Một là, cần nghiên cứu để xây dựng
hệ tiêu chí nhằm xác định VBQPPL được
xây dựng và ban hành theo trình tự, thủ tục
rút gọn. Theo đó, cần quy định rõ điều kiện
áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây
dựng, ban hành VBQPPL theo nguyên tắc
chỉ áp dụng quy trình rút gọn đối với những
dự án, dự thảo VBQPPL dự kiến xây dựng,
ban hành không có nội dung phức tạp, tác
động và ảnh hưởng không nghiêm trọng đến
sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
hoặc quyền, lợi ích của nhân dân. Tiêu chí
để cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn
chỉ khi nội dung sửa đổi, bổ sung chỉ mang
tính kỹ thuật đối với nhiều quy định ở nhiều
văn bản do cùng một cơ quan ban hành để
đảm bảo phù hợp, thống nhất với VBQPPL
mới được ban hành; nội dung sửa đổi, bổ
sung không có ảnh hưởng lớn đến quyền,
lợi ích và nghĩa vụ của công dân; Quy định
của dự án, dự thảo VBQPPL không làm phát
sinh lớn về nguồn nhân lực và tài chính bảo
đảm thực hiện; trong trường hợp đột xuất,
cấp thiết nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu
quản lý nhà nước và bảo đảm lợi ích chung;
ban hành ngay VBQPPL để kịp thời nội luật
hóa các cam kết quốc tế mà Việt Nam là
thành viên.
Hai là, mở rộng phạm vi VBQPPL
được xây dựng và ban hành theo trình tự,
thủ tục rút gọn đối với trường hợp ban hành
VBQPPL để bãi bỏ, ngưng hiệu lực toàn bộ
hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc
một phần của VBQPPL trong một thời hạn
nhất định.
Ba là, quy định thẩm quyền của Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh
án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC,
Tổng KTNN được ban hành VBQPPL chỉ
đối với trường hợp ban hành VBQPPL để
bãi bỏ, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc kéo dài
thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của
VBQPPL trong một thời hạn nhất định.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM
PHÁP LUẬT THEO TRÌNH TỰ, THỦ TỤC RÚT GỌN1
1 Bài viết phục vụ Đề tài khoa học cấp Bộ “Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013” của Viện Nghiên cứu Lập pháp (2017-2019).
Hoàng Văn Tú*
* PGS.TS. Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp
Abstract
The process of formulation and promulgation of legal documents
in a simplified procedure is an effective legal tool in management,
governance and is an indispensable process in formulation and
promulgation of legal documents at both central and local levels. In
the context of the Bill of Law on amendment of a number of articles
of the Law on Promulgation of Legal Documents of 2015 expected
to submit to the National Assembly for comments in November
2019 and for approval in June 2020, the it is to continue reviews
of the related provisions under the Law of 2015 for a simplified
procedure for the formulation and promulgation of legal documents
is very necessary.
Tóm tắt:
Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo
trình tự, thủ tục rút gọn là công cụ pháp lý hữu hiệu trong quản
lý, điều hành, đất nước và là quy trình không thể thiếu trong xây
dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở cả trung ương và
địa phương. Trong bối cảnh dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 dự
kiến trình Quốc hội cho ý kiến tháng 11/2019 và thông qua tháng
6/2020, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của Luật
năm 2015 về trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành văn
bản quy phạm pháp luật là hết sức cần thiết.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Văn bản quy phạm pháp luật,
trình tự, thủ tục rút gọn
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 06/12/2018
Biên tập : 15/01/2019
Duyệt bài : 22/01/2019
Article Infomation:
Keywords: legal documents; simplified
procedures.
Article History:
Received : 06 Dec. 2018
Edited : 15 Jan. 2019
Approved : 22 Jan. 2019
1. Khái quát chung về trình tự, thủ tục
rút gọn
Xây dựng pháp luật là hoạt động quan
trọng, không thể thiếu đối với mỗi quốc gia
để xây dựng công cụ quản lý nhà nước và xã
hội. Sở dĩ xây dựng pháp luật là hoạt động
vô cùng quan trọng là xuất phát từ vị trí,
vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
Pháp luật là công cụ quản lý nhà nước chủ
yếu và hiệu quả nhất, đặc biệt là đối với nhà
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
28 Số 4(380) T2/2019
nước pháp quyền, quản lý và điều hành đất
nước bằng pháp luật và chỉ tuân theo pháp
luật thì pháp luật càng có ý nghĩa lớn lao.
