Luận văn Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1954-1960

MỤC LỤC Phần mở đầu3 1. Tính cấp thiết của đề tài3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu4 3.1. Mục đính4 3.2. Nhiệm vụ5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu5 4.1. Đối tượng5 4.2. Phạm vi nghiên cứu5 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu6 5.1. Nguồn tài liệu6 5.2. Phương pháp nghiên cứu6 6. Bố cục của luận văn6 Chương 18 Quá trình hình thành đường lối đối ngoại của Đảng và nhà nước việt nam trong giai đoạn 1954-1968 1.1. Điều kiện lịch sử8 1.1.1. Bối cảnh trong nước và nhiệm vụ chính trị của cách mạng Việt Nam8 1.1.2. Bối cảnh quốc tế – một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng (1954-1960) 14 1.2. Quá trình hình thành đường lối đối ngoại31 1.2.1.Những chủ trương mới của Đảng về đối ngoại (từ 7-1954 đến 7/1956) 31 1.2.2. Chủ trương đối ngoại của Đảng trong thời gian từ 7-1956 đến 195839 1.2.3. Đường lối đối ngoại của Đảng hình thành về cơ bản (1959-1960) 42 Chương 2: Quá trình thực hiện chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước việt Nam51 giai đoạn 1954-196051 2.1.Đấu tranh đòi thi hành hiệp thương, thống nhất nước nhà51 2.1.1. Thời gian 300 ngày (từ 20-7-1954 đến 20-5-1955) 51 2.1.2. Tình hình thi hành hiệp định Giơnevơ về Việt Nam từ 20-5-1955 đến 20-7-195654 2.1.3. Tình hình thi hành hiệp định Giơnevơ về Việt Nam (từ 20/7/1956 đến 1960) 66 2.2. Củng cố và phát triển quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc. 76 2.3. Cải thiện quan hệ với Lào và Campuchia80 2.4. Mở rộng quan hệ với các nước độc lập dân tộc và ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở Châu á, Châu Phi và khu vực Mỹ Latinh83 Một số Nhận xét và kinh nghiệm lịch sử87 3.1. Một số nhận xét88 3.1.1. Những cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của Đảng trong giai đoạn 1954-196088 3.1.2. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam nói chung và chủ trương, chính sách đối ngoại trong giai đoạn 1954-1960 nói riêng. 94 3.2. Một số kinh nghiệm95 3.2.1. Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng phải được xây dựng trên cơ sở độc lập, tự chủ, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại 95 3.2.2. Tư tưởng ngoại giao hoà bình, hoà hiếu là truyền thống nhân văn Việt Nam97 3.2.3. Phải có những đối sách, hoạt động đối ngoại phù hợp với tình hình mới, đúng đắn, sáng tạo97 3.2.4. Xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước láng giềng; quan tâm xử lý đúng đắn quan hệ với các nước lớn98 3.2.5. Ngoại giao nhân dân đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Đảng99 Kết luận101 Tài liệu tham khảo103 Phụ lục PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ do Đảng lãnh đạo đã giành được thắng lợi, song sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước vẫn chưa hoàn thành. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau: miền Bắc, hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; ở miền Nam, Mỹ thay chân Pháp, âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự. Lúc này, tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là xu thế hoà hoãn đang tác động tiêu cực đến chiến lược của các nước đồng minh của ta. Tất cả các nước trên thế giới, kể cả Liên Xô và Trung Quốc đều chưa ủng hộ Việt Nam dùng đấu tranh cách mạng thống nhất đất nước, mà đi vào xu thế hoà hoãn nhằm giữ nguyên trạng Châu Âu và nguyên trạng thế giới. Chính trong bối cảnh đó, Đảng đã phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc phân tích tình hình, xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam nói chung, đường lối đối ngoại nói riêng. Có thể nói, lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1960 đã chứng kiến quá trình nhận thức yêu cầu của lịch sử, hình thành về cơ bản đường lối đối ngoại, đồng thời từng bước triển khai thực hiện đường lối đó, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ ở miền Nam. Sự hình thành đường lối cách mạng Việt Nam nói chung và đường lối đối ngoại của Đảng nói riêng trong giai đoạn 1954-1960 tạo cơ sở vững chắc, đồng thời để lại những kinh nghiệm quý báu cho các giai đoạn sau này. Với ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài: “Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1954-1960” làm đề tài Luận văn của mình. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Đã có một số công trình nghiên cứu có đề cập đến chính sách đối ngoại của Đảng giai đoạn 1954-1960 như: “Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam” của Lưu Văn Lợi (Nhà xuất bản Công an nhân dân 1998); “Ngoại giao Việt Nam 1945-2000” của Nguyễn Dy Niên (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2002); “Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)”, tập 1 (Nhà xuất bản Sự thật 1990) .; Ngoài ra, còn một số bài báo như: “Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến cứu nước (1954-1975)” của Khắc Huỳnh (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 4/2005); “Nhìn lại quan hệ Xô-Việt thời kỳ 1945-1975” của Nguyễn Ngọc Mão, Vũ Thị Hồng Chuyên (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3/1925) . Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu của nước ngoài về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam cũng đa dạng và phong phú như: “Giải phẫu một cuộc chiến tranh” của Gabrien Côncô, (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 1991); “Việt Nam cuộc chiến tranh mười nghìn ngày” của Maicơn Máclia, (Nhà xuất bản Sự thật, 1990) . Những công trình trên đều đề cập đến đường lối đối ngoại của Đảng ở những khía cạnh khác nhau, song chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng giai đoạn 1954-1960 một cách rõ nét và có hệ thống. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đính - Làm sáng tỏ quá trình hình thành và nội dung đường lối đối ngoại của Đảng giai đoạn 1954-1960. - Làm rõ kết quả và bước đầu tổng kết, đánh giá, rút ra một số kinh nghiệm trong việc xác định đường lối và chỉ đạo thực hiện của Đảng. 3.2. Nhiệm vụ - Tập hợp đầy đủ và hệ thống hoá những nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài. - Phân đoạn lịch sử làm rõ tiến trình nhận thức cũng như sự hình thành và phát triển đường lối đối ngoại của Đảng trong thời kỳ mới. - Trình bày toàn bộ điều kiện lịch sử có tác động đến việc hình thành chính sách đối ngoại của Đảng trong mỗi thời đoạn trên; những nội dung của đường lối đối ngoại cũng như biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương đó. - Khái quát kết quả đạt được trong việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, làm rõ những thành công và hạn chế của từng thời đoạn lịch sử đó. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng - Quá trình nhận thức và xác định chính sách đối ngoại của Đảng từ 1954-1960, luận văn chỉ nghiên cứu vấn đề này trong giới hạn từ sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết (7-1954) đến năm 1960. -Việc thực hiện chủ trương đối ngoại của Đảng trong giai đoạn này. - Kinh nghiệm lịch sử của Đảng trong việc xác định đường lối đối ngoại và tổ chức triển khai thực hiện. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Bối cảnh quốc tế và trong nước, trong đó có chiến lược của các nuớc lớn ảnh hưởng đến quá trình hình thành chính sách đối ngoại của Đảng. - Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam nói chung và ảnh hưởng của nó đến sự hình thành chính sách đối ngoại. - Việc thực hiện chính sách đối ngoại và những thành công bước đầu trong quá trình thực hiện. 5. