BÀN LUẬN
Cơ sở dữ liệu tri thức được xây dựng dựa
trên danh mục thuốc của Bệnh viện Y Học Cổ
Truyền Tp. Hồ Chí Minh năm 2012, gồm khoảng
250 vị thuốc, nếu trong quá trình sử dụng bổ
sung thêm các vị thuốc khác, phát hiện những
cảnh báo, tương tác thuốc, những nghiên cứu
mới có thể bổ sung thêm vào cơ sở dữ liệu tri
thức.
Trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu tri
thức, nhóm nghiên cứu đã tham khảo nhiều tài
liệu về dược học của các thầy thuốc đầu ngành
về YHCT. Tuy chưa phát hiện ra những thông
tin trái ngược nhau, nhưng có sự khác biệt về
mức độ cảnh báo trong việc sử dụng các vị thuốc
khi có thai. Như vị thuốc Bán hạ, theo tài liệu
“Dược học cổ truyền” Bộ Y tế ghi thận trọng
dùng khi có thai, theo tài liệu “Dược điển Việt
Nam IV” thì cấm sử dụng. Vị thuốc Ý dĩ theo tài
liệu “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn
Chi, đối với có thai dùng thận trọng, theo tài liệu
“Dược học cổ truyền” của Bộ Y tế thì cấm dùng
khi có thai, các tài liệu khác thì không ghi nhận,
nhóm nghiên cứu quyết định dùng mức cảnh
báo cao nhất là cấm dùng khi có thai để hạn chế
tác hại cho người người bệnh. Chưa có sự thống
nhất của các tài liệu về dược học YHCT, cần thiết
phải có sự thống nhất về các cảnh báo tương tác
để phát huy hiệu quả tối đa khi điều trị bằng
dược liệu YHCT.
Sau 2 tháng thử nghiệm tại Bệnh viện Y Học
Cổ Truyền thành phố Hồ Chí Minh, đã nhận
được khoảng 370 lượt tham gia sử dụng phần
mềm, bước đầu ghi nhận được những ý kiến
phản hồi như phần mềm dễ sử dụng, hữu ích về
mặt chuyên môn. Để khảo sát về tính ứng dụng
thực tiễn, độ chính xác hơn của phần mềm, cần
tiếp tục thử nghiệm dài hơn và có phiếu đánh
giá chi tiết để phần mềm hoàn thiện hơn
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng phần mềm cảnh báo tương tác thuốc đông dược tại bệnh viện y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 222
XÂY DỰNG PHẦN MỀM CẢNH BÁO TƯƠNG TÁC THUỐC ĐÔNG DƯỢC
TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lý Và Sềnh*, Đỗ Tân Khoa*, Trần Ngọc Hoài Anh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trong một đơn thuốc y học cổ truyền (YHCT) thường có nhiều vị thuốc kết hợp với nhau tạo
thành bài thuốc. Sự tương tác giữa các vị thuốc tạo nên tác dụng chung của bài thuốc, đôi khi sự tương tác đó lại
làm giảm tác dụng gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Việc xây dựng phần mềm cảnh báo tương tác thuốc có
hại làm giảm tác dụng hoặc tăng độc tính, cảnh báo vị thuốc cấm dùng và thận trọng dùng trong trường hợp có
thai, tìm kiếm những tương tác có lợi là cần thiết trong kê đơn thuốc thang.
Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng phần mềm cảnh báo tương tác thuốc đông dược trong kê đơn thuốc thang.
Phương pháp nghiên cứu: Xây dựng dữ liệu tri thức dựa trên những tài liệu về dược học YHCT, sử dụng
ngôn ngữ lập trình C# với phương pháp chạy vòng lặp và so sánh có điều kiện để chương trình tìm ra các cảnh
báo tương tác trong một đơn thuốc.
