Xây dựng chính sách quốc gia kiến tạo phát triển bền vững ở Việt Nam

Thứ hai, cần xây dựng chiến lược phát triển quốc gia trên cơ sở nhận thức rõ bản chất của quốc gia kiến tạo phát triển. Chiến lược phát triển quốc gia cần phải dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân9. Điều đó có nghĩa, cần phải có sự nhận thức đúng đắn về quyền làm chủ của Nhân dân nói riêng và bản chất của dân chủ nói chung. Lâu nay, bản chất của hiện tượng dân chủ chưa được các nhà khoa học xã hội ở Việt Nam phân tích thấu đáo, làm sáng tỏ. Dân chủ cần phải được nhận thức đúng đắn theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo đó, cần phải xác định rõ vị trí, vai trò của Nhân dân - lực lượng tương tự như các “người chủ” (mục tiêu) và có quyền“làm chủ” (phương pháp) theo nguyên tắc “pháp quyền” trong quốc gia dân chủ cộng hòa thật sự10. Dân chủ có thể được nhìn nhận tương tự như một “con đường dân chủ” dài vô tận với các mục tiêu hướng tới độc lập mang tính “nhân quả” (đầu - cuối), có phương pháp thực hiện mang tính đối lập “song hành” (phải - trái) và nguyên tắc thực hiện mang tính đối lập, độc lập “trung gian” (ở giữa), tức “thực hành dân chủ”11. Thực hành dân chủ là hiện tượng gắn với hoạt động mang tính tự do của con người; trong mối quan hệ với tự do, thì hiện tượng dân chủ tương tự như mục tiêu, phương pháp, còn hiện tượng tự do tương tự như nguyên tắc. Nói cách khác, dân chủ được nhìn nhận vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong quá trình phát triển khách quan của xã hội loài người. Nếu trong quốc gia, xã hội loài người mà thiếu tự do, dân chủ sẽ không có phát triển.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng chính sách quốc gia kiến tạo phát triển bền vững ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Hữu Đổng* * PGS. TS. Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt: Quốc gia giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh phụ thuộc vào chính sách hay chiến lược quốc gia phải tạo được sự phát triển. Chính sách quốc gia tạo sự phát triển chỉ có thể có được trong các thể chế dân chủ theo nguyên tắc pháp quyền. Việt Nam chỉ có thể phát triển bền vững khi xây dựng được “quốc gia khởi nghiệp” trên cơ sở thể chế dân chủ cộng hòa, tức xây dựng được quốc gia kiến tạo phát triển bền vững. Abstract: A nation of wealth, democracy, fairness and civilized society that depends on its national policies or strategies has to create the developments. The national development policy is only available in the democratic institutions under the rule of law. Vietnam can only develop sustainably when a "start-up country" is established on the basis of the democratic republic, that is to establish a tectonic government for sustainable developments. Thông tin bài viết: Từ khóa: chính sách, quốc gia, kiến tạo, phát triển Lịch sử bài viết: Nhận bài: 17/11/2017 Biên tập: 16/12/2017 Duyệt bài: 23/12/2017 Article Infomation: Keywords: policy, nation, tectonic, development Article History: Received: 17 Nov. 2017 Edited: 16 Dec. 2017 Approved: 23 Dec. 2017 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH QUỐC GIA KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 1. Bản chất của chính sách quốc gia và phát triển 1.1 Bản chất của chính sách quốc gia Chính sách quốc gia là bao hàm các khái niệm “chính sách” và “quốc gia”. Khái niệm chính sách bao hàm các thuật ngữ “chính” và “sách”. Chính trong khái niệm chính sách là muốn nói tới phương pháp của các cá nhân, nhóm trong cộng đồng quốc gia (chủ thể) thực hiện các mục tiêu, như khoa học, văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội (khách thể); còn sách là muốn nói tới mục tiêu hướng tới của các chủ thể. Giữa phương pháp (chính) và mục tiêu (sách) là tồn tại thực thể (bản chất) hay nguyên tắc thực hiện mục tiêu. Theo đó, chính sách biểu hiện CHÑNH SAÁCH 49Số 3+4 (355+356) T02/2018 ở mô hình có cấu trúc cơ bản là: xác định mục tiêu và phương pháp, nguyên tắc thực hiện. Chính sách nhìn từ việc xác định mục tiêu, phương pháp là muốn nói đến chính sách gì, thực hiện ở đâu trong hoạch định? Chẳng hạn, chính sách biểu hiện trong khoa học, như chính sách khoa học công nghệ, xã hội; biểu hiện trong văn hóa, như chính sách giáo dục, y tế; biểu hiện trong kinh tế, như chính sách trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; biểu hiện trong chính trị, như chính sách của quốc gia (chính sách của Nhà nước - “chính sách công” và chính sách của các nhóm- “chính sách tư”). Chính sách nhìn từ việc xác định nguyên tắc là muốn nói đến chính sách biểu hiện theo xu hướng nào, cân bằng ra sao trong đánh giá? Chẳng hạn, chính sách biểu hiện về mặt chất lượng, như chính sách có hiệu quả, không hoặc ít hiệu quả; biểu hiện về mặt số lượng, như chính sách ngắn hạn, trung hạn, hoặc dài hạn; biểu hiện về mặt xu hướng, như chính sách “mở cửa” (tiến bộ), “đóng cửa” (thoái bộ), hay cân đối giữa đóng và mở; biểu hiện về mặt độ lớn, như chính sách vĩ mô, ngành, hoặc vi mô; biểu hiện về khả năng, như chính sách cân đối, hợp lý, hoặc bất cân đối, chính sách công bằng, bình quân, hoặc bất công bằng, chính sách bền vững (lâu bền, vững chắc), ổn định, hoặc thiếu bền vững. Từ các phân tích cho thấy, chính sách có thể được nhìn nhận là hoạt động biểu hiện mối tương quan hướng tới cân bằng về xác định các mục tiêu và đề ra các phương pháp, nguyên tắc thực hiện của các chủ thể, nhằm đạt được phúc lợi chung cho cộng đồng xã hội. Khái niệm quốc gia gồm các thuật ngữ “quốc” và “gia”. Quốc là muốn nói tới mục tiêu (hình thức) của chủ thể, như cộng đồng (nhiều nhóm), cá nhân (nhóm) trong quốc gia; còn gia là muốn nói tới phương pháp (nội dung), như “hay” hoặc “dở” của các chủ thể trong quốc gia. Giữa quốc và gia là tồn tại nguyên tắc (tính chất) cân bằng giữa chúng. Nhìn về khía cạnh mục tiêu, quốc gia biểu hiện ở dạng vật thể, như hình thức lớn hay nhỏ của quốc gia; biểu hiện ở dạng phi vật thể, như hình thức mạnh hay yếu của quốc gia; biểu hiện ở dạng thực thể, như nguyên tắc cân bằng hay bất cân bằng giữa các chủ thể trong quốc gia. Nhìn về khía cạnh phương pháp, quốc gia biểu hiện hoạt động ở các lĩnh vực, như trong kinh tế có hoạt động lao động, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; trong chính trị có hoạt động của các tổ chức đảng phái; trong khoa học có các viện nghiên cứu khoa học về kinh tế, xã hội; trong văn hóa có các tổ chức, hoạt động của xã hội dân sự. Nhìn về khía cạnh nguyên tắc, quốc gia có mục tiêu “tiến bộ”, không, hoặc “phản tiến bộ”; quốc gia có phương pháp thực hiện mục tiêu bởi một nhóm (thiểu số - độc đoán) hay nhiều nhóm (đa số - dân chủ); quốc gia có bản chất khép kín (thiếu minh bạch) hay mở rộng (minh bạch); quốc gia có xu hướng phát triển, ít, hoặc không phát triển. Nói một cách chung nhất, quốc gia trong xã hội loài người có thể được nhìn nhận là hiện tượng biểu hiện mối tương quan hướng tới cân bằng hoặc bất cân bằng các mối quan hệ theo quy luật khách quan về giá trị (độc lập, tự do), quyền lợi (quyền lực, lợi ích), tinh thần (hạnh phúc, niềm