2
ở nước ta. Có thể nói trong ngành nông nghiệp hiện nay, cà phê chỉ đứng sau lúa gạo và
có chỗ đứng vững chắc trở thành ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Chủng loại cà phê ở Việt Nam
Như chúng ta đã biết trên thế giới có hơn 70 loại cà phê khác nhau nhưng người ta chủ
yếu gieo trồng 2 nhóm cà phê chính là cà phê vối (Robusta), cà phê chè (Arabica) nhờ
vào ưu điểm về năng xuất và chất lượng ngoài ra còn dựa vào đặc điểm thích nghi của
từng loại cây.
Vị trí của ngành cà phê và vai trò của xuất khẩu cà phê
1/10
Cà phê vối thích hợp với khí hậu khô ráo, nắng ấm, nhiệt độ thích hợp nhất là 24-26 0 C,
độ cao khoảng 600-2000m, mật độ từ 1200 -1500 cây/ha. Cà phê Robusta có hình quả
trứng hoặc hình tròn, quả chín có màu thẫm, vỏ cứng và thường chín từ tháng 2. Đặc
biệt cây cà phê này không ra hoa kết quả tại các mắt của cành. Nhân hơi tròn, to ngang,
vỏ lụa màu ánh lâu bạc. Loại cà phê này được trồng nhiều nhất ở Châu Phi và Châu á
trong đó Việt Nam và Indonecia là hai nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới.
Cà phê Arabica ưa khí hậu mát mẻ có khả năng chịu rét, thường được trồng ở độ cao
trên dưới 200m. Arabica có nhiều tàn lá, hình trứng hoặc hình lưỡi mác. Quả của loại cà
phê chè có hình quả trứng hoặc hình tròn, có màu đỏ tươi, một số giống khi chín có màu
vàng. Loai cà phê này chủ yếu trồng ở Brazin và Colombia với mùi thơm được nhiều
nước ưa chuộng.
ở Việt Nam cà phê vối được trồng tuyệt đại đa số ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây
là hai vùng chủ lực sản xuất cà phê của cả nước với năng suất khá cao (trên 1,6 tấn nhân
/ha) chất lượng tốt, với diện tích 443.000 ha, chiếm 86% diện tích cả nước. Cà phê chè
lại thích hợp với các vùng núi trung du phía bắc, tập trung ở Sơn La, Lai Châu, Thanh
Hoá, Nghệ An, quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Diện tích cà phê chè cả nước năm 2003
là 30.000 ha. Cà phê chè có chất lượng hơn nhưng hay bị sâu bệnh và khả năng thích
nghi kém hơn vì vậy năng suất cũng thấp hơn khoảng 0,9-1,2tấn/ha.
Lợi thế so sánh trong sản xuất, xuất khẩu cà phê ở Việt Nam
Lợi thế so sánh trong sản xuất cà phê.
- Lợi thế về điều kiện tự nhiên.
Nước Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, trải dài theo phương kinh
tuyến từ 8o 30’ đến 23o 30’ vĩ độ bắc. Điều kiện khí hậu, địa lý và đất đai thích hợp cho
việc phát triển cà phê đã đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng, độc đáo.
Về khí hậu :
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, hàng năm khí hậu nắng lắm mưa nhiều. Lượng
mưa phân bố đều giữa các tháng trong năm nhất là những tháng cà phê sinh trưởng. Khí
hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt. Miền khí hậu phía nam thuộc khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và có
mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica.
Về đất đai : Việt Nam có đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê được phân bổ khắp lãnh
thổ trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với diện tích hàng triệu
ha.
Vị trí của ngành cà phê và vai trò của xuất khẩu cà phê
2/10
Như vậy cây cà phê cần hai yếu tố cơ bản là nước và đất thì cả hai yếu tố này đều có ở
Việt Nam. Điều này tạo cho Việt Nam lợi thế mà các nước khác không có được.
