Theo tác giả Khalid Iqbal và cộng sự nghiên cứu
trên 22 bệnh nhân bị u não thì kết quả cho thấy thể
tích khối u thô (GTV) khi sử dụng cả 2 kỹ thuật
CLVT và CHT lớn hơn so với GTV khi chỉ sử dụng
CLVT, do đó sự hợp nhất của hai phương thức hình
ảnh được khuyến nghị để phân định chính xác GTV
trong kế hoạch điều trị xạ trị của khối u não. Bên
cạnh đó tác giả cũng nhận định hình ảnh CLVT có
thể dễ dàng nhận ra giải phẫu của não vì nó cung
cấp độ chính xác về không gian và thông tin mật
độ mô để điều chỉnh sự không đồng nhất trong hệ
thống lập kế hoạch điều trị để tính liều. Đồng thời
độ tương phản mô mềm kém là một trong những
nhược điểm lớn để xác định ranh giới của các cơ
quan bình thường trong hình ảnh CLVT. Vì CHT
cung cấp độ tương phản tốt hơn CLVT trong phân
biệt các mô mềm khi phân định thể tích khối u chính
xác hơn nhưng đồng thời nó cũng có một số nhược
điểm là hình ảnh CHT không cung cấp thông tin vật
lý chính xác hơn CLVT. Thông tin vật lý này được
cung cấp khi bộ dữ liệu CHT có thể được sử dụng
vào bộ dữ liệu CLVT bằng cách kết hợp cả hình ảnh
CLVT và CHT. Phối hợp hình ảnh CLVT với hình
ảnh CHT là phương pháp hiệu quả hơn trong việc
xác định thể tích u và cơ quan có nguy cơ [5].
A. Fiorentino nghiên cứu trên 120 GTV và thể
tích bia lâm sàng (CTV) trên CLVT và CHT của u
nguyên bào thần kinh đệm kết luận trong xác định
thể tích bia của u nguyên bào thần kinh đệm thì kết
hợp CLVT và CHT được ưa thích hơn. Nếu chỉ dùng
CLVT thì không đảm bảo đủ liều xạ trị.
Tác giả Puneet Kumar Bagri nghiên cứu trên 25
bệnh nhân u sao bào xạ trị sau phẫu thuật nhận định
với sự kết hợp CHT vào CLVT định vị trong lập
kế hoạch xạ trị thì khả năng bỏ lỡ vùng khối u thay
đổi là tối thiểu. Nếu lập kế hoạch xạ trị chỉ dựa vào
CLVT định vị thì sẽ dẫn đến hạn chế trong xác định
thể tích khối u và liều xạ vào khối u. Trong nghiên
cứu này, sử dụng CHT thì làm tăng thể tích khối u
lên 25,9% và giảm liều xạ xuống 30% giúp bảo vệ
được các cơ quan nguy cấp. Điều này cho thấy tầm
quan trọng của CHT trong xác định khối u não. Do
đó CHT là không thể thiếu trong lập kế hoạch xạ trị
các khối u sao bào [2].
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định thể tích chiếu xạ các khối u não dựa vào hình ảnh cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh viện Trung ương Huế
10 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020
Xác định thể tích chiếu xạ các khối u não...
Nghiên cứu
XÁC ĐỊNH THỂ TÍCH CHIẾU XẠ CÁC KHỐI U NÃO DỰA VÀO
HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ
Trần Thị Kiều Anh1, Phạm Nguyên Tường1*
DOI: 10.38103/jcmhch.2020.66.2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đối chiếu hình ảnh cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ xác định chính xác thể tích khối u não
trong xạ trị.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 38 bệnh nhân u não có chỉ định xạ
trị, được chụp cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính sọ não tại Bệnh viện Trung ương Huế trong thời gian từ
01/2018-07/2019. Xử lý bằng phần mềm Excel 2013, SPSS 20.0 và các thuật toán thống kê.