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Nguồn tài liệu - Các Văn kiện Đảng giai đoạn 1954-1960. - Các tác phẩm của Hồ Chí Minh, tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước có liên quan đến đường lối đối ngoại của Đảng giai đoạn này. - Các tác phẩm và công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, bao gồm các sách đã xuất bản, các bài đăng trên tạp chí khoa học . - Tài liệu đang được lưu trữ trong cơ quan lưu trữ của Đảng và Nhà nước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử nhằm sáng tỏ quá trình hình thành và phát triển đường lối đối ngoại của Đảng qua các thời đoạn khác nhau. - Đồng thời, sử dụng phương pháp logic nhằm làm rõ những vấn đề mang tính quy luật, nguyên tắc trong việc xác định và chỉ đạo thực hiện chính sách đối ngoại. - Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh để có cái nhìn tổng thể về quá trình hình thành chính sách đối ngoại của Đảng. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Quá trình hình thành đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn 1954-1960. Chương 2: Quá trình thực hiện chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1954-1960 Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử

doc118 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3752 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1954-1960, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhất nước Việt Nam bằng phương pháp hoà bình, mọi biện pháp thực tế đều xuất phát từ nguyện vọng hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ của toàn dân, phải phù hợp với hiệp định Giơnevơ, đồng thời chiếu cố đến sự tồn tại của hai chế độ khác nhau ở hai miền. Về quan hệ quốc tế, Việt Nam luôn trung thành với chính sách hoà bình và hợp tác giữa các nước trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hoà bình. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là giai đoạn 1954-1960, Việt Nam dân chủ cộng hoà luôn nêu cao ngọn cờ hoà bình, chống chiến tranh phi nghĩa; đưa ra nhiều sáng kiến hoà bình và đẩy mạnh hoạt động ngoại giao làm cho dư luận thế giới thấy được nguyện vọng hoà bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam, đồng thời thấy được âm mưu, bản chất của đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên, chúng ta chủ trương hoà bình phải có nguyên tắc và phải gắn với phong trào độc lập dân tộc, gắn với bảo vệ các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam và phục vụ sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức trên thế giới. 3.2.3. Phải có những đối sách, hoạt động đối ngoại phù hợp với tình hình mới, đúng đắn, sáng tạo Ngoại giao có từ xưa nhưng những hình thức hiện đại của ngoại giao chỉ mới xuất hiện từ thế kỷ XVII-XVIII và những nhiệm vụ cơ bản của ngoại giao là “Đại diện cho nhà nước ở nước ngoài, bảo vệ quyền lợi cho Nhà nước mình, đạt cho được những mục đích chính trị đối ngoại, tiến hành các cuộc đàm phán, giữ những quan hệ hàng ngày, ký hiệp nghị với các nước, tham dự các hội nghị quốc tế và tổ chức quốc tế... Hoạt động ngoại giao của một nước do tổ chức phụ trách công tác ngoại giao và các cơ quan của tổ chức đó ở nước ngoài. Tức là các cơ quan đặt đại diện ngoại giao ở các nước cũng như các phái đoàn, các đại diện toàn quyền và đảm bảo tiến hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ”[49;tr.618-619]. Như vậy, có thể kết luận rằng, ngoại giao để phục vụ cho đường lối chiến lược của một nước, một quốc gia nào đó. Đường lối đối ngoại luôn xuất phát từ đường lối đối nội, từ thực tế lịch sử. Chính vì vậy, trong điều kiện hoàn cảnh nước ta giai đoạn sau Hiệp định Giơnevơ, Đảng, Chính phủ đã đưa ra đường lối đấu tranh chung trên mặt trận ngoại giao phù hợp với bối cảnh hai miền tạm thời bị chia cắt. Đảng ta đã chỉ rõ: phải tăng cường tuyên truyền ra ngoài nước, vạch trần âm mưu của Mỹ – Diệm ở miền Nam là phá hoại hoà bình, thống nhất và vi phạm Hiệp nghị Giơnevơ, nêu cao ý chí hoà bình và chính sách tôn trọng Hiệp nghị Giơnevơ của ta. Đồng thời, đoàn kết chặt chẽ với nhân dân các nước bạn; nhân dân hai nước Cao Miên, Lào, nhân dân Châu Á, nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới, thực hiện 5 nguyên tắc lớn chung sống hoà bình. 3.2.4. Xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước láng giềng; quan tâm xử lý đúng đắn quan hệ với các nước lớn Quan hệ với các nước láng giềng và các nước lớn là vấn đề nổi bật trong hoạt động ngoại giao hiện đại của Việt Nam nói chung, ngoại giao giai đoạn 1954-1960 nói riêng. Nền tảng của mối quan hệ với các nước láng giềng, đặc biệt là quan hệ với Lào và Campuchia là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đoàn kết cùng có lợi vì hoà bình của mỗi quốc gia và của cả khu vực. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã thực hiện chính sách trung lập nhằm đoàn kết với hai dân tộc Lào và Cao Miên, tạo nên sức mạnh tổng hợp đấu tranh chống âm mưu xâm lược, biến Đông Dương thành thuộc địa của đế quốc Mỹ. Bên cạnh đó, quan hệ với các nước lớn cũng là mối quan tâm hàng đầu của ngoại giao Việt Nam. Lịch sử đã cho thấy chính sách của các nước lớn và quan hệ chiến lược của họ có những tác động mạnh mẽ đến tình hình thế giới và quan hệ quốc tế. Quan hệ giữa các nước lớn luôn xuất phát từ lợi ích quốc gia, không cố định, vì lợi ích của dân tộc mình, các nước lớn có thể dàn xếp với nhau về giải pháp có lợi cho họ. Tuy nhiên, nếu như các nước vừa và nhỏ có những đối sách thích hợp thì có thể hạn chế được những thoả hiệp bất lợi cho mình, hoặc có thể hình thành những quan hệ đối tác ở các mức độ khác nhau. Trong giai đoạn 1954-1960, với đường lối đối ngoại đúng đắn, Việt Nam đã giải quyết được mối quan hệ đan xen, chồng chéo nhau giữa Việt Nam – Liên Xô - Trung Quốc – Mỹ. Việt Nam luôn tìm đến một mẫu số chung, tránh để quan hệ với nước này ảnh hưởng không tốt đến quan hệ với nước lớn khác, không để bị trực tiếp dính líu trong xung đột các nước lớn hoặc bị “kẹt” trong xung đột các nước lớn. Khi có xung đột, mâu thuẫn, phải luôn giữ vững độc lập, tự chủ và đảm bảo lợi ích chính đáng của dân tộc, đồng thời đề ra những chính sách phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. 3.2.5. Ngoại giao nhân dân đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Đảng Công tác đối ngoại nhân dân thực chất là công tác dân vận, vận động các đối tượng là quần chúng nhân dân nước ta và quần chúng nhân dân nước ngoài để thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị và hợp tác của nước ta. Công tác đối ngoại nhân dân có tiếng nói và tiến hành các biện pháp về đối ngoại trên một số vấn đề và ở những nước, những khu vực trong những hoàn cảnh cụ thể mà công tác đối ngoại của Đảng và nhất là ngoại giao nhà nước không có điều kiện làm hoặc nếu làm thì không thuận lợi như mong muốn. Hoạt động đối ngoại nhân dân nhằm mục đích làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ đất nước, con người Việt Nam, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, tranh thủ thiện cảm, sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân các nước đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đồng thời, làm cho nhân dân ta hiểu rõ đất nước và con người các nước khác; tăng cường tình hữu nghị, mở rộng mối quan hệ hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới; bày tỏ sự đoàn kết, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của