Khóa luận Áp dụng phương pháp sơ đồ mạng lưới trong quy trình xuất hàng tại kho B1 Công ty xăng dầu Phú Thọ

Có thể nói rằng hiện nay các phần mềm tin học đã len lỏi vào hầu hết các ngõ ngách của các ngànhvà cũng không thể phủ nhận vai trò cực kỳ to lớn của các phần mềm này trong việc tính toán cũng như trong quản lý. Do đó để khắc phục tình trạng tính toán trực tiếp ngay trên sơ đồ mạng có thể dẫn đến những sai sót làm ảnh hưởng đến quá trình tối ưu hoá khi tiến hành áp dụng sơ đồ mạng lưới trong quy trình xuất hàng. Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề này là Công ty xăng dầu Phú Thọ có thể sử dụng phần mềm tin học để tính toán các chỉ tiêu trong sơ đồ mạng lưới. Phần mềm này đòi hỏi phải có một bộ phận chuyên môn chuyên nghiên cứu nhằm viết được các chương trình, thuật toán để sử dụng các chương trình này trên mày tính điện tử và tối ưu sơ đồ mạng lưới. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này Công ty xăng dầu Phú Thọ có thể sử dụng chương trình sau để áp dụng vào quy trình xuất hàng tại kho B1.

doc95 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Áp dụng phương pháp sơ đồ mạng lưới trong quy trình xuất hàng tại kho B1 Công ty xăng dầu Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở trên hình vẽ (1.13) và (1.14). Vấn đề đặt ra là hãy tìm phương án có chi phí nhỏ nhất (tối ưu theo chi phí) ứng với từng mức thời hạn hoàn thành toàn bộ quá trình xuất hàng đó. Để giải quyết vấn đề này ta xuất phát từ một phương án tối ưu đã biết trước (thường là xuất phát từ phương án ở nhịp độ bình thường) đi tìm phương án tối ưu ứng với thời hạn hoàn thành toàn bộ quy trình xuất hàng ở mức thấp hơn. Quá trình này được trình bày theo từng bước sau: Bước 1: Xét phương án mà các công việc được tiến hành ở nhịp độ bình thường (hình 1.9.1). Liệt kê tất cả các công việc nằm trên đường găng và tiến hành đánh số thứ tự theo chiều tăng dần của hệ số SiJ. Quá trình này được trình bày ở bảng sau: Bảng 1.15: Bảng phân tích các công việc găng Tên công việc SiJ Số thứ tự Chú ý (1,2) 2 3 (2,4) 1 2 (4,7) 4 4 (7,10) 0.5 1 (10,11) 4 5 Mặc dù công việc (4,7) và công việc (10,11) có hệ số SiJ = 4 và bằng nhau, nhưng việc rút ngắn thời gian của công việc (4,7) chắc chắn sẽ rút ngắn được thời gian hoàn thành toàn bộ quy trình xuất hàng. Do đó ta đánh số công việc này trước công việc (10,11). Với yêu cầu đặt ra là chi phí tăng lên ít nhất khi quá trình xuất hàng hoàn thành sớm hơn một đơn vị thời gian nên ta cần phải rút ngắn công việc găng có hệ số SiJ nhỏ nhất, có nghĩa là chỉ rút ngắn thời gian của công việc găng được đánh số thứ tự là 1, ở bước này đó là công việc (7,10). Để biết số đơn vị thời gian có thể ngắn ở công việc (7,10) là bao nhiêu ta xác định bước rút ngắn. Bước rút ngắn (T) là khoảng thời gian có thể rút ngắn được của một hay một số công việc trong một bước thuật toán cho phép giảm thời gian hoàn thành toàn bộ quá trình sản xuất . Do đó, bước rút ngắn được xác định bằng số nhỏ nhất trong khoảng thời gian có thể rút ngắn được của các công việc sẽ rút ngắn so với thời gian hoàn thành các công việc đó ở nhịp độ khẩn trương và khoảng thời gian chênh lệch giữa độ dài đường găng so với độ dài các đường đi từ sự kiện 1 đến sự kiện cuối cùng. Đường ngoằn ngoèo được thể hiện trên hình vẽ (1.13) cho ta biết khi rút ngắn công việc (7,10) sẽ liên quan tới các đường đi từ sự kiện 1 đến sự kiện cuối cùng mà ta cần phải so sánh các độ dài của chúng với độ dài đường găng khi xác định bước rút ngắn. ở bước 1, bước rút ngắn được ký hiệu là T1 nó được xác định theo công thức: t7,10 - t7,10kt = 4-2 = 2 = 2 tĐG - t(1,2,5,8,11) = 17-9 = 8 T1 = Min tĐG - t(1,2,6,9,11) = 17-13 = 4 (1.16) tĐG - t(1,3,5,8,11) = 17-15= 2 Như vậy tiến hành rút ngắn công việc (7,10) đi 2 đơn vị thời gian và ta thu được phương án sản xuất mới. Phương án mới được biểu diễn bằng sơ đồ ở hình (1.16) dưới đây: Hình 1.16: SĐML biểu thị phương án sau khi rút ngắn công việc (7,10) đi 2 đơn vị thời gian Lấy mẫu phân tích 10 4 11 2 8 0 0 Mua thiết bị 3 6 7 4 Làm hợp đồng mua bán xăng dầu 11 12 12 14 14 7 4 Bơm hàng Lắp ráp đường ống dẫn Thiết kế đường vận chuyển xăng dầu Thiết kế đường ống 11 1 5 2 0 1 1 2 8 3 9 15 15 9 5 2 1 Dọn mặt bằng để đặt đường ống Lập kế hoạch xuất bán Thiết kế xây dựng nhà đóng dầu ôtô citéc Lắp ráp& đưa vào sử dụng nhà đóng dầu ôtô citéc 5 3 6 9 3 4 4 5 3 1 Kết nối với mạng máy tính để lập hệ thống thông tin quản lý Kiểm tra xe ôtô citéc Thiết kế & lắp đặt hệ thống lưu lượng kế truyền số liệu và nhiệt độ Sau bước 1 ta thu được phương án tối ưu với thời hạn tiến hành quy trình xuất hàng này là TĐG1 = tĐGbt - T1 = 17-2 = 15 (1.17) Với chi phí nhỏ nhất là C1 = Cbt + S7,10 * T1 = 41+0.5*2 =42 (1.18) Bước 2: Xét phương án sản xuất thu được ở bước 1 (Hình 1.16). Có hai đường găng, theo từng đường găng liệt kê tất cả các công việc găng có khả năng rút ngắn được và tiến hành đánh số thứ tự theo chiều tăng dần của hệ số SiJ. Bảng 1.17: Bảng phân tích các công việc găng Đường găng I Tên công việc SiJ Số thứ tự Chú ý (1,2) 2 2 (2,4) 1 1 (4,7) 4 3 (10,11) 4 4 Đường găng II Tên công việc SiJ Số thứ tự Chú ý (1,3) 1 1 (3,6) 2 2 (6,9) 4 4 Biến đổi không liên tục (9,11) 3 3 Để thời hạn hoàn thành toàn bộ quy trình sản xuất có thể rút ngắn được, ở bước này ta phải rút ngắn đồng thời một số công việc nằm trên cả hai đường găng. Cũng như ở bước 1 muốn cho chi phí tăng lên ít nhất khi hoàn thành quy trình sản xuất sớm hơn một đơn vị thời gian cần phải chọn rút ngắn công việc có hệ số SiJ nhỏ nhất trên mỗi đường găng. ở bước này ta đi đến rút ngắn đồng thời hai công việc được đánh số thứ tự là 1 trên hai đường găng là công việc (2,4) và công việc (1,3). Bước rút ngắn được xác định tương tự như ở bước, ta có: T2,4 - t2,4kt = 10-7 = 3 t1,3 - t1,3kt = 3-2 = 1 T2 = Min = 1 tĐG1 - t(1,4,7,11) = 15-7 = 8 (1.19) tĐG1 - t(1,2,5,8,11) = 15-9 = 6 tĐG1 - t(1,2,6,9,11) = 15-13= 2 Tiến hành rút ngắn đồng thời hai công việc (2,4) và công việc (1,3) đi 1 đơn vị thời gian, ta sẽ thu được sơ đồ mạng lưới mới. Phương án mới được biểu diễn bằng sơ đồ ở hình (1.18) dưới đây: Hình 1.18: SĐML biểu thị phương án sau khi rút ngắn đồng thời hai công việc (2,4) và (1,3) đi 1 đơn vị thời gian Kiểm tra xe ôtô citéc 4 10 2 11 0 Mua thiết bị 9 4 6 7 10 Làm hợp đồng mua bán xăng dầu 10 11 11 13 13 7 4 Bơm hàng Lắp ráp