Đề tài Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần vincom

I. PHÂN TÍCH VĨ MÔ, VI MÔ A. KINH TẾ THẾ GỚI 1. Tình Hình Kinh Tế Thế Giới Nền kinh tế thế giới trong thời gian qua biến động mạnh mẽ. Chưa kịp phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 ở mỹ rồi lan rộng ra toàn cầu, tiếp tục phải chịu những tác động xấu từ cuộc khủng hoảng nợ công ở hy lạp và các nước châu Âu năm 2010, kế tiếp đó là sự bất ổn về chính trị ở khu vực trung đông ảnh hưởng đến giá dầu thô và sự biến động bất thường của giá vàng Hàng loạt những tác động đó đã làm cho nền kinh tế thế giới phải điêu đứng. Điểm qua một số nét về tình hình kinh tế thế giới thời gian qua, cho ta bức tranh sinh động và đáng suy ngẫm. Kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm nay vẫn tiếp tục đà phục hồi nhưng không đồng đều giữa các khu vực và các quốc gia, các quốc gia đang phát triển và mới nổi tiếp tục đà phục hồi kinh tế mạnh mẽ, đóng vai trò là động lực tăng trưởng toàn cầu. a. Bất ổn vĩ mô Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới (WEO) tháng 6-2011 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã điều chỉnh giảm các số liệu dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển cũng như mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2011 so với dự báo mà tổ chức này đưa ra tại WEO tháng 4/2011. Theo dự báo mới, mặc dù kinh tế thế giới tăng trưởng 4,3% trong quí I-2011, giảm nhẹ trong quí II-2011 và có khả năng tăng nhanh hơn trong 6 tháng cuối năm nhưng dự kiến tốc độ tăng trưởng cả năm 2011 chỉ đạt 4,3% (điều chỉnh giảm 0,1%). Tăng trưởng GDP của các nước phát triển trong năm 2011 dự kiến đạt 2,2% (điều chỉnh giảm 0,1%); trong đó kinh tế Mỹ, khu vực Euro và Nhật Bản dự báo tăng trưởng lần lượt ở mức 2,5%, 2,0% và âm 0,7%. Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển và mới nổi tiếp tục đà phục hồi kinh tế mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng dự báo ở mức cao, đạt 6,6% (điều chỉnh tăng 0,1 %); Trung Quốc, Ấn Độ được dự báo tăng trưởng lần lượt là 9,6% và 8,2% b. Nguy cơ lạm phát Lạm phát ở các quốc gia phát triển có dấu hiệu tăng nhanh hơn các quốc gia đang phát triển. Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so với cùng kỳ năm trước tính đến cuối tháng 5-2011 tại Mỹ là 3,6%, cao nhất kể từ tháng 7/2008, tại Anh là 4,5%, Singapore là 4,48%, Canada là 3,7%; tính đến cuối tháng 6-2011 tại khu vực Eurozone là 2,7% và tại Hàn Quốc là 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó tại Trung Quốc, bất chấp rất nhiều các biện pháp thắt chặt tiền tệ như liên tiếp tăng các mức lãi suất chính sách, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc nhưng CPI của nước này tính đến cuối tháng 6-2011 vẫn tăng ở mức kỷ lục 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất trong vòng ba năm trở lại đây. Các nước đang phát triển khác như Nga, Ấn Độ, cũng có tốc độ tăng CPI tính đến cuối tháng 5 ở mức cao, lần lượt là 9,6%, 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái. I. PHÂN TÍCH VĨ MÔ, VI MÔ A. KINH TẾ THẾ GỚI 1. Tình Hình Kinh Tế Thế Giới 2. Dự Báo Kinh Tế Thế Giới B. KINH TẾ VIỆT NAM 1. Tình hình chung 2. Thực trạng thị trường bất động sản việt Nam trong năm 2011 3. Nhận định thị trường: C. SƠ NÉT VỀ CÔNG TY 1. Quá trình phát triển: 2. Tình hình hoạt động của công ty 3. Phân tích SWOT II: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH A. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1. Bảng cân đối kế toán 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh B. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ 1. Tỷ số thanh toán tổng quát 2. Tỷ số thanh toán hiện hành. 3. Tỷ số thanh toán nhanh 4. Tỷ số nợ 5. Tỷ số tự tài trợ 6. Nợ vay/vốn chủ sở hữu 7. Nợ vay/tổng tài sản 8. Tỷ số đầu tư vào tài sản cố định 9. Tỷ số TSLĐ trên TSCĐ 10. Số vòng quay kho 11. Kỳ thu tiền bình quân 12. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm Luận văn dài 41 trang

docx37 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2152 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần vincom, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
com sẽ đẩy mạnh thi công xây dựng các tổ hợp dự án Royal City, Times City, Vincom Village và Vincom Center A TP. Hồ Chí Minh theo đúng và vượt tiến độ đề ra. Để thực hiện khát vọng trở thành Tập đoàn bất động sản hàng đầu Việt Nam mang tiêu chuẩn Quốc tế, Vincom sẽ tiếp tục nghiên cứu và triển khai các kế hoạch huy động vốn trong và ngoài nước, phục vụ cho các dự án cụ thể, đồng thời tích cực mở rộng hợp tác với các đối tác lớn, có năng lực kinh nghiệm trong nước và Quốc tế. Mục tiêu phát triển của công ty: Trong định hướng nhằm trở thành thương hiệu hàng đầu về bất động sản cao cấp tại Việt Nam, hoạt động theo mô hình tập đoàn, Công ty CP Vincom còn tham gia góp vốn thành lập và giữ cổ phần chi phối vào hàng loạt các công ty bất động sản lớn tại Hà Nội như Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Địa ốc Hoàng Gia; Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng; Công ty bất động sản Viettronics... Ngoài ra, Vincom còn có nhiều dự án đang trong giai đoạn xúc tiến, lập phương án đầu tư tại các thành phố lớn khác tại Việt Nam và tiếp tục hướng tới mục tiêu lớn hơn: Phát huy những lợi thế và uy tín đã tạo dựng được trong nước để mở rộng kinh doanh BĐS ra khu vực Đông Nam Á và Châu Á, tạo nên hình ảnh một tập đoàn kinh doanh BĐS Việt nam đầy năng động và bản lĩnh trong con mắt bạn bè quốc tế. Phấn đấu đưa Vincom trở thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh với sự phát triển tổng lực từ nhiều hướng kinh doanh như kinh doanh tài chính ngân hàng, đầu tư các khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái, sân golf tiêu chuẩn quốc tế và khu nghỉ dưỡng cao cấp… Tầm vóc một doanh nghiệp thời hiện đại không chỉ thể hiện qua những chỉ số tăng trưởng mà còn thể hiện rất rõ qua việc doanh nghiệp thực thi trách nhiệm xã hội của mình... Quỹ Thiện Tâm ("Kind Heart Foundation"), được thành lập bởi Công ty Vincom. Thành lập từ năm 2006, đến nay, Quỹ Thiện Tâm đã dành hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho các hoạt động từ thiện, chăm sóc phụng dưỡng gần 1.