các dân tộc vì hoà bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ xã hội. Trong giai đoạn 1954-1960, ngoại giao nhân dân nhằm nêu cao ngọn cờ độc lập, hoà bình và nhân đạo, làm rõ nhân dân Việt Nam kháng chiến không có mục đích nào khác là bảo vệ độc lập, dân tộc, thống nhất đất nước. Việt Nam sãn sàng đàm phán để chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình, nhưng là hoà bình trong độc lập, tự do. Để thực hiện được những mục đích đó, đấu tranh ngoại giao kết hợp với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, tạo nên sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, kết hợp chặt chẽ ngoại giao nhà nước; đối ngoại của Đảng và đối ngoại nhân dân, kết hợp đấu tranh tại bàn đàm phán với vận động quốc tế và đấu tranh dư luận, kết hợp công tác đối ngoại của miền Bắc và công tác đối ngoại của miền Nam. KẾT LUẬN Kế tiếp truyền thống đấu tranh ngoại giao của ông cha ta, Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn dân đấu tranh trên mặt trận ngoại giao đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, cuối cùng giành độc lập, tự do, chủ quyền cho dân tộc. Trong giai đoạn 1954-1960, trước bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều biến động, song Đảng ta với một đường lối đấu tranh chính nghĩa, vì một nền hoà bình, thực hiện theo đúng năm nguyên tắc quốc tế, hoà mình vào phong trào đấu tranh của cả thế giới. Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những sách lược đúng đắn với từng đối tượng: nhân dân Việt Nam sẵn sàng hoà bình, hữu nghị với nhân dân Pháp dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi; đồng thời, chúng ta kiên quyết đấu tranh phản đối âm mưu phá hoại hoà bình, chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Ngoài ra trong giai đoạn này, Đảng còn chú trọng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước XHCN anh em, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc. Với đường lối mềm dẻo và đúng đắn, nó đã góp phần vào thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh và công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc nước ta trong những năm cần thiết đó. Đặc biệt trong quan hệ lân bang với Lào, Cao Miên, ngoại giao Việt Nam đã phát huy được sức mạnh truyền thống ba nước láng giềng anh em chống kẻ thù chung, tạo ra một xứ Đông Dương hoà bình, độc lập. Có thể nói rằng trong những năm tháng đó, Đảng, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã đưa ngoại giao Việt Nam đến được những tầm cao mới. Kế thừa truyền thống văn hiến và ngoại giao ngàn năm của cha ông, được nuôi dưỡng bằng tư tưởng và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, được soi đường chỉ lối bằng chính sách đối ngoại đúng đắn, phù hợp với thế và lực của đất nước, với xu thế của thời đại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngoại giao Việt Nam đã trưởng thành trong thực tiễn đấu tranh cách mạng “vừa tạo dựng, vừa hoàn thiện và tô đậm thêm bản chất của một nền ngoại giao của dân tộc ta trong thời đại mới, thời đại mà dân tộc Việt Nam đã trở thành ngọn hải đăng trong cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức trên thế giới giành lại độc lập dân tộc, tự do, bình đẳng, chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chống chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh xâm lược”[47;tr.11]. Kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, phát huy truyền thống hoà hiếu của cha ông là di sản quý báu, là đạo lý của dân tộc và cũng là nhiệm vụ của nền ngoại giao hiện đại. Trong những thập niên cuối của thế kỷ XX, nhận thức đúng đắn những xu thế mới của quan hệ quốc tế, với tinh thần độc lập, tự chủ, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đổi mới tư duy đối ngoại, tập trung giải quyết những vấn đề mấu chốt, củng cố và mở rộng quan hệ quốc tế mới có lợi cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, kết hợp với đảm bảo an ninh, quốc phòng. Đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá quốc tế, Việt Nam sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, được triển khai vững chắc thuận lợi cho đất nước bước vào thế kỷ mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước – Thắng lợi và Bài học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam – Thắng lợi và Bài học, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Ban tổng kết lịch sử ngoại giao (Bộ Ngoại giao) (1991), Chuyên đề “Tổng kết lịch sử ngoại giao Việt Nam 1945-1990”. 4. Nguyễn Lương Bích, Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ phong kiến, Tài liệu lưu hành nội bộ, lưu tại Học viện Quan hệ quốc tế. 5. Nguyễn Đình Bin (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Mai Văn Bộ (1985), Tiến công ngoại giao và tiếp xúc bí mật, NXB TP Hồ Chí Minh. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Bộ Ngoại giao (1955), Những văn bản chính của Hội nghị Geneva, NXB Sự thật, Hà Nội. 9. Bộ Quốc phòng (Viện Lịch sử quân sự) (1996), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10.Bộ Quốc phòng (Viện Lịch sử quân sự) (1996), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại, tập 1 (1954-1960) (1974), NXB Sự thật, Hà Nội. 12. Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành thắng lợi mới, NXB Sự thật, Hà Nội. 13. Lê Duẩn (1981), Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của chúng ta, NXB Sự thật, Hà Nội. 14. Lê Duẩn (1993), Về chiến tranh nhân dân Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 16, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 17, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 18, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 19, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Lê Mậu Hãn (2002), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Lê Mậu Hãn (1993), “Chiến lược đoàn kết hợp tác các nước Đông Nam Á của Chủ tịch Hồ Chí Minh – quan điểm lịch sử và triển vọng”, Tạp chí Lịch sử Đảng(3), tr 25-27. 24. Học viện Quan hệ quốc tế – Bộ Ngoại giao (1981), Hỏi đáp về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của chúng ta, NXB Sự thật, Hà Nội. 25. Học viện Quan hệ quốc tế (1985), Thắng lợi có tính thời đại và cuộc đấu tranh trên mặt trận đối ngoại của nhân dân ta, NXB Sự thật, Hà Nội. 26. Học viện Quan hệ quốc tế (1990), Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao, NXB Sự thật, Hà Nội. 27. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc (1995), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 33. Hội đồng lý luận Trung ương (2001), Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 34. Vũ Quang Hiển (2005), Tìm hiểu chủ trương đối ngoại của Đảng thời kỳ 1945-1954, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 35. Khắc Huỳnh (2005), “Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1954-1975)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (4), tr 11-25. 36. Vũ Khoan (1993), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại vẫn còn nguyên giá trị”, Tạp chí Lịch sử Đảng (6), tr 9-10. 37. Vũ Như Khôi (Chủ biên) (2005), 75 năm Đảng Cộng sản Việt Nam dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (3/2/1930-3/2/2005), NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 38. Lưu Văn Lợi (1995), Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam, tập 1, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 39. Quang Lợi (1962), Tám năm thi hành Hiệp định Giơnevơ, NXB Sự thật, Hà Nội. 40. Huỳnh Lứa (1989), “Quan hệ hữu nghị và đoàn kết chiến đấu Việt Nam – Campuchia trong lịch sử”, Tạp chí Khoa học xã hội (3), tr 58-59. 