đường ống dẫn Thiết kế đường vận chuyển xăng dầu Thiết kế đường ống 8 5 2 1 14 14 3 8 2 7 1 1 0 0 9 5 2 1 Dọn mặt bằng để đặt đường ống Lập kế hoạch xuất bán Thiết kế xây dựng nhà đóng dầu ôtô citéc Lắp ráp& đưa vào sử dụng nhà đóng dầu ôtô citéc 6 3 4 3 3 2 2 3 1 Kết nối với mạng máy tính để lập hệ thống thông tin quản lý Lấy mẫu phân tích Thiết kế & lắp đặt hệ thống lưu lượng kế truyền số liệu và nhiệt độ Sau bước 2 thu được phương án tối ưu với thời hạn tiến hành quy trình xuất hàng : tĐG2 = tĐG1 - T2 = 15-1 = 14 (1.20) Với chi phí nhỏ nhất : C2 = C1 + (S2,4 + S1,3) T2 = 42+2 =44 (1.21) Bước 3: Xét phương án sản xuất thu được ở bước 2 (Hình 1.18), sơ đồ mạng lưới có 2 đường găng. Theo từng đường găng, liệt kê tất cả các công việc găng có khả năng rút ngắn được và tiến hành đánh số thứ theo chiều tăng dần của hệ số Sij. Bảng 1.19: Bảng phân tích các công việc găng Đường găng I Tên công việc SiJ Số thứ tự Chú ý (1,2) 2 2 (2,4) 1 1 (4,7) 4 3 (10,11) 4 4 Đường găng II Tên công việc SiJ Số thứ tự Chú ý (3,6) 2 1 (6,9) 2 3 Không biến đổi liên tục (9,11) 2 2 Để thời hạn hoàn thành toàn bộ quy trình xuất hàng có thể rút ngắn được, ở bước này ta phải rút ngắn đồng thời hai công việc nằm trên hai đường găng. Cũng như ở bước trước muốn chi phí tăng lên ít nhất khi quy trình xuất hàng được hoàn thành sớm hơn một đơn vị thời gian ta phải chọn rút ngắn công việc có hệ số SiJ nhỏ nhất trên mỗi đường găng, tức là ở bước này ta phải rút ngắn đồng thời 2 công việc được đánh số thứ tự là 1 trên hai đuờng găng, đó là công việc (2,4) và công việc (3,6). Bước rút ngắn được xác định tương tự như các bước trên, ta có: T2,4 - t2,4kt = 9-7 = 2 t3,6- t3,6kt = 1-0.5 = 0.5 =0.5 T3 = Min tĐG2 - t(1,4,7,11) = 14-7 = 7 (1.22) tĐG2 - t(1,2,5,8,11) = 14-9 = 5 tĐG2 - t(1,2,6,9,11) = 14-13= 1 Ta đi đến rút ngắn đồng thời 2 công việc (2,4) và công việc (3,6) đi 0.5 đơn vị thời gian ta được phương án sản xuất mới. Phương án sản xuất mới được biểu diễn bằng sơ đồ hình (1.20) dưới đây. Hình 1.20: SĐML biểu thị phương án sau khi rút ngắn đồng thời hai công việc (2,4) và (3,6) đi 0.5 đơn vị thời gian Làm hợp đồng mua bán xăng dầu Thiết kế xây dựng nhà đóng dầu ôtô citéc Thiết kế đường vận chuyển xăng dầu Lấy mẫu phân tích Thiết kế đường ống Dọn mặt bằng để đặt đường ống Lắp ráp đường ống dẫn Lập kế hoạch xuất bán Mua thiết bị Thiết kế & lắp đặt hệ thống lưu lượng kế truyền số liệu và nhiệt độ Kết nối với mạng máy tính để lập hệ thống thông tin quản lý Lắp ráp& đưa vào sử dụng nhà đóng dầu ôtô citéc Bơm hàng 4 2 9.5 9.5 1 0 0 0 7 4 7 1 2 5 9 1 3 6 2 5 8 11 3 6 9 10 10.5 10.5 12.5 12.5 1 1 2 6.5 3 7.5 13.5 13.5 2 2 2.5 2.5 3.5 3.5 Kiểm tra xe ôtô citéc Sau bước 3 thu được phương án tối ưu với thời hạn tiến hành quy trình xuất hàng: tĐG3 = tĐG2 - T3 = 14-0.5 =13.5 (1.23) Với chi phí nhỏ nhất: C3 = C2 + (S2,4 +S3,6)*T3 = 44+1.5 = 45.5 (1.24) Bước 4: Xét phương án thu được ở bước 3 (hình 1.20), liệt kê tất cả các công việc có thể rút ngắn được trên hai đường găng. Bảng 1.21: Bảng phân tích các công việc găng Đường găng I Tên công việc SiJ Số thứ tự Chú ý (1,2) 2 2 (2,4) 1 1 (4,7) 4 3 (10,11) 4 4 Đường găng II Tên công việc SiJ Số thứ tự Chú ý (6,9) 1 2 không biến đổi liên tục (9,11) 2 1 Công việc (6,9) mặc dù có hệ số SiJ = 1 là nhỏ nhất trong số các SiJ trong số các công việc còn lại trên đường găng II nhưng vì nó có thời gian thay đổi không liên tục nên ta đánh số sau công việc (9,11). Để thời hạn hoàn thành toàn bộ quy trình xuất hàng có thể giảm đi được, ở bước này ta phải rút ngắn đồng thời hai công việc nằm trên hai đường găng là công việc (2,4) và công việc (9,11). Cũng như ở các bước trước, để chi phí tăng lên ít nhất khi quá trình xuất hàng hoàn thành sớm hơn 1 đơn vị thời gian ta phải chọn rút ngắn công việc có hệ số SiJ nhỏ nhất trên mỗi đường găng. Bước rút ngắn: T2,4 - t2,4kt = 8.5-7 = 1.5 t9,11- t9,11kt = 10-8 = 2 =0.5 T4 = Min tĐG3 - t(1,4,7,11) = 13.5-7 = 6.5 (1.25) tĐG3 - t(1,2,5,8,11) = 13.5-9 = 4.5 tĐG3 - t(1,2,6,9,11) = 13.5-13= 0.5 Sau bước 4 ta thu được sơ đồ mạng lưới mới (hình 1.22) Hình 1.22: SĐML biểu thị phương án sau khi rút ngắn đồng thời hai công việc (2,4) và (9,11) đi 1 đơn vị thời gian Làm hợp đồng mua bán xăng dầu Thiết kế xây dựng nhà đóng dầu ôtô citéc Thiết kế đường vận chuyển xăng dầu Lấy mẫu phân tích Thiết kế đường ống Dọn mặt bằng để đặt đường ống Lắp ráp đường ống dẫn Lập kế hoạch xuất bán Mua thiết bị Thiết kế & lắp đặt hệ thống lưu lượng kế truyền số liệu và nhiệt độ Kết nối với mạng máy tính để lập hệ thống thông tin quản lý Lắp ráp& đưa vào sử dụng nhà đóng dầu ôtô citéc Bơm hàng 4 2 9 9 1 0 0 0 7 4 7 1 2 5 9 1 3 6 2 5 8 11 3 6 9 10 10 10 12 12 1 1 2 6 3 7 13 13 2 2 2.5 2.5 3.5 3.5 Kiểm tra xe ôtô citéc Sau bước 4 ta thu được phương án tối ưu ứng với thời hạn tiến hành quy trình xuất hàng: tĐG4 = tĐG3 - T4 = 13.5-0.5 = 13 (1.26) Với chi phí nhỏ nhất: C4 = C3 + (S2,4 +S9,11)*T4 = 45.5+1.5 = 47 (1.27) Bước 5: Xét phương án thu được hình thành sau 4 bước với sơ đồ mạng lưới (ở hình 1.22). Theo từng đường găng ta liệt kê các công việc có khả năng rút ngắn và đánh số thứ tự cho chúng. Bảng 1.23: Bảng phân tích các công việc găng Đường găng I Tên công việc SiJ Số thứ tự Chú ý (1,2) 2 2 (2,4) 1 1 (4,7) 4 3 (10,11) 4 4 Đường găng II Tên công việc SiJ Số thứ tự Chú ý (6,9) 1 2 Không biến đổi liên tục (9,11) 2 1 Ta tiến hành rút ngắn đồng thời 2 công việc nằm trên hai đường găng có hệ số SiJ nhỏ nhất đó là công việc (2,4) và công việc (9,11). Bước rút ngắn T2,4 - t2,4kt = 8 -7 = 1 t9,11- t9,11kt = 9.5-8 = 1.5 =0.5 T5 = Min tĐG4 - t(1,4,7,11) = 13-7 = 6 (1.28) tĐG4 - t(1,2,5,8,11) = 13-9 = 4 tĐG4 - t(1,2,6,9,11) = 13-12.5= 0.5 Như vậy tiến hành rút ngắn đồng thời hai công việc (2,4) và (9,11) đi 0.5 đơn vị thời gian.Ta thu được sơ đồ mạng lưới mới, được thể hiện ở hình (1.24) dưới đây. Hình 1.24: SĐML biểu thị phương án sau khi rút ngắn đồng thời hai công việc (2,4) và (9,11) đi 0.5 đơn vị thời gian Làm hợp đồng mua bán xăng dầu Thiết kế xây dựng nhà đóng dầu ôtô citéc Thiết kế đường vận chuyển xăng dầu Lấy mẫu phân tích Thiết kế đường ống Dọn mặt bằng để đặt đường ống Lắp ráp đường ống dẫn Lập kế hoạch xuất bán Mua thiết bị Thiết kế & lắp đặt hệ thống lưu lượng kế truyền số liệu và nhiệt độ Kết nối với mạng máy tính để lập hệ thống thông tin quản lý Lắp ráp& đưa vào sử dụng