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng trên 1.000 nhà tình nghĩa, xây trường học, hỗ trợ các hộ nghèo, các vùng bị thiên tai… Quỹ Thiện Tâm thường xuyên ủng hộ bệnh nhân nghèo, người già và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Quỹ Thiện tâm còn tổ chức và tham gia các chiến dịch như: “Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam” (tỉnh Thái Bình, năm 2007), “Đưa trẻ em vùng lũ trở lại trường” (Thừa Thiên – Huế, năm 2007), “Chăn ấm vùng cao” (tỉnh Hà Giang, năm 2007), “Ủng hộ các nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ” (Cần Thơ, năm 2007), “Nhà giàn cho các chiến sỹ ngoài hải đảo”, “Cứu trợ mùa giáp hạt” (tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Hà Giang vào tháng 6/2010)... Công ty Vincom và Quỹ Thiện Tâm đã tham gia sáng lập Quỹ đầu tư và phát triển tài năng bóng đá Việt Nam (PVF). Tháng 10/2009, Quỹ Thiện Tâm cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam khởi công xây dựng Trung tâm từ thiện Phật Tích tại quần thể văn hóa Phật giáo Phật Tích (Bắc Ninh), nhằm giúp đỡ người già cô đơn và trẻ mồ côi, đối tượng chính sách ở khu vực phía Bắc và cả nước. Năm 2008, Vincom vinh dự được trao tặng Giải thưởng Nhân Ái Việt Nam - giải thưởng tôn vinh những doanh nghiệp tiêu biểu có nhiều hoạt động nhân đạo vì cộng đồng. Là một doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực bất động sản, Công ty CP Vincom hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong quá trình thiết kế, xây dựng và khai thác các tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ cao cấp… Từ tòa tháp đầu tiên Vincom Center Hà Nội đến tòa nhà mới khai trương Vincom Center đều là những “Tòa nhà tiết kiệm năng lượng”. Với những công trình đang xây dựng, Công ty Vincom đều đặt ra mục tiêu tiết kiệm năng lượng và dành ra nhiều không gian xanh. Cụm tổ hợp 3 tháp Vincom Center Hà Nội: Vincom Center Hà Nội được thiết kế đặc biệt để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm năng lượng nhân tạo. Ba tòa tháp được lắp đặt hệ thống điều hòa đồng bộ, vận hành và điều khiển bằng phần mềm máy tính, hạn chế tối đa sự lãng phí năng lượng. Hệ thống thông gió đặt trên nóc giúp không khí trong tòa nhà luôn được lưu thông, nhiệt độ và độ ẩm tại các vị trí khá đồng đều. Năm 2008, Vincom Center Hà Nội vinh dự nhận giải thưởng “Tòa nhà tiết kiệm năng lượng”. Cụm tổ hợp Vincom Center TP.HCM: Vincom Center là tòa nhà “xanh” và tiết kiệm năng lượng đầu tiên của TP.HCM và Việt Nam theo đúng tiêu chuẩn thiết kế “kiến trúc xanh” – một trong những tiêu chí để đánh giá các công trình hàng đầu trên thế giới. Ngoài việc phát triển các không gian xanh bên trong và ngoài tòa nhà, chủ đầu tư còn sử dụng kính Low-E - một loại kính tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu, đang được sử dụng ngày càng phổ biến các nước phát triển. Toàn bộ thiết bị của Vincom Center sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường tiên tiến: hệ thống nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời; hệ thống xử lý nước không gây ô nhiễm môi trường; hệ thống thông gió và điều hòa không khí tiết kiệm năng lượng (của hãng Trane – Hoa Kỳ); hệ thống điều khiển thông minh của hãng (Johnson Control – Hoa Kỳ) Tổ hợp khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại, giáo dục và căn hộ Royal City: Tổ hợp Royal City có điểm nhấn là khu công viên cây xanh rộng 70.000m2, được thiết kế và phân bố hợp lý, mang tới cho cư dân và du khách một không gian thoáng, sạch và yên bình. Dự án địa ốc giữa lòng Hà Nội này được xây dựng theo tiêu chí kiến trúc sinh thái, vừa bảo vệ môi trường, vừa đem lại lợi ích cho cuộc sống của cộng đồng… Xây dựng những “Thiên đường Xanh giữa lòng thành phố” là một trong những mục tiêu của tập đoàn bất động sản hàng đầu Việt Nam Vincom đã hướng tới phát triển bền vững khi chú ý đến việc bảo vệ môi trường – một vấn đề nóng của thế giới, bên cạnh đó còn quan tam đến nhân cách đạo đức với hàng loạt hành động giúp đỡ và hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn. Chính những điều này sẽ tạo nền tảng vững chắc trong sự phát triển của công ty trong tương lai. Mặc dù tình hình kinh tế thế giới và quốc gia trong những năm qua gặp nhiều khó khăn (như đã phân tích ở trên), đặc biệt là lĩnh vực bất động sản đã phải chịu những ảnh hưởng nặng nề sau cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008, tuy nhiên sự phát triển của công ty có những tăng trưởng vượt bậc. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế không ngừng tăng lên, giá cổ phiếu tăng mạnh mặc dù thị trường chứng khoán quốc gia gần như bị đóng băng và thị trường nhà đất khá trầm lắng. Thành công của Vincom ngày hôm nay chính là việc đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Bên cạnh phát huy thế mạnh của công ty là lĩnh vực cho thuê văn phòng và trung tâm thương mại, công ty đang mở rộng các dự án về nhà ở, biệt thự; kinh doanh bất động sản, cho thuê máy móc, thiết bị công trình, kinh doanh khách sạn, dịch vụ vui chơi giải trí, ăn uống, làm đẹp; tư vấn đầu tư, quảng cáo. Với mục tiêu Phấn đấu đưa Vincom trở thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh với sự phát triển tổng lực từ nhiều hướng kinh doanh như kinh doanh tài chính ngân hàng, đầu tư các khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái, sân golf tiêu chuẩn quốc tế và khu nghỉ dưỡng cao cấp…, trong tương lai Vincom có khả năng giảm thiểu rủi ro từ những biến động của thị trường hơn các doanh nghiệp khác và có “khả năng chịu đựng” tốt hơn nếu như có sự tác động của các nhân tố vĩ mô trong nền kinh tế. Phân tích SWOT Điểm mạnh: Là doanh nghiệp lớn với thương hiệu đã được khẳng định trong lĩnh vực xây dựng bất động sản đặc biệt đi tiên phong trong kinh doanh bất động sản cao cấp. Nguồn vốn của doanh nghiệp lớn với việc gia tăng vốn sở hữu tăng hơn 3 lần từ năm 2009 đến năm 2010 (từ 2,067 tỷ lên 6,843 tỷ). Đây là một lợi thế cực kỳ lớn đối với các công ty kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, nhất là trong năm 2011, nhiều công ty trong lĩnh vực này rất khó khăn trong việc xoay vòng vốn. Các dự án hiện tại của Vincom đều là các dự án có vị trí đắc địa nằm ngay trung tâm Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Kinh doanh đa lĩnh vực với việc thời gian gần đây Vincom đã lấn sân sang lĩnh vực tài chính bằng việc sắp ra mắt “Vincom financial Tower” được xem như là Phố Wall của Việt Nam, đây được xem là sàn giao dịch chứng khoán có quy mô vào bậc nhất Việt Nam và khu văn phòng cho thuê tiện nghi và hiện đại. Tập hợp quản lý có trình độ cao. Năm 2007 là cột mốc đáng nhớ khi Tổng giám đốc công ty cổ phần Vincom nhận được “Giải thưởng Doanh nhân ASEAN” và Vincom được nhận “Sao Vàng Đất Việt 2007” Năm 2009 cũng là cột mốc đáng nhớ khi Vincom đã phát hành thành công 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế kỳ hạn 5 năm và trái phiếu này cũng được niêm yết tại Sàn giao dịch Chứng khoán Singapore ngay sau khi phát hành.Vincom trở thành doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được Sở Giao dịch chứng khoán Singapore chấp thuận về nguyên tắc cho phép niêm yết tại Singapore. Khẳng định sự vươn mình ra thị trường thế giới của tập đoàn này. Tiền thân là công ty cổ phần thương mại tổng hợp Việt Nam, một công ty có nguồn gốc nhà nước như vậy rất được ưu ái trong việc vay vốn cũng như các chính sách hỗ trợ khác. Vinpearland, một trong những công ty con của Vincom, một dự án nằm trong chiến lược phát triển Nha Trang của nước ta nên rất được ưu ái trong các chính sách, hằng năm Vipearland cũng đóng góp rất lớn trong tổng thu nhập của tập đoàn Vincom. Điểm yếu Nguồn vốn khá lớn nhưng cũng như những công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, tỷ lệ nợ vay là khá lớn(trên 70%). Điều này khiến Vincom phụ thuộc khá nhiều vào biến động của lãi suất thị trường. Các yếu tố đầu vào của công ty, như vật liệu xây dựng phục vụ cho lĩnh vực xây dựng cao cấp phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu vì vậy kéo theo sự phụ thuộc vào biến động tỷ giá. Thực tế trong thời gian gần đây cho thấy, phân khúc thị trường bất động sản giá trung bình và giá rẻ lên ngôi nhưng đây lại không phải là thế mạnh của Vincom. Cơ hội Nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là các khu đô thị vẫn còn cao. Theo Chiến lược phát triển đô thị của Việt Nam, diện tích đất đô thị sẽ tăng từ 105.000 Ha hiện nay lên đến 460.000 Ha vào năm 2020, tỷ lệ đô thị hoá28% hiện nay, dự kiến sẽ đạt tới khoảng 45% vào năm 2025 Đó là chưa kể trong tương lai, khi mà có sự giao thương tự do giữa các nước trong khối ASEAN (theo lộ trình là năm 2020), điều này rất hứa hẹn trong lĩnh vực nhà ở cũng như mảng cho thuê văn phòng. Theo như thông tin mới nhất từ Bộ tài chính, Ngành bất động sản đã được rút ra khỏi nhóm ngành phi sản xuất. Theo đó, lãi suất đi vay của ngành này sẽ giảm nhiều so với hiện tại. Đây là một thông tin rất có lợi cho Vincom cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Thách thức Diễn biến của lạm phát và vàng là 2 xu thế bất lợi nhất cho thị trường bất động sản trong thời gian tới. Tình hình cạnh tranh trong ngành ngày càng gắt gao đặc biệt là sự xuất hiện của các nhà đầu tư nước ngời với tiềm lực tài chính mạnh. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng cân đối kế toán Năm 2009, Khoản mục tài sản tăng hơn gấp đôi so với năm 2008, chủ yếu là sự gia tăng trong tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn gia tăng do sự tăng lên đáng kể của khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, tiền và các khoản tương đương tiền và khoản phải thu. Các khoản tương đương tiền tăng do công ty kí gửi vào ngân hàng trong thời hạn từ 1 tuần đến một tháng. Các khoản phải thu tăng do chính sách bán chịu của công ty.(điều này thể hiện rõ ở báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: doanh thu thuần là 1,974,446,241,603đ trong khi đó dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chỉ có 260,867,664,619đ. Đầu tư tài chính tăng do công ty mua thêm cổ phiếu trên thị trường, gửi tiền vào ngân hàng và cho các công ty con và công ty liên kết vay. Hàng tồn kho trong kì giảm do hầu hết đã được chuyển vào chi phí xây dựng dở dang cho dự án Eden và ECO. Tài sản dài hạn tăng gần gấp đôi do sự tăng thêm trong tài sản cố định, bất động sản đầu tư và các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Trong năm nay công ty đã mua mới thêm các thiết bị máy móc và xây dựng thêm nhà máy. Bên cạnh đó công ty còn được cấp phép xây dựng một dự án mới ở Hà Nội làm gia tăng quyền thực hiện dự án (tài sản cố định vô hình của công ty) và mua thêm một số phần mềm máy tính khác. Bất động sản đầu tư của công ty tăng do chí phí phát triển khu trung tâm thương mại cho thuê của tòa nhà Vincom Park Place. Công ty cũng đã tăng vốn đầu tư vào công ty liên kết và hoạt động liên doanh đồng kiểm soát, sự gia tăng vốn vào công ty cổ phần Vinpearlland, công ty cổ phần IGS và công ty điện tử Đống Đa. Một câu hỏi đặt ra cho chúng ta là công ty đã huy động nguồn vốn để gia tăng giá trị tài sản từ đâu? Nguồn vốn gia tăng tương đương tài sản là hơn tám nghìn tỷ nhưng nợ đã gia tăng hơn sáu nghìn tỷ, chứng tỏ công ty đã tài trợ phần lớn hoạt động bằng nợ vay. Nhìn lại vấn đề ở trên, các khoản tăng lên bên tài sản đa số là các khoản tiền gửi thanh toán và gửi ngắn hạn. Liệu điều này có thực sự đem lại hiệu quả cho công ty hay không trong tình hình lãi suất thị trường không thật sự khuyến khích các doanh nghiệp đi vay. Nợ ngắn hạn gia tăng không đáng kể, và chủ yếu là khoản nợ thuế của chính phủ năm nay và một phần hoãn lại của năm trước. Ngoài ra khoản mục phải trả nội bộ cũng gia tăng, chủ yếu là cổ tức cho các thành viên hội đồng quản trị của các công ty con. Nợ dài hạn gia tăng nhiều hơn mức tăng nợ ngắn hạn. Gia tăng do vay thêm từ ngân hàng, vay từ công ty cổ phần du lịch Vinpearlland nhưng chủ yếu là do công ty đã phát hành cổ phiếu huy động thêm ba nghìn tỷ, với ba đợt phát hành và có một loại trái phiếu chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo và thanh toán lãi suất cố định 6%/năm. Vốn chủ sở hữu gia tăng không đáng kể so với nợ vay. Vốn điều lệ gia tăng (phát hành thêm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi), không có khoản lợi nhuận giữ lại từ năm trước, công ty cũng đã mua lại 136,380 cổ phiếu quỹ trên thi trường. Cổ phiếu quỹ còn là cổ phiếu của công ty do các công ty con, công ty liên kết nắm giữ. Ngoài ra còn có một phần được trích lập vào quỹ dự phòng tài chính và lợi nhuận chưa phân phối. Công ty đã bổ sung thêm từ lợi nhuận hơn 1,028 tỷ. Xét đến lợi nhuận này chúng ta sẽ quay lại phần doanh thu và chi phí.Tổng doanh thu trong kỳ là 2.413.303.089.000đ, trong đó doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ(cho thuê bất động sản, bán căn hộ, cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư) chiếm đến 1.974.446.241.603đ. Chứng tỏ rằng trong năm nay hoạt động kinh doanh của công ty khá tốt. Tuy nhiên đầu tư tài chính gia tăng nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Lợi ích của cổ đông thiểu số tăng do chi trả cổ tức và phát sinh do hợp nhất kinh doanh với Nam Hà Nội và nhóm Đầu tư May Mắn. Sang năm 2010 quy mô công ty đã gia tăng đáng kể từ 14,313,365,056,807đ lên đến 26,146,849,247,419đ. Sự gia tăng này sẽ ảnh hưởng đến vị thế của công ty trên thương trường và giá cổ phiếu. Tuy nhiên muốn biết đó là tác động tốt hay xấu thì ta phải quan tâm đến sự tăng trưởng về quy mô có phải do bản thân nội tại của nó hay không? Xét về tài sản ngắn hạn đã có sự gia tăng đột biến thêm hơn sáu ngàn tỷ nhưng không giá trị tăng thêm không bằng tài sản dài hạn. Các khoản phải thu tăng lên năm lần chủ yếu từ khoản phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán và phải thu các bên liên quan (do việc chuyển nhượng cổ phần, tiền lãi phải thu, thu tiền bán dự án từ các dự án cho các công ty liên kết). Khoản mục hàng tồn kho tăng lên hơn 157 lần do dự án Vincom Center đã hoàn thành và sẵn sàng để bán, dự án Eden cũng đã thực hiện xong, bên cạnh đó công ty đang tiếp tục xây dựng thêm một số dự án khác với quy mô khá lớn. Tài sản dài hạn tăng hơn sáu nghìn tỷ, trong đó bất động sản đầu tư tăng đáng kể từ 530,434,148,042 năm 2009 lên mức 3,646,743,623,933. Sự gia tăng lên này chủ yếu do chi phí xây dựng của trung tâm thương mại và văn phòng của dự án Vincom Center và đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm nay và các tài sản khác như tòa nhà Vincom Park Place, Vincom City Tower, Vincom Center. Bên cạnh đó còn có sự gia tăng của các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chủ yếu là đầu tư vào công ty liên kết và các hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát, như Vinpearl Hội An, Du lịch Việt Nam, bê tông Ngoại Thương…Lợi thế thương mại tăng lên từ việc mua cổ phần của công ty Nam Hà Nội, mua cổ phần của PFV, mua thêm cổ phần trong chứng khoán Vincom. Vậy công ty đã gia tăng nguồn tài trợ bằng cách nào? Nguồn vốn tăng lên 12 nghìn tỷ nhưng nợ phải trả đã tăng lên hơn sáu nghìn tỷ với sự tăng lên gần bốn nghìn tỷ của nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn tăng do khoản mục người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế gtgt), các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác (thu tiền theo hợp đồng ứng vốn từ khách hàng) tăng lên. Khoản phải trả nội bộ cũng gia tăng: phải trả lãi vay cho công ty liên kết, thanh toán theo tiến độ cho căn hộ dự án Thành phố Hoàng Gia. Nợ dài hạn trong năm nay cũng tăng hơn hai nghìn tỷ, công ty đã vay từ công ty cổ phần Sinh Thái 1,406 tỷ, vay thêm ngân hàng 3 tỷ và phát hành thêm trái phiếu có tổng giá trị 500 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu trong năm tăng gần năm nghìn tỷ và lợi ích cổ đông thiểu số cũng tăng 1200 tỷ. Vốn này tăng lên do công ty đã phát hành thêm cổ phiếu với giá trị 1,279,979,990,000đ,thặng dư vốn cổ phần tăng thêm là 730,801,641,278đ. Ngoài ra công ty còn tái phát hành cổ phiếu quỹ (công ty Thành phố Hoàng Gia, công ty Thiên An và công ty Ngọc Việt đã tái phát hành 17,042,440 cổ phiếu Vincom ra thị trường với mức chênh lệch tri giá 285,308,753,711đ). Trong năm nay công ty không bổ sung vốn chủ sử hữu từ lợi nhuận. Như vậy trong năm 2010 công ty đã gia tăng cả nợ vay lẫn vốn chủ để tăng quy mô và thực chất sự gia tăng đó không phải do khả năng tự thân của công ty. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Năm 2009, doanh thu thuần gia tăng đáng kể từ 239,180,299,742đ lên mức 1,974,446,241,603đ, chủ yếu thu nhập có được từ việc bán các căn hộ mới và một phần doanh thu từ cho thuê bất động sản đầu tư và dịch vụ đi kèm, giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ 27.21% so với 25.38% năm 2008. Sang năm 2010 tỷ số này giảm xuống còn 23.93%.Như vậy đã có một số thay đổi nhỏ trong giá vốn hàng bán và nguyên nhân chính là do sự biến động về giá nguyên vật liệu. Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2009 gia tăng không đáng kể và sự gia tăng có được do sự chuyển nhượng cổ phần trong các công ty con và các công ty liên kết. Còn giá trị này đã có những thay đổi đáng kể trong năm 2010, tăng lên 1,280,461,859,797 so với mức 432,861,235,107đ năm trước đó, chủ yếu từ lãi tiền gửi, lãi từ các khoản cho vay, thu nhập từ hoạt động đầu tư, từ chuyển nhượng cổ phần trong công ty con và công ty liên kết. Điều này được giải thích bởi công ty đã gia tăng đầu tư tài chính ngắn hạn (trong đó khoản tiền gửi chiếm tỷ lệ khá cao) và dài hạn và chi phí tài chính cũng gia tăng đáng kể. Thu nhập khác tăng manj vào năm 2010, do phạt hợp đồng và lãi sát nhập công ty Sinh Thái. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ Loại tỷ số Công thức tính 2008 2009 2010 1 Thanh toán tổng quát Tổng tài sảntổng nợ 1.3688 1.3405 1.5758 2 Thanh toán hiện thời Tài sản lưu độngnợ ngắn hạn 2.1539 5.1322 2.5383 3 Thanh toán nhanh TSLĐ-HTKNợ ngắn hạn 2.1311 5.1224 2.1070 4 Tỷ số nợ Tổng nợ phải trảvốn kinh doanh 74.60% 83.78% 70.80% 5 Tỷ số tự tài trợ Vốn chủ sở hữuVốn kinh doanh 25.37% 16.20% 29.80% 6 Nợ vayVốn chủ sở hữu 2.6162 4.5374 1.706 7 Nợ vayTổng tài sản 65.08% 66.04% 44.51% 8 Tỷ số đầu tư vào TSCĐ TSCĐTổng TS 37.50% 31.05% 18.03% 9 Tỷ số TSLĐ trên TSCĐ TSLĐTSCĐ 1.05 1.69 2.82 10 Số vòng quay kho Doanh thu thuần từ BH&CCDVHTK BQ 53.39 121.94 4.68 11 Số vòng quay các KPT Tổng doanh thuKhoản phải thu BQ 1.53 3.22 1.59 12 Kỳ thu tiền BQ 360Số vòng quay KPTBQ 235 112 226 13 Doanh lợi tiêu thụ SP Lợi nhuận sau thuếDoanh thu 18.60% 45.65% 45.61% 14 ROI EBIT/ vốn kinh doanh bq 9,48% 16,02% 18,06% 15 ROA Lãi sau thuế cho CĐ thường / vkd bq 2,71% 8,84% 11,42% 16 ROE Lãi sau thuế cho CĐ thường/ vốn csh bq 7,47% 50,42% 51,85% Tỷ số thanh toán tổng quát Năm 2009 giảm so với năm 2008 nhưng không đáng kể là do tổng tài sản tăng và tổng nợ cũng tăng Tài sản tăng lên chủ yếu là do: Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng từ 1,630,484,681,839 đến 4,898,009,760,588 trong khi tiền và các khoản tương đương tiền lại giảm từ 26,847,972,877 xuống 1,426,939,327,932 chứng tỏ công ty đang chuyển các khoản tiền mặt nhàn rỗi của mình sang các khoản đầu tư tài chính Hàng tồn kho giảm 25,179,877,914 xuống 14,403,029,190 và các khoản phải thu ngắn hạn 489,253,962,383 tăng 1,007,793,360,822 trong khi doanh thu thuần tăng lên đáng kể từ 239.180.299.742 tới 1.974.446.241.603, trong năm 2009 công ty bán được nhiều hàng hơn Các tài sản dài hạn đều tăng lên Nợ tăng lên do: Phải trả người bán tăng từ 60,547,572,489 đến 146,078,448,800 bên cạnh đó giá vốn hàng bán tăng từ 60.710.735.035 đến 537.310.953.326 và đồng thời thuế và các khoản phải nộp nhà nước cũng tăng từ 10,190,514,801 đến 346,648,705,412-> công ty mua hàng của người bán nhiều mà chưa trả tiền nên khoản phải trả người bán tăng, doanh thu tăng bán được hàng nhiều và khoản chưa nộp thuế cũng nhiều. Nhìn chung trong năm 2009 thì nhu cầu vay nợ của công ty chủ yếu là đầu tư tài chính thêm vào là mua hàng để tăng doanh thu. Đây là nhu cầu hợp lý và đáng đầu tư vì như trên bảng báo cáo tài chính chúng ta thấy là doanh thu thuần đã tăng từ 239.180.299.742 đến 1.974.446.241.603 và doanh thu hoạt động tài chính tăng từ 413.039.174.035 đến 432.861.235.107 Năm 2010 thì tỉ số này tăng lên đạt 1.5758, nhu cầu vay nợ so với tổng tài sản giảm xuống nguyên do là tổng tài sản đã tăng từ 14,313,365,056,807 năm 2009 đến 26,146,849,247,419 bên cạnh đó tổng nợ cũng tăng từ 10,677,630,442,971 năm 2009 đến 16,593,209,101,230 con số này không đáng kể gì so với sự tăng lên của tổng tài sản Tài sản tăng là do: Hàng tồn kho tăng từ 14,403,029,190 đến 2,264,169,759,164 và giá vốn hàng bán cũng tăng từ 537.310.953.326 đến 927.026.108.077 năm nay công ty nhập hàng nhiều , các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng từ 1,007,793,360,822 đến 5,663,564,994,753 và doanh thu cũng tăng từ 1.974.446.241.603 đến 3.872.979.781.266 các khoản phải thu tăng do công ty bán được nhiều hàng. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm từ 4,898,009,760,588 xuống 3,818,932,304,721 năm nay công ty tập trung vào sản xuât và bán hàng hóa, ta thấy chi phí bán hàng tăng từ 12.326.530.155 đến 29.435.956.071 Các tài sản dài hạn cũng đều tăng trong đó đáng chú ý là bất động sản đầu tư từ 530,434,148,042 và đầu tư tài chính dài hạn từ 1,446,724,383,433 đến 3,855,099,377,861 Nợ : Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng, khoản phải trả cho người bán giảm, nhìn chung năm nay các khoản mục nào có tăng thì chỉ tăng nhẹ, công ty đang có chiến lược giảm nợ khi tình hình kinh doanh ổn định và tăng trưởng Năm 2010 công ty vay nợ chủ yếu để sản xuât kinh doanh bên cạnh bất động sản và đầu tư tài chính dài hạn, các khoản đầu tư này cũng có hiệu quả tích cực, cụ thể là doanh thu thuần tăng từ 1.974.446.241.603 năm 2009 đến 3.872.979.781.266, doanh thu hoạt động tài chính từ 432.861.235.107 đến 1.280.461.859.797 Tỷ số thanh toán hiện hành. Năm 2008, chỉ số thanh toán hiện thời của công ty là 2.1539, nghĩa là để cho một đồng nợ được lưu thông thì đảm bảo bằng 2.1539 đồng tài sản lưu động (Tài sản ngắn hạn khác, Tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, đầu tư tài chính ngắn hạn , Các khoản phải thu ngắn hạn ). Điều này chứng tỏ rằng, công ty tài trợ cho nhu cầu vốn ngắn hạn không chỉ từ nguồn ngắn hạn mà còn từ nguồn khác nữa. Trong 2,373,803,866,870đ tài sản lưu động thì khoản mục đầu tư ngắn hạn đã chiếm đến 1,630,484,681,839đ ( 68.69%), chứng tỏ rằng khoản mục này chiếm vị trí chính yếu trong tài sản ngắn hạn. Doanh thu từ hoạt động tài chính mang lại trong năm là 413.039.174.035đ, gần gấp đôi doanh thu thuần (239.180.299.742đ), điều này chứng tỏ đầu tư tài chính là một lĩnh vực hoạt động thế mạnh của công ty. Điều này cũng dễ hiểu trong điều kiện thị trường chứng khoán của Việt Nam khá sôi động trong thời gian này. Năm 2009 chứng kiến sự gia tăng đáng kể của chỉ số thanh toán hiện hành, từ 2.1539 trong năm 2008 lên tới 5.1322. Sự gia tăng này có thể được giả thích bởi sự tăng lên trong tài sản lưu động, lên đến 7,528,407,648,192đ, tăng hơn 3 lần; trong khi nợ ngắn hạn gia tăng với tốc độ chậm hơn (2.427 lần), từ 4,399,063,295,606đ năm 2008 lên 10,677,630,442,971đ năm 2009. Tài sản lưu động tăng thêm rất nhiều so với nợ ngắn hạn,mức tăng của nợ ngắn hạn không đủ thỏa mãn nhu cầu cho vốn lưu động, cho nên công ty buộc phải sử dụng nợ dài hạn cho mục tiêu ngắn hạn.Điều này không thực sự là giải pháp tốt cho chiến lược hoạt động của công ty. Vay ngắn hạn giảm đáng kể, vay dài hạn tăng lên để tài trợ cho nhu cầu ngắn hạn. Tuy nhiên sự gia tăng đáng kể trong khoản mục các khoản phải thu chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn (doanh thu thuần gia tăng đáng kể), bù lại đó khoản chiếm dụng vốn của công ty cũng tăng, chủ yếu là khoản mục phải trả người bán và thuế và các khoản phải nộp. Sự gia tăng trong tài sản lưu động chủ yếu do sự tăng lên của khoản mục đầu tiền và tư tài chính ngắn hạn, tuy nhiên doanh thu từ hoạt động này hầu như không tăng chứng tỏ nó kém hiệu quả.( Có thể do hậu quả của suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 đã tác động mạnh lên thị trường chứng khoán). Trong khi đó doanh thu thuần tăng đáng kể, mà doanh thu của công ty là từ việc cho thuê các tòa nhà và xây dựng các khu thương mại, nó không chịu tác động của sự trầm lắng của thị trường bất động sản, chứng tỏ nhà quản lý của công ty đã điều hành doanh nghiệp khá tốt trong giai đoạn này. Nói chung tỷ số thanh toán hiện hành gia tăng trong năm 2009 là một tín hiệu đáng mừng của công ty khi sử dụng vốn vào đúng mục đích, mặc dù nó chưa thật sự hiệu quả. Đến năm 2010, tỷ số này đột ngột giảm xuống chỉ còn 2.5383, gần với mức của năm 2008. Tài sản lưu động tăng 1.77 lần từ 7,528,407,648,192đ năm 2009 lên 13,326,421,549,479đ năm 2010, nhưng tại sao tỷ số này lại giảm xuống. Xét đến khoản mục nợ ngắn hạn trong giai đoạn này, từ 1,466,893,142,812đ năm 2009 lên đến 5,250,152,133,873đ năm 2010. Như vậy tốc độ gia tăng của nợ ngắn hạn cao hơn nhiều so với tốc độ gia tăng tài sản lưu động, mặc dù giá trị tăng thêm của chúng gần như tương đương, đã giải thích được việc sụt giảm đáng kể của tỷ số thanh toán hiện hành. Khoản mục tài sản lưu động gia tăng trong năm nay chủ yếu do sự tăng lên của khoản mục khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Năm 2010 là năm nền kinh tế toàn cầu gặp rất nhiều khó khăn, lĩnh vực bất động sản hầu như đóng băng bởi những tác động xấu của nền kinh tế vĩ mô. Việc công ty gia tăng bán chịu nhằm gia tăng doanh số bán hàng, điều này giải thích việc tại sao doanh thu thuần tăng mạnh, từ 1.974.446.241.603đ lên 3.872.979.781.266đ năm 2010 nhưng lượng tiền và các khoản tương đương tiền không tăng. Thêm vào đó,công ty tỏ ra thận trọng hơn trong lĩnh vực đầu tư tài chính ngắn hạn, hầu như không tăng so với năm trước. Tuy hiên lợi nhuận từ hoạt động này lại gia tăng đáng kể trong tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn chứng tỏ công ty quản lý khá tốt danh mục đầu tư của mình. Tỷ số thanh toán nhanh Năm 2008, tỷ số này đạt giá trị 2.1311, trong khi tỷ số thanh toán hiện hành là 2.1539, không thấp hơn là mấy. Chứng tỏ rằng hàng tồn kho của công ty trong giai đoạn này rất ít, chỉ chiếm 1.06% tài sản lưu động. Do vậy khả năng thanh nhanh của công ty không khác xa mấy so với khả năng thanh toán hiện hành, hay nói cách khác tính thanh khoản của công ty tương đối cao. Sang năm 2009, tỷ số này tăng đột biến lên 5.1224, tăng 2.4 lần so với năm trước đó. Điều này được giải thích tương tự sự gia tăng trong tỷ số thanh toán hiện hành, tuy nhiên cần chú trọng đến khoản mục hàng tồn kho. Hàng tồn kho giảm gần một nửa so với năm 2008, doanh thu thuần tăng lên đáng kể chứng tỏ công ty đã đẩy mạnh đầu tư vào các dự án và sức tiêu thụ khá mạnh. Xét thấy năm này khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tăng nhanh, trong khi đó công ty đã gia tăng nợ dài hạn để khoản tiền nhàn rỗi không hợp lý. Có thể công ty lo sợ nhu cầu tiền mặt tăng đột biến, tuy nhiên biện pháp đó là không tối ưu khi lãi suất ngân hàng tăng cao. Bước sang năm 2010, tỷ số này tụt giảm theo đà của tỷ số thanh toán hiện thời. Từ mức 5.1224 xuống còn 2.1070, giảm hơn một nửa. Hàng tồn kho tăng mạnh, chiếm tới 16.9% tài sản ngắn hạn. Công ty đã dầu tư thêm nhiều dự án như Eden A, Eco City, Vincom Hải Phòng, khu Đô thị Sài Đồng… Nợ vay ngắn hạn và dài hạn đồng thời tăng lên, doanh số tăng lên nhưng không bằng mức gia tăng đòn cân nợ. Khoản mục đầu tư ngắn hạn giảm xuống, các khoản phải thu tăng lên. Mức tăng tài sản ngắn hạn cao, hàng tồn kho gia tăng khá mạnh, trong khi khoản mục tài sản lưu động biến động không nhiều đã làm giảm chi số này nhưng có thể chấp nhận được. Tỷ số nợ Đặc trưng của ngành bất động sản là sử dụng đòn bẩy tài chính rất cao, trung bình thường từ 70 – 80%. Trong năm 2008, tỷ số nợ của công ty là 74.60%, khoản mục chiếm dụng nợ chỉ chiếm 10.91%, phần còn lại là vay ngắn hạn và dài hạn(Lợi ích của cổ đông thiểu số không đáng kể). Chứng tỏ khả năng chiếm dụng nợ của công ty không cao. Đến năm 2009, tỷ số này có xu hướng tăng lên mức 83.78%, tức là nhu cầu vay nợ của công ty tăng lên. Mức tăng lên này chủ yếu để gia tăng đầu tư vào các dự án và đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn. Doanh thu thuần tăng lên đáng kể,chi phí tăng, hàng tồn kho giảm, tiền mặt tăng lên. Tuy nhiên không thật sự tốt nếu công ty huy động thêm nợ để gia tăng tiền và các khoản tương đương tiền, khi lợi ích đem lại từ việc tăng tiền không đủ bù đắp chi phí vay nợ. Bên cạnh đó nợ tăng lên còn nhằm đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư chứng khoán dài hạn và đầu tư vào bất động sản. Nguồn vốn kinh doanh tăng lên đáng kể, từ 5,896,997,575,161đ lên tới 12,774,573,494,379đ mức tăng thấp hơn so với nợ phải trả. Do đó sự gia tăng này có thể chấp nhận được khi mực đích sử dụng vốn có được tính toán. Sang năm 2010, tỷ số này sụt xuống chỉ còn 70.80%. Nợ vẫn tiếp tục gia tăng vói giá trị gần bằng 6,000,000,000,000đ, tương đương tăng gần 60%, khoản chiếm dụng tương đối ít mà phần lớn là vay thêm. Khoản vay thêm này được sử dụng chủ yếu để gia tăng sản xuất đầu tư. Hàng tồn kho tăng lên, doanh thu thuần cũng gia tăng, khoản mục đầu tư ngắn hạn giảm, tiền mặt không đổi, khoản phải thu tăng lên (giải thích việc doanh thu tăng không đáng kể bằng gia tăng nợ). Nguồn vốn kinh doanh tăng gần 10,000,000,000,000đ, chứng tỏ vốn cổ phần cũng gia tăng trong thời gian này. Tỷ số tự tài trợ Như ta đã biết nguồn vốn kinh doanh hình thành từ nợ vay, các khoản chiếm dụng và vốn chủ sở hữu. Bất động sản là lĩnh vực thâm dụng nợ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu khá thấp và nó đã phát huy khá thành công sức mạnh của đòn bẩy tài chính. Năm 2008, công ty có tỷ số tự tài trợ là 25.37%, giá trị của vốn chủ sở hữu là 1,497,934,279,555đ, trong đó có (869,327,434,323)đ cổ phiếu quỹ. Như vậy công ty đã hoạt động trên vốn tự có với một lượng tương đối ít để tận dụng lợi thế của cấu truca tài vốn chung của ngành. Năm 2009, tỷ số này giảm chỉ còn 16.20%, đồng nghĩa với việc tỷ lệ nợ tăng. Trong năm này, công ty đã phát hành thêm cổ phiếu, do đó vốn chủ sở hữu tăng lên đáng kể nhưng cổ phiếu quỹ cũng gia tăng, chứng tỏ công ty đã phát hành và giữ lại một số cổ phiếu. Tuy nhiên sự gia tăng của vốn chủ không nhanh bằng sự gia tăng của tổng tài sản (do nợ cũng gia tăng nhanh), do đó tỷ số này giảm xuống là điều dễ hiểu. Đến năm 2010, tỷ số đã tăng lên mức 29.80%, vượt mức 2008. Vốn chủ sở hữu tăng lên, trong khi đó tổng tài sản cũng tăng lên với tỷ lệ tương ứng, dẫn đến tỷ số tự tài trợ gia tăng. Sự gia tăng vốn chủ trong giai đoạn này chủ yếu là do phát hành thêm cổ phần và bán đi một phần cổ phiếu quỹ mà công ty đang nắm giữ chứ không phải do lợi nhuận từ năm trước được giữ lại. Nợ và vốn cổ phần tăng lên để đẩy mạnh đầu tư, xây dựng tuy nhiên hoạt động không được tốt lắm bởi ta thấy sự gia tăng đáng kể trong khoản mục hàng tồn kho và các khoản phải thu. Có thể doanh số trong năm gia tăng nhưng dòng tiền về lại ít, buộc công ty phải huy động thêm tài trợ từ vốn vay và vốn cổ phần. Nợ vay/vốn chủ sở hữu Một chỉ số khá mới nhưng có ý nghĩa được đưa ra xem xét ở đây là tỷ lệ vốn vay (nợ - các khoản chiếm dụng hợp pháp) trên vốn chủ sở hữu. Thông thường tài sản được hình thành từ vốn chủ được đưa ra làm đảm bảo cho các khoản vay của công ty. Do đó nếu tính ra thì tỷ số này tiến về 1 là tối ưu. Tuy nhiên trên thực tế những lĩnh vực khác nhau có tỷ số trung bình khác nhau, thường là 0.6 – 0.7. Lĩnh vực bất động sản có tài sản hữu hình là chủ yếu, do đó nó thường thâm dụng nợ. Xét công ty Vincom, tỷ số này năm 2008 là 2.6162, ta không thể nói nó là cao hay thấp khi không có một tỷ số chuẩn để so sánh. Cấu trúc nợ vay của công ty trong giai đoạn nay là 75% nợ dài hạn trong nợ vay. Năm 2009, công ty có một số thay đổi trong quyết định tài trợ, gia tăng cả nợ lẫn vốn cổ phần. Vốn cổ phần gia tăng do phát hành thêm cổ phiếu và vay nợ dài hạn cũng tăng lên đáng kể, nhằm mục tiêu gia tăng đầu tư và các khoản đầu tư ngắn hạn. Điều này có thể tốt khi đoán biết được như cầu của thi trường, việc tăng sản lượng có tính đến khả năng tiêu thụ của thị trường. Đó là điều mạo hiểm đối với công ty trong thời kì kinh tế khó khăn này. Việc sử dụng công cụ phát hành cổ phiếu chứ không phải là sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư để tăng quy mô không thể hiện được sự tăng trưởng của công ty. Năm 2010, một năm đầy khó khăn của nền kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao, tỷ suất sinh lợi tạo ra không đủ bù đắp sự mất giá của đồng tiền. Bài toán lợi nhuận đặt ra cho các nhà quản lý. Trong tình hình này công ty đã mạo hiểm gia tăng nợ và tiếp tực phát hành thêm cổ phiếu để huy động tài trợ. Khác với năm trước, năm nay công ty không đầu tư nhiều vào chứng khoán thị trường (khoản mục đầu tư ngắn hạn giảm), dường như đoán biết xu hướng lãi suất gia tăng của thi trường, công ty đã đẩy mạnh đầu tư, khiến cho hàng tồn kh tăng lên, doanh thu cũng tăng lên đáng kể. Như vậy công ty đã tận dụng được thế mạnh về hàng tồn kho dễ bảo quản của mình để tạo lợi nhuận trong tương lai. Nợ vay/tổng tài sản Một tỷ số khá mới trên thi trường về sự gia tăng tương hỗ giữa nợ vay và tổng tài sản, được tính bằng tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản. 65.08% là giá trị của tỷ số này năm 2008. Như vậy, trong 100 đồng tài sản của công ty thì phải đi vay mất 65 đồng. Như vậy tỷ lệ này là khá cao trong lĩnh vực bât động sản. Phần còn lại công ty chiếm dụng vôn là 10.91% và 24.01% vốn chủ sở hữu. Sang năm 2009, tỷ lệ này thay đổi không đáng kể, sự gia tăng nợ vay gần như tương đương về tỷ lệ với sự gia tăng nguồn vốn. Tuy nhiên năm 2010 đã có sự thay đổi đáng kể kkhi đột ngột giảm xuống chỉ còn 44.51%. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do sự gia tăng đáng kể của vốn chủ sở hữu, từ 2066943051408 năm 2009 lên đến 6842651283995 năm 2010. Chính điều này sẽ làm giảm lợi ích từ tấm chắn thuế của nợ vay tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu giảm đáng kể. Tỷ số đầu tư vào tài sản cố định Tỷ số đầu tư vào tài sản cố định thể hiện được trong tổng tài sản của công ty thì tài sản cố định chiếm bao nhiêu phần trăm. Khoản mục này là tài sản đảm bảo khá tốt cho các khoản vay và là thành phần tạo nên giá trị gia tăng chủ yếu cho doanh nghiệp. Năm 2008, tỷ số này là 37.50%, đến năm 2009 nó giảm xuống còn 31.05. Tài sản cố định tăng lên gấp đôi, tuy nhiên tổng tài sản cũng gia tăng đáng kể ,tăng nhanh hơn mức tăng của tài sản cố định. Do đó tỷ số này giảm. Nhưng đến năm 2010 sự sụt giảm này mới rõ rệt, xuống chỉ còn 18.03%, chưa bằng một nửa so với năm 2008. Do tài sản cố định hầu như không thay đổi trong thời gian này nưng tổng tài sản lại không ngừng gia tăng. Công ty đã tăng nguồn vốn bằng cách phát hành thêm chứng khoán trên thị trường và tăng nợ vay. Điều này không thật sự mang lại hiệu quả khi nguồn vốn gia tăng nhưng không được đầu tư vào cơ sở hạ tầng để tăng khả năng sản xuất. Tỷ số TSLĐ trên TSCĐ Ngành bất động sản có tài sản cố định hữu hình là chủ yếu, nhưng tài sản lưu động lại thể hiện khả năng thanh toán cho công ty , do đó nó cũng đóng vai trò quan trọng. Qua năm 2009, tỷ lệ TSLĐ/TSCĐ của công ty thay đổi không nhiều hay có thể nói rằng có sự gia tăng tương đối đồng đều giữa hai khoản mục này, cả hai đều tăng gần như gấp đôi.Tuy nhiên đến năm 2010 có sự gia tăng đột biến của khoản mục hàng tồn kho, dẫn đến tài sản lưu động gia tăng đáng kể trong khi tài