Kết quả: Cộng hưởng từ có tỷ lệ phát hiện u não là 100% trong khi ở cắt lớp vi tính chỉ đạt 60,5%. Sự
khác biệt trung bình về kích thước khối u là 0,66cm, kích thước u lớn hơn trên hình ảnh cộng hưởng từ.
Có sự phù hợp chặt chẽ trên hình ảnh cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính về mức độ phù não (kappa=0,735,
p<0,001), về mức độ đẩy đường giữa của khối u (kappa=0,752, p<0,001); và phát hiện dấu hiệu kén trong
u (kappa=1,000, p <0,001).
Kết luận: Cộng hưởng từ có ưu điểm hơn CLVT về khả năng phát hiện u não, ranh giới khối u, khả năng
xác định mức độ phù não, về tính chất xâm lấn và xác định kén trong u. CLVT ưu điểm hơn CHT trong
trường hợp xác định có vôi hóa trong u và liên quan đến sự thay đổi xương.
Từ khóa: Cộng hưởng từ, u não.
ABSTRACT
DELINEATING IRRADIATED BRAIN TUMOURS USING COMPUTERED TOMOGRAPHY
AND MAGNETIC RESONANCE IMAGING
Tran Thi Kieu Anh1, Pham Nguyen Tuong1*
Purpose: Compare Computed Tomography and Magnetic Resonance Imaging to accurately determine
the volume of brain tumors for radiotherapy.
Methods and Materials: Cross-sectional descriptive study on 38 patients with brain tumors indicated
for radiation therapy, underwent Magnetic Resonance Imaging and CT scans at Hue Central Hospital from
January 2018 to July 2019. Data processed with MS Excel 2013, SPSS 20.0 and statistical algorithms.
Results: The Magnetic Resonance Imaging has a rate of brain tumor detection of 100% while that of
computed tomography only reached 60.5%. The average difference in tumor size is 0.66 cm, the size of the
tumor is larger on the magnetic resonance images. There is a close agreement on Magnetic Resonance
1 Trung tâm Ung bướu, BVTW Huế - Ngày nhận bài (Received): 2/10/2020, Ngày phản biện (Revised): 5/11/2020;
- Ngày đăng bài (Accepted): 21/12/2020
- Người phản hồi (Corresponding author): Phạm Nguyên Tường
- Email: phamnguyentuongubhue@gmail.com; ĐT: 0913493432
Bệnh viện Trung ương Huế
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020 11
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
U não là nhóm bệnh lý ngày càng gặp nhiều
trong lâm sàng, chiếm khoảng 10% các bệnh thần
kinh và 5-8% trong tổng số các khối u của toàn
cơ thể. Tại Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh chuẩn theo tuổi là
5,3/100.000 dân, trên 50% là các u tế bào thần kinh
đệm và ít nhất 2/3 trong số này có độ ác tính cao.
Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị u
não chủ yếu. Mục đích của xạ trị là chiếu một liều
xạ thích hợp, tối đa theo chỉ định đến khối u, đồng
thời hạn chế đến mức thấp nhất liều xạ cho các mô
lành xung quanh. Để đạt được mục tiêu đó, việc
xác định chính xác các thể tích chiếu xạ là hết sức
quan trọng.
Phối hợp hình ảnh cắt lớp vi tính và cộng hưởng
từ giúp xác định vị trí, ranh giới, vùng xâm lấn u là
yêu cầu cơ bản trong lập kế hoạch xạ trị các khối
u não [1].
Mục tiêu của đề tài: Đối chiếu hình ảnh cắt lớp
vi tính và cộng hưởng từ xác định chính xác thể tích
khối u não trong xạ trị.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng: 38 bệnh nhân u não có chỉ định xạ
trị, được chụp cộng hưởng từ (CHT) và cắt lớp vi
tính (CLVT) sọ não tại Bệnh viện Trung ương Huế
trong thời gian từ 01/2018-07/2019.
Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang.
