Chuyên đề Hoàn thiện chính sách tỷ giá thực hiện nền kinh tế mở hướng tới hội nhập

Mặc dù rất yêu thích nghiên cứu tỷ giá và tài chính quốc tế, nhưng thực sự người viết thấy rằng tỷ giá là một vấn đề vô cùng phức tạp, bí ẩn và đầy bất trắc. Sự vận động cả chúng nằm ngoài sự dự đoán và chế ngự của bất kỳ quốc gia hùng mạnh nào. Tuy vậy, với tinh thần chinh phục và cải tạo của con người, chúng ta không thể không thể không tìm ra con đường an toàn cho sự trắc trở của tỷ giá. Trong thời gian qua, có thể nói rằng nước ta đã có những bước đi khá ngoạn mục trong điều hành chính sách tỷ giá, điển hình là sự cải cách thành công chế độ tỷ giá năm 1989 và đạt đến sự ổn định. Từ năm 1992 đến nay tỷ giá đã được duy trì ổn định phục vụ đắc lực cho quá trình ổn định và phát triển kinh tế nước nhà. Thời gian 6 năm không phải là dài nhưng chúng ta đã có bước tiến lớn tròn điều hành và nhận thức tỷ giá. Từ chỗ áp đặt đến việc xác định trên cơ sở thị trường, từ chỗ không có khả năng kiểm soát đến kiểm soát và điều chỉnh hợp lý. Trong bối cảnh hội nhập và sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, do đó nền kinh tế. Một sự chậm chạp có thể đem lại những thiệt hại to lớn. Với tinh thần của những con người vươn lên, chúng ta không thể bỏ lỡ cơ hội và chấp nhận thách thức. Mặc dù có những bước tiến đáng kể nhueng chúng ta , có thể nói, đã khá rụt rè và chậm chạm trong thời gian gần đây. Không nhày xuống sông thì không thể biết bơi được. Do vậy, người viết xin được kiến nghị rằng: Ngân hàng Nhà nước nên mạnh dạn hơn nữa và cấp tiến hơn nữa. Thời gian không hề chờ đợi chúng ta và cạnh tranh không yêu thương chúng ta.

doc96 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện chính sách tỷ giá thực hiện nền kinh tế mở hướng tới hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rưởng ở nước ta thời gian qua. Các tác động có thể thấy là: * Thứ nhất, sự phá giá đồng loạt của các đồng tiền làm cho đồng VND bị đánh giá cao so với khu vực và do đó hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm tính cạnh tranh. Đồng thời sự cao giá này sẽ chịu áp lực phá giá từ phía nhà đầu tư, kinh doanh. * Thứ hai, Việt Nam sẽ mất đi 30% thị trường xuất khẩu và 31% thị trường đầu vào (đầu tư vốn). Sự suy thoái đã làm cho nhu cầu tiêu dùng và khả năng đầu tư của các nước trong khu vực giảm mà chính họ là những nhà nhập khẩu và đầu tư chính của ta. * Thứ ba, sự tụt hậu lớn hơn so với các nước khu vực sau khủng hoảng. Những điều chỉnh sau khủng hoảng của các nước đã tăng khả năng chịu đựng của họ và đương nhiên là sức bật vì thế cũng tăng lên. Nếu không có sự điều chỉnh kịp thời ở ta thì thực sự ta không thể theo kịp và hơn họ. * Thứ tư, các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực ngặt nghèo hơn sau khủng hoảng đòi hỏi ta phải nỗ lực nhiều hơn cho tiến trình hội nhập. Tuy nhiên, những nguy cơ này chưa thực sự đáng lo ngại mà điều lo ngại hơn đó là hiện trạng kinh tế - tài chính của ta đang bộc lộ những nhân tố, tiềm ẩn có thể gây khủng hoảng. Việt Nam có thể sẽ bị khủng hoảng chúng ta đã quá quen với câu nói rằng: Việt Nam không bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng bởi vì Việt Nam chưa có thị trường chứng khoán, đồng VND chưa có khả năng chuyển đổi, ... Nhưng giờ đây thì đã hoàn toàn khác. Chúng ta đã kỳ vọng rằng sự suy giảm của các nước khủng hoảng sẽ là cơ hội cho Việt Nam bắt kịp. Những hai năm qua đã chứng tỏ rằng chính chúng ta đang gặp phải những dấu hiệu (khó khăn) tương tự như các nước khủng hoảng. Và như vậy, nếu không kịp thời chỉnh đốn, chúng ta sẽ rất có thể bị lâm vào khủng hoảng ở mức độ nào đó. Thứ nhất, trong hai năm qua, tốc độ tăng trưởng suy giảm nhanh chóng. Trong suốt giai đoạn 1992 - 1996, chúng ta duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trên 9%. Nửa cuối năm 1997, tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại làm tốc độ cả năm đạt 8,8%. Năm 1998, Quốc Hội đã phải điều chỉnh kế hoạch từ 6% - 7%. Nhưng thực tế chúng ta chỉ đạt 5,83%. Năm 1999 và 2000 được dự báo chỉ đạt tốc độ tăng trưởng dưới 5%. Điều này có thể dễ nhận thấy khi mà sự tăng trưởng của ta trong thời gian qua đã phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn lực bên ngoài (đầu tư nước ngoài chiếm tới 10% (hoặc hơn) vào GDP). Thứ hai, thâm hụt cán cân vãng lai ở mức báo động: luôn ở tình trạng thâm hụt kéo dài và mức thâm hụt chiếm tỷ lệ cao so với GDP. (trên 5%) (Bảng 3.1) so với của Thái Lan hay Mehico thì lớn hơn nhiều. Qua bảng ta thấy, tỷlệ thâm hụt quá cao mà đối với một nền kinh tế mở thì rất không nên tình trạng thâm hụt cao và kéo dài ở cả cán cân thương mại, tài chính và ngân sách. Thứ ba, Ngân sách thâm hụt kéo dài với tỷ lệ cao gần 3,5% GDP. Nợ nước ngoài ở mức báo động và đặc biệt làkhông có sự quản lí chặt chẽ. Đến năm 1996, số nợ đạt mức 50% GDP, là mức báo động theo tiêu chuẩn của IMFTrong các năm, tỷ lệ nợ của ta so với các nước bị khủng hoảngcung không thấp hơn. Bên cạnh đó, các khoản vay bằng LC trả chạm cuả các công ty XNK làm trầm trọng thêm tình trạng này. Cấu trúc dòng vốn vào nước ta cho thấy tỷ lệ vốn ngắn hạn tương đối lớn so với các nước bị khủng hoảng cộng với tình trạng thiếu kiểm soát sẽ gây lên tình trạng căng thẳng trên thị trường ngoại tệ trong điều kiện dự trữ ngoại tệ của chung ta còn mỏng manh. Bảng 3.2 Cấu trúc dòng vốn và nước ta: Năm 1996 1997 1998 Ngắn hạn (%) 38.5 40.5 39.1 Dài hạn (%) 21.0 24.4 25.0 FDI (%) 40.5 35.1 35.9 Dự trữ ngoại tệ (triệu USD) 1798 2260 2000 Thứ tư, cơ cáu đầu tư, tiết kiệm của ta mất cân đối. Tỷ lệ tiết kiệm thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực ( trên dưới 17 % GNP so với trên 32% GNP). Trong đầu tư, tỷ lệ đầu tư nước ngoài cao. (Bảng 3.3) Bảng 3.3 : Cơ cấu đầu tư của nước ta Chỉ tiêu 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1. Tiét kiệm / GNP 16,9 17,4 16,9 17,0 16,5 16,5 16,0 2. Đầu tư/GNP 17,3 25,0 25,5 27,0 30,1 33,44 25,5 3. Cơ cấu đầu tư * Nội địa 78 70,1 59,5 60,8 61,7 61,1 Từ ngân sách 25,2 22,8 46,0 18,7 20,9 17,5 Từ đầu tư tư nhân 46 32,3 32,8 30,8 26,7 24,2 * Nước ngoài 22 29,9 40,5 39,2 38,3 38,9 - Từ FDI 22 26,4 31,8 33,9 33,9 33,9 - Từ ODA 0 3,5 8,7 5,3 4,4 5,0 Nguồn - Vietnam Economics - TS. Lê Khoa Trong thời gian tới, nguồn FDI của ta giảm do khủng hoảng, trong khi nhu cầu vốn cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá cao (20 tỷ USD trong 42 tỷ từ 96 - 2000) Cơ cấu đầu tư dàn trải 1 tập trung và kém hiệu quả làm giảm khả năng trả nợ. Đặc biệt sự sử dụng sai mục đích ở các nguồn ODA và từ ngân sách. Thứ năm, việc phân bổ các nguồn tín dụng của ta không hiệu quả, các nguồn tín dụng ưu đãi cho các