nhà đóng dầu ôtô citéc Bơm hàng 4 2 8.5 8.5 1 0 0 0 7 4 7 1 2 5 9 1 3 6 2 5 8 11 3 6 9 10 9.5 9.5 11.5 11.5 1 1 2 5.5 3 6.5 12.5 12.5 2 2 2.5 2.5 3.5 3.5 Kiểm tra xe ôtô citéc Sau bước 5 ta thu được phương án tối ưu cùng với thời hạn tiến hành: tĐG5 = tĐG4 - T5 = 13 - 0.5 =12.5 (1.29) Với chi phí nhỏ nhất: C5 = C4 + (S2,4+S9,11)*T5 = 47+1.5 = 48.5 (1.30) Bước 6: Xét phương án được hình thành sau bước 5 với sơ đồ mạng lưới (hình 1.24). ở bước này ta tính toán như ở bước trước, liệt kê tất cả các công việc trên đường găng có thể rút ngắn được. Bảng 1.25: Bảng phân tích các công việc găng Đường găng I: Tên công việc SiJ Số thứ tự Chú ý (1,2) 2 2 (2,4) 1 1 (4,7) 4 3 (10,11) 4 4 Đường găng II Tên công việc SiJ Số thứ tự Chú ý (6,9) 1 2 không biến đổi liên tục (9,11) 2 1 Ta tiến hành rút ngắn đồng thời 2 công việc nằm trên hai đường găng có hệ số SiJ nhỏ nhất đó là công việc (2,4) và công việc (9,11). Bước rút ngắn T2,4 - t2,4kt = 7.5 -7 = 0.5 t9,11- t9,11kt = 9-8 = 1 =0.5 T6 = Min tĐG5 - t(1,4,7,11) = 12.5-7 = 5.5 (1.31) tĐG5 - t(1,2,5,8,11) = 12.5-9 = 3.5 tĐG5 - t(1,2,6,9,11) = 12.5-12= 0.5 Tóm lại ở bước này ta tiến hành rút ngắn đồng thời 2 công việc (2,4) và (9,11) đi 0.5 đơn vị thời gian và thu được phương án mới (hình 1.26). Hình 1.26: SĐML biểu thị phương án sau khi rút ngắn đồng thời hai công việc (2,4) và (9,11) đi 0.5 đơn vị thời gian Làm hợp đồng mua bán xăng dầu Thiết kế xây dựng nhà đóng dầu ôtô citéc Thiết kế đường vận chuyển xăng dầu Lấy mẫu phân tích Thiết kế đường ống Dọn mặt bằng để đặt đường ống Lắp ráp đường ống dẫn Lập kế hoạch xuất bán Mua thiết bị Thiết kế & lắp đặt hệ thống lưu lượng kế truyền số liệu và nhiệt độ Kết nối với mạng máy tính để lập hệ thống thông tin quản lý Lắp ráp& đưa vào sử dụng nhà đóng dầu ôtô citéc Bơm hàng 4 2 8 8 1 0 0 0 7 4 7 1 2 5 9 1 3 6 2 5 8 11 3 6 9 10 9 9 11 11 1 1 2 5 3 6 12 12 2 2 2.5 2.5 3.5 3.5 Kiểm tra xe ôtô citéc Sau bước 6 ta thu được phương án tối ưu ứng với thời hạn tiến hành quá trình xuất hàng: tĐG6 = tĐG5 - T6 = 12.5 - 0.5 =12 (1.32) Với chi phí nhỏ nhất: C6 = C5 + (S2,4+S9,11)*T6 = 48.5+1.5 = 50 (1.33) Bước 7: Xét phương án thu được sau bước 6 với sơ đồ mạng lưới ở (hình 1.26), cũng như bước 6, sơ đồ mạng lưới có 2 đường găng, liệt kê các công việc có thể rút ngắn được. Bảng 1.27: Bảng phân tích các công việc găng Đường găngI Tên công việc SiJ Số thứ tự Chú ý (1,2) 2 1 (4,7) 4 2 (10,11) 4 3 Đường găng II Tên công việc SiJ Số thứ tự Chú ý (6,9) 1 2 không biến đổi liên tục (9,11) 2 1 Ta tiến hành rút ngắn đồng thời 2 công việc nằm trên hai đường găng đó là công việc (1,2) và công việc (9,11). Bước rút ngắn T1,2 - t1,2kt = 1 -0.5 = 0.5 t9,11- t9,11kt = 8.5-8 = 0.5 =0.5 T7 = Min tĐG6 - t(1,4,7,11) = 12-7 = 5 (1.34) tĐG6 - t(1,2,5,8,11) = 12-9 = 3 tĐG6 - t(1,2,6,9,11) = 12-11.5= 0.5 Tóm lại ở bước này ta tiến hành rút ngắn đồng thời 2 công việc (1,2) và (9,11) đi 0.5 đơn vị thời gian và thu được phương án mới (hình 1.28). Hình 1.28: SĐML biểu thị phương án sau khi rút ngắn đồng thời hai công việc (1,2) và (9,11) đi 0.5 đơn vị thời gian Làm hợp đồng mua bán xăng dầu Thiết kế xây dựng nhà đóng dầu ôtô citéc Thiết kế đường vận chuyển xăng dầu Lấy mẫu phân tích Thiết kế đường ống Dọn mặt bằng để đặt đường ống Lắp ráp đường ống dẫn Lập kế hoạch xuất bán Mua thiết bị Thiết kế & lắp đặt hệ thống lưu lượng kế truyền số liệu và nhiệt độ Kết nối với mạng máy tính để lập hệ thống thông tin quản lý Lắp ráp& đưa vào sử dụng nhà đóng dầu ôtô citéc Bơm hàng 4 2 7.5 7.5 1 0 0 0 7 4 7 1 2 5 9 1 3 6 2 5 8 11 3 6 9 10 8.5 8.5 10.5 10.5 0.5 0.5 2 4.5 3 3.5 11.5 11.5 2 2 2.5 2.5 3.5 3.5 Kiểm tra xe ôtô citéc Sau bước 7 ta thu được phương án tối ưu ứng với thời hạn tiến hành quá trình sản xuất: tĐG7 = tĐG6 - T7 = 12 - 0.5 =11.5 (1.35) Với chi phí nhỏ nhất: C7 = C6 + (S1,2+S9,11)*T7 = 50+2 = 52 (1.36) Bước 8: Liệt kê các công việc có thể rút ngắn trên 2 đường găng nhận được ở bước 7. Bảng 1.29: Bảng phân tích các công việc Đường găngI Tên công việc SiJ Số thứ tự Chú ý (4,7) 4 1 (10,11) 4 4 Đường găng II Tên công việc SiJ Số thứ tự Chú ý (6,9) 1 1 không biến đổi liên tục Tiến hành rút ngắn các công việc được đánh số 1, đó là công việc (4,7) và công việc (6,9) Bước rút ngắn là T4,7 - t4,7kt = 1 -0.5 = 0.5 T6,9 - t6,9kt = 1 -0.5 = 0.5 =0.5 T8 = Min tĐG6 - t(1,4,7,11) = 11.5-7 = 4.5 (1.37) tĐG6 - t(1,2,5,8,11) = 11.5-8.5 = 3 tĐG6 - t(1,2,6,9,11) = 11.5-10.5= 0.5 Như vậy tiến hành rút ngắn hai công việc (4,7) và (6,9) đi 0.5 đơn vị thời gian, kết quả thu được sơ đồ mạng lưới mới (hình 1.30). Hình 1.30: SĐML biểu thị phương án sau khi rút ngắn đồng thời hai công việc (4,7) và (6,9) đi 0.5 đơn vị thời gian Kiểm tra xe ôtô citéc Lấy mẫu phân tích 10 4 7 10 Làm hợp đồng mua bán xăng dầu 7.5 7.5 8 8 10 2 4 Bơm hàng 7 Thiết kế đường vận chuyển xăng dầu Dọn mặt bằng để đặt đường ống Thiết kế đường ống Lắp ráp đường ống dẫn 1 11 8 5 2 2.5 5 0 0 11 11 4 1.5 0.5 0.5 0 9 2 5 1 Lập kế hoạch xuất bán Mua thiết bị Lắp ráp& đưa vào sử dụng nhà đóng dầu ôtô citéc Thiết kế xây dựng nhà đóng dầu ôtô citéc 6 9 3 2.5 3 3 2.5 2 2 6 3 1 Kết nối với mạng máy tính để lập hệ thống thông tin quản lý Thiết kế & lắp đặt hệ thống lưu lượng kế truyền số liệu và nhiệt độ Sau bước 8 ta thu được phương án tối ưu ứng với thời hạn tiến hành quá trình sản xuất: tĐG8 = tĐG6 - T8 = 11.5 - 0.5 =11 (1.38) Với chi phí nhỏ nhất: C8 = C7 + (S4,7+S6,9)*T8 = 52+2.5 = 54.5 (1.39) Trên sơ đồ mạng lưới thu được sau bước 8 (Hình 1.30) đường găng (1,3,6,9,11) không còn khả năng rút ngắn được nữa vì tất cả các công việc nằm trên đường găng này có thời gian đều đã ở nhịp độ khẩn trương mặc dù các đường găng khác còn có thể rút ngắn được nữa, tuy nhiên việc rút ngắn độ dài đường găng này không làm giảm thời gian hoàn thành toàn bộ quy trình xuất hàng mà chỉ đưa đến tăng chi phí mà thôi có nghĩa là quá trình tối ưu hoá sơ đồ mạng lưới theo chỉ tiêu chi phí đến mức này là kết thúc. So sánh hai sơ đồ mạng lưới biểu diễn quy trình xuất hàng với cùng một thời gian hoàn thành là 11 đơn vị thời gian (hình 1.30 và hình 1.14) ta thấy rằng tổng chi phí cho phương án sau đã giảm được 8,5 đơn vị giá trị. Cuối cùng, qua 8 bước rút ngắn độ dài đường găng ta tìm được mối liên hệ giữa chi phí nhỏ nhất và thời hạn hoàn thành toàn bộ quy trình xuất hàng đã cho, đó là một đường gấp khúc được biểu diễn