Xây dựng pháp luật còn là hoạt động chủ
yếu, chiếm nhiều thời gian và kinh phí của
cơ quan nhà nước ở cả trung ương và địa
phương (Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc
hội (UBTVQH), Chính phủ, các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy
ban nhân dân (UBND) các cấp).
Hoạt động xây dựng pháp luật có tác
động, ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội. Hoạt động xây dựng pháp
luật tạo dựng môi trường pháp lý đối với
mỗi quốc gia, ảnh hưởng đến hội nhập và
đầu tư từ bên ngoài thông qua chính sách
của quốc gia được quy phạm hoá. Chính vì
vậy, quá trình hội nhập quốc tế diễn ra nhanh
hay chậm, mức độ thu hút đầu tư nhiều hay
ít, nền kinh tế phát triển như thế nào đều
chịu tác động trực tiếp từ hoạt động xây
dựng pháp luật vì hoạt động này tạo dựng
môi trường pháp lý lành mạnh của quốc gia
trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra
mạnh mẽ.
Do đó, để xây dựng một hệ thống pháp
luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, hiệu lực,
hiệu quả thì đòi hỏi phải có quy trình xây
dựng và ban hành văn bản hết sức chặt chẽ.
Không riêng gì Việt Nam, bên cạnh quy
trình xây dựng và ban hành văn bản hết sức
chặt chẽ thì xây dựng và ban hành văn bản
pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn là quy
trình đặc biệt trong xây dựng và ban hành
văn bản pháp luật cũng được đặc biệt coi
trọng. Tuy việc áp dụng quy trình xây dựng
và ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút
gọn ở các nước không hoàn toàn giống nhau,
nhưng quy trình này đều được tiếp cận theo
một nguyên lý chung là rút ngắn thời gian
xây dựng văn bản và thời điểm có hiệu lực
của văn bản để giải quyết các vấn đề khẩn
cấp, cấp bách của quốc gia hoặc để thực hiện
ngay cam kết quốc tế. Xem xét dưới giác độ
nghiên cứu khoa học và tính thực tiễn của
vấn đề thì việc ban hành văn bản theo trình
tự, thủ tục rút gọn là cần thiết.
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển
của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm
pháp luật (VBQPPL) của Việt Nam, có thể
thấy rằng, trước Luật Ban hành VBQPPL
năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Ban hành VBQPPL năm 2002
thì quy trình rút gọn hầu như chưa được
nghiên cứu hoặc đề cập đến. Quy trình soạn
thảo, ban hành VBQPPL theo quy định của
Luật ban hành VBQPPL năm 1996 (đã được
sửa đổi, bổ sung năm 2002) là rất chặt chẽ,
phải qua nhiều bước để bảo đảm chất lượng
của văn bản. Tuy nhiên, quy trình này, nếu
áp dụng cho tất cả các văn bản thì sẽ cứng
nhắc và thiếu hiệu quả, vì trên thực tế có
những văn bản có nội dung sửa đổi, bổ sung
đơn giản, là do hệ quả, tác động của các
VBQPPL khác nhằm bảo đảm thống nhất
với nội dung của các văn bản đã được ban
hành trước đó; hoặc có những văn bản cần
được ban hành trong trường hợp khẩn cấp,
nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý nhà
nước, bảo đảm lợi ích chung.
Việc ban hành VBQPPL theo trình tự,
thủ tục rút gọn chính thức được thừa nhận
khi xây dựng Luật Ban hành VBQPPL của
HĐND và UBND năm 2004 (Luật năm
2004). Tuy nhiên, luật chỉ quy định duy nhất
trường hợp phải giải quyết các vấn đề phát
sinh đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống
thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự
thì UBND cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã ban
hành quyết định, chỉ thị theo trình tự, thủ
tục rút gọn. Trình tự, thủ tục rút gọn không
được áp dụng trong xây dựng VBQPPL của
HĐND các cấp.
