Chuyên đề Quản lý tập trung kinh tế - Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam

Hiện nay thị trường bán lẻ Việt Nam ước đạt 20 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20%, cộng với số lượng người tiêu dùng trẻ hàng nhất châu Á, hoạt động cạnh tranh chưa gay gắt bằng các thị trường khác trong khu vực là cơ hội mở rộng thị trường hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ toàn cầu. Trong năm 2007, người Việt Nam đã chi gần 45 tỷ USD cho mua sắm và tiêu dùng. Trong khi đó 5 nhà bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam hiện chỉ có dưới 3% thị phần. Tuy nhiên, việc tự thành lập cơ sở kinh doanh tại Việt Nam không phải là điều dễ dàng đối với các nhà phân phối, bán lẻ nước ngoài. Theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá, các nhà đầu tư được đầu tư thực hiện quyền phân phối theo hình thức liên doanh giữa nước ngoài và trong nước, với vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49% vốn điều lệ; kể từ ngày 1/1/2008 không hạn chế tỷ lệ góp vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được đầu tư theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài kể từ ngày 1/1/2009. Quyền phân phối của các nhà đầu tư được gắn liền với quyền được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất. Tuy nhiên, việc lập thêm cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế như số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường. Đây chính là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài (gồm cả các nhà đầu tư mới và nhà đầu tư hiện đang kinh doanh tại Việt Nam) sẽ nghiêng về con đường mua lại, sáp nhập các công ty phân phối, siêu thị trong nước để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường.

doc102 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý tập trung kinh tế - Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ói mức độ TTKT ở Việt Nam giai đoạn này là rất cao. với các doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế. Tuy nhiên, giai đoạn này đã bắt đầu xuất hiện hoạt động TTKT dưới hình thức mua- bán cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước. 2- Giai đoạn 2 (Từ năm 2005 đến nay): xu hướng tăng TTKT với các hình thức mua- bán sáp nhập doanh nghiệp là chủ yếu. Từ năm 2005- sau khi Luật Cạnh tranh được thông qua, hoạt động TTKT ở Việt Nam có xu hướng tăng lên cả về số vụ và tổng giá trị các vụ giao dịch. Xu hướng này được thể hiện khá rõ trong Hình 3.1- một thống kê của hãng tư vấn kiểm toán Pricewaterhouse Cooper về các vụ mua bán sáp nhập được công bố ở Việt Nam trong một vài năm trở lại đây. Hình 3.1- Thống kê các vụ mua bán, sáp nhập được công bố tại Việt Nam Nguồn: Pricewaterhouse Cooper (7/2008). Quan sát Hình 3.1, có thể nhận thấy: các vụ mua- bán, sáp nhập ở Việt Nam từ năm 2005 đến nay có xu hướng giảm vào những tháng đầu năm và tăng đột biến vào những tháng giữa và cuối năm. Đặc biệt, những tháng Quý III năm 2007 tổng giá trị giao dịch tăng cao ở mức kỷ lục (trên 700 triệu USD) với tổng số vụ mua- bán, sáp nhập lên tới khoảng 20 vụ. Trong 6 tháng đầu năm 2007, tại Việt Nam đã có 46 vụ giao dịch sáp nhập và mua lại doanh nghiệp với tổng giá trị giao dịch lên tới 626 triệu USD, tăng gấp đôi so với tổng giá trị giao dịch năm 2006 và gấp 15 lần so với cùng kỳ năm 2006. Đến cuối năm 2007, số vụ TTKT tăng lên so với đầu năm, nâng tổng số vụ giao dịch trong năm 2007 lên 113 vụ với giá trị giao dịch cả năm đạt kỷ lục là 1.753 tỷ USD. Đây là một con số kỷ lục trong lịch sử TTKT ở Việt Nam. Và về cơ bản TTKT có xu hướng tăng lên theo các năm. Về hình thức TTKT: TTKT chủ yếu diễn ra dưới hình thức liên doanh, mua- bán, sáp nhập chứ rất ít các trường hợp tập trung kinh tế dưới hình thức hợp nhất- một hình thức TTKT cao hơn, đòi hỏi trình độ quản quản trị và hợp tác cao giữa các doanh nghiệp tham gia. Về mức độ TTKT của các doanh nghiệp trong nước: mức độ tập trung không đồng đều giữa các ngành. Bảng 3.1- 20 Ngành có mức độ TTKT cao nhất trong năm 2006 theo CR3 Ngành CR3 Ngành CR3 Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác 100 Nghiên cứu khoa học và phát triển 79,15 Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên 99,97 Vận tải hàng không 76,25 Hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng 99,74 Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí 73,98 Hoạt động của các hiệp hội, tổ chức khác 98,19 Hoạt động dịch vụ tài chính 67,48 Hoạt động chăm sóc, điều dưỡng tập trung 96,6 Bảo hiểm, tái bảo hiểm và bảo hiểm xã hội 63,36 Hoạt động dịch vụ thông tin 95,97 Hoạt động dịch vụ lao động và việc làm 58,27 Hoạt động phát thanh, truyền hình 88,52 Sản xuất sản phẩm thuốc lá 57,74 Viễn thông 85,96 Sản xuất than cốc và dầu mỏ tinh chế 55,57 Thoát nước và xử lý nước thải 80,9 Hoạt động của trụ sở, văn phòng tư vấn 54,47 Bưu chính và chuyển phát 80,45 Hoạt động xuất bản 51,47 Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh tính toán từ dữ liệu của TCTK Quan sát Bảng 3.1, có thể thấy mức độ TTKT trong một số ngành rất cao. Có tới sáu ngành có chỉ số CR3 trên 95%. Đây là chỉ số phản ánh mức độ tập trung thị trường rất lớn, thị trường chỉ có một vài doanh nghiệp hoạt động. Đặc biệt là ngành Xử lý ô nhiễm và quản lý chất thải khác, thị trường chỉ có 3 doanh nghiệp lớn nhất chiếm gần như toàn bộ thị phần trên thị trường (CR3 ~ 100%). Số liệu tổng hợp về chỉ số HHI của các ngành cũng cho kết quả tương tương tự. Bảng 3.2- Các ngành có mức độ TTKT cao nhất theo HHI Ngành Số DN HHI Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác 10 9877,14 Hoạt động dịch vụ thông tin 65 7960,98 Hoạt động chăm sóc, điều dưỡng tập trung 11 6935,25 Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên 7 6472,62 Hoạt động phát thanh, truyền hình 30 5239,62 Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí 91 3605,00 Thoát nước và xử lý nước thải 25 3519,14 Viễn thông 354 3438,07 Hoạt động của các hiệp hội, tổ chức khác 7 3364,26 Hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tang 6 3335,10 Vận tải hàng không 13 3074,20 Nghiên cứu khoa học và phát triển 32 3049,06 Bưu chính và chuyển phát 119 2937,99 Hoạt động dịch vụ tài chính 1519 2253,86 Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh tính toán từ dữ liệu của TCTK Trong bảng 3.2, các ngành đều có chỉ số HHI lớn hơn 1800. Chứng tỏ mức độ tập trung thị trường của các ngành này đều rất cao. Thậm chí có một số ngành có chỉ số HHI cao đến gần 10.000. Tuy nhiên, có sự chênh lệch rât lớn về chỉ số HHI giữa