tin) giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Chính sách quốc gia bao hàm chính sách của một “nhóm” đại diện là nhà nước, và chính sách của “nhiều nhóm” trong cộng đồng xã hội. Chính sách của nhóm đại diện được xây dựng, thực thi bởi các công dân trong bộ máy nhà nước; còn chính sách CHÑNH SAÁCH 50 Số 3+4 (355+356) T02/2018 của nhiều nhóm trong cộng đồng được xây dựng, thực thi bởi các công dân trong cộng đồng xã hội. Nếu nhìn nhận, so sánh chính sách quốc gia như một dãy chữ số nguyên trong toán học, có thể thấy rằng, trong quốc gia là bao hàm chính sách của nhà nước (chính sách “công”) - tương tự chữ số 1 (số ít - nhóm), và các chính sách của cộng đồng xã hội (chính sách “tư”) - tương tự chữ số từ 2 đến 9 (số nhiều - nhiều nhóm). Điều đó cho thấy rằng, chính sách “đầu tư công” cần phải được nhìn nhận trong mối tương quan với chính sách “đầu tư quốc gia”; tức khu vực kinh tế tư nhân (cộng đồng) cần phải giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của quốc gia. Từ các phân tích cho thấy rằng, chính sách quốc gia có thể được nhìn nhận là hoạt động biểu hiện mối tương quan hướng tới cân bằng về xác định các mục tiêu và đề ra các phương pháp, nguyên tắc thực hiện của các chủ thể, nhằm đạt được phúc lợi chung cho cộng đồng trong quốc gia. 2.2 Bản chất của phát triển Khái niệm phát triển bao gồm các thuật ngữ “phát” và “triển”. Phát trong khái niệm phát triển là muốn nói tới phương pháp của các cá nhân, cộng đồng, quốc gia (chủ thể) thực hiện các mục tiêu, như về khoa học, văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội (khách thể); còn triển là muốn nói tới mục tiêu có triển vọng đạt được bởi phương pháp. Giữa phát và triển là tồn tại thực thể (tính chất) hay nguyên tắc, quy luật phát triển. Theo đó, phát triển biểu hiện ở các mặt cơ bản là: hình thức, nội dung và tính chất. Phát triển, xét về nội dung, hình thức là muốn nói đến phát triển cái gì, ở đâu? Chẳng hạn, phát triển biểu hiện trong khoa học, như phát triển khoa học công nghệ, tự nhiên, xã hội; biểu hiện trong văn hóa, như phát triển giáo dục, y tế, thể thao, du lịch; biểu hiện trong kinh tế, như phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; biểu hiện trong chính trị, như phát triển các tổ chức chính trị, cơ quan nhà nước trong quốc gia. Phát triển, xét về tính chất là muốn nói đến phát triển theo xu hướng nào, cân bằng ra sao? Chẳng hạn, phát triển biểu hiện về mặt chất lượng, như phát triển theo chiều sâu hoặc chiều rộng; biểu hiện về mặt số lượng, như phát triển ngắn hạn hoặc dài hạn; biểu hiện về mặt xu hướng, như phát triển theo xu hướng mở (tiến bộ), đóng (thoái bộ - phản phát triển), hay cân đối giữa mở và đóng; biểu hiện về mặt tốc độ, như phát triển nhanh, trung bình, hoặc chậm; biểu hiện về khả năng, như phát triển cân bằng, ít, hoặc bất cân bằng, phát triển công bằng, ít, hoặc bất công bằng, phát triển bền vững, không, hoặc thiếu bền vững. Phát triển có thể được nhìn nhận là hiện tượng biểu hiện mối tương quan hướng tới sự cân đối, cân bằng, công bằng, bình đẳng giữa các mặt của sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người. Đối lập với phát triển là phản phát triển, tức là không có sự cân đối, cân bằng trong tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng trong xã hội. 2.3 Mối quan hệ giữa chính sách quốc gia và phát triển Chính sách quốc gia và phát triển là các hiện tượng khách quan, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong việc bảo đảm công bằng, bình đẳng về giá trị, quyền