41. Mac.Namara (1995), Nhìn lại quá khứ – Tấm thảm kịch và những bài học về Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 42. Maicon Maclia (1990), Việt Nam cuộc chiến tranh 10 nghìn ngày, NXB Sự thật, Hà Nội. 43. Ngọc Mão, Vũ Thị Hồng Chuyên (2005), “Nhìn lại quan hệ Xô - Việt thời kỳ 1945-1975”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (3), tr 58-66. 44. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1961), NXB Sự thật, Hà Nội. 45. Trần Nhâm (1995), Nghệ thuật biết thắng từng bước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 46. Nguyễn Dy Niên (2002), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 47. Nguyễn Dy Niên (2000), “Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh”, Tạp chí cộng sản (18), tr 10-13. 48. Nguyễn Trọng Phúc (1995), “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao sau Hội nghị Giơnevơ”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (2), tr 21-24. 49. B.N.Pônmarep (1961), Từ điển chính trị, NXB Sự thật, Hà Nội. 50. Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua (1981), NXB Sự thật, Hà Nội. 51. Hoàng Văn Thái (1983) Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam – Lào – Campuchia, NXB Sự thật, Hà Nội. 52. Hồng Thái (1986), “Vài nét về quan .hệ giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á trong lịch sử”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (3), tr 24-27. 53. Nguyễn Anh Thái (2006), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. 54. Hà Trang (1987), “Âm mưu chiến lược và thủ đoạn của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1960”, Tạp chí Lịch sử Đảng (4), tr 3-10. 55. Trần Văn Trà (2005), Kết thúc 30 năm cuộc chiến tranh chống Mỹ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 56. Đinh Gia Trinh (1959), Hiến pháp Mỹ – Diệm, 1 công cụ nô dịch nhân dân miền Nam, NXB Sự thật, Hà Nội. 57. Trung tâm Khoa học xã hội nhân văn quốc gia (Viện Sử học) (2002), Việt Nam – những sự kiện lịch sử (1945-1975), NXB Khoa học Giáo dục, Hà Nội. 58. Viện Khoa học xã hội Việt Nam – Viện Đông Nam Á (1991), “Hoà hợp dân tộc ở Việt Nam, Lào, Campuchia trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, tiến bộ xã hội và an ninh khu vực”, Tạp chí Khoa học xã hội (2), tr 8-11. 59. Viện Lịch sử Đảng (1985), Những sự kiện lịch sử Đảng, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội. 60. Viện Mác-Lênin (1987), Sự hợp tác quốc tế giữa Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Sự thật, Hà Nội. 61. Việt Nam – Liên Xô, 30 năm quan hệ (1950-1980) (1983), NXB Ngoại giao Hà Nội – NXB Tiến bộ Matxcova. 62. Vụ thông tin báo chí Bộ Ngoại giao Việt Nam dân chủ cộng hoà (1956) - Tài liệu về việc thi hành Hiệp định Giơnevơ ở Việt Nam, Hà Nội. 63. Phạm Xuyên (1961), Phong trào giải phóng dân tộc với con đường xã hội chủ nghĩa, NXB Sự thật, Hà Nội. PHỤ LỤC PHỤ LỤC I HIỆP ĐỊNH GIƠ - NE - VƠ HIỆP ĐỊNH ĐÌNH CHỈ CHIẾN SỰ Ở VIỆT NAM I - Giới tuyến quân sự tạm thời và khu phi quân sự Điều 1: Một giới tuyến quân sự tạm thời sẽ được quy định rõ, để lực lượng của hai bên, sau khi rút lui, sẽ tập hợp ở bên này và bên kia giới tuyến ấy: Lực lượng Quận đội nhân dân Việt Nam ở phía Bắc giới tuyến, lực lượng Quận đội Liên hiệp Pháp ở phía Nam giới tuyến. Giới tuyến quân sự tạm thời quy định như trong bản đồ kèm theo (xem bản đồ số I) Hai bên đều đồng ý có một khi phi quân sự hai bên giới tuyến, mỗi bên rộng nhất là 5 cây số kể từ giới tuyến trở đi, khi phí quân sự này dùng để làm khu đệm và để tránh những việc xung đột có thể làm cho chiến sự xảy trở lại. Điều 2: thời hạn cần thiết để thực hiện việc di chuyển hoàn toàn các lực lượng của hai bên về vùng tập kết của họ ở hai bên giới tuyến quân sự tạm thời không được quá ba trăm (300) ngày, kể từ ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực. Điều 3: Khi giới tuyến quân sự tạm thời trùng với một giòng sông, thì thuyền bè của dân đều có thể đi lại trên những khúc sông nào mà mỗi bờ sông do mỗi bên kiểm soát. Ban liên hợp sẽ quy định thể lệ đi lại trên những khúc sông ấy. Các tầu buôn và các loại thuyền bè khác của dân ở mỗi bên đều có quyền cập bến trong khu vực bên mình kiểm soát mà không bị hạn chế gì. Điều 4: Giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai vùng tập hợp kéo dài ra ngoài hải phận theo một đường thẳng góc với đường ven biển. Lực lượng Liên hiệp Pháp sẽ rút khỏi tất cả các hải đảo ven bờ biển thuộc phía Bắc giới tuyến ấy, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ rút khỏi tất cả các hải đảo thuộc phía Nam. Điều 5: Để tránh những sự xung đột có thể gây lại chiến sự, tất cả lực lượng, vật liệu và dụng cụ quân sự đều phải đưa ra khỏi khu phi quân sự trong thời hạn hai mươi nhăm (25) ngày kể từ ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực. Điều 6: Bất cứ người nào, hoặc quân nhân, hoặc người thường, đều không được vượt qua giới tuyến quân sự tạm thời, nếu không được phép rõ ràng của Ban liên hợp. Điều 7: Bất cứ người nào, hoặc quân nhân, hoặc người thường, đều không được vào trong khu phi quân sự, trừ những người có trách nhiệm về hành chính dân sự và về tổ chức cứu tế, và những người được phép rõ ràng của Ban liên hiệp. Điều 8: Việc hành chính và tổ chức cứu tế ở trong khu phi quân sự, mỗi bên giới tuyến quân sự tạm thời thuộc vùng của bên nào thì do Tổng Tư lệnh của bên ấy phụ trách. Số người, quân nhân và người thường, của mỗi bên được phép vào trong khu phi quân sự để đảm bảo việc hành chính và việc tổ chức cứu tế đều do Tư lệnh của mỗi bên ấn định, nhưng bất kỳ lúc nào cũng không được quá số người mà Ban quân sự Trung - giã hay Ban liên hợp sẽ quy định. Ban liên hợp sẽ ấn định số nhân viên cảnh sát hành chính, số vũ khí của những nhân viên cảnh sát ấy. Không ai được mang vũ khí nếu không được phép rõ ràng của Ban liên hợp. Điều 9: Không có một khoản nào trong chương này có thể hiểu theo ý nghĩa làm mất quyền hoàn toàn tự do ra vào hay đi lại trong khu phi quân sự của Ban liên hợp, của những Toán liên hợp, của Ban quốc tế thành lập như quy định dưới đây, của những Đội kiểm tra, cùng tất cả những người khác và vật liệu, dụng cụ đã được phép rõ ràng của Ban liên hợp cho vào khu phi quân sự. Khi cần đi lại từ một điểm này đến một điểm kia trong khu phi quân sự mà không có đường thuỷ hay đường bộ nằm hẳn trong khu phi quân sự, thì được phép dùng những con đường thuỷ hay đường bộ nối hai điểm ấy đi ngang qua vùng đặt dưới quyền kiểm soát quân sự của bất cứ một bên nào. II - Nguyên tắc và cách thức thi hành hiệp định này Điều 10: Các Bộ Tư lệnh Quân đội đôi bên, một bên là Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, một bên là Tổng Tư lệnh quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương sẽ ra lệnh hoàn toàn đình chỉ chiến sự ở Việt Nam cho tất cả lực lượng vũ trang đặt dưới quyền của họ, kể tất cả các đơn vị và nhân viên lục, hài, không quân, và bảo đảm sự thực hiện đình chỉ chiến sự đó. Điều 11: Theo nguyên tắc ngừng bắn đồng thời khắp toàn cõi Đông Dương, sự đình chỉ chiến sự phải đồng thời trên toàn cõi Việt Nam, tại tất các chiến trường và cho tất cả mọi lực lượng của hai bên. Tính theo thời gian thực sự cần thiết để chuyển lệnh ngừng bắn tới những cấp thấp nhất của lực lượng chiến đấu đôi bên, hai bên đồng ý sẽ thực hiện ngừng bắn hoàn toàn và đồng thời, theo từng khoảnh lãnh thổ, trong những điều