các ngành. Điều này chứng tỏ, mức độ TTKT cao chỉ xảy ra trong một số ngành. Qua phân tích cả hai bảng 3.1 và 3.2 cho thấy: Các ngành, lĩnh vực có mức độ tập trung cao ( khoảng trên 65%) đều là các lĩnh vực công ích, là các lĩnh vực mà khu vực tư nhân ít đầu tư (xử lý ô nhiễm và quản lý chất thải; hoạt động thư viện, lưu trữ và bảo tàng; hoạt động chăm sóc, điều dưỡng tập trung; …) và các ngành đang dần chuyển từ độc quyền nhà nước sang mở cửa cạnh tranh như dịch vụ tài chính, vận tải hàng không, khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên, … Một số biểu hiện của tập trung kinh tế trong các ngành có mức độ tập trung kinh tế cao là số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường ngành không nhiều và chỉ có một số rất ít các doanh nghiệp lớn chiếm thị phần rất lớn, có khả năng chi phối thị trường. Chẳng hạn như trong ngành khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên có Vietsovpetro là tập đoàn lớn nhất chiếm đến khoảng 78% thị phần trên thị trường ngành hay trong ngành viễn thông, tập đoàn lớn nhất là VNPT chiếm 53% thị phần trên thị trường ngành... Quá trình TTKT cũng làm thay đổi cấu trúc thị trường của một số ngành. Một số ngành trước năm 2005 mức độ cạnh tranh trên thị trường rất cao. Nhưng đến hết năm 2006, mức độ cạnh tranh trên thị trường giảm đi, mức độ TTKT tăng lên do xuất hiện một vài doanh nghiệp chiếm thị phần lớn chi phối thị trường. Cụ thể là một số ngành như: ngành dệt, ngành phân phối, bán lẻ... (xem bảng 3.3). Đặc biệt, năm 2008, số vụ TTKT trong ngành phân phối, bán lẻ tăng lên đột biến với các vụ mua- bán, sáp nhập doanh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bảng 3.3- Các ngành có CR3 tăng nhiều nhất STT Ngành Mức thay đổi (%) 1 Dệt △183.93% 2 Bán lẻ (trừ xe có động cơ mô tô, xe máy), sửa chữa đồ △70.59% 3 Các hoạt động phụ trợ cho vận tải, kinh doanh du lịch △37.63% 4 Bán buôn và đại lý (trừ xe có động cơ và mô tô, xe máy) △32.95% 5 Sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất △26.76% Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh tính toán từ dữ liệu của TCTK Về cơ cấu sở hữu trong các ngành có mức độ tập trung kinh tế cao: khối doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng nhiều nhất (trên dưới 50% số doanh nghiệp), tiếp theo là khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (khoảng 30 – 35% số doanh nghiệp). Các doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm không tới 20% trong số các doanh nghiệp chiếm thị phần lớn. Kết quả đó cũng tương đối dễ hiểu vì tuyệt đại đa số trong số hơn 120.000 doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có quy mô vốn điều lệ không quá 10 tỷ đồng (91%) và số lao động thường xuyên không quá 300 người (98,77%). Trong khi đó, chỉ riêng 76 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đóng góp tới 40% giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ trong GDP, 28,8% tổng thu nội địa (không kể thu dầu thô và thuế xuất nhập khẩu). Như vậy, các ngành có mức độ tập trung kinh tế cao chủ yếu là các ngành có cơ cấu sở hữu của nhà nước khá cao. Một xu hướng đang diễn ra mạnh trong những năm gần đây là nguồn vốn đầu tư nước ngoài rất lớn đã và đang “chảy vào” Việt Nam trong đó bao gồm cả hình thức đầu tư mới và dưới các hình thức TTKT như: mua bán, sáp nhập, hợp nhất, liên doanh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài hoặc giữa các doanh nghiệp nước ngoài với nhau; thâu tóm gián tiếp trên thị trường chứng khoán. Đặc biệt là sự đầu tư của các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia vào Việt Nam bằng hình thức mua lại, sáp nhập. Tuy nhiên các hình thức mua bán, sáp nhập này chỉ chiếm khoảng 20% luồng vốn FDI vào Việt Nam. Còn lại khoảng 80% FDI vào Việt Nam bằng hình thức đầu tư mới. Trong khi 40% - 60% nguồn vốn FDI vào các nước đang phát triển khác ở châu Mỹ Latinh là thông qua mua bán, sáp nhập và con số này ở các nước phát triển là từ 80% - 100%. Các vụ sáp nhập, mua lại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ tập trung vào một số ít ngành như: tài chính - ngân hàng, hàng không, thực phẩm và nước giải khát. Bảng 3.5- Thống kê các vụ sáp nhập của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo ngành STT Ngành Số dự án % số dự án Vốn đầu tư % vốn đầu tư 1 Công nghiệp thực phẩm 5 10.87 423,651,000 46.60 2 Công nghiệp nặng 15 32.61 232,907,293 25.62 3 Nông – Lâm nghiệp 7 15.22 132,774,000 14.61 4 Công nghiệp nhẹ 9 19.57 66,530,000 7.32 5 Xây dựng 3 6.52 22,245,000 2.45 6 Tài chính – Ngân hàng 2 4.35 17,150,000 1.89 7 Khách sạn – Du lịch 1 2.17 7,500,000 0.83 8 Dịch vụ 3 6.52 5,120,000 0.56 9 Thuỷ sản 1 2.17 1,150,000 0.13 Tổng số 46 100 909,027,293 100 Nguồn: Tự tổng hợp từ số liệu tổng hợp của Cục Quản lý cạnh tranh Thời gian qua, xu hướng các vụ sáp nhập của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ngày càng có quy mô lớn hơn, đang dần hình thành các doanh nghiệp chiếm thị phần lớn, tạo sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước. Các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua hình thức mua lại, sáp nhập này chủ yếu là các công ty đến từ châu Á. Trong số 46 vụ TTKT nửa đầu năm 2007, có tới 30 vụ TTKT có yếu tố nước ngoài (chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài mua lại các doanh nghiệp trong nước). Trong đó, các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu là các doanh nghiệp đến từ các nước châu Á với 22 trong số 30 vụ (chiếm 73,33 % số vụ TTKT có yếu tố nước ngoài) và đặc biệt là từ Singapore. Như vậy, TTKT có yếu tố nước ngoài đang chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số các vụ và cả giá trị giao dịch TTKT của cả nước và nó cũng có những nét đặc thù. Đặc biệt, hoạt động TTKT ở Việt Nam cũng bắt đầu xuất hiện các vụ mua lại giữa các công ty 100% vốn nước ngoài với nhau (trong lĩnh vực bất động sản). Đó là vụ Savills Vietnam mua lại toàn bộ chi nhánh của Chesterton Petty cùng kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản. Gần đây, trên thị trường xuất hiện sự kết hợp sâu rộng của các tập đoàn tài chính- ngân hàng nước ngoài và các tổng công ty nhà nước với các tổng công ty lớn trong một số ngành khác như: bưu chính viễn thông, bảo hiểm, ... và xu hướng các tập đoàn, các tổng công ty mua lại các ngân hàng các ngân hàng nhỏ để tham gia sâu rộng và trực tiếp vào thị trường tài chính. Một ví dụ điển hình là sự hợp tác của ngân hàng 100% vốn nước ngoài mới được thành lập tại Việt Nam năm Standard Chartered với ngân hàng Công thương Việt Nam Vietinbank. Thoả thuận hợp tác của 2 ngân hàng này trị giá 600 triệu USD trong nhiều lĩnh vực như: thanh toán, cho vay liên ngân hàng, bảo lãnh trái phiếu, huy động vốn, ... Sự xuất hiện các giao dịch có mục đích thâu tóm trên thị trường chứng khoán nhằm mục đích tham gia vào quá trình điều hành, quản lý các doanh nghiệp bị thâu tóm. Một số hãng thực hiện các hành vi thâu tóm này là Tập đoàn ngân hàng ANZ, tập đoàn tái bảo hiểm Swiss Reinsurance Group, ngân hàng Deutsche Bank, ... Chính hoạt động này đã làm tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các doanh nghiệp mà cổ phiếu của họ có giá trị vốn hoá lớn, tính thanh khoản cao. Tỷ lệ này thường lên tới gần 30% đối với các ngân hàng niêm yết và 40% đối với các doanh nghiệp niêm yết khác. Như vậy, TTKT ở Vịêt Nam trong giai đoạn hiện nay đang có xu hướng tăng lên cả về mức độ tập trung thị trường và số vụ, tổng giá trị giao dịch. Tuy nhiên, có một đặc điểm rất tích cực đó là hầu hết các vụ tập trung kinh tế đều vì mục tiêu phát triển mang tính chiến lược và có sự hợp tác giữa các bên tham gia. Chính vì vậy, có thể đánh giá hoạt động TTKT ở Việt Nam thời gian qua chưa xuất hiện những vấn đề quá phức tạp. Đó chính là một bức tranh tổng thể về TTKT ở Việt Nam thời gian qua. Vậy, Việt Nam đã quản lý TTKT như thế nào? II- Quản lý TTKT ở Việt Nam 1- Cơ quan quản lý TTKT ở Việt Nam Ở Việt Nam, có 2 cơ quan có chức năng quản lý TTKT là Cục Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công thương và Hội đồng Cạnh tranh 1.1- Cục Quản lý Cạnh tranh- trực thuộc Bộ Công thương Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Bộ Công thương, được thành lập ngày 09/01/2006 theo Nghị định số 06/2006/NĐ- CP ngày 09 tháng 01 năm 2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh. Chức năng của Cục Quản lý cạnh tranh là thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện trong thương mại quốc tế liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý Cạnh tranh trong quản lý tập trung kinh tế được quy định trong Khoản 4- Điều 2- Nghị định số 06/2006/NĐ- CP. Theo đó, Cục Quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ kiểm soát quá trình TTKT; thụ lý, tổ chức điều tra các hành vi TTKT có khả năng gây hạn chế cạnh tranh; tổ chức điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh khác; tham vấn cho các doanh nghiệp tham gia TTKT trước khi các doanh nghiệp tiến hành thủ tục thông báo TTKT chính thức theo quy định của Luật Cạnh tranh. Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh gồm sáu ban chuyên môn và 1 văn phòng giúp việc cho Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh; các đơn vị sự nghiệp và các văn phòng đại diện tại các thành phố. Sáu ban chuyên môn đó là: Ban 1- Ban Hợp tác quốc tế Ban 2- Ban Chống bán phá giá Ban 3- Ban Bảo vệ người tiêu dùng (4) Ban 4- Ban Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Ban 5- Ban Giám sát và quản lý cạnh tranh Ban 6- Ban Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh Trong đó, có hai ban trực tiếp quản lý quá trình TTKT là Ban Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh và Ban Giám sát và quản lý cạnh tranh. 1.2- Hội đồng Cạnh tranh Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước độc lập, được thành lập năm 2006 theo Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Cạnh tranh. Chức năng của Hội đồng cạnh tranh là xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh. Với năm nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản trong quản lý TTKT bao gồm: Tổ chức xử lý các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh; thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh để giải quyết một vụ việc cạnh tranh cụ thể; Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các hiệm vụ được giao; quyết định áp dụng, thay đổi hay huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn hành chính sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh gồm từ 11 đến 15 thành viên do Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương. Các thành viên của Hội đồng phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 55 Luật Cạnh tranh. Giúp việc cho Hội đồng cạnh tranh có Ban Thư ký Hội đồng cạnh tranh. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký Hội đồng cạnh tranh do Bộ trưởng Bộ Thương mại quy định. Hội đồng cạnh tranh chịu trách nhiệm tự xây dựng quy chế tổ chức hoạt động cho Hội đồng và trình Bộ trưởng Bộ Công thương phê duyệt. Như vậy, ở Việt Nam có hai cơ quan có chức năng trực tiếp quản lý TTKT là Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng Cạnh tranh. Bên cạnh đó, quản lý TTKT còn có sự tham gia của các cơ quan nhà nước có liên quan như: cơ quan đăng ký kinh doanh (là Bộ Kế hoạch Đầu tư và các Sở Kế hoạch Đầu tư); các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành (Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban chứng khoán nhà nước, các Cục Quản lý chuyên ngành trong các lĩnh vực cụ thể, ...) 2- Cơ sở pháp lý quản lý TTKT ở Việt Nam Cơ sở pháp lý quản lý TTKT ở Việt Nam gồm các văn bản Luật và các Nghị định. Căn cứ vào góc độ nhìn nhận về TTKT trong quản lý, quá trình phát triển các cơ sở pháp lý này được chia thành hai giai đoạn như sau: 2.1- Giai đoạn 1 (1990- 2003) Năm 1990, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân được ban hành đã ghi nhận quyền quyết định việc sáp nhập công ty TNHH của các thành viên, quyền chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng cổ phần của thành viên công ty TNHH và công ty cổ phần. Năm 1995, Luật Doanh nghiệp Nhà nước ban hành đã quy định việc sáp nhập là một trong những giải pháp tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước (Điều 20 Luật Doanh nghiệp Nhà nước). Năm 1997, Nhà nước ban hành Luật Hợp tác xã, ghi nhận quyền hợp nhất các hợp tác xã với nhau. Tuy nhiên, các quy định kể trên đơn giản là việc ghi nhận các quyền cơ bản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc thành viên của công ty. Ngay cả thủ tục để thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất chưa được quy định cụ thể. Năm 1999, Luật Doanh nghiệp được ban hành thay thế cho Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty năm 1990 đã ghi nhận khá đầy đủ về các giải pháp tổ chức lại công ty, trong đó có hai giải pháp liên quan trực tiếp đến tập trung kinh tế là sáp nhập và hợp nhất công ty; ngoài ra các quy định về chuyển nhượng vốn, mua bán cổ phần, phát hành cổ phần, cổ phiếu được quy định chi tiết và chặt