Tổng Công ty, các Công ty Nhà nước theo hình thức tín chấp đôi khi không hiệu quả trong khi khối tư nhân đang thiếu vốn trầm trọng. Người ta đã nhắc đến sự nguy hiểm của các Cheabol ở Việt Nam. Chúng ta cũng đủ biết rằng doanh nghiệp Việt Nam có tỷ lệ vốn tự có thấp (20%) thì vốn vay Ngân hàng quan trọng như thế nào. Tuy nhiên với cơ chế quản lý tín dụng hiện tại, không nhiều doanh nghiệp có thể tiếp cận được tới nguồn tín dụng Ngân hàng, trong khi vốn đi đúng tằng tại Ngân hàng, chất lượng tín dụng của ta thực sự kém và thiếu rõ ràng. Bảng 3.4 - Cơ cấu tín dụng theo đối tượng của Việt Nam Nguồn - Vietnam Banking Review, số 44 ngày 29 - 10 - 1998 Bảng 3.5 - Tình hình sự quá hạn của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam Nguồn - Ngân hàng Nhà nước - Báo cáo thường niên - Vụ tín dụng Từ những nét khái quát cơ bản trên đây, ta thấy tình hình kinh tế tài chính nước ta không mấy sáng sủa. Nếu không muốn nói là khủng hoảng như Thủ tướng Phan Văn Khải, trong kỳ họp quốc hội khoá X đã nói: Cần nhìn thẳng vào sự thật. Đương nhiên, chúng ta không thể để tình trạng này tồn tại. Nhưng vấn đề chỉ được giải quyết khi chúng ta thực sự bắt tay vào làm và đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cải cách. 2.2-/ Thách thức của hội nhập. Hội nhập đã trở thành xu thế nổi trội nhất cuối thế kỷ 20. Những lợi ích do hội nhập mang lại là không thể bác bỏ bởi nó được chứng minh bằng những thực thể kinh tế “thần kỳ”. Tuy vậy, vấn đề hiện nay không còn là vấn đề hội nhập hay không hội nhập mà là bắt buộc phải bước vào vòng xoáy của tiến trình khu vực hoá và toàn cầu hoá. Vấn đề hiện nay ở chỗ là lựa chọn con đường, cách thức hội nhập sao cho có lợi nhất cho quốc gia. Do đó nhận thức đầy đủ xu thế, đặc trưng của quá trình này là cần thiết cho bất kỳ quốc gia nào. Ngày nay, mỗi quốc gia tồn tại sẵn cả những lợi thế và bất lợi khi tham gia vào tiến trình hội nhập. Sự khác nhau ở chỗ là tiềm lực và khả năng cạnh tranh của các quốc gia khác nhau. Do đó có quốc gia thành công và ngược lại. Tiến trình hội nhập có thể khái quát thành 3 mức. 1. Sự thống nhất về điều kiện vật chất sản xuất như tham gia phân công lao động quốc tế, công nghệ... 2. Hội nhập về các điều kiện kinh tế kỹ thuật như tự do hoá thương mại, tự do hoá tài chính thông qua các cam kết bước đầu. 3. Hội nhập ở mức cao thông qua việc xây dựng các thể chế chung. Nước ta đã chủ động tham gia quá trình này do nhận thức được lợi thế của nó và nguy cơ tụt hậu. Tuy nhiên, làm thế nào để thực hiện hội nhập thành công: tận dụng được những lợi ích của quá trình này và hạn chế tối thiểu những rối loạn của quan hệ kinh tế quốc tế. Để trả lời vấn đề này không phải dễ. Cần thiết phải có một chiến lược, kế hoạch tổng thể và cho từng lĩnh vực. Tuy nhiên, người viết cho rằng không nhảy xuống sông không thể biết bơi. Cho nên, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa tiến trình hội nhập để có thể tận dụng được các lợi thế của quá trình này. Cụ thể là thực hiện tự do hoá thương mại tiến tới tự do hoá tài chính hoà nhập vào môi trường chung của khu vực. Đương nhiên, chúng ta không thể nóng vội làm những gì vượt quá tiềm lực của nước ta. Chính vì vậy cần có một chương trình, kế hoạch chu đáo cho sự thử thách mất - còn này. Do phạm vi của bài viết, ở đây người viết xin được tập trung vào phân tích những thác thức của quá trình hội nhập (tự do hoá) tới chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng trên cơ sở là chúng ta đã quyết tâm thúc đẩy tiến trình hội nhập và hội nhập một cách chắc chắn và thành công. Trong những năm qua, chúng ta đạt được những bước tiến lớn trong quá trình hội nhập khu vực: thành viên ASEAN (đang thực hiện giai đoạn II chương trình AFTA), thành viên APEC và đang xúc tiến thực hiện gia nhập WTO. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tiến trình hội nhập bị chậm lại, phải chăng chúng ta đã vấp phải những thách thức thực sự của quá trình này chứ không chỉ đơn giản là những thoả thuận trên bàn đàm phán ? Thực sự là như vậy. Với chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá chúng ta có thể thấy rõ qua những nét cơ bản sau: Thứ nhất, việc tự do hoá thương mại bước đầu và tiếp tới đòi hỏi việc xóa bỏ các công cụ bảo hộ mậu dịch đi kèm với các chương trình cắt giảm thuế chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn thu quan trọng của ngân sách. Trong nhiều năm qua, ngân sách chúng ta đã bị thâm thủng và theo dự báo của WB, nếu không có sự cải cách tích cực thì ngân sách của chúng ta vẫn ở mức thâm hụt gần 2% (sau khi đã có sự tài trợ của các tổ chức quốc tế). Sự thâm hụt ngân sách kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến việc vay nợ trong và ngoài nước, tác động lên cân đối cung - cầu ngoại tệ, dự trữ ngoại tệ quốc gia. Tiếp đến, việc xoá bỏ dần các chế độ bảo hộ mậu dịch chuyển sang các chế độ bảo hộ phi mậu dịch rồi tự do đòi hỏi phải có các biện pháp hỗ trợ để bảo hộ nền sản xuất nội địa như: các chương trình tín dụng ưu đãi, các trợ cấp thương mại, bảo hộ thông qua giá (thực hiện tỷ giá cao làm tăng giá hàng nhập). Bên cạnh đó, chương trình tự do hoá thương mại cần được hỗ trợ bằng việc duy trì tỷ giá thấp hơn tỷ giá thực từ 10 - 15%. Kinh nghiệm của các nước trước và dường như được tiếp nhận như một điều kiện cần thiết). Điều đó đòi hỏi phải có các biện pháp hỗ trợ kéo theo như thắt chặt tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô. Đối với chúng ta, tự do hoá thương mại là một sự lựa chọn chính sách chứ không phải là một áp lực tất yếu. Tuy nhiên, dù gì đi nữa thì tự do hoá luôn đi kèm với đòi hỏi phải linh hoạt và hiệu lực hơn trong sự quản lý của Nhà nước. Thứ ba, tự do hoá thương mại dẫn đến sự luân chuyển phức tạp hơn của hàng hoá và theo đó là tiền tệ, tín dụng thông qua các hoạt động thanh toán phức tạp với nhiều loại tiền tệ. Do đó cung - cầu ngoại tệ cũng phức tạp hơn và quản lý ngoại tệ khó khăn hơn. Thứ tư, trước mắt, chúng ta chưa có tự do hoá tài chính nhưng sự tự do hoá thương mại dẫn tới nhu cầu tín dụng nước ngoài tăng và do đó các dòng ngoại tệ vào ra cũng trở nên phức tạp hơn. Mặt khác, sẽ không lâu nữa khi thị trường chứng khoán ra đời thì việc tự do hoá tài khoản vốn gần như là bắt buộc. Thậm chí, ngày nay đã có người cho rằng quá trình luân chuyển vốn vào ra ở nước ta là khá tự do bởi vì thiếu sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước. Do vậy đòi hỏi một cơ chế quản lý điều hành ngoại hối và tỷ giá hợp lý hơn. Đến thời điểm hiện nay, việc quyết định tự do hoá tài chính là chưa đúng lúc song vấn đề nếu chúng ta không nhanh chóng thì chúng ta sẽ tụt hậu, mất thời cơ. Nhanh hay chậm hoàn toàn tùy thuộc vào chúng ta, chúng ta cần nhanh chóng củng cố hệ thống tài chính khâu mấu chốt của quá trình hội nhập thành công đủ để được đầu với những biến động. Sẽ là không sáng suốt nếu chúng ta đợi cho đến khi hệ thống của chúng ta mạnh mẽ mà theo người viết thì nên nhanh chóng tiếp cận các tiêu chuẩn khu vực ở những nghiệp vụ có thể tạo động lực thúc đẩy cải cách ở bộ phận khác. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, khu vực, mỗi quốc gia phải tự đảm bảo cân đối nền kinh tế của mình (đứng vững để cạnh tranh và nhận cạnh tranh). Khi thực hiện hội nhập (thực hiện nền kinh tế mở) thì cần phải đảm bảo cân đối trong nước và cân đối ngoài nước. Khi này, chính sách tỷ giá trở thành một nhân tố vô cùng quan trọng trong quản lý vĩ mô để đạt sự cân bằng trong, ngoài này. Nhiều người cho rằng nhắc tới tự do hoá tài chính ở nước ta bây giờ là quá sớm. Song theo quan điểm của tác giả, sẽ không phải là quá sớm nếu chúng ta đặt trong bối cảnh hội nhập. Mặt khác, chúng ta đang thực hiện cải cách hệ thống tài chính, cải cách chính sách tiền tệ - tài chính. Rõ ràng chúng ta biết tại sao chúng ta phải cải cách và cải cách để làm gì. Có thể trả lời không ngần ngại rằng, chúng ta “cải cách để hội nhập”. Do vậy các cải cách phải hướng tới mục tiêu hội nhập và không ngoài việc hướng tới thị trường chung. Đã rất nhiều quốc gia tiến hành cải cách tài chính, tiền tệ thành công và không ít quốc gia thất bại. Chúng ta có vô số bài học về cải cách. Vấn đề là chúng ta vận dụng nó đến đâu. Điều đó cần có sự quan tâm của những nhà chính sách, nghiên cứu kinh tế và sự nỗ lực thực hiện của các bộ phận liên quan. 3-/ Tỷ giá nào cho nền kinh tế Việt Nam ? Người viết không có tham vọng đưa ra một cách đầy đủ và chính xác các nội dung cần thiết cho một chính sách hàng đầu của nền kinh tế mà trong khuôn khổ của nhận thức chỉ dám đưa ra một số suy nghĩ, nhận định cụ thể cho vấn đề này. Các quan điểm được đưa ra dưới đây chỉ là nét cơ bản để có thể suy nghĩ và phát triển ở mức sâu hơn, cao hơn. Nó được xây dựng dựa trên một cơ sở lý luận lựa chọn. ở phần I, người viết đã đưa ra các lý thuyết về tỷ giá với các góc độ tiếp nhận khác nhau. Người viết xin được lựa chọn quan điểm của lý thuyết tỷ giá cân bằng bởi vì : Các lý thuyết về tiền tệ, tỷ giá linh hoạt phù hợp cho điều kiện thị trường phát triển trong khi lý thuyết ngang bằng sức mua chỉ đưa ra một hướng tiếp cận cơ bản. Lý thuyết tỷ giá cân bằng phù hợp với ta trong điều kiện hội nhập cần duy trì một sự cân bằng tương đối giữa nội và ngoại với sự quản lý của Nhà nước trên căn cứ thị trường. Tuy nhiên, trong quan điểm của người viết, cân bằng đạt được ở đây xin được mở rộng ra phạm vi tiền tệ, tài chính vì lý thuyết tỷ giá cân bằng thiên về xem xét cân bằng hàng hoá nhiều hơn (Trade Balance). Nhưng điều này lại tỏ ra phù hợp cho các nước đang bước đầu hội nhập như Việt Nam (các quan hệ thương mại, hàng hoá là chủ yếu). Trong giai đoạn 1996 - 2000, BCH TW Đảng cũng như Chính phủ và NHNN đã đưa ra chiến lược cho chính sách tỷ giá của Việt Nam. Các nội dung cơ bản sau : - NHNN điều hành tỷ giá một cách uyển chuyển, linh hoạt theo hướng phù hợp với tình trạng Cung - Cầu ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát tiền Việt Nam, biến động tỷ giá của các ngoại tệ mạnh, tham khảo giá thành xuất nhập khẩu nhằm khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu tiến tới thăng bằng cán cân vãng lai và tăng dự trữ ngoại tệ. Chính sách tỷ giá hướng tới tiếp tục ổn định tỷ giá, hướng tới VNĐ chuyển đổi. Không chủ trương phá giá đồng tiền, đẩy mạnh xuất khẩu vì sẽ ảnh hưởng lớn tới nhập khẩu và giá cả trong nước. Kiểm soát được luồng ngoại tệ chu chuyển trên đất Việt Nam . Chúng ta đã thực hiện được đến đâu các phương hướng cơ bản đó ? Câu trả lời đó có thể tìm thấy ở mục II - Phần II. Tuy nhiên chúng ta có thể nói rằng vẫn còn quá nhiều tồn tại mà thách thức trong điều kiện mới càng gay go hơn ! Trong thời gian tới theo phạm vi xét của người viết là đến năm 2006 - khi Việt Nam thực hiện hoàn toàn các quy định cam kết với AFTA) chính sách tỷ giá của Việt Nam cần hướng tới các mục tiêu cơ bản là: Trước hết, chúng ta cần phải làm rõ xem tỷ giá là: “ phục vụ cho quá trình trao đổi bình đẳng hàng hoá - dịch vụ giữa các nước sao chokhông để mất tài sản quốc gia, hạn chế mức thống nhất các tác động tiêu cực của biến động tài chính tiền tệ thế giới, khu vực “ như vậy chúng ta đã đủ thấy tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, hơn thế nữa tỷ giá là một chỉ số qua trọng phản ánh mối tác động qua lại giữa một quốc gia và phần còn lại của thế giới cho nên nó trở thành 1 tín hiệu vô cùng quan trọng các quyết định kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế. Nó trở lên quan trọng hơn nữa khi được các chính phủ sử dụng như một công cụ để hướng tới những mục tiêu kinh tế, chính trị khác nhau . Như vậy, tỷ giá không còn thuần tuý như cái vốn có ban đầu của nó. Chúng ta cũng cần phải làm rõ rằng mục tiêu của CSTG bao giờ cũng được đặt ra trong một bối cảnh cụ thể nào đó ( mục tiêu, chiến lược chung của nền kinh tế). ở đây, như từ đầu đã đề cập. Chúng ta phải đặt mục tiêu CSTG của ta trong điều kiện CNH bền vững theo hướng hội nhập và có thẻ đơn giản hơn là kích thích xuất khẩu, thu hút nguồn lực từ bên ngoài, đảm bảo lợi thế bên trong để có thể đững vững và cạnh tranh. Với những quan điểm như vậy, CSTG của ta hướng tới 2 mục tiêu là đảm bảo cân bằng đối nội và cân bằng đối ngoại Cân bằng đối nội là việc CSGT với tư cách là một bộ phận của CSGT hướng tới mục tiêu: ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng bền vững mà cụ thể là cân bằng tổng cung, tổng cầu, cân bằng ngân sách Cân bằng đối ngoại là việc CSGT đảm bảo tăng cường, duy trì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Cụ thể là : kích thích xuất khẩu, cải thiện tình hình cán cân thanh toán( duy trì cân bằng) . Riêng đối với các nước đang phát triển( hợăc chuyển đổi) một trong những mục tiêu quan trọng của tỷ giá là đảm bảo đồng tiền quốc gia trở thành đông tiền chuyển đổi( điều này sẽ được bàn đến ở phần sau). Các mục tiêu cân bằng đối nội thường hướng vào việc duy trì một tỷ gia ổn định và sử dụng nó như một cái neo để chống lạm phát, ổn định giá cả. Đối với mục tiêu này, một chế độ tỷ giá cố định là tốt nhất. Ngược lại, mục tiêu cân bằng đối ngoại hướng vào mức tỷ giá thực ( tỷ giá đã được điều chỉnh theo lạm phát). Và như vậy họ yêu cầu cần có sự điều chỉnh tỷ giá thường xuyên theo lạm phát để duy trì tỷ giá thực để đảm bảo tính cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu. Bây giờ chúng ta xem xét 2 mục tiêu này