- Máy cộng hưởng từ 1.5 Tesla Philips. Thuốc
đối quang từ Gadolinium: Magnevist. Hoạt chất:
1mg Magnevist chứa 469 mg acid gadopentetic,
muối dimegluminne. Liều lượng: tiêm tĩnh mạch
liều 0.2 ml/kg cân nặng.
- Máy cắt lớp vi tính: Máy cắt lớp vi tính Philips
16 lát cắt. Thuốc cản quang tĩnh mạch Ultravist
300mgI/ml lọ 50ml, trong đó 1ml chứa 0.623g
Iopromide.
- Xử lý số liệu: Các tỷ lệ được trình bày dưới
dạng phần trăm (%) và so sánh sự khác nhau về kích
thước u trên CLVT và CHT bằng test kiểm định T
bắt cặp. Độ phù hợp được tính bằng hệ số Kappa.
Giá trị Kappa: 0,0 - 0,2 (phù hợp rất ít), 0,2 - 0,4
(phù hợp nhẹ), 0,4 - 0,6 (phù hợp trung bình), 0,6 -
0,8 (phù hợp chặt chẽ), 0,8 - 1,0 (phù hợp hầu như
hoàn toàn). Các số liệu thực hiện được mã hóa đưa
vào máy tính và được xử lý bằng phần mềm Excel
2013, SPSS 20.0 và các thuật toán thống kê.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Khả năng phát hiện u não trên
CLVT định vị so với CHT
Số
lượng u
CLVT CHT Mức độ
đồng thuậnn % n %
0 15 39,5 0 0
κ =0,035
P=0,235
1 22 57,9 37 97,4
2 1 2,6 0 0
3 0 0 1 2,6
Tổng 38 100 38 100
Hình ảnh CLVT rất tốt trong việc phân biệt giữa
các cấu trúc có đặc tính suy giảm tia X hoặc đơn vị
Imaging and computer tomography on the level of cerebral edema (kappa = 0.735, p <0.001), on the
amount of mid line shift of the tumor (kappa = 0.775, p <0.001); and detected cocoons in tumor (kappa =
1.000, p <0.001).
Conclusions: Magnetic Resonance has advantages over computed tomography in the ability to detect
brain tumors, tumor margin, the ability to detect the level of cerebral edema, invasive properties and identify
cocoons in tumors. Computed Tomography is more advantageous than Magnetic Resonance in cases with
calcification in the tumors or bone changes. Fusing computed tomography images and Magnetic Resonance
Imaging together is a more effective method of determining the volume of brain tumors for radiotherapy.
Key words: Magnetic Resonance Imaging, brain tumors.
Bệnh viện Trung ương Huế
12 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020
Xác định thể tích chiếu xạ các khối u não...
Hounsfield khác nhau, chẳng hạn như giữa không
khí, mô mềm và xương. Việc phân biệt giữa các
cấu trúc mô mềm liền kề bằng CLVT sẽ khó khăn
hơn nếu các cấu trúc mô mềm này có các đơn vị
Hounsfield tương tự trừ khi có một giao diện mỡ,
không khí hoặc xương giữa các cấu trúc này. Các
thông số hình ảnh để quét CLVT bị giới hạn hơn
nhiều so với CHT. Trong trường hợp CHT, độ tương
phản mô mềm có thể được thay đổi rộng rãi bằng
cách thao tác các thông số hình ảnh, bao gồm mật độ
proton và thời gian thư giãn mô. Điều này làm tăng
tính linh hoạt trong độ tương phản mô hoặc cường
độ tín hiệu khác nhau mang lại đặc tính tốt hơn cho
các mô mềm ngay cả khi các cấu trúc này có đặc
tính suy giảm tia X hoặc mật độ electron rất giống
nhau. Các khối u thường có mật độ electron tương
tự như các mô mềm lân cận. Bằng cách sử dụng các
chuỗi xung của CHT khác nhau có thể thu được sự
phân biệt mô tốt hơn giữa phạm vi khối u với ranh
giới xâm nhập và các cấu trúc bình thường lân cận.
