Chỉ định chính của siêu âm bìu là chẩn đoán
giãn tĩnh mạch tinh, u tinh hoàn, nang mào tinh
và tràn dịch tinh mạc(9). 7 bệnh nhân của nghiên
cứu này đều có nang maò tinh trên siêu âm bìu,
nhưng không đặc hiệu.
Trong trường hợp không kèm lao niệu,
chẩn đoán lao mào tinh sẽ khó khăn hơn. Ở
các bệnh nhân lao mào tinh trong nghiên cứu
của chúng tôi, xét nghiệm tìm M. tuberculosis
trực tiếp trong nước tiểu hay thử nghiệm PCR
(Polymerase Chain Reaction) nước tiểu đều
cho kết quả âm tính. Có thể giải thích điều này
do bệnh nhân lao mào tinh của chúng tôi
không kèm lao hệ niệu. Cấy dịch nang lao tìm
M. tuberculosis cho kết quả dương tính thấp
(chỉ có hai trường hợp dương tính).
Khi thám sát bìu, đặc điểm của 7 trường
hợp lao mào tinh là tinh mạc rất dính, lòng
ống dẫn tinh tắc hoàn toàn, hoặc tắc ở nhiều vị
trí khác nhau nên không thể nối thông được.
Do vậy, nếu khi đến khám vô sinh, bệnh nhân
đã có chẩn đoán rõ là lao mào tinh (sinh thiết
mào tinh với kết quả lao, áp-xe lạnh bìu vỡ
mủ), theo chúng tôi không cần thiết thám sát
bìu. Trong trường hợp chẩn đoán lao trước mổ
không chắc chắn, nếu thám sát bìu ghi nhận
mào tinh có nang lao với chất bã đậu điển hình
thì nên ngừng cuộc mổ, sinh thiết mào tinh,
không cần chụp ống dẫn tinh.
Trong vô sinh bế tắc do lao mào tinh, biện
pháp duy nhất để có con sinh học là thụ tinh
trong ống nghiệm với tinh trùng trích từ tinh
hoàn hay mào tinh. Vi phẫu thuật hút tinh trùng
mào tinh (MESA)(10) hay hút qua da (PESA)(8),
hay phẫu thuật trích tinh trùng từ tinh hoàn để
thụ tinh trong ống nghiệm. Đó cũng là ý kiến
của Kondoh(6).
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vô tinh bế tắc do lao: Chẩn đoán và xử trí hiếm muộn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 1
VÔ TINH BẾ TẮC DO LAO: CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ HIẾM MUỘN
Nguyễn Thành Như*, Dương Quang Trí**, Trần Văn Sáng**
TÓM TẮT
Mở đầu: Lao mào tinh – tinh hoàn là một nguyên nhân hiếm gặp gây ra hiếm muộn nam do làm tắc
đường dẫn tinh. Mục tiêu: khảo sát các biện pháp chẩn đoán và xử trí hiếm muộn nam do lao.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Những bệnh nhân điều trị vô tinh do bế tắc tại bệnh viện
Bình Dân từ tháng 10 năm 2000 đến tháng 11 năm 2004. Tiền cứu, mô tả cắt dọc, theo phương thức can
thiệp lâm sàng.
Kết quả: 7 trường hợp vô tinh bế tắc do lao. 6/7 trường hợp có tiền sử lao phổi. Tất cả đều sinh tinh
bình thường, đường dẫn tinh tắc nhiều chỗ: mào tinh và toàn bộ ống dẫn tinh. Xử trí hiếm muộn bằng thụ
tinh trong ống nghiệm với tinh trùng được trích từ mào tinh hay tinh hoàn.
Bàn luận: Chẩn đoán vô tinh bế tắc do lao dựa vào bệnh sử, khám lâm sàng; phẫu thuật thám sát bìu có
thể không cần thiết. Điều trị hiếm muộn do lao chỉ bằng thụ tinh trong ống nghiệm.