trong điều kiện cụ thể nước ta. Đối với việc duy trì cân bằng ngoại tệ ( BP = 0, tăng cường khả năng cạnh tranh). Chúng ta theo đuổi chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu rất cần sự hậu thuẫn mạnh mẽ của giá và điều đó tìm thấy ở hầu hết các nước theo mô hình này. Mặt khác chúng ta đang chuẩn bị ra nhập hoàn toàn AFTA (thực hiện trương trình cắt giảm thuế, giảm bảo hộ mậu dịch) do vậy cần bảo hộ thị trường trong nước tăng cường khả năng cạnh tranh, của hàng xuất khẩu. Thực tế cho thấy các ưu thế về chất lượng, công nghệ của ta chưa cao, nếu không có sự hậu thuẫn của giá thì khó có thể đảm bảo được sức cạnh tranh. Như vậy, cần có sự ưu tiên cho xuất khẩu ( hướng tới mục tiêu vi mô). Tuy nhiên cũng cần đặt lại vấn đề như sau: có phải sức cạnh tranh quốc tế chỉ quyết định bởi giá ? Nếu câu trả lời là phải thì chúng ta không ngần ngại, xong không phải như thế theo nghiên cứu của các nhà xuất khẩu thì hàng xuất khẩu của ta kém tính cạnh tranh phần lớn là do chất lượng hàng của ta chưa cao, khả năng marketing còn kém ...Qua điều tra 1500 cán bộ XNK quốc tế, họ cho rằng: " sức cạnh tranh quốc tế là khả năng của một nước theo tỉ lệ thuận tạo ra nhiều của cải hơn so với nước khác trên thế giới". Và theo WB, với sự thay đôi nhanh chóng của khoa học và công nghệ làm thay đổi tạng thái cạnh tranh quốc tế. Giá cả không còn là yếu tố cạnh tranh chính.Chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, các hoạt động marketing, dịch vụ sau bán. trở thành vấn đề cấp bách cho việc chiếm lĩnh thị trường. Điểm then chốt để tạo lên khả năng đó là cơ sở và chất lượng các nguồn nhân lực, cả lao động và quản lý, khả năng học hỏi, thích nghi với môi trường. Như vậy chúng ta không thể trông đợi mãi vào giá. Tuy nhiên như đã nói ở phần trên, thời gian đầu, Khi ta chưa đủ sức cạnh tranh mạnh với các yếu tố khác thì giá phải hướng tới mục tiêu hỗ trợ. Bên cạnh đó phải không ngừng nâng cao chất lượng, tăng cường hoạt động marketing... Một mâu thuẫn khác cho mục itêu vi mô này là, chúng ta đang trong gia đoạn đầu CNH - HĐH, rất cần nhập nhiều công nghệ hiện đại do vậy nế tỷ giá cao sẽ dẫn tới chi phí đắt cho nhập khẩu máy móc, nguyên liệu sản xuất dẫn tới tăng chi phí sản xuất, tăng giá, giảm sức cạnh tranh. Về vấn đề này, ta đã có dịp đề cập ở phần 2. Tuy nhiên ở đây ta cũng cần khẳng định lại rằng: Chùng ta có nhập khẩu để xuất khâủ cần nhiều công nghệ nhưng không thể bảo hộ qua giá như vậy được mà nên sử dụng các trợ cấp hoặc cac ưu đãi về tín dụng... Mặt khác dã có dấu hiệu bão hoà của quá trình nhập này (phổ biến ở TP. Hồ Chí MInh, khi mà các máy móc đó hoàn toàn có thể mua, sản xuất taị Việt Nam), chúng ta nên khuyến khích nhập máy móc thiết bị thông qua kênh FDI. Cản trở cơ bản nhất của mục tiêu vi mô là với tỷ giá cao, theo đuổi mục tiêu tỷ giá thực thì sự biến động của tỷ giá là thường xuyên và nguy cơ lạm phát cao, sẽ tạo sự bất lợi của nền kinh tế, giảm sút lòng tin của dân cư, giảm sút đầu tư. Mà trong điều kiện hiện nay ổn định đối với các quốc gia đang phát triển là vô cùng quan trọng. Chúng ta đang theo đuổi tốc độ tăng trưởng cao và kiểm soát lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô, thu hút đầu tư nước ngoài. Lạm phát vẫn là nỗi lo của chúng ta. Nếu thực hiện mục tiêu này nguy cơ lạm phát cao sẽ đồng thời dẫn đến việc thắt chặt tiền tệ, tài chính, đồng nghĩa với giảm tăng trưởng. Đó là điều không dễ chấp nhận. Do vậy, mục tiêu này không được mặn mà cho lắm. Cũng có nghĩa là chúng ta sẽ hướng tới mục tiêu cân bằng nội, chúng ta đã làm như vậy. Nhưng trong thời gian tới sẽ không hoàn toàn như vậy. Từ trước khủng hoảng người ta đã từng cho tỷ giá cố định là ưu thế cho các nước hướng ngoại, để thu hút đầu tư nước ngoài vì nó tạo ra một mỏ neo cho nền kinh tế để ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và tạo môi trường ổn định, tăng cường lòng tin của dân chúng. Nhưng khủng hoảng đã chỉ ra rằng rất có thể nó là sự ổn định giả tạo. Như vậy tỷ giá thực có điều kiện để phát huy. ở nước ta sự sụt giá 20% của Việt Nam đồng thời gian qua cũng đã chứng tỏ mặt trái của sự ổn định đó. Vậy chúng ta phải làm như thế nào ? Kinh nghiệm cũng như nghiên cứu cho thấy, chế độ tỷ giá bò trườn là thích hợp cho điều kiện như thế. Nguyên tắc là duy trì sự ổn định tương đối trong ngắn hạn và điều chỉnh từ từ, linh hoạt trong dài hạn. Tỷ giá thực đóng vai trò phản ánh hướng điều chỉnh. Mức điều chỉnh vừa phải đủ không để gây sốc, thường xuyên để có thể dự đoán được và chính phủ phải làm cho thị trường tin tưởng rằng mức tỷ giá danh nghĩa hiện tại được duy trì trong thời gian nhất định (uy tín đóng vai trò quan trọng). Trong quá trình điều chỉnh theo lạm phát cần cẩn thận xác định rõ nguyên nhân của lạm phát để xử lý đúng, không chạy theo lạm phát. Vậy theo tôi chính sách tỷ giá của ta trong thời gian tới nên hướng tới mục tiêu ổn định nhưng trên cơ sở đã xác định được điểm cân bằng hợp lý cho tỷ giá. Chúng ta thực hiện chế độ tỷ giá ổn định nhưng linh hoạt, chắc chắn, có uy tín. Mức tỷ giá cân bằng hợp lý là bao nhiêu. Chúng ta sẽ đi tìm mức cân bằng hợp lý cho tỷ giá dựa trên bối cảnh mà chúng ta đã đặt ra : Khủng hoảng tiền tệ khu vực, tự do hoá thương mại. Như ở trên đã phân tích, tự do hoá thương mại bao giờ cũng được hỗ trợ bằng cách chính sách tiền tệ, tài chính cụ thể mà trong đó quan trọng là lợi thế về giá. Trong 11 nước thực hiện tự do hoá thương mại thành công thì có tới 9 nước phá giá đồng tiền ở mức 10-15% thấp hơn giá trị thực của nó. Vậy chúng ta có phá giá hay không ? Câu trả lời của tôi là có. Bởi vì sau khi cuộc khủng hoảng các đồng tiền các nước trong khu vực sụt giá so với USD từ 20-40% (tính đến ngày 26/03/1999). Theo tính toán của một số tổ chức quốc tế thì do cuộc khủng hoảng, sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam kém cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực từ 15-20%. Mà thị trường ASEAN và APEC là thị trường chủ yếu của Việt Nam. Thị trường xuất khẩu của ASEAN là tương tự nhau, cơ cấu hàng xuất khá đồng đều. Trong khi các nước khu vực hơn ta rất nhiều về chất lượng sản phẩm và Marketing. Như vậy, chúng ta chắc chắn sẽ thấy bại nếu không thực hiện các biện pháp cải thiện tình hình. Biện pháp trước mắt là giảm chi phí sản xuất và giảm giá. Trong năm 1998 và 6 tháng đầu năm 1999, đồng VNĐ đã được phá giá 20%, như vậy so với các đồng tiền khác chúng ta còn cao hơn họ từ 10-20% so với USD. Như vậy, để hậu thuẫn cho tự do hoá Thương mại chúng ta phải phá giá từ 20-35% (đến năm 2006). Chúng ta nên làm như thế nào trong điều kiện hiện nay (khủng hoảng lòng tin của các doanh nghiệp và dân chúng vào