- Lợi thế về nhân công:
Việt Nam với dân số 80 triệu người trong đó 49% là trong độ tuổi lao động. Đây là đội
ngũ lao động khá dồi dào, cung cấp cho các mọi hoạt động trong nền kinh tế quốc dân.
Sản xuất cà phê xuất khẩu là một quá trình bao gồm nhiều công đoạn, bắt đầu từ khâu
nghiên cứu chon giống, gieo trồng khâu chăm sóc, thu mua, chế biến, bảo quản, bao gói
, xuất khẩu. Quá trình này đòi hỏi một đội ngũ lao động khá lớn. Đặc biệt ở Việt Nam
thì việc ứng dụng máy móc vào việc, sản xuất chế biến cà phê chưa nhiều vì thế lợi thế
về nhân công có thể giúp nước ta giảm rất nhiều chi phí cho sản xuất cà phê xuất khẩu
từ đó có thể hạ giá thành giúp cho Việt Nam có thể cạnh tranh được về giá so với các
nước trên thế giới.
Theo dự tính thì việc sản xuất cà phê xuất khẩu thu hút khá nhiều lao động: 1 ha cà phê
thu hút từ 120.000- 200.000 lao động. Riêng ở nước ta hiện nay có khoảng 700.000 –
800.000 lao động sản xuất cà phê, đặc biệt vào thời điểm chăm sóc, thu hoạch con số
này lên đến hơn 1 triệu người. Như vậy với nguồn lao động dồi dào như nước ta hiện
nay có thể cung cấp một lượng lao động khá đông đảo cho ngành cà phê.
- Năng suất cà phê: Cà phê Việt Nam có năng suất khá cao: Nếu như năng suất cà phê
bình quân trên thế giới là 0.55 tạ/ ha, Châu á là 0.77 tạ/ ha thì ở Việt Nam đạt tới 1.2- 1.3
tấn/ ha. Từ năm 2000- 2004, năng suất bình quân đạt 2 tấn/ ha, có năm đạt 2,4 tấn/ ha.
Năng suất cao này chính là do Việt Nam có nhiều giống tốt, có các yếu tố thuận lợi về
đất đai khí hậu, đặc biệt người Việt Nam có kinh nghiệm lâu năm trong việc gieo trồng
cà phê.
- Người dân Việt Nam có đức tính chịu khó cần cù, có tinh thần học hỏi tiếp thu khoa
học công nghệ để áp dụng vào trồng và chế biến cà phê xuất khẩu. Điều này cũng là lợi
thế trong việc tạo ra một nguồn hàng cho cà phê xuất khẩu.
- Cà phê Việt Nam có hương vị tự nhiên ngon. Cà phê Việt Nam được trồng trên vùng
cao nguyên, núi cao có khí hậu, đất đai phù hợp. Điều kiện này tao cho cà phê Việt Nam
có hương vị riêng, đặc biệt mà các quốc gia khác không có được. Điều này là một lợi
thế lớn của Việt Nam vì cà phê là thứ đồ uống dùng để thưởng thức, đôi khi còn thể hiện
đẳng cấp của con người trong xã hội vì vậy hương vị cà phê luôn là một yếu tố lôi cuốn
khách hàng, đặc biệt là khách hàng khó tính.
- Một trong những lợi thế thuộc về chủ quan là do đường lối đổi mới kinh tế của Đảng
và Nhà Nước Việt Nam đã tạo môi trường thuận lợi để phát triển sản xuất cây cà phê.
Nghị uyết 09/2000/ NQ/ CP của chính phủ xác định quy hoạch và định hướng phát triển
cây cà phê nước ta đến năm 2010. Vì thế từ năm 2003, sản xuất cà phê nhất thiết theo
Vị trí của ngành cà phê và vai trò của xuất khẩu cà phê
3/10
quy hoạch, kế hoạch của nhà nước cả về diện tích, giống, sản lượng, chất lượng khắc
phục được tình trạng tự phát duy ý trí chạy theo phong trào. Vì thế đã khuyến khích các
hộ nông dân yên tâm trồng cây cà phê. Ngoài ra, Nhà nước còn có chính sách hỗ trợ về
giá khi giá cà phê của thị trường thế giới xuống thấp.