Kết luận: Chẩn đoán vô tinh bế tắc do lao dựa trên lâm sàng. Bệnh nhân có thể có con sinh học bằng
thụ tinh trong ống nghiệm.
ABSTRACT
TUBERCULAR OBSTRUCTIVE AZOOSPERMIA: DIAGNOSIS AND INFERTILITY TREATMENT.
Nguyen Thanh Nhu, Duong Quang Tri, Tran Van Sang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 310 - 313
Introduction: Testicular and epididymal tuberculosis is a rare cause of obstructive male infertility.
Objective: evaluation of diagnosis and treatment of tubercular infertility.
Patients and methods: Obstructive azoospermic patients at Binh Dan hospital from October 2000 to
November 2004. Clinical prospective longitudinal analysis.
Results: 7 cases of tubercular obstructive azoospermia. 6/7 had pulmonary tuberculosis.
Spermatogenesis were normal, spermatic tract had more than two obstructive sites: epididymis and the whole
vas. Infertility treatment was invitro fertilization with epididymal or testicular sperm retrieval.
Discussions: Diagnosis of tubercular obstructive azoospermia was based on history and physical
examination; scrotal exploration might not be necessary. Infertility treatment was only invitro fertilization.
Conclusions: Diagnosis of tubercular obstructive azoospermia was based on clinical signs. The patients
could be biological fathers by invitro fertilization.
MỞ ĐẦU
Vô tinh do bế tắc (VTBT) là tình trạng không
có tinh trùng và tế bào sinh tinh trong tinh dịch do
tắc hoàn toàn đường dẫn tinh(1). VTBT chiếm một tỉ
lệ đáng kể trong những nguyên nhân hiếm muộn
do vô tinh nói riêng: 19-43% (4,7) và hiếm muộn nói
chung: 3-14%(11,13). Lao mào tinh - tinh hoàn là một
trong những nguyên nhân gây tắc.
Nghiên cứu này nhằm khảo sát khả năng
chẩn đoán và xử trí hiếm muộn nam do lao mào
tinh – tinh hoàn.
* Bệnh viện Bình Dân, TP. HCM.
**
Đại Học Y Dược, TP. HCM.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 2
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Những bệnh nhân điều trị vô tinh do bế tắc
tại bệnh viện Bình Dân từ tháng 10 năm 2000
đến tháng 11 năm 2004. Tiền cứu, mô tả cắt dọc,
theo phương thức can thiệp lâm sàng.
Tinh dịch đồ sau khi quay ly tâm, thử hai lần
đều không có tinh trùng. Bệnh nhân đồng ý
phẫu thuật và tham gia vào nghiên cứu.
Bệnh nhân được ghi nhận tuổi, nghề nghiệp,
nơi cư trú, thời gian lập gia đình, tuổi vợ, tiền sử
thụ thai của cả hai vợ chồng, tiền sử viêm nhiễm
đường niệu dưới, viêm tinh hoàn - mào tinh, lao
phổi, lao mào tinh. Khám tinh hoàn. Xét nghiệm
FSH và testosteron trước mổ. Siêu âm bìu và siêu
âm qua ngả trực tràng
Phẫu thuật thám sát bìu kèm chụp ống dẫn
tinh lúc mổ, sinh thiết nhân xơ để xác định
nguyên nhân, vị trí tắc và sự thông thương của
ống dẫn tinh.
KẾT QUẢ
Từ tháng 10 năm 2000 đến tháng 11 năm
2004, 83 trường hợp VTBT mắc phải đã được
chúng tôi phẫu thuật thám sát bìu tại bệnh viện
Bình Dân, trong đó có 7 trường hợp do lao
(8,43%).
Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 28,16±3,47.
6 trường hợp có tiền sử lao phổi. 4 trường hợp
có tiền sử ap1-xe bìu dò mủ, trong đó có 3 trường
hợp đã có điều trị lao tinh hoàn – mào tinh.
6 trường hợp bệnh nhân bị không xuất tinh
thứ phát, 1 trường hợp vô tinh với thể tích tinh
dịch < 1ml.