chẽ hơn so với hai đạo luật mà nó kế thừa. Năm 2003, ban hành Luật Doanh nghiệp Nhà nước (sửa đổi một số Điều của Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 1995) và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này. Trong đó đã quy định và xây dựng lộ trình, thủ tục thực hiện các biện pháp tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu đối với công ty nhà nước gắn liền với tập trung kinh tế như sáp nhập, hợp nhất, khoán, cho thuê, bán toàn bộ hoặc một phần công ty nhà nước. Nhìn chung, các văn bản pháp lý quản lý TTKT được ban hành trong giai đoạn 1990-2003 mới chỉ ghi nhận, bảo vệ các hoạt động sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng vốn góp, mua bán cổ phần và liên doanh thành lập doanh nghiệp với tính chất là các hoạt động thuộc quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp chứ chưa nhìn nhận chúng dưới góc độ cạnh tranh; chưa đề cập đến nhiệm vụ quản lý, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh. 2.2- Giai đoạn 2 (Từ năm 2004 đến nay) Ngày 3/12/2004, Luật Cạnh tranh được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 3 tháng 12 năm 2004 và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2005. Luật đã quy định về các hình thức tập trung kinh tế, các biện pháp kiểm soát TTKT, các hành vi vi phạm trong quản lý TTKT ở Việt Nam. Đây là văn bản Luật đầu tiên ở Việt Nam chính thức nhìn nhận các hoạt động TTKT dưới góc độ cạnh tranh và quy định nhiệm vụ quản lý TTKT để bảo vệ, thúc đẩy môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế. Năm 2005, có ba văn bản Luật và hai Nghị định đã được thông qua có quy định các vấn đề liên quan đến TTKT. Cụ thể là: Bộ Luật Dân sự năm 2005 đã đưa ra quy định về quyền sáp nhập và hợp nhất các doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân. Luật Doanh nghiệp năm 2005 có nhiều quy định có liên quan trực tiếp đến TTKT và quản lý TTKT bao gồm: quy định về việc mua lại tài sản được coi là hành vi tạo lập quyền kiểm soát, chi phối doanh nghiệp khác; các quy định về đến thủ tục đăng ký kinh doanh, tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển nhượng vốn góp, mua bán cổ phần trong pháp luật về doanh nghiệp; Các quy định về nghĩa vụ thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn của công ty TNHH, thông báo tiến độ góp vốn cổ phần của công ty cổ phần; Nghĩa vụ đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh về việc có cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên…Những quy định trên giúp cho việc điều tra thông tin về các vụ tập trung kinh tế được thuận tiện, nhanh chóng. Luật Đầu tư năm 2005 quy định hoạt động tập trung kinh tế bao gồm: thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Cạnh tranh Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ Quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh Năm 2006, đã có một văn bản Luật chuyên ngành và ba Nghị định được ban hành có quy định về TTKT, đó là: Luật Chứng khoán năm 2006 đã quy định các trường hợp doanh nghiệp muốn mua trên thị trường chứng khoán phải gửi “đăng ký chào mua” tới Uỷ ban Chứng khoán nhà nước. Ngoài ra, Luật này còn quy định việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ. Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 Về đăng ký kinh doanh Nghị định 101/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư Năm 2007, Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ đựơc ban hành nhằm dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp. Như vậy, có thể nhận định rằng các quy định về TTKT và quản lý TTKT ở Việt Nam hiện nay tương đối toàn diện và đồng bộ. Luật Cạnh tranh là văn bản Luật chính trong quản lý TTKT. Một số quy định trong Luật Cạnh tranh đã được đưa vào các văn bản Luật trong các lĩnh vực chuyên ngành. Vậy trên thực tế, quản lý TTKT được tổ chức thực hiện như thế nào và đã đạt được những kết quả gì? 3- Công tác quản lý TTKT ở Việt Nam Công tác quản lý TTKT ở Việt Nam có sự phân công nhiệm vụ cụ thể giữa hai cơ quan quản lý cạnh tranh là Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng Cạnh tranh. Trong đó: Cục Quản lý cạnh tranh thực hiện những chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong quản lý TTKT bao gồm: + Kiểm soát quá trình TTKT thông qua các thủ tục thông báo TTKT và thủ tục miễn trừ đối với các vụ TTKT bị cấm. + Tiếp nhận, điều tra các vụ TTKT và chuyển báo cáo điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc TTKT đến Hội đồng Cạnh tranh. Hội đồng Cạnh tranh thực hiện chức năng xử lý vụ việc về TTKT. Trong quá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ căn cứ vào các quy định trong Luật Cạnh tranh. Có ba căn cứ pháp lý cơ bản như sau: Thứ nhất, Ngưỡng áp dụng. Gồm ngưỡng thông báo TTKT và ngưỡng cấm TTKT. Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế: doanh nghiệp TTKT có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan hoặc doanh nghiệp sau khi thực hiện TTKT không thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa thì bắt buộc phải thông báo TTKT đến Cục Quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành TTKT. Ngưỡng cấm tập trung kinh tế: Nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia TTKT chiếm trên 50% thị phần trên thị trường liên quan và không thuộc các trường hợp miễn trừ theo quy định việc thực hiện TTKT sẽ bị cấm. Bên cạnh đó cũng có một số ngưỡng áp dụng trong các giao dịch trên thị trường chứng khoán được quy định trong Luật chứng khoán năm 2006 nhằm kiểm soát tập trung kinh tế. Theo đó, tổ chức cá nhân nắm giữ trực tiếp, hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng (trở thành cổ đông lớn của công ty đại chúng) phải báo cáo cho công ty đại chúng, Uỷ ban Chứng khoán nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán, hay Trung tâm Giao dịch chứng khoán nơi cổ phiếu của công ty dại chúng đó được niêm yết. Việc quy định các ngưỡng áp dụng này là một sự lượng hoá quy định về phạm vi các vụ việc tập trung kinh tế được kiểm soát. Cục Quản lý cạnh tranh sẽ tiến hành điều tra về vụ TTKT và đối chiếu với các ngưỡng áp dụng trên để đưa ra kết luận vụ TTKT có được tiến hành hay không. Thứ hai: Các quy định về miễn trừ. Các quy định về miễn trừ được sử dụng làm căn cứ để xem xét đối với các hành vi TTKT bị cấm theo quy định của Luật Cạnh tranh. Cục Quản lý cạnh tranh sẽ điều tra vụ TTKT và tham chiếu với hai trường hợp miễn trừ sau: - Một hoặc nhiều bên tham gia TTKT đang trong nguy cơ giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản. - Việc