Để bảo đảm việc chỉ đạo điều hành
nhanh chóng nhằm phòng chống thiên tai,
cháy nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự, theo quy
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
29Số 4(380) T2/2019
định của Luật năm 2004 thì việc xây dựng
và ban hành văn bản được thực hiện như sau:
- Chủ tịch UBND phân công cơ quan
chuyên môn thuộc UBND hoặc cá nhân
soạn thảo dự thảo quyết định, chỉ thị và trực
tiếp chỉ đạo việc soạn thảo.
- Cơ quan, cá nhân soạn thảo có trách
nhiệm chuẩn bị hồ sơ dự thảo quyết định,
chỉ thị và gửi đến Chủ tịch UBND. Hồ sơ dự
thảo quyết định, chỉ thị bao gồm tờ trình, dự
thảo quyết định, chỉ thị, ý kiến của cơ quan,
tổ chức hữu quan và tài liệu có liên quan.
- Chủ tịch UBND chỉ đạo việc gửi hồ
sơ dự thảo quyết định, chỉ thị đến các thành
viên UBND chậm nhất là một ngày trước
ngày UBND họp.
- Trong trường hợp phải giải quyết các
vấn đề khẩn cấp thì Chủ tịch UBND phân
công, chỉ đạo việc soạn thảo dự thảo quyết
định, chỉ thị và triệu tập ngay phiên họp UBND
để thông qua dự thảo quyết định, chỉ thị.
- Đối với VBQPPL của UBND quy
định các biện pháp nhằm giải quyết các vấn
đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp thì có thể
quy định ngày có hiệu lực sớm hơn.
Khi xây dựng Luật Ban hành VBQPPL
năm 2008 (Luật năm 2008) thì quy trình xây
dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ
tục rút gọn đã được nghiên cứu và quy định
tại Chương VIII (từ Điều 75 đến Điều 77
của Luật). Theo đó, Luật quy định rõ việc áp
dụng trình tự, thủ tục rút gọn chỉ được thực
hiện trong hai trường hợp:
(1) Trường hợp khẩn cấp. Mặc dù
Luật năm 2008 không giải thích rõ nội
hàm của thuật ngữ “trường hợp khẩn cấp”
nhưng có thể xác định đó là những trường
hợp cấp thiết, cần phải được tập trung giải
quyết ngay; nếu không tập trung giải quyết
sẽ gây hậu quả nhiều mặt về kinh tế - xã hội
hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
(2) Cần sửa đổi ngay cho phù hợp với
VBQPPL mới được ban hành. Trường hợp này
được đặt ra xuất phát từ yêu cầu của nguyên tắc
kịp thời, thống nhất trong ban hành VBQPPL
mới hoặc sửa đổi, bổ sung quy định liên quan
ở một số VBQPPL hiện hành cho phù hợp với
VBQPPL đã được ban hành.
Bên cạnh đó, Luật quy định rõ các
bước, các khâu có thể được rút gọn khi áp
dụng trình tự, thủ tục này. Việc xây dựng,
ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút
gọn được quy định như sau: Cơ quan chủ
trì soạn thảo không nhất thiết phải thành lập
Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập để soạn thảo
mà có thể trực tiếp tổ chức việc soạn thảo;
Cơ quan chủ trì soạn thảo có thể tổ chức lấy
ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
về dự thảo văn bản; Cơ quan thẩm định có
trách nhiệm thẩm định dự thảo văn bản ngay
sau khi nhận được hồ sơ thẩm định; Cơ quan
thẩm tra có trách nhiệm thẩm tra dự thảo văn
bản ngay sau khi nhận được hồ sơ thẩm tra.
Việc thông qua văn bản trong trường hợp
rút gọn cũng nhanh hơn, cụ thể là Quốc hội
xem xét, thông qua dự án, dự thảo văn bản
tại một kỳ họp; UBTVQH, Chính phủ xem
xét, thông qua dự án, dự thảo văn bản tại
một phiên họp. “Rút gọn” là trình tự đặc biệt
được Luật năm 2008 quy định. Trình tự, thủ
tục này được quy định nhằm rút ngắn về thời
gian, đơn giản về các bước tiến hành trong
quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL.