Siêu âm bìu ghi nhận nang mào tinh trong 7
trường hợp.
Siêu âm qua ngả trực tràng ghi nhận vôi hoá
ống phóng tinh trong 5 trường hợp, 2 trường
hợp có nang tuyến tiền liệt.
6 trường hợp lao mào tinh, sinh thiết mào
tinh lúc mổ ghi nhận có nang lao với chất bã đậu
và đại bào Langhans. 1 trường hợp không có
bệnh sử lao nhưng khi mổ có áp-xe lao mào tinh,
kết quả sinh thiết là mô lao.
Tất cả 7 trường hợp tắc mào tinh do lao được
chẩn đoán xác định qua sinh thiết mào tinh lúc
mổ và/hoặc cấy dịch có M.tuberculosis. Cấy dịch
tìm M.tuberculosis chỉ thực hiện được ở 4/7 bệnh
nhân lao, trong đó có 2 trường hợp dương tính.
Vị trí tắc trong 7 trường hợp lao: tắc mào tinh
với nang lao to ở đuôi mào tinh, có 3 trường hợp
có nang lao đầu mào tinh; tắc toàn bộ ống dẫn
tinh với ống dẫn tinh ứ dịch từng đoạn.
Lao tinh hoàn - mào tinh không điều trị được
bằng nối ống dẫn tinh – mào tinh. 4 trường hợp
bệnh nhân chọn điều trị bằng thụ tinh trong ống
nghiệm với tinh trùng trích từ mào tinh (2
trường hợp) và tinh hoàn (2 trường hợp).
BÀN LUẬN
Theo Dohle(2) và Wong(15), lao tinh hoàn-mào
tinh là một trong những nguyên nhân gây tắc mào
tinh, ống dẫn tinh. Vấn đề là làm sao chẩn đoán lao
mào tinh và liệu VTBT do lao có thể điều trị được
bằng phẫu thuật nối thông hay không?
Cho tới nay, lao tinh hoàn – mào tinh vẫn là
một thể nặng và ít gặp của bệnh lao. Tại Mỹ,
hàng năm, chỉ có 1,2% trường hợp lao niệu sinh
dục nguyên phát (bao gồm lao tinh hoàn – mào
tinh) (5). Hiện tại, trên thế giới có rất ít báo cáo về
lao tinh hoàn – mào tinh(5).
Do đuôi mào tinh có mạch máu phong phú,
nên lao mào tinh thường bắt đầu tại đây(5). Tổn
thương từ đuôi mào tinh lan tỏa ra toàn bộ mào
tinh, ống dẫn tinh và tinh hoàn. 34% lao cả hai
bên mào tinh và có thể gây VTBT(2) do hiện
tượng tạo sẹo hẹp ở mào tinh, ống dẫn tinh, ống
phóng tinh(15). Thường vi trùng lao đi từ tuyến
tiền liệt bị nhiễm lao, theo ống dẫn tinh hay bạch
mạch để đến mào tinh. Ống dẫn tinh thường
sưng to từng đoạn, gây bế tắc(12). Vi trùng lao
cũng có thể đến mào tinh qua đường máu(5). Lao
mào tinh có thể kết hợp với lao thận, cũng có thể
là tổn thương lao duy nhất của hệ niệu - sinh
dục, và khi đó M. tuberculosis không thể tìm thấy
trong nước tiểu(5). Trong nghiên cứu này, chẩn
đoán lao mào tinh được xác định qua sinh thiết
mào tinh khi mổ thám sát bìu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 3
Tiền sử lao ở bệnh nhân có nhân cứng mào
tinh gợi ý viêm lao mào tinh. 6/7 bệnh nhân của
chúng tôi có tiền sử bị lao phổi và/hoặc lao mào
tinh đã có điều trị. Một trường hợp chỉ có tiền sử
sưng bìu. Không có trường hợp nào kèm lao hệ
niệu. Theo Johnson(5), 70% trường hợp lao mào
tinh thường có tiền sử bệnh lao.