TTKT giúp mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế- xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. Trong quá trình điều tra về vụ TTKT, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ yêu cầu các bên tham gia TTKT và các cơ quan quản lý ngành có liên quan cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình điều tra. Bên cạnh đó, Cục Quản lý cạnh tranh và Bộ trưởng Bộ Công thương sẽ tổ chức các hình thức lấy ý kiến của các cơ quan liên quan. Điều này nâng cao hiệu quả của quá trình điều tra vụ việc và làm cho các quyết định của Cục Quản lý cạnh tranh có hiệu lực cao hơn. Thứ ba: Các hành vi vi phạm TTKT và chế tài xử lý. Các hành vi vi phạm TTKT bao gồm: + Tiến hành TTKT không thông báo đến Cục Quản lý cạnh tranh trong trường hợp vụ việc thuộc ngưỡng thông báo TTKT. + TTKT trong trường hợp bị cấm và không thuộc trường hợp miễn trừ hoặc thuộc trường hợp miễn trừ nhưng chưa có quyết định thông qua của Cục Quản lý cạnh tranh về trường hợp miễn trừ đó. Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ tiến hành điều tra. Sau khi có kết luận chính thức về các hành vi vi phạm, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc và báo cáo điều tra đến Hội đồng Cạnh tranh. Hội đồng Cạnh tranh sẽ tiến hành xử lý vi phạm. Các biện pháp xử phạt gồm hai nhóm biện pháp sau: + Nhóm biện pháp xử phạt hành chính: bao gồm các biện pháp từ cảnh cáo đến phạt tiền và mức tiền phạt tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Các mức phạt được quy định chi tiết đối với các hành vi vi phạm TTKT khác nhau trong Mục 3, chương II, Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 về xử phạt vi phạm pháp Luật trong lĩnh vực cạnh tranh. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể chịu các hình thức phạt bổ sung như: thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh tuỳ thuộc vào các hành vi vi phạm và mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra. + Nhóm biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm: áp dụng đối với các doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm như: chia tách các doanh nghiệp đã sáp nhập đã có hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện sáp nhập; loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh và các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm... Như vậy, công tác quản lý TTKT ở Việt Nam đã có sự phân công trách nhiệm khá rõ ràng giữa hai cơ quan quản lý cạnh tranh. Bên cạnh đó, công tác quản lý TTKT đã bước đầu có sự tham gia hỗ trợ thông tin, đóng góp ý kiến của các cơ quan quản lý ngành có liên quan. Sự tham khảo ý kiến của các cơ quan liên quan đã bước đầu mang lại những hiệu quả nhất định trong công tác quản lý TTKT ở Việt Nam. Những phân tích trên đây đã cho thấy một bức tranh chung về TTKT và quản lý TTKT ở Việt Nam. Vậy, quản lý TTKT đã đạt được những kết quả và còn những tồn tại gì cần khắc phục? Những thành tựu và hạn chế trong quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam thời gian qua Thành tựu Qua phân tích về thực trạng TTKT và quản lý TTKT ở Việt Nam, có thể thấy quản lý TTKT ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu sau đây: Thành tựu về về cơ sở pháp lý quản lý TTKT Cơ sở pháp lý quản lý TTKT ở Việt Nam đã đạt được hai thành tựu cơ bản sau: Thứ nhất, cơ sở pháp lý quản lý TTKT tương đối toàn diện: + Bên cạnh các văn bản Luật, cơ sở pháp lý quản lý TTKT còn bao gồm các văn bản dưới luật (chính là các Nghị định) quy định chi tiết và hướng dẫn thực thi các văn bản Luật đã ban hành. + Tính toàn diện của cơ sở pháp lý quản lý TTKT còn thể hiện ở các vấn đề được đề cập trong các văn bản pháp luật. Đó là: Các hình thức TTKT; các căn cứ quản lý TTKT (như các quy định về thông báo TTKT, về các trường hơp miễn trừ, về các hành vi vi phạm trong quản lý TTKT và những biện pháp xử lý, ...); hoạt động TTKT có vốn đầu tư nước ngoài; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về TTKT đều đã được đề cập đầy đủ trong Luật Cạnh tranh và được cụ thể hoá trong một số văn bản luật chuyên ngành (Luật chứng khoán, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, ...). Thứ hai, các quy định quản lý TTKT đã đảm bảo nguyên tắc hỗ trợ và nguyên tắc tương hợp trong quản lý TTKT. Hệ thống các văn bản luật và các văn bản dưới luật đều đã ghi nhận, bảo vệ hoạt động TTKT với tính chất là quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời quy định các ngưỡng kiểm soát TTKT để bảo vệ, thúc đẩy môi trường cạnh tranh. Điều này đảm bảo việc hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển kinh tế. Một điểm đáng chú ý nữa đó là Luật Cạnh tranh có quy định về biện pháp khắc phục đối với các vi phạm về TTKT bên cạnh các biện pháp xử phạt hành chính. Đây chính là một quy định tương hợp với thị trường. Thành tựu về cơ quan quan quản lý TTKT Việc xây dựng và tổ chức các cơ quan quản lý TTKT ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu cơ bản sau đây: Thứ nhất: về cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh: Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh đã được xây dựng theo hướng “chuyên môn hoá” và phù hợp với các chức năng, nhiệm vụ của Cục. Cục đã tổ chức sáu ban chuyên môn tương ứng với sáu nhiệm vụ cơ bản của Cục đảm nhiệm. Thứ hai: về các cán bộ của Cục Quản lý cạnh tranh: Các cán bộ lãnh đạo của Cục được bổ nhiệm đều là các cán bộ đã có nhiều kinh nghiệm quản lý. Đội ngũ công chức, viên chức của Cục đang dần được hoàn thiện về số lượng và nâng cao về trình độ. Thứ ba: về cơ cấu tổ chức của Hội đồng Cạnh tranh: Các thành viên Hội đồng Cạnh tranh được lựa chọn để thành lập Hội đồng xử lý trong mỗi vụ việc cụ thể. Đây là một sự linh hoạt trong cách tổ chức hoạt động, phù hợp với nhiệm vụ xử lý các vụ việc về cạnh tranh của Hội đồng. Thành tựu về công tác quản lý TTKT Công tác quản lý TTKT ở Việt Nam thời gian qua đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận sau đây: Thứ nhất, bước đầu kiểm soát được các hoạt động TTKT: + Cục Quản lý cạnh tranh kiểm soát được một số vụ TTKT. Trong năm 2007, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiếp nhận 01 hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đối với trường hợp một doanh nghiệp của Thái Lan mua lại một công ty trong nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hóa chất – nhựa chuyên dụng thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Năm 2008, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiếp nhận 02 Hồ sơ tập trung kinh tế thuộc loại hình