Kế thừa những tư tưởng tiến bộ về
xây dựng và ban hành VBQPPL trong các
Luật đã ban hành trước đây, Luật Ban hành
VBQPPL năm 2015 (Luật năm 2015) quy
định cụ thể hơn về việc xây dựng và ban
hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Theo quy định của Luật, việc xây dựng và
ban hành VBQPPL được trao cho 8 cơ quan,
tổ chức, người có thẩm quyền có quyền
quyết định việc xây dựng và ban hành văn
bản theo trình tự, thủ tục rút gọn. Việc ban
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
30 Số 4(380) T2/2019
hành VBQPPL được mở rộng và xác định
cụ thể các trường hợp hơn so với Luật năm
2008. Cụ thể là:
(1) Trường hợp khẩn cấp theo quy
định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp;
Trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng,
chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; Trường
hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề
phát sinh trong thực tiễn theo quyết định của
Quốc hội;
(2) Trường hợp để ngưng hiệu lực
toàn bộ hoặc một phần của VBQPPL trong
một thời hạn nhất định;
(3) Trường hợp cần sửa đổi ngay cho
phù hợp với VBQPPL mới được ban hành.
Như vậy, Luật năm 2015 kế thừa
quy định của Luật năm 2008 về xây dựng
VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn đối
với (1) trường hợp khẩn cấp (nhưng bổ sung
trường hợp đột xuất và làm rõ hơn khẩn cấp
trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh,
cháy, nổ) và (2) trường hợp cần sửa đổi
ngay cho phù hợp với VBQPPL mới được
ban hành. Luật năm 2015 bổ sung 02 trường
hợp (1) Trường hợp cấp bách để giải quyết
những vấn đề phát sinh trong thực tiễn theo
quyết định của Quốc hội; (2) Trường hợp để
ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của
VBQPPL trong một thời hạn nhất định.
Luật năm 2015 cũng quy định trách
nhiệm của cơ quan ban hành VBQPPL
trong việc quyết định xây dựng và ban hành
VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn. Bên
cạnh đó, Luật năm 2015 cũng kế thừa quy
định của Luật năm 2004 về việc ban hành
quyết định của UBND cấp tỉnh theo trình tự,
thủ tục rút gọn trong trường hợp khẩn cấp.
Luật năm 2015 mở rộng thẩm quyền cho
HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết theo
trình tự, thủ tục rút gọn. Tuy nhiên, việc xây
dựng và ban hành VBQPPL theo trình tự,
thủ tục rút gọn không được áp dụng đối với
nghị quyết của HĐND cấp huyện, cấp xã,
UBND cấp xã do theo quy định của Điều 30
của Luật năm 2015, HĐND cấp huyện, cấp
xã chỉ được ban hành nghị quyết, UBND cấp
huyện, cấp xã chỉ được ban hành quyết định
trong trường hợp được luật giao. Kế thừa
quy định của Luật năm 2008, Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Viện
trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
(VKSNDTC), Tổng Kiểm toán nhà nước
(KTNN) không được xây dựng và ban hành
VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn.
2. Vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện
hành về ban hành văn bản quy phạm
pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn
2.1 Về các trường hợp xây dựng và ban
hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn
Luật năm 2015 không quy định rõ các
tiêu chí, các điều kiện ràng buộc khi áp dụng
trình tự, thủ tục rút gọn đối với các trường
hợp quy định tại Điều 146. Ví dụ, điều kiện
“khẩn cấp” chưa rõ về nội hàm cũng như
tính chất là “khẩn cấp” về nội dung cần
điều chỉnh hay “khẩn cấp” về thời gian thực
hiện? Hay “khẩn cấp” cả về nội dung điều
chỉnh và cả về thời gian thực hiện?
Liệu có thể hiểu rằng “khẩn cấp” về
nội dung cần điều chỉnh nghĩa là việc chậm
xây dựng, ban hành VBQPPL sẽ gây ảnh
hưởng xấu đến các quan hệ xã hội cần được
điều chỉnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
quyền, lợi ích của công dân, đến vấn đề an
sinh xã hội; “khẩn cấp” về thời gian thực
hiện nghĩa là VBQPPL cần được sửa đổi, bổ
sung ngay hoặc ban hành mới ngay để đảm
bảo đúng thời điểm có hiệu lực của VBQPPL
do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành...
Nếu xác định theo nghĩa này thì điều kiện
“khẩn cấp” lại trùng lặp với điều kiện thứ
ba “sửa đổi ngay cho phù hợp với VBQPPL
mới ban hành”.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
31Số 4(380) T2/2019
Điều kiện “sửa đổi ngay cho phù hợp
với VBQPPL mới ban hành” cũng không
được quy định rõ; đặc biệt là chưa tách bạch
được với trường hợp “khẩn cấp” trong điều
kiện cấp bách về thời gian ban hành và yêu
cầu về chất lượng nội dung sửa đổi.