Kết quả và kết luận: Xây dựng được dữ liệu tri thức về các tương tác có lợi và có hại giữa 250 vị thuốc
đông dược, vị thuốc cấm dùng và thận trọng dùng trong trường hợp có thai. Xây dựng phần mềm tự động cảnh
báo tương tác thuốc đông dược có khả năng hỗ trợ bác sĩ trong kê đơn thuốc thang.
Từ khóa: Phần mềm cảnh báo, tương tác thuốc đông dược.
ABSTRACT
BUILDING SOFTWARE FOR WARNING THE INTERACTIONS OF TRADITIONAL HERBS
AT HO CHI MINH HOSPITAL OF TRADITIONAL MEDICINE
Ly Va Senh, Do Tan Khoa, Tran Ngoc Hoai Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2014: 222 - 226
Background: In a prescription of traditional medicine, the herbs are often used together to form a remedy.
The interactions of the herbs create the common effects of the remedy; those interactions sometimes reduce the
effects and affect to treatment efficacy. The construction of this software is to warm the harmful herbs that reduce
the effects of remedy or increase toxicity, to warn the prohibited herbs and using carefully in case of pregnancy;
finding the beneficial interactions is necessary in prescribing remedy.
Aims: Building software for warning the interactions of traditional herbs in prescribing remedy.
Methods: Building the knowledge data based on the documents on the pharmacology of traditional medicine,
using the C # programming language with loop method and comparing with the conditions for the program to
find out the interactive warnings in a prescription.
Results and conclusions: Building the knowledge data of the beneficial and harmful interactions to 250
traditional herbs, prohibited herbs and using carefully in case of pregnancy. Building the automatic software for
warning the interactions of traditional herbs to support physicians in prescribing remedy.
Keywords: Software for warning, interactions of traditional herbs.
∗ Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Tp. Hồ Chí Minh,
Tác giả liên lạc: Bs Lý Và Sềnh ĐT 0908757968 bslysenh@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 223
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong một đơn thuốc YHCT thường có
nhiều vị thuốc kết hợp với nhau cấu tạo thành
bài thuốc. Sự tương tác giữa các vị thuốc tạo nên
tác dụng chung của bài thuốc. Việc nắm rõ tính
vị quy kinh, tác dụng, công năng chủ trị, liều
dùng, kiêng kỵ của tất cả các vị thuốc là một vấn
đề khó khăn đối với nhiều thầy thuốc YHCT.
Việc xảy ra tương tác thuốc đông dược là điều
khó tránh khỏi, ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng điều trị cho người bệnh.
Năm 2008, bệnh viện Y Học Cổ Truyền Tp.
Hồ Chí Minh đã ứng dụng hệ thống phần
mềm quản lý tổng thể bệnh viện. Trong đó, có
phần mềm hỗ trợ kê đơn thuốc thang nội trú
và ngoại trú. Nhưng bệnh viện vẫn chưa có
phần mềm hỗ trợ cảnh báo tương tác thuốc có
lợi, tương tác thuốc có hại, cảnh báo các vị
thuốc cấm dùng và thận trọng dùng trong
trường hợp bệnh nhân có thai.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, việc
xây dựng một phần mềm tin cậy để hỗ trợ
công tác kê đơn, cảnh báo tương tác thuốc,
tránh nhầm lẫn, nâng cao hiệu quả phối hợp
thuốc đông dược là một nhu cầu cần thiết.
Điều này mang lại lợi ích thiết thực, to lớn,
không những giúp cho thầy thuốc tránh được
những sai sót trong kê đơn, mà còn giúp phát
huy hiệu quả tối đa khi điều trị bằng các thuốc
YHCT. Do đó, nhóm nghiên cứu mạnh dạn
thực hiện đề tài “Xây dựng phần mềm cảnh
báo tương tác thuốc đông dược”.
Mục tiêu tổng quát
Xây dựng phần mềm cảnh báo tương tác
thuốc đông dược trong kê đơn thuốc thang.