Theo cách này, CHT cung cấp phân định mục tiêu
được cải thiện cho xạ trị. Đặc điểm này của CHT
không chỉ áp dụng cho điều trị khối u bằng phương
pháp xạ trị ban đầu mà còn có khả năng điều trị lại
bằng cách có thể phân biệt giữa các thay đổi do ung
thư tái phát hoặc thứ phát sau xơ hóa sau điều trị. Do
đó CHT có thể cải thiện hơn nữa việc phân định cả
thể tích khối u và liều xạ ở những vùng này.
Trong lĩnh vực ung thư, CHT là phương thức
hình ảnh tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán và đánh giá
tình trạng bệnh. Điều này đúng cho hình ảnh của
các mô não và tủy sống, sarcomas mô mềm và khối
u vùng chậu.
CHT đã được sử dụng rộng rãi cho xạ trị hệ thần
kinh trung ương. Nhiều nhà điều tra đã báo cáo các
cải tiến về số lượng lên tới 80% các trường hợp
trong xác định thể tích bia với việc bổ sung CHT
vào kế hoạch điều trị dựa trên CLVT 3D. Mặc dù
lợi thế rõ ràng của CHT đối với xác định thể tích bia
đã rõ nhưng có những tình huống trong đó việc sử
dụng cả dữ liệu CLVT và CHT là có giá trị và có thể
cung cấp để xác định thể tích bia phù hợp hơn so với
chỉ CHT hoặc CLVT. Trong một nghiên cứu của u
màng não sọ, CHT có thể phân định thể tích khối u
gần với nền xương sọ tốt hơn CLVT vì sự suy giảm
tia X từ các xương nền sọ có thể che khuất chi tiết
mô mềm trên CLVT. Tuy nhiên, CLVT có thể cung
cấp thông tin về thay đổi xương từ khối u, điều này
ưu thế hơn so với CHT. Vì vậy việc sử dụng kết hợp
dữ liệu CLVT và CHT để cung cấp phân định thể
tích khối u mục tiêu được tối ưu [6], [11].
Trong nghiên cứu này, CLVT phát hiện được
23/38 trường hợp có khối u chiếm tỷ lệ 60,5% thấp
hơn so với kỹ thuật CHT với tỷ lệ phát hiện 100%.
Cụ thể, kỹ thuật CLVT chỉ phát hiện được 22 trường
hợp có số lượng 1 khối U, trong khi đó ở kỹ thuật
CHT phát hiện được 37 trường hợp. Bên cạnh đó,
CLVT phát hiện được 1 trường hợp có số lượng
khối u là 2, trong khi CHT phát hiện trường hợp
đó có số lượng khối u là 3. Như vậy so với CHT thì
CLVT định vị phát hiện u não thấp hơn do có hạn
chế so với CHT như trên.
Hình minh họa: Một trường hợp bệnh nhân nữ, 39 tuổi, u sao bào độ III.
CLVT sau tiêm thuốc CLVT trước tiêm thuốc
Hình ảnh CLVT: Vùng giảm tỷ trọng không đồng nhất vùng trán trái, giới hạn ít rõ,
không ngấm thuốc sau tiêm
Bệnh viện Trung ương Huế
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020 13
Chuỗi xung T2W Chuỗi xung T1W
Chuỗi xung Flair Chuỗi xung T1W gado
Hình ảnh cộng hưởng từ: Vùng thương tổn vùng trán trái, giới hạn rõ, tăng tín hiệu trên
T2W và Flair, giảm tín hiệu trên T1W, không thấy bất thường trên T2*W, sau tiêm ngấm thuốc viền,
kích thước # 21x26mm.
Bệnh viện Trung ương Huế
14 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020
Xác định thể tích chiếu xạ các khối u não...