Ngoài ra, dường như xây dựng và ban
hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn
còn “bỏ quên” 02 trường hợp cũng cần thiết
phải xây dựng theo quy trình rút gọn: (1) ban
hành VBQPPL để bãi bỏ VBQPPL; (2) ban
hành văn bản để kéo dài thời hạn áp dụng
toàn bộ hoặc một phần của VBQPPL trong
một thời hạn nhất định.
2.2 Về thẩm quyền ban hành VBQPPL
Kế thừa Luật năm 2008, Luật năm
2015 không quy định việc xây dựng, ban
hành VBQPPL thuộc thẩm quyền của Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh
án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng
KTNN theo trình tự, thủ tục rút gọn. Xuất
phát điểm của quy định này là do các chủ thể
nêu trên có thể chủ động xây dựng văn bản
thuộc thẩm quyền của mình, hoàn toàn chịu
trách nhiệm về tiến độ cũng như chất lượng
văn bản do mình ban hành. Ngoài ra, việc ban
hành VBQPPL của các chủ thể nêu trên là quy
trình khép kín trong nội bộ các cơ quan nên
rất khó kiểm soát chất lượng nếu VBQPPL
được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Tuy nhiên, thực tiễn công tác xây dựng, ban
hành VBQPPL của Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ, Chánh án TANDTC, Viện
trưởng VKSNDTC, Tổng KTNN có một số
vướng mắc, bất cập như sau:
Thứ nhất, văn bản cơ quan nhà nước
cấp trên được ban hành theo trình tự, thủ tục
rút gọn và có hiệu lực ngay kể từ ngày thông
qua hoặc kể từ ngày ký ban hành, trong
đó giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng
VKSNDTC, Tổng KTNN, chính quyền địa
phương ban hành văn bản để quy định chi
tiết thì không kịp ban hành VBQPPL để bảo
đảm có hiệu lực cùng thời điểm với văn bản
giao quy định chi tiết, từ đó vô hình chung
tạo ra khoảng trống pháp luật. Vì theo quy
định tại khoản 4 Điều 154 Luật năm 2015
“VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL quy
định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng
thời hết hiệu lực”.
Thứ hai, khi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ, Chánh án TANDTC, Viện
trưởng VKSNDTC, Tổng KTNN muốn
ban hành VBQPPL để ngưng hiệu lực đối
với VBQPPL do mình ban hành do chưa
có quy định nên rất lúng túng khi xử lý các
tình huống phát sinh trong thực tiễn. Nhất là
xử lý các văn bản mới được ban hành, chưa
có hiệu lực, nhưng cần phải ngưng hiệu lực
của một số điều, khoản để có thêm thời gian
chuẩn bị thi hành hoặc sửa đổi, bổ sung.
Thứ ba, khoản 1 Điều 12 Luật năm
2015 quy định: “1. VBQPPL chỉ được sửa
đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng
VBQPPL của chính cơ quan nhà nước đã
ban hành văn bản đó”. Tuy nhiên, do Luật
không quy định cho Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ, Chánh án TANDTC,
Viện trưởng VKSNDTC, Tổng KTNN ban
hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn
nên trường hợp cần ban hành VBQPPL để
bãi bỏ toàn bộ một hoặc nhiều văn bản khác
thì vẫn phải tuân theo trình tự, thủ tục tương
tự như trình tự, thủ tục thông thường. Việc
ban hành VBQPPL để bãi bỏ VBQPPL phải
tuân thủ theo trình tự, thủ tục thông thường
sẽ kéo dài thời gian xây dựng và lãng phí
nguồn lực.
2.3 Về trình tự, thủ tục xây dựng và ban
hành VBQPPL
Theo Luật năm 2015, thời gian xây
dựng, ban hành nghị quyết của HĐND cấp
tỉnh, nếu thời gian thực hiện liên tục thì theo
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
32 Số 4(380) T2/2019
thống kê sơ bộ, mất tối thiểu khoảng 120
ngày tức là gần 4 tháng. Trường hợp rút gọn
thì thời gian trên dưới 40 ngày (bằng 1/3
thời gian theo quy trình thông thường). Thời
gian xây dựng Luật, Pháp lệnh, Nghị định
theo trình tự, thủ tục rút gọn bằng ¼ thời
gian theo quy trình thông thường.