sản cố định tăng không đáng kể. Chính điều này đã khiến tỷ số này gia tăng. Số vòng quay kho Chỉ số này cho ta biết được trong một kỳ, lưu lượng hàng tồn kho ra vào như thế nào. Năm 2008, tỷ số này 53.39, nghĩa là doanh thu thuần gấp 53.39 lần lượng hàng tồn kho trung bình. Tuy nhiên có lẽ cách tính này chưa thật sự thuyết phục bởi hàng tồn kho tính theo giá vốn trong khi doanh thu lại tính theo giá bán. Điều đó đã làm so sánh trở nên khập khiễng năm này với năm khác nếu như yếu tố lạm phát tác động mạnh. Xét năm 2009, tỷ số này là 121.94, một câu hỏi đặt ra cho chúng ta là tại sao lại có sự tăng lên bất thường như vậy? Năm 2009, khoản mục hàng tồn kho giảm xuống do lượng thép mua từ năm trước đã được sử dụng cho dự án Eden A, trong khi đó doanh thu tăng lên và chủ yếu tăng lên từ doanh thu thuần. Điều đó cho ta thấy tình hình kinh doanh có hiệu quả của doanh nghiệp, tuy nhiên khoản phải thu cũng gia tăng mạnh bởi chính sách bán chịu của công ty trong thời kỳ kinh tế tương đối khó khăn, dòng tiền về của từ hoạt động kinh doanh là 260867664619. Sang năm 2010 chứng kiến sự sụt giảm ngoạn mục của chỉ số này, từ mức 121.94 xuống còn 4.86. Xét sự biến động của doanh thu thuần, giá trị này gia tăng đáng kể, gần 2 lần nhưng sự gia tăng của hàng tồn kho còn đáng kêt hơn nhiều làm tỷ số này giảm xuống. Như đã nói ở trên sự gia tăng của hàng tồn kho xuất phát từ việc đầu tư xây dựng các dự án mới, chi phí xây dựng dở dang tăng lên nhiều trong giai đoạn này. Phải chăng là mạo hiểm khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, thị trường nhà đất đóng băng, những thay đổi chính sách theo hướng bất lợi của chính phủ…Liệu hành động này của cấp quản lý có ý nghĩa gì không??? Số vòng quay các khoản phải thu Chỉ số này cho ta biết công ty bị chiếm dụng vốn như thế nào, thường các khoản phải thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là chủ yếu. Năm 2008, chỉ số này ở mức 1.53, nghĩa là công ty chỉ thu được một nửa các khoản cần phải thu. Tuy nhiên điều này cũng không hoàn toàn chính xác khi doanh thu không chỉ có được từ bán hàng và cung cấp dịch vụ mà khoản phải thu lại chủ yếu từ khoản mục này. Sang năm 2009 tỷ số này gia tăng lên 3.22 lần, chứng tỏ việc kiểm soát dòng phải thu của công ty tốt hơn (vì doanh thu không ngừng gia tăng). Các khoản phải thu gia tăng không nhanh bằng tốc độ của doanh thu, chủ yếu là khoản mục phải thu của khách hàng. Điều này có thể được giải thích bởi chính sách bán chịu của công ty. Doanh thu thuần trong năm nay là 1.974.446.241.603 nhưng dòng tiền ròng từ hoạt động này chỉ có 260867664619, chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn lớn nhưng không đáng kể như năm trước. Tỷ số này giảm xuống 1.59 trong năm 2010. Năm 2010, doanh thu của công ty gia tăng gấp đôi do sự đóng góp của doanh thu thuần và doanh thu từ hoạt động tài chính. Tuy nhiên các khoản phải thu ngắn hạn tăng gấp năm lần làm cho tỷ số này giảm đáng kể do sự gia tăng trong bán hàng chịu, trả trước cho người bán, phải thu từ các bên liên quan( công ty con, liên doanh liên kết..). Điều này được giải thích bởi sự bất lợi của thi trường và sự biến động bất lợi của nền kinh tế vĩ mô( lạm phát cao, thi trường hoạt động kém hiệu quả, lãi suất tăng cao..), do đó để tăng doanh thu công ty phải thực hiện bán trả chậm. Hoạt động kinh doanh mang lại dòng tiền âm -39352291637 đã thể hiện chính sách của bộ máy quản lý. Kỳ thu tiền bình quân Qua phân tích vòng quay các khoản phải thu ở trên ta dễ dàng tính được kỳ thu tiền bình quân của công ty. Lĩnh vực bất động sản phải mất thời gian khá lâu để thu hồi được các khoản nợ của khách hàng do giá trị của chúng rất lớn. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền bình quân càng ngắn. Như ta đã phân tích ở trên, năm 2009 là năm có vòng quay các khoản phải thu lớn nhất nên kỳ thu tiền bình quân trong năm nay ngắn nhất , chỉ có 122 ngày so với 235 ngày của năm 2008 và 226 ngày của năm 2010. Chỉ số này cho ta biết khoản phải thu bình quân bị chiếm dụng trong bao lâu. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm Tỷ số này cho ta biết thu mình nhận được bao nhiêu trên một đồng doanh thu, hay nói cách khác ta đánh giá được hiệu quả quản lí chi phí. Tỷ số này càng cao chứng tỏ chi phí bỏ ra để thu được một đồng doanh thu càng thấp, hay đã quản lý chi phí hiệu quả. Năm 2008, chỉ số này ở mức 18.60%, nghĩa là các cổ đông thu được 19 đồng khi tạo ra 100 đồng doanh thu. Sang năm 2009, tỷ số này tăng lên đến 45.65%, chi phí đã giảm xuống hay doanh thu tăng lên? Điều này là tín hiệu đáng mừng hay cần xem xét lại. Trong năm nay, lợi nhuận giành cho cổ đông thường tăng từ 394.067.232.960 lên mức1.203.661.666.297, tức tăng gấp 3 lần. Tuy nhiên tổng doanh thu cũng tăng lên đáng kể, gấp 3.6 lần, do đó tỷ lệ này giảm xuống. Đây là tín hiệu đáng mừng bởi sự doanh thu từ hoạt động tài chính hầu như không tăng thêm mà chủ yếu là tăng từ doanh thu thuần, do đó quản lý chi phí đã hiệu quả hơn năm trước đó. Năm 2010, tỷ số này biến động khồn đáng kể. chỉ giảm 0,04% so với năm 2009. Tuy nhiên hiệu quả quản lí chi phí lại kém hơn năm trước nhiều do sự gia tăng trong tổng doanh thu có sự đóng góp đáng kể của khoản mục doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính. Ros không đổi không phải do chi phí không tăng mà là do mức tăng của nó ngang bằng với tăng doanh thu( kể cả doanh thu thuần, doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính và thu nhập khác), trong đó sự gia tăng doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính đáng kể hơn nhiều mà chi phí tài chính chỉ biến động không đáng kể. Do đó việc đánh giá hiệu quả quản lý chi phí năm 2009 và 2010 tương đương nhau là qua khập khiễng và không chính xác. NOWC TSNHHHĐ – NNHHĐ 263,222,845,000 1,405,792,931,000 4,551,657,702,000 OC NOWC + TSCĐ 251,185,144,000 5,850,227,739,000 9,226,043,554,000 NOPAT EBIT(1 –T) 313,976,634,800 1,221,463,199,000 2,740,898,459,000 FCF NOPAT-∆OC (2107579396000) (674917356000) ROIC NOPAT/OC 12.45% 20.88% 29.58% CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM Đvt: VND 2008 2009 2010 TÀI SẢN 6,021,566,399,923 14,313,365,056,807 26,146,849,247,419 TÀI SẢN NGẮN HẠN 2,373,803,866,870 7,528,407,648,192 13,326,421,549,479 Tiền và các khoản tương đương tiền 26,847,972,877 1,426,939,327,932 1,515,008,976,492 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1,630,484,681,839 4,898,009,760,588 3,818,932,304,721 Các khoản phải thu ngắn hạn 489,253,962,383 1,007,793,360,822 5,663,564,994,753 Hàng tồn kho 25,179,877,914 14,403,029,190 2,264,169,759,164 Tài sản ngắn hạn khác 202,037,371,857 181,262,169,660 64,745,514,349 TÀI SẢN DÀI HẠN 3,647,762,533,053 6,784,957,408,615 12,820,427,697,940 Tài sản cố định 2,257,962,229,769 4,444,434,808,369 4,714,385,852,467 Bất động sản đầu tư 245,262,979,141 530,434,148,042 3,646,743,623,933 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 937,968,786,262 1,446,724,383,433 3,855,099,377,861 