Lợi thế so sánh trong xuất khẩu cà phê
- Chiến lược của nhà nước: trong những năm 2003- 2010 nhà nước đã xây dựng hoàn
thiện các chiến lược mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong đó cà phê
được xem xét là mặt hàng chủ lực số 1. Vị trí đó được xuất phát từ lợi thế đất đai, khí
hậu, kinh nghiệm sản xuất của nông dân. Lợi thế này kết hợp với chế độ chính trị, xã hội
ổn định, cơ chế chính sách thời kỳ đổi mới đã được khẳng định trong đường lối kinh tế
do Đại Hội IX của Đảng đề ra đã và đang trở thành sức mạnh để Việt Nam hội nhập vào
nền kinh tế thế giới và khu vực.
- Nhu cầu thế giới ngày càng tiêu dùng cà phê nhiều hơn và tăng lên nhanh chóng. Cà
phê là thứ đồ uống phổ biến trong mọi tầng lớp, hiện nay nhu cầu tiêu dùng cà phê vượt
xa hai loại đồ uống truyền thống là chè và ca cao. Điều này đã thúc đẩy và khuyến khích
các nước sản xuất cà phê xuất khẩu.
- Về chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu: chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu của Việt Nam
thấp hơn so với các nước trồng cà phê xuất khẩu khác. Chi phí bình quân của Việt Nam
là 650- 700 USD/ tấn cà phê nhân. Nếu tính cả chi phí chế biến thì giá thành cho một
tấn cà phê xuất khẩu là 750- 800 USD. Trong khi đó chi phí sản xuất của ấn Độ là 1,412
triệu USD/ tấn cà phê chè, 926,9 USD/ tấn đối với cà phê vối. Chi phí sản xuất rẻ là điều
kiện thuận lợi để hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho mặt hàng cà phê của Việt Nam
trên thị trường thế giới.
- Việt Nam đã ra nhập ICO, sẽ tham gia tổ chức hiệp hội các nước sản xuất cà phê
(ACPC) và các tổ chức quốc tế khác có liên quan. Việt Nam đã tăng cường hợp tác kinh
tế, thương mại, khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Điều này có thể giúp
cho Việt Nam có điều kiện để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến cà
phê đồng thời mở rộng được giao lưu trao đổi mặt hàng cà phê với các nước trong khu
vực và thế giới.
- Về thị trường xuất khẩu cà phê: thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam ngày càng mở
rộng, một số sản phẩm cà phê chất lượng cao như cà phê Trung Nguyên, Vinacafe, Nam
Nguyên, Thu Hà, đã có thương hiệu và đứng vững trên thị trường khu vực và thế giới.
- Về quy hoạch: Việt Nam đã xây dựng, quy hoạch nhiều vùng trồng cà phê để xuất
khẩu, cho năng suất cao, chất lượng tốt như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số tỉnh
Miền Trung. Đây là một lợi thế lớn để tạo ra một nguồn hàng phục vụ cho nhu cầu xuất
khẩu cà phê
Vị trí của ngành cà phê và vai trò của xuất khẩu cà phê
4/10
Vị trí của ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là mặt hàng nông
sản xuất khẩu đứng thứ 2 về kim ngạch sau gạo. Chính vì thế ngành cà phê đã có một
vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Vị trí của cà phê đối với ngành nông nghiệp nước ta.
- Ngành cà phê góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong ngành nông nghiệp nước
ta. Nếu như trước kia Việt Nam là một đất nước được biết đến với sản phẩm là lúa gạo
thì ngày nay Việt Nam còn được biết đến với một mặt hàng nữa đó chính là cà phê. Điều
này không chỉ giúp cho người dân đa dạng được cơ cấu cây trồng trong ngành nông
nghiệp mà còn đa dạng hoá được các mặt hàng trong việc xuất khẩu nông sản của Việt
Nam.
- Đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh trong ngành nông nghiệp: hoạt động sản xuất cà
phê gắn liền với hoạt động chế biến cà phê. Vì thế kéo theo một loạt các dịch vụ của
sản xuất nông nghiệp phát triển như: dịch vụ nghiên cứu giống cây trồng, dịch vụ cung
cấp thuốc trừ sâu, phân bón, dịch vụ cung cấp máy móc thiết bị cho phơi sấy chế biến
cà phê, dịch vụ bao gói, dịch vụ tư vấn xuất khẩu
- Phân bổ lại nguồn lao động trong nền nông nghiệp. Nền nông nghiệp nước ta trước kia
chủ yếu là lao động phục vụ cho ngành trồng lúa nước. Đây là lao động mang tính chất
thời vụ vì thế có một lượng lao động dư thừa khá lớn trong thời kỳ nông nhàn. Ngành
cà phê phát triển kéo theo một lượng lao động khá lớn phục vụ cho nó. Với quy mô diện
tích cà phê ngày càng mở rộng thì càng cần một đội ngũ lao động lớn. Điều này tạo cho
người dân các vùng miền núi cũng như các vùng đồng bằng chuyên canh lúa có việc làm
thường xuyên, tạo thêm thu nhập cho họ, hạn chế được các tệ nạn xã hội.
- Hạn chế được các vùng đất bị bỏ hoang: Vì đặc điểm của cây cà phê là thích hợp với
những cao nguyên, đồi núi cao nơi đây chưa được khai thác triệt để Vì vậy đã hạn chế
được các vùng đất bỏ hoang, phủ xanh đất trống đồi trọc.
Vị trí ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân
- Ngành cà phê góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế: ngành cà phê gắn với cả một
quá trình khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng. Điều này kéo theo theo một loạt các ngành
kinh tế phát triển như ngành xây dựng các cơ sở để nghiên cứu giống, ngành thuỷ lợi,
ngành giao thông, ngành chế tạo máy móc,... Vì thế đẩy mạnh qúa trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ở các vùng nơi có cây cà phê phát triển. Điều này góp phần đẩy nhanh tiến
trình công nghiệp hoá hiện đại hoá trong nông nghiệp nông thôn.
Vị trí của ngành cà phê và vai trò của xuất khẩu cà phê
5/10
- Ngành cà phê đã góp phần rất lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Hàng năm ngành
cà phê đem về cho đất nước từ 1- 1,2 tỷ USD/ năm chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu cả
nước.
- Góp phần giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân:
Vai trò xuất khẩu cà phê trong nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay xu thế toàn cầu hoá và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ như vũ bão trên phạm
vi toan thế giới, lôi cuốn rất nhiều nước trên thế giới tham gia.Việt Nam cũng không thể
nằm ngoài vòng xoáy này và đang nỗ lực hết sức để có thể hoà mình vào tiên trình này
một cách nhanh nhất. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ là cầu nối hết sức quan trọng để đẩy
nhanh tiến trình này. Chính vì vậy mà hoạt động xuất khẩu ngày càng trở nên quan trọng
trong chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta. Phát triển sản xuất cà
phê xuất khẩu sẽ đóng góp vai trò lớn đối với nền kinh tế nước ta. Ta đi xem xét vai trò
của việc xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế Việt Nam.
Vai trò tích cực của xuất khẩu cà phê.