Bảng 2: Đối chiếu các đặc điểm khối u trên cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ
Đặc điểm khối u
CLVT CHT
Mức độ đồng thuận
n (23) % n (23) %
Ranh giới
Rõ
Không rõ
Phù quanh u
Độ 0
Độ I
Độ II
Đẩy đường giữa
Không
Độ I
Độ II
Độ III
Xâm lấn
Có
Không
Dấu hiệu khác
Kén
Vôi hóa
Xuất huyết
Thay đổi xương cạnh u
18
5
11
8
4
15
5
1
2
2
21
5
1
0
1
78,3
21,7
47,8
34,8
17,4
65,2
21,7
4,3
8,7
8,7
91,3
21,7
4,3
0
4,3
22
1
10
6
7
15
4
2
2
8
15
5
0
4
0
95,7
4,3
43,5
26,1
30,4
65,2
17,4
8,7
8,7
34,8
65,2
21,7
0
17,4
0
κ =0,281
P=0,052
κ =0,732
P<0,001
κ =0,752
P<0,001
κ =0,303
P = 0,043
κ = 1,000
P <0,001
Kích thước u
Trung bình sự khác biệt: 0,66cm
Độ lệch chuẩn: 1,58
P= 0,058
Nghiên cứu này thấy đa phần kích thước trên
CHT lớn hơn CLVT với trung bình sự khác biệt
là 0,66cm. Theo tác giả Bhudevi Soubhagya N.
Kulkarni nghiên cứu so sánh thể tích bia trong xạ trị
42 bệnh nhân bị u schwannomas thì nhận định CHT
ưu thế hơn trong xác định kích thước khối u và ranh
giới giữa mô bình thường và mô khối u. Thật sự rất
khó để ước tính thể tích khối u chính xác từ hình ảnh
CLVT và cho đến nay vẫn chưa có một kỹ thuật xác
định chính xác tuyệt đối [7]. Theo tác giả Prabhakar
R. và cộng sự nghiên cứu trên 25 bệnh nhân được
chẩn đoán u não và có chỉ định xạ trị thì kết quả cho
thấy thể tích khối u đo được trên CHT lớn hơn thể
tích khối u đo trên CLVT với độ chênh lệch trung
bình là 5,47mm. Nghiên cứu của tác giả cũng nhận
định rằng CHT là một kỹ thuật hình ảnh không thể
thiếu trong lập kế hoạch xạ trị các khối u não [9].
Kết quả nghiên cứu cho thấy cộng hưởng từ phát
hiện số trường hợp khối u có ranh giới rõ (95,7%)
nhiều hơn cắt lớp vi tính (78,3%). Điều này cũng
phù hợp với y văn do cộng hưởng từ có ưu thế hơn
cắt lớp vi tính trong tương phản mô mềm bằng việc
sử dụng nhiều chuỗi xung khác nhau, từ đó việc xác
định ranh giới vùng mô u và mô não lành rõ ràng
hơn. Theo tác giả Dja Igor nghiên cứu trên 16 bệnh
nhân xạ trị u não (bao gồm không có chỉ định phẫu
thuật và đã có chỉ định phẫu thuật) cho thấy CHT
kết hợp với CLVT định vị trong việc xác định ranh
giới khối u tốt hơn khi chỉ sử dụng CLVT định vị, từ
đó xác định thể tích bia đúng hơn và phân định liều
xạ thích hợp [4].
