Xây dựng chương trình môn giáo dục thể chất theo hệ thống tín chỉ

Thiết kế, xây dựng chương trình môn học giáo dục thể chất Chương trình môn học GDTC của HUBT được thiết kế, xây dựng trên cở sở hướng dẫn tại Thông tư số 25/2015/ TT-BGDĐT ngày 14/1/2015, Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hướng dẫn của Phòng Quản lý đào tạo của HUBT theo hướng tiên tiến, chuyển đổi từ phương thức đào tạo theo niên chế học phần sang đào tạo tín chỉ; thuận lợi cho việc dạy và học, phù hợp với đối tượng đào tạo, nguyện vọng của người học và điều kiện thực tiễn của trường. Cấu trúc của Chương trình gồm có các phần: Mục tiêu chung; Mục tiêu cụ thể; Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế; Cấu trúc kiến thức của Chương trình, kiến thức giáo dục chuyên ngành (bắt buộc và tự chọn); Mô tả các học phần; Nội dung chương trình chi tiết của các học phần. Thời lượng được Hiệu trưởng trường HUBT cho phép đào tạo là 4 tín chỉ (90 tiết), chia thành hai phần; kiến thức giáo dục chuyên ngành bắt buộc: 2 tín chỉ (45 tiết) và kiến thức giáo dục chuyên ngành tự chọn: 2 tín chỉ (45 tiết). Theo Quy chế 43 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế 1055 của HUBT, thì khối lượng thời gian hoàn thành thực hiện Chương trình GDTC tương đương 120 tiết./.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng chương trình môn giáo dục thể chất theo hệ thống tín chỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội 72Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 07/2020 * Phó Chủ nhiệm Khoa Giáo dục Thể chất, Trường ĐH KD&CN Hà Nội. 1. Đặt vấn đề Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 ghi rõ: “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài”. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Nguồn gốc của học chế tín chỉ Nguồn gốc của học chế tín chỉ (credit) được khởi xướng ở Hoa Kỳ, đầu tiên là ở hệ thống các trường trung học phổ thông, sau đó triển khai ở Viện Đại học Harvard vào năm 1872. Ở nước ta ngay từ những năm đầu thập kỷ 90, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh đã tổ chức đào tạo thí điểm theo hệ thống tín chỉ và có thể xem đây là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên ở Việt Nam tổ chức đào tạo theo hệ thống này. 2.2. Bản chất của học chế tín chỉ Học chế tín chỉ là phương thức đào tạo theo triết lý “Giáo dục hướng về người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo” và “Giáo dục đại học đại chúng”. 2.3. Khái niệm về tín chỉ Tín chỉ là một đơn vị đo lường toàn bộ khối lượng học tập của người học, bao gồm: thời gian lên lớp, thời gian tự học (trong phòng thí nghiệm, thực tập, đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài.); giá trị của nó còn tùy thuộc vào quan niệm của những người tổ chức xây dựng chương trình. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TS. Nguyễn Trọng Hải * Tóm tắt: Chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, không ít các các cơ sở giáo dục đại học, các khoa chuyên ngành, trong đó có giáo dục thể chất, ở nước ta còn gặp nhiều lúng túng, đặc biệt đối với xây dựng chương trình môn học. Bài viết đề cập đến những nét cơ bản, đặc trưng của hệ thống tín chỉ, so sánh sự khác biệt của nó với hệ thống niên chế; giới thiệu về việc thiết kế, xây dựng chương trình môn học giáo dục thể chất theo hệ thống tín chỉ ở HUBT. Từ khóa: Tín chỉ, hệ thống tín chỉ, chương trình đào tạo, giáo dục thể chất. Abstract: Witching to training under the credit system, many institutions of higher education, specialized faculties, including Physical Education, in our country still face a lot of confusion, especially for designing training course program. The paper addresses the basic features of the credit system, comparing its differences with the annual training system; introducing about designing and developing Curriculum of Physical Education under credit system at HUBT. Keywords: Credit, credit system, training program, physical education. Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 73Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 07/2020 2.4. Học phần, chương trình đào tạo và hệ thống tín chỉ a) Học phần Học phần được cấu trúc từ một đến vài tín chỉ. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân phối đều trong một học kỳ. Có hai loại học phần: - Học phần bắt buộc: chứa đựng nội dung kiến thức bắt buộc sinh viên phải tích lũy; - Học phần tự chọn: theo hướng dẫn của cơ sở giáo dục đại học theo một hướng chuyên môn xác định; hoặc được chọn tùy ý để tích lũy đủ khối lượng quy định cho mỗi chương trình. b) Chương trình đào tạo và theo hệ thống tín chỉ Chương trình đào tạo là hệ thống gồm nhiều học phần. Mỗi học phần lại được cấu trúc từ một số các tín chỉ. Chính vì vậy, chương trình đào tạo thực chất là một hệ thống tín chỉ. Do vậy, để chỉ việc đào tạo theo học chế tín chỉ, người ta thường nói là tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Hệ thống tín chỉ là đặc trưng cơ bản của chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ là một hệ thống các học phần, các tín chỉ. Chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ khác với chương trình đào tạo theo niên chế ở ba đặc điểm sau: 2.5. So sánh hệ thống tín chỉ với học chế niên chế và học phần Trước năm 1991, giáo dục đại học ở nước ta tổ chức thực hiện theo học chế niên chế. Từ năm 1991, chúng ta chuyển sang học chế học phần (học chế niên chế mềm dẻo). Để hiểu rõ hơn học chế tín chỉ cũng như nhận thức rõ hơn sự vận động và phát triển của giáo dục đại học Việt Nam trong việc chuyển đổi phương thức đào tạo, chúng ta sẽ có một số so sánh về học chế tín chỉ với học chế niên chế và học chế học phần. a) Về chương trình đào tạo Chương trình đào tạo theo niên chế được cấu tạo từ các môn học, với đơn vị đo là “tiết”; chương trình là một hệ thống nhiều môn, mỗi môn có một số tiết xác định. Chương trình theo học chế học phần và theo học chế tín chỉ: được cấu tạo từ các học phần/môn học (là các mô đun kiến thức); ở học chế học phần đơn vị đo là đơn vị học trình, học chế tín chỉ đơn vị đo là tín chỉ, đào tạo cử nhân trình độ đại học 4 năm cần tối thiểu 210 đvht hoặc 120 tc. Tín chỉ cũng tương tự như đơn vị học trình, đều là đơn vị đo khối lượng học tập của người học, nhưng khác ở chỗ người học phải mất 15 giờ chuẩn bị cá nhân để tiếp thu 1 đvht, trong khi phải mất 30 giờ mới tiếp thu được 1 tc. Nghĩa là học chế tín chỉ đòi hỏi thời gian tự học nhiều hơn. b) Về quy trình đào tạo Học chế niên chế và học phần: đơn vị học vụ là năm học, một năm học có hai kỳ, có các đại lượng đo năm học, xét ngừng học, theo học theo năm học, việc quản lý đào tạo theo mô hình “lớp”, vai trò giáo viên chủ nhiệm là quan trọng. Sinh viên không phải đăng ký khối lượng học tập, thụ động đối với tiến trình học tập của mình, không khuyến khích học vượt, không khuyến khích học văn bằng 2. Việc đánh giá kết quả học tập các môn học chỉ dựa vào kết quả thi hết môn; đánh giá kết quả toàn khóa dựa vào điểm thi tốt nghiệp; không quan tâm đến quá trình học tập của người học và thường tổ chức thi tốt nghiệp. Học chế tín chỉ: đơn vị học vụ là học kỳ, mỗi chu kỳ 12 tháng thường tổ chức thành 3 học kỳ (trong đó học kỳ phụ thường dùng cho việc trả nợ các môn học chưa đạt hoặc học vượt), các đại lượng NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội 74Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 07/2020 đo theo học kỳ. Việc quản lý đào tạo theo mô hình “sinh viên”, vai trò cố vấn học tập là quan trọng. Sinh viên phải đăng ký khối lượng học tập vào đầu mỗi học kỳ, khuyến khích học vượt, rút ngắn thời gian đào tạo, khuyến khích học văn bằng 2; không tổ chức thi tốt nghiệp. Học chế học phần và học chế tín chỉ: việc đánh giá kết quả các học phần/môn học dựa vào điểm quá trình và điểm thi hết học phần/môn học; đánh giá một giai đoạn học tập dựa vào điểm trung bình chung tích lũy với trọng số là số tín chỉ của các học phần/môn học. Như đã so sánh và phân tích trên đây, học chế học phần thực chất là học chế trung gian giữa học chế niên chế và học chế tín chỉ. Trong học chế học phần đã có một số yếu tố của học chế tín chỉ, nhưng chưa đủ để tạo nên một quy trình đào tạo linh hoạt, cơ động, mềm dẻo. Vì vậy, việc chuyển đổi từ học chế học phần sang học chế tín chỉ là sự cải tiến học chế học phần, tăng tính linh hoạt, mềm dẻo cho quy trình đào tạo, đồng thời với việc cải tiến mục