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất
nước
Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc
phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để thực hiện công nghiệp hoá và
hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc trang
thiết bị, kĩ thuật, công nghệ tiên tiến và trình độ quản lí của nước ngoài. Nguồn vốn để
nhập khẩu có thể lâý từ: đầu tư nước ngoài, vay nợ thu từ hoạt động du lịch, xuất khẩu
mặt hàng khác. Tuy nhiên các nguồn vốn vay, vốn đầu tư từ nước ngoài đều phải trả
bằng cách này hay cách khác. Nguồn vốn quan trọng và bền vững đó là thu từ hoạt động
xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
Tuy nhiên xuất khẩu không là hoat động dễ dàng. Để xuất khẩu thành công, mỗi quốc
gia phải tìm cho mình những mặt hàng xuất khẩu có lợi thế nhất, đem lại lợi ích cao
nhất. Vì thế mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình chính sách mặt hàng xuất khẩu chủ
lực. Nắm bắt được điều này, Việt Nam cũng đã xây dựng cho mình chính sách mặt hàng
xuất khẩu chủ lực riêng. Những mặt hàng này sẽ tạo cho Việt Nam nguồn thu ngân sách
chủ yếu. Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Hàng năm ngành cà phê đã
đóng góp một kim ngạch khá lớn cho ngân sách nhà nước. Kim ngạch thu được từ hoạt
động xuất khẩu cà phê vào khoảng 1-1,2 tỷ USD, chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất
khẩu cả nước. Trong giai đoạn đầu của quá trình CNH-HĐH đất nước ta cần một nguồn
vốn khá lớn để đầu tư xây dựng cơ bản, nhập khẩu máy móc, công nghệ từ nước ngoài.
Vị trí của ngành cà phê và vai trò của xuất khẩu cà phê
6/10
Nguồn vốn thu từ xuất khẩu cà phê sẽ đóng góp một phần nào đó để tăng khả năng nhập
khẩu phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu phuc vụ cho tiến trình CNH-HĐH đất nước.
Xuất khẩu cà phê góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất
phát triển
Việt Nam có lợi thế rất lớn trong việc sản xuất cà phê. Hàng năm Việt Nam sản xuất ra
một khối lượng lớn cà phê. Tuy nhiên tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam là rất thấp.
Vì thế thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Ngày nay cơ cấu sản
xuất và tiêu dùng của thế giới thay đổi mạnh mẽ đó là thành quả của cuộc cách mạng
khoa học công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp
hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta.
Có 2 cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế:
Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ nhưng sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu
tiêu thụ nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước
ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng. Nếu chỉ thụ động chờ ở sự thừa ra của sản
xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp. Sản xuất và sự thay đổi cơ
cấu kinh tế rất chậm chạp.
Hai là, coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản
xuất. Quan điểm này xuất phát từ nhu cầu thế giới để tổ chức sản xuất. Điều này có tác
động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển.
Đối với ngành cà phê thì sản xuất cà phê của Việt Nam với sản lượng lớn, nhu cầu tiêu
dùng nội địa rất hạn hẹp do Việt Nam có truyền thống trong việc thưởng thức trà. Vì
vậy trên thị trường Việt Nam sẽ xẩy ra tình trạng cung cà phê vượt quá cầu cà phê do đó
phải đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên Việt Nam lai không coi cà phê là sản phẩm ế thừa
cần xuất khẩu mà xuất phát từ thị trường thế giới ngày càng tiêu dùng nhiều cà phê hơn.
Do đó thị trường thế giới luôn là mục tiêu cho các doanh nghiệp sản xuất cà phê. Điều
này góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nước ta và thúc đẩy sản xuất phát
triển. Thể hiện :
- Trước hết sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ kéo theo hàng loạt các ngành kinh tế phát triển
theo như các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo máy móc, thúc đẩy các
ngành xây dựng cơ bản như xây dựng đường xá, trường, trạm thu mua cà phê , Ngoài
ra còn kéo theo hàng loạt các ngành dịch vụ phát triển theo như : dịch vụ cung cấp giống
cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, ngân hàng, cho thêu máy móc trang thiết bị, Điều
này góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng xuất khẩu.