kiện sau đây: - Ở Bắc Bộ Việt Nam, đúng 8 giờ (địa phương) ngày hai mươi bảy (27) tháng bẩy (7) năm 1954. - Ở Trung Bộ Việt Nam, đúng 8 giờ (địa phương) ngày mồng một (1) tháng tám (8) năm 1954. - Ở Nam Bộ Việt Nam, đúng 8 giờ (địa phương) ngày mười một (11) tháng tám (8) năm 1954. Giờ địa phương nói trong điều này là giờ kinh tuyến Bắc - Kinh. Kể từ khi thực hiện ngừng bắn thực sự ở Bắc Bộ Việt Nam, mỗi bên cam đoan không mở những cuộc tấn công lớn trên toàn thể chiến trường Đông dương, không huy động lực lượng không quân ở các căn cứ miền Bắc bộ Việt Nam ra ngoài địa hạt Bắc bộ Việt Nam. Hai bên cam đoan gửi cho nhau để biết những kế hoạch chuyển quân của mình từ vùng tập hợp này sang vùng tập hợp khác, trong thời hạn hai mươi lăm (25) ngày kể từ ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực. Điều 12: Tất cả những hành động và vận chuyển trong việc đình chỉ chiến sự và việc thực hiện cách tập hợp phải tiến hành trong trật tự và an toàn. a) Trong thời hạn một số ngày sau khi thực hiện ngừng bắn thực sự do Ban quân sự Trung - giã định, mỗi bên có trách nhiệm cắt dọn và làm mất hiệu lực những địa lôi và thuỷ lôi (kể cả sông và biển), những cạm bẫy, những chất nổ và tất cả những chất nguy hiểm khác mà bên ấy đã đặt trước. Trong trường hợp không kịp cất dọn và làm mất hiệu lực các loại nói trên, thì phải đặt những dấu hiệu rõ rệt. Tất cả những nơi phá hoại, những nơi có địa lôi, những lưới giây thép gai và những vật chướng ngại khác cho sự đi lại tự do của nhân viên Ban liên hợp và của các Toán liên hợp mà người ta tìm ra sau khi bộ đội đã rút đi, thì Tư lệnh các lực lượng của hai bên phải báo cho Ban liên hợp biết. b) Trong thời kỳ kể từ khi ngừng bắn cho đến khi tập hợp xong quân đội ở hai bên giới tuyến: 1. Ở những khu định giao cho bộ đội của một bên tạm đóng thì bộ đội của bên kia tạm rút ra ngoài những khu đó. 2. Trong khi lực lượng của một bên rút theo một đường giao thông (đường đất, đường xe lửa, đường sông hay đường biển) đi ngang qua địa hạt của bên kia (xem điều 24) thì lực lượng của bên kia phải tạm thời lùi xa hai bên đường giao thông mỗi bên 3 cây số, nhưng tránh làm trở ngại cho sự đi lại của thường dân. Điều 13: Trong thời kỳ kể từ ngày ngừng bắn đến khi chuyển quân xong từ vùng này sang vùng kia, các phi cơ thường và phi cơ vận tải quân sự phải bay theo hành lang nhất định nối liền các khu đóng quân tạm thời của quân đội Liên hiệp Pháp ở phía Bắc giới tuyến với biên giới Lào và vùng tập hợp dành cho quân đội Liên hiệp Pháp. Những hành lang trên không, bề rộng của các hành lang ấy, hành trình an toàn mà các phi cơ quân sự một động cơ phải theo trong việc chuyển về phía Nam, và những thể thức tìm kiếm và cứu nạn những phi cơ bị nạn sẽ do Ban quân sự Trung giã ấn định tại chỗ. Điều 14: Những biện pháp chính trị và hành chính trong hai vùng tập hợp, ở hai bên giới tuyến quân sự tạm thời: a) Trong khi đợi tổng tuyển cử để thực hiện thống nhất nước Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản trị hành chính ở vùng ấy. b) Một địa hạt thuộc quyền của bên này sắp chuyển giao cho bên kia theo kế hoạch tập hợp thì vẫn do bên này tiếp tục quản trị cho đến ngày tất cả bộ đội của mình đã rời khỏi địa hạt đó để giao cho bên kia. Từ ngày đó, địa hạt này coi như chuyển giao cho bên kia chịu trách nhiệm quản trị. Phải thi hành những biện pháp để tránh sự gián đoạn trong vấn đề chuyển giao trách nhiệm này. Để đạt mục đích ấy, bên rút đi phải kịp thời báo trước cho bên kia để bên kia có những sự sắp xếp cần thiết, nhất là những trách nhiệm về hành chính. Thời hạn báo trước sẽ do Ban quân sự Trung giã ấn định. Sự chuyển giao ấy sẽ tiếp hành lần lượt theo từng khoảnh đất đai. Sự chuyển giao quyền hành chính Hà Nội và Hải Phòng cho nhà đương cục của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải hoàn toàn thi hành xong trong những thời hạn đã ấn định ở điều khoản thứ 13 về việc chuyển quân. c) Mỗi bên cam kết không dùng cách trả thù hay phân biệt đối xử nào đối với những cá nhân hoặc tổ chức, vì lý do hoạt động của họ trong lúc chiến tranh, và cam kết bảo đảm những quyền tự do dân chủ của họ. d) Trong thời gian kể từ khi Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực đến ngày hoàn thành việc chuyển quân, nếu có những thường dân ở một khu thuộc quyền kiểm soát của bên này mà muốn sang ở vung giao cho bên kia, thì nhà chức trách của khu trên phải cho phép và giúp đỡ sự di chuyển ấy. Điều 15: Việc tách rời bộ đội chiến đấu, việc rút quân, việc chuyển quân và vật liệu, dụng cụ quân sự, phải tiến hành theo những nguyên tắc sau đây: a) Việc rút quân và chuyển quân, vật liệu và dụng cụ quân sự của hai bên phải làm xong trong thời hạn ba trăm (300) ngày như đã định ở điều khoản thứ 2 của Hiệp định này. b) Những cuộc rút quân tuần tự phải tiến hành trong mỗi địa hạt, theo từng khu vực, từng phân khu vực, hoặc tùng tỉnh. Những cuộc chuyển quân từ vùng tập hợp này sang vùng tập hợp khác sẽ tiến hành liên tiếp từng đợt hàng tháng và tính theo tỷ lệ số quân phải chuyển. c) Hai bên phải đảm bảo sự thực hiện việc rút và chuyển tất cả các lực lượng theo đúng mục đích nói trong Hiệp định, không dùng thử một hành vi địch đối nào, không được làm bất cứ việc gì có thể trở ngại cho việc rút quân và chuyển quân của nhau. Hai bên phải giúp đỡ lẫn nhau trong phạm vi có thể được. d) Hai bên không dùng thử bất cứ hành động nào huỷ hoại hoặc phá hoại tài sản công cộng và xâm phạm đến sinh mệnh và tài sản của thường dân. Hai bên cùng không dung thứ bất cứ sự can thiệp nào vào nội chính địa phương. e) Ban liên hợp và Ban quốc tế theo dõi việc thi hành những biện pháp đảm bảo an toàn của bộ đội trong khi rút và trong khi chuyển. f) Ban quân sự Trung giã và sau này Ban liên hợp sẽ cùng nhau ấn định những thể thức cụ thể về việc tách rời bộ đội chiến đấu, việc rút quân và chuyển quân, căn cứ trên những nguyên tắc đã kể trên và trong khuôn khổ sau đây: 1. Việc tách rời bộ đội chiến đấu, bao gồm sự tụ họp tại chỗ các lực lượng vũ trang bất cứ thuộc loại nào, sự vận chuyển tới những khu đóng quân tạm thời của một bên, và sự tạm rút của quân đội bên kia, phải làm xong trong một thời hạn không được quá mười lăm 915) ngày, sau ngày thực hiện ngừng bắn… Đường vạch những khu đóng quân tạm thời được ấn định trong phụ bản (địa đồ kèm theo). Để tránh mọi việc xung đột, không bộ đội nào được đóng dưới 1.500 thước cách giới hạn của những khu đóng quân tạm thời. Trong thời kỳ kể từ ngày Hiệp định bắt đầu có hiệu lực đến ngày chuyển quân xong, tất cả những đảo gần bờ biển ở phía Tây con đường đình sau đây đều thuộc khu chu vi Hải Phòng: - Kinh tuyến của mỏm phía Nam cù lao Kê Bào - Bờ bể phía Bắc của đảo Rousse (không kể hòn đảo ấy) kéo dài tới kinh tuyến Cẩm phả Mỏ. - Kinh tuyến Cẩm phả Mỏ 2. Những cuộc rút quân và chuyển quân sẽ tiến hành theo thứ tự và những thời hạn (kể từ ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực) định sau đây: Quân đội Liên hiệp Pháp: Chu vi Hà Nội tam mươi (80) ngày Chu vi Hải Dương một trăm (100) ngày Chu vi Hải Phòng ba trăm (300) ngày. Quân đội nhân dân Việt Nam Khu Hàm tân - Xuyên mộc tám mươi (80) ngày Đợt thứ nhất của khu tạm đóng quân ở Trung bộ Việt Nam tám mươi (80) ngày Khu Đồng tháp mười một trăm (100) ngày Đợt thứ hai của khu tạm đóng quân ở Trung bộ Việt Nam một trăm (100) ngày Khu Mũi Cà mâu hai trăm (200) ngày. Đợt chót của khu tạm đóng quân ở Trung bộ Việt Nam ba trăm (300) ngày. III - Cấm đem