Mục tiêu chuyên biệt
Xây dựng cơ sở dữ liệu tri thức về các tương
tác của các vị thuốc đông dược dựa theo danh
mục thuốc của bệnh viện, gồm 250 vị thuốc:
-Tương tác có lợi: Tương tu, tương sử, tương
úy, tương sát.
-Tương tác có hại: Tương ố, tương phản.
-Các vị thuốc cấm dùng, thận trọng dùng
trong trường hợp có thai.
Xây dựng phần mềm cảnh báo tương tác
trong kê đơn thuốc thang dựa trên cơ sở dữ liệu
tri thức.
PHƯƠNG TIỆN -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Phương tiện nghiên cứu
Tập hợp các tài liệu về YHCT liên quan đến
phương tễ, dược học cổ truyền. Các tài liệu được
lựa chọn theo thứ tự ưu tiên:
-Có tính chất pháp lý cao: Dược điển Việt
Nam IV.
-Giáo trình các trường đại học: Y học cổ
truyền của trường Đại học Y Hà Nội.
-Nhà xuất bản Y học: Dược học cổ truyền, Từ
điển cây thuốc Việt Nam, Y học tùng thư.
Và các tài liệu như: Những cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam, Trung dược dược đối đại toàn,
Trung dược đại từ điển.
Nếu những tài liệu có thông tin trái ngược
nhau thì sẽ được tổ chức xin ý kiến chuyên gia,
nếu tài liệu có mức cảnh báo khác nhau thì sẽ
chọn mức độ cảnh báo cao nhất.
Ngôn ngữ lập trình
Sử dụng chương trình visual studio 2005
ngôn ngữ lập trình C#, cơ sở dữ liệu Enterprise
DB.
Phương pháp nghiên cứu
Xây dựng cơ sở dữ liệu tri thức
Xây dựng và thống nhất các cơ sở dữ liệu tri
thức tương tác thuốc đông dược. Các cơ sở dữ
liệu tri thức bao gồm:
Tương tác có lợi:
-Tương tu(2): Hai vị thuốc có tính vị giống
nhau, khi phối hợp làm tăng tác dụng điều trị.
-Tương sử(2): Hai vị thuốc có tính vị khác
nhau, khi phối hợp làm tăng tác dụng điều trị.
-Tương úy(2): Khi hai vị thuốc dùng chung, vị
này ức chế tính độc của vị kia.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 224
-Tương sát(2): Khi phối hợp, vị thuốc này có
thể làm mất độc tính của vị kia.
Tương tác có hại:
-Tương ố(2): Khi hai vị thuốc dùng chung, vị
này kiềm chế tính năng của vị kia.
-Tương phản(2): Khi phối hợp hai vị thuốc
tương phản sẽ gây những phản ứng xấu và thêm
độc tính cho cơ thể.
Các vị thuốc cấm dùng, thận trọng dùng
trong trường hợp có thai: Đây là những vị thuốc
đại nhiệt, đại độc, tả hạ, trục thủy mạnh, phá khí,
hoạt huyết phá huyết có nguy hiểm đến thai(2,5).
Phương pháp xây dựng
Xây dựng một hệ thống có cấu trúc như sau:
Dữ liệu: Tạo một hệ cơ sở dữ liệu dựa vào
các cảnh báo tương tác có lợi, tương tác có hại và
cảnh báo trong trường hợp có thai.
Giao diện nhập dữ liệu: Khai báo dữ liệu ban
đầu và bổ sung dữ liệu khi cần.
Với phương pháp chạy sử dụng vòng lặp
và so sánh có điều kiện để chương trình tìm ra
các cảnh báo tương tác trong một đơn thuốc
của bác sĩ, số vòng lặp kiểm tra luôn được
kiểm soát để đảm bảo không bỏ sót các vị
thuốc tương tác với nhau.
KẾT QUẢ
Xây dựng cơ sở dữ liệu tri thức
Xây dựng được cơ sở dữ liệu tri thức về các
tương tác của các vị thuốc đông dược dựa theo
danh mục thuốc của bệnh viện, gồm:
Tương tác có lợi
89 cặp tương tu(7).