tiêu, chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy, học, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học để chuyển sang học chế tín chỉ. Quả trình chuyển đổi không phải là xóa bỏ học chế học phần mà là sự kế thừa, cải tiến thêm các biện pháp, yếu tố, là sự vận động và phát triển của học chế học phần thành học chế tín chỉ. 3. Chương trình Giáo dục thể chất HUBT theo hệ thống tín chỉ 3.1. Cơ sở khoa học xây dựng Chương trình a) Cơ sở pháp lý Chương trình Giáo dục thể chất (GDTC) của HUBT thuộc chương trình đào tạo trình độ đại học (phần kiến thức giáo dục đại cương), được thiết kế và xây dựng theo Quy định về Chương trình GDTC trình độ đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành kèm theo Thông tư số 25/2015/TT- BGDĐT ngày 14/10/2015, cũng như căn cứ vào Thông tư số 07/2015/ TT-BGDĐT ngày 16/4/2015, ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học; Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 1055/QĐ-BGH ngày 25/01/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội về việc ban hành Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ đối với hệ đại học, cao đẳng chính quy và các văn bản hướng dẫn xây dựng chương trình đào tạo của trường. b) Đặc thù của giáo dục thể chất Mỗi chương trình đào tạo của ngành, chuyên ngành hoặc môn học thuộc chương trình đào tạo trình độ đại học đều có sự khác biệt, không chỉ về mục tiêu đào tạo mà còn khác biệt cả về đặc thù ngành, chuyên ngành, môn học và những điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện chương trình đào tạo, vì thế, dẫn đến sự khác biệt về tổ chức đào tạo. Đối với môn học GDTC thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học, có những đặc thù: Một là, ngoài các môn lý luận chung về giáo dục thể chất, việc tổ chức giảng dạy giờ học giáo dục thể chất nội khóa cho sinh viên được kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố: phân tích nguyên lý kỹ thuật, các giai đoạn kỹ thuật, chiến thuật, luật,... (gọi chung là lý thuyết chuyên môn) và làm mẫu, tổ chức tập luyện trang bị kỹ năng chuyên môn (gọi chung là thực hành kỹ thuật). Đặc thù này cũng khác với thí nghiệm, thực hành của các ngành, chuyên Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 75Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 07/2020 ngành thuộc khối ngành sức khỏe, hoặc các khối ngành kỹ thuật, đào tạo nghề,... Do tính chất đặc thù của môn học, giờ học giáo dục thể chất bắt buộc thực hiện toàn phần trên lớp, không có quy định thời gian tự học như các ngành, chuyên ngành khác. Các hoạt động thể dục - thể thao ngoại khóa không được quy định trong thời lượng của chương trình môn học GDTC. Đặc thù này có liên qua đến việc thiết kế, xây dựng chương trình môn học GDTC theo tín chỉ và có ý nghĩa trong việc quy đổi tiết học trên lớp ra giờ chuẩn cho giảng viên. Hai là, môn học GDTC có những yêu cầu về điều kiện đảm bảo cũng mang tính đặc thù: giờ học nội khóa được thực hiện trên sân bãi (ngoài trời) hoặc trong phòng; dụng cụ thiết bị rất đa dạng và phong phú, đặc thù với từng chuyên ngành, môn học, như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, điền kinh, thể dục, bơi lội, v.v. Hơn nữa, không chỉ kinh phí đầu tư cho sân bãi, dụng cụ rất lớn, mà quỹ đất cho quy hoạch sân bãi, nhà tập, bể bơi,..., cũng không nhỏ. Đây là bài toán khó cho các cơ sở giáo dục đại học khi đầu tư cho đào tạo giáo dục thể chất theo hệ thống tín chỉ, vì điều kiện thực tế không cho phép giảng dạy được nhiều môn chuyên ngành. Ba là, giờ học GDTC nội khóa được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định một lớp không quá 40 sinh viên/giảng viên đối với các cơ sở giáo dục đại học không chuyên thể dục - thể thao. Thực tế, quy định trên đây không tồn tại nhiều năm: tỷ lệ này ở nhiều cơ sở giáo dục đại học còn cao hơn, thậm chí có khi tới 80-120 sinh viên. Có nhiều nguyên nhân: không có đủ sân bãi, nhà tập, thiếu giảng viên chuyên môn, tiền chi trả thù lao cho giảng viên, v.v. Đây cũng là một hạn chế khi chuyển đổi môn học GDTC sang tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Nên chăng, môn học GDTC chỉ có thể đào tạo theo hệ thống tín chỉ kết hợp với niên chế học phần, như quy định tại Khoản 1, Điều 37 của Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 và Luật Giáo dục đại học 2018. c) Thực trạng những điều kiện đảm bảo thực hiện Chương trình Điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình là cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng chương trình ngành, môn học. Có hai yếu tố cơ bản: Thứ nhất, đội ngũ giảng viên. Hiện nay số lượng giảng viên của Khoa GDTC ở HUBT gồm 16 người: 12 nam, 4 nữ. 100% giảng viên là cử nhân thể dục, thể thao được đào tạo tại các trường đại học chuyên thể dục - thể thao trong và ngoài nước, trong đó trình độ sau đại học chiếm 93,75% (1 tiến sỹ, 14 thạc sỹ). Lực lượng trẻ chiếm tỷ lệ cao: trên 80% từ 27 đến 40 tuổi. Đa số giảng viên có thâm niên giảng dạy từ 10 đến hơn 20 năm. Đối chiếu với các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chuẩn, tiêu chí, trình độ, năng lực, phẩm chất,..., giảng viên Khoa GDTC của HUBT hoàn toàn đảm nhận được nhiệm vụ giảng dạy theo phương thức đào tạo mới: hệ thống tín chỉ. Thứ hai, cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện. Như đã đề cập ở trên, điều kiện đảm bảo về sân bãi, nhà tập, dụng cụ tập luyện,..., có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc xây dựng Chương trình GDTC theo hệ thống tín chỉ. HUBT hiện có một Nhà tập đa năng (dạy được 2-3 môn học) với sức chứa trên 120 sinh viên học song song hai môn; một sân tập bóng đá tiêu chuẩn, có đường chạy bao quanh để dạy môn điền kinh; một sân bóng rổ và 2 sân bóng chuyền ngoài trời. Hiện nay, tuy chưa đầu tư mở rộng thêm cơ sở vật chất sân bãi, nhưng trường có chủ trương đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị, dụng NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội 76Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 07/2020 cụ tập luyện phục vụ dạy và học GDTC. Với thực trạng này, ngoài giảng dạy lý luận chung, Khoa GDTC chỉ đưa vào chương trình đào tạo 2 môn thể thao bắt buộc (điền kinh, khiêu vũ thể thao) và 5 môn thể thao tự chọn (bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ, bóng bàn và cầu lông). 3.2. Thiết kế, xây dựng chương trình môn học giáo dục thể chất Chương trình môn học GDTC của HUBT được thiết kế, xây dựng trên cở sở hướng dẫn tại Thông tư số 25/2015/ TT-BGDĐT ngày 14/1/2015, Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hướng dẫn của Phòng Quản lý đào tạo của HUBT theo hướng tiên tiến, chuyển đổi từ phương thức đào tạo theo niên chế học phần sang đào tạo tín chỉ; thuận lợi cho việc dạy và học, phù hợp với đối tượng đào tạo, nguyện vọng của người học và điều kiện thực tiễn của trường. Cấu trúc của Chương trình gồm có các phần: Mục tiêu chung; Mục tiêu cụ thể; Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế; Cấu trúc kiến thức của Chương trình, kiến thức giáo dục chuyên ngành (bắt buộc và tự chọn); Mô tả các học phần; Nội dung chương trình chi tiết của các học phần. Thời lượng được Hiệu trưởng trường HUBT cho phép đào tạo là 4 tín chỉ (90 tiết), chia thành hai phần; kiến thức giáo dục chuyên ngành bắt buộc: 2 tín chỉ (45 tiết) và kiến thức giáo dục chuyên ngành tự chọn: 2 tín chỉ (45 tiết). Theo Quy chế 43 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế 1055 của HUBT, thì khối lượng thời gian hoàn thành thực hiện Chương trình GDTC tương đương 120 tiết./. Tài liệu tham khảo 1. BCH TƯ Đảng CSVN (2013). Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010). Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012). Sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Thông tư số 57/2012/TT- BGDĐT ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 5. Lâm Quang Thiệp (2010). Về phương pháp dạy, học và đánh giá kết quả học tập trong hệ thống tín chỉ. Hội thảo khoa học toàn quốc về đổi mới phương pháp giảng dạy đại học theo hệ thống tín chỉ. Đại học Sài Gòn. 6. Luật Giáo dục đại học 2012. 7. Luật Giáo dục đại học 2018 (sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2012/2013/2014/2015). 8. Trường Đại học Thể dục Thể thao TP. Hồ Chí Minh (2010). Chương trình đào tạo ngành giáo dục thể chất; ngành huấn luyện thể thao theo hệ thống tín chỉ. Ngày nhận bài: 08/04/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_chuong_trinh_mon_giao_duc_the_chat_theo_he_thong_ti.pdf