Không xuất tinh thứ phát sau nhiễm lao là
một đặc điểm quan trọng không được các tác giả
khác đề cập tới(5). Chúng tôi có 85,7% (6/7)
trường hợp bệnh nhân không xuất tinh được khi
giao hợp. Không xuất tinh có lẽ do tắc ống
phóng tinh hai bên do lao.
Siêu âm qua ngả trực tràng giúp chẩn đoán
tắc ống phóng tinh. Ống phóng tinh bình thường
không thấy trên siêu âm qua ngả trực tràng,
nhưng khi bị giãn thì có thể thấy được (3). Những
bất thường hay gặp khác trong VTBT có thể phát
hiện được qua siêu âm qua ngả trực tràng là
nang ống Muller hay nang xoang niệu dục và
canxi hoá ống phóng tinh(14). Chúng tôi có
71,43% (5/7) bệnh nhân có vôi hoá ống phóng
tinh trên siêu âm qua ngả trực tràng..
Chỉ định chính của siêu âm bìu là chẩn đoán
giãn tĩnh mạch tinh, u tinh hoàn, nang mào tinh
và tràn dịch tinh mạc(9). 7 bệnh nhân của nghiên
cứu này đều có nang maò tinh trên siêu âm bìu,
nhưng không đặc hiệu.
Trong trường hợp không kèm lao niệu,
chẩn đoán lao mào tinh sẽ khó khăn hơn. Ở
các bệnh nhân lao mào tinh trong nghiên cứu
của chúng tôi, xét nghiệm tìm M. tuberculosis
trực tiếp trong nước tiểu hay thử nghiệm PCR
(Polymerase Chain Reaction) nước tiểu đều
cho kết quả âm tính. Có thể giải thích điều này
do bệnh nhân lao mào tinh của chúng tôi
không kèm lao hệ niệu. Cấy dịch nang lao tìm
M. tuberculosis cho kết quả dương tính thấp
(chỉ có hai trường hợp dương tính).
Khi thám sát bìu, đặc điểm của 7 trường
hợp lao mào tinh là tinh mạc rất dính, lòng
ống dẫn tinh tắc hoàn toàn, hoặc tắc ở nhiều vị
trí khác nhau nên không thể nối thông được.
Do vậy, nếu khi đến khám vô sinh, bệnh nhân
đã có chẩn đoán rõ là lao mào tinh (sinh thiết
mào tinh với kết quả lao, áp-xe lạnh bìu vỡ
mủ), theo chúng tôi không cần thiết thám sát
bìu. Trong trường hợp chẩn đoán lao trước mổ
không chắc chắn, nếu thám sát bìu ghi nhận
mào tinh có nang lao với chất bã đậu điển hình
thì nên ngừng cuộc mổ, sinh thiết mào tinh,
không cần chụp ống dẫn tinh.
Trong vô sinh bế tắc do lao mào tinh, biện
pháp duy nhất để có con sinh học là thụ tinh
trong ống nghiệm với tinh trùng trích từ tinh
hoàn hay mào tinh. Vi phẫu thuật hút tinh trùng
mào tinh (MESA)(10) hay hút qua da (PESA)(8),
hay phẫu thuật trích tinh trùng từ tinh hoàn để
thụ tinh trong ống nghiệm. Đó cũng là ý kiến
của Kondoh(6).
KẾT LUẬN
Chẩn đoán vô tinh bế tắc do lao dựa trên lâm
sàng: không xuất tinh thứ phát, tiền sử lao phổi
và/hoặc lao tinh hòan- mào tinh. Thám sát bìu để
khẳng định chẩn đoán. Phẫu thuật nối ống dẫn
tinh – mào tinh không khả thi. Bệnh nhân có thể
có con sinh học bằng thụ tinh trong ống nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Colpi G.M., Hargreave T.B., Papp G.K., Pomerol J.M.,
Weidner W. (2000), “Obstructive azoospermia”, Guidelines
on infertility, European association of urology, pp.24-29.