VNĐ) ? Theo tôi chúng ta nên có kế hoạch phá giá từ từ, từ nay đến năm 2006. Có thể được tiến hành như sau : - Trong 2 năm 1999 và 2000 (hoặc 2001) phá giá 10%. - Từ 2000 (hoặc 2001) đến 2003 phá giá từ 10-15% - Từ 2003 - 2006 phá giá từ 10-15%. Tại sao vậy ? Theo dự báo của WB, lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2006 là từ 6-8%. Giả sử nền kinh tế Mỹ ổn định với mức lạm phát từ 3-5% và lấy thời điểm năm 2000 làm gốc thì ta có thể thấy quá trình phá giá diễn ra theo bảng sau : Năm 2000 2003 2006 CPI VN ( 8%) 100 126 150 CPI US ( 3%) 100 109 120 % Giảm giá thực - 16% 33% % phá giá - 26,5% (1) 45% (1) Đã tính cả việc phá giá giai đoạn 1999 - 2000 ở đây, chúng ta không phải phá giá đột ngột mà sẽ phá giá từ từ từng năm. Riêng năm 2006 có một sự phá giá đột biến (khoảng 10%) để tạo bước thúc đẩy thực sự. Chúng ta có thể bị mất ổn định bởi phá giá này không ? Câu trả lời là không quá nặng nề. Về mặt lạm phát, mức dự tính ở đây là 8% (là cao). Thực tế chúng ta rất có khả năng trong việc kiểm soát lạm phát nên việc duy trì mức độ lạm phát dưới 8% là có thể. Bên cạnh đó chúng ta sẽ phải đồng thời tiến hành các biện pháp thắt chặt tài chính (cải cách tài chính đối với các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn không hiệu quả, cắt giảm chi tiêu ...) thì tiến trình trên có thể đạt được. Hộp 2 : Vai trò của chính sách hỗ trợ trong tự do hoá Thương mại Nhìn chung, quá trình tự do hoá ngoại thương phải đi kèm với các chính sách tài chính và tiền tệ đủ chặt chẽ để tránh được các sức ép nghiêm trọng đến cán cân thanh toán và ngăn ngừa sức ép lạm phát không lảm giảm đi các khuyến khích về giá và giảm khả năng cạnh tranh của khu vực Thương mại. Hơn nữa còn phải xét đến ảnh hưởng về mặt tài chính do cải cách Thương mại tạo ra. Để tạo ra chính sách tài chính hỗ trợ, các nước đang cải cách đã đưa ra các khuyến khích về thuế bao gồm nhiều các biện pháp khác nhau. Các biện pháp này gồm có việc chuyển từ định chế ngoại thương sang cơ sở đánh thuế trong nước (như ở Jawaica, Malawi, Manritinh, Mehico, Morocco, Philipin và Thổ nhĩ kỳ) và tăng cường quản lý và thu thuế (như ở Ghana và Thái Lan). Thuế tiêu dùng được hợp lý hoá đối với hàng nội địa và hàng nhập khẩu, xoá miễn thuế nhập khẩu cũng như một số cơ sở đánh thuế khác. Các biện pháp giảm chi tiêu nhằm tránh chi các dự án mà khả năng trả nợ không lớn lắm; làm giảm thâm hụt ngân sách, giảm gánh nặng bao cấp qua ngân sách; phục hồi cơ sở hạ tầng; chú trọng tăng xuất nhập khẩu và các khu vực kinh tế được coi là quan trọng để phục hồi nền kinh tế. Nỗ lực lớn được tập trung để cải tiến hoạt động tài chính của các xí nghiệp. Nhà nước và áp đặt nguyên tắc tài chính cứng rắn cho hoạt động của các xí nghiệp này. Với các biện pháp này, bước đi tổng thể của phương trình điều chỉnh tài chính nhằm giảm mức cầu quá cao (đặc biệt trong tình huống lạm phát) và điều chỉnh để phản ứng lại các biến động ngoại sinh (như các biến động gây ảnh hưởng tới giá cả quốc tế). Ngoài việc hạn chế tối đa các rủi ro mất cân đối trong thanh toán và rủi ro lạm phát, điều chỉnh tài chính còn giúp làm giảm gánh nặng đối với chính sách tiền tệ và tạo điều kiện tốt để cải cách khu vực tài chính. Chính sách tiền tệ đóng vai trò chủ đạo trong hỗ trợ tự do hoá ngoại thương và bảo đảm môi trường ổn định phi lạm phát ở các nước cải cách. Vì tỷ giá thực là giá cả tương quan nên chính sách tiền tệ cần phải đủ chặt để không soi mòn khả năng cạnh tranh do lạm phát trong nước gây ra. Bằng cách này, khu vực đối ngoại được bảo vệ trong quá trình cải cách Thương mại không phụ thuộc quá nhiều vào tốc độ giảm giá của đồng tiền. Lạm phát và tỷ giá không ổn định có thể làm suy yếu ảnh hưởng của các thay đổi trong tín hiệu giá cả tạo ra bởi cải cách cơ cấu kinh tế. Mục tiêu chuyển đổi đồng VNĐ: Có một đồng tiền chuyển đổi la mục tiêu đối ngoại quan trọng cuả đất nước các nước đang phát triển. Động cơ chủ yếu để các nước này theo đổi mục tiêu phát triển. Động cơ chủ yếu để các nước này thay đổi mục tiêu này là bởi những lợi ích do đồng tiền chuyển đổi mang lại, tăng cường sự tham gia vào thị trường thế giới, nguồn vốn, nhân lực được sự chủ động có hiệu quả vì có cạnh tranh quốc tế và giá cả hàng hoá trong nước bám sát với giá cả nước ngoài hơn, thúc đẩy tiến trình hội nhập của nền kinh tế. Tuy vậy, để có một hợp đồng tiền chuyển đổi cần theo đuổi một chương trình cải cách khắt khe trên hầu hết các lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế. Một đông tiền chuyển đổi nghĩa là đông tiền đó được đổi tự do ra tất cả các loại tiền khác hoặc với vàng vào bất kỳ thời điểm nào. Nó đồng nghĩa với việc giảm thiểu các can thiệp của Chính phủ vào các giao dịch quốc tế ( tự do thanh toán với tự do giao dịch tài khoản vốn). Thực chất gắn liền với chuyển đổi tiền tệ là tự do hoá tài chính (chuyển đổi tiền tệ là tự do hoá tài chính). Chuyển đổi tiền tệ được thực hiện sau khi CP đã xoá bỏ những hạn chế trong thương mại và tài chính. Chúng ta đã đăt mục tiêu chuyển đổi ngay từ khi rất sớm để có thể ý thức và hướng các chương trình cải cách vào đó theo phương thức chuyển đổi phân đoạn. Mục tiêu này thống nhất với các mục tiêu hoạt động của ta và hiện nay chúng ta chưa thể coi nó là hàng đầu. Nếu xét theo 4 điều kiện mà IMF đưa ra thì ta chưa thực sự đáp ứng tốt. Thứ nhất, đảm bảo cân bằng đối ngoại thông qua 3 chỉ tiêu: (1) mức biến động của tỷ giá phản ánh đúng cung cầu trên thị trường, (2)mức độ giảm các hạn chế ràng buộc liên quan đến trao đổi và thanh toán quốc tế, (3) Khả năng trả nợ nước ngoài. Chỉ tiêu thứ nhất có thể tạm ổn. Hiên nay chúng ta đang tiến gần tới tr giá phản ánh đúng quan hệ cung cầu ( chỉ mới là gần, chưa thực sự). Chỉ tiêu thứ hai rất không thoả mãn khi ta dang phải thực hiện kiểm soát chặt chẽ lưu thông ngoại tệ để đảm bảo cân đối cung, cầu và tránh khủng hoảng, giảm thiểu USD hoá. Chỉ tiêu thứ 3 càng khó thoả mãn khi các khoản nợ nước ngoài của ta đang vẫn còn rất lớn thường xuyên phải giãn nợ cộng với dự trữ ngoại tệ yếu, mỏng manh. Thứ 2, đảm bảo cân đối trong nước một cách bền vững thông qua lạm phát ổn định ở mức thấp, tăng trưởng ổn định, ngân sách cân bằng. Như vậy không ai dám khẳng định chúng ta có thể thoả mãn điều kiện này. Bảng 3. 