trong hình vẽ dưới đây (hình 1.31). Hình 1.31: Quan hệ giữa chi phí nhỏ nhất và thời gian hoàn thành quy trình sản xuất CP 54,5 52 50 48,5 47 45,5 44 42 41 11 11,5 12 12,5 13 13,5 14 15 TG 17 Chương III: Một số giải pháp đề xuất & kiến nghị thực hiện đề tài I- Đánh giá việc xây dựng & áp dụng sơ đồ mạng trong quy trình xuất hàng tại kho B1 Công ty xăng dầu Phú Thọ 1. Những kết quả đạt được Theo phương pháp thống kê kinh tế, thống kê toán và phương pháp điều tra chọn mẫu, ở Công ty xăng dầu Phú Thọ đã tính được các phương án tối ưu ở các nhịp độ bình thường và ở nhịp độ khẩn trương. Theo tính toán thì thời gian thực hiện các công việc ở nhịp độ bình thường là 17 ngày, với chi phí ở nhịp độ bình thường là 41000000 đồng. Thời gian thực hiện các công việc ở nhịp độ khẩn trương là 11 ngày, với chi phí ở nhịp độ khẩn trương là 64000000 đồng. Như vậy về mặt lợi ích kinh tế thì để tối ưu hoá sơ đồ mạng lưới theo chỉ tiêu chi phí thì nội tại phương pháp này mang lại lợi ích kinh tế và tính theo chương trình này thì qua 8 bước tối ưu, với thời gian thực hiện các công việc là 11 ngày trong khi chi phí chỉ có 54500000 đồng. Rõ ràng nếu so với thời gian thực hiện các công việc cùng là 11 ngày nhưng chi phí lại là 64000000 đồng thì việc áp dụng phương pháp sơ đồ mạng đem lại lợi ích kinh tế cao hơn. Như vậy lợi ích kinh tế là 64000000 - 54500000 = 8500000 đồng Tóm lại nếu tính theo phương pháp này thì Công ty xăng dầu Phú Thọ đã tiết kiệm được một khoản tiền là 8.5 triệu đồng. Số tiền này tuy không lớn song đó mới chỉ là bước đầu khi mà khối lượng các công việc cũng như các sự kiện không nhiều và không phức tạp. Tuy nhiên điều đáng nói đến ở việc áp dụng phương pháp này tại kho B1 Công ty xăng dầu Phú Thọ là khi khối lượng các công việc & sự kiện ngày càng nhiều và mức độ phức tạp ngày càng được thể hiện rõ ràng hơn thì việc áp dụng phương pháp sơ đồ mạng lưới sẽ làm lợi cho Công ty hàng chục triệu đồng và có thể hơn thế nữa. Đây là một trong những xu hướng tất yếu trong tương lai bởi lẽ Công ty xăng dầu Phú Thọ là một trong những đầu mối quan trọng trong việc cung ứng hàng hoá cho tỉnh nhà cũng như phân phối trên toàn bộ các tỉnh phía Bắc. Vì vậy nhu cầu của thị trường không cho phép Công ty không áp dụng các phương pháp tối ưu để thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng cũng như tối đa hoá lợi nhuận của ngành, góp phần nâng cao mức thu nhập của cán bộ công nhân viên của Công ty. Mặt khác Công ty hoàn toàn có thể vận dụng phương pháp này trong tất cả các hoạt động khác của Công ty để có thể tối ưu tất cả các công việc theo mong muốn của Ban giám đốc Công ty. 2. Một số hạn chế khi áp dụng phương pháp sơ đồ mạng lưới trong quy trình xuất hàng tại kho B1 Công ty xăng dầu Phú Thọ Ta hoàn toàn không thể phủ định những lợi ích kinh tế cũng như những kết quả thực sự đạt được khi tiến hành áp dụng phương pháp sơ đồ mạng lưới trong quy trình xuất hàng tại kho B1 Công ty xăng dầu Phú Thọ. Tuy nhiên không nên cho rằng phương pháp sơ đồ mạng lưới là một công cụ vạn năng, được áp dụng cho mọi lĩnh vực, mọi đối tượng và hễ đưa vào áp dụng là dẫn tới đạt hiệu quả kinh tế ngay lập tức. Việc áp dụng phương pháp sơ đồ mạng lưới thực tế tại kho B1 Công ty xăng dầu Phú Thọ còn gặp phải không ít những trở ngại cũng như những hạn chế cần khắc phục. 2.1. Hạn chế về thời gian & chi phí Về thực chất thì sơ đồ mạng lưới là một mô hình toán học động, thay đổi một cách linh hoạt khi một trong các chỉ tiêu của mô hình thay đổi. Song đối với hai chỉ tiêu là thời gian và chi phí hoàn thành các công việc thì việc xác định một cách chính xác hai chỉ tiêu này là rất khó khăn. Thực tế cho thấy việc xác định hai chỉ tiêu này phải tiến hành thông qua nhiều khâu trung gian, ở nhiều mức độ khác nhau. Từ đó để tổng hợp được bảng hao phí về thời gian và tiền tệ cho các công việc và sự kiện của mô hình, Công ty xăng dầu Phú Thọ đã phải chi phí một khoản không phải là nhỏ cho công tác nghiên cứu thị trường cũng như thống kê xã hội học. 2.2. Hạn chế về tình trạng công nghệ Phương pháp sơ đồ mạng là một trong những phương pháp được ứng dụng rất thực tiễn trong thực tế sản xuất, song hiện tại ở kho B1 Công ty xăng dầu Phú Thọ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật chưa thể đáp ứng một cách tốt nhất cho việc áp dụng phương pháp này, chẳng hạn hệ thống giàn xuất quy mô còn nhỏ, các trang thiết bị như hệ thống máy tính, hệ thống điều khiển tự động PLC còn mới ở chế độ bán tự động, công tác hoá nghiệm còn hạn chế và mang tính thụ động làm ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí tiến hành các công đoạn của quy trình xuất cũng như nhập xăng dầu với khối lượng lớn. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tối ưu hoá sơ đồ mạng lưới theo chỉ tiêu chi phí, cụ thể: Đối với hệ thống đường ống công nghệ từ bể chứa ra giàn xuất Hệ thống đường ống công nghệ từ khu vực bể chứa ra giàn xuất được đặt nổi, khi trời nắng to nhiệt độ xăng dầu trong đường ống rất cao (đầu giờ chiều mùa hè), khi trời lạnh nhiệt độ xăng dầu trong đường ống rất thấp (đầu giờ sáng), vì vậy khi tiến hành bơm hàng rất có thể xảy ra tình trạng lượng hàng lấy đầu tiên thường có nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá. Do đó lượng hàng thực tế được xuất vào ôtô ci téc có thể không được đúng như trong hợp đồng đã ký kết của Công ty với khách hàng. Như vậy công việc bơm hàng trong sơ đồ mạng đã không tối ưu về việc đảm bảo đúng số lượng hàng hoá giao cho khách hàng. Đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến uy tín danh tiếng của Công ty. Các van công nghệ tại dãy bể 25 M3 chứa dầu hoả và diesel Các van công nghệ tại hai dãy bể này do cũ và không được bảo dưỡng thường xuyên nên hay gây ra hiện tượng giò rỉ sản phẩm chảy ra ở ty van, tấm chắn và các phớt trong van khi van đóng mà sản phẩm (xăng dầu) vẫn đi qua được vì vậy gây ra hiện tượng lẫn các loại hàng với nhau trong khi xuất nhập hàng ảnh hưởng đến chi phí bơm hàng và hao phí xăng dầu khi tiến hành áp dụng sơ đồ mạng lưới. Bơm xuất hàng Bơm cấp hàng cho 4 họng xuất hiện nay chỉ có 4 bơm, không có bơm dự phòng (bơm dự phòng được dùng để cấp xăng Mogas 92), vì vậy khi 1 trong 4 bơm này gặp sự cố (đặc biệt là bơm cấp xăng 92) thì sẽ không có bơm thay thế để cấp hàng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình xuất hàng