Đối chiếu mức độ phù não trên CHT mô phỏng
và CLVT mô phỏng thì nhận thấy có sự đồng
thuận cao về mức độ phù não trên cả 2 kỹ thuật với
Bệnh viện Trung ương Huế
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020 15
κ=0,735, p<0,001. Trong 23 bệnh nhân thì có 47,8%
trên CLVT định vị và 43,5% trên CHT không có
phù; 52,2% có phù trong đó 34,8% phù độ I, 17,4%
phù độ II trên CLVT định vị, trong khi đó trên CHT
có 30,4% phù độ I và 30,4% phù độ II và tổng tỷ lệ
phù là 56,5%. Như vậy số trường hợp có phù và phù
độ II trên CHT nhiều hơn trên CLVT. Theo tác giả
Niloy R Datta đã chỉ ra chụp CLVT và chụp CHT
là hai nền tảng trong hình ảnh của khối u não. Hình
ảnh CLVT cung cấp thông tin mật độ mô có giá trị
bắt buộc để tính toán liều xạ trị, nhưng CLVT có
những hạn chế về độ tương phản mô mềm. Điều này
có thể dẫn đến khó khăn trong việc phân định chính
xác khối u, thể tích phù quanh u và nhu mô não bình
thường liền kề. Các giá trị này được phân định tốt
hơn thông qua hình ảnh của chuỗi xung T1 sau tiêm
thuốc cản quang từ và chuỗi xung T2W [3].
Kết quả nghiên cứu này cho thấy có sự phù hợp
chặt chẽ giữa CLVT và CHT trong xác định mức
độ đẩy đường giữa của khối u với kappa=0,752,
p<0,001. Trong đó đa phần là không đẩy đường
giữa với 65,2% trên cả CLVT và CHT, điều này
phù hợp với kết quả mô bệnh học là đa phần các
u trong nghiên cứu là lành tính. CLVT và CHT
đều phát hiện có 8,7% trường hợp có đẩy đường
giữa >10mm. Tuy nhiên với đẩy đường giữa mức
độ II thì CHT phát hiện nhiều trường hợp hơn so
với CLVT với 1/23 trường hợp trên CLVT và 2/23
trường hợp trên CHT.
Mức độ phù hợp về xâm lấn của khối u ở hai
kỹ thuật khá thấp. Tuy nhiên cộng hưởng từ ưu thế
hơn cắt lớp vi tính trong phát hiện xâm lấn với 8/23
trường hợp, trong khi đó CLVT chỉ phát hiện được
2/23 trường hợp.
Những tiến bộ gần đây trong hình ảnh hiện nay
có thể cung cấp thông tin không thể có trên hình
ảnh giải phẫu thông thường. Những kỹ thuật này
cho phép thăm dò những thay đổi bệnh lý trong
khối u. Các phương pháp này cung cấp thông tin
về tế bào (CHT phổ và CHT khuếch tán), tạo mạch
(CHT tưới máu), chuyển hóa (chụp cắt lớp phát xạ
positron (PET) và CHT phổ) và tăng sinh tế bào
(bao gồm PET và CHT phổ). Tất cả các kỹ thuật
này có liên quan đến sự xâm lấn của khối u, vì thế
chúng có khả năng có thể được sử dụng như là dấu
hiệu trực tiếp và gián tiếp để đánh giá xâm lấn [10].
Về các dấu hiệu khác, nghiên cứu cho thấy mức
độ phù hợp của CLVT và CHT về kén trong u rất
chặt chẽ. CHT ưu thế hơn CLVT trong phát hiện
xuất huyết trong u trong khi đó CLVT lại ưu thế hơn
CHT trong phát hiện vôi hóa trong u và thay đổi
xương cạnh u.
Hình ảnh CHT trong phát hiện xuất huyết đặc
trưng hơn so với CLVT, dễ phát hiện hơn do tín
hiệu thay đổi theo giai đoạn xuất huyết. Sự khác
biệt tín hiệu theo giai đoạn xuất huyết tùy thuộc
vào các sản phẩm thoái hóa của hemoglobin. Ở giai
đoạn cấp (1-3 ngày), thành phần chính của máu
là deoxyhemoglobin và nước, do đó giảm tín hiệu
trên T1W và tăng hay giảm tín hiệu trên T2W. Ở
giai đoạn bán cấp (4-14 ngày), thành phần chính là
methemoglobin nên tăng tín hiệu trên T1W và giảm
hay tăng tín hiệu trên T2W. Giai đoạn mạn, khi có
tạo hemosiderin, tổn thương giảm tín hiệu trên T1W
và T2W. Bên cạnh đó chuỗi xung đặc trưng cho xuất
huyết phải kể đến T2* với giảm tín hiệu trên hình
ảnh T2* do các sản phẩm của thoái hóa.