4 : Tình hình tài chính Việt Nam 1994-1998 STT Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1 Thâm hụt ngân sách(% GDP) 2.7 1.9 1.8 3.2 2 Lạm phát (%) 14.4 12.7 4.5 3.6 9.2 3 Tăng trưởng(%) 9 9.5 9.3 8.8 5.83 4 Cán cân vãng lai(% GDP) 7.7 9.2 -10.7 -6.7 -8.6 5 Dự trữ ngoại tệ(trUSD) 867 1.376 1789 2260 2000 6 Dịch vụ nợ(% GDP) 5.4 6.3 5.3 8.1 6.0 Thứ 3, dự trữ ngoại tệ đủ mạnh, khoảng 5 tháng nhập khẩu. Trong khi đó dự trữ ngoại tệ của ta chỉ vào khoảng 5 đến 6 tuần nhập khẩu. Thứ 4, các biện pháp khuyến khích thay đổi cơ cấu sản xuất, hình thức tư nhân phát triển. Ta có đang triển khai. Tuy nhiên còn chậm chạp và chưa đủ mạnh dạn. Các chương trình tín dụng, các vấn đề về sở hữu còn có nhiều ràng buộc. Như vậy, trước mắt mục tiêu VND chuyển đổi không phải là mục tiêu cấp bách. Tuy vậy, nó đang được chúng ta từng bước thực hiện qua các hoạt động cải cách tỷ giá cụ thể. hộp : Kinh nghiệm chuyển đổi đồng tiền ở một số nước Trích bài tham luận của ông Claudio M. Loser và Jonh. R Dods tại hội thảo quốc tế về CSTG trong nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển 12/1992. Kinh nghiệm cải cách kinh tế thường đưa vấn đề chuyển đổi tiền tệ vào cuối quá trình cải cách vì nó có thể không ổn định. Một số nước Châu á như Nhật và Hàn Quốc thực hiện chuyển đổi tiền tệ sau khi mở cuqả tài khoản vãng lai. Thực tế các nước này tiến đến chuyển đổi đồng tiền vì tài khoản vãng lai có thặng dư lớn đe doạ tới sự ổn định giá cả. ở Nhật khoảng cách từ mở cửa tài khoản vãng lai đến chuyển đổi đông tiền là 20 năm hoặc hơn thế nữa. Hàn Quốc cho tới cuối thập kỷ 80 mới tham gia ký kết thoả ước với IMF về chuyển đổi tiền tệ. Hàn Quốc vẫn đang thực hiện chuyển đổi tài khoản vốn. Động cơ thiết lập tính khả năng chuyển đổi tiền tệ ở Singapore và Thái lan hơi khác hơn. Mặc dù tài khoản vãng lai thâm hụt nhưng họ thực hiện chuyển đổi đồng tiền như một phần của chiến lược phát triển chung. Nhưng cả Singapore và Thái Lan đều phải đợi cho tới khi cán cân thanh toán tổng thể của họ mạnh lên nhiều rồi mới thực hiện điều khoản VIII can kết với IMF về chuyển đổi tiền tệ. Khác với các nước Châu á, phần lớn các nước Đông Âu và Liên Xô cũ đã không coi trọng cán cân thanh toán mà chỉ tập trung thực hiệnchuyển đổi đồng tiền của mình. Vấn đề chuyển đổi tiền tệ trở thành một phần của chính sách toàn diện nhằm đạt được sự tương quan giá cả đúng đắn. Tuy nhiên, kinh nghiệm ở Châu á cho thấy nếu không có chính sách mạnh mẽvà đầy đủ sự trợ giúp từ bên ngoài thì nền kinh tế tập trung cũ có thể sẽ không trụ được. Đối với Srilanca là nước vừa quyết định bắt đầu giai đoạn thứ nhấttiến tới tài khoản vãng lai chuyển đổi đồng thời với thực hiện điều chỉnh cơ cấu thì vấn đề chuyển đổi tiền tệ đặc biệt qian trọng. Sự quyết định mang tính rủi ro vì để chuyển đổi tiền tệ yêu cầu phải có chính sách hỗ trợ. Trong trường hợp này cần phải có các công cụ cần thiết để ổn định nền kinh tế hoặc sử dụng các biện pháp về chính trị , nếu không có một trong các điều kiện này đất nước sẽ gặp một số rủi ro nào đó trong quá trình tiến đến một hệ thống hối đoái mở cửa toàn bộ. 4-/ Cải cách công tác điều hành tỷ giá : 4.1-/ Nguyên tác điều hành tỷ giá Tỷ giá là một công cụ hay là mục tiêu của? Rõ ràng rằng, tỷ giá không phải là mục tiêu của CSTG. Từ trước đến nay chúng ta sử dụng tỷ giá như một công cụ vĩ mô để điều tiết nên kinh tế. Như vậy phải chăng chúng ta có thể làm xuôi ngược đều được? Tỉ giá không phải là mục tiêu nhưng khi các nhiệm vụ của công cụ cần được xác định rõ ràng và có căn cứ thì lúc đó tỉ giá thành mục tiêu của CSTT. Như vậy, đòi hỏi sự cộng tác và hỗ trợ của nhiều công cụ và chính sách để đạt được điều đó. ổn định trên cơ sở hợp lý: Tỷ giá thuần tuý là một loại giá phản ánh tương quan sưc mua của 2 đồng tiền. Và như vậy, một cơ chế hoàn hảo nhất là nó sẽ do thị trường tự do quyết định dựa trên cơ sở cung - cầu ngoại tệ. Tỷ giá phải đóng vai trò là chỉ số, là dấu hiệu điều tiết lực lượng thị trường. Dựa trên quan điểm này, một số người cho rằng điều hành tỉ giá phải đảm bảo tính hợp lý của nó có nghĩa là phải điều chỉnh dựa trên tương quan sức mua của 2 đồng tiền theo đúng cách nhìn nhận thuần tuý về tỉ giá. Nếu đảm bảo được điều này thì sẽ có sự tồn tại bền vững của cơ chế tỷ giá. Khi tỷ giá được đề cập đến như là một công cụ quản lý vĩ mô, nó đòi hỏi phải có sự kiểm soát và điều tiết về những mục tiêu nào đó (làm tỷ giá chênh khỏi mức " hợp lý" thuần tuý của nó). Điều này là tất yếu trong bất kỳ một nền kinh tế nào tồn tại Nhà nước, Chính phủ. Những người coi trọng tỷ giá là một công cụ thường hướng tới một việc điều tiết tỷ giá nhằm hướng tới một sự cân bằng nào đó và duy trì sự cân bằng đó (ổn định). Họ cho rằng ổn định là yêu cầu quan trọng nhất của tỷ giá. chính vì vậy họ có xu hướng tách ra khỏi bản chất (điểm ban dầu của nó). Chúng ta đã từng đưa vấn đề tranh cãi giữa 2 xu hướng này ở phần II mục 2.3. Giờ đây, chúng ta có thể đi đến sự thống nhất cho 2 quan điểm này. Chúng ta không thể có sự bền vững nếu sự ổn định đó không làm chứa những nội dung hợp lý của nó. Vì vậy câu trả lời sẽ là: duy trì sự ổn định trên cơ sở hợp lý.( Điều tiết trên cơ sở thị trường). Do vậy, các nguyên tắc điều hành tỷ giá cần tuân thủ các nguyên tắc sau: 1. Cần tôn trọng tỷ giá với tư cách là một loại giá. Nó được quyết định bởi cung- cầu và các lực lượng sau cung - cầu. Không thể bóp méo một cách quá đáng chỉ số quan trọng này. Nhà nước can thiệp theo cách của thị trường. Cần nhận biết cái gốc của sự biến đổi là gì để có hình thức can thiệp hợp lý. Tuy vậy không phải lúc nào Nhà nước cũng nhận diện đầy đủ được các biến động cung cầu, do vậy sự thành công hay thất bại ở những giai đoạn khác nhau là tất yếu. Vấn đề là Nhà nước cần rèn luyện để trở nên điêu luyện trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn là vô cùng quan trọng. Nhưng vai trò của nhà nước ở đây là gì? Nhà nước không thể làm thay các lực lượng thị trường ( quyết định tỷ giá) ma chỉ nên kích thích, hỗ trợ các lực lượng này phát triển đẻ tự chúng có thể quyết định tỷ giá đúng đắn hơn. Chúng ta mới chỉ có thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng, chưa có thị trường ngoại hối đầy đủ. Do vậy, tỷ giá chưa phản ánh đúng quan hệ cung cầu thực tế. Mặc dù doanh số giao dịch trên thị trường này chiếm tới 90% doanh số cả nước. Tuy nhiên sự kém sôi động của nó đã chứng tỏ "chỉ số " mà nó đưa ra tốt như thế nào?. Chúng ta vẫn thường phủ nhận vai trò của thị trường tự do ở nước ta. Tuy nhiên, nó lại là thị trường phản ánh tương đối chính xác quan hệ cung - cầu; vì vậy, cần lưu ý nó như một phong vũ biểu để tham khảo ra để ra các quyết định hợp lý. Trong dài hạn, khi chũng ta có thị trường ngoài hối, vẫn đề này sẽ được đáp ứng tốt hơn. 2. ổn định tỷ giá là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình điều hành tỷ giá. Chúng ta coi trọng tỷ giá như là một công cụ vĩ mô quan trọng có hiệu lực và có hiệu quả tác động sâu rộng tới nền kinh tế. Trong khi nền kinh tế nước ta chưa đạt được sự ổn định vững chắc, phát triển bền