- Xuất khẩu cà phê tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất
phát triển và ổn định. Hoạt động xuất khẩu gắn với việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu,
Vị trí của ngành cà phê và vai trò của xuất khẩu cà phê
7/10
do đó khi xuất khẩu thành công tức là khi đó ta đã có được một thị trường tiêu thụ rộng
lớn. Điều này không những tạo cho Việt Nam có được vị trí trong thương trường quốc
tế mà còn tạo cho Việt Nam chủ động trong sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cà phê
thế giới. Thị trường tiêu thụ càng lớn càng thúc đẩy sản xuất phát triển có như vậy mới
đáp ứng được nguồn hàng cho xuất khẩu.
- Xuất khẩu cà phê tạo ra điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,
nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Cũng như bất cứ môt ngành sản xuất hàng hoá
nào xuất khẩu, sản xuất cà phê xuất khẩu cũng tạo điều kiện để mở rộng vốn, công nghệ,
trình độ quản lý, nâng cao đời sống người lao động đảm bảo khả năng tái sản xuất mở
rộng.
- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kĩ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản
xuất trong nước. Xuất khẩu cà phê là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kĩ thuật công
nghệ từ thế giới bên ngoài vào việt Nam. Khi xuất khẩu cà phê thì sẽ tạo cho Việt Nam
nắm bắt được công nghệ tiên tiến của thế giới để áp dụng vào nước mình. Như công
nghệ chế biến cà phê xuất khẩu, công nghệ, phơi sấy, bảo quản sau thu hoạch cà phê,
ngoài ra còn học hỏi được kinh nghiệm quản lý từ quốc gia khác. Như vậy sẽ nâng cao
được năng lực sản xuất trong nước để phú hợp với trình độ của thế giới.
- Thông qua xuất khẩu, cà phê Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thế giới,
về giá cả chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất,
hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với thị trường. Sản xuất cà phê đáp ứng nhu
cầu thị trường, khi đó muốn đứng vững thị trường buộc các doang nghiệp xuất khẩu cà
phê phải làm sao để hạ giá thành, nâng cao chất lượng để đánh bật đối thủ cạnh tranh.
- Xuất khẩu cà phê đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công nghệ
sản xuất kinh doanh thúc đẩy sản xuất và mở rộng thị trường. Thị phần luôn là mục tiêu
của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vì thế buộc các doanh nghiệp phải tích cực trong
việc đổi mới công nghệ, quảng cáo và xâm nhập vào trường thế giới.
Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời
sống nhân dân. Sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động vào làm
việc và có thu nhập cao và thường xuyên.
Với một đất nước có 80 triệu dân, lực lượng người trong tuổi lao động khá cao chiếm
khoảng 50% thì việc phát triển cà phê sẽ góp phần thu hút một đội ngũ lao động rất lớn
làm giảm gánh nặng về thất nghiệp cho đất nước. Giúp người dân ổn định đời sống giảm
các tệ nạn xã hội. Đồng thời giúp người dân có thu nhập cao đây là điều kiện để họ tiếp
thu khoa học công nghệ kỹ thuật, hoà nhập được với sự phát triển của thế giới.
Vị trí của ngành cà phê và vai trò của xuất khẩu cà phê
8/10
Xuất khẩu cà phê là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của
nước ta.
Xuất khẩu là hoạt động đổi buôn bán với nước ngoài do đó khi xuất khẩu sẽ có điều
kiện giúp cho quốc gia đó có được nhiều mối quan hệ với các nước khác. Hiện nay ta
đã xuất khẩu cà phê vào 53 quốc gia trên thế giới, điều này giúp cho Việt Nam có được
nhiều mối quan hệ hợp tác phát triển. Đây là điều kiện quan trọng để Việt Nam có được
các quan hệ hợp tác đa phương và song phương đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO của
Việt Nam.
Bên cạnh đó, cây cà phê phát triển góp phần phục hồi môi trường sinh thái, phủ xanh
đất trống đồi trọc sau thời gian bị suy thoái nghiêm trọng do bị tàn phá của thiên nhiên
cùng sự huỷ hoại do chính bàn tay con người.