mua lại và hợp nhất trong lĩnh vực điện tử và giấy. + Cục Quản lý cạnh tranh cũng đã phát hiện một số dấu hiệu vi phạm và tiến hành điều tra đối với một vụ TTKT không nộp hồ sơ thông báo tới Cục. Các cuộc điều tra không chính thức như vậy là một biện pháp hiệu quả trong việc kiểm soát và phát hiện sớm các hành vi vi phạm về TTKT. Thứ hai, ngăn chặn một số hành vi vi phạm về TTKT: Từ khi thành lập, Cục Quản lý Cạnh tranh cũng đã tiến hành tham vấn cho khá nhiều doanh nghiệp trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp trong các ngành bán lẻ, hoá chất, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin, dịch vụ giải trí (khoảng 20 vụ TTKT). Thủ tục tham vấn không chính thức này giúp các doanh nghiệp tránh được các hành vi vi phạm về TTKT trước khi tiến hành thủ tục thông báo TTKT đến Cục Quản lý cạnh tranh. Thứ ba, công tác phổ biến pháp luật về TTKT tới các lĩnh vực hoạt động chuyên ngành đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần điều chỉnh các quyết định của những cơ quan quản lý ngành và chiến lược, hành vi của các doanh nghiệp cho phù hợp với các quy định pháp luật trong quản lý tập trung kinh tế. Thứ tư, quá trình điều tra một số vụ việc có liên quan đến TTKT có nhiều thuận lợi do có sự phối hợp cung cấp thông tin từ phía các các cơ quan quản lý ngành. Thứ năm, Cục quản lý cạnh tranh đã rất tích cực tham gia hợp tác quốc tế trong quản lý tập trung kinh tế. Gần đây, Cục Quản lý cạnh tranh- Bộ Công Thương đã tham gia là thành viên chính thức của “mạng lưới cạnh tranh quốc tế- CNN- Competition National Network”. Bên cạnh đó, Cục Quản lý cạnh tranh thường xuyên tham gia hợp tác trong các dự án quốc tế. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quản lý TTKT ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Hạn chế trong công tác quản lý TTKT Qua nghiên cứu về TTKT và công tác quản lý TTKT ở Việt Nam, có thể nhận thấy ... vấn đề tồn tại như sau: Thứ nhất, chưa có sự phân biệt điều chỉnh đối với các hình thức TTKT khác nhau trong khi mức độ ảnh hưởng của các hình thức TTKT đó đối với cấu trúc thị trường và mức độ thiệt hại gây ra hoàn toàn khác nhau. Cụ thể là Luật Cạnh tranh chưa đề cập tới hình thức TTKT theo chiều dọc và dạng đường chéo. Thứ hai, kết quả kiểm soát TTKT còn hạn chế. Con số 01 vụ TTKT được thông báo tới Cục Quản lý cạnh tranh trong năm 2007 còn nhỏ so với tổng số 113 vụ TTKT với tổng giá trị giao dịch là 1,753 tỷ USD và chưa tương xứng với sự gia tăng thị phần rất lớn trong một số ngành (như trong bảng 3.3 ở trên) Thứ ba, một số quyết định quản lý ngành còn mâu thuẫn với các quy định quản lý tập trung kinh tế trong Luật Cạnh tranh. Để có thể đưa ra những biện pháp khắc phục những hạn chế này, cần thiết phải phân tích các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên có thể kể đến các nguyên nhân từ phía các cơ chế chính sách và những nguyên nhân về tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý TTKT. 3.1- Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý TTKT Về phía cơ quan quản lý TTKT: do mới được thành lập từ năm 2006, thời gian hoạt động chưa nhiều và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh còn đang trong quá trình đi vào ổn định và phát triển trong đó có việc phát triển một đội ngũ nhân lực đáp ứng những nhiệm vụ quản lý TTKT được quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2004 và các nhiệm vụ ngày càng phức tạp đặt ra trong thực tiễn quản lý TTKT. Quyền hạn của Cục Quản lý cạnh tranh còn hạn chế. Chẳng hạn như trong các trường hợp miễn trừ, Luật Cạnh tranh mới có những quy định tổng quát về vấn đề này, nhưng Cục Quản lý cạnh tranh lại chưa được giao quyền xây dựng các nội dung thẩm tra và pháp lý hoá các quy định đó. Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý TTKT với các cơ quan quản lý trong các lĩnh vực khác như: cơ quan đăng ký kinh doanh, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, ... chưa chặt chẽ. 3.2- Nguyên nhân từ phía các cơ chế chính sách Quy định về các ngưỡng áp dụng tính theo “thị phần kết hợp” của doanh nghiệp tham gia TTKT trên thị trường liên quan là rất khó để xác định. Hơn nữa, việc xác định thị trường liên quan lại có sự khác biệt lớn giữa các ngành khác nhau và phụ thuộc vào đặc tính của sản phẩm, độ co giãn của cầu theo giá, ... Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý TTKT trong việc xác định đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế cho rằng họ không thuộc ngưỡng phải thông báo tập trung kinh tế trong khi các vụ TTKT đó có thể gây ra những hạn chế cạnh tranh nhất định. Các trường hợp miễn trừ đã được quy định trong Luật Cạnh tranh và trong Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Cạnh tranh như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, các quy định đó còn ở mức độ nhận dạng chung chứ chưa có các quy định định lượng cụ thể, rõ ràng. Đồng thời, Luật cũng chưa có các quy định trao quyền cho Cục Quản lý cạnh tranh trong việc xây dựng các nội dung thẩm tra trong thủ tục thông báo TTKT và các thủ tục miễn trừ. Đây là một khó khăn trong công tác quản lý và cũng là “kẽ hở” tạo điều kiện cho các hành vi tiêu cực trong quản lý TTKT. Các hướng dẫn TTKT bao gồm các quy định có nội dung khái quát và mang tính nguyên tắc trong mục 3 chương II Luật Cạnh tranh, và tại Mục 5, Chương II – Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 09 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh. Và hiện nay vẫn chưa có những văn bản hướng dẫn chi tiết hơn nữa việc thực thi Luật Cạnh tranh cũng như các văn bản hướng dẫn riêng đối với hoạt động TTKT. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân của thực trạng Luật Cạnh tranh chưa được phổ biến sâu rộng tới các cơ quan quản lý ngành, các doanh nghiệp từ đó dẫn đến những hành vi vi phạm do thiếu hiểu biết về Luật cạnh tranh, chủ yếu là những vi phạm về thông báo TTKT và nhiều quyết định quản lý ngành vẫn chưa thống nhất với Luật Cạnh tranh. Bên cạnh đó, sở dĩ chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý ngành và cơ quan quản lý TTKT là do trong hệ thống pháp lý điều tiết TTKT còn thiếu một cơ chế gắn kết giữa cơ quan quản lý cạnh tranh với các cơ quan quản lý ngành nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả của công tác quản lý TTKT. Các quy định trong các văn bản luật chuyên ngành và trong Luật Cạnh tranh còn chưa thống nhất. Vị trí, vai trò của TTKT và công tác quản lý TTKT còn chưa được thống nhất giữa các cơ quan quản lý ngành và cơ quan quản lý TTKT. Như vậy, qua nghiên cứu về thực tiễn TTKT và công tác quản lý TTKT ở Việt Nam, có thể thấy được những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế trong công tác quản lý TTKT của Việt Nam. Trước thực trạng đó, Việt Nam cần làm gì để tăng cường công tác quản lý TTKT, quản lý TTKT có hiệu quả, để phát huy những tác động tích cực của TTKT phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế và hạn chế những tác động tiêu cực của TTKT đến cấu trúc thị trường cạnh tranh của nền kinh tế? CHƯƠNG 4- KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TTKT Ở VIỆT NAM Xu hướng tập trung kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới 1- Gia tăng các vụ bán lại một phần doanh nghiệp nhằm mục tiêu tái cấu trúc doanh nghiệp và cắt giảm chi phí Trong giai đoạn mở rộng tín dụng năm 2006 – 2007, vay thương mại là nguồn vốn quan trọng của nhiều doanh nghiệp vì có thể tiếp cận tương đối thuận lợi và lãi suất cho vay vừa phải. Tuy nhiên, kể từ năm 2008, nguồn vốn này trở nên hạn chế do các nguyên nhân như tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, ngân hàng thương mại bị khống chế tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức 30%, lãi suất cho vay cao. Thị trường chứng khoán – một kênh huy động vốn khác – cũng suy giảm và không ổn định, do đó để có thể tiếp tục có vốn hoạt động, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm khoảng 90% số doanh nghiệp) đã tính toán tới phương án chào bán một phần vốn hoặc cả doanh nghiệp để tái cấu trúc và cắt giảm chi phí. 2- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua hình thức mua bán, sáp nhập doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng lên Một số ngành được dự báo là sẽ có hoạt động TTKT diễn ra sôi động của các nhà đầu tư nước ngoài như: ngân hàng, tài chính, chứng khoán, phân phối, bán lẻ, dược phẩm, bất động sản, hàng không. 3- Xu hướng xuất hiện nhiều vụ tập trung kinh tế đến ngưỡng phải thông báo và ngưỡng bị cấm Trong thời gian vừa qua, trên thế giới đã có một loạt các vụ sáp nhập lớn mà trong đó, các bên tham gia đều có công ty con hoặc chi nhánh tại Việt Nam, ví dụ như Alcatel – Lucent, ICI – Akzo Nobel,… Nhiều công ty đã chiếm lĩnh được thị phần lớn, thậm chí có thể đã có thị phần chi phối trên thị trường Việt Nam. Đã xuất hiện nhiều trường hợp các công ty tự tuyên bố hoặc quảng bá về thị phần lớn đối với các sản phẩm của mình. Đây là những điều các doanh nghiệp hết sức lưu ý vì trong thời gian sắp tới Cục QLCT sẽ tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các trường hợp có thị phần đạt và vượt ngưỡng 30% trên thị trường liên quan. Cục QLCT có thể điều tra nếu nhận được khiếu nại của bên thứ ba hoặc tự tiến hành nếu phát hiện thấy có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh. 4- Các hình thức thực hiện tập trung kinh tế sẽ ngày càng đa dạng hơn Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, xu hướng các tập đoàn đa quốc gia thâm nhập vào thị trường Việt Nam là rất lớn. Các hình thức thâm nhập cũng đa dạng hơn. Tùy thuộc vào mục tiêu, cấu trúc sở hữu, lợi thế so sánh, đặc điểm quản trị, văn hóa công ty của các công ty trong giao dịch sẽ có các cách thức thực hiện thâu tóm và sáp nhập khác nhau. Một số cách phổ biến thường là: Chào mua công khai; lôi kéo cổ đông bất mãn với Hội đồng quản trị; thương lượng với Hội đồng quản trị và Ban điều hành; mua dần cổ phiếu thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán; mua tài sản của công ty; trao đổi cổ phần để nắm giữ cổ phiếu chéo lẫn nhau... 5- Xu hướng TTKT tiếp tục tăng lên trong ngành phân phối, bán lẻ Hiện nay thị trường bán lẻ Việt Nam ước đạt 20 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20%, cộng với số lượng người tiêu dùng trẻ hàng nhất châu Á, hoạt động cạnh tranh chưa gay gắt bằng các thị trường khác trong khu vực là cơ hội mở rộng thị trường hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ toàn cầu. Trong năm 2007, người Việt Nam đã chi gần 45 tỷ USD cho mua sắm và tiêu dùng. Trong khi đó 5 nhà bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam hiện chỉ có dưới 3% thị phần. Tuy nhiên, việc tự thành lập cơ sở kinh doanh tại Việt Nam không phải là điều dễ dàng đối với các nhà phân phối, bán lẻ nước ngoài. Theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá, các nhà đầu tư được đầu tư thực hiện quyền phân phối theo hình thức liên doanh giữa nước ngoài và trong nước, với vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49% vốn điều lệ; kể từ ngày 1/1/2008 không hạn chế tỷ lệ góp vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được đầu tư theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài kể từ ngày 1/1/2009. Quyền phân phối của các nhà đầu tư được gắn liền với quyền được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất. Tuy nhiên, việc lập thêm cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế như số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường... Đây chính là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài (gồm cả các nhà đầu tư mới và nhà đầu tư hiện đang kinh doanh tại Việt Nam) sẽ nghiêng về con đường mua lại, sáp nhập các công ty phân phối, siêu thị trong nước để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Nhìn chung, các xu hướng TTKT trong thời gian tới ở Việt Nam có tác động hai chiều đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam. Xu hướng gia tăng các vụ TTKT tạo điều kiện tái cấu trúc các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế, phù hợp với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Đồng thời, xu hướng các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua các hình thức TTKT sẽ giúp thu hút thêm các nguồn lực như vốn, khoa học- công nghệ cho sự phát triển kinh tế. Đó chính là những cơ hội mới đặt ra cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, các xu hướng TTKT trong thời gian tới cũng đặt ra những thách thức đối với việc bảo vệ và thúc đẩy môi trường cạnh tranh, từ đó gián tiếp tác động hạn chế đến sự phát triển kinh tế. Sự gia tăng các vụ TTKT cũng như xu hướng TTKT với các hình thức đa dạng hơn đòi hỏi có sự tăng cường quản lý TTKT nhằm đảm bảo môi trường kinh tế cạnh tranh- điều kiện tiên quyết cho một nền kinh tế phát triển một cách năng động, hiệu quả. Trước những cơ hội cũng như những thách thức mới đặt ra, việc tăng cường công tác quản lý TTKT ở Việt Nam nhằm hạn chế những thách thức và nắm bắt tốt các cơ hội, là nhiệm vụ quan trọng được đặt ra cho Việt Nam. Trên