vững thì việc duy trì tỷ giá ổn định nhằm kiềm ché lạm phát, kích thích đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và củng cố lòng tin với dân chúng là rất quan trọng . Trong qua trình duy trì sự ổn định cần thường xuyên bám sát tình hình diẽn biến thị trường để có biện pháp điều chỉnh hợp lý. Tuy nhiên sự điều chỉnh không thể có biện pháp điều chỉnh hợp lý.Tuy nhiên sự điều chỉnh không chỉ theo đuổi mục tiêu tỷ giá thực mà phải hướng tới nhièu mục tiêu đặt trong tổng thể chiến lược phát triển của nền kinh tế. Kinh nghiệm các quốc gia thành công cho thấy. Họ duy trì sự ổn định trong vòng 3 -5 năm sau đó điều chỉnh. Do vậy, phương châm của ta là " ổn định trong ngắn hạn để kiểm tra - kiểm soát lạm phát, thu hút đầu tư, không gây sốc lớn và cách tốt nhất là biến chính các lực lượng thị trường tham gia vào quá trình điều chỉnh này thông qua sự dự báo của thị trường ( sự trong sáng của thị trường ) 4.2-/ Sử dụng các công cụ can thiệp vào mang tính thị trường : Một trong những nội dung quan trọng của cải cách tài chính tiền tệ là chuyển từ sử dụng các công cụ can thiệp trực tiép sang các công cụ gián tiếp có tính thị trường. Các công cụ này là những công cụ hiện đại được các nước Công nghiệp áp dụng. Tuy nhiên nó có hoạt động được tại các nước đang phát triển hay không? cần tạo thị trường cho nó hoạt động và phải có bước quá độ ( thường không lâu). Nước ta có thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tác động khá sâu rộng nhưng chưa hoạt động nhộn nhịp. Nhưng ta hoàn toàn có thể thông qua nó để can thiệp vào tỷ giá. Theo tôi, mặc dù tỷ giá chính thức của ta hiện nay hình thành trên thịtrường ngoại tệ liên ngân hàng nhưng vẫn còn mang nặng tính hành chính. Trong thời gian tới, chúng ta nên bỏ chế độ tỷ giá chính thức và biên độ giao dịch, chuyển sang ấn định mức tỷ giá trần(mức tỷ giá cao nhất không cho phép vượt quá). Sau đó xoá trần tỷ giá.(giá đó khoảng một năm). Đồng thời với quá trình này, chúng ta chuyển dần sang hoạt động mua bán, đấu giá tập trung các tài sản ngoại tệ thường kỳ. Các can thiệp mua vào bán ra trực tiếp trên thị trường tác động tới tỷ giá giao ngay. Cụ thể: - Căn cứ trên tình trạng cán cân thanh toán quý trước, phân tích diễn biến cung cầu quý tới và các mục tiêu khác, xác định mức độ can thiệp trên thị trường (mức tỷ giá cần đạt tới). Sau đó tổ chức các hoạt động đấu giá trên thị trường để mua bán ngoại tệ. - Hàng ngày mua bán ngoại tệ để có thể duy trì tỷ giá giao ngay ở mức đã đạt được qua đấu giá. - Để có thể thành công trong hoạt động này cần có đủ mức dự trữ cho khoảng 3 tháng nhập khẩu và thị trưòng hoạt động khá sôi động. Chúng ta có thể tham khảo các biện pháp áp dụng của một số nước đang phát triển như sau: Nước Mục tiêu trung gian Mục tiêu hoạt động Indonesia Tổng cung tiền, lượng tiền cơ sở Lãi suốt, tỷ giá Malaysia Tổng tiền rộng Tỷ giá, lãi suốt liên ngân hàng dài hạn Philiphin Tiền cơ sở Lãi suốt trái phiếu kho bạc Thailand Hệ số nhân tiền Dự trữ 4,3-/ Thay đổi cách ấn định tỷ giá: Xoá bỏ sự phụ thuộc vào đồng USD, chuyển sang xác định theo sổ tiền tệ gồm các đồng tiền USD, EURO, JPY,Y và các đồng tiền trong ASEAN trừ Lào, Cambodia, Myanma.(Thailand Indonexia, Malaixia, Philippin, Singapore). Chúng ta có thể thấy rõ lợi ích của việc chuyển đổi này. Vấn đề ở chỗ là cách thức xác định như thế nào. Đây là một vấn đề khó đòi hỏi phải có cơ sở số liệu đầy đủ dể phân tích và xác định. ở đây, do tác giả không có đủ cơ sở số liệu nên chỉ xin nêu một số hướng cụ thể để xác định.Cụ thể như sau: Trước hết, tại sao ta chọn các đồng tiền kể trên vì: Chúng là những đồng được sử dụng thường xuyên trongcác giao dịch quốc tế của nước ta. Thứ hai, để xác định tỷ trọng của từng đồng tiền, chúng ta căn cứ vào: (1) tỷ trọng giao dịch xuất nhập khẩu và đầu tư (kể cả các giao dịch - phi mậu dịch) đối với từng nước trong tổng số giao dịch; (2) mức độ quan trọng của đồng tiền trong khu vực(hiện nay USD, CNY, JPY vẫn là những đồng có vai trò quan trọng trong khu vực). Thứ ba, tỷ giá giữa Việt Nam đồng và từng đồng sẽ được xác định và điều chỉnh theo tỷ giá thực sau đó qua trọng số để xác định tỷ giá chung của VNĐ. 5-/ Các chính sách hoạt động hỗ trợ cải cách tỷ giá: Chúng ta đã thấy rõ rằng, một mình chính sách tỷ giá tự nó không làm đựoc gì và cần có sự hỗ trợ của các chính sách khác cùng nhằm vào một mục tiêu chung: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá bền vững hội nhập khu vực và thế giới. Cụ thể: - Chúng ta cấn có một chiến lược cụ thể về: thị trường xuất nhập khẩu, cơ cấu xuất nhập khẩu và kiên trì thực hiện chiến lược. - Cải cách hệ thống thuế theo hướng nuôi dưỡng nguồn thu dài hạn, tận thu. - Thực hiên cơ cấu đầu tư phù hợp có hiệu quả. - Các chính sách đầu tư tư nhân, phát triển khu vực tư nhân. 5.1-/ Xúc tiến việc ra đời và hoàn thiện thị trường hối đoái: Việc xác định tỷ giá hợp lý cũng như can thiệp vào thị trường để điều tiết tỷ giá hối đoái khi cần thiết phụ thuộc rất lớn vào hoạt động cuả thị trường ngoại tệ, thị trường hối đoái. Trong những năm vừa qua, chúng ta đã làm được nhiều việc nhằm chuẩn bị điều kiện cần thiết cho sự ra đời của một thị trường hối đoái hoàn chỉnh. Đầu tiên là việc hoàn thiện hai trung tâm giao dịch ngoại tệ ở vHà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhằm bám sát tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường, đáp ứng các nhu cầu mua bán ngoại tệ phục vụ cho XNK, từ đó có cơ sở xác định tỷ giá hối đoái và can thiệp vào thị trường để giữ vững giá trị VNĐ hoặc kéo tỷ giá lên, chống xu hương lên giá VNĐ. Tiếp đó, chúng ta đã cho ra đời thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng , một bước tiến thực sự tiến tới thị trường hối đoái hoàn chỉnh. Thị trường này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho trao đổi ngoại tệ, thu hút được lượng ngoại tệ lớn vào tay Nhà nước, giúp cho hoạt động điều hành tỷ giá hối đoái được đễ dàng và có kết quả hơn. Tuy nhiên, thị trường này vẫn chưa đóng vai trò là một thị trường hối đoái hoàn chỉnh, do đó chưa thể thoả mãn tất cả các nhu cầu về giao dịch ngoại tệ của khách hàng cũng chưa có sự hoà nhập với thị trường hối đoái khu vực và thế giới. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ quá đơn giản, chủ yếu là mua bán giao ngay ngoại tệ phục vụ cho thanh toán XNK. Do hình thức kinh doanh sơ sài như vậy nên các thành viên của thị trường (các Ngân hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ) và khách hàng của các Ngân hàng đều gặp nhiều khó khăn: - Theo quy định của Nhà nước, trên lãnh thổ Việt Nam chỉ được sử dụng và lưu hành đồng Việt Nam. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp và Ngân hàng có cả giao dịch bằng ngoại tệ và giao dịch bằng đồng Việt Nam. Họ phải đối mặt với rủi ro hối đoái chẳng hạn, các doanh nghiệp nhập khẩu, vay USD trên thị trường để nhập hàng nhưng khi bán được hàng mua USD để thanh toán thì do tỷ giá tăng nên họ bị lỗ nặng. Các Ngân hàng cho vay ngoại tệ nhưng thu nợ bằng VNĐ cũng gặp phải những khó khăn tương tự. Tình hình này dẫn đến một tình trạng là các doanh nghiệp và cá nhân phải tự bảo vệ mình khỏi rủi ro tỷ giá hối đoái bằng cách cất trữ ngoại tệ , điều này góp phần làm trầm trọng thêm nạn USD hoá, gây khó khăn cho công tác quản lý ngoại tệ , ngoại hối của Nhà nứoc và dẫn đến tình trạng khan hiếm ngoại tệ giả tạo. - Các doanh nghiệp khi có nhu cầu mua bán USD nhưng không được đáp ứng một cách nhanh chóng, và đúng thời điểm vì vậy buộc nhiều doanh nghiệp phait tự tìm kiếm nguồn ngoại tệ trôi nổi bên ngoài, làm cho thị trường ngoại tệ tự do có cơ hội phát triển, kéo theo sự hỗn loạn tình hình thị trường ngoại tệ , - Việc kinh doanh ngoại tệ chủ yếu chỉ thu hút được các Ngân hàng lớn, trong khi đó có khá nhiều tổ chức có nhu cầu và khả năng mua bán ngoại tệ, đặc biệt là các Ngân hàng nước ngoài. Chính thông qua các Ngân hàng nước ngoài chúng ta mới có sự hoà nhập với các thị trường hối đoái quốc tế. Vẫn chưa có sự hoà nhập hoàn toàn giưa thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng và thị trường ngoại tệ tư nhân, tồn tại hiện tượng tỷ giá trong tỷ giá ngoài tạo điều kiện cho những kẻ đầu cơ, găm giữ ngoại tệ. Do vậy, để tăng thêm hiệu quả của thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng , tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái, cấn phải nhanh chóng thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng , xúc tiến việc hình thành và hoàn thiện thị trường hối đoái hoàn chỉnh: - Cho phép và khuyến khích các Ngân hàng đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ như kỳ hạn (FORARD), hoán đổi (SWAP), quyền mua bán ngoại tệ (CURRENCY OPTION). Khuyến khích các Ngân hàng đa dạng hóa ngoại tệ trong kinh doanh , hợp tác với các Ngân hàng nước ngoài vươn ra kinh doanh ngoại tệ không chỉ trong nước mà cả quốc tế. - Khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân tự bảo hiểm ngoại hối thông qua các nghiệp vụ của Ngân hàng thay vì găm giữ ngoại tệ như hiện nay. - Cho phép các Ngân hàng cả trong và ngoài nước tham gia đầy đủ hơn, dễ dàng hơn vào việc kinh doanh ngoại tệ ở Việt Nam. - Mở rộng đối tượng được phép kinh doanh ngoại tệ , kể các Ngân hàng cổ phần nhỏ thay vì chỉ giơí hạn trong phạm vi 28 Ngân hàng thương mại như hiện nay. - Hỗ trợ và xúc tiến ra đời thị trường thị trường hối đoái hoàn chỉnh với các Ngân hàng, các nhà môi giới, có sự liên hệ về giao dịch và thanh toán với các thị trường hối đoái khu vực và quốc tế. 5.2-/ Đẩy nhanh tiến trình cải cách hệ thống Ngân hàng , thiết lập thị trường chứng khoán, quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp. - Mở rộng khu vực tài chính - tiền tệ cho các Ngân hàng nước ngoài. - Cho phép ngân hàng phát hành cổ phiếu để tăng khả năng của Ngân hàng - Cho phép sáp nhập Ngân hàng để tăng khả năng của Ngân hàng . 5.3-/ Cơ cấu lại các khoản nợ lớn, hoàn thiện quy chế vay nợ và có các biện pháp giám sát nợ vay tư nhân có hiệu lực. Nợ vay nước ngoài ở cả khu vực tư nhân và công cộng đều là điều tất yếu trong điều kiện công nghiệp hoá. Tuy nhiên vấn đề này không đựoc lạm dụng. Vay nợ trên nguyên tắc là có khả năng trả nợ. Nợ vay được sử dụng vào các hoạt động có hiệu quả, sinh lời. Việc cấu trúc lại nợ vay, trả nợ sẽ tăng cường uy tín của ta, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư, thu hút thêm đựoc nhiều vốn mới trong thời gian tới. Nó cũng là cách tốt nhất để tránh khủng hoảng. Thay cho lời kết Mặc dù rất yêu thích nghiên cứu tỷ giá và tài chính quốc tế, nhưng thực sự người viết thấy rằng tỷ giá là một vấn đề vô cùng phức tạp, bí ẩn và đầy bất trắc. Sự vận động cả chúng nằm ngoài sự dự đoán và chế ngự của bất kỳ quốc gia hùng mạnh nào. Tuy vậy, với tinh thần chinh phục và cải tạo của con người, chúng ta không thể không thể không tìm ra con đường an toàn cho sự trắc trở của tỷ giá. Trong thời gian qua, có thể nói rằng nước ta đã có những bước đi khá ngoạn mục trong điều hành chính sách tỷ giá, điển hình là sự cải cách thành công chế độ tỷ giá năm 1989 và đạt đến sự ổn định. Từ năm 1992 đến nay tỷ giá đã được duy trì ổn định phục vụ đắc lực cho quá trình ổn định và phát triển kinh tế nước nhà. Thời gian 6 năm không phải là dài nhưng chúng ta đã có bước tiến lớn tròn điều hành và nhận thức tỷ giá. Từ chỗ áp đặt đến việc xác định trên cơ sở thị trường, từ chỗ không có khả năng kiểm soát đến kiểm soát và điều chỉnh hợp lý. Trong bối cảnh hội nhập và sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, do đó nền kinh tế. Một sự chậm chạp có thể đem lại những thiệt hại to lớn. Với tinh thần của những con người vươn lên, chúng ta không thể bỏ lỡ cơ hội và chấp nhận thách thức. Mặc dù có những bước tiến đáng kể nhueng chúng ta , có thể nói, đã khá rụt rè và chậm chạm trong thời gian gần đây. Không nhày xuống sông thì không thể biết bơi được. Do vậy, người viết xin được kiến nghị rằng: Ngân hàng Nhà nước nên mạnh dạn hơn nữa và cấp tiến hơn nữa. Thời gian không hề chờ đợi chúng ta và cạnh tranh không yêu thương chúng ta. Tài liệu tham khảo Tài liệu trong nước 1-/ Tạp chí : - Ngân hàng - Thông tin khoa học Ngân hàng - Tài chính - Thị trưòng tài chính tiền tệ - Nghiên cứu kinh tế - Nghiên cứu kinh tế thế giới - Châu á - Thái Bình Dương 2- /Báo: - Thời báo kinh tế - Thời báo Ngân hàng - Đầu tư 3-/ Sách : - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần VI, VII. VIII. - Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính - Tỷ giá hối đoái: Nghệ thuất tiếp cận và điều chỉnh - Các quan điển và chính sách tỷ giá - Kinh tế học quốc tế: Lý thuyết và chính sách - Việt Nam theo hướng rồng bay - Mặt trái của những con rồng - Các con đường phát triển của ASEAN - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 40 năm trưởng thành và phát triển - Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở Tài liệu nước ngoài: 1. Tạp chí: - Asian week - Far Easten Economics Review - Viet Nam Economics Review - The Economics - Banking Time 2. Sách: - International Finance - Keith PilBeam - Finance for the Developing Countries - R. Kitchen - Development Finance: Principles and Experience - University of London - International monetary : issues and the development policy - Document of WB: Report No. 18375,... Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0301.doc
Tài liệu liên quan