thêm quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí đạn dược mới, căn cứ quân sự Điều 16: Kể từ khi Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực, cấm không được tăng thêm vào nước Việt nam mọi bộ đội và nhân viên quân sự. Tuy nhiên, sẽ cho phép việc thay thế những đơn vị, nhân viên, sẽ cho phép những quân nhân riêng rẽ đến Việt Nam làm một công việc nhất thời, những nhân viên riêng lẻ trở lại Việt Nam sau một thời hạn nghỉ phép ngắn hay một công vụ nhất thời ở ngoài nước Việt Nam. Sự cho phép ấy phải theo điều kiện sau đây: a) Sự thay thế đơn vị (định nghĩa ở đoạn c của điều này) và nhân viên, không được phép thi hành đối với quân đội của Liên hiệp Pháp đóng ở phía Bắc giới tuyến quân sự tạm thời định ở điều 1, trong thời kỳ rút quân nói ở điều 2 của Hiệp định này. Tuy nhiên đối với những quân nhân riêng lẻ mới đến hoặc trở lại vùng phía Bắc giới tuyến quân sự tạm thời, vì một công vụ nhất thời, hoặc sau một thời hạn nghỉ phép ngắn hay có công vụ nhất thời ở ngoài Việt Nam, thì không được cho phép vào mỗi tháng quá năm mươi (50) người, kể cả nhân viên sĩ quan. b) Danh từ "thay thế" có nghĩa là thay những đơn vị hoặc nhân viên bằng những đơn vị ngang cấp hoặc nhân viên đến Việt nam để làm nhiệm vụ hải ngoại thuộc phiên mình. c) Những đơn vị thay thế không bao giờ lớn hơn một tiểu đoàn, nếu là không quân và hải quân thì cũng không được lớn hơn một đơn vị tương đương với tiểu đoàn. d) Sự thay thế phải là một người thay một người. Nhưng số người được đưa vào Việt Nam để thay thế trong mỗi khoảng thời gian ba tháng không được quá một vạn năm nghìn năm trăm (15.500) người thuộc ngành quân sự. e) Những đơn vị (định nghĩa ở đoạn c của điều này) và nhân viên thay thế cùng những quân nhân riêng lẻ nói trong điều này chỉ có thể vào và ra nước Việt Nam theo những cửa khẩu kể ở điều 20 sau này. f) Mỗi bên phải báo trước, ít nhất là hai ngày, cho Ban liên hợp và Ban quốc tế, tất cả những việc vận chuyển có thể đều: vận chuyển những đơn vị, nhân viên và quân nhân riêng lẻ đến Việt nam hoặc từ Việt Nam đi. Những việc chuyển vận đơn vị, nhân viên và quân nhân riêng lẻ đến Việt Nam hoặc từ Việt Nam đi phải được báo cáo hàng ngày cho Ban liên hợp và Ban quốc tế biết. Mỗi một bản báo trước hoặc báo cáo kể trên đây phải nói rõ địa điểm và ngày tháng đi, đến và số người đi hoặc đến. g) Ban quốc tế dùng những Đội kiểm tra để giám sát và kiểm tra ở những cửa khẩu kể ở điều 20 sau đây, sự thay thế các đơn vị và nhân viên, sự đi hoặc đến của những quân nhân riêng lẻ được phép ra vào nói trên đây. Điều 17: a) Kể từ khi Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực, cần tăng viện vào nước Việt Nam mọi thứ vũ khí, đạn dược, và những dụng cụ chiến tranh khác, ví dụ: phi có chiến đấu, đơn vị thuỷ quân, khâu đại bác, khí cụ và súng ống phản động lực, khí cụ thiết giáp. b) Tuy nhiên, các dụng cụ chiến tranh, vũ khí và đạn dược bị phá huỷ, hư hỏng, mòn hoặc hết sau khi đình chỉ chiến sự có thể được thay thế một đổi một, cùng một loại và với đặc điểm tương tự. Đối với những lực lượng của Quân đội Liên hiệp Pháp đóng ở phía Bắc giới tuyến quân sự tạm thời định ở điều 1, trong thời hạn rút quân đã định ở điều 2 của Hiệp định này, thì không được phép thay thế dụng cụ chiến tranh, vũ khí và đạn dược. Các đơn vị hải quân có thể thực hiện việc vận chuyển giữa các vùng tập hợp. c) Những dụng cụ chiến tranh, những vũ khí và đạn dược để thay thế nói ở đoạn b của điều này chỉ có thể đưa vào Việt Nam qua những cửa khẩu kể ở điều 20 sau đây. Những dụng cụ chiến tranh, vũ khí và đạn dược cần được thay thế chỉ có thể đưa ra ngoài nước Việt Nam qua những cửa khẩu kể ở điều 20 sau đây. d) Ngoài sự thay thế trong phạm vi định ở đoạn b của điều này, cấm không được đưa vào những dụng cụ chiến tranh, vũ khí và đạn dược các loại, dưới hình thức từng bộ phận rời rạc, để sau đem lắp lại. e) Mỗi bên phải báo trước ít nhất hai ngày cho Ban liên hợp, Ban quốc tế, tất cả những vận chuyển ra và vào của các dụng cụ chiến tranh vũ khí và đạn dược thuộc các loại. Để chứng minh những yêu cầu đưa vào Việt Nam những vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh khác (định nghĩa trong đoạn a của điều này) để dùng vào việc thay thế, cần phải trình Ban liên hợp và Ban quốc tế một bản báo cáo, mỗi lần có vận chuyển vào. Bản báo cáo ấy nói rõ việc xử dụng các dụng cụ đã được thay thế như thế nào. f) Ban quốc tế dùng những Đội kiểm tra để giám sát và kiểm tra sự thay thế đã cho phép trong những điều kiện nói trong điều khoản này tại những cửa khẩu kể trong điều 20 sau đây. Điều 18: Từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, cấm không được thành lập, trong toàn cõi Việt Nam, những căn cứ quân sự mới. Điều 19: Kể từ ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực, cấm không được lập một căn cứ quân sự ngoại quốc nào trong vùng tập hợp của đôi bên; hai bên cam đoan rằng vùng thuộc về họ không gia nhập một liên minh, quân sự nào và không bị xử dụng để gây lại chiến tranh hoặc phục vụ cho một chính sách xâm lược. Điều 20: Những người thay thế và dụng cụ thay thế phải đi qua những cửa khẩu ra vào Việt Nam quy định như sau đây: Vùng phía Bắc giới tuyến quân sự tạm thời: Lào-Cai, Lạng-sơn, Tiên-yên, Hải-phòng, Vinh, Đồng-Hới, Mường-sén. Vùng phía Nam giới tuyến quân sự tạm thời: Tourane, Qui-nhơn, Nha-trang, Ba-ngoi, Sài-gòn, cửa Ô-cấp, Tân-châu. IV - Tù binh bà thường dân bị giam giữ Điều 21: Việc tha và cho hồi hương những tù binh và thường nhân bị giam giữ khi Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực, sẽ tiến hành theo những điều khoản sau đây: a) Tất cả tù binh và thường nhân bị giam giữ, quốc tịch Việt Nam, Pháp hoặc quốc tịch khác, bị bắt từ đầu chiến tranh ở Việt Nam trong những cuộc hành quân hoặc trong tất cả những trường hợp chiến tranh khác, ở trên toàn cõi Việt Nam, sẽ được tha trong một thời hạn là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thực hiện ngừng bắn thực sự trên mỗi chiến trường. b) Danh từ "thường nhân bị giam giữ" có nghĩa là tất cả những người đã tham gia bất cứ dưới hình thức nào vào cuộc đấu tranh võ trang và chính trị, giữa đôi bên, và vì thế mà đã bị bên này hay bên kia bắt và giam giữ trong khi chiến tranh. c) Cách tha sẽ tiến hành như sau: Mỗi bên trao trả cho nhà chức trách có thẩm quyền của bên kia toàn thể tù binh và thường nhân bị giam giữ, Nhà chức trách bên nhận sẽ giúp đỡ họ bằng mọi cách có thể có được để họ về sinh quan, nơi cư trú thường xuyên hoặc về vùng họ lựa chọn. V - Điều khoản linh tinh Điều 22: Tư lệnh hai bên chú trọng trừng phạt thích đáng những người thuộc quyền mình mà làm bất kỳ một điều khoản nào của Hiệp định này. Điều 23: Trong trường hợp biết rõ nơi chôn cất và có mồ mả rõ ràng, Bộ Tư lệnh mỗi bên sẽ cho phép nhân viên trông coi việc chôn cất của bên kia được vào trong vùng thuộc lãnh thổ Việt Nam đặt dưới sự kiểm soát của mình, trong một thời hạn nhất định, sau khi Hiệp định đình chỉ chiến sự bắt đầu có hiệu lực, để lấy thi hài của những quân nhân chết của bên kia, kể cả những tù binh chết. Ban liên hợp sẽ ấn định phương thức thi hành việc này và thời hạn cần phải làm xong. Các Bộ Tư lệnh mỗi bên sẽ cho nhau biết tất cả những tài liệu, tin tức mà họ có vẽ mồ mà của quân nhân bên kia. Điều 24: Hiệp định này áp dụng cho tất cả mọi lực lượng vũ trang của đôi bên. Lực lượng vũ trang của mỗi bên sẽ phải tôn trọng khu phi quân sự và lĩnh thổ đặt dưới quyền kiểm soát quân sự