do đó có thể gây gián đoạn đến trình tự các công việc khi tiến hành quy trình xuất hàng theo phương pháp sơ đồ mạng lưới. Đối với hệ thống giàn xuất Đồng hồ lưu lượng Đồng hồ lưu lượng được đặt phía dưới giàn xuất vì vậy khi công nhân đứng trên citéc đóng hàng cho ô tô, nhìn số trên đồng hồ không rõ lắm vì tầm nhìn xa góc nhìn chéo, nên có thể gây ra hiện tuợng đóng thừa hàng hoặc thiếu hàng cho ô tô. Bộ tách khí tinh trước đồng hồ lưu lượng Bộ tách khí tinh trước đồng hồ lưu lượng của 4 họng xuất hiện nay hoạt động không tách được khí, vì ta luôn phải đóng van tự động xả khí. Nguyên nhân là do van phao đóng, mở kém hoặc roăng không kín nên khi ta mở van khí xả tự động thì nhiên liệu cũng theo ra ngoài. Công tác hoá nghiệm và phân tích lấy mẫu Có thể thấy rằng công tác hoá nghiệm và lấy mẫu phân tích xăng dầu là một công việc hết sức quan trọng. Tuy nhiên công tác này được tiến hành chưa thực sự được tốt nhất trong điều kiện chất lượng xăng dầu ngày càng được khách hàng quan tâm hơn. Mặt hạn chế của công tác này được thể hiện ngay ở đội ngũ cán bộ phòng hoá nghiệm, phân tích lấy mẫu và ở ngay hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị tại phòng hoá nghiệm. 2.3. Hạn chế về phương pháp tính toán Sơ đồ mạng lưới là một trong những mô hình toán học được áp dụng khá nhiều trong các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên để có thể tối ưu sơ đồ mạng lưới một cách nhanh nhất và đạt hiệu quả cao nhất thì cần phải ứng dụng phần mềm tin học trong việc tính toán các chỉ tiêu của mô hình. Song phần mềm này chưa được ứng dụng tại Công ty xăng dầu Phú Thọ. Đây là một trong những nhược điểm lớn của phương pháp sơ đồ mạng lưới, bởi lẽ khi khối lượng các công việc trong kho không nhiều thì việc tính toán trực tiếp trên sơ đồ không khó khăn song khi khối lượng các công việc trong kho ngày càng nhiều do lượng hàng được xuất ra để phục vụ nhu cầu ngày càng lớn, lúc đó nếu không áp dụng tin học trong tính toán ta sẽ phải giải bài toán n ẩn n phương trình để tìm ra nghiệm hợp lý. Rõ ràng việc giải một bài toán như vậy đòi hỏi phức tạp hơn nhiều so với việc đưa tin học ứng dụng vào trong xuất hàng. 2.4. Hạn chế về nhân sự Việc áp dụng phương pháp sơ đồ mạng lưới trong quy trình xuất hàng tại kho B1 Công ty xăng dầu Phú Thọ đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia cũng như cán bộ chỉ đạo trình độ cao. Tuy nhiên vào thời điểm hiện nay đội ngũ này chưa đáp ứng một cách tối ưu nhất cho việc áp dụng sơ đồ mạng lưới trong quy trình xuất hàng tại kho. Đội ngũ chuyên gia nghiên cứu phần mềm tin học, các thuật toán chương trình của phương pháp sơ đồ mạng lưới hoàn toàn chưa có. Do đó khi tiến hành tối ưu hoá sơ đồ mạng lưới theo chỉ tiêu chi phí phải tính trực tiếp trên sơ đồ. Đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường để tính ra thời gian và chi phí khi tiến hành các công việc của quy trình xuất hàng chưa thực sự được đào tạo một cách đầy đủ nhất, từ đó việc đưa ra các số liệu này đôi khi không chính xác. Do đó ảnh hưởng đến kết quả tối ưu cuối cùng. Đội ngũ nhân viên phân tích hoá nghiệm trình độ còn hạn chế do đó việc phân tích xăng dầu đôi khi chưa phản ánh đúng chất lượng của sản phẩm. 2.5. Hạn chế về tính tối ưu của sơ đồ mạng lưới Khi nhắc đến sơ đồ mạng lưới, ta liên tưởng tới hệ thống các công việc có một mối liên hệ chằng chịt & phức tạp giống như một mạng lưới vậy. Rõ ràng không thể phủ nhận được tính tối ưu của sơ đồ mạng lưới trong việc tính ra được thời gian cũng như chi phí tối ưu khi tiến hành áp dụng sơ đồ mạng lưới này trong quy trình xuất hàng tại kho B1 Công ty xăng dầu Phú Thọ. Song bản thân sơ đồ mạng lưới này khi áp dụng vào thực tế việc xuất hàng tại kho B1 lại bộc lộ những hạn chế nhất định. Một là Việc tính ra được các chỉ tiêu thời gian cũng như chi phí qua 8 bước tối ưu và rút ra được lợi ích kinh tế có hiệu quả thực sự, nhưng thực tế việc xuất hàng tại kho B1 Công ty xăng dầu Phú Thọ khi tiến hành phân tích các công việc đã chưa thể hiện được lợi ích kinh tế cũng như hiệu quả thực sự của từng công việc đem lại nếu các công việc này được đưa vào sơ đồ mạng lưới để thực hiện quá trình tối ưu hoá sơ đồ mạng lưới. Ta có thể đi sâu phân tích một số công việc để thấy rõ được hạn chế này. - Đối với công việc lắp ráp & đưa vào sử dụng nhà đóng dầu ô tô ci téc (9,11) và công việc thiết kế xây dựng nhà đóng dầu ô tô ci téc (1,3). Nếu xét về bản chất thì hai công việc này được tách nhau ra từ một công việc, nhưng việc tách ra này hoàn toàn không tối ưu mà chỉ làm cho hệ thống sơ đồ mạng lưới thêm phức tạp. Rõ ràng ảnh hưởng tới quá trình tối ưu hoá vì một trong các công việc của hệ thống không tối ưu sẽ dẫn đến hệ thống không tối ưu. - Đối với công việc thiết kế đường ống (2,5) và công việc lắp ráp đường ống (8,11) cũng được tách nhau ra giống như hai công việc (9,11) và (1,3) ở trên. Nếu như qua 8 bước tối ưu với thời gian thực hiện hoàn tất các công việc là 11 ngày và chi phí là 54,5 triệu đồng, rõ ràng là tối ưu hơn so với phương án ở nhịp độ khẩn trương vời thời gian cũng là 11 ngày nhưng chi phí những 64 triệu đồng. Song đối với công việc (9,11) và công việc (1,3) tổng thời gian cho hai công việc này là 13 ngày (ở nhịp độ bình thường) nhưng nếu được tiến hành cùng chung một lúc thì chi phí chưa chắc đã đến 8 triệu đồng (chi phí cho hai công việc này ở nhịp độ bình thưòng là 8 triệu đồng). Cũng hoàn toàn tương tự đối với đối với hai công việc (2,5) và (8,11), chi phí chưa chắc đã đến 7 triệu đồng (chi phí cho hai công việc này ở nhịp độ bình thường là 7 triệu đồng). Hai là Việc phân tích sơ đồ mạng lưới thông qua các công việc được tiến hành trong toàn bộ quy trình xuất hàng tại kho B1 Công ty xăng dầu Phú Thọ không phản ánh được tính tối ưu chỉ có ở việc xuất hàng đơn thuần mà trong xuất hàng lại có cả nhập hàng cũng như các công việc khác như làm hợp đồng, lập kế hoạch, phân tích lấy mẫu. Đây là một trong những hạn chế cơ bản của sơ đồ mạng lưới khi áp dụng trong quy trình xuất hàng tại kho B1 của Công ty. Bởi lẽ nếu sơ đồ mạng lưới được áp dụng trong xuất hàng một cách đơn thuần thì hệ thống các công việc của quy trình xuất hàng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và chi phí cho các công việc này là không lớn. Song nếu như vậy thì bản thân trước khi tiến hành áp dụng sơ đồ mạng lưới thì các công