157 cặp tương sử(7).
59 cặp tương úy(1,5)
5 cặp tương sát(1,5).
Tương tác có hại
68 cặp tương ố(1,5).
4 cặp tương phản(1,4,5,6).
Các vị thuốc cấm dùng, thận trọng dùng trong
trường hợp có thai
52 vị thuốc cấm dùng khi có thai(2,3,4,6,8).
6 vị thuốc thận trọng dùng khi có thai(2,3,4,6,8).
Xây dựng phần mềm cảnh báo tương tác
thuốc đông dược
Tương tác có lợi
BS nhập từng vị thuốc trong một đơn thuốc
thang.
Nếu trong quá trình nhập đơn thuốc, các BS
muốn tìm thêm 1 số vị thuốc để làm tăng tác
dụng (Tương tu, Tương sử) hoặc làm giảm tác
dụng phụ, giảm tính độc (Tương úy, Tương sát)
của vị thuốc khác.
Sau khi nhập xong đơn thuốc:
Bước 1: Nhấp chọn vị thuốc muốn làm tăng
tác dụng hoặc làm giảm tác dụng phụ của vị
thuốc đó.
Bước 2: Nhấp chọn vào ô chữ “Tương tác”.
Khi tham khảo xong thì có thể nhập vào 1 số
vị thuốc gợi ý để làm tăng tác dụng hoặc làm
giảm tác dụng phụ của vị thuốc đó.
Dữ liệu Giao diện nhập dữ liệu
Load dữ liệu khi
kê toa
So sánh với dữ liệu Hiện
cảnh báo
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 225
Tương tác có hại
Nếu trong quá trình nhập đơn thuốc xuất
hiện những cặp tương ố, tương phản thì sẽ xuất
hiện những cảnh báo tương tác thuốc.
Đối với tương ố, BS vẫn có thể nhập được vị
thuốc nếu cần thiết.
Đối với cặp tương phản, sẽ bị loại khỏi toa
thuốc.
Cảnh báo trong trường hợp có thai
Đối với BN có thai.
Nhấp chọn vào điều kiện “Có thai” ở ngoài
màn hình chính.
Trong quá trình nhập đơn thuốc nếu BS
nhập các vị thuốc cấm dùng hoặc thận trọng
dùng khi có thai thì sẽ xuất hiện cảnh báo.
Đối với những vị thuốc thận trọng dùng khi
có thai thì BS vẫn nhập được nếu thấy cần thiết.
Trong quá trình thực hiện, nhóm nghiên cứu
có xây dựng 20 đơn thuốc mẫu là các bài thuốc
cổ phương gia giảm có ≥ 3 cảnh báo, tương tác
trở lên. Kết quả thử nghiệm trên phần mềm, các
đơn thuốc xuất hiện 100% các cảnh báo, tương
tác tương đồng với đơn thuốc mẫu, không xuất
hiện cảnh báo, tương tác sai.
BÀN LUẬN
Cơ sở dữ liệu tri thức được xây dựng dựa
trên danh mục thuốc của Bệnh viện Y Học Cổ
Truyền Tp. Hồ Chí Minh năm 2012, gồm khoảng
250 vị thuốc, nếu trong quá trình sử dụng bổ
sung thêm các vị thuốc khác, phát hiện những
cảnh báo, tương tác thuốc, những nghiên cứu
mới có thể bổ sung thêm vào cơ sở dữ liệu tri
thức.
Trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu tri
thức, nhóm nghiên cứu đã tham khảo nhiều tài
liệu về dược học của các thầy thuốc đầu ngành
về YHCT. Tuy chưa phát hiện ra những thông
tin trái ngược nhau, nhưng có sự khác biệt về
mức độ cảnh báo trong việc sử dụng các vị thuốc
khi có thai. Như vị thuốc Bán hạ, theo tài liệu
“Dược học cổ truyền” Bộ Y tế ghi thận trọng
dùng khi có thai, theo tài liệu “Dược điển Việt
Nam IV” thì cấm sử dụng. Vị thuốc Ý dĩ theo tài
liệu “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn
Chi, đối với có thai dùng thận trọng, theo tài liệu
“Dược học cổ truyền” của Bộ Y tế thì cấm dùng
khi có thai, các tài liệu khác thì không ghi nhận,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 226
nhóm nghiên cứu quyết định dùng mức cảnh
báo cao nhất là cấm dùng khi có thai để hạn chế
tác hại cho người người bệnh. Chưa có sự thống
nhất của các tài liệu về dược học YHCT, cần thiết
phải có sự thống nhất về các cảnh báo tương tác
để phát huy hiệu quả tối đa khi điều trị bằng
dược liệu YHCT.
Sau 2 tháng thử nghiệm tại Bệnh viện Y Học
Cổ Truyền thành phố Hồ Chí Minh, đã nhận
được khoảng 370 lượt tham gia sử dụng phần
mềm, bước đầu ghi nhận được những ý kiến
phản hồi như phần mềm dễ sử dụng, hữu ích về
mặt chuyên môn. Để khảo sát về tính ứng dụng
thực tiễn, độ chính xác hơn của phần mềm, cần
tiếp tục thử nghiệm dài hơn và có phiếu đánh
giá chi tiết để phần mềm hoàn thiện hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Xây dựng được cơ sở dữ liệu tri thức về
các cảnh báo tương tác của 250 vị thuốc đông
dược theo danh mục thuốc của bệnh viện:
Tương tu, tương sử, tương úy, tương sát,
tương ố, tương phản, cấm dùng khi có thai,
thận trọng dùng khi có thai.
Xây dựng được một phần mềm cảnh báo
tương tác các vị thuốc đông dược trong kê đơn
thuốc thang hỗ trợ các BS tránh được những sai
sót trong kê đơn thuốc và hỗ trợ nâng cao phối
hợp các vị thuốc khi điều trị bằng thuốc YHCT.
Xây dựng phần mềm mở, khi có danh mục
các vị thuốc mới, những nghiên cứu mới, phát
hiện mới thì có thể thay đổi, bổ sung thêm các
cảnh báo tương tác mới.
Đây là kết quả ban đầu. Để đánh giá độ tin
cậy, tính thân thiện của phần mềm, nhóm tác giả
sẽ tiếp tục nghiên cứu khảo sát ý kiến của người
sử dụng trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. An Nhân – Nguyễn Tử Siêu (2001). Y học tùng thư. Nhà xuất bản
Y học, tr. 406-514.
2. Bộ Y tế (2009). Dược học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học, tr. 25-27,
69-230.
3. Bộ Y tế (2010). Dược điển Việt Nam IV. Nhà xuất bản Y học, tr.
681-938.
4. Đỗ Tất Lợi (2011). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà
xuất bản Thời Đại, tr. 47-52, 215-245, 444-464.
5. Học viện Tân Y Giang Tô (1985). Trung dược đại từ điển (Nguyên
bản tiếng Trung). Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Thượng Hải,
tr. 55-57, 101-418, 656-777, 986-1158, 1515-1975.
6. Trường Đại học Y Hà Nội - Bộ môn Y Học Cổ Truyền (2008), Y
học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, tr. 104 – 259.
7. Tư Khánh Hoa (2004). Trung dược dược đối đại toàn (Nguyên bản
tiếng Trung). Nhà xuất bản Trung Y Dược Trung Quốc, tr. 27-
526.
8. Võ Văn Chi (1997). Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y
học, tr. 115, 310, 498, 548-549, 837, 1362.
Ngày nhận bài báo: 3/10/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/10/2013,
21/10/2013
Ngày bài báo được đăng: 02/01/2013
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_phan_mem_canh_bao_tuong_tac_thuoc_dong_duoc_tai_ben.pdf