lợi, tinh thần giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng, quốc gia. Nói đến chính sách quốc gia và phát triển là nói đến lực lượng cầm quyền đã tạo ra các điều kiện thuận lợi về môi trường, như thể chế dân chủ, pháp quyền để kiến tạo phát triển quốc gia. Chính sách quốc CHÑNH SAÁCH 51Số 3+4 (355+356) T02/2018 gia không tạo điều kiện cho phát triển tức là các nhà cầm quyền còn những hạn chế trong việc xác định các mục tiêu và đề ra các phương pháp, nguyên tắc dân chủ, pháp quyền để thực hiện. Quốc gia kiến tạo phát triển được biểu hiện ở bên ngoài là vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển quốc gia nói chung, phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội nói riêng, tức biểu hiện bản chất của “nhà nước kiến tạo phát triển”. Điều đó có nghĩa, quốc gia kiến tạo phát triển bao gồm các chủ thể là Nhà nước và các cá nhân, cộng đồng xã hội. Phát triển là chủ yếu muốn nói đến phát triển kinh tế, khoa học, văn hóa, xã hội, hay chính sách phát triển quốc gia nói chung. Phát triển quốc gia phải gắn chặt với sự phát triển của các lĩnh vực khác nhau của xã hội. Quốc gia không thể phát triển nếu không phát triển đồng bộ các lĩnh vực, trong đó, chính sách hay chiến lược phát triển quốc gia có vị trí quan trọng; bởi không thể có quốc gia được nhìn nhận là phát triển cao, trong khi chính sách kinh tế kém phát triển, hoặc thiếu phát triển văn hóa, xã hội, không bảo đảm dân chủ, không bảo đảm công bằng, bình đẳng xã hội, như diễn ra sự bất công bởi tình trạng tham nhũng, lãng phí, thiếu đạo đức, lương tâm của con người trong xã hội. Trong chính sách phát triển quốc gia, thể chế được hiểu là “những nguyên tắc xác định mối quan hệ giữa xã hội và các thành viên trong xã hội”1. Điều đó có nghĩa, phát triển quốc gia là tồn tại thể chế trong lĩnh vực chính sách, tức tồn tại pháp luật (nguyên tắc) về phát triển quốc gia nhằm bảo đảm tự 1 Báo cáo phát triển Việt Nam 2010: Các thể chế hiện đại. Báo cáo chung của các nhà tài trợ hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Hà Nội, tháng 12/2009. do tranh luận, thực hiện sự công bằng, bình đẳng về giá trị, quyền lợi, tinh thần giữa các chủ thể, khách thể trong lĩnh vực hoạch định chính sách quốc gia. Do vậy, phát triển quốc gia là gắn với các mục tiêu, phương pháp, chủ thể, khách thể, thể chế nhằm để cân bằng giữa chính sách quốc gia và phát triển. Nói cách khác, chính sách phát triển quốc gia có thể được nhìn nhận là hoạt động của các chủ thể theo thể chế pháp luật về xác định các mục tiêu và đề ra các phương pháp, nguyên tắc thực hiện, nhằm đạt được phúc lợi chung, bảo đảm sự cân đối, cân bằng về môi trường sống trong tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng về giá trị, quyền lợi, tinh thần cho mỗi cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia. Theo đó, chính sách hay chiến lược phát triển quốc gia bền vững có thể được nhìn nhận là hoạt động của các chủ thể theo pháp luật về xác định các mục tiêu và đề ra các phương pháp, nguyên tắc thực hiện, nhằm đạt được phúc lợi chung, bảo đảm sự cân đối, cân bằng lâu bền, vững chắc về môi trường sống trong tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng lâu bền, vững chắc về giá trị, quyền lợi, tinh thần cho mỗi cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia. Chính sách hay chiến lược phát triển quốc gia có mối quan hệ chặt chẽ với thể chế quốc gia cộng hòa dân chủ. Quốc gia cộng hòa là muốn nói đến các cộng đồng dân cư cùng nhau chung sống hài hòa (hòa bình), kể cả việc