việc này đã tối ưu rồi, do đó sẽ không cần tối ưu theo sơ đồ mạng lưới nữa. Tuy nhiên việc áp dụng sơ đồ mạng lưới trong xuất hàng tại kho B1 của Công ty cần phải được hiểu theo nghĩa rộng, tức là muốn xuất hàng thì bản thân kho phải có hàng đã và hàng hoá phải được nhập vào bể chưa của kho bằng các phương tiện khác nhau, thông qua các quy trình công nghệ khác nhau. II- Một số giải pháp đề xuất Trên cơ sở hệ thống kho tàng bể chứa hàng hoá hiện đại, trữ lượng lớn cũng như mạng lưới tiêu thụ ngày càng được mở rộng thì việc cung cấp hàng hoá cho thị trường ngày càng trở nên quan trọng. Do đó việc vận dụng ngay phương pháp sơ đồ mạng lưới trong thực tế quy trình xuất hàng tại kho B1 Công ty xăng dầu Phú Thọ trở nên vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay thì để có thể áp dụng được phương pháp này một cách tối ưu nhất thì cần phải đưa ra một số giải pháp đề xuất mang tính chất lâu dài cũng như những kiến nghị để đề tài mang tính khả thi cao. 1. Giải pháp đề xuất 1.1. Giải pháp về thời gian và chi phí trong sơ đồ mạng Việc tính được thời gian và chi phí khi tiến hành các công việc của quy trình xuất hàng tại kho B1 công ty xăng dầu Phú Thọ một cách chính xác và phản ánh đúng thực tế là một trong những vấn đề nan giải. Bởi lẽ thời gian và chi phí là hai phạm trù mang tính trìu tượng cao mà nhà quản trị đôi khi không thể kiểm soát nó một cách chặt chẽ được. Do đó giải pháp cho vấn đề này: Một là Tiến hành chia nhỏ các công việc trước khi đưa vào áp dụng sơ đồ mạng lưới (càng nhỏ càng tốt), từ đó ta sẽ ước lượng được một cách chính xác thời gian cũng như chi phí khi tiến hành các công việc trên. Cuối cùng tổng hợp các công việc nhỏ lại ta sẽ có được một công việc hoàn chỉnh với thời gian cũng như chi phí tiến hành một cách chính xác nhất. Chẳng hạn, việc thiết kế xây dựng nhà đóng dầu ô tô ci téc có thể chia thành các công việc như thiết kế mặt bằng nền, hệ thống mái tre, hệ thống giàn xuất. Hoặc công việc thiết kế đường vận chuyển hàng hoá trong kho có thể chia thành các công việc nhỏ như thiết kế đường vận chuyển từ cổng bảo vệ đến nhà đóng dầu ô tô ci téc, đường vận chuyển bao quanh kho cũng như mặt bằng nền cho hệ thống đường vận chuyển này. Hai là Đối với mỗi công việc được tổng hợp trên sơ đồ mạng lưới bao hàm trong đó đã có các hao phí, do đó để giảm một cách lớn nhất các hao phí này Ban giám đốc Công ty có thể tiến hành tách riêng các chi phí tổng hợp trên các công việc để khi tiến hành áp dụng sơ đồ mạng lưới các chỉ tiêu của các công việc phản ánh đúng bản chất của quá trình tối ưu hoá sơ đồ mạng lưới theo chỉ tiêu chi phí. Còn các hao phí này có thể đưa vào khoản mục chi phí bất thường. 1.2. Giải pháp về tình trạng công nghệ tại kho B1 Công ty xăng dầu Phú Thọ Tình trạng công nghệ và trang bị hệ thống cơ sở vật chất thiết bị cho kho B1 cần phải được nâng cấp ngày càng hiện đại hơn để phù hợp với việc áp dụng phương pháp sơ đồ mạng một cách tối ưu hơn, cụ thể: Đối với hệ thống đường ống công nghệ từ bể chứa ra giàn xuất: Để tránh được những ảnh hưởng do điều kiện tự nhiên tác động trực tiếp lên hệ thống đường ống công nghệ từ bể chứa ra giàn xuất thì giải pháp cho vấn đề này có thể thiết kế thêm một giàn mái tre đường ống đặt cách đường ống khoảng 40 cm khi đó điều kiện tự nhiên sẽ không thể trực tiếp tác động lên hệ thống đường ống tránh những hao hụt đáng kể khi bơm hàng, đảm bảo cung cấp xăng dầu đúng và đủ số lượng. Các van công nghệ tại dãy bể 25 M3 chứa dầu hoả và diesel Để hạn chế đến mức thấp nhất lượng xăng dầu thất thoát do hệ thống các van công nghệ bị rò rỉ, từ đó làm tăng chi phí khi tiến hành hoạt động bơm hàng. Vì vậy, giải pháp cho vấn đề này cần phải lắp đặt và bảo dưỡng thường xuyên loại van này trong suốt quy trình xuất cũng như nhập hàng hoá. Việc bảo dưỡng hệ thống các loại van này phải được thực hiện theo kế hoạch và phải tính khấu hao cho chúng để đảm bảo độ an toàn và chính xác khi tiến hành thực hiện xuất hàng cũng như nhập hàng. Từ đó sơ đồ mạng lưới được áp dụng một cách tối ưu nhất. Bơm xuất hàng Hệ thống bơm sử dụng trong xuất hàng cũng như nhập hàng tại kho B1 Công ty xăng dầu Phú Thọ được coi là một trong những công cụ chính để thực hiện quy trình xuất, nhập hàng. Hệ thống này đóng vai trò quan trọng, đóng vai trò là cầu nối giữa các công việc trong sơ đồ mạng lưới. Do đó hệ thống này cần phải liên tục hoạt động với cường độ cao trong điều kiện áp lực lớn của xăng dầu. Để khắc phục hạn chế do hệ thống này luôn phải làm việc với cường độ cao đồng thời nhằm tránh trường hợp khi một trong 4 họng xuất hàng bị hỏng, ảnh hưởng đến trình tự tiến hành các công việc khi áp dụng sơ đồ mạng lưới trong quy trình xuất hàng thì một trong những giải pháp quan trọng đối với sự việc này là việc thiết kế và lắp thêm một bơm cấp hàng dự phòng, có thể cấp được các mặt hàng (Mogas 90, Mogas 92, Diesel, dầu hoả) cho cả bốn họng xuất (sử dụng khi 1 trong 4 bơm cấp hàng gặp sự cố) tránh được hiện tượng gián đoạn khi thực hiện quy trình xuất hàng. Đối với hệ thống giàn xuất Đồng hồ lưu lượng Đồng hồ lưu lượng là một trong những công cụ quan trọng trong quy trình bơm hàng. Nó thể hiện được lượng hàng thực tế được bơm và là cơ sở cho việc đo nhiệt độ thực tế của xăng dầu khi lượng hàng này đi qua đồng hồ lưu lượng. Do đó cần phải đặt đồng hồ lưu lượng lên phía trên giàn xuất để việc bơm hàng được tiến hành một cách dễ dàng và chính xác. Bộ tách khí tinh trước đồng hồ lưu lượng Để tránh trường hợp bộ tách khí tinh trước đồng hồ lưu lượng của 4 họng xuất hiện nay hoạt động không tách được khí phòng kỹ thuật của Công ty cần phải có kế hoạch nâng cấp và chế độ bảo dưỡng thường xuyên đối với bộ tách khí này. Công tác hoá nghiệm và phân tích lấy mẫu Có thể thấy rằng công tác hoá nghiệm và lấy mẫu phân tích xăng dầu là một công việc hết sức quan trọng. Vì vậy, để đảm bảo một cách chính xác trong việc phân tích chất lượng xăng dầu thì đội ngũ nhân viên làm việc trong lĩnh vực này cần phải được đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên nhằm phân tích đúng chất lượng hàng hoá khi tiến hành xuất nhập. Mặt khác cần phải trang bị thêm các trang thiết bị cho phòng hoá nghiệm, để phù hợp với phòng thử nghiệm cấp hai, chẳng hạn các thiết bị để đo các chỉ tiêu sau: Đối với xăng - áp suất hơi bão hoà. Đối với dầu hoả - Điểm khói. - Màu Saybolt. Đối với dầu Diesel - Chỉ số Cetan, min. - Độ nhớt động học. - Nước và tạp chất cơ học. - Hàm lượng nhựa thực tế. 1.3. Giải pháp áp dụng phần mềm trong việc tối ưu hoá sơ đồ mạng lưới Có thể nói rằng hiện nay các phần mềm tin học đã len lỏi vào hầu hết các ngõ ngách của các ngànhvà cũng không thể phủ nhận vai trò cực kỳ to lớn của các phần mềm này trong việc tính toán cũng như trong quản lý. Do đó để khắc phục tình trạng tính toán trực tiếp ngay trên sơ đồ mạng có thể dẫn đến những sai sót làm ảnh hưởng đến quá trình tối ưu hoá khi tiến hành áp dụng sơ đồ mạng lưới trong quy trình xuất hàng. Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề này là Công ty xăng dầu Phú Thọ có thể sử dụng phần mềm tin học để tính toán các chỉ tiêu trong sơ đồ mạng lưới. Phần mềm này đòi hỏi phải có một bộ phận chuyên môn chuyên nghiên cứu nhằm viết được các chương trình, thuật toán để sử dụng các chương trình này trên mày tính điện tử và tối ưu sơ đồ mạng lưới. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này Công ty xăng dầu Phú Thọ có thể sử dụng chương trình sau để áp dụng vào quy trình xuất hàng tại kho B1. Program SO_DO_MANG_LUOI; var d1,d2: array[1..30] of integer; t,ks,hs,km,hm,dcv: array[1..30] of real; ts,tm,dsk: array[1..30] of real; dt: array[1..30] of integer; n,m,i,j,f,k,p: integer; max,min: real; f1,f2:text; tf1,tf2: string[30]; Begin write('Vao ten file so lieu:'); readln(tf1); Assign(f1,tf1); Reset(f1); Write('VAO TEN FILE KET QUA:'); Readln(tf2); Assing(F2,tf2); Rewrite(f2); Readln(f1,n,m); For i:=1 to m do readln(f1,d1[i],d2[i],t[i]); Close(f1); dt[1]:=0; ts[1]:=0; For j:= 2 to n do Begin max:=-1.0e30; k:=0; For i:=1 to m do If(d2[i]=j) adn (ts[d1[i]]+t[i]>max) then Begin max:=ts[d1[i]]+t[i]; K:=d1[i]; End; ts[j]:=max; dt[j]:=k; End; tm[n]:=ts[n]; For j:=n-1 downto 1 do Begin min:=1.0e30; For i:=1 to m do If(d1[i]=j ) and (tm[d2[i]]-t[i]< min) then min:=tm[d2[i]] -t[i]; tm[j]:=min; End; For i:=1 to m do Begin ks[i]:=ts[d1[i]]; hs[i] :=ks[i] +t[i]; hm[i] :=tm[d2[i]]; km[i]:= hm[i]-t[i]; dcv[i]:=km[i]-ks[i]; End; For i:=1 to n do dsk[i] :=tm[i]-ts[j]; Writeln(f2,i,ts[i]:7:3,'',tm[i]:9:3,'',dt[i],'',dsk[i]:1:3); Writeln(f2,'STT - d1 - d2 - t - ks - hs - km - hm - dcv '); For i:=1 do m do Writeln(f2,i:2,'',d1[i]:4,d2[i]:4,t[i]:9:3,ks[i]:9:3,hs[i]:9:3,km[i]:9:3,hm[i]:9:3,dcv[i]:9:3); P:=n; Write(f2,'DUONG GANG LA : '); Repeat Write(f2,p:4,' - '); Write(f2,dt[p]:4,','); P:=dt[p]; Until dt[p]=0; Close(f2); Write('TINH XONG NEU MUON NHAP FILE SO LIEU THI TIM FILE SDML.SLI, AN ENTER'); Write('TINH XONG NEU MUON XEM KET QUA THI TIM FILE SDML.KQU, AN ENTER'); Readln; End. 1.4. Giải pháp về nhân sự Đối với bất kỳ một công việc gì, trong lĩnh vực gì, điều kiện như thế nào đi chăng nữa thì bàn tay của con người bao giờ cũng đóng vai trò quyết định. Dù máy móc có hiện đại đến đâu đi chăng nữa, công nghệ có tiến tiến và ưu việt đến đâu đi chăng nữa cũng đòi hỏi cần phải có bàn tay và khối óc sáng tạo của con người. Nói như vậy để thấy được con người đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Việc áp dụng sơ đồ mạng lưới trong quy trình xuất hàng tại kho B1 Công ty xăng dầu Phú Thọ đòi hỏi người chỉ đạo quá trình bắt buộc phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về xăng dầu cũng như kỹ thuật lập trình tính toán các chỉ tiêu của sơ đồ mạng lưới. Một là Thành lập một bộ phận nhân viên chuyên nghiên cứu thị trường và thống kê xã hội học để có thể đáp ứng được việc phân tích trình tự tiến hành các công việc trong sơ đồ mạng lưới cả về thời gian cũng như chi phí tiến hành. Đây là một bộ phận không thể thiếu nếu Công ty muốn áp dụng phương pháp sơ đồ mạng trong xuất hàng một cách tối ưu nhất. Bộ phận này cần phải được hoạt động thường xuyên trên cơ sở kế hoạch chỉ đạo thống nhất của trưởng phòng kinh doanh. Để đáp ứng được yêu cầu của việc áp dụng sơ đồ mạng lưới trong xuất hàng thì nhiệm vụ của bộ phận này là tiến hành thu thập, xử lý, thống kê và hiệu chỉnh số liệu của tất cả các công việc liên quan đến quy trình xuất hàng, cụ thể như sau: - Xem xét tất cả các công việc trong kho liên quan đến quy trình nhập và xuất hàng. Phân tích ảnh hưởng của các công việc chung và các công việc riêng đến tiến trình xuất hàng ở cả hai nhịp độ bình thường và nhịp độ khẩn trương. - Dùng phương pháp quan sát trực tiếp để xem xét và tính thời gian tiến hành các công việc có liên quan đến quy trình xuất hàng hết bao nhiêu thời gian khi thực hiện chúng ở nhịp độ bình thường và khi thực hiện chúng ở nhịp độ khẩn trương. - Dùng phương pháp phân tích thống kê và ước lượng hồi quy kinh tế lượng để tính toán chi phí khi tiến hành các công việc trong sơ đồ mạng lưới ở nhịp độ bình thường và nhịp độ khẩn trương. - Sau khi đã tính được thời gian và chi phí của các công việc của quy trình xuất hàng theo sơ đồ mạng lưới cần phải tổng hợp chúng vào một bảng và tiến hành các buớc tối ưu. Để có thể đáp ứng được nhiệm vụ trên thì bộ phận này của Công ty cần phải được đào tạo một cách cơ bản về chuyên môn , đó là khả năng phân tích sản phẩm, nghiệp vụ marketing, nghiệp vụ tính toán, thống kê và kỹ thuật ước lượng kinh tế lượng. Hai là Tiến hành bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân viên chuyên nghiên cứu về lập trình, sư dụng máy tính điện tử để tiến hành tối ưu hoá sơ đồ mạng lưới. Mặc dù đội ngũ nhân viên này của Công ty cũng có song đội ngũ này chưa đáp ứng được yêu cầu khi áp dụng sơ đồ mạng lưới. Việc đào tạo đội ngũ này là cần thiết và cấp bách, bởi lẽ khi khối lượng xăng dầu ngày càng tiêu thụ nhiều do nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh ngày càng cao nên khối lượng các công việc khi tiến hành xuất hàng tại kho B1 càng lớn và phức tạp hơn. Khi đó đòi hỏi đội ngũ nhân viên này cần phải tiến hành tối ưu sơ đồ mạng lưới trên cơ sở sử dụng chương trình tính toán trên máy tính điện tử. Để từ đó đưa ra được kết quả chương trình một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Ba là Đối với bộ phận phân tích hoá nghiệm, chất lượng xăng dầu phụ thuộc vào trình độ phân tích của đội ngũ này, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, danh tiếng của Công ty trên thị trường. Do đó bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ này trong giai đoạn hiện nay là một chính sách đúng đắn của Ban giám đốc Công ty. 1.5. Giải pháp về