cơ sở những phân tích về thực trạng TTKT, công tác quản lý TTKT thời gian qua và những nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới, trên tinh thần học hỏi kinh nghiệm quốc tế về quản lý TTKT, tôi xin kiến nghị một số giải pháp tăng cường công tác quản lý TTKT ở Việt Nam trong thời gian tới như sau: II- Kiến nghị tăng cường công tác quản lý TTKT ở Việt Nam thời gian tới 1- Về cơ quan quản lý TTKT Cục Quản lý Cạnh tranh cần xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm các vụ tập trung kinh tế có khả năng gây hạn chế cạnh tranh đáng kể. Cục Quản lý cạnh tranh cần phát triển hơn nữa các dịch vụ phát triển thông tin và dữ liệu về cạnh tranh trong đó bao gồm hệ thống thông tin về tập trung kinh tế để phổ biến sâu rộng hơn nữa Luật Cạnh tranh và các chính sách quản lý tập trung kinh tế khác. Cần tăng cường sự hợp tác, trao đổi thông tin giữa Cục Quản lý Cạnh tranh và các cơ quan quản lý ngành trong các buổi toạ đàm, trao đổi nhằm thống nhất quan điểm trong quản lý ngành với các quy định trong quản lý tập trung kinh tế. Tăng cường sự hợp tác giữa cơ quan quản lý cạnh tranh với các cơ quan quản lý cạnh tranh quốc tê, các tổ chức quản lý cạnh tranh quốc tế nhằm học hỏi kinh nghiệm quản lý tập trung kinh tế cũng như hợp tác trong công tác quản lý tập trung kinh tế có yếu tố nước ngoài. Thực thi nghiêm khắc các chế tài được quy định trong điều kiện xu thế TTKT đang biến đổi ngày càng phức tạp nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh. 2- Về cơ chế pháp lý quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam Cần hoàn thiện các quy định pháp lý về ngưỡng kiểm soát tập trung kinh tế và ngưỡng cấm tập trung kinh tế theo hướng quy định chi tiết hơn cho các hình thức tập trung kinh tế khác nhau và theo tiêu chí thị phần kết hợp với doanh thu thuần hoặc tài sản của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. Các quy định về miễn trừ cũng cần được quy định cụ thể hơn, đảm bảo tính công bằng trong quản lý TTKT. Cần hoàn thiện khung pháp lý quy định chi tiết hơn các hành vi tập trung kinh tế, ngưỡng kiểm soát, đối với tập trung kinh tế có yếu tố nước ngoài đặc biệt là các hành vi thâu tóm của các công ty đa quốc gia. Cần có các văn bản hướng dẫn chi tiết hơn nữa thi hành Luật Cạnh tranh đặc biệt là các văn bản hướng dẫn việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Trong thời gian tới, xu hướng sẽ xuất hiện những trường hợp TTKT dưới những hình thức phức tạp hơn. Vì vậy, cơ quan quản lý cạnh tranh cần nghiên cứu và đề xuất với chính phủ những biện pháp hoàn thiện khung pháp lý về TTKT, đặc biệt là bổ sung và hoàn thiện các quy định kiểm soát TTKT theo chiều dọc và dạng đường chéo. Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống thông tin gắn kết giữa cơ quan quản lý cạnh tranh với các cơ quan quản lý ngành nhằm nâng cao hiệu quả giám sát, kiểm soát hoạt động TTKT, đảm bảo phát hiện đầy đủ, kịp thời những hành vi vi phạm liên quan đến TTKT và tổ chức điều tra các hành vi vi phạm theo quy định của Pháp luật. KẾT LUẬN Với mục tiêu của chuyên đề là nghiên cứu một cách hệ thống về TTKT và công tác quản lý TTKT về lý luận và thực tiễn, nhằm đưa ra những kiến nghị tăng cường công tác quản lý TTKT ở Việt Nam. Chuyên đề dự kiến giải quyết một số vấn đề sau: hệ thống một khung lý thuyết chung về TTKT; tổng hợp bức tranh về thực trạng tập trung kinh tế cũng như những thành tựu, hạn chế trong công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam thời gian qua; dự báo xu hướng tập trung kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới; phân tích những tác động của những xu hướng TTKT đó đối với sự phát triển kinh tế và rút ra những yêu cầu chung đối với công tác quản lý TTKT ở Việt Nam thời gian tới; từ đó kiến nghị một số giải pháp tăng cường công tác quản lý TTKT ở Việt Nam trong thời gian tới. Dù đã cố gắng nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống theo logic của những vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Bộ Công thương- Cục Quản lý cạnh tranh (2009), Báo cáo tập trung kinh tế tại Việt Nam- Hiện trạng và dự báo, Hà Nội. Bộ Công thương- Cục Quản lý cạnh tranh (2007), Kiểm soát tập trung kinh tế- Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội. Bộ Công thương- Cục Quản lý cạnh tranh (2007), Hội thảo- Kiểm soát tập trung kinh tế thông qua các giao dịch trên thị trường chứng khoán, Hà Nội. Bộ Thương mại- Cục Quản lý cạnh tranh (2005), Thực thi Luật Thương mại lành mạnh ở Đài Loan- Các vụ điển hình (Tập 1 + Tập 2), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Bộ Công thương- Cục Quản lý cạnh tranh, Trung tâm Nghiên cứu phát triển quốc tế IDRC (2009), Báo cáo Pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hành vi phản cạnh tranh trong hệ thống phân phối dược phẩm tại thị trường Vịêt Nam, Hà Nội. Bộ Thương mại- Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Phát triển Quốc tế Anh DFID (2008), Khuôn khổ đánh giá cạnh tranh- Hướng dẫn nghiệp vụ nhằm xác định rào cản đối với cạnh tranh ở các nước đang phát triển, Hà Nội. Bộ Công thương (2007), Rà soát phục vụ việc tổng kết công tác cải cách thể chế của Bộ Công thương, Hà Nội. Bùi Nguyễn Anh Tuấn- Cục Quản lý cạnh tranh- Đại học tổng hợp Leeds (Vương Quốc Anh) (2008), Tập trung kinh tế và xác định cấu trúc thị trường, Hà Nội Chính phủ, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh, Hà Nội. Chính phủ, Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Hà Nội. Chính phủ, Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Cạnh tranh, Hà Nội. Chính phủ, Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh, Hà Nội. Nguyễn Hữu Huyên- Vụ Hợp tác quốc tế- Bộ Tư pháp (2009), Nguyên tắc tỷ lệ trong luật cạnh tranh, Hà Nội. Phạm Trí Hùng, Nguyễn Văn Chân (2007), Khung pháp lý điều tiết sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam, Hà Nội. Phạm Văn Vận, TH.S Vũ Cương (2006), Giáo trình Kinh tế công cộng, Nxb Thống kê, Hà Nội. Quốc hội, Luật của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 27/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 về cạnh tranh, Hà Nội. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. TIẾNG ANH Japan Fair Trade Commission (2008), Guidelines To Application Of The Antimonopoly Act Concerning Review Of Business Combination, Tokyo. The Federal Trade Commission (2005, 2006, 2007, 2008), Standing Up For Consumer And Competition, Washington.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21865.doc
Tài liệu liên quan