2. Dohle G. R. (2003), “Inflammatory-associated obstructions
of the male reproductive tract”, Andrologia, 35, pp.321–324.
3. Honig S.C. (1994), “New diagnostic techniques in the
evaluation of anatomic abnormalitites of the infertile
male”, Urol Clin North Amer, 21 (3), pp.417-432.
4. Jarow J.P., Sigman M. (1999), “Office evaluation of the
subfertile male” AUA update series, lesson 23, vol 18,
pp.177-183.
5. Johnson W.D. Jr, Johnson Ch.W., Lowe F.C. (2002),
“Tuberculosis and parasitic diseases of the genitourinary
system”, Campbell’s Urology, 8th Ed, W.B.Saunders,
Philadelphia, pp.743-795.
6. Kondoh N., Fujimoto M., Takeyama M., Nakamura Y.,
Kitamura M., Matsumiya K., Okuyama A. (1999), “Treatment
of azoospermic patient with genitourinary tuberculosis: a case
report”, Hinyokika Kiyo, 45 (3), pp.199-201.
7. Nguyễn Thành Như, Nguyễn Ngọc Tiến, Phạm Hữu Đương,
Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Văn Hiệp (2001), “Tình hình chẩn đoán
và điều trị hiếm muộn nam tại bệnh viện Bình Dân từ 9/1999
đến 8/2000”, Y học Việt Nam, 258-259-260 (4-5-6), tr.120-
124.
8. Nguyễn Thành Như, Phạm Hữu Đương, Nguyễn Ngọc
Tiến, Vũ Lê Chuyên, Vương Thị Ngọc Lan, Hồ Mạnh
Tường, Phùng Huy Tuân, Đỗ Quang Minh, Đặng Quang
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 4
Vinh, Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2005), “Nhân 300 trường
hợp trích tinh trùng từ mào tinh và tinh hoàn để thực hiện
vi thao tác tiêm tinh trùng vào bào tương trứng”, Y học
Việt Nam, 313, tr.894-903.
9. Pierik F.H., Dohle G.R., van Muiswinkel J.M., Vreeburg
J.T., Weber R.F. (1999), “Is routine scrotal ultrasound
advantageous in infertile men?”, J Urol, 162 (5), pp.1618-
1620.
10. Sadeghi-Nejad H., Oates R.D. (1999), “Male reproductive
dysfunction”, Manual of Urology, Lippincott Williams &
Wilkins, Philadelphia, pp.164-184.
11. Silber S.J. (2000), “Evaluation and treatment of male
infertility”, Clinical obstetrics and gynecology, 43(4), pp.854-
888. Bladou F. (1993), “Azoospermies”, Progres en urologie,
Guide pratique de l’infertilite masculine, pp.32-39.
12. Tanagho E.A. (2004), “Specific infections of the
genitourinary tract”, Smith’s General Urology, 16th Ed,
Lange Medical Books / McGraw-Hill, New York, pp.228-
244.
13. Trần Quán Anh, Nguyễn Bửu Triều, Trần Thị Trung
Chiến, Tôn Thất Bách, Phan Thị Phi Phi, Trần Thị Chính,
Lê Văn Vệ, Nguyễn Phương Hồng (2005), “Bước đầu
nghiên cứu nguyên nhân và đánh giá kết quả điều trị vô
sinh nam giới”, Y Học Việt Nam, 313, tr.886-893.
14. Turek P.J. (2004), “Male infertility”, Smith’s General
Urology, 16th Ed, Lange Medical Books / McGraw-Hill,
New York, pp.678-712.
15. Wong Ting-Wa, Strauss F.H., Warner N.E. (1973)
“Testicular biopsy in the study of male infertility.
Posttesticular causes of infertility”, Arch Pathol, 95 (3),
pp.160-164.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 5
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vo_tinh_be_tac_do_lao_chan_doan_va_xu_tri_hiem_muon.pdf