tính tối ưu của sơ đồ mạng lưới Thông qua việc bộc lộ những mặt hạn chế của phương pháp sơ đồ mạng lưới áp dụng trong quy trình xuất hàng tại kho B1 của Công ty xăng dầu Phú Thọ, cần phải có một số giải pháp để có thể tối ưu hoá sơ đồ mạng lưới này tốt hơn và được áp dụng thực tiễn hơn cả trong lý thuyết và trong thực tế của việc xuất hàng. Một là Khi tiến hành phân tích các công việc để tiến hành thu thập các số liệu về các hao phí như thời gian cũng như chi phí ta có thể tách chúng ra thành từng công việc nhỏ để rễ ràng quản lý và khai thác. Song khi đưa các công việc này lên sơ đồ mạng lưới để thực hiện các bước tối ưu thì cần phải tiến hành tổng hợp các công việc có cùng bản chất lại thành một công việc chung. Đây cũng là một trong những giải pháp nhằm giảm thiểu một cách tối đa nhất chi phí khi tiến hành quản lý và khai thác các công việc. Qua sơ đồ mạng lưới đã được phân tích ở trên, ta có thể gộp công việc thiết kế xây dựng nhà đóng dầu ô tô ci téc (1,3) với công việc lắp ráp và đưa vào sử dụng nhà đóng dầu ô tô ci téc (9,11) thành một công việc; Công việc thiết kế đường ống dẫn (2,5) và công việc lắp ráp đường ống dẫn (8,11) thành một công việc. Hoặc cũng có thể gộp tất cả các công việc thiết kế vào thành một công việc chung và tách các công việc lắp ráp, kết nối với mạng máy tính thành các công việc riêng. Hai là Song song với việc phân tích và tổng hợp các công việc trên sơ đồ mạng lưới thành các công việc mang tính bao quát cả về nội dụng và quy trình công nghệ thì sơ đồ mạng lưới được áp dụng trong quy trình xuất hàng tại kho B1 của Công ty cần phải có một bảng tổng hợp để thuyết minh một cách rõ ràng xuất phát điểm của quy trình xuất hàng và tiến hành tối ưu theo sơ đồ mạng lưới khác với khối lượng công việc mang bản chất của cả quy trình công nghệ xuất nhập hàng, trong đó xuất hàng là nội dung cần làm rõ hơn cả. Trên cơ sở giải pháp này ta có thể đưa ra bảng thuyết minh sau Bảng 1.32: Bảng thuyết minh công việc Diễn giải Công việc (i,j) Nhịp độ bình thường Nhịp độ khẩn trương Trình tự tiến hành các công việc Thời gian Chi phí Thời gian Chi phí 2. Kiến nghị thực hiện đề tài - Đầu tư xây dựng thêm một tuyến đường ống nhập hàng song song với tuyến đường ống cũ từ ga Phủ Đức về kho. Khi đó tách một tuyến nhập xăng, một tuyến nhập Diesel và dầu hoả. Như vậy đồng thời có thể tăng gấp đôi năng lực nhập, đáp ứng nhu cầu xuất hàng ngày càng cao của thị trường. - Trong một khoảng thời gian nghiên cứu không dài và trình độ còn hạn chế nên chương trình không thể thực hiện một cách tự động hoàn toàn. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ tin học, hiện nay trên thị trường đã có những phần cứng như máy chiếu lắp trực tiếp vào mày vi tính thì việc thực hiện tự động hoàn toàn sơ đồ mạng lưới trong quy trình xuất hàng là hoàn toàn khả thi. Cụ thể, với một máy chiếu đặt trong phòng thực hiên kế hoạch (Giá khoảng 15 triệu đồng) thì đã có thể có một hệ thống tự động hoàn toàn. Lúc đó các bộ quản lý thực hiện nhập dữ liệu vào file để chương trình sẽ tính toán tự động và đưa ra các đường găng trên sơ đồ mạng lưới đó. Chiếu trực tiếp lên máy chiếu thì tất cả công nhân trong Công ty đi làm có thể nhìn vào máy chiếu để thấy được công việc làm hôm nay ở mức độ găng như thế nào để có kế hoạch thực hiện hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ được giao. kết luận với sự công nghiệp hoá và hiện đại hoá nhanh chóng của đất nước ta nói chung và trong nền công nghiệp dâù khí nói riêng, việc tự động hoá trong quá trình sản xuất là điều vô cùng cấp thiết và cấp bách. Hoà cùng với sự phát triển đó, việc áp dụng các phương pháp cũng như các chương trình tính toán nhằm tối ưu các công đoạn của quá trình sản xuất ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm. Việc áp dụng phương pháp sơ đồ mạng lưới trong quy trình xuất hàng tại kho B1 Công ty xăng dầu Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu không thể thiếu, bởi lẽ xăng dầu là một mặt hàng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vì thế, nó cần phải được bảo quản cũng như lưu thông một cách tiết kiệm và an toàn. Sử dụng phương pháp sơ đồ mạng lưới trong xuất hàng đã giải quyết được vấn đề tối ưu hoá theo chỉ tiêu chi phí góp phần tiết kiệm được nguồn kinh phí không nhỏ trong tổng giá thành sản xuất. Mặt khác khi khối lượng hàng hoá ngày càng lớn để có thể phân phối đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho tỉnh nhà và các tỉnh lân cận thì việc rút ngắn thời gian lưu chuyển hàng hoá là một bài toán nan giải. Phương pháp sơ đồ mạng đã giải quyết được vấn đề này. Đây là một trong những ưu điểm nổi bật của phương pháp này so với các phương pháp khác. Trải qua một thời gian nghiên cứu và thực tập tại Công ty xăng dầu Phú Thọ, thời gian còn hạn chế và kiến thức bản thân chưa được sâu. Đề tài không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp của thầy giáo hướng dẫn, ban lãnh đạo và các cô chú trong phòng kinh doanh của Công ty xăng dầu Phú Thọ. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Nguyễn Ngọc Huyền, ban lãnh đạo và các cô chú trong phòng kinh doanh của Công ty xăng dầu Phú Thọ đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn. Mục lục Trang Tài liệu tham khảo 1. PGS.TS. Nguyễn Thành Độ, TS. Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) - Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp - NXB Thống kê, 2001. 2. PTS. Trịnh Quốc Thắng - Các phương pháp sơ đồ mạng lưới trong xây dựng - NXB Xây dựng. 3. PGS.PTS. Nguyễn Văn Nhân - Sơ đồ mạng lưới - NXB Thống kê, 1996. 4. PGS. PTS. Nhâm Văn Toán - Toán kinh tế - Hà Nội, 1999. 5. PGS.PTS. Bùi Thế Dũng - Turbo Pascal 7.0 - NXB Thống kê - Hà Nội, 1999 6. GS.TS. Bùi Văn Vĩnh - Tối ưu hoá bài toán giao thông vận tải - NXB Thống kê. Danh mục các thuật ngữ viết tắt GDP : (Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm quốc nội PERT : (Program Evaluation and Review Technique) Kỹ thuật đánh giá và kiểm tra dự án. OPECT : (Organization of Petroleum Exporting Countries) Hiệp hội các Quốc gia xuất khẩu dầu mỏ. SĐML : Sơ đồ mạng lưới M90 : (Mogas 90) Xăng 90 M92 : (Mogas 92) Xăng 92 TCN : Tiêu chuẩn ngành D15 : Tỷ trọng ở nhiệt độ 15 V15 : Thể tích ở nhiệt độ 15 LPG : (Liquefied Petrolium Gas) Khí đốt hoá lỏng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37031.doc
Tài liệu liên quan