Tài sản dài hạn khác 206,568,537,882 275,639,250,823 361,322,428,998 Lợi thế thương mại - 87,724,817,948 242,876,414,681 NGUỒN VỐN 6,021,566,399,923 14,313,365,056,807 26,146,988,862,194 NỢ PHẢI TRẢ 4,399,063,295,606 10,677,630,442,971 16,593,209,101,230 Nợ ngắn hạn 1,102,096,340,176 1,466,893,142,812 5,250,152,133,873 Vay ngắn hạn 622,000,000,000 242,288,185,273 294,320,590,034 Phải trả cho người bán 60,547,572,489 146,078,448,800 112,761,461,723 Người mua trả tiền trước 766,170,861 1,087,683,691 928,881,875,811 Thuế và các khoản phải nộp 10,190,514,801 346,648,705,412 1,006,650,631,435 Phải trả người lao động 3,507,420,908 1,918,363,142 12,547,094,121 Chi phí phải trả 275,269,261,793 312,980,883,203 534,532,161,924 Phải trả nội bộ 433,028,602 324,552,911,770 13,036,801,679 Các khoản phải trả ngắn hạn khác 129,382,370,722 91,337,300,521 2,347,421,517,146 Nợ dài hạn 3,296,966,955,430 9,210,737,300,159 11,343,056,967,357 VỐN CHỦ SỞ HỮU 1,497,934,279,555 2,066,943,051,408 6,842,651,283,995 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1,199,831,560,000 1,996,272,380,000 3,726,252,370,000 Thặng dư vốn cổ phần 773,354,590,000 773,354,590,000 1,522,259,442,223 Vốn khác của chủ sở hữu Cổ phiếu quỹ (869,327,434,323) (1,898,164,733,713) (720,199,415,988) Chênh lệch tỷ giá hối đoái Quỹ đầu tư phát triển Quỹ dự phòng tài chính 4,165,459 1,762,837,618 2,762,837,618 Lợi nhuận chưa phân phối 394,067,232,960 1,203,661,666,297 2,309,813,212,524 LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 124,568,824,762 1,568,791,562,428 2,710,988,826,194 Báo cáo kết quả hoạt động konh doanh Chỉ số 2008 2009 2010 Doanh thu thuần 239,180,299,742 1,974,446,241,603 3,872,979,781,266 Giá vốn hàng bán 60,710,735,035 537,310,953,326 927,026,108,077 Lợi nhuận gộp 178,469,564,707 1,437,135,288,277 2,945,953,673,189 Doanh thu hoạt động tài chính 413,039,174,035 432,861,235,107 1,280,461,859,797 Chi phí tài chính 316,016,721,330 378,120,364,234 987,456,894,447 Trong đó: chi phí lãi vay 279,310,334,841 244,415,376,742 511,476,475,135 Chi phí bán hàng 13,423,575,248 12,326,530,155 29,435,956,071 Chi phí quản lý doanh nghiệp 120,526,070,670 109,705,812,478 239,695,200,820 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 141,542,371,494 1,369,843,816,406 2,969,827,481,648 Thu nhập khác 23,605,330,736 5,955,612,257 179,241,332,230 Chi phí khác 10,181,673,183 3,654,287,015 71,549,951,611 Lợi nhuận khác 13,423,657,553 2,301,325,242 107,691,380,619 Phần lãi từ công ty liên kết 1,802,295,649 12,057,080,243 65,535,940,673 Lợi nhuận trước thuế 156,768,324,696 1,384,202,221,891 3,143,054,802,940 Chi phí thuế TNDN hiện hành 30,773,535,251 289,768,877,103 700,704,758,533 Chi phí thuế TNDN hoãn lại - 7,303,813,125 - 10,335,047,030 Lợi nhuận sau thuế 125,725,100,943 1,101,737,157,913 2,432,014,997,377 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mã số CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 01 02 03 04 05 05 05 05 05 06 08 09 10 11 12 13 14 16 20 21 22 23 24 25 26 27 28 30 31 32 33 33 34 35 37 40 50 60 70 I. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG Lợi nhuận trước thuế Điều chỉnh cho các khoản: khấu hao TSCĐ Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính Lỗ, lãi chênh lệch TG chưa thực hiện Lãi lỗ thanh lý TSCĐ Lãi từ thanh lý các khoản đầu tư vào cổ phiếu của đơn vị khác Lãi từ sát nhập sinh thái Phần lãi từ công ty liên kết Thu nhập lãi vay và cổ tức Chi phí lãi vay Phân bổ lợi thế thương mại Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động Tăng các khoản phải thu Giảm/tăng hàng tồn kho Giảm/tăng các khoản phải trả Tăng chi phí trả trước Tiền lãi vay đã trả Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh II. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HĐĐT Tiền chi để mua săm, xây dựng TSCĐ Tiền thu do thanh lý, nhượng bán TSCĐ Tiền cho vay các bên có liên quan Tiền thu từ hoạt động cho vay các bên có liên quan Tiền chi mua cổ phần của các cty khác Tiền chi để mua các cty con sau khi trừ tiền thu về Tiền thu do nhượng bán các khoản đầu tư vào đơn vị khác Tiền thu do nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con Tiền gửi ngắn hạn Rút tiền gửi ngắn hạn Tiền chi để mua các tài sản khác Tiền chi để mua thêm các cổ phần ở công ty con Lãi vay và cổ tức được nhận Lưu chuyển tiền thuần sử dụng vào hoạt động đầu tư III. LƯU CHIUYỂN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Tiền thu từ phát hành cổ phiếu phổ thông Nhận đóng góp của cổ đông thiểu số Tiền chi mua cổ phiếu quỹ Tiền thu từ bán cổ phiếu quỹ Tiền thu từ phát hành trái phiếu và đi vay Trả nợ vay Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho cổ đông Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính Tăng tiền thuần trong năm Tiền và tương đương tiền đầu năm Tiền và tương đương tiền cuối năm 156,768,324,696 20,397,461,421 16,123,285,750 1,489,440,540 (16,147,445,119) (48,098,846,707) (1,802,295,649) (364,842,883,240) 297,310,334,841 13,998,382,755 57,195,759,288 (89,263,495,221) (25,044,282,615) 309,615,032,273 (34,602,320,329) (11,419,905,354) (79,391,570,936) 188,685,174,187 (61,595,957,081) (2,150,359,327,624) 18,000,000,000 (3,067,495,681,922) 3,655,889,963,933 (602,934,403,894) 246,329,774,197 (2,593,569,675,310) 399,831,560,000 32,019,311,498 (869,327,434,323) 2,662,000,000,000 2,184,523,437,175 (470,642,195,216) 497,490,168,093 26,847,972,877 1,384,202,221,891 28,467,057,299 118,595,508,178 1,447,428,428 813,158,683 (161,085,047,626) (12,057,080,243) (228,124,864,785) 244,415,376,742 11,744,761,632 1,388,418,520,199 (350,876,124,106) 10,373,602,642 (39,640,489,000) (142,451,244,381) (554,170,665,973) (49,859,785,316) (890,149,446) 260,867,664,619 (1,647,037,880,903) 1,727,089,650 (1,996,294,163,002) 981,891,541,000 (1,049,269,750,114) (111,592,399,851) 556,500,000,000 (105,0000,000,000) (1,359,547,480,406) 116,618,634,891 (5,558,004,408,735) 769,440,820,000 471,600,000,000 (10,695,069,390) 5,874,189,793,788 (379,711,814,727) (54,595,630,500) 6,697,228,099,171 1,400,091,355,055 26,847,972,877 1,426,939,327,932 3,143,054,802,940 71,137,087,665 (19,214,422,240) 91,402,905,358 (2,012,984,795) (218,505,422,620) (84,327,237,669) (65,535,940,673) (537,518,890,418) 511,476,475,135 11,448,028,478 2,901,404,401,170 (4,407,501,951,813) (144,873,321,759) 3,261,838,944,290 (261,819,749,646) (1,048,074,859,461) (312,592,412,186) (27,733,342,232) (39,352,291,637) (3,667,000,360,776) 66,348,737,887 (499,000,000,000) 1,580,792,152,829 (2,460,222,718,617) 441,283,332,777 420,500,000,000 (1,600,000,000,000) 1,250,000,000,000 (361,300,000,000) (207,000,000,000) 469,012,014,215 (5,566,587,841,685) 377,217,910,000 722,028,823,556 (25,657,830,000) 1,578,713,500,000 3,418,205,875,559 (3,418,205,875,559) 5,694,009,648,560 88,069,648,560 1,426,939,372,932 1,515,008,976,492

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxphantichbaocaotaichinh_cong_ty_vincom_3997.docx