hoạch định chính sách phát triển quốc gia; quốc gia dân chủ là muốn nói đến nhân dân, tức tất cả các “giai cấp công, nông, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và những CHÑNH SAÁCH 52 Số 3+4 (355+356) T02/2018 phần tử khác yêu nước”2 trong quốc gia đều được coi là những “ông chủ”3 (là chủ) và “làm chủ”4, được tự do, dân chủ trong các hoạt động kiến tạo sự phát triển quốc gia. Quốc gia không xây dựng thể chế cộng hòa dân chủ thì không thể có chính sách quốc gia kiến tạo sự phát triển; ngược lại, quốc gia không thể phát triển nếu không có thể chế cộng hòa dân chủ. Nếu các nhà lý luận, thực tiễn chính trị ở các quốc gia biết xác định rõ các mục tiêu phát triển quốc gia, đề ra các phương pháp, nguyên tắc thực thi đúng đắn, hiệu quả, tức xây dựng thể chế quốc gia cộng hòa dân chủ thật sự, sẽ bảo đảm kiến tạo quốc gia phát triển. Việc xác định và thực hiện các mục tiêu, thể chế quốc gia đúng đắn là phụ thuộc vào cách tổ chức thực hiện có hiệu quả trong thực tế sự phát triển cân đối, đồng bộ ở các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội trong quốc gia. Điều đó muốn nói rằng, việc xác định mục tiêu, đề ra phương pháp, nguyên tắc thực hiện thể chế cộng hòa dân chủ và phát triển cân bằng, công bằng các lĩnh vực, như kinh tế, văn hóa, xã hội trong quốc gia là có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong quốc gia mà không xác định rõ mục tiêu, thực hành thể chế cộng hòa dân chủ thì phát triển sẽ chậm hoặc trì trệ, tức không bảo đảm được cân bằng về môi trường sống giữa tự nhiên và con người, không bảo đảm được công bằng, bình đẳng xã hội trong thực tế. Xây dựng mục tiêu, thể chế cộng hòa dân chủ và xác định mục tiêu, các chiến lược phát triển có thể được coi là các hoạt động tương đồng; bởi vì không thể có mục tiêu, 2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 1995, t. 7, tr. 219. 3 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 218-219. 4 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 452. 5 https://tuoitre.vn/vn-sap-bay-thu-nhap-trung-binh-602801.htm thể chế cộng hòa dân chủ bảo đảm cho quốc gia phát triển mà lại thiếu sự xác định mục tiêu, các chiến lược phát triển trong quốc gia. Nói cách khác, quốc gia phát triển tức là đã xác định rõ mục tiêu và thực hành thể chế cộng hòa dân chủ; ngược lại, quốc gia xác định rõ mục tiêu, thực hành thể chế cộng hòa dân chủ tức là sẽ có thể phát triển. Xây dựng các chính sách hay chiến lược phát triển có mục tiêu cụ thể, đúng đắn, thực hành thể chế dân chủ cộng hòa, tức các chính sách quốc gia tạo điều kiện cho phát triển, hay quốc gia kiến tạo phát triển, có vai trò to lớn trong việc thực hiện từng bước các mục tiêu phúc lợi chung của đất nước. 3. Quốc gia kiến tạo phát triển ở Việt Nam - thực trạng và kiến nghị 3.1 Thực trạng Thực tế cho thấy, đã qua ba mươi năm đổi mới, kinh tế Việt Nam mặc dù có nhiều năm đạt được mức độ tăng trưởng khá cao, nhưng về tổng thể, vẫn là một nước phát triển thấp so với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam được coi là nước phát triển trung bình và đang có nguy cơ bị “sập bẫy”5 thu nhập trung bình; hơn nữa, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Việt Nam được liệt vào nhóm nước “chưa giàu đã già”, tức thời cơ vàng làm giàu cho nước ta đang biểu hiện không mấy sáng sủa. Hiện nay, các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục đều đang có nhiều biểu hiện tụt hậu, thiếu tầm nhìn phát triển. Chỉ nhìn nhận về lĩnh vực kinh tế đã cho thấy, mặc dù vốn đầu tư vào phát