Do vôi hóa và các mô xương đặc không tạo tín
hiệu trên các chuỗi xung khảo sát, nên có thể nhận
diện vôi hóa ở các vùng mất tín hiệu trên tất cả các
chuỗi xung. Tuy nhiên một số trường hợp đóng vôi
nhiều thấy được trên CLVT nhưng trên CHT không
phát hiện được do thành phần vôi không đồng nhất
(không thay đổi tín hiệu).
Theo Gisele C. Pereira, nhược điểm của CLVT
là độ tương phản mô thấp tuy nhiên CLVT vẫn là
phương thức hình ảnh ba chiều duy nhất được sử
dụng để tính toán liều lượng. Các phương thức hình
ảnh mới hơn, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ
và chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), cũng được
sử dụng thứ hai trong quá trình lập kế hoạch điều
trị. Cộng hưởng từ với độ tương phản và độ phân
Bệnh viện Trung ương Huế
16 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020
Xác định thể tích chiếu xạ các khối u não...
giải mô tốt hơn so với CLVT giúp cải thiện trong
xác định khối u so với chỉ lập kế hoạch CLVT. PET
cũng cung cấp thông tin trao đổi chất để bổ sung
thông tin giải phẫu cho CLVT và CHT [8].
Theo tác giả Khalid Iqbal và cộng sự nghiên cứu
trên 22 bệnh nhân bị u não thì kết quả cho thấy thể
tích khối u thô (GTV) khi sử dụng cả 2 kỹ thuật
CLVT và CHT lớn hơn so với GTV khi chỉ sử dụng
CLVT, do đó sự hợp nhất của hai phương thức hình
ảnh được khuyến nghị để phân định chính xác GTV
trong kế hoạch điều trị xạ trị của khối u não. Bên
cạnh đó tác giả cũng nhận định hình ảnh CLVT có
thể dễ dàng nhận ra giải phẫu của não vì nó cung
cấp độ chính xác về không gian và thông tin mật
độ mô để điều chỉnh sự không đồng nhất trong hệ
thống lập kế hoạch điều trị để tính liều. Đồng thời
độ tương phản mô mềm kém là một trong những
nhược điểm lớn để xác định ranh giới của các cơ
quan bình thường trong hình ảnh CLVT. Vì CHT
cung cấp độ tương phản tốt hơn CLVT trong phân
biệt các mô mềm khi phân định thể tích khối u chính
xác hơn nhưng đồng thời nó cũng có một số nhược
điểm là hình ảnh CHT không cung cấp thông tin vật
lý chính xác hơn CLVT. Thông tin vật lý này được
cung cấp khi bộ dữ liệu CHT có thể được sử dụng
vào bộ dữ liệu CLVT bằng cách kết hợp cả hình ảnh
CLVT và CHT. Phối hợp hình ảnh CLVT với hình
ảnh CHT là phương pháp hiệu quả hơn trong việc
xác định thể tích u và cơ quan có nguy cơ [5].
A. Fiorentino nghiên cứu trên 120 GTV và thể
tích bia lâm sàng (CTV) trên CLVT và CHT của u
nguyên bào thần kinh đệm kết luận trong xác định
thể tích bia của u nguyên bào thần kinh đệm thì kết
hợp CLVT và CHT được ưa thích hơn. Nếu chỉ dùng
CLVT thì không đảm bảo đủ liều xạ trị.