Mặc dù Luật năm 2015 quy định cụ
thể về thẩm quyền, quy trình xây dựng và
ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút
gọn nhưng trên thực tế, việc áp dụng quy
trình này đang bị làm dụng.
Thứ nhất, phạm vi, mức độ áp dụng
trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban
hành VBQPPL không theo khuôn khổ, tiêu
chí thống nhất; nhiều trường hợp áp dụng
trình tự, thủ tục này để xây dựng, ban hành
các VBQPPL sửa đổi, bổ sung nhưng cũng
có trường hợp áp dụng để ban hành các văn
bản mới, đặc biệt là quy trình này đang bị
lạm dụng khi xây dựng văn bản quy định
chi tiết thi hành luật, pháp lệnh. Trường hợp
xây dựng nghị quyết về cơ chế, chính sách
đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh và xây
dựng 04 nghị định quy định chi tiết Luật Hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là một ví dụ.
Việc lấy ý kiến không bắt buộc, hồ sơ trình
quá đơn giản là những yếu tố dễ bị lạm dụng
khi áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong
xây dựng và ban hành VBQPPL.
Thứ hai, trình tự, thủ tục rút gọn được
vận dụng linh hoạt, tùy nghi, có tính chất
“ngẫu hứng” của cơ quan có thẩm quyền
ban hành VBQPPL. Mặc dù luật không yêu
cầu nhưng có trường hợp dự án, dự thảo vẫn
tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình thực
hiện những quy định của luật hiện hành,
vẫn có báo cáo đánh giá tác động của chính
sách. Luật năm 2015 không quy định rõ khi
áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn, cơ quan
chủ trì soạn thảo bắt buộc phải thực hiện các
bước nào của quy trình thông thường, được
bỏ qua các bước nào dẫn đến sự không
thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, ảnh
hưởng tới chất lượng của văn bản.
Thứ ba, việc không áp dụng trình tự,
thủ tục rút gọn trong giai đoạn lập đề nghị
xây dựng văn bản khiến quy trình xây dựng,
ban hành văn bản trở nên cứng nhắc, thiếu
linh hoạt, không xử lý những trường hợp cần
phản ứng nhanh nhạy, thích ứng với hoàn
cảnh thực tế, đặc biệt là xây dựng luật, pháp
lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết
của UBTVQH. Quy trình hai bước (lập đề
nghị và soạn thảo) trở nên cứng nhắc vì liệu
chăng khi lập đề nghị không được áp dụng
quy trình rút gọn thì khi soạn thảo cũng sẽ
không được áp dụng quy trình rút gọn.
Thứ tư, không bảo đảm nguyên tắc
công khai, minh bạch trong xây dựng
VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn. Theo
đó, cơ quan chủ trì soạn thảo không cần phải
đăng tải dự thảo VBQPPL trên trang thông
tin điện tử để lấy ý kiến. Việc soạn thảo
dường như là công việc “thầm lặng” của
cơ quan chủ trì nếu họ không chủ động lấy
kiến, đặc biệt là lấy ý kiến đối tượng chịu sự
tác động trực tiếp của văn bản.
Thứ năm, Luật năm 2015 cũng không
quy định cụ thể đối với các dự án, dự thảo
VBQPPL xây dựng, ban hành theo trình tự,
thủ tục rút gọn thì nội dung, thủ tục thẩm
định, thẩm tra có gì khác so với các dự án,
dự thảo VBQPPL được xây dựng, ban hành
theo thủ tục thông thường. Liệu chăng, quy
trình thẩm định, thẩm tra ngoài rút ngắn về
thời hạn cũng cần xem lại nội dung của báo
cáo thẩm định có nhất thiết phải đầy đủ các
yêu cầu như đối với thẩm định, thẩm tra
VBQPPL theo quy trình thông thường do
không đầy đủ dữ liệu đầu vào (không có báo
cáo tổng kết, báo cáo đánh giá tác động).