triển được nhận định CHÑNH SAÁCH 53Số 3+4 (355+356) T02/2018 là không hề nhỏ, trong 20 năm qua, riêng lượng ODA đổ vào Việt Nam lên tới gần 90 tỷ USD, kinh tế có tăng trưởng, nhưng chưa tương xứng với số vốn đầu tư; tình trạng nợ công cao, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thiếu hiệu quả. Chính phủ cũng đã đánh giá thẳng thắn là có nhiều bất cập trong chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội. Chẳng hạn, như kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc, nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế không cao, hiệu quả đầu tư công thấp; phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội nhiều mặt hạn chế, khắc phục còn chậm; giải quyết việc làm, đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, khoảng cách giàu nghèo lớn; chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân còn hạn chế; việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm có nhiều yếu kém; tệ nạn xã hội một số nơi diễn biến phức tạp, nhiều biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống; tình trạng ô nhiễm môi trường khắc phục chậm; cơ cấu tổ chức, bộ máy nhà nước cồng kềnh; chức năng, nhiệm vụ chồng chéo; năng lực, phẩm chất, đạo đức, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có nhiều hạn chế; bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ trên Biển Đông còn nhiều khó khăn, thách thức; công tác đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có mặt chưa thật chủ động, hiệu quả chưa cao6. Thực trạng này cho thấy, cần phải có tư duy nhận thức mới về xây dựng, thực hiện chính sách quốc gia hay chiến lược phát triển đất nước, đáp ứng với yêu cầu “hội nhập quốc tế trong điều kiện mới”7 mà Đảng đã xác định. 6 7 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016), Nxb. Chính trị Quốc gia, H., tr. 219. 8 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr. 217. 3.2 Một số kiến nghị Kiến tạo “phát triển đất nước nhanh, bền vững”8 đã được Đảng coi là nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong nhiệm kỳ Đại hội XII. Để góp phần thực hiện nhiệm vụ mà Đảng đề ra, theo chúng tôi, đất nước cần phải thật sự đổi mới tư duy, đáp ứng được một số yêu cầu về nhận thức, thực hành mang tính giải pháp chủ yếu sau đây: Thứ nhất, quốc gia kiến tạo phát triển ở Việt Nam cần được thực hiện theo mô hình cấu trúc, bao gồm: chủ thể (nhà nước), khách thể (xã hội) và thể chế (pháp luật) kiến tạo phát triển. Trong mô hình này, xã hội (Nhân dân hưởng độc lập, tự do, hạnh phúc) được coi là mục tiêu; Nhà nước (của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân) được coi là phương pháp, còn thể chế (dân chủ, pháp quyền) được coi là nguyên tắc thực hiện kiến tạo phát triển. Như vậy, ở Việt Nam, quốc gia kiến tạo phát triển bao hàm các yếu tố cơ bản là Nhà nước, xã hội và thể chế kiến tạo phát triển. Nói cách khác, ở Việt Nam, quốc gia kiến tạo phát triển phụ thuộc vào việc xác định các mục tiêu, phương pháp và nguyên tắc thực hiện theo đúng quy luật phát triển khách quan của xã hội loài người. Theo đó, cần xác định rõ các hình thức, nội dung, bản chất của các chính sách trong quốc gia. Chẳng hạn, cần xác định rõ các hình thức sở hữu trong chính sách về đất đai, như sở hữu quốc gia (cộng đồng), tư nhân (cá nhân, nhóm), chứ không phải là sở hữu “toàn dân” như hiện nay; xác định rõ các hình thức trong chính sách về đầu tư, như chính sách đầu tư của quốc gia, hay đầu tư CHÑNH SAÁCH 54 Số 3+4 (355+356) T02/2018 của tư nhân vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chứ không phải là đầu tư công (nhóm) bởi Nhà nước - cơ quan đại diện trong quốc gia như hiện nay; hay xác định rõ các hình thức phát triển trong chính sách về ngân hàng, như phát triển ngân hàng tư nhân, cổ phần, tức phát triển ngân hàng của quốc gia (ngân hàng quốc gia), chứ không phải là ngân hàng nhà nước như hiện nay. Thứ hai, cần xây dựng chiến lược phát triển quốc gia trên cơ sở nhận thức rõ bản chất của quốc gia kiến tạo phát triển. Chiến lược phát triển quốc gia cần phải dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân9. Điều đó có nghĩa, cần phải có sự nhận thức đúng đắn về quyền làm chủ của Nhân dân nói riêng và bản chất của dân chủ nói chung. Lâu nay, bản chất của hiện tượng dân chủ chưa được các nhà khoa học xã hội ở Việt Nam phân tích thấu đáo, làm sáng tỏ. Dân chủ cần phải được nhận thức đúng đắn theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo đó, cần phải xác định rõ vị trí, vai trò của Nhân dân - lực lượng tương tự như các “người chủ” (mục tiêu) và có quyền“làm chủ” (phương pháp) theo nguyên tắc “pháp quyền” trong quốc gia dân chủ cộng hòa thật sự10. Dân chủ có thể được nhìn nhận tương tự như một “con đường dân chủ” dài vô tận với các mục tiêu hướng tới độc lập mang tính “nhân quả” (đầu - cuối), có phương pháp thực hiện mang tính đối lập “song hành” (phải - trái) và nguyên tắc thực hiện mang tính đối lập, độc lập “trung gian” (ở giữa), tức “thực hành dân chủ”11. Thực hành dân chủ là hiện 9 Xem: Nguyễn Hữu Đổng, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân làm chủ trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 9, tháng 5/2017. 10 D-nen- mong-xay-dung-%E2%80%9Cnha-nuoc-phap-quyen-cua-dan-do-dan-vi-dan%E2%80%9D-o-viet-nam.html 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, H.,1989, tr, 48. tượng gắn với hoạt động mang tính tự do của con người; trong mối quan hệ với tự do, thì hiện tượng dân chủ tương tự như mục tiêu, phương pháp, còn hiện tượng tự do tương tự như nguyên tắc. Nói cách khác, dân chủ được nhìn nhận vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong quá trình phát triển khách quan của xã hội loài người. Nếu trong quốc gia, xã hội loài người mà thiếu tự do, dân chủ sẽ không có phát triển. Thứ ba, cần xác định rõ các mục tiêu chung, ngắn hạn, dài hạn, ở các ngành, địa phương, cơ sở, trên cơ sở đó, biết đề ra các phương pháp, nguyên tắc thực hiện tùy theo từng loại hình mục tiêu cụ thể. Thực hiện mục tiêu phúc lợi chung của quốc gia cần phải dựa trên cơ sở thể chế dân chủ cộng hòa theo nguyên tắc pháp quyền, nhằm bảo đảm sự cân bằng về môi trường sống trong tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng về giá trị, quyền lợi, tinh thần giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Quốc gia Việt Nam chỉ có thể giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh khi xây dựng được chiến lược phát triển bền vững. Tức là biết phát huy vai trò của xã hội kiến tạo, trong đó các doanh nghiệp giữ địa vị chủ đạo - cơ sở để “quốc gia khởi nghiệp” thực hiện được mục tiêu “dân giàu”; biết nâng cao tiềm lực của nhà nước kiến tạo, trong đó Chính phủ giữ vai trò nòng cốt - cơ sở để quốc gia thực hiện được mục tiêu “nước mạnh”; biết xây dựng thể chế kiến tạo, trong đó pháp quyền giữ vị trí tối thượng - cơ sở để quốc gia thực hiện được mục tiêu “dân chủ, công bằng, văn minh”■ CHÑNH SAÁCH 55Số 3+4 (355+356) T02/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_chinh_sach_quoc_gia_kien_tao_phat_trien_ben_vung_o.pdf
Tài liệu liên quan