Tác giả Puneet Kumar Bagri nghiên cứu trên 25
bệnh nhân u sao bào xạ trị sau phẫu thuật nhận định
với sự kết hợp CHT vào CLVT định vị trong lập
kế hoạch xạ trị thì khả năng bỏ lỡ vùng khối u thay
đổi là tối thiểu. Nếu lập kế hoạch xạ trị chỉ dựa vào
CLVT định vị thì sẽ dẫn đến hạn chế trong xác định
thể tích khối u và liều xạ vào khối u. Trong nghiên
cứu này, sử dụng CHT thì làm tăng thể tích khối u
lên 25,9% và giảm liều xạ xuống 30% giúp bảo vệ
được các cơ quan nguy cấp. Điều này cho thấy tầm
quan trọng của CHT trong xác định khối u não. Do
đó CHT là không thể thiếu trong lập kế hoạch xạ trị
các khối u sao bào [2].
IV. KẾT LUẬN
Cộng hưởng từ có ưu điểm hơn CLVT về khả
năng phát hiện u não, ranh giới khối u, khả năng
xác định mức độ phù não, về tính chất xâm lấn và
xác định kén trong u. CLVT ưu điểm hơn CHT
trong trường hợp xác định có vôi hóa trong u và liên
quan đến sự thay đổi xương. Kích thước khối u trên
CHT lớn hơn CLVT với sự chênh lệch trung bình là
0,66cm. Phối hợp hình ảnh cắt lớp vi tính với hình
ảnh cộng hưởng từ là phương pháp hiệu quả hơn
trong việc xác định thể tích u não cần chiếu xạ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Nguyên Tường (2014), “ Đại cương về xạ
trị”, Một số vấn đề cơ bản trong thực hành xạ trị
ung thư, Nhà xuất bản Đại học Huế, trang 1 - 48.
2. Bagri P.K. et al (2015), “Addition of magnetic
resonance imaging to computed tomography-
based three-dimensional conformal radiotherapy
planning for postoperative treatment of astrocy-
tomas: Changes in tumor volume and isocenter
shift”, South Asian J Cancer, 4(1), pp. 18-20.
3. Datta N.R. et al (2008), “Implications of con-
trast-enhanced CT-based and MRI-based target
volume delineations in radiotherapy treatment
planning for brain tumors”, J Cancer Res Ther,
4, pp. 9-13.
4. Djan I., et al (2013), “Radiotherapy treatment
planning: benefits of CT-MR image registration
and fusion in tumor volume delineation”, Vojno-
sanit Pregl, 70(8), pp. 735-739.
Bệnh viện Trung ương Huế
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020 17
5. Iqbal K., Altaf S. et al (2015), “Brain Gliomas
CT-MRI Image Fusion for Accurate Delineation
of Gross Tumor Volume in Three Dimensional
Conformal Radiation Therapy”, OMICS Journal
of Radiology, 4(2), pp. 1-3.
6. Khoo V.S., Joon D.L. (2006), “New develop-
ments in MRI for target volume delineation in
radiotherapy”, The British Journal of Radiology,
79, pp. S2-S15.
7. Kulkarni B.S.N., et al (2017), “CT- and MRI-
based gross target volume comparison in vestibular
schwannomas”, Reports of practical oncology and
radiotherapy, 22, pp. 201-208.
8. Pereira G.C., Traughber M., et al (2014), “The
Role of Imaging in Radiation Therapy Planning:
Past, Present, and Future”, BioMed Research In-
ternational, pp. 1-9.
9. Prabhakar R., Ganesh T., et al (2007), “Com-
parison of computed tomography and magnetic
resonance based target volume in brain tumors”,
J Cancer Res Ther, 3(2), pp. 121-123.
10. Price S.J., Gillard J.H. (2011), “Imaging biomarkers
of brain tumour margin and tumour invasion”, The
British Journal of Radiology, 84, pp. 159-167.
11. Thornton A.F., Sandler H.M. et al (1992),
“The clinical utility of magnetic resonance
imaging in 3- dimensionak treatment planning
of brain neoplasms”, J Radiation Oncology
Bio Phys, 24, pp. 761-775.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
xac_dinh_the_tich_chieu_xa_cac_khoi_u_nao_dua_vao_hinh_anh_c.pdf