Thứ sáu, việc kiểm soát trong xây
dựng và ban hành VBQPPL theo trình tự,
thủ tục rút gọn thiếu chặt chẽ, không có sự
kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
33Số 4(380) T2/2019
Thứ bảy, dường như việc xây dựng và
ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút
gọn chưa có sự gắn kết với việc nội luật hóa
điều ước quốc tế để áp dụng ngay trong khi
Luật Điều ước quốc tế lại quy định cụ thể về
việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế theo
trình tự rút gọn.
3. Giải pháp hoàn thiện
Xuất phát từ những hạn chế, bất cập
như đã phân tích ở trên, việc quy định cụ
thể hơn các trường hợp xây dựng và ban
hành VBQPPL theo trình tự thủ tục rút gọn
đồng thời mở rộng thẩm quyền ban hành
VBQPPL là cần thiết. Trong bối cảnh dự án
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Ban hành VBQPPL năm 2015 dự kiến trình
Quốc hội cho ý kiến tháng 11/2019 và thông
qua tháng 6/2020, chúng tôi cho rằng:
Một là, cần nghiên cứu để xây dựng
hệ tiêu chí nhằm xác định VBQPPL được
xây dựng và ban hành theo trình tự, thủ tục
rút gọn. Theo đó, cần quy định rõ điều kiện
áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây
dựng, ban hành VBQPPL theo nguyên tắc
chỉ áp dụng quy trình rút gọn đối với những
dự án, dự thảo VBQPPL dự kiến xây dựng,
ban hành không có nội dung phức tạp, tác
động và ảnh hưởng không nghiêm trọng đến
sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
hoặc quyền, lợi ích của nhân dân. Tiêu chí
để cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn
chỉ khi nội dung sửa đổi, bổ sung chỉ mang
tính kỹ thuật đối với nhiều quy định ở nhiều
văn bản do cùng một cơ quan ban hành để
đảm bảo phù hợp, thống nhất với VBQPPL
mới được ban hành; nội dung sửa đổi, bổ
sung không có ảnh hưởng lớn đến quyền,
lợi ích và nghĩa vụ của công dân; Quy định
của dự án, dự thảo VBQPPL không làm phát
sinh lớn về nguồn nhân lực và tài chính bảo
đảm thực hiện; trong trường hợp đột xuất,
cấp thiết nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu
quản lý nhà nước và bảo đảm lợi ích chung;
ban hành ngay VBQPPL để kịp thời nội luật
hóa các cam kết quốc tế mà Việt Nam là
thành viên.
Hai là, mở rộng phạm vi VBQPPL
được xây dựng và ban hành theo trình tự,
thủ tục rút gọn đối với trường hợp ban hành
VBQPPL để bãi bỏ, ngưng hiệu lực toàn bộ
hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc
một phần của VBQPPL trong một thời hạn
nhất định.
Ba là, quy định thẩm quyền của Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh
án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC,
Tổng KTNN được ban hành VBQPPL chỉ
đối với trường hợp ban hành VBQPPL để
bãi bỏ, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc kéo dài
thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của
VBQPPL trong một thời hạn nhất định.
Bốn là, nghiên cứu quy trình, thủ tục
rút gọn trong Luật Điều ước quốc tế để sửa
đổi, bổ sung Luật Ban hành VBQPPL cho
phù hợp.
Năm là, bổ sung quy định xây dựng và
ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút
gọn theo hướng bắt buộc như hồ sơ phải có
báo cáo tổng kết hoặc đánh giá thực trạng,
báo cáo đánh giá tác động của chính sách;
đăng tải để lấy ý kiến nhân dân và đối tượng
chịu sự tác động của văn bản
Có thể khẳng định rằng, quy trình xây
dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ
tục rút gọn là công cụ pháp lý hữu hiệu trong
quản lý, điều hành, đất nước và là quy trình
không thể thiếu trong xây dựng và ban hành
VBQPPL ở cả trung ương và địa phương.
Tuy nhiên, xuất phát từ những bất cập trong
bản thân quy định và trong thực tiễn thi hành
cho thấy, cần có những nghiên cứu thấu đáo
về quy trình này. Do đó, tiếp tục nghiên cứu,
hoàn thiện các quy định của Luật năm 2015
về trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng,
ban hành VBQPPL là hết sức cần thiết■
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
34 Số 4(380) T2/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_va_ban_hanh_van_ban_quy_pham_phap_luat_theo_trinh_t.pdf