Những vấn đề tiêu cực của xuất khẩu cà phê
Vấn đề đặt ra lớn nhất đặt ra trong xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện nay là tính bền vững
chưa cao. Những năm gần đây, tuy sản lượng xuất khẩu tăng nhanh nhưng giá cả không
ổn định nên kim ngạch xuất khẩu tăng chậm hoặc giảm sút. Vấn đề này có liên quan đến
sản xuất, chế biến và xuất khẩu trong đó tính tự phát trong sản xuất dẫn đến cung vượt
cầu, công việc chế biến bảo quản sau thu hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu tăng sản
lượng và nâng cao chất lượng, thị trường xuất khẩu cà phê chưa ổn định.
Sản xuất cà phê thiếu quy hoạch và kế hoạch:
tình trạng tự phát, manh mún không gắn với thị trường diễn ra phổ biến dẫn hậu quả
cung vượt cầu, giá cả giảm làm thu nhập của người sản xuất giảm sút gây khó khăn cho
các doanh nghiệp nhà nước xuất khẩu cà phê. Trong mấy năm trở lại đây nhà nước đã
quy hoạch phát triển sản xuất cà phê, tuy nhiên cũng còn nhiều nơi người dân tự phát
gieo trồng, vì thế đã làm cho ngành cà phê không quản lý được sản lượng cà phê dẫn
đến tình trạng cung vượt quá cầu, đẩy giá xuông thấp, làm cho các vùng chuyên cà phê
không bù đắp nổi chi phí sản xuất dẫn đến bị lỗ khá lớn.
Cơ cấu sản xuất chưa hợp lý, tập trung quá lớn vào cà phê Robusta trong khi đó lại
chưa quan tâm đến mở rộng cà phê Arabica là loại cà phê đang được thị trường ưa
chuộng giá cao.
Cà phê vối được trồng phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên nhu cầu thế giới lại thích tiêu
dùng cà phê chè. Điều này đặt ra cho Việt Nam vấn đề là nếu không thay đổi cơ cấu
cà phê phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng quá thừa trong mặt hàng cà phê vối song lại thiếu
trong cà phê chè. Điều này gây bất lợi lớn cho xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Vị trí của ngành cà phê và vai trò của xuất khẩu cà phê
9/10
Chất lượng cà phê còn thấp chưa tương xứng với lợi thế về đất đai, khí hậu Việt
Nam, còn cách xa với yêu cầu của thị trường thế giới.
Xu hướng chạy theo năng suất và sản lượng khiến không ít các hộ kinh doanh quan tâm
đên chât lượng cà phê dẫn đến giá cà phê bị thấp hơn rất nhiều cà phê thế giới. Cà phê
Việt Nam nhiều tạp chất, cà phê chưa chín, công nghê phơi sấy bảo quản lạc hậu, dẫn
đến nấm mốclàm giảm chất lượng cà phê. Đặc biệt các doanh nghiệp Việt Nam chưa
khai thác được lợi thế của cà phê Việt Nam chính là ở hương vị mặt hàng này.
Tổ chức quản lý, thu mua cà phê còn nhiều bất cập.
Hiệp hội cà phê chỉ quản lý được một phần các doanh nghiệp sản xuất cà phê, chủ yếu
thuộc tổng công ty cà phê Việt Nam, còn đại bộ phận cà phê hộ gia đình do tư thương
chi phối.
Do những nhược điểm trên nên sức cạnh tranh của cà phê trên thị trường thế giới còn
thấp về chất lượng, giá thành cao, chủng loại sản phẩm còn đơn điệu. Đây là những
thách thức lớn đối với việc xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn hội nhập với thị
trường thế giới.
Vị trí của ngành cà phê và vai trò của xuất khẩu cà phê
10/10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vi_tri_cua_nganh_ca_phe_va_vai_tro_cua_xuat_khau_ca_phe.pdf