của bên kia và sẽ không có hành động hoặc hoạt động gì chống bên kia, hoặc một hoạt động phong toả bất cứ bằng cách nào ở Việt Nam. Danh từ "lĩnh thổ" nói đây bao gồm tất cả hải phận và không phận. Điều 25: Trong khi thi hành nhiệm vụ định trong Hiệp định này, Ban liên hợp và các Toán liên hợp, Ban quốc tế và các Đội kiểm tra của Ban quốc tế cần được sự bảo vệ, giúp đỡ và cộng tác của các Tư lệnh lực lượng hai bên. Điều 26: Các phí tổn cần thiết cho Ban liên hợp và các Toán liên hợp, Ban quốc tế và những Đội kiểm tra của Ban quốc tế sẽ do đôi bên chia đều nhau mà chịu. Điều 27: Những người ký Hiệp định này và những người kể tiếp nhiệm vụ của họ sẽ có nhiệm vụ đảm bảo sự tôn trọng việc thực hiện các điều khoản của Hiệp định này. Các Tư lệnh hai bên, trong quyền hạn của mình, sẽ thi hành mọi biện pháp và mọi điều khoản cần thiết để tất cả những phần tử và nhân viên quân sự dưới quyền họ, tôn trọng hoàn toàn những điều khoản của hiệp định này. Những thể thức thi hành Hiệp định này, mỗi khi cần thiết, sẽ do Tư lệnh đôi bên nghiên cứu và nếu cần, do Ban liên hợp định rõ thêm. VI - Ban liên hợp và ban quốc tế ở việt nam Điều 28: Trách nhiệm thực hiện Hiệp định đình chỉ chiến sự là thuộc về hai bên. Điều 29: Việc giám sát và kiểm soát sự thực hiện ấy do một Ban quốc tế bảo đảm. Điều 30: Để làm dễ dàng cho việc thực hiện các điều khoản cần đến sự hoạt động phối hợp của hai bên, trong những điều kiện quy định dưới đây, sẽ thành lập một Ban liên hợp ở Việt Nam. Điều 31: Ban liên hợp gồm một số đại biểu bằng nhau của Bộ Tư lệnh hai bên. Điều 32: Các Trưởng đoàn đại biểu trong Ban liên hợp là cấp Tướng. Ban liên hợp thành lập những Nhóm liên hợp, số lượng bao nhiêu do hai bên thoả thuận quy định. Các Nhóm liên hợp gồm một số sĩ quan bằng nhau của hai bên. Hai bên sẽ căn cứ vào nhiệm vụ của Ban liên hợp mà quy định nơi đóng của các Nhóm ấy trên giới tuyến giữa các vùng tập hợp. Điều 33: Ban liên hợp bảo đảm sự thực hiện những điều khoản sau đây của Hiệp định: a) Những bắn đồng thời và toàn diện ở Việt Nam, cho tất cả các lực lượng vũ trang chính quy và không chính quy của hai bên. b) Sự tập hợp lực lượng vũ trang của hai bên. c) Sự tôn trọng giới tuyến giữa các vùng tập hợp và khu phi quân sự. Ban liên hợp giúp hai bên theo phạm vi thẩm quyền của mình trong việc thực hiện các điều khoản kể trên, bảo đảm việc liên lạc giữa hai bên để khởi thảo và thi hành những kế hoạch áp dụng các điều khoản ấy, cố gắng giải quyết các mâu thuẫn có thể xảy ra giữa hai bên trong khi thực hiện các điều khoản ấy. Điều 34: Nay thành lập một Ban quốc tế phụ trách giám sát và kiểm soát sự áp dụng các điều khoản của Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Ban ấy gồm một số đại biểu bằng nhau của các nước sau đây: Ấn Độ, Ba Lan, Gia-nã-đại. Ban ấy do đại biểu Ấn Độ làm Chủ tịch. Điều 35: Ban quốc tế đặt những Đội kiểm tra cố định và lưu động, gồm một số sĩ quan bằng nhau do mỗi nước trong các nước trên đây đề cử ra. Những Đội cố định đóng tại các điểm sau đây: Vùng phía Bắc giới tuyến quân sự tạm thời: Lào Cai, Lạng Sơn, Tiên Yên, Hải Phòng, Vinh, Đồng Hới, Mường Sén. Vùng phía Nam giới tuyến quân sự tạm thời: Tourane, Quy Nhơn, Nha trang, Ba ngoi, Sài Gòn, cửa ô cấp, Tân Châu. Sau này những điểm đóng đó có thể thay đổi theo sự yêu cầu của Ban liên hợp, hoặc của một trong hai bên, hoặc chính của Ban quốc tế, do sự thoả thuận giữa Ban quốc tế và Bộ Tư lệnh của bên hữu quan. Khu hoạt động của các Đội lưu động là những nơi gần các biên giới thuỷ, bộ của Việt Nam, đường giới tuyến giữa các vùng tập hợp và khu phi quân sự. Trong phạm vi đó, các Đội lưu động có quyền tự do đi lại, và được các nhà chức trách hành chính và quân sự địa phương cho mọi sự dễ dàng mà họ cần đến để làm tròn nhiệm vụ (cung cấp nhân viên, tài liệu cần thiết cho việc kiểm soát, triệu tập những người làm chứng, cần thiết cho các cuộc điều tra, bảo vệ sự an toàn và sự tự do đi lại của các Đội kiểm tra,…). Các đội lưu động dùng những phương tiện vận chuyển, quan sát và thông tin tối tân mà họ cần đến. Ngoài những khu hoạt động quy định ở trên, các Đội lưu động có thể, với sự đồng ý của Bộ Tư lệnh bên hữu quan, đi lại ở những nơi khác, trong phạm vi nhiệm vụ mà Hiệp định này giao cho họ. Điều 36: Ban quốc tế phụ trách giám sát việc hai bên thi hành những điều khoản của Hiệp định. Nhằm mục đích đó, Ban quốc tế làm những nhiệm vụ kiểm soát, quan sát, kiểm tra và điều tra có liên quan đến việc thi hành những điều khoản của Hiệp định đình chỉ chiến sự, và nhất là phải: a) Kiểm soát những việc đi lại của các lực lượng vũ trang của hai bên, tiến hành trong phạm vi kế hoạch tập hợp. b) Giám sát giới tuyến vùng tập hợp và vùng phi quân sự. c) Kiểm soát những việc thả tù binh và thường dân bị giam giữ. d) Giám sát, tại các cửa biển và sân bay cũng như trên các biên giới của Việt Nam, việc thi hành những điều khoản của Hiệp định đình chỉ chiến sự quy định việc đưa vào trong nước các lực lượng vũ trang, nhân viên quân sự và mọi thứ vũ khí, đạn dược và vật dụng chiến tranh. Điều 37: Ban quốc tế hoặc tự ý của mình, hoặc theo yêu cầu của Ban liên hợp hay của một trong hai bên sẽ dùng những Đội kiểm tra nói trên tiến hành trong thời hạn ngắn nhất những cuộc điều tra cần thiết trên văn bản và tại chỗ. Điều 38: Các Đội kiểm tra sẽ chuyển lên Ban quốc tế những kết quả về việc kiểm soát, điều tra và quan sát của mình; ngoài ra, các Đội ấy làm những bản báo cáo đặc biệt mà tự họ nhận thấy cần thiết, hoặc do Ban yêu cầu. Trường hợp có sự bất đồng ý kiến trong các Đội, kết luận của mỗi một thành viên sẽ đưa lên Ban. Điều 39: Nếu một Đội kiểm tra không giải quyết được một việc hoặc nhận thấy có sự vi phạm hay nguy cơ có một vi phạm nghiêm trọng đe doạ, thì sẽ báo cáo với Ban quốc tế; Ban quốc tế nghiên cứu báo cáo và kết luận của các Đội kiểm tra và báo cáo cho các bên đương sự biết những biện pháp cần thi hành để giải quyết việc đó hay để chấm dứt sự vi phạm hay tiêu trừ nguy cơ vi phạm. Điều 40: Khi ban liên hợp không đi đến thoả thuận trong việc giải quyết một điều khoản hay việc nhận định một sự việc, thì sẽ báo cáo Ban quốc tế biết sự bất đồng đó. Những điều kiến nghị của Ban quốc tế sẽ chuyển thẳng cho hai bên đương sự và thông tri cho Ban liên hợp. Điều 41: Những kiến nghị của Ban quốc tế thông qua theo đa số, trừ đối với những điều khoản ở điều 42. Trường hợp số phiếu hai bên ngang nhau, thì phiếu của Chủ tịch là quyết định. Ban quốc tế có thể đề ra những kiến nghị sửa chữa và bổ sung các điều khoản của Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam nhằm đảm bảo việc thi hành có hiệu quả hơn Hiệp định nói trên. Những kiến nghị đó phải được toàn thể đồng thanh biểu quyết. Điều 42: Khi có những vấn đề có quan hệ đến những sự vi phạm hay những nguy cơ vi phạm có thể làm cho chiến sự lại xảy ra, như: a) Lực lượng vũ trang của một bên không chịu thi hành những cuộc vận chuyển đã định trong kế hoạch tập hợp. b) Lực lượng vũ trang của một bên phạm vào vùng tập hợp, vào hải phận hay không phận của bên kia, thì những kiến nghị của Ban quốc tế phải được toàn thể đồng thanh biểu quyết. Điều 43: Nếu một bên không chịu chấp hành kiến nghị của Ban quốc tế, thì các bên hữu quan hoặc tự Ban đó báo cáo cho các nước dự Hội nghị Giơnevơ. Nếu Ban quốc tế không đi tới được một kết luận đồng thanh trong những trường hợp nói trong điều 42, thì Ban đó sẽ đệ trình cho các nước dự Hội nghị một báo cáo của đa số, và một hay nhiều báo cáo của thiểu số. Ban quốc tế báo cáo cho các nước dự Hội nghị biết mọi việc trở ngại cho hoạt động của mình. Điều 44: Ban quốc tế sẽ được thành lập ngay khi ngừng bắn ở Đông Dương để có thể làm tròn những nhiệm vụ nói trong điều 36. Điều 45: Ban quốc tế giám sát và kiểm soát ở Việt Nam hợp tác chặt chẽ với các Ban quốc tế kiểm soát và giám sát ở Miên và Lào. Một cơ quan gồm một số đại biểu bằng nhau của tất cả các nước có chân trong các Ban quốc tế sẽ đặt ra để phối hợp hoạt động của ba Ban mỗi khi cần thiết trong việc thực hiện những Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Miên, Lào và Việt Nam. Điều 46: Căn cứ vào tình hình phát triển ở Cao miên, ở Lào và ở Việt Nam, Ban quốc tế có thể, với sự thoả hiệp của cơ quan phối hợp, đề ra những kiến nghị về việc giảm bớt dần những hoạt động của mình. Những kiến nghị ấy phải được đồng thành biểu quyết. Điều 47: Tất cả những điều khoản của Hiệp định này, trừ đoạn 2 của điều II, sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 24 giờ ngày 22/71954 (Giờ Giơ-ne-vơ). Làm tại Giơ-ne-vơ ngày 20 tháng 7 năm 1954, lúc 24 giờ, bằng tiếng Pháp và tiếng Việt Nam, cả hai bản đều có giá trị như nhau. TM. Tổng tư lệnh quân đội nhân dân việt nam Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Tạ Quang Bửu TM. Tổng tư lệnh quân đội liên hiệp pháp Thiếu tướng Đen Tây PHỤ LỤC 2 TUYÊN BỐ CUỐI CÙNG NGÀY 21 THÁNG BẢY NĂM 1954 CỦA HỘI NGHỊ GIƠ-NE-VƠ VỀ VẤN ĐỀ LẬP LẠI HOÀ BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA ĐẠI BIỂU CAO MIÊN, QUỐC GIA VIỆT NAM, MỸ, PHÁP, LÀO, VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ, TRUNG HOA NHÂN DÂN CỘNG HOÀ, ANH VÀ LIÊN XÔ. 1 - Hội nghị chứng nhận những bản Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Cao - Miên, Lào và Việt Nam, và tổ chức sự kiểm soát quốc tế và sự giám sát việc thi hành những điều khoả của các Hiệp định đó. 2 - Hội nghị hài lòng về việc chấm dứt chiến sự ở Cao - Miên, Lào và Việt Nam. Hội nghị tỏ lòng tin tưởng rằng việc thi hành những điều khoản ghi trong bản tuyên bố này và trong những Hiệp định đình chỉ chiến sự sẽ làm cho ba nước Cao - Miên, Lào và Việt Nam từ nay có thể đảm nhận, với độc lập và chủ quyền hoàn toàn, vai trò của mình trong tập thể hoà bình của các nước. 3 - Hội nghị chứng nhận những lời tuyên bố của hai Chính phủ Cao - Miên và Lào về việc hai Chính phủ đó nguyện thi hành những biện pháp để cho tất cả mọi công dân đều có được địa vị của mình trong tập thể dân tộc, nhất là bằng cách tham gia cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Cuộc tổng tuyển cử này sẽ tiến hành trong năm 1955 căn cứ vào hiến pháp của mỗi nước, theo phương pháp bỏ phiếu kín và trong sự tôn trọng những quyền tự do căn bản. 4 - Hội nghị chứng nhận những điều khoả trong Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam về việc cấm đem vào Việt Nam quân đội và nhân viên quân sự ngoại quốc, cũng như tất cả các thứ vũ khí đạn dược. Hội nghị cũng chứng nhận những lời tuyên bố của hai Chính phủ Cao - Miên và Lào tỏ lòng kiên quyết sẽ chỉ yêu cầu viện trợ của nước ngoài về trang bị quân sự, nhân viên hoặc huấn luyện viên trong phạm vi cần thiết để bảo vệ lãnh thổ một cách có hiệu quả, và đối với nước Lào, thì chỉ đến mức độ đã quy định trong Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Lào. 5 - Hội nghị chứng nhận những điều khoản trong Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam định rằng không được thành lập một căn cứ quân sự nào của một nước ngoài trong những vùng tập hợp của đôi bên. Đôi bên có nhiệm vụ không để những vùng được trao cho mình tham gia bất cứ một khối liên minh quân sự nào và dùng vào việc gây lại chiến sự hoặc phục vụ cho một chính sách xâm lược. Hội nghị cũng chứng nhận những lời tuyên bố của hai Chính phủ Cao - Miên và Lào nói rằng hai Chính phủ đó sẽ không ký kết bất cứ một hiệp định nào với nước khác nếu hiệp định đó buộc họ phải tham gia vào một khối liên minh quân sự không phù hợp với những nguyên tắc của hiến chương Liên hiệp quốc, hoặc riêng đối với nước Lào, không phù hợp với những nguyên tắc của Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Lào, hoặc nếu hiệp định đó buộc họ phải lập những căn cứ cho những lực lượng quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ Cao - Miên hoặc Lào, khi mà an ninh của hai nước không bị đe doạ. 6 - Hội nghị chứng nhận rằng mục đích căn bản của Hiệp định về Việt Nam là giải quyết các vấn đề quân sự để đình chỉ chiến sự, và giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, hoàn toàn không thể coi là một ranh giới về chính trị hay về lãnh thổ. Hội nghị tin tưởng rằng việc thi hành những điều khoản định trong bản Tuyên bố này và trong những Hiệp định đình chỉ chiến sự tạo ra cơ sở cần thiết để giải quyết vấn đề chính trị ở Việt Nam trong một thời gian ngắn. 7 - Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị, thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn bộ lãnh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những tự do căn bản bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại hoà bình tiến triển đến mức cần thiết, và để thực hiện tất cả những điều kiện cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bầy tỏ ý muốn, cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng bẩy năm 1956, dưới sự kiểm soát của một Ban quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban giám sát và kiểm soát quốc tế đã nói trong hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20 tháng bẩy năm 1955, những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó. 8 - Phải triệt để thi hành những điều khoản trong Hiệp định đình chỉ chiến sự nhằm mục đích bảo vệ tính mạng và tài sản của mọi người và nhất là phải để cho tất cả mọi người ở Việt Nam tự do lựa chọn vùng mình muốn sinh sống. 9 - Những nhà đương cục có thẩm quyền ở vùng Bắc và vùng Nam Việt Nam, cũng như ở Lào và Cao - Miên không được dung thứ những hành động báo thù cá nhân hoặc tập thể đối với những người đã hợp tác, bất cứ dưới hình thức nào, với một trong hai bên trong thời gian chiến tranh, hoặc đối với gia đình những người đó. 10 - Hội nghị chứng nhận lời tuyên bố của Chính phủ Pháp nói rằng Chính phủ Pháp sẵn sàng rút quân đội Pháp khỏi lãnh thổ Cao - Miên, Lào, và Việt Nam theo lời yêu cầu của những Chính phủ có liên quan và trong một thời hạn do các bên thoả thuận, trừ trường hợp mà do sự thoả thuận giữa hai bên, một số quân đội Pháp có thể ở lại những điểm nhất định, trong một thời gian nhất định. 11 - Hội nghị chứng nhận lời tuyên bố của Chính phủ Pháp nói rằng Chính phủ Pháp, trong sự giải quyết tất cả những vấn đề có liên quan đến việc lập lại và củng cố hoà bình ở Cao - Miên, Lào và Việt Nam, sẽ căn cứ trên sự tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Cao - Miên, Lào và Việt Nam. 12 - Trong quan hệ với Cao - Miên, Lào và Việt Nam, mỗi nước tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của những nước trên và tuyệt đối không can thiệp vào nội trị của những nước đó. 13 - Các nước tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ thoả thuận sẽ hỏi ý kiến nhau về mọi vấn đề do Ban giám sát và kiểm soát quốc tế chuyển tới, nhằm nghiên cứu những biện pháp tỏ ra cần thiết để đảm bảo sự tôn trọng những Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Cao - Miên, Lào và Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchinh_sach_doi